Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THIẾT kế bãi CHÔN lấp rác SINH HOẠT 10 năm với CÔNG SUẤT 2000 tấn NGÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.34 KB, 49 trang )

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Mục Lục

I : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ BÃI CHÔN LẤP
1.1.
Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển
mạnh mẽ của ngành công nghiệp, dịch vụ , du lịch vv… kéo theo mức sống của người dân ngày
càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức
khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người
dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Cách quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thành phố, thị xã ở nước ta hiện nay đều
chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường. Không có những bước đi thích
hợp, những quyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lí chất thải rắn
trong quy hoạch , xây dựng và quản lý các đô thị sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường, làm suy giảm
chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát
triển của xã hội.
Trang 1

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia
đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp
CTR ở nước ta không được quy hoạch và thiết kế theo quy định của bãi chôn lấp CTR hợp vệ
sinh. Các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ.
Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư ban
đầu cũng như quá trình vận hành là xử lý CTR theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Rác là
nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí.
1.2.
Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, năm 2004, trên cả nước đã phát sinh
15 triệu tấn CTR trong đó khoảng 250.000 tấn chất thải nguy hại. CTR sinh hoạt (đô thị và nông
thôn) chiếm khối lượng lớn với số lượng khoảng 13 triệu tấn, CTR công nghiệp phát sinh vào
khoảng 2,8 triệu tấn và CTR từ các làng nghề là 770.000 tấn. Do quá trình đô thị hoá diễn ra
mạnh mẽ, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đang tăng nhanh trung bình đạt 0,7-1,0 kg/người/ngày
và có xu hướng tăng đều 10-16% mỗi năm. Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng năm 2009, tổng
khối lượng CTR phát sinh cả nước năm 2008 vào khoảng 28 triệu tấn, trong đó lớn nhất là CTR
đô thị chiếm gần 50%, CTR nông thôn chiếm 30%, lượng còn lại là CTR công nghiệp, y tế và
làng nghề. Dự báo tổng lượng CTR cả nước có thể sẽ phát sinh khoảng 43 triệu tấn vào năm
2015, 67 triệu tấn vào năm 2020 và 91 triệu tấn vào năm 2025, tăng từ 1,6 đến 3,3 lần so với
hiện nay.
1.3.

Hiện trạng quản lý và tái chế chất thải rắn ở Việt Nam

1.3.1.Quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh CTR;
phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử dụng, tái chế; xử lý và tiêu huỷ.
Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận được với phương thức

quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, một
trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý chất thải, còn chưa được chú
trọng. Chưa có các hoạt động giảm thiểu CTR sinh hoạt. Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp
dụng sản xuất còn rất ít, khoảng 300/400.000 doanh nghiệp. Hoạt động phân loại tại nguồn chưa
được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên qui mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 80-82%,
thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư nông thôn ~ 4055%. Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ thu gom chất thải, chủ yêu dựa vào tư
nhân hoặc cộng đồng địa ph¬ương. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn
còn ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị, chưa vươn tới các khu vực nông thôn.
Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa
sâu, chủ yếu được hình thành ở các đô thị lớn. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn
thiếu và yếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi
thu gom vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả của việc phân loại. Tái sử dụng và tái
Trang 2

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp,
phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân
kiểm soát. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn

môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác chủ yếu
dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Việc phục hồi
môi trường đối với các cơ sở xử lý CTR còn nhiều hạn chế. Tình trạng đổ chất thải không đúng
nơi quy định còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng.
1.3.2. Hoạt động tái chế
Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại,
đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về
các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ
tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một
số nơi. Một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như Chỉ
Đạo (Hưng Yên), Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)… Một
số công nghệ đã đ¬ược nghiên cứu áp dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu cơ thành
phân vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên nhiên liệu (Thủy lực máy-Hà Nam)
song kết quả áp dụng trên thực tế chưa thật khả quan. Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam
không được quản lý một cách có hệ thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực
hiện một cách tự phát.
1.4.
Các chính sách của Nhà nước về thúc đẩy tái chế CTR
* Luật bảo vệ môi trường 2005 Luật BVMT 2005 khuyến khích hoạt động giảm thiểu, thu
gom, tái chế và tái sử dụng chất thải (Điều 6), đồng thời bắt buộc tổ chức, cá nhân có hoạt động
làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp
nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ (Điều 66). Luật cũng quy định chất thải phải được
phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp và
tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được hưởng ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn,
đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải (Điều 68).
* Nghị định 59/2007/NĐ-CP Theo Nghị định này, công nghệ xử lý CTR bao gồm 9 loại
hình trong đó có 4 loại công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng: đốt rác tạo nguồn năng lượng; chế
biến phân hửu cơ; chế biến khí biogas; tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng
(Điều 29). Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử
dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng, đồng thời giảm thiểu khối lượng CTR phải

chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.
* Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường Nghị
định này quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo
vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi,
hỗ trợ khác đối với hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Theo đó đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển (R&D) kỹ thuật xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi
trường chiếm 25% doanh thu trở lên; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu
Trang 3

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải là những hoạt
động được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ. Các hoạt động sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải
và các sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải thuộc danh mục được ưu đãi, hỗ trợ.
1.5.
Khái niệm và phân loại chất thải rắn
a. Định nghĩa CTR:
Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con
người vi sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử
dụng nữa.
b. Phân loại CTR:

CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:

 Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại,
công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng.

 Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy
hoặc không có khả năng cháy.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại CTR thành 3 nhóm lớn : Chất thải đô
thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
1.6.

Nguồn gốc và thành phần CTR

1.6.1 Nguồn gốc phát sinh CTR
Nguồn gốc phát sinh, thành phần tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng để thiết kế,
lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý hệ thống quản lý CTR
Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác
quản lý CTR. CTR có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội
như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy công
nghiệp.
a. Khu dân cư: CTR từ khu dân cư phần lớn là các loại thực phẩm dư thừa hay hư hỏng
như rau, quả…; bao bì hàng hóa (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE, PP, thủy tinh, tro…), một số
chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy
tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước
xịt phòng bám trên các rác thải.
b. Khu thương mại, các cơ quan công sở: Chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn,
khu vui chơi giải trí, trạm bảo hành, trạm dịch vụ…, khu văn phòng (trường học, viện nghiên
cứu, khu văn hóa, văn phòng chính quyền…), khu công cộng (công viên, khu nghỉ mát…) thải ra
các loại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng, thức ăn dư thừa từ nhà hàng khách sạn), bao bì (những
bao bì đã sử dụng, bị hư hỏng) và các loại rác rưởi, xà bần, tro và các chất thải độc hại…


Trang 4

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

c. Khu xây dựng: như các công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp… thải
ra các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn… Các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ
thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh…) bao gồm rác
quét đường, bùn cống rãnh, xác súc vật…
d. Khu công nghiệp, nông nghiệp: CTRSH thải được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của
công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp. Ở khu vực nông nghiệp chất thải được thải ra chủ yếu là: lá cây, cành cây, xác gia súc,
thức ăn gia súc thứa hay hư hỏng; chất thải đặc biệt như: thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ
sâu, được thải ra cùng với bao bì đựng các hoá chất đó.
1.6.2 Thành phần CTR
CTR ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức
tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được thành phần của CTRSH một cách chính xác
là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống,
mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, theo mùa trong năm…
Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, công
nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ thống kỹ thuật quản lý

CTR.
Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả phân tích thành phần vật lý của CTRSH
cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải loại như giấy, carton,
nhựa ngày càng tăng lên. Trong khi đó thành phần các chất thải như kim loại, thực phẩm càng
ngày càng giảm xuống.
Bảng 1: thành phần chất thải rắn ở Việt Nam được xác định như sau (Theo Viện Kỹ Thuật
Nhiệt Đới Và Bảo Vệ Môi Trường):
STT

Tên

Thành phần

Tỷ lệ (%)

01

Giấy

Sách, báo và các vật liệu giấy khác

5.1

02

Thủy tinh

Chai, cốc, kính vỡ,...

0.7


03

Kim loại

Sắt, nhôm, hợp kim các loại,...

0.37

04

Nhựa

Chai nhựa, bao túi nilon và các vật liệu
nhựa khác.

10.52

05

Chất hữu cơ dễ cháy

Thức ăn thừa, rau, trái cây, các chất khác

76.3

06

Chất thải nguy hại


Pin, acquy, sơn, bóng đèn, bệnh phẩm

0.15

07

Xà bần

Sành, sứ, beton, đá.

2.68

08

Chất hữu cơ khó phân hủy

Cao su, da, giày da

1.93
Trang 5

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn


09

Chất có thể đốt cháy

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Cành cây, gỗ vụn, lông gia súc, tóc.

Tổng cộng

1.7.

2.15
100

Tính chất của CTR
1.7.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn

Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích
thước, cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR. Trong đó, khối lượng riêng và
độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý CTR đô thị.
1.7.2. Tính chất hoá học của chất thải rắn
Các thông tin về thành phần hoá học các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải.
Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành CTR chủ yếu là xác định phần trăm (%) của các
nguyên tố C, H, O, N, S và tro..
1.7.3. Tính chất sinh học của chất thải rắn
Phần hữu cơ (không kể plastic, cao su, da) của hầu hết CTR có thể được phân loại về
phương diện sinh học như sau:
 Các phân tử có thể hoà tan trong nước như: đường, tinh bột, amino axit và nhiều axit


hữu cơ.
 Bán xenlulo : các sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 carbon.
 Xenlulo : sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon.
 Dầu, mỡ, và sáp: là những este của alcohols và axit béo mạch dài.
 Lignin: một polyme chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl (-OCH3).
 Lignoxenlulo: là kết hợp của lignin và xenlulo .
 Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino axit.

Tính chất quan trọng nhất của CTR đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được
chuyển hoá sinh học thành khí, các chất hữu cơ ổn định và các chất vô cơ. Sự tạo mùi hôi và phát
sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong CTR đô thị chẳng
hạn như rác thực phẩm.

