Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu máy tiện CNC và xây dựng hệ thống các bài thực hành, thí nghiệm gia công cắt gọt trên máy CTX310 phục vụ chương trình đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng công ngh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 137 trang )

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
tr-êng ®¹i häc b¸ch khoa hµ néi

PHẠM VĂN HÀ

NGHIÊN CỨU MÁY TIỆN CNC VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CÁC BÀI THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM GIA CÔNG
CẮT GỌT TRÊN MÁY CTX310 PHỤC VỤ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ

Chuyªn ngµnh: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Công nghệ Chế tạo máy

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TĂNG HUY

Hà Nội – Năm 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những nội dung trong luận văn này là trung thực và
là công trình nghiên cứu của tôi.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2012
Học viên

PhạmVăn Hà




ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tăng Huy, người đã hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình từ định hướng đề tài đến quá trình viết và hoàn chỉnh Luận văn.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban lãnh đạo và Viện đào tạo Sau đại học,
Viện Cơ khí của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để
hoàn thành bản Luận văn này.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm đào tạo và thực hành
công nghệ Cơ khí, Trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định đã giúp đỡ tác giả thực hiện
thí nghiệm tại trung tâm công nghệ cao của trường.
Do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi sai
sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo, các nhà
khoa học và các bạn đồng nghiệp.

Tác giả

Phạm Văn Hà


iii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................... 1
4. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................................ 2

5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................................. 2
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY CÔNG CỤ CNC ...................................... 3
1.1. Khái quát về điều khiển số và lịch sử phát triển của máy CNC ........................... 3
1.2. Máy công cụ điều khiển số ................................................................................................ 5
1.2.1. Các hệ thống dữ liệu cần nạp cho máy công cụ điều khiển số ................. 5
1.2.2. Chuyển động của các trục và khái niệm về hệ tọa độ .............................. 6
1.3. Khái quát về hệ thống điều khiển CNC ...................................................................... 10
1.3.1. Khái niệm hệ điều khiển số .................................................................. 10
1.3.2. Các dạng điều khiển số ........................................................................ 10
1.3.3. Hệ điều khiển CNC (Computer Numerical Control)............................ 11
1.4. Nguyên lý vận hành máy công cụ điều khiển số ................................................... 12
1.4.1. Chương trình chi tiết gia công ............................................................. 12
1.4.2. Bộ điều khiển logic .............................................................................. 13
1.4.3. Chương trình tương thích chuyên dụng và những dữ liệu điều chỉnh
máy ..................................................................................................................... 13
1.5. Khái quát về máy tiện CNC ............................................................................................ 14
1.5.1. Sơ lược về máy tiện CNC ..................................................................... 14
1.5.2. Các điểm chu n của máy tiện CNC reference .................................... 15
1.5.3. Phân loại máy tiện CNC ....................................................................... 19
1.5.4. Khả nămg công nghệ của máy tiện CNC .............................................. 21
1.5.5. Các thành phần cơ bản của máy tiện CNC ............................................ 22
1.6. Các chỉ tiêu gia công của máy CNC ............................................................................ 29
1.6.1. Thông số hình học ................................................................................ 29
1.6.2. Thông số gia công ................................................................................ 30


iv

1.6.3. Độ chính xác của máy CNC ................................................................. 31

1.6.4. Hướng phát triển của máy CNC trên thế giới và Việt Nam ................... 32
1.7. Kết luận chương 1 .............................................................................................................. 34
Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU MÁY TIỆN CNC CTX310 ................................... 35
2.1. Giới thiệu khái quát về máy tiện CTX310 ................................................................. 35
2.1.1. Đ c tính kỹ thuật của máy .................................................................... 35
2.1.2.Thông số kỹ thuật của máy .................................................................... 36
2.1..3. Hướng chuyển động của các trục ......................................................... 37
2.2.Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của máy tiện CNC CTX310 ............................ 37
2.2.1. Các bộ phận chính của máy .................................................................. 37
2.2.2. Bảng điều khiển máy ............................................................................ 38
2.2.3 Nguyên lý hoạt đông máy tiên CNC CTX310....................................... 38
2.3. Thao tác vận hành máy và sử dụng bảng điều khiển ............................................. 39
2.3.1 Bảng thao tác bật máy ........................................................................... 39
2.3.2 Bảng thao tác tắt máy ............................................................................ 40
2.3.3. Màn hình và bàn phím trên máy ........................................................... 40
2.3.4 Lập trình và sửa đổi chương trình .......................................................... 42
2.3.5. Chạy thử chương trình Simulation ..................................................... 43
2.3.6. Chạy chương trình Machining ........................................................... 44
2.4 Kỹ thuật lập trình và gia công trên máy tiện CNC CTX310 ................................ 44
2.4.1 Tạo một chương trình NCvà chọn gốc 0 cho chương trình NC trên máy ...... 44
2.4.2 Chọn gốc 0 cho phôi gá trên máy .......................................................... 45
2.4.3 Khai báo các thông số về dao trên máy .................................................. 46
2.4.4 Lập chương trình NC gia công chi tiết ................................................... 48
2.4.5 Mô phỏng, kiểm tra và sửa lỗi chương trình NC .................................... 49
2.4.6 Gia công chi tiết trên máy...................................................................... 49
2.5 Kết luận chương 2 ............................................................................................................... 50
Chƣơng 3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SHOP TURN TRONG LẬP TRÌNH
GIA CÔNG CƠ KHÍ ......................................................................................... 52
3.1. Giới thiệu chung về hệ điều khiển Siemens và phần mềm Shopturn ............... 51
3.2 Cài đ t phần mềm Shopturn từ điã DVD vào máy tính ........................................ 54



