Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ XANH NĂNG LƯỢNG XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.9 KB, 24 trang )

CÔNG NGHỆ XANH NĂNG LƯỢNG XANH
1. Năng lượng sạch được hiểu như thế nào? Phân tích vai trò của năng lượng sạch
trong phát triển kinh tế và bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu? Những dạng năng
lượng sạch nào đang được ưu tiên phát triển ở Việt Nam hiện nay? Vì sao?


Năng lượng sạch: Là loại năng lương khi sử dụng ít gây ô nhiễm và tốt hơn cho môi
trường.

- Năng lượng sạch không gây ô nhiễm không khí hay sản phẩm phụ nhiễm độc trong tiến
trình phát điện.
VD các dạng NLS: NL hạt nhân, khí ga thiên nhiên, than sạch, NL mặt trời, gió……


Vai trò của NLS trong phát triển kinh tế và bối cảnh thích ứng với BĐKH:

- Lợi ích của việc sử dụng năng lượng sạch với môi trường:
+ Không (ít) phát sinh khí CO2, thủy ngân, NOx, SOx, …vào MT → giảm BĐKH, nhiễm
độc thủy ngân, mưa axit, sương khói quang hóa..
+ Không cần khai thác triệt để các nguồn nguyên liệu hóa thạch → Giảm tác động xấu đến
môi trường đất, bảo tồn cho thế hệ tương lai.
+ Các nguồn NL tái tạo gần như là vô tận và vô hại với MT.
- Lợi ích của việc sử dụng năng lượng sạch với kinh tế:
+ Giá không phụ thuộc vào giá của các nguồn năng lượng truyền thống
+ Công nghệ xanh ngày càng hiện đại và chi phí vừa phải.
+ Tạo việc làm mới trong lĩnh vực công nghiệp NL xanh
+ Đảm bảo an ninh năng lượng
+ Phát triển tại các vùng ngoại ô.
- Bối cảnh thích ứng với BĐKH:
Hiện tại việc sử dụng các nguồn NL truyền thống như năng lượng hóa thạch đang gây ra
nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, khí hậu cực đoan, hiệu ứng nhà kính và đặc biệt là


BĐKH đang gia tăng trên thế giới. Việc phát triển các ngành công nghiệp, sử dụng nguồn
NL hóa thạch, phát thải ô nhiễm do hoạt động sống của con người đang càng gia tăng điều
này đang góp một phần lớn đến việc tăng cường của BĐKH toàn cầu. Vì vậy con người
đang đưa ra các giải pháp giảm BĐKH và các tác hại của nó đến đời sống của con người
hiện nay, đặc biệt là tác động đến các đối tượng “dễ bị tổn thương” do BĐKH, trong đó giải
pháp về nguồn NL sạch là một giải pháp tích cực, tốt nhất hiện nay vì nó đảm bảo được


nguồn NL cho sử dụng sản xuất mà lại ít gây ô nhiễm môi trường. vừa đảm bảo giữa phát
triển kinh tế và giảm tác động môi trường, bảo vệ môi trường.


Các dạng NL sạch được ưu tiên phát triển ở VN:

- Thủy điện nhỏ: Là dạng Năng lượng tái tạo khả thi nhất về mặt kinh tế - tài chính tại VN.
Hiện nay nước ta có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện
nhỏ, qui mô từ 100kW tới 30MW với tổng công suất đặt trên 7.000MW, các vị trí này tập
trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Năng lượng gió: Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có
một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng
biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại biển Đông khá mạnh và thay
đổi nhiều theo mùa.Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á, Ngân hàng Thế
giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam
có tiềm năng gió lớn nhất với tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW
tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự
báo của ngành điện vào năm 2020. Theo các báo cáo thì tiềm năng năng lượng gió của Việt
Nam tập trung nhiều nhất tại vùng duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các
đảo.
- Năng lượng sinh khối: Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn
năng lượng sinh khối. Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ

cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Khả năng khai
thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu
tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản
xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là:
Trấu ở Đồng bằng Sông Cửu long, Bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt
ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ
khác từ chế biến nông-lâm-hải sản.
- Năng lượng mặt trời: Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng
lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước, với cường độ bức
xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2. Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500
giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo
hướng tăng dần về phía Nam là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời.
- Năng lượng địa nhiệt: Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ. Tuy
nhiên, với số liệu điều tra và đánh giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa nhiệt ở Việt
Nam có thể khai thác đến trên 300MW. Khu vực có khả năng khai thác hiệu quả là miền
Trung.Hiện tại, sử dụng năng lương tái tạo ở Việt Nam mới chủ yếu là năng lượng sinh khối
ở dạng thô cho đun nấu hộ gia đình. Năm 2010, mức tiêu thụ đạt khoảng gần 13 triệu tấn
quy dầu.Ngoài việc sử dụng năng lượng sinh khối cho nhu cầu nhiệt, thì còn có một lượng
Năng lượng tái tạo khác đang được khai thác cho sản xuất điện năng. Theo số liệu mới nhất
đến năm 2010, tổng điện năng sản xuất từ các dạng Năng lượng tái tạo đã cung cấp lên lưới
điện quốc gia đạt gần 2.000 triệu kWh, chiếm khoảng 2% tổng sản lượng điện phát lên lưới
toàn hệ thống.


2. Năng lượng sạch gồm các dạng nào? Phân tích những khó khăn, thách thức trong
áp dụng năng lượng sạch trong điều kiện Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp khả thi
để có thể nghiên cứu, ứng dụng năng lượng sạch ở Việt Nam
 Năng lượng sạch gồm các dạng nào

1/ Thuỷ điện

Là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ điện có được từ
thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện
Thủy điện
2/ Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất.
Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Là nguồn năng lượng
thân thiện với môi trường xung quanh, tua bin gió chiếm ít không gian hơn nên vùng đất
xung quanh sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích - ví dụ cho nông nghiệp. Nó là một nguồn
tài nguyên tuyệt vời để tạo ra năng lượng tại các địa điểm từ xa như các vùng miền núi,
nông thôn và hải đảo. Khi kết hợp với năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng này sẽ tạo
được một lượng điện ổn định và đáng tin cậy. Tuy nhiên, yếu tố gió không đáng tin cậy,
lượng điện sản xuất ra rất thấp, hoạt động của nó gây ra tiếng ồn, chi phí đầu tư lớn.

3/ Năng lượng sinh khối
Năng lượng sinh khối là vật liệu sinh học được lấy từ cơ thể sinh vật hay vừa tồn tại
trong cơ thể sinh vật (chất thải)
Là một nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn như gỗ, các sản phẩm nông nghiệp
và rác thải động thực vật, các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp v..v..),
phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ v.v…), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý
nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm….
4/ Năng lượng mặt trời
Là ánh sáng và bức xạ nhiệt từ mặt trời, bao gồm năng lượng của dòng bức xạ điện từ,
xuất phát từ mặt trời cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác
phóng ra từ mặt trời.
Nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng
hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
5/ Năng lượng địa nhiệt
Là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn
gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng
vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất.



6/ Năng lượng thủy triều và sóng biển:
Năng lượng thủy triều: Là lượng điện thu được từ năng lượng chứa trong khối nước
chuyển động do thủy triều.
Năng lượng sóng biển được xem như một dạng gián tiếp của năng lượng Mặt trời.
Giống như các dòng nước chảy khác, năng lượng sóng có khả năng làm quay tua bin phát
điện
 Những khó khăn, thách thức trong áp dụng năng lượng sạch trong điều kiện Việt

Nam:
- Khó khăn đầu tiên và lớn nhất trong việc tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng
mới, năng lượng tái tạo, là hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu hay cơ sở dữ liệu nào xác định
được tiềm năng chính xác của các loại tài nguyên thiên nhiên như năng lượng gió, mặt trời,
địa nhiệt…, chủ yếu là những ước tính trên lý thuyết, chứ chưa có những nghiên cứu, tính
toán cụ thể về tiềm năng kỹ thuật để có thể triển khai đầu tư một cách hiệu quả, bền vững.
Thực trạng, các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi theo không gian và thời gian. Khi biến
đổi khí hậu thì những thông số liên quan đến khí tượng, đến năng lượng gió hay mặt trời
đều có những thay đổi nhất định. Do vậy, để đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực này phải tiến
hành đo đạc thường xuyên, định kỳ; xác định được cả tiềm năng kinh tế cũng như những
ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu đến các nguồn năng lượng này.
- Khó khăn thứ hai là chi phí đầu tư cho 1 kWh điện từ các nguồn năng lượng mới và tái tạo
đang ở mức khá cao so với việc đầu tư các nguồn năng lượng truyền thống. việc sử dụng
năng lượng gió để phục vụ cho phát triển kinh tế và bổ sung cho lưới điện không chỉ là nhu
cầu của ngành năng lượng Việt Nam mà cũng là đòi hỏi bức xúc của việc bảo vệ môi trường
bền vững. Điện gió có đặc điểm là sạch, tiết kiệm chi phí về lâu dài (ban đầu chi phí điện
gió có thể rất lớn) và không gây tác động xấu đối với biến đổi khí hậu toàn cầu hay môi
trường…
- Khó thứ ba là đến nay vẫn chưa có cơ chế những thông số liên quan đến khí tượng, đến
năng lượng gió hay mặt trời đều có những thay đổi nhất định. Do vậy, để đầu tư có hiệu quả