Trang 6

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

1.8.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn thông dụng
Có rất nhiều phương pháp đã được nghiên cứu và áp dụng trong công tác xử lý chất thải

rắn, sơ bộ có thể xếp chúng thành ba nhóm lớn được trình bày một cách tổng quát như bảng 1
sau:
-

-

-

Phương pháp cơ học: là một phương pháp xử lý sơ bộ, nhằm làm cho rác có thể tích nhỏ
hơn, vụn hơn để có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp xử lý tiếp theo. Các ví dụ điển
hình của phương pháp này là nén, ép, băm nhỏ, nghiền rác, hay phân loại rác…Phương
pháp này được áp dụng để tách kim loại, thủy tinh, giấy ra khỏi chất thải, làm khô bùn bể
phốt, tạo rắn với chất bán lỏng…
Phương pháp nhiệt: làm biến đổi rác trở thành những chất vô hại hoặc ít độc hại hơn,
giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Một số biện pháp xử lý hóa
học thông dụng là thiêu đốt rác, nhiệt phân, khí hóa…Phương pháp này có chi phí đầu tư
cũng như chi phí vận hành cao nên thường chỉ áp dụng để xử lý chất thải độc hại hoặc xử
lý chất thải đô thị với một số quốc gia hiếm đất chôn lấp, điển hình là Nhật Bản.
Phương pháp sinh học: là một trong những phương pháp thông dụng nhất, hiệu quả
nhất, rẻ tiền và ít gây ô nhiễm môi trường nhất. Nguyên tắc của phương pháp này là sử
dụng tính năng phân hủy chất thải rắn của các loại vi khuẩn để xử lý rác. Qúa trình xử lý
có thể là lên men kị khí hoặc ủ hiếu khí. Đối với chất thải rắn sinh hoạt, do hàm lượng
chất hữu cơ cao (45 – 50% về trọng lượng) nên có thể áp dụng phương pháp bởi sản
phẩm của quá trình lên men hữu cơ có thể làm phân hữu cơ, góp phần cải tạo đất nông
nghiệp.

Bảng 2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị
STT
1. Cơ học


Chi tiết phương pháp
Giảm kích
thước cơ
học

2. Nhiệt
3. Sinh học
và hóa học

Phân loại
theo kích
thước

Đốt

Phân loại
theo khối
lượng riêng

Phân loại
theo
điện/từ
trường

Khí hóa

Ủ hiếu khí

Nén ép


Nhiệt phân
Lên men kị khí

II/. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1. Các phương pháp chôn lấp chất thải sinh hoạt

Có rất nhiều hệ thống và quan điểm phân loại phương pháp chôn lấp CTR khác
nhau được trình bày như sau :
Trang 7

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

2.1.1. Theo hình thức chôn lấp :
- Bãi hở : là phương pháp cổ điển, đã được áp dụng từ rất lâu.Đây là phương pháp rẻ tiền
nhất, chỉ tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy
nhiên phương pháp này lại đòi hỏi diện tích bãi rác lớn. Do vậy ở các thành phố đông dân cư và
đất đai khan hiếm thì phương pháp này trở nên tốn kém.
- Chôn dưới biển : việc thải bỏ quá mức CTR xuống biển sẽ gây tác động lớn đến lớp vi
sinh vật cũng như lớp thực vật đáy, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của hệ sinh vật biển. Vì vậy,
chôn rác dưới biển không còn được đánh giá là hiệu quả.
- BCL hợp vệ sinh : áp dụng ở nhiều đô thị trên thế giới cho quá trình xử lý rác thải.

Ví dụ : ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này
. Hình 1: Sơ đồ cấu trúc BCL

2.1.2 Theo chức năng :
- BCL CTR sinh hoạt hỗn hợp : ngoài lượng CTRSH cần chôn lấp, một lượng nhất định
các CTR công nghiệp không nguy hại và bùn ( được tách nước sao cho nồng độ chất rắn từ 51%
trở lên ) được phép đổ ở BCL thuộc nhóm này.
- BCL chất thải đã nghiền : áp dụng ở những nơi có chi phí chôn lấp cao, vật liệu che phủ
không có sẵn và lượng mưa thấp hoặc tập trung theo mùa.Với loại bãi này khối lượng riêng của
rác tăng 35% so vơi chât thải ban đầu, CTR được nghiền trước khi chôn lấp và không cần che
phủ hằng ngày, làm giảm các vấn đề mùi, ruồi nhặng, chuột, bọ và gió thổi bay rác vì rác nghiền
bị nén chặt hơn và bề mặt đồng nhất hơn.
- BCL những thành phần chất thải riêng biệt : dùng để chôn chất thải riêng biệt như tro,
amiang,…thường định nghĩa là chất thải theo quy định.
Trang 8

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

- Các BCL khác: tùy mục đích quản lý BCL như : BCL được thiết kế nhằm tăng tốc độ
sinh khí và BCL vận hành như những đơn vị xử lý CTR hợp nhất.
2.1.3.Theo địa hình :

- Phương pháp đào hố / rãnh : dùng cho khu vực có độ sâu thích hợp, vật liệu che phủ sẵn
có và mực nước ngầm không gần bề mặt, thích hợp cho những vùng đất bằng phẳng hay nghiêng
đều đặc biệt những nơi có chiều sâu lớp đất đào tại bãi đổ đủ để bao phủ rác nén.
- Phương pháp chôn lấp trên khu đất bằng phẳng : được sử dụng khi địa hình không cho
phép đào hố hoặc mương. Khi đó cần phải xây một con đê đất để đỡ chất thải khi nó được đổ và
trải thành lớp mỏng .
- Phương pháp chôn lấp hẻm núi / khu mỏ đã khai thác/ hố đào : các hẻm núi, khe núi, hố
đào, nơi khai thác mỏ…có thể được dùng làm BCL. Vật liệu che phủ lấy từ vách hoặc đáy núi
trước khi đặt lớp lót đáy.
2.1.4. Theo loại CTR tiếp nhận :
- BCL CTR khô : dùng chôn lấp các chất thải thông thường ( rác sinh hoạt, rác đường phố
và rác công nghiệp ).
- BCL CTR ướt : dùng chôn lấp chất thải dạng bùn nhão.
- BCL CTR hỗn hợp : dùng để chôn lấp chất thải thông thường và bùn nhão.
2.1.5. Theo kết cấu :
- BCL nổi : nơi xây BCL có địa hình bằng phẳng, hoặc không dốc lắm ( vùng đồi gò )
- BCL chìm : chôn lấp dưới các hồ tự nhiên, mỏ khai thác cũ, hào, mương, rãnh.
- BCL kết hợp : chất thải không chỉ được chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất
đống lên trên.
- BCL ở khe núi : là loại bãi hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở vùng núi, đối cao.
Hình 2: minh họa BCL nổi, chìm và kết hợp :