v

3.3 Giao diện trong phần mềm Shopturn ............................................................................ 56
3.4 Những lợi thế khi lập trình trên ShopTurn .................................................................. 58
3.5. Trình tự lập một chương trình NC tiện theo ngôn ngữ SIEMENS .................. 62
3.5.1. Tạo một thư mục mới ........................................................................... 62
3.5.2 Tạo một fine NC trong thư mục ............................................................ 63
3.5.3. Khai báo các tham số về phôi và tham số công nghệ ........................... 64
3.5.4 Phác thảo biên dạng............................................................................... 64
3.5.5. Thiết lập các bước công nghệ gia công : thô. tinh, cắt rãnh, khoan, phay ..... 65
3.5.6. Mô phỏng, kiểm tra sửa lỗi chương trình .............................................. 66
3.6. Phương thức lập trình và các chu trình gia công ..................................................... 67
3.6.1. Lập trình với m t trụ ngoài và m t đầu chi tiết ..................................... 67
3.6.2.Lập trình gia công rãnh và ren ............................................................... 72
3.6.3. Lập trình biên dạng trụ trong ................................................................ 75
3.6.4. Gia công Phay trên ShopTurn ............................................................... 80
3.7 Gia công các chi tiết 3D trên Shopturn và máy tiện CNC CTX310 .................. 87
3.8. Kết luận chương 3 .............................................................................................................. 88
Chƣơng 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BÀI THỰC HÀNH VÀ THÍ
NGHIỆM GIA CÔNG CẮT GỌT TRÊN MÁY CNC CTX310 VỚI HỆ ĐIỀU
KHIỂN SIEMENS ............................................................................................. 91
4.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các bài thực hành thí nghiệm .. 89
4.2. Xác. định chu n kỹ năng thực hành CNC đối với sinh viên chuyên ngành
Chế tạo máy trong các trường Đại học và Cao đẳng công nghệ ................................... 90
4.3. Xây dựng hệ thống các bài thực hành và thí nghiệm gia công cắt gọt trên
máy CNC CTX310 với hệ điều khiển Siemens ................................................................... 91
4.3.1. Hệ thống các bài thực hành thí nghiệm ................................................. 91
4.3.2. Lập trình gia công cho một số bài tập điển hình.................................... 93

4.4 Kết luận chương 4 .............................................................................................................. 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 125


vi

HỆ THỐNG CÁC DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của máy tiện CTX-310............................................ 36
Bảng 2.2. Hướng dẫn vận hành bật máy .............................................................. 39
Bảng 2.3. Hướng dẫn vận hành tắt máy ............................................................... 40
Bảng 3.1. Trình tự lập một chương trình NC tiện theo ngôn ngữ Siemen ........... 62
Bảng 4.1. Các dạng bài tập trong hệ thống các bài thực hành thí nghiệm ............. 92


vii

HỆ THỐNG CÁC DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hệ toạ độ đề các ...................................................................................... 7
Hình 1.2 Hệ toạ độ cực với góc >0 và <0 ......................................................... 7
Hình 1.3 Toạ độ tuyệt đối và toạ độ tương đối ....................................................... 8
Hình 1.4 Hệ thống các trục tọa độ theo quy tắc bàn tay phải .................................. 8
Hình 1.5 Các trục NC trên máy tiện 3D .............................................................. 10
Hình 1.6 Nguyên lý vận hành máy công cụ điều khiển số .................................. 12
Hình 1.7 Máy tiện CNC....................................................................................... 14
Hình 1.8 Điểm 0 của chi tiết W .......................................................................... 16
Hình 1.9 Điểm chu n của máy R ........................................................................ 17
Hình 1.10 Điểm điều chỉnh dao e........................................................................ 18
Hình 1.11 Điểm cắt của dao P ............................................................................. 18
Hình 1.12 Vị trí các điểm 0 và điểm chu n trên máy tiện .................................... 19

Hình 1.13 Máy tiện CNC cỡ nhỏ ......................................................................... 20
Hình 1.14 Máy tiện CNC cỡ lớn .......................................................................... 20
Hình 1.15 Các trục trên máy tiện CNC ................................................................ 21
Hình 1.16 Các khả năng công nghệ tiện CNC ...................................................... 22
Hình 1.17 Các bộ phận chính của máy tiện CNC ................................................. 22
Hình 1.18 Cấu trúc của động cơ servo nguồn Xoay chiều ac servomotor ......... 23
Hình 1.19 Các kiểu căng dùng bộ truyền vít me - đai ốc bi .................................. 25
Hình 1.20 Dẫn hướng trên máy CNC ................................................................... 26
Hình 1.21 Mâm c p 3 chấu và mâm c p 4 chấu tự định tâm ................................ 26
Hình 1.22 Cụm gá dao trong hệ thống CNC ........................................................ 27
Hình 2.1 máy tiện CTX310.................................................................................. 35
Hình 2.2. Hướng chuyển động các trục của máy tiện CNC .................................. 37
Hình 2.3 Cấu trúc bên trong của máy CTX310 .................................................... 37
Hình 2.4 Cấu trúc tổng thể máy tiện CTX310 ...................................................... 38
Hình 2.5 Bảng điều khiển CTX 310 của hãng Siemens ........................................ 38
Hình 2.6 Màn hình giao diện máy ........................................................................ 41
Hình 2.7 Bàn phím chức năng máy tiện CNC CTX310........................................ 41
Hình 2.8 Màn hình ở chế độ lập trình và sửa lỗi chương trình............................. 43


viii

Hình 2.9 Màn hình mô phỏng Simulasiont ........................................................ 43
Hình 2.10 Màn ở chế độ gia công ........................................................................ 44
Hình 2.11 Màn hình ở chế độ thiết lập phôi ......................................................... 44
Hình 2.12 Màn hình ở chế độ thiết lập gốc 0 cho phôi ......................................... 45
Hình 2.13 Màn hình ở chế độ thiết lập thông số về dao........................................ 46
Hình 2.14 Màn hình ở chế độ thiết lập chiều dài dao ........................................... 47
Hình 2.15 Màn hình ở chế độ thiết lập bảng offset dao ........................................ 47
Hình 2.16 Màn hình ở chế độ tạo chương trình NC mới ..................................... 48

