Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ : Xây dựng hệ thống quản lý xe bus trên địa bàn thành phố Ha Nội ứng dụng công nghệ GIS và GPS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 68 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG
HÓA
















BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI NCKH&PTCN CẤP BỘ NĂM 2011




Tên đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ XE BUÝT TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS
VÀ GIS






















Cơ quan chủ trì:
Chủ nhiệm đề tài:
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HÓA
ĐẶNG ANH TUẤN








9169




HÀ NỘI – 2011


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG
HÓA













BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI NCKH&PTCN CẤP BỘ NĂM 2011





Tên đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ XE BUÝT TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS
VÀ GIS



















CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ
TÀI

VIỆN TRƯỞNG






Đặng Anh Tuấn
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÓNG KÈM THEO BÁO CÁO
1. Hợp đồng NCKH&PTCN
2. Nhận xét của cơ quan thử nghiệm
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU
Những năm vừa qua, trên thế giới, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống
thông tin địa lý (GIS) có nhiều ứng dụng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hệ
thống quản lý điều hành vận tải, đặc biệt là quản lý điều hành xe taxi, xe tải, xe công
trình, xe buýt, xe khách, xe tự lái… Tuy nhiên, các hệ thống quản lý điều hành ứng
dụng các công nghệ GPS và GIS nhập ngoạ
i có giá thành khá cao, có nhiều chức năng
chưa phù hợp với điều kiện phát triển giao thông công cộng trong các đô thị Việt
Nam, chưa phát huy được các chức năng ưu việt của hệ thống điều hành… Do vậy mà
việc đặt vấn đề nghiên cứu thiết kế chế tạo môt hệ thống quản lý các phương tiện vận
tải hành khách công cộng ứng dụng công nghệ GPS và GIS ở Việt Nam là vô cùng
cấp thiết.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống quản lý các phương tiện
vận tải cụ thể là quản lý các xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội là xây dựng được
một hệ thống thích hợp cho công tác quản lý xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội
đảm bảo sự chia sẻ thông tin và phát triển đồng bộ các dịch vụ vận tải hành khách

công cộng qua đó tiết kiệm nhi
ều thời gian và kinh phí trong quản lý điều hành xe
buýt. Hệ thống hoàn toàn có thể ứng dụng cho việc giám sát các phương tiện vận tải
khác cụ thể như ứng dụng cho quản lý xe chở than của các công ty than trong tập đoàn
Than và Khoáng sản Việt Nam. Nghiên cứu làm chủ được công nghệ GIS và GPS tiến
tới xây dựng được sản phẩm chất lượng tương đương nước ngoài nhưng giá thành
thấp hơn và phù hợp với tình hình Việt Nam.
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 6

MỤC LỤC
Phần 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU
GPS VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS 12
1.1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS 12
1.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 15
1.3. GPS và GIS trong quản lý hoạt động xe buýt 19
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ XE BUÝT TRONG NƯỚC VÀ
QUỐC TẾ 21
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 21
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 22
2.3. Yêu cầu thiết kế hệ thống quản lý và giám sát hành trình tại Việt Nam 24
2.4. Mục tiêu và
định hướng cho đề tài 29
Phần 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 30
3.1. Cấu trúc của hệ thống quản lý xe buýt 30
3.2. Các vấn đề kỹ thuật cần làm chủ 32
Phần 4: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG THIẾT BỊ GSHT 40
4.1. Sơ đồ khối của thiết bị GSHT 40
4.2. Phân tích các yêu cầu của thiết bị GSHT 41
4.3. Lựa chọn thiết bị, công nghệ cho thiết bị GSHT 44

Phần 5: THIẾT KẾ PHẦ
N MỀM 49
5.1. Lựa chọn giải pháp công nghệ 49
5.2. Cấu trúc chức năng của phần mềm nhúng trên thiết bị giám sát hành trình 49
5.3. Cấu trúc chức năng của phần mềm trung tâm điều hành và phần mềm cơ sở bãi đỗ
xe 51
5.4. Cấu trúc dữ liệu của phần mềm 52
Phần 6: THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 53
6.1. Mục đích, yêu cầu thử nghiệm 53
6.2. Thử nghiệm và đánh giá th
ử nghiệm tại phòng thí nghiệm 53
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 7

6.3. Nội dung thử nghiệm thực tế 54
Phần 7: PHỤ LỤC 58
7.1. Hình ảnh sản phẩm 58
7.2. Cấu trúc bảng thuộc tính 60
Phần 8: TÀI LIỆU THAM KHẢO 68



131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2-1: Thiết bị phần cứng của hệ thống BUSTRACK 21
Hình 3-1: Cấu trúc của hệ thống quản lý xe buýt 30
Hình 3-2: Sơ đồ khối của hệ thống quản lý xe buýt 32
Hình 3-3: Tính ổn định của CAN (Nguồn: www.can-cia.org) 33