Trang 9

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464



Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

2.1.6. Theo qui mô

Qui mô BCL CTR đô thị phụ thuộc qui mô đô thị như dân số, lượng CTR phát sinh, đặc
điểm CTR…Theo Thông tư liên tịch số 01 / 2001/TTLT-BKHCNMT-BXD : hướng dẫn đối với
việc lựa chọn địa điểm, xây dựng, vận hành BCL CTR

Bảng 3: Bảng phân loại BCL theo qui mô đô thị
Trang 10

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

Loại
BCL

Dân số đô
thị


Lượng rác
(tấn/năm)

Diện tích BCL
(ha)

Thời hạn sử
dụng (năm)

Nhỏ

< 100.000

20.000

<10

<5

Vừa

100.000300.000

65.000

10-30

5-10


Lớn

300.0001000.000

200.000

30-50

10-15

Rất lớn

> 1000.000

>200.000

>50

15-30

(Nguồn: trang 121 - Quản lý chất thải rắn – GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng
Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái)
2.2. Các phương pháp xử lý
2.2.1. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
hính thành chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu
đối với quá trình.
Ưu điểm: tái sử dụng rác ở dạng phân hủy, có thể kiểm soát sự phát tán ô nhiễm không khí.
Nhược điểm: dạng xử lí rác này khá tốn kém, đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, công nhân có
trình độ chuyên môn cao. Rác được phân loại ngay tại nguồn (thành phần hữu cơ ).

Các yếu tố ảnh hưởng qua trình ủ sinh học:
Độ ẩm: vật liệu quá khô không đủ cho vi sinh vật phân hủy. Độ ẩm tối ưu: 52 – 58%.
Nhiệt độ: 40 – 50oC mới phân hủy được.
Kích thước hạt: nhỏ hơn 25mm. Vật liệu nghiền 55 – 70mm. Vật liệu phải có tỉ lệ C:N =
50:1. Xáo trộn nhẹ nhàng, phải giữ độ pH không tăng để khỏi làm mất hàm lượng nitơ trong
phân.
2.2.2. Xử lý CTR bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lí cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể
xử lí bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy
trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không
cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải
rắn được chôn lấp.
Công nghệ đốt có những ưu điểm: Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị.
Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích đất sử
dụng làm bãi chôn lấp rác.
Trang 11

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là: vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng
lực kỹ thuật và tay nghề cao. Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý

cao.
2.2.3. Xử lý sơ bộ Chất thải rắn
a. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học
Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý CTR. Ở nhiều đô thị, một số phương
tiện vận chuyển CTR được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nén ép, điều này góp phần làm
tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi
chôn lấp. Các thiết bị nén ép có thể là các máy nén cố định và di dộng hoặc các thiết bị nén ép
cao áp.
b. Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học
Chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụ gia đông cứng, khi
đó thể tích các chất thải có thể giảm đến 95%.
Giảm kích thước bằng phương pháp cơ học: Chủ yếu là dùng phương pháp cắt hoặc
nghiền.
Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn: Để thuận tiện cho việc xử lí người ta phải
tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn. Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lí
để thu hồi tài nguyên từ chất thải rắn, dùng cho quá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặc
cho các quá trình thu hồi năng lượng sinh học. Hiện nay người ta áp dụng các phương pháp tách,
phân chia các hợp phần trong CTR bằng thủ công hoặc bằng cơ giới:
Bằng phương pháp thủ công: Dùng sức người
Bằng phương pháp cơ giới: Trong công nghệ có sấy khô, nghiền sau đó mới dùng thiết bị
tách (quạt gió, xyclon)
Vị trí tách, phân chia các hợp phần có thể như sau:
Tách ngay từ nguồn CTR;
Tách tại trạm trung chuyển;
Tách ở các trạm tập trung khu vực;
Tách tại trạm xử lý CTR: phục vụ cho việc xử lý sao cho có hiệu quả;
Tách kim loại ra khỏi CTR, tách các loại giấy, carton, polietylen.
c. Làm khô và khử nước
Ở nhiều trạm xử lý thu hồi năng lượng đốt phần nhẹ đã nghiền của CTR được sấy khô sơ
bộ để giảm lượng ẩm và giảm trọng lượng. Khi bùn cặn từ trạm xử lý nước thải cần được đốt

cháy hoặc được sử dụng để làm nhiên liệu thì người ta phải khử nước trong bùn.
Trang 12

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho các loại chất là bùn xả ra từ các nhà máy xử lí nước
và nước thải.
d. Xử lý bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cở sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà
máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có
thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic…được thu hồi để tái chế. Những
chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm
giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.
Các kiện rác đã ép nén này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những
vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát.
Trên diện tích này, có thể sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công viên, vườn hoa, các
công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lí rác.
Lựa chọn công nghệ: Với quy mô lượng rác lớn 2000 tấn/ngày, và phần nhiều trong đó là
CHC có khả năng phân hủy sinh học. Chúng tôi nhận thấy với lượng CHC lớn như vậy khi tiến
hành chôn lấp có thể tận dụng lượng khí sinh ra từ quá trình ủ kị khí trong bãi chôn lấp, dùng
làm chất đốt cung cấp năng lượng.