Hình 2.17 Màn hình ở chế độ mở một chương trình NC theo ngôn ngữ Siemens . 48
Hình 2.18 Màn hình ở chế độ mô phỏng .............................................................. 49
Hình 2.19 Màn hình ở chế độ gia công ................................................................ 50
Hình 3.1 Màn hình mô phỏng gia công của phần mềm Shopturn ......................... 52
Hình 3.2 Màn hình mô phỏng gia công của phần mềm Shopturn ......................... 53
Hình 3.3 Màn hình mở DVD Shopturn trên máy tính .......................................... 54
Hình 3.4 Màn hình nhập CDkey cho quá trình cài đ t.......................................... 54
Hình 3.5 Màn hình ở chế độ kết thúc quá trình cài đ t ......................................... 56
Hình 3.6 Màn hình ở chế độ kích chon khởi động phần mềm .............................. 56
Hình 3.7. Màn hình nhập các thông số công nghệ ................................................ 58
Hình 3.8. Màn hình nhập các thông số công nghệ cho bước tiện ren .................... 59
Hình 3.9. Màn hình nhập các thông số rãnh ......................................................... 60
Hình 3.10 Màn hình mô phỏng và gia công ......................................................... 60
Hình 3.11. Màn hình copy,Paste,... các bước công nghệ ..................................... 61
Hình 3.12. Bảng thông số dao Magazin .............................................................. 62
Hình 3.13. Tạo một thư mục mới ........................................................................ 63
Hình 3.14. Tạo một chương trình NC mới .......................................................... 63
Hình 3.15. Khai báo các tham số công nghệ ........................................................ 64
Hình 3.16. Phác thảo biên dạng cho chi tiết ......................................................... 64
Hình 3.17. Thiết lập các bước công nghệ ............................................................. 65
Hình 3.18. Thiết lập bước tiện thô ...................................................................... 65
Hình 3.19. Thiết lập bước tiện ren ....................................................................... 66
Hình 3.20. Mô phỏng và kiểm tra chương trình NC ............................................. 66


ix

Hình 3.21. Khai báo các tham số trong Workoffset ............................................. 67
Hình 3.22. Khai báo các tham số về khoảng cách an toàn .................................... 68
Hình 3.23. khai báo các tọa độ cho biên dạng chi tiết ......................................... 69

Hình 3.24. khai báo các tọa độ cho biên dạng chi tiết ......................................... 69
Hình 3.25. Thiết lập bước khỏa m t đầu .............................................................. 70
Hình 3.26. Chọn dao cho bước tiện m t đầu ........................................................ 70
Hình 3.27. Thiết lập cho nguyên công tiện thô trụ ngoài ...................................... 71
Hình 3.28. Thiết lập cho nguyên công tiện tinh trụ ngoài ..................................... 72
Hình 3.29. Thiết lập cho nguyên công tiện rãnh ................................................... 72
Hình 3.30. Thiết lập cho nguyên công tiện Ren .................................................. 73
Hình 3.31. Thiết lập cho nguyên công tiện Ren ................................................... 74
Hình 3.32. Chi tiết trụ trong ................................................................................. 75
Hình 3.33. Thiết lập phôi ..................................................................................... 75
Hình 3.34. Thiết lập khoảng cách vào dao an toàn ............................................... 76
Hình 3.35. Hoàn thành biên dạng chi tiết trụ trong............................................... 76
Hình 3.36. Thiết lập cho bước khỏa m t đầu ........................................................ 77
Hình 3.37. Kiểu khoan lỗ trong Shopturn ........................................................... 77
Hình 3.38. Thiết lập cho bước khoan lỗ ............................................................... 78
Hình 3.39 Thiết lập cho bước tiện thô trụ trong .................................................. 78
Hình 3.40 Thiết lập cho bước tiện tinh trụ trong ................................................. 79
Hình 3.41 Mô phỏng kiểm tra chương trình ......................................................... 80
Hình 3.42 Mô phỏng kiểm tra sửa lỗi toàn bộ chương trình ................................. 80
Hình 3.43 Menu phay trên Shopturn .................................................................... 81
Hình 3.44 Phay hốc trên m t đầu ......................................................................... 81
Hình 3.45 Mô phỏng kiểm tra phay hốc vuông trên m t đầu ............................... 82
Hình 3.46 Thiết lập cho bướcPhay Pocket .......................................................... 82
Hình 3.47 Thiết lập cho bước phay contua trên m t trụ ........................................ 83
Hình 3.48 Thiết lập cho bước phay trên m t trụ .................................................. 84
Hình 3.49 Mô phỏng quá trình phay trên m t trụ ................................................ 85
Hình 3.50 Thiết lập cho bước Phay đa giác trên m t đầu chi tiết ......................... 85
Hình 3.51 Thiết lập cho bước khắc dấu................................................................ 86



x

Hình 3.52 Chương trình NC 3D ........................................................................... 87
Hình 4.1 Bản vẽ chi tiết 01 .................................................................................. 93
Hình 4.2 Màn hình khi tạo thư mục và tạo Fine NC ............................................. 94
Hình 4.3 Màn hình khi thiết lập phôi ................................................................... 95
Hình 4.3 Thiết lập bước khỏa m t cho chi tiết ..................................................... 95
Hình 4.4 Thiết lập biên dạng cho chi tiết ............................................................. 96
Hình 4.5 Thiết lập bước tiện thô theo biên dạng .................................................. 96
Hình 4.6 Thiết lập bước tiện thô theo biên dạng .................................................. 97
Hình 4.7 Mô phỏng kiểm tra chương trình NC .................................................... 97
Hình 4.8 Bản vẽ chi tiết 02 .................................................................................. 98
Hình 4.9 Tạo chương trình NC BT02 .................................................................. 99
Hình 4.10 Tạo chương trình NC BT02 ................................................................ 99
Hình 4.11 Tạo chương trình NC BT02 .............................................................. 100
Hình 4.12 Tạo biên dạng cho chi tiết ................................................................. 100
Hình 4.13 Thiết lập cho bước tiện thô................................................................ 101
Hình 4.14 Thiết lập cho bước tiện tinh BT02 ..................................................... 101
Hình 4.15 Thiết lập cho bước tiện Rãnh ............................................................ 102
Hình 4.16 Thiết lập cho bước tiện rãnh thoát ..................................................... 102
Hình 4.17 Thiết lập cho bước tiện ren ................................................................ 103
Hình 4.18 Mô phỏng kiểm tra chương trình NC BT02 ....................................... 103
Hình 4.19 Bản vẽ chi tiết 03 .............................................................................. 104
Hình 4.20 Tạo chương trình NC BT03 .............................................................. 105
Hình 4.21 Khai báo phôi và các tham số công nghệ BT03 ................................. 105
Hình 4.22 Mô phỏng kiểm tra chương trình NC BT02 ....................................... 106
Hình 4.23 Phác thảo biên dạng ngoài BT03 ....................................................... 106
Hình 4.24 Thiết lập cho bước gia công thô BT03 .............................................. 107
Hình 4.25 Thiết lập bước tiện tinh biên dạng ngoài ........................................... 107
Hình 4.26 Phác thảo biên dạng trong BT03 ....................................................... 108