Hình 3-4: Ứng dụng mạng CAN trong điều khiển xe hơi 34
Hình 3-5: Cấu trúc GPRS được phát triển dựa trên mạng
GSM
35
Hình 3-6: Các lớp protocol của GPRS được tham chiếu triên mô hình OSI 35
Hình 3-7: Liên kết giữa đầu cuối mạng GPRS và đầu cuối mạng Internet 36
Hình 4-1: Sơ đồ khối của thiết bị GSHT 40
Hình 4-2: Biểu đồ Use Case thu thập, lưu trữ thông tin của thiết bị GSHT 41
Hình 4-3: Quy trình phối hợp giữa các đối tượng để thu thập, lưu trữ thông tin của thiết bị GSHT 42
Hình 4-4: Biểu đồ Use Case thu thập, lưu trữ thông tin c
ủa phần mềm TCP Server 43
Hình 4-5: Quy trình phối hợp giữa các đối tượng để thu thập, lưu trữ thông tin của phần mềm TCP Server
43
Hình 4-6: Sơ đồ thiết kế khối điều khiển trung tâm 44
Hình 4-7: Sơ đồ thiết kế của module SIM 548c 45
Hình 4-8: SIM 548c 46
Hình 4-9: Sơ đồ thiết kế khối nguồn 47
Hình 4-10: Sơ đồ thiết kế tổng thể thiết b
ị GSHT 48
Hình 5-1: Sơ đồ cấu trúc chức năng của phần mềm nhúng trên thiết bị GSHT 50
Hình 5-2: Sơ đồ cấu trúc chức năng của phần mềm trung tâm điều hành và phần mềm cơ sở 51
Hình 5-3: Cấu trúc dữ liệu của phần mềm 52
Hình 6-1: Hình ảnh dữ liệu thử nghiệm dạng vệ tinh 54
Hình 6-2: Hình ảnh dữ liệu thử nghiệm dạng b
ản đồ 54
Hình 6-3: Hình ảnh lắp đặt thiết bị GSHT thực tế 55
Hình 6-4: Hình ảnh vệ tinh của Ô tô chạy thực tế trên thị xã Cao Bằng 55
Hình 6-5: Hình ảnh bản đồ của Ô tô chạy thực tế trên thị xã Cao Bằng 56
Hình 6-6: Hình ảnh thống kê quãng đường đi được trong khoảng thời gian cụ thể 56
131_11_RDHĐ-KHCN

VIELINA Trang 9

Hình 7-1: Mạch thử nghiệm thiết bị GSHT phiên bản đầu 58
Hình 7-2: Mạch thử nghiệm thiết bị GSHT phiên bản cuối 59

131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Điện áp danh định và điện áp thử nghiệm của thiết bị GSHT 27
Bảng 3-1: So sánh giữa giao thức TCP và UDP 37
Bảng 3-2: So sánh giữa truyền tin bằng SMS và GPRS 38
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 11

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
GPS - Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu;
GIS - Geographic Information System: Hệ thống thông tin địa lý;
GPRS - General packet radio service: Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp;
GSHT - Giám sát hành trình;
SMS - Short Message Services: Dịch vụ tin nhắn ngắn;
API – Application Programming Interface: Giao diện lập trình ứng dụng;
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 12

Phần 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ
TOÀN CẦU GPS VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS
1.1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) là hệ thống xác định
vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây

dựng, vận hành và quản lý. Trong cùng một thời điểm, ở một vị trí trên mặt đất nếu
xác định được khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính được tọa độ của vị trí
đó.
Tuy được quản lý b
ởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi
người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS miễn phí, bất kể quốc tịch nào.
Các nước trong Liên minh châu Âu đang xây dựng Hệ thống định vị Galileo, có
tính năng giống như GPS của Hoa Kỳ, dự tính sẽ bắt đầu hoạt động năm 2013.
1.1.1. Khái niệm hệ thống định vị toàn cầu GPS
H
ệ thống định vị toàn cầu của Mỹ là hệ dẫn đường dựa trên một mạng lưới 24 quả
vệ tinh được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặt trên quỹ đạo không gian.
Các hệ thống dẫn đường truyền thống hoạt động dựa trên các trạm phát tín hiệu vô
tuyến điện. Được biết đến nhiều nhất là các hệ thống sau: LORAN – (LOng RAnge
Navigation) – hoạt động ở giải tầ
n 90-100 kHz chủ yếu dùng cho hàng hải, hay
TACAN – (TACtical Air Navigation) – dùng cho quân đội Mỹ và biến thể với độ
chính xác thấp VOR/DME – VHF (Omnidirectional Range/Distance Measuring
Equipment) – dùng cho hàng không dân dụng.
Gần như đồng thời với lúc Mỹ phát triển GPS, Liên Xô cũ cũng phát triển một hệ
thống tương tự với tên gọi GLONASS. Hiện nay Liên minh Châu Âu đang phát triển
hệ dẫn đường vệ tinh của mình mang tên Galileo. Trung Quốc thì phát triển hệ thống
định vị toàn cầu của mình mang tên Bắc Đẩu bao g
ồm 35 vệ tinh.
Ban đầu, GPS và GLONASS đều được phát triển cho mục đích quân sự, nên mặc
dù chúng dùng được cho dân sự nhưng không hệ nào đưa ra sự đảm bảo tồn tại liên
tục và độ chính xác. Vì thế chúng không thỏa mãn được những yêu cầu an toàn cho
dẫn đường dân sự hàng không và hàng hải, đặc biệt là tại những vùng và tại những
thời điểm có hoạt động quân sự của những quốc gia sở hữu các h
ệ thống đó. Chỉ có hệ

thống dẫn đường vệ tinh châu Âu Galileo (đang được xây dựng) ngay từ đầu đã đặt
mục tiêu đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của dẫn đường và định vị dân sự.
GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980 chính phủ
Mỹ cho phép sử dụng trong dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọ
i
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 13

nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền trả cho việc
thiết lập sử dụng GPS nhưng phải tốn tiền không rẻ để mua thiết bị thu tín hiệu và
phần mềm nhúng hỗ trợ.
1.1.2. Sự hoạt động của GPS
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ
đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận
thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính được chính xác vị
trí của người dùng.
Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời
gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao
xa. Rồi với nhiều khoảng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị
trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu phải nhận được tín hiệu củ
a ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều
(kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Khi nhận được tín hiệu của ít
nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).
Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác,
như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới
điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, l
ặn và nhiều thứ khác nữa.
1.1.3. Độ chính xác của GPS
Các máy thu GPS ngày nay cực kì chính xác, nhờ vào thiết kế nhiều kênh hoạt