Cách xử lý được chọn : Bãi Chôn Lấp
2.3 Bãi Chôn Lấp
2.3.1 Khái niệm Bãi Chôn Lấp:
BCL là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch, lựa chọn, thiết kế, xây dụng để
thải bỏ CTR.
BCL bao gồm các ô chứa chất thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ khác nhau như
trạm xử lý nước, khí thải, cung cấp điện, nước và văn phòng điều hành…
Quy mô bãi chôn lấp chất thải nguy hại được quy định trong bảng 4:

Bảng 4: Phân loại quy mô bãi chôn lấp theo diện tích (nguồn TCVN 320-2004)
TT

Loại bãi

Diện tích (ha)

1

Nhỏ

<1
Trang 13

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464



GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

2

Vừa

≥1–3

3

Lớn

≥3 – 6

2.3.2 Phân loại BCL:
a. Phân loại theo tính chất:
- BCL khô: là BCL các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác đường phố và rác công
nghiệp).
- BCL ướt: là BCL dùng để chôn lấp chất thải dưới dạng bùn nhão.
- BCL hỗn hợp khô, ướt: là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường và cả bùn nhão.
Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả năng hấp thụ nước rỉ
rác của hệ thống thu nước rác, không để cho nước rỉ rác thấm đến nước ngầm.
b. Phân loại theo cấu tạo:
- BCL nổi: là BCL xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc không
dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao đến 15m. Trong trường hợp này xung
quanh bãi phải có các đê và đê phải không thấm để ngăn chặn quan hệ nước rác với nước mặt
xung quanh.
- BCL chìm: là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, moong khai thác

cũ, hào, mương, rãnh
- BCL kết hợp chìm nổi: là loại bãi xây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất thải không chỉ được
chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên.
- BCL ở các khe núi: là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các vùng
núi, đồi cao
2.3.3 Ưu và nhược điểm của bãi chôn lấp
a. Ưu điểm
- Ở những nơi có đất trống, BCL hợp vệ sinh thường là phương pháp kinh tế nhất cho việc
đổ bỏ CTR
- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL hợp vệ sinh thấp so với các phương pháp
khác (đốt, ủ phân)
- BCL hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần thiết phải thu gom riêng
lẻ hay phân loại
- BCL hợp vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng.
Trang 14

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm thiểu được
các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí
- Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt

b. Nhược điểm
- Các BCL hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích rộng lớn.
- Các lớp đất phủ ở các BCL hợp vệ sinh thường hay bị gió thổi và phát tán đi xa.
- Các BCL hợp vệ sinh thường sinh ra các khí CH4 hoặc khí H2S độc hại có khả năng gây
ngạt. Tuy nhiên khí CH4 có thể được thu hồi để làm khí đốt.
- Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm không
khí.
2.3.4 Các thành phần gây ô nhiễm trong Bãi Chôn Lấp:
A. Ô nhiễm không khí:
Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ BCL bao gồm: NH3, CO2, CO, H2 ,N2 và O2. Khí
CH4 và CO lá các khí chính sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có khả năng
phân hủy sinh học trong rác. Nếu khí CH4 tồn tại trong không khí ở nồng độ từ 5 – 15% sẽ phát
nổ. Do hàm lượng O2 tồn tại trong BCL ít nên khi nồng độ khí CH4 đạt ngưỡng tới hạn vẫn ít có
khả năng gây nổ BCL. Tuy nhiên, nếu các khí BCL thoát ra bên ngoài và tiếp xúc với không khí,
có khả năng hình thành hỗn hợp khí metan ở giới hạn gây nổ. Các khí này cùng tồn tại trong
nước rỉ rác với nồng độ tùy thuộc vào nồng độ của chúng trong pha khí khi tiếp xúc với nước rỉ
rác.

Bảng 5: Thành phần khí hình thành từ bãi chôn lấp:
Thành phần

% Thể tích khô

Methane

45-60

Carbon dioxide

40-60


Nitrogen

2-5
Trang 15

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

Sulfide,disulfide,mercaptants,..

0,1-1,0

Amonia

0-1,0

Hydrogen

0-0,2

Cacbon monoxide


0-0,2

Khí khác

0,01-0,6

Hơi nước

Bão hòa

Cơ chế hình thành các khí trong BCL:

Trang 16

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

B. Ô nhiễm do nước rỉ rác:
1. Phân loại nước rỉ rác
Theo đặc điểm và tính chất, nước rác được phân ra làm 2 loại:
- Nước rác tươi (nước rỉ rác khi không có mưa).

- Nước rác khi có nước mưa: nước mưa thấm qua bãi rác và hoà lẫn nước rác.
Theo đặc điểm hoạt động của BCL:
- Nước rác phát sinh từ các BCL cũ, đã đóng cửa hoặc ngừng hoạt động; thành phần và
tính chất loại nước rác này phụ thuộc vào thời gian đã đóng bãi, mức độ phân huỷ các thành
phần hữu cơ trong bãi rác.
- Nước rác phát sinh từ các BCL đang hoạt động và vận hành
2. Lưu lượng nước rác - Đặc điểm thành phần và tính chất của nước rác


Lưu lượng và nồng độ nước rác tươi
Nước rỉ rác tươi thường có lưu lượng nhỏ, nồng độ các chất ô nhiễm cao.