Hình 4.27 gia công thô biên dạng trong ............................................................. 108
Hình 4.28 Gia công tinh biên dạng trong ........................................................... 109
Hình 4.29 Mô phỏng chương trình NC BT03 .................................................... 109


xi

Hình 4.30 Bản vẽ chi tiết 04 .............................................................................. 110
Hình 4.31 Tạo chương trình NC BT04 .............................................................. 111
Hình 4.32 Khai báo phôi và cá tham số công nghệ BT04 ................................... 111
Hình 4.33 Khai báo biên dạng cho chi tiết BT04 ............................................... 112
Hình 4.34 Phác thảo biên dạng trên m t trụ ....................................................... 113
Hình 4.35 Gia công trên m t trụ theo contua...................................................... 113
Hình 4.36 Gia công phay hốc trên m t đầu ........................................................ 114
Hình 4.37 Thiết lập bước khoan lỗ trên m t đầu ................................................ 114
Hình 4.38 thiết lập bước khoan nhiều lỗ trên m t đầu và mô phỏng ................... 114
Hình 4.39 Bản vẽ chi tiết 05 .............................................................................. 115
Hình 4.40 Tạo Fine NC cho bài tập tổng hợpBt05 ............................................. 116
Hình 4.41 thiết lập các tham số công nghệ cho phôi gá trên máy ....................... 116
Hình 4.42 Tthiết lập biên dang cho chi tiết ........................................................ 117
Hình 4.43 Thiết lập bước tiện thô trụ ngoài BT05 .............................................. 117
Hình 4.44 Thiết lập bước tiện tinh trụ ngoài ..................................................... 118
Hình 4.45 Thiết lập bước tiện rãnh .................................................................... 118
Hình 4.46 Thiết lập bước tiện rãnh .................................................................... 119
Hình 4.47 Mô phỏng kiểm tra chương trinh ....................................................... 119
Hình 4.48 phác thảo biên dạng TH02 ................................................................ 120
Hình 4.49 Tiện tinh đầu phía trái TH02 ........................................................... 121
Hình 4.50 Phay hốc vuông trên m t trụ TH02 ................................................. 121
Hình 4.51 Khắc chữ trên m t trụ TH02 ........................................................... 122
Hình 4.52 Tiện đa giác trên m t đầu TH02 ...................................................... 122

Hình 4.53 Khai báo các tham số công nghệ cho bước phay hốc TH02 ............ 123
Hình 4.54 Mô phỏng kiểm tra toàn bộ chương trình NC TH02 ....................... 123


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, các máy công cụ điều
khiển số NC và CNC hiện đang được sử dụng phổ biến tại hầu hết các nước.
Trong những năm gần đây các máy CNC được nhập vào Việt Nam với số lượng
ngày càng nhiều. Việc tìm hiểu khai thác khả năng công nghệ gia công trên các
máy CNC nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao đang là nhiệm vụ cấp bách.
Trường Đại học SPKT Nam Định là một trường đại học công nghệ mới được
thành lập trường lên đại học tháng 9 năm 2007 . Việc ứng dụng các phần mềm
CAD/CAM/CNC và khai thác khả năng công nghệ gia công trên máy CNC được
Nhà trường hết sức quan tâm, nhằm đạo tạo ra đội ngũ kỹ sư và cử nhân cơ khí có
kiến thức và tay nghề về công nghệ cao. Trước đây việc tiếp cận về máy CNC chỉ
được làm trên máy CNC mô hình dùng cho dạy học, năm 2010 Nhà trường đã đầu
tư mới một máy tiện CNC công nghiệp để phục vụ quá trình giảng dạy, học tập và
giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu máy tiện CNC và xây dựng hệ thống
nghiên cứu. Do đó, theo yêu cầu của Nhà trường và để đáp ứng nhu cầu của xã hội
tác các bài thực hành và thí nghiệm gia công cắt gọt trên máy tiện CNC CTX310,
phục vụ chương trình đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng công nghệ”
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về máy tiện CNC và xây dựng hệ thống các bài thực hành và thí
nghiệm gia công cắt gọt trên máy trong trường đại học SPKT Nam Định nói riêng
và tại các trường đại học và cao đẳng công nghệ nói chung còn khá mới mẻ.
3. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra những được những kiến thức cơ bản về: Tổng quan về CNC đ c

trưng cơ bản và vai trò của máy CNC, các phương pháp điều khiển trong máy
CNC, lập trình gia công CNC... . Biết cách vận hành và sử dụng thành thạo máy
tiện CNC công nghiệp. Đưa ra được một số bài thí nghiệm và thực hành gia công
cắt gọt trên máy, bước đầu tiếp cận với công nghệ cao, rèn luyện tác phong làm


2

việc c n thận, an toàn, khoa học và công nghiệp hiện đại cho các sinh viên ngành
Cơ khí.
4. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là máy tiện CNC CTX 310, và một số bài
thực hành và thí nghiệm gia công cắt gọt trên máy.
5. Ý nghĩa đề tài
- Nhằm đạo tạo ra đội ngũ kỹ sư và cử nhân cơ khí có kiến thức và tay nghề
về công nghệ cao.
- Nâng cao khả năng hiểu biết về tự động hóa công nghiệp và tác phong công
nghiệp cho sinh viên khi ra trường.
- Đáp ứng nhu cầu hiểu biết công nghệ CAD/CAM/CNC mà một xã hội đang
phát triển cần có.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về gia công CNC, nghiên cứu về máy tiện CNC,
và tiếp cận với phần mềm ShopTurn và máy tiện CNC CTX310
- Xây dựng một số bài thí nghiệm và thực hành gia công cắt gọt trên máy tiện
CNC phục vụ chương trình đào tạo tại trường đại học SPKT Nam Định nói riêng
và các trường đại học và cao đẳng công nghệ nói chung.
- Gia công cắt mẫu.
- Phân tích kết quả.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS
Tăng Huy đã giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn

lãnh đạo nhà trường và các thầy cô khoa Cơ khí Trường Đại học SPKT Nam Định
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 10 tháng 11 năm 2012
Tác giả