động song song của chúng. Các máy thu 12 kênh song song (của Garmin) nhanh
chóng khóa vào các quả vệ tinh khi mới bật lên và chúng duy trì kết nối bền vững,
thậm chí trong tán lá rậm rạp hoặc trong thành phố với các toà nhà cao tầng. Trạng
thái của khí quyển và các nguồn gây sai số khác có thể ảnh hưởng tới độ chính xác
của máy thu GPS. Các máy thu GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu mới hơn với khả
năng WAAS (Wide Area Augmentation System) có
thể tăng độ chính xác trung bình tới dưới 3 mét. Không cần thêm thiết bị hay mất phí
để có được lợi điểm của WAAS. Người dùng cũng có thể có độ chính xác tốt hơn
với GPS vi sai (Differential GPS, DGPS) sửa lỗi các tín hiệu GPS để có độ chính xác
trong khoảng 3 đến 5 mét. Cục Phòng vệ Bờ biển Mỹ vận hành dịch vụ sửa lỗi này.
Hệ thống bao gồm một mạng các đài thu tín hiệu GPS và phát tín hiệ
u đã sửa lỗi bằng
các máy phát hiệu. Để thu được tín hiệu đã sửa lỗi, người dùng phải có máy thu tín
hiệu vi sai bao gồm cả ăn-ten để dùng với máy thu GPS của họ.
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 14

1.1.4. Tín hiệu GPS
Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp dải L1 và L2. (dải L là
phần sóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). GPS dân sự dùng
tần số L1 1575.42 MHz trong dải UHF. Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa là chúng sẽ
xuyên qua mây, thuỷ tinh và nhựa nhưng không qua phần lớn các đối tượng cứng như
núi và nhà.
L1 chứa hai mã "giả ngẫu nhiên"(pseudo random), đó là mã Protected (P) và mã
Coarse/Acquisition (C/A). Mỗi một vệ
tinh có một mã truyền dẫn nhất định, cho phép
máy thu GPS nhận dạng được tín hiệu. Mục đích của các mã tín hiệu này là để tính
toán khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu GPS.
Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên

văn và dữ liệu lịch. Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định được
quả vệ tinh nào là phát thông tin nào. Có thể nhìn số hiệu của các quả vệ tinh trên
trang vệ tinh c
ủa máy thu Garmin để biết nó nhận được tín hiệu của quả nào.
Dữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết quả vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời
điểm trong ngày. Mỗi quả vệ tinh phát dữ liệu thiên văn chỉ ra thông tin quỹ đạo cho
vệ tinh đó và mỗi vệ tinh khác trong hệ thống.
Dữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi quả vệ tinh, chứa thông tin quan tr
ọng về
trạng thái của vệ tinh (lành mạnh hay không), ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu
là cốt lõi để phát hiện ra vị trí.
1.1.5. Các thành phần của một hệ GPS
Hệ GPS cấu thành bởi 3 thành phần: không gian (các vệ tinh), điều khiển (các trạm
mặt đất) và người dùng (bạn và máy thu của bạn)
• Thành phần không gian: bao gồm 24 vệ tinh là trái tim của toàn bộ hệ thống.
Các vệ tinh chuyển động trên “qu
ỹ đạo cao” cách mặt đất khoảng 19.300 km.
Với độ cao như vậy, cho phép tín hiệu của mỗi vệ tinh có thể che phủ một
vùng rộng hơn trên trái đất. Các vệ tinh được bố trí quĩ đạo sao cho một máy
thu GPS trên mặt đất có thể “nhìn thấy” tối thiểu 4 vệ tinh vào bất kỳ thời
điểm nào. Các vệ tinh hoàn thành 2 vòng quỹ đạo trong vòng mỗi ngày đêm.
Các vệ tinh sử dụng năng lượng mặt trờ
i, và được trang bị ắc quy để hoạt động
khi bị che khuất hoặc nhật thực vv… Ngoài ra, còn có các tên lửa đẩy nhỏ để
điều chỉnh quỹ đạo khi cần thiết.
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 15