Nước rỉ rác có thành phần BOD, COD, N- NH và thành phần kim loại nặng cao. Kết quả
nghiên cứu Trung tâm môi trường ECO (TP Hồ Chí Minh) cho thấy, trong nước rỉ rác, hàm
lượng chất hữu cơ không có khả năng phân huỷ sinh học chiếm tỷ lệ cao, hàm lượng nitơ tổng
rất lớn (có trường hợp lên đến 3.2000mg/l). Do đó, nước rỉ rác sau khi xử lý sinh học thường có
hàm lượng COD dao động trong khoảng 400-500 mg/l (chủ yếu là lượng COD trơ).


Lưu lượng và nồng độ nước rác khi có mưa

Lưu lượng nước mưa thường rất lớn so với nước rác, có thể gấp hàng trăm thậm chí tới
hàng ngàn lần, phụ thuộc vào thời gian và cường độ mưa. Lưu lượng nước rác khi có mưa phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: (1) Thời gian và cường độ mưa; (2) diện tích lưu vực, (3) hệ số thấm của
bãi rác đối với nước rác: độ rỗng xốp của bãi rác, kích thước và thành phần vật liệu trong bãi rác,
(4) các khoáng chất, hàm lượng muối và các chất dễ hoà tan có trong bãi rác; (5) cấu tạo và
thông số kỹ thuật của bãi rác: chiều dày chôn lấp, cấu tạo và chiều dày các lớp phủ trung gian,
lớp phủ bề mặt; cấu tạo các lớp chống thấm thành và đáy BCL.
Nước rác khi có mưa ban đầu nồng độ các chất ô nhiễm cao. Ngoài ra các chất ô nhiễm
của rác tươi, nước mưa do lưu lượng và tốc độ thấm lớn dễ cuốn trôi các thành phần khoáng

chất, các muối dễ hòa tan và các chất ô nhiễm khác có trong bãi rác. Sau đó, nồng độ các chất ô
nhiễm có xu hướng giảm dần nếu trận mưa vẫn tiếp tục. Thực tế cho thấy, đối với các trạm xử lý
nước rác hiện nay, các nhà thiết kế mới chỉ tính đến lưu lượng nước rỉ rác, còn nước mưa đặc
biệt là những khi có trận mưa lớn, lưu lượng này chưa được xem xét và tính toán một cách thấu
đáo. Đối với các BCL đang hoạt động, vấn đề tách riêng lượng nước mưa ra khỏi nước rác là
Trang 17

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

không thể; vì hầu hết các BCL đều không có mái che. Hơn nữa do tính chất hoạt động thường
xuyên cũng như tính đặc thù của BCL, cần tính toán cả lưu lượng nước mưa và lưu lượng nước
rác; cũng như nghiên cứu sự thay đổi về lưu lượng, nồng độ của nước rác khi có mưa. Vấn đề
này cần được tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu quả xử lý nước rác.
2.3.5 Quy định về thiết kế thi công bãi chôn lấp CTR:
a. Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến khu dân cư:
Bảng 6 – Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp (nguồn TCVN 320-2004)
Đối tượng cần
cách ly

Đặc điểm và quy mô các
công trình


Đô thị
Sân bay, các khu công
nghiệp, hải cảng
Thị trấn, thị tứ, cụm dân
cư ở đồng bằng và trung
du

Cụm dân cư miền núi

Công trình khai thác
nước ngầm

Khoảng cách tới đường
giao thông

Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m)
Bãi chôn
lấp nhỏ

Bãi chôn
lấp vừa

Bãi chôn
lấp lớn

Các thành phố, thị xã

≥5.000


≥10.000

≥15.000

Quy mô nhỏ đến lớn

≥3.000

≥5.000

≥10.000

≥ 15 hộ:
- Cuối hướng gió chính

≥3.000

- Các hướng khác

≥500

- Theo hướng dòng chảy

≥5.000

≥ 15 hộ, cùng khe núi
(có dòng chảy xuống)

≥3.000


≥5.000

≥5.000

CS <100 m3/ng

≥100

≥300

≥1.000

CS 100-10.000 m3/ng

≥300

≥1.000

≥3.000

CS ≥10.000 m3/ng

≥1.000

≥2.000

≥5.000

Quốc lộ, tỉnh lộ


≥300

≥500

≥1.000

Chú thích:
Khoảng cách trong bảng trên được tính từ vành đai công trình đến hàng rào bãi chôn lấp.
b. Các công trình:
Khu chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:
Trang 18

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

Khu tiền xử lý
Khu chôn lấp
Khu xử lý nước rác
Khu phụ trợ
Các hạng mục công trình được quy định trong bảng 7:
Bảng 7: Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp (nguồn TCVN 320-2004)
Loại bãi chôn lấp