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY CÔNG CỤ CNC
1.1. Khái quát về điều khiển số và lịch sử phát triển của máy CNC
Điều khiển số Numerical Control ra đời với mục đích điều khiển các quá
trình công nghệ gia công cắt gọt trên các máy công cụ. Về thực chất đây là một
quá trình tự động điều khiển các hoạt động của máy như các máy cắt kim loại,
robot, băng tải vận chuyển phôi liệu ho c chi tiết gia công, các kho quản lý phôi và
sản ph m… trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp là ở dạng mã số nhị nguyên bao
gồm các chữ số, số thập phân các chữ cái và một số ký tự đ c biệt tạo nên một
chương trình làm việc của thiết bị hay hệ thống.
Trước đây cũng có các quá trình gia công cắt gọt được điều khiển theo
chương trình bằng kỹ thuật chép hình theo mẫu, chép hình bằng hệ thống máy thuỷ
lực, cam ho c điều khiển bằng mạch logic…. Ngày nay, với việc áp dụng thành
quả tiến bộ của Khoa học - Công nghệ, nhất là lĩnh vực điều khiển số và tin học đã
cho phép các nhà máy chế tạo máy nghiên cứu đưa vào máy công cụ các hệ thống
điều khiển cho phép thực hiện các quá trình gia công một cách linh hoạt hơn, thích
ứng với nền sản xuất hiện đại và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Lịch sử phát triển của NC bắt nguồn từ mục đích về quân sự và hàng không
vũ trụ khi mà có yêu cầu các chi tiết về chất lượng của các máy bay, tên lửa, xe
tăng là cao nhất có độ chính xác và độ tin cậy cao nhất, có độ bền và tính hiệu quả
khi sử dụng cao… .

Vào cuối những năm 40 học viện công nghệ MIT Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện
đề án nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển số. Năm 1960 các hệ điều khiển số được
chế tạo tương ứng với trình độ kỹ thuật của các công nghệ bóng đèn điện tử và rơle
cơ/điện/thuỷ lực , máy kích thước lớn, rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường
khác nhau và giá cả thì rất đắt đỏ. Vì vậy máy không được sử dụng rộng rãi.
Từ sau những năm 1960, bóng đèn điện tử được thay dần bằng các phần tử
bán dẫn rời rạc, đi ốt, và tranzito đèn 3 cực , thế nhưng những linh kiện đơn lẻ
vẫn đòi hỏi có thể tích chiếm chỗ đủ lớn, còn rất nhiều mối hàn và các ổ cắm, các


4

ghép nối vừa tốn kém khi chế tạo vừa hạn chế độ tin cậy khi vận hành điều khiển.
Những thông tin điều khiển được ghi trên băng đục lỗ nên dung lượng thấp và phải
đọc từng bước trong quá trình gia công, khi gia công nhiều chi tiết giống nhau vẫn
phải đọc băng đục lỗ cho từng lần gia công. Khi thay đổi chương trình điều khiển
chẳng hạn như muốn thay đổi chế độ cắt cho phù hợp đòi hỏi phải làm lại băng đục
lỗ.
Vào những năm 70, kỹ thuật điều khiển số nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ
của kỹ thuật vi điện tử, vi mạch tích hợp: những hệ NC sử dụng những bản mạch
logic được thay thế bởi các bộ nhớ có dung lượng đủ lớn, do nối ghép các cụm vi
tính vào hệ điều khiển số mà những phần cứng trước đây được thay thế bằng
những phần mềm linh hoạt hơn. Dung lượng bộ nhớ ngày càng được mở rộng tạo
điều kiện lưu giữ trong hệ điều khiển số trước hết là từng chương trình đơn lẻ, sau
đó là cả một thư viện chương trình lại có thể sửa đổi chương trình đã lập một cách
dễ dàng thông qua việc cấp lệnh bằng tay, thao tác trực tiếp trên máy.
Cho đến ngày nay các chức năng tính toán trong hệ thống CNC ngày càng
được hoàn thiện và đã đạt được tốc độ sử lý rất cao do tiếp tục ứng dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật phát triển của các bộ vi xử lý P. Các hệ thống CNC
được chế tạo hàng loạt theo các công thức xử lý đa chức năng dùng cho nhiều mục

đích điều khiển khác nhau. Từ chỗ những vật mang tin là những băng đục lỗ, băng
từ, đĩa từ tiến tới đĩa compact đĩa CD có dung lượng nhớ ngày càng mở rộng độ
tin cậy và tuổi thọ ngày càng cao.
Việc cài đ t các cụm vi tính trực tiếp vào hệ NC để trở thành CNC
Computer Numerical Control đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng, cho
chúng ta có thể ứng dụng được máy công cụ điều khiển số CNC ngay cả trong các
xí nghiệp vừa và nhỏ không có phòng lập trình riêng, điều đó có nghĩa là người
điều khiển máy có thể lập trình trực tiếp trên máy. Những dữ liệu được nhập vào,
nội dung lưu trữ trên máy, thông báo về tình trạng hoạt động của máy cùng các chỉ
dẫn cần thiết khác cho người điều khiển máy đều được hiển thị trên màn hình. Lúc
đầu màn hình của các hệ điều khiển số chỉ là màn hình đen trắng với các ký tự chữ