• Thành phần điều khiển: Các trạm điều khiển theo dõi và cung cấp cho các vệ
tinh thông tin về vị trí và thời gian với độ chính xác cao. Có 5 trạm được bố trí

trên toàn thế giới, 4 cái không tên và một trạm trung tâm. Các trạm không tên
liên tục thu nhận thông tin và truyền về trạm trung tâm để xử lý và phát lên
các vệ tinh các thông tin hiệu chỉnh.
• Người dùng là máy thu và người sử dụng bao gồm thủy thủ, phi công, ngư dân,
người leo núi, thợ săn vv… bất k
ỳ ai muốn biết họ ở đâu, đã đi qua những đâu
và đang đi tới nơi nào.
1.1.6. Ứng dụng của GPS trong quản lý giao thông vận tải
Các nhà khoa học dựa vào tính năng chính xác của GPS để thiết lập các bản đồ,
khảo sát các công trình, tuyến kênh, tuyến đường, xác định vị trí chính xác của các trụ
điện, đường dây tải điện, quản lý các tuyến xe… Các xe hơi hiện nay đều có xu h
ướng
cài đặt hệ thống dẫn đường (Navigation). Qua đó, các thông tin về vị trí, tọa độ của xe
sẽ được hiển thị ngay trên màn hình, người lái có thể chủ động tìm kiếm và thay đổi lộ
trình phù hợp trong thời gian ngắn nhất. Một ứng dụng nữa của GPS chính là việc
quản lý thú hoang dã bằng cách gắn lên chúng những con chip đã tích hợp GPS. Tất
cả các hoạt động của chúng sẽ được kiểm soát chặt ch
ẽ. Việt Nam cũng đang tiến
hành thử nghiệm để áp dụng vào việc quản lý đàn sếu đầu đỏ ở miền Tây Nam Bộ.
Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, việc ứng dụng GPS trong việc quản lý các
tuyến xe buýt hiện nay đang được triển khai. Cơ sở hạ tầng đã được xây dựng hoàn
chỉnh, các doanh nghiệp vận tải chỉ cần trang bị các đầu thu cho mỗi xe để
quản lý
phương tiện của mình.
Tình trạng xe buýt bỏ trạm, chạy quá tốc độ, đi sai tuyến hay bất cứ thái độ nào
của nhân viên cũng được phát hiện dễ dàng bằng cách nắm bắt tọa độ của từng xe, qua
đó kiểm tra hộp đen lưu trữ thông tin (Thiết bị GSHT).
Chất lượng phục vụ trên xe buýt qua đó sẽ ngày càng hiệu quả hơn, thu hút người
dân sử dụng phươ
ng tiện vận chuyển công cộng, giảm bớt tiền trợ giá hàng năm cho

các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng.
1.2.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được
hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm trở lại đây.
GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội,
quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 16

chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân đánh giá được hiện trạng
của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu
thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình
học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu xét dưới góc độ hệ
thống, thì GIS có thể đượ
c hiểu như một hệ thống gồm các thành phần: con người,
phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình kiến thức chuyên gia, nơi tập hợp
các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản
lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin.
Khi xây dựng một hệ thống GIS ta phải quyết định xem GIS sẽ được xây dựng
theo mô hình ứng dụng nào, lộ trình và phương thức tổ chức thực hiện nào. Chỉ trên
cơ sở đó người ta mới quyết định xem GIS định xây dựng sẽ phải đảm đương các
chức năng trợ giúp quyết định gì và cũng mới có thể có các quyết định về nội dung,
cấu trúc các hợp phần còn lại của hệ thống cũng như cơ cấu tài chính cần đầu tư
cho
việc hình thành và phát triển hệ thống GIS. Với một xã hội có sự tham gia của người
dân và quá trình quản lý thì sự đóng góp tri thức từ phía cộng đồng đang ngày càng
trở nên quan trọng và càng ngày càng có vai trò không thể thiếu.
1.2.1. Ứng dụng của GIS

Theo cách tiếp cận truyền thống, GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và
phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên Trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao
tác cơ sở
dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê,
phân tích không gian. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin
khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
(phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dữ liệu không gian đã tiến những
bước dài: từ hỗ trợ lập bả
n đồ (CAD mapping) sang hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Cho đến nay cùng với việc tích hợp các khái niệm của công nghệ thông tin như hướng
đối tượng, GIS đang có bước chuyển từ cách tiếp cận cơ sở dữ liệu (database
approach) sang hướng tri thức (knowledge approach).
Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống quản lý, phân tích và hiển thị tri thức địa lý,
tri thức này được thể hiện qua các tập thông tin:
• Các bản đồ: giao diện trực tuyế
n với dữ liệu địa lý để tra cứu, trình bày kết quả
và sử dụng như là một nền thao tác với thế giới thực.
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 17

• Các tập thông tin địa lý: thông tin địa lý dạng file và dạng cơ sở dữ liệu gồm
các yếu tố, mạng lưới, topology, địa hình, thuộc tính.
• Các mô hình xử lý: tập hợp các quy trình xử lý để phân tích tự động.
• Các mô hình dữ liệu: GIS cung cấp công cụ mạnh hơn là một cơ sở dữ liệu
thông thường bao gồm quy tắc và sự toàn vẹn giống như các hệ thông tin
khác. Lược đồ, quy tắ
c và sự toàn vẹn của dữ liệu địa lý đóng vai trò rất quan
trọng.
• Metadata: hay tài liệu miêu tả dữ liệu, cho phép người sử dụng tổ chức, tìm