BCL lớn

BCL vừa

BCL nhỏ

Khu phân loại chất thải

x

x

x

Khu xử lý đóng bánh và làm khô

x

x

x

Khu ổn định hóa

x

x

x


Ô chôn lấp

x

x

x

Hệ thống thu gom nước rác

x

x

x

Hệ thống thu gom và xử lý khí rác

x

x

x

Hệ thống thoát và ngăn nước mưa

x

x


x

Hệ thống quan trắc nước ngầm

x

x

x

Đường nội bộ

x

x

x

Hàng rào và cây xanh

x

x

x

Bãi hoặc kho chứa chất phủ bề mặt

x


x

x

Trạm bơm nước rác

x*

x*

x*

Công trình xử lý nước rác

x

x

x

Hồ trắc nghiệm

x

x

x

Ô chứa bùn


x

x

x

Hạng mục
Khu tiền xử lý

Khu chôn lấp

Khu xử lý nước rác

Khu phụ trợ
Trang 19

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

Loại bãi chôn lấp


BCL lớn

BCL vừa

BCL nhỏ

Nhà điều hành

x

x

x

Nhà ăn ca

x

x

Khu vệ sinh và tắm

x

x

x

Trạm phân tích


x

x

x

Trạm cân

x

x

x

Nhà để xe

x

x

x

Trạm rửa xe

x

x

x


Xưởng cơ điện

x

x

x

Kho

x

x

x

Hệ thống cấp, thoát nước, cấp điện, thông tin
liên lạc

x

x

x

Hạng mục

Chú thích: x - Hạng mục công trình bắt buộc phải có.
x* - Trạm bơm nước rác không nhất thiết phải có nếu địa hình cho phép nước rác từ hệ
thống thu gom tự chảy vào các công trình xử lý nước rác.

III/. TÍNH TOÁN BÃI CHÔN LẤP
3.1. Nhiệm vụ của đồ án:
“ Thiết kế bãi chôn lấp rác sinh hoạt hợp vệ sinh hoạt động trong thời gian 10 năm với
công suất tiếp nhận rác 2000 tấn/ngày”
Ngoài đáp ứng được các điều kiện vị trí, địa chất thuỷ văn công trình, CTR được chấp
nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải là các loại chất thải không nguy hại, có khả năng
phân hủy tự nhiên theo thời gian, bao gồm:
Rác thải gia đình;
Rác thải chợ, đường phố;
Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây;
Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crôm);
Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống;
Trang 20

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp
(chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia giải khát, giấy, giày, da…;
Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn khô lớn hơn 20%;
Phế thải nhựa tổng hợp;
Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt

Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu.
Kích thước 1 ô chôn lấp
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh với công suất 2000(tấn rác thải/ ngày) = 7300000(tấn rác thải/
năm), theo Bảng 8, quy mô bãi chôn lấp là rất lớn.
Diện tích đường nội bộ chiếm và khu phụ trợ chiếm 25% diện tích bãi chôn lấp (theo
TCXDVN 261 : 2001).
Bảng 8- Lựa chọn quy mô bãi chôn lấp
Dân số
(1000
người)

Khối lượng chất
thải (1000
tấn/năm)

Thời gian sử
dụng (năm)

Quy mô bãi

Đô thị cấp 4,5, cụm CN
nhỏ

Dưới 100

Dưới 20

Dưới 5

Nhỏ


Đô thị cấp 3, 4, khu CN,
cụm CN vừa

100-500

20-65

Từ 5-10

Vừa

Đô thị cấp 1, 2, 3, khu
CN, khu chế xuất

500-1000

65-200

Từ 10-15

Lớn

Đô thị cấp 1,2, khu CN
lớn, khu chế xuất

Trên 1000

Trên 200


Từ 15-30

Rất lớn

Loại đô thị, khu công
nghiệp

(theo TCXDVN 261:2001)
BẢNG 9 - PHÂN LOẠI QUI MÔ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
STT

Loại bãi

Dân số đô thị hiện tại

Lượng rác

Diện tích
bãi

1

Nhỏ

Ê 100.000

20.000 tấn/năm

Ê 10 ha


2

Vừa

100.000 - 300.000

65.000 tấn/năm

10 - 30 ha

3

Lớn

300.000 - 1.000.000

200.000 tấn/năm

30 - 50 ha
Trang 21

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

4

Rất lớn

³ 1.000.000

> 200.000 tấn/năm

³ 50 ha

(Theo TCVN 6696:2000)
Chọn số ô chôn lấp của bãi chôn lấp là 10.
Các thông số thiết kế ô chôn lấp theo TTLT-BKHCNMT-BXD 01 / 2001 như sau :
- Các lớp rác sẽ được trải lên mặt đất với độ dầy là 60cm sau đó đầm nén sao cho tỷ trọng
là 0.8 tấn/m3.
- Chọn chiều cao 1 lớp chất thải : hr = 1 m ( tối đa 2,2 m )
- Chiều dày lớp phủ trung gian : hTG = 0,2 m
- Chiều dày lớp lót đáy : hlđ = 1,3 m
- Chiều dày lớp phủ bề mặt: hbm = 1,3 m
- Để giữ đươc rác ta sẽ sử dụng đê để chắn rác. Đê này sẽ có chiều cao là h1 = 3m.
Tổng chiều dày của ô chôn lấp từ đáy đến đỉnh phải nằm trong khoảng 15 – 25 m (TTLTBKHCNMT-BXD 01 / 2001) .
Tổng lượng rác đem chon trong 1 năm : M = 730000 tấn
Thể tích thực ô chôn lấp (rác sau đầm nén và 15 % lớp trung gian)
Vr = 1,15M / D = 1.15*730000/0.8= 1095000 m3.
Giả sử diện tích và địa hình nơi chôn lấp đủ rộng cho việc thiết kế ô chôn lấp có mặt đáy
hình vuông và ô chôn lấp được xây theo kiểu nửa chìm nửa nổi.
Ta có phần chìm có dạng như sau :