5

cái và con số nay đã sử dụng các màn hình mầu đồ hoạ với độ phân giải cao, biên
dạng của chi tiết gia công, chuyển động của dao cụ đều được hiển thị, có thể mô
phỏng chi tiết gia công theo 3 chiều kích thước 3D .
Ngoài những ưu điểm cơ bản của máy và công nghệ CNC như độ chính xác
cao của sản ph m, đáp ứng nhanh về số lượng và thích ứng nhanh với thị trường về
mẫu mã sản ph m thì những ưu điểm nổi bật chỉ có ở máy CNC nữa là phương
thức làm việc với hệ thống xử lý thông tin “điện tử-số hoá”, cho phép nối ghép với
hệ thống xử lý trong phạm vi toàn xí nghiệp tạo điều kiện mở rộng việc tự động
hoá toàn bộ quá trình sản xuất, ứng dụng các kỹ thuật quản lý hiện đại thông qua
mạng liên thông cục bộ LAN hay mạng liên thông toàn cầu WAN .
Xét về bản chất của các máy điều khiển theo chương trình số, từ các máy NC
đầu tiên với bộ xử lý là được áp dụng công nghệ đèn điện tử, rơle đến các phần tử
bán dẫn rời rạc, điốt, và tranzito đèn 3 cực và sau đó là đã áp dụng các tiến bộ
của kỹ thuật vi điện tử, vi mạch tích hợp và siêu vi mạch cũng chỉ là để xử lý các
hệ thống dữ liệu đầu vào cho hệ thống điều khiển số.

1.2. Máy công cụ điều khiển số
1.2.1. Các hệ thống dữ liệu cần nạp cho máy công cụ điều khiển số
Một máy công cụ điều khiển số muốn hoạt động được thì nó yêu cầu phải
được cung cấp các hệ thống dữ liệu, nó được coi như một thứ ngôn ngữ chung để
giao tiếp giữa người với máy. Khi ta soạn thảo chương trình cho một hệ thống điều
khiển số thì có nghĩa là ta đưa toàn bộ các thông tin cần thiết để chế tạo một chi
tiết xác định trên máy công cụ trở thành dạng có thể hiểu được cho hệ điều khiển
của máy và thông báo cho nó theo một hình thức thích hợp.
Thực chất của việc lập trình là thu thập, xử lý và soạn thảo những dữ liệu
thông tin yêu cầu. Các dữ liệu đó bao gồm:
1.2.1.1 Các thông tin hình học ( Geometrical Information)
Là hệ thống thông tin điều khiển các chuyển động tương đối giữa dụng cụ
và chi tiết, liên quan trực tiếp đến quá trình tạo hình bề m t còn gọi là thông tin về


6

đường dịch chuyển hình thành đường sinh và đường chu n của bề m t hình học
muốn tạo ra .
1.2.1.2. Thông tin công nghệ (Technological Information)
Là hệ thống thông tin cho phép máy thực hiện gia công với những gia trị
công nghệ yêu cầu: Chu n hoá các gốc toạ độ, chọn chiều sâu cắt, tốc độ chạy dao,
số vòng quay trục chính, chiều qua trục chính, vị trí xuất phát của dao, đóng hay
ngắt mạch tưới dung dịch trơn nguôi, mạch đo lường kiểm tra…
1.2.2. Chuyển đ ng c a các trục và khái niệm về hệ tọa đ
1.2.2.1 Chuyển đ ng các trục
Trên thực tế không cần xác định xem phải quay mô tơ bao nhiêu vòng.
Chuyển động của các trục được điều khiển đơn giản hơn và logic hơn qua các tọa
độ. Có hai hệ trục tọa độ hay được dùng nhất là hệ tọa độ vuông góc hệ tọa độ Đề
các và hệ tọa độ cực polar . Trong các máy gia công hệ tọa độ đề các phổ biến

hơn. Điểm khác so với đồ thị của điểm và đường trong tọa độ toán học là: với máy
CNC các giá trị tọa độ thực tế không liên tục mà thay đổi theo bước increment ,
hay còn gọi là độ phân giải. Ví dụ với hệ đo mét, bước dịch chuyển tối thiểu
thường là 1/1000mm, tức 0.001mm, còn trong hệ đo inch, bước dịch chuyển tối
thiểu là 0.0001inch. Với chuyển động quay, bước dịch chuyển của góc quay cho cả
hai hệ đo thường được lấy là 0.001°.
Giống như hệ tọa độ toán học, mỗi trục trong hệ tọa độ của máy CNC đều có
điểm gốc. Ứng với các bài toán kỹ thuật, chúng được gọi là điểm gốc (hay chuẩn,
hay điểm 0) của chương trình, của phôi hay của chi tiết. Thuật ngữ tiếng Anh
tương ứng là program zero (hay program origin), work zero, part zero.
1.2.2.2 Hệ toạ đ
Để xác định các tương quan hình học trong vùng làm việc của máy, trong
phạm vi chi tiết gia công một cách rõ ràng, người ta đưa vào các hệ toạ độ và các
điểm gốc chu n. Để thống nhất hoá mối tương quan cho các máy công cụ điều
khiển số khác nhau, người ta tiêu chu n hoá các trục của hệ toạ độ và chiều chuyển
động của chúng.


7

Để tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người lập trình, máy CNC thường cho
phép dùng tất cả các loại hệ toạ độ: toạ độ đề các, toạ độ cực.
* Hệ toạ độ đề các
Hệ toạ độ đề các được hình thành từ các trục vuông góc với nhau từng đôi
một. Vì vậy, nó còn được gọi là hệ toạ độ vuông góc. Trong m t phẳng, nó gồm 2
trục toạ độ vuông góc với nhau X-Y, Y-Z, X-Z. Trong không gian, nó gồm 3 trục
vuông góc X-Y-Z. Hệ toạ độ đề các được dùng thường xuyên nhất trên máy CNC.

Hình 1.1 Hệ toạ độ đề các
* Hệ toạ độ cực

Trong nhiều trường hợp, ví dụ lập trình khoan các lỗ theo vòng tròn, dùng hệ
toạ độ cực có thể thuận tiện hơn và giảm được khối lượng tính toán cho máy.
Trong hệ toạ độ cực, một điểm
được biểu diễn bằng bán kính cực
khoảng cách từ điểm đến gốc cực
và góc cực góc giữa trục toạ độ và
tia nối giữa điểm và gốc cực . Góc là
dương nếu đi ngược chiều kim đồng
hồ H1.2 .