hiểu và truy nhập được tới tri thức địa lý…
1.2.2. Cách tiếp cận GIS
Khi làm việc với hệ thống GIS có thể tiếp cận dưới các cách nhìn nhận như sau:
• Cơ sở dữ liệu địa lý (Geodatabase - theo cách gọi của ESRI): GIS là một c
ơ sở
dữ liệu không gian chuyển tải thông tin địa lý theo quan điểm gốc của mô hình
dữ liệu GIS (yếu tố, topology, mạng lưới, raster )
• Hình tượng hoá (Geovisualization): GIS là tập các bản đồ thông minh thể hiện
các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trên mặt đất. Dựa trên thông tin địa lý có
thể tạo nhiều loại bản đồ và sử dụng chúng như là một cửa sổ vào trong cơ sở
dữ liệu để hỗ trợ tra cứu, phân tích và biên tập thông tin.
• Xử lý (Geoprocessing): GIS là các công cụ xử lý thông tin cho phép tạo ra các
thông tin mới từ thông tin đã có. Các chức năng xử lý thông tin địa lý lấy
thông tin từ các tập dữ liệu đã có, áp dụng các chức năng phân tích và ghi kết
quả vào một tập mới.
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là
một công nghệ xử lý các dữ
liệu có toạ độ (bản đồ) để biến chúng thành các thông tin
trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý.
Do các ứng dụng GIS trong thực tế quản lý nhà nước có tính đa dạng và phức tạp
xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội lẫn khía cạnh quản lý, những năm gần đây GIS
thường được hiểu như một hệ thống thông tin đa quy mô và đa tỷ lệ. Tùy thuộc vào
nhu cầu của các ngườ
i sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hợp thông tin ở nhiều
mức khác nhau, nói đúng hơn, là ở các tỷ lệ khác nhau, nói cách khác là tuỳ thuộc vào
các định hướng do cơ sở tri thức đưa ra.
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 18

1.2.3. Cơ sở dữ liệu địa lý

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý (geodatabase) làm dữ
liệu của mình.
Các thành phần của cơ sở dữ liệu không gian bao gồm:
• Tập hợp các dữ liệu dạng vector (tập các điểm, đường và vùng).
• Tập hợp các dữ liệu dạng raster (dạng mô hình DEM hoặc ảnh).
• Tập hợp các dữ liệu dạng mạng lưới (ví dụ như đường giao thông, lưới cấp
thoát
nước, lưới điện ).
• Tập hợp các dữ liệu địa hình 3 chiều và bề mặt khác.
• Dữ liệu đo đạc.
• Dữ liệu dạng địa chỉ.
• Các bảng dữ liệu là thành phần quan trọng của cơ sở dữ liệu không gian, được
liên kết với các thành phần đồ họa với nhiều kiểu liên kết khác nhau.
Về khía cạnh công nghệ, hình thể, vị trí không gian của các đố
i tượng cần quản lý,
được miêu tả bằng các dữ liệu đồ hoạ. Trong khi đó, tính chất các đối tượng này được
miêu tả bằng các dữ liệu thuộc tính.
Mô hình cơ sở dữ liệu không gian không những quy định mô hình dữ liệu với các
đối tượng đồ hoạ, đối tượng thuộc tính mà còn quy định liên kết giữa chúng thông qua
mô hình quan hệ và định nghĩa hướng đối tượng bao gồm các tính chất như thừ
a kế
(inherit), đóng gói (encapsulation) và đa hình (polymorphism).
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu không gian hiện đại còn bao gồm các ràng buộc các đối
tượng đồ hoạ ngay trong cơ sở dữ liệu, được gọi là topology. Lập bản đồ và phân tích
địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và
nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước công nghệ GIS, chỉ có một số ít người
có những kỹ năng cầ
n thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết
vấn đề và đưa ra các quyết định. GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản và các
công cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý và

phân tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong đó có hai
công cụ quan trọng đặc biệt là phân tích liền kề và phân tích chồng xếp. Nhóm này tạo
nên ứng dụ
ng quan trọng đối với nhiều ứng dụng mang tính phân tích. Quá trình
chồng xếp sử dụng một số bản đồ để sinh ra thông tin mới và các đối tượng mới.
Trong nhiều trường hợp topology mới sẽ được tạo lại. Phân tích chồng xếp khá tốn
thời gian và thuộc vào nhóm các ứng dụng có tính chất sâu, khi hệ thống được khai
thác sử dụng ở mức độ cao hơn là được sử dụng cho từng vùng c
ụ thể hoặc cả nước
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 19

với tỷ lệ bản đồ phù hợp. Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau.
Các thao tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý. Sự
chồng xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ dốc,
thảm thực vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế.
Với nhiều thao tác trên d
ữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất dưới
dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi thông tin địa
lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới để mở rộng tính nghệ thuật và khoa học của
ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo cáo, hình
ảnh ba
chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện). Nhờ khả năng xử lý các tập
hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp, nên GIS thích hợp với các nhiệm vụ
quản lý tài nguyên môi trường. Các mô hình phức tạp cũng có thể dễ dàng cập nhật
thông tin nhờ sử dụng GIS.
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hi
ệu quả hơn cho các nhà
hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá và quan trắc.

Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định một
cách nhanh chóng. Các phân tích GIS phụ thuộc vào chất lượng, giá trị và tính tương
thích của các dữ liệu địa lý dạng số. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển các
nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ GIS. Các ngu
ồn dữ liệu tăng thêm nhờ sự kết hợp của
GIS với GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn thám, đã cung cấp các
công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả hơn. GIS đã được công nhận là một hệ thống với
nhiều lợi ích không chỉ trong các công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn trong các
công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng diễn
biến tài nguyên môi tr
ường.
Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay đã được
ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu
trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị Tuy nhiên, các ứng dụng
có hiệu quả nhất mới giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư li
ệu bản đồ bằng
công nghệ GIS. Các ứng dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp quyết
định hầu như mới dừng ở mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có thể đưa
vào ứng dụng chính thức.
1.3.
GPS và GIS trong quản lý hoạt động xe buýt
Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng Thành phố Hồ Chí
Minh đang quản lý 300 xe buýt trên 100 tuyến đường, thực hiện vận chuyển hơn
15.000 chuyến xe mỗi ngày. Trung tâm có đội kiểm tra trên tuyến, nhân viên điều
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 20