Vr = 1,15M / D

- Cạnh AB1 = 250 m
- Cạnh CH1 = 9.6 m
Trang 22

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành

- Theo quy phạm, độ dốc taluy là 1 : 2, nên BH = 2 CH = 19.2 m
- Cạnh CD1 = AB1 – 2 BH1 = 250 – 2.19.2 = 212 m
Thể tích phần chìm V1 = 1/3.CH [ AB + CD + sqrt ( AB . CD )] = 513421 m3
Tính tương tự phần nổi (tương ứng hình thang trên lật ngược lên), ta có :
AB2 = 250 m, CH2 = 6 m, BH2 = 12 m, CD2 = 226 m.
Thể tích phần nổi V2 = 1/3.CH2 [ AB2 + CD2 + sqrt ( AB2 . CD2 )] = 340152 m3
AB3 = 226 m, CH3 = 4.8 m, BH3 = 9.5 m, CD2 = 207 m.
Thể tích phần nổi V3 = 1/3.CH3 [ AB3 + CD3 + sqrt ( AB3 . CD3 )] = 225131 m3
thể tích ô chôn lấp V = V1 + V2 +V3= 51342 + 340152 + 225131= 1078704 m3

Tổng

Kiểm tra lại với thể tích rác trung bình : Sai số ∂ = ( V – Vr ) / Vr = 1,4 %

- Số lớp rác trong ô chôn lấp (CH1 + CH2 + CH3)/ (hr + hTG) = 20.4 / 1,2 = 17 lớp
- Ta phân chia làm 8 lớp chìm ( sâu 9.6 m) và 9 lớp nổi ( cao 10.8 m )
Tổng chiều dày ô chôn lấp từ đáy đến đỉnh H = 17 (hr + hTG ) + hbm = 17 ( 1 + 0,2 ) + 1,3
= 21.7 m nằm trong khoảng 15 – 25 m.
3.2 Thiết kế kỹ thuật lớp lót đáy, lớp phủ trung gian và lớp phủ bề mặt:
- Lớp lót đáy : Để đảm bảo an toàn không xảy ra sụt lún và khả năng chịu tải khi vận hành
BCL lớp lót đáy cần có cấu trúc các lớp sau (từ trên xuống) [9] :
+ Lớp đất bảo vệ (0,3 m)
+ Lớp vải địa chất
+ Lớp sỏi (0, 2 m)
+ Lớp cát (0, 2 m)
+ Lớp vải địa chất
+ Lớp chống thấm HPDE (1,5 mm)
+ Lớp sét chống thấm (0,6 m)
Kết cấu đáy (hình 3.1) phải đảm bảo các yêu cầu : chống thấm tốt (hệ số thấm ≤ 10-7 cm/s)
và sức chịu tải > 1 kg/cm2 .

Trang 23

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

GVHD: ThS. Dương Thị Thành


Hình 3.1 : Cấu tạo ô chôn lấp
- Lớp phủ trung gian : là lớp đất phủ dày 20 cm lấy từ đất đào trong quá trình xây BCL.
Đất phải có thành phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ được trải đều khắp và
kín lớp chất thải.
- Lớp phủ bề mặt : Để đảm bảo tránh phát tán khí, mùi bãi rác ra môi trường và tránh
lượng mưa xâm nhập vào BCL làm tăng lượng nước rỉ rác. Lớp phủ trên cùng phải đảm bảo độ
dày, độ co giãn chống rạn nứt bãi rác từ quá trình PHSH của các chất hữu cơ. Để tránh xói mòn
và tạo cảnh quan người ta trồng các loại cây bụi và cây rễ chùm trên bề mặt lớp đất này.Cấu trúc
lớp đất (từ trên xuống) như sau :
+ Lớp đất trồng cỏ (0,4 m)
+ Lớp cát thoát nước (0,3 m)
+ Lớp vải địa chất
+ Lớp chống thấm HPDE (1,5 mm)
+ Lớp đất sét (0,6 m)
3.3. Thiết kế hệ thống thu gom khí
Tính toán sơ bộ
Trang 24

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464


GVHD: ThS. Dương Thị Thành

Đồ Án Môn Học Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Rắn

Bảng 10. Thành phần của rác thô

STT

Loại rác

Thành phần khối lượng, %

I

Chất thải vô cơ và chất thải khó phân hủy sinh
học

5

1

Kim loại

2

Thủy tinh

3

Bã vôi, gạch đá, cát

4

Tro xỉ

5


Rác điện tử

6

Plastic các loại

7

Các loại bao bì

II

Chất thải hữu cơ phân hủy sinh học chậm

38

8

Cao su, da, giả da

7

9

Gỗ vụn, mạt cưa

25

10


Sơn keo, hóa chất, dung môi

5

11

Vải giẻ

1

III

Chất thải hữu cơ phân hủy sinh học nhanh

57

12

Bùn khô từ xử lý nước thải

17

13

Các loại rác hữu cơ

40

5


Tra cứu theo các bảng 2.9 và 2.10 trang 46 và 47 của tài liệu Quản lý và xử lý Chất thải
rắn, Nguyễn Văn Phước, NXB ĐHQG TP. HCM, 2009 ta lập được bảng thống kê phần trăm % độ
ẩm theo khối lượng của các loại rác như sau:
Bảng 11. Độ ẩm của một số loại chất thải hữu cơ (CTHC) phân hủy sinh học chậm và phân
hủy sinh học nhanh
ST
T

Loại rác

Độ ẩm,
%

ST
T

Loại rác

Độ ẩm,
%

Trang 25

SVTH: Bùi Thế Hiển
Đinh Văn Hưng

91001022
91101464



×