Hình 1.2 Hệ toạ độ cực với góc >0 và <0

Phương pháp nhập toạ độ
Toạ độ của một điểm có thể được tính bằng toạ độ tuyệt đối ho c toạ độ
tương đối tính theo gia số .


8

Toạ đ tuyệt đối

y

toạ độ tuyệt đối của một điểm được

b

1

tính theo khoảng cách từ điểm đó đến


5

gốc toạ độ. ví dụ, toạ độ tuyệt đỗi của

a

điểm a là 5,5 , của điểm b là 20,15 .

5

Toạ đ tương đối
0
5
2
X
Hình 1.3 Toạ độ tuyệt đối và toạ độ
0
tương đối

Toạ độ tương đối của một điểm
được tính bằng khoảng cách theo các trục

từ điểm đó đến điểm trước nó. ví dụ, toạ độ tương đối của điểm a so với điểm b)
là (15,10).
Các qui ước
Để xác định nhanh chiều của các trục tọa độ, ta có thể dùng quy tắc bàn tay
phải: ta đ t ngón tay giữa của bàn tay phải theo chiều của trục Z thì ngón tay phải
sẽ chỉ theo chiều trục X và ngún tay trỏ sẽ chỉ theo chiều trục Y. Các trục quay
tương ứng với trục X, Y, Z được kí hiệu lần lượt bằng chữ a, b, c. chiều dương là

chiều quay theo cựng chiều kim đồng hồ nếu ta nhỡn theo chiều dương của các
trục X, Y, Z.
+Y
+Z
+X
+C

+Z

Khi trôc Z n»m ngang

+Y

-X
+B

+Z
+Y
-Y
+X

-Z

+A

+X

Khi trôc Z th¼ng ®øng

Hình 1.4 Hệ thống các trục tọa độ theo quy tắc bàn tay phải



9

Ký hiệu các trục NC và chiều các chuyển động trên máy cnc đó được tiêu
chu n hóa theo iso r841 như sau:
3 trục thẳng cơ bản X, Y, Z xác định theo quy tắc bàn tay phải ở trên
3 trục quay cơ bản a, b, c tương ứng quay xung quanh các trục X, Y, Z. chiều
dương được quy ước như sau: nếu ta nhìn theo hướng dương của 1 trục thẳng X,
Y, Z thì chuyển động quay thuận chiều kim đồng hồ là dương.
3 trục thẳng NC thứ 2 u, v, w, trong đó các trục u, v, w theo thứ tự bắt buộc
phải song song với 3 trục thẳng cơ bản a, b, c.
3 trục thẳng nc thứ 3 p, q, r, trong đó các trục p, q, r theo thứ tự không nhất
thiết phải song song với 3 trục thẳng cơ bản X, Y, Z.
Ngoài ra có thể còn có: trục NC thứ 4 d , thứ 5 e …có đường tâm quay
song song với các trục quay cơ bản a, b…
Tuy nhiên các quy ước trên chỉ áp dụng được khi ta coi chi tiết đứng yên và
dao cắt chuyển động. Lý do ở đây là hệ tọa độ cơ bản được gắn liền với chi tiết và
thường là cố định. Ví dụ trên máy phay, rừ ràng chi tiết thực hiện chuyển động
chính, nhưng để đơn giản húa việc lập trình, ta coi chi tiết đứng yên còn dụng cụ
cắt thì dịch chuyển. Ta gọi đó là chuyển động tương đối của dụng cụ cắt.
Dưới đây là mô tả cụ thể hệ thống các trục tọa độ và chuyển động trên máy
máy tiện CNC.
Trên máy tiện CNC, trục Z nằm trùng với trục chính công tác, trục X chạy
ngang qua điểm O chi tiết W được xác định bởi người lập trình, thông thường
nằm trên m t giới hạn bên phải của biên dạng gia công chi tiết . Ở các máy có đầu
kẹp dao rơvonve nằm phía trước đường tâm trục máy thì chiều dương trục X
hướng vào người vận hành, còn trên máy có đầu rơvonve nằm về phía sau đường
tâm trục thì chiều dương trục X ngược lại có thể nhận biết chiều dương của các
trục X, Z theo cách đơn giản sau: trục X dương theo phương đường kính gia công

tăng lên, trục Z dương theo phương dao cắt dời xa trục chính. Các chuyển động
theo hai trục X, Z đều do đầu dao rơvonve thực hiện.


10

Hình 1.5 là sơ đồ máy tiện 2 trục NC với trục X theo phương kích thước
đường kính, trục Z theo phương kích thước chiều dài. Đây đều là các dịch chuyển
thẳng. Ngoài ra, nếu là máy tiện 3D CNC còn được bổ sung thêm một trục NC thứ
ba: đó là chuyển động quay C do trục chính thực hiện, C theo chiều âm khi nhìn
dao cắt từ trục chính thì chuyển động cái đinh ốc tiến về phía trước.

+X

Dao tiÖn n»m
phÝa trªn ® ¦ êng t©m
trôc chÝnh

M©m cÆp
+X
+Z

W
+Z

Dao tiÖn n»m
phÝa d ¦ íi ® ¦ êng t©m
trôc chÝnh

W


W

+Z

Ph«i

-C

+X

Hình 1.5 Các trục NC trên máy tiện 3D
1.3. Khái quát về hệ thống điều khiển CNC
1.3.1. Khái niệm hệ điều khiển số
Là hệ thống điều khiển đ c trưng bởi các đại lượng đầu vào là những tín
hiệu số nhị phân, chúng được đưa vào hệ điều khiển dưới dạng một chương
trình điều khiển có hệ thống. Trong hệ điều khiển số ứng dụng cho máy công cụ,
các đại lượng đầu vào là những thông tin, dữ liệu hay số liệu nạp vào.
1.3.2. Các dạng điều khiển số
Khi gia công các chi tiết khác nhau thì các bề m t tạo hình khác nhau
đòi hỏi sự chuyển động khác nhau giữa dao và chi tiết.
Qũy đạo của các chuyển động này được xác định chính xác thông qua các
chỉ dẫn điều khiển. Các dạng điều khiển đó được phân ra thành: điều khiển điểm,
điều khiển đoạn hay đường thẳng và điểu khiển biên dạng phi tuyến.