hành các bến đầu và cuối (khoảng 300 người) để giám sát hoạt động của tài xế và tiếp
viên: kiểm tra tài xế chạy đúng biểu đồ thời gian, lộ trình, trạm dừng đỗ, kiểm tra công
việc bán vé, kiểm vé của tiếp viên Hằng ngày, thông tin về số chuyến của từng xe

trên tuyến, tổng số xe trên tuyến, số lượng hành khách (vé lượt, vé tập, vé tháng, miễn
vé) được thu thập và xử lý.
Dễ thấy rằ
ng, phương pháp quản lý hiện tại có thể có những điểm bất cập như
thông tin về hoạt động của xe buýt, tình hình vận chuyển hành khách chỉ dựa vào
thông tin do các nhân viên thu thập và do vậy, phụ thuộc nhiều vào tính khách quan
của nhân viên tác nghiệp. Từ đó, chưa thể giám sát đầy đủ để khắc phục các khuyết
điểm: xe chạy không đúng lộ trình, thắng gấp, không bật máy lạnh, không xé vé Bên
cạnh đó, hệ th
ống thông tin liên lạc giữa tài xế và trung tâm điều hành (để trung tâm
điều phối, thay đổi hoạt động của xe ở các tình huống khẩn cấp; tài xế báo cáo về
trung tâm tình hình lưu thông, các sự cố bất chợt trên đường ) vẫn chưa được triển
khai trong cách quản lý này.
Đứng trước những khó khăn đó, các chuyên gia và các nhà quản lý đã đề xuất giải
pháp ứng dụng công nghệ tích hợp hệ thống định vị toàn c
ầu (GPS) và hệ thống thông
tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quy hoạch và quản lý xe buýt. Một điều rất thuận lợi
là GIS hiện đã được xây dựng hoàn chỉnh ở Việt Nam với khả năng lưu trữ, truy cập,
xử lý phân tích và cung cấp thông tin cần thiết ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như
quản lý công trình công cộng, dịch vụ
Với việc ứng dụng công nghệ tích hợp GPS và GIS, công tác đi
ều hành và quản lý
vận tải hành khách công cộng sẽ được cải tiến theo hướng tiết kiệm kinh phí, tận dụng
nguồn nhân lực và trang thiết bị sẵn có, bảo đảm chia sẻ thông tin và phát triển đồng
bộ
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 21

Phần 2: TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ XE BUÝT TRONG
NƯỚC VÀ QUỐC TẾ


2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Để nâng cao khả năng, hiệu quả ứng dụng của GIS người ta thường kết hợp GIS
với một số hệ thống khác: viễn thám; hệ thống định vị toàn cầu (GPS); hệ thống quản
lý cơ sở dữ liệu, nhằm bổ sung những chức năng quản lý, xử lý và phân tích số liệu
phi không gian trong cơ sở dữ liệu của GIS. Mô hình ứng dụng này được ứng dụng

nhiều nơi trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau ví dụ như:
• Ứng dụng giải pháp GPS thời gian thực kết hợp GIS trong hỗ trợ quản lý thảm
họa tại bang Victoria, Australia. Nguồn: />time-gps-mapping-and-gis-solution-aids-efficient-disaster-management/
• Hệ thống CAD/GIS của NYCDOT (Sở giao thông vận tải New York, Mỹ) có
chức năng: Dò tìm các hố nước sâu, lập bản đồ các cây cầu, quy hoạch các loại
cây trồng, phân tích các tai nạn, tập hợp các
điểm giao cắt đường bộ điển
hình… (
• Quản lý duy trì tình trạng đường xá qua hệ GIS của Nebraka, Mỹ: Đối chiếu
nhanh chóng các kế hoạch tu sửa, bổ sung cho những ngày đan xen, dễ dàng
đối với đặc thù lĩnh vực xây dựng công trình.
Trong lĩnh vực quản lý xe Bus, có rất nhiều hệ thống quản lý đã được áp dụng
rộng rãi và đưa vào thương mại hóa. Có thể kể đến hệ th
ống BusTrack
(). Hệ thống đưa ra giải pháp quản lý xe Bus phục vụ cho
các trường học bao gồm hệ thống phần cứng gắn trên xe bus và hệ thống phần mềm
quản lý tại trung tâm.

Hình 2-1: Thiết bị phần cứng của hệ thống BUSTRACK
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 22

Các chức năng chính của hệ thống BusTrack:

• Theo dõi tốc độ, ngày tháng, thời gian, vị trí dừng khi xe buýt di chuyển trên
đường bằng hệ thống phần mềm trên máy tính. Từ đó xác định thời gian dừng
và kiểm soát đường đi thực tế của xe
• Có khả năng thống kê số lượng hành khách trên xe, số người lên xuống xe sau
mỗi lần dừng đỗ
• Tạo các báo cáo để xác định quãng đường đ
i được của xe buýt phục vụ việc
theo dõi và thống kê số liệu
• Phần cứng được thiết kế nhỏ gọn, có thể lưu dữ liệu từ 5 đến 10 ngày dữ liệu có
thể truy suất dễ dàng và hiển thị trực tiếp trên bản đồ chuyên dụng
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay đã được
ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu
trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị Trong lĩnh vực giao
thông vận tải, từ 1/7/2009 theo quy định của Chính phủ, các phương tiện kinh doanh
vận tải phải gắn thiết bị
giám sát hành trình xe. Do vậy việc trang bị các hệ thống
giám sát hành trình cho phương tiện vận tải đang là mối quan tâm lớn đối với các
doanh nghiệp vận tải trong nước. Tuy nhiên phần lớn các thiết bị trong nước là thiết bị
nhập ngoại đi kèm với hệ thống phần mềm tích hợp nên giá thành còn cao, chưa được
sử dụng phổ biến trong thực tế. Gần đây một số đơn vị
đã bắt đầu đưa ra các sản phẩm
quản lý xe buýt thương mại, có thể kể đến một vài sản phẩm sau:
2.2.1. Phần mềm BUS IS 2.0
BUS IS 2.0 do Vidagis (Công ty TNHH Việt Nam Đan Mạch) viết được nước
ngoài hỗ trợ cho công ty cổ phần dịch vụ công cộng Hà Nội giúp người dân theo dõi
thông tin xe buýt qua bản đồ. Dữ liệu của phần mềm BusIS 2.0 là bản đồ kỹ thuật số
Hà Nội với tỷ
lệ 1/10.000 bao gồm các lớp thông tin bản đồ sau :
• Lớp bản đồ các đường phố Hà Nội (bao gồm các đường phố có có chiều rộng

lớn hơn 5 mét trong khu vực nội thành, và các đường chính ở khu vực ngoại
thành Hà Nội)
• Tên của các đường phố trên
• Bản đồ hệ thống đường đi của xe buýt
• Bản đồ vị trí các điểm đỗ xe buýt
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 23

• Bản đồ các sông, hồ chính của Hà nội
• Bản đồ ranh giới hành chính và tên hành chính của cấp quận(huyện) và
phường(xã)
• Một số lớp dữ liệu bản đồ nền khác như : Các khối nhà, đường xe lửa, tên địa
danh, thực vật…
Các chức năng chính của BusIS
• Xem thông tin thuộc tính của các tuyến và điểm dừng xe buýt
• Tìm kiếm các tuyến xe buýt, các điểm dừ
ng
• Tìm đường phố
• Tạo bảng danh sách các điểm dừng xe buýt của một hay nhiều tuyến
• Tạo bảng chứa thông tin khoảng cách giữa các điểm dừng
• Xác định vùng phục vụ cho các tuyến và các điểm dừng xe buýt
• Chỉnh sửa và cập nhật thông tin thuộc tính cho các điểm dừng hoặc các tuyến
xe buýt
• Thay đổi thuộc tính không gian của các đối tượ
ng trên nền bản đồ
• Mô phỏng sự chuyển động của các xe buýt
Hiện tại các xe buýt của công ty đã lắp đặt hệ thống tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức
độ quản lý đơn lẻ trên một số tuyến, chưa có hệ thống thống kê quản lý tích hợp.
2.2.2. Phần mềm BUS_GPS
Giải pháp giám sát và điều hành xe buýt ứng dụng GPS được công ty điện tử Bình

Anh đư
a ra đầu năm 2011. Theo thông tin giới thiệu BusGps là giải pháp giám sát,
điều hành xe buýt trực tuyến dựa trên cơ sở sử dụng hộp đen đa năng BA_BlackBox.
Mỗi xe buýt sẽ được trang bị hộp đen đa năng BA-BlackBox, hộp đen thu thập những
thông tin trạng thái của xe (vị trí, vận tốc, trạng thái cửa, trạng thái điều hòa, ) gửi về
TTĐH đồng thời xác định điểm dừ
ng tiếp theo để thông báo bằng âm thanh cho khách
xuống xe.
Điều hành viên xe buýt sẽ truy cập vào website của công ty Bình Anh để giám sát,
tổng hợp kết quả hoạt động của xe. Tính năng của giải pháp:
• Thể hiện vị trí xe, lộ trình xe, các điểm dừng đỗ quy định, trên bản đồ số.
• Thể hiện lại lộ trình và trạng thái của xe tại một thời điểm bất kỳ trong quá
khứ
.
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 24

• Quản lý điểm dừng đỗ, các điểm đặc biệt trên lộ trình.
• Thông báo điểm dừng đỗ bằng âm thanh cho khách xuống xe (có thể kết hợp
giới thiệu địa danh, hoặc quảng cáo trên xe).
• Tổng hợp, tạo báo cáo các lỗi vi phạm của xe (lỗi dừng đỗ, lỗi đóng/mở cửa,
lỗi điều hòa, lỗi vận tốc, lỗi thời gian xu
ất bến/đến bến, ).
• Quản lý lái xe, nhân viên bán vé, ca kíp.
Có thể nhận thấy hệ thống của Bình Anh cung cấp tương đối hoàn chình về chức
năng, tuy nhiên người sử dụng vẫn phải sử dụng Server quản lý của Bình Anh, không
thể tự tùy biến phần mềm quản lý ví dự như: quản lý xe, tuyến xe và quản lý người
dùng.
2.3. Yêu cầu thiết kế hệ thống quản lý và giám sát hành trình tại Việt Nam
“Hệ thống quản lý xe buýt ứng dụng công nghệ GPS và GIS” được thiết kế dựa