11

1.3.3. Hệ điều khiển CNC (Computer Numerical Control)
1.3.3.1. Phân biệt hệ điều khiển NC và CNC

- Điều khiển NC (Numberical Control)
Đ c tính của hệ điều khiển này là “chương trình hoá các mối quan liên
hệ” trong đó mỗi mảng linh kiện điện tử riêng lẻ được xác định một nhiệm vụ
nhất định, liên hệ giữa chúng phải thông qua dây nối hàn cứng trên các mạch
logic điều khiển. Chức năng điều khiển được xác định chủ yếu bởi phần cứng.
- Điều khiển CNC(Computerized Numerical Control)
Điều khiển CNC là một hệ điều khiển có thể lập trình và ghi nhớ. Nó
bao gồm một máy tính cấu thành từ các bộ vi xử lý (microprocessor) kèm theo
các bộ nhớ ngoại vi.
Đa số các chức năng điều khiển đều được giải quyết thông qua phần mềm
nghĩa là các chương trình làm việc có thể được thiết lập trước.
Nhờ các chương trình hệ thống CNC mà các máy tính có thể sử dụng để
thực hiện những chức năng điều khiển theo yêu cầu.
Do các hệ điều khiển hiện đại có nguyên lý cấu trúc và xử lý dữ liệu theo
dạng điều khiển CNC.
1.3.3.2. Đặc trưng cơ bản c a hệ điều khiển CNC
Nâng cao tính tự động
Các máy công cụ được trang bị bộ điều khiển CNC có tốc độ dịch chuyển
lớn. Do đó tăng được năng suất cắt gọt, giảm tối đa thời gian phụ. Khi so sánh
một máy công cụ không được trang bị bộ điều khiển CNC với máy được trang
bị người ta nhận thấy năng suất tăng gấp 3 lần.
Nâng cao tính linh hoạt
Máy CNC có khả năng thích nghi nhanh với chương trình gia công với
các chi tiết khác nhau. Do nguyên lý hoạt động và cấu trúc của nó đã tạo điều
kiện giảm thời gian gia công và hiệu chỉnh công nghệ kỹ thuật.
Nâng cao tính tập trung nguyên công


12


Các máy công cụ CNC có khả năng thực hiện nhiều bước công nghệ ho c
nhiều bước nguyên công khác nhau trong một lần gá đ t phôi
Nâng cao tính chính xác và đảm bảo chất lượng gia công
Trong quá trình gia công độ chính xác luôn được đảm bảo ổn định. Ngoài ra
máy CNC còn có khả năng mô phỏng quá trình cắt gọt nên người vận hành có thể
quan sát tổng thể trực tiếp các giai đoạn gia công, phát hiện kịp thời sai sót
Nâng cao hiệu quả kinh tế
Máy CNC vừa có khả năng điều
khiển trực tiếp trên máy vừa có khả
năng lập trình trên phần mềm nên máy
CNC hữu dụng kinh tế ngay cả với xí
nghiệp có quy mô trung bình và nhỏ.
Ngoài ra CNC có khả năng thay đổi
một cách nhanh chóng công nghệ sản
xuất nên nó đáp ứng kịp thởi với nhu
cầu của thị trường
Hiện nay trên thế giới đang sử
dụng chủ yếu một số hệ điều hành sau
cho các máy CNC. Đó là: Fanuc, Fagor,
Siemens, Siemens,…Trong đó một số
nước đứng đầu phải kể đến Đức, Đài

Hình 1.6 Nguyên lý vận hành máy công

Loan và Trung Quốc….

cụ điều khiển số

1.4. Nguyên lý vận hành máy công cụ điều khiển số
1.4.1. Chương trình chi tiết gia công

Những thông tin cần thiết để gia công một chi tiết nào đó, được tập hợp
một cách hệ thống gọi là chương trình gia công chi tiết. Chương trình này có thể:
Được soạn thảo và lưu trữ trong vật mang tin băng tờ, đĩa từ, ho c đĩa
compact CD và đưa vào hệ điều khiển số qua cửa nạp tương thích.


13

Được đưa vào hệ điều khiển số thông qua các nút bấm bằng tay trên bảng
điều khiển số thông qua các nút bấm bằng tay trên bảng điều khiển. Nhờ bảng
điều khiển cũng có thể đưa vào hệ điều khiển số các thông tin đ c biệt số liệu về
dao cụ, các giá trị hiệu chỉnh biên dạng các dữ liệu điều chỉnh máy .
1.4.2. B điều khiển logic
Bộ điều khiển logic xử lý các dữ liệu chương trình từ các phần mềm hệ
thống Systematical software nhằm:
- Cung cấp các giá trị cần về vị trí cho từng trục riêng lẻ của máy công cụ
theo một tần số phụ thuộc vào tốc độ xử lý dữ liệu chương trình.
- So sánh giá trị cần GTC và giá trị thật GTT về vị trí, xác định giá trị
chênh lệch:
∆c/l = GTC -GTT

(1.1)

- Cấp lệnh điều khiển tương ứng cho rơ le tốc độ của từng trục thay dao riêng
lẻ.
Như vậy từng trục máy chuyển động độc lập nhưng vẫn phối hợp được với
nhau, sao cho biên dạng gia công được sinh ra với tốc độ gia công đã được lập trình.
1.4.3. Chương trình tương thích chuyên dụng và những dữ liệu điều
chỉnh máy
Nhờ các chương trình này, hệ điều khiển số đảm bảo được sự tương thích

với các thông số kỹ thuật chuyên môn của máy công cụ mà nó điều khiển.
Những dữ liệu điều chỉnh máy xác định: tốc độ chạy nhanh không cắt tối
đa, bố trí xắp đ t các trục máy, các trạng thái đóng mạch của hệ điều hành và giới
hạn vùng làm việc của hệ thống công nghệ bàn máy, gá lắp, dao cụ .
Chương trình gia công chi tiết còn bao hàm những thông tin liên quan trực
tiếp đến máy:
+ Lệnh đóng/ngắt mạch bơm dung dịch trơn nguội.
+ Lệnh tạo số vòng quay và chiều quay cho trục chính.
+ Lệnh thay dụng cụ.


×