trên những yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình
(GSHT) của xe ô tô – Mã số QCVN 31: 2011/BGTVT. Quy chuẩn này là cơ sở để Đề
tài thiết kế các chức năng và tính năng cho sản phẩm của mình. Quy chuẩn QCVN 31:
2011/BGTVT có các nội dung liên quan đến Đề tài như sau:
2.3.1. Yêu cầu chung của thiết bị giám sát hành trình (GSHT)
Kết cấu thi
ết bị GSHT
Thiết bị GSHT bao gồm phần cứng (bộ vi xử lý, bộ phận ghi, lưu giữ, truyền phát
dữ liệu, đồng hồ đo thời gian thực, bộ phận nhận tín hiệu định vị toàn cầu GPS, bộ
phận thu nhận thông tin lái xe, cổng kết nối, bộ phận thông báo trạng thái hoạt động
thiết bị…) và phần mềm phân tích dữ liệu.
Yêu cầu về các thông tin tối thi
ểu cần ghi, xử lý, lưu giữ và truyền phát của thiết
bị GSHT
Thiết bị GSHT phải có tính năng liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng
internet về máy tính của doanh nghiệp để lưu trữ theo quy định các thông tin tối thiểu
về quá trình khai thác, vận hành của xe sau đây:
• Thông tin về xe và lái xe.
• Hành trình của xe.
• Tốc độ vận hành của xe.
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 25

• Số lần và thời gian dừng, đỗ xe.
• Số lần và thời gian đóng, mở cửa xe.
• Thời gian làm việc của lái xe (bao gồm: thời gian lái xe liên tục của người lái
xe và tổng thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe).
Ngoài các thông tin tối thiểu nêu trên, tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
vận tải, thiết bị có thể có thêm các tính năng hỗ trợ quản lý khác.
Điều kiện làm việc

Thi
ết bị GSHT phải nhỏ gọn, có vỏ bọc cứng, đảm bảo trong môi trường làm việc
của xe phải hoạt động bình thường, không làm mất hay thay đổi những dữ liệu đã
được ghi, lưu trữ trong thiết bị GSHT.
Chức năng tự động xác nhận trạng thái hoạt động của thiết bị
Khi bắt đầu hoạt động, thiết bị GSHT phải tiến hành tự kiểm tra và có các tín hi
ệu
thông báo trạng thái hoạt động thiết bị.
Cổng kết nối
Thiết bị GSHT phải có ít nhất một cổng kết nối 9 chân theo chuẩn RS 232 (DB9-
Male, DTE).
Chức năng trao đổi và in dữ liệu thông qua cổng kết nối của thiết bị GSHT
• Phải đảm bảo trích xuất thông qua cổng kết nối để in hoặc sao lưu các dữ liệu
thông tin tối thiểu tức thời liên quan trong quá trình khai thác, vậ
n hành của
xe.
• Khi in, sao lưu hoặc truyền dữ liệu, không được thay đổi hoặc xóa bỏ các dữ
liệu đã được lưu lại trong bộ nhớ của thiết bị GSHT.
• Phải đảm bảo kết nối với máy in di động cầm tay (loại in kim hoặc in nhiệt) để
in ra trực tiếp từ thiết bị GSHT các loại dữ liệu cần in nêu trên theo các chuẩn
thống nhất sau
đây:
 Kết nối với máy in di động cầm tay thông qua cổng kết nối RS 232.
 Xuất ra dữ liệu theo định dạng chuẩn ASCII (dữ liệu thô, tiếng Việt không
dấu).
131_11_RDHĐ-KHCN
VIELINA Trang 26

 Tập lệnh in ESC/POS.
 Định dạng in: 24 ký tự/dòng.

• Các dữ liệu cần in:
 Tốc độ tức thời của xe tại 10 thời điểm bất kỳ trong suốt hành trình chạy
của xe.
 Số lần xe chạy vượt quá tốc độ giới hạn và duy trì liên tục 30 giây trong
suốt hành trình chạy của xe.
 Số lần đóng, mở cửa xe trong suốt hành trình chạy c
ủa xe.
 Thời gian làm việc của lái xe (bao gồm: thời gian lái xe liên tục của người
lái xe và tổng thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe) trong suốt
hành trình chạy của xe.
Dung lượng bộ nhớ:
Dung lượng bộ nhớ của thiết bị GSHT phải đảm bảo ghi và lưu giữ các dữ liệu tối
thiểu liên quan của xe trong thời gian tối thiểu 30 ngày.
Đồng bộ thời gian GPS:
Khi vận hành, tất cả các s
ố liệu liên quan đến thời gian lưu trữ phải được đồng bộ
với thời gian GPS và được hiệu chỉnh theo giờ Việt Nam. Khi mất tín hiệu GPS, phải
tự động chuyển sang sử dụng đồng hồ thời gian của thiết bị đã được đồng bộ với đồng
hồ GPS trước đó.
Phần mềm phân tích dữ liệu
Phần mềm phân tích dữ liệu c
ủa thiết bị GSHT phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu
sau đây:
• Phải có khả năng tìm, truy cập, lưu trữ, thống kê, lập bảng, biểu đồ dữ liệu…
đối với các thông tin tối thiểu liên quan trong quá trình khai thác, vận hành
của xe.
• Phải có các giao diện và kết quả hiển thị bằng tiếng Việt (có dấu hoặc không có
dấu) và tiếng Anh.
• Có khả năng cài
đặt sử dụng với các hệ điều hành thông dụng.

×