vào lĩnh vực này phải tiến hành đo đạc thường xuyên, định kỳ; xác định được cả tiềm năng
kinh tế cũng như những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu đến các nguồn năng lượng này.
 Một số giải pháp khả thi để có thể nghiên cứu, ứng dụng năng lượng sạch ở Việt Nam
Đặc thù của NLTT là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng, gió, vị
trí địa lý…), công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó để thúc đẩy phát triển NLTT, Việt Nam
cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và
cơ chế cấp chứng chỉ.
Cơ chế hạn ngạch (định mức chỉ tiêu): Chính phủ qui định bắt buộc các đơn vị sản
xuất (hoặc tiêu thụ) phải đảm bảo một phần lượng điện sản xuất/tiêu thụ từ nguồn NLTT,
nếu không sẽ phải chịu phạt theo định mức đặt ra theo tỷ lệ. Cơ chế này có ưu điểm là sẽ tạo
ra một thị trường cạnh tranh giữa các công nghệ NLTT, nhờ đó làm giảm giá thành sản xuất
NLTT.
Cơ chế giá cố định: Chính phủ định mức giá cho mỗi kWh sản xuất ra từ NLTT, định
mức giá có thể khác nhau cho từng công nghệ NLTT khác nhau. Thông thường là định mức
giá này cao hơn giá điện sản xuất từ các dạng NL hoá thạch, do đó sẽ khuyến khích và đảm
bảo lợi ích kinh tế cho NLTT. Chính phủ tài trợ cho cơ chế giá cố định từ nguồn vốn nhà
nước hoặc buộc các đơn vị sản xuất, truyền tải phải mua hết điện từ nguồn NLTT.


-

Cơ chế đấu thầu: Chính phủ sẽ đề ra các tiêu chí đấu thầu cạnh tranh, có thể riêng cho
từng loại công nghệ NLTT. Danh sách các dự án NLTT sẽ được lựa chọn từ thấp đến cao
cho đến khi thoả mãn mục tiêu phát triển đặt ra cho từng loại NLTT và được công bố. Sau
đó Chính phủ, hoặc cơ quan quản lý được uỷ quyền sẽ buộc các đơn vị sản xuất điện bao
tiêu sản lượng từ các dự án trúng thầu (có hỗ trợ bù giá).
Cơ chế cấp chứng chỉ: Với cơ chế này có thể là chứng chỉ sản xuất, hoặc chứng chỉ
đầu tư, hoạt động theo nguyên tắc cho phép các đơn vị đầu tư vào NLTT được miễn thuế sản
xuất cho mỗi kWh, hoặc khấu trừ vào các dự án đầu tư khác.
Ngoài ra, 1 số giải pháp khác:

Sớm xây dựng Luật Năng lượng tái tạo Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý
và chính sách phát triển NLTT.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn, dài hạn phát triển NLTT với
những chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.
- Xác định nghiên cứu triển khai về NLTT là nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên,
được đầu tư mạnh mẽ, thông qua các chương trình khoa học công nghệ quốc gia về phát
triển NLTT.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lưc khoa học công nghệ về NLTT.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và khoa học công nghệ NLTT.
- Tích cực tham gia các chương trình, hiệp định về hệ thống năng lượng mặt trời, hệ
thống năng lượng gió, hệ thống năng lượng đại dương của Ủy ban năng lượng quốc tế IEA.
- Báo cáo quốc gia hàng năm về các hoạt động NLTT trong các lĩnh vực nghiên cứu,
triển khai, ứng dụng, đầu tư, môi trường, thuận lợi, khó khăn…
- Thành lập Ủy ban quốc gia NLTT gồm Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Công
Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để điều phối, đánh giá, theo dõi và báo
cáo hàng năm về biến động NLTT sơ cấp và thứ cấp tại Việt Nam.

3. Phân tích tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam? Vì sao hiện nay Việt
Nam vẫn chưa thành công trong việc phổ biến sử dụng năng lượng sạch mặt dù rất dồi
dào? Hãy đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường sử dụng năng lượng sạch trong
phát triển kinh tế?


• Phân tích tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng
chưa được chú trọng khai thác. Nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam được phân bố trên
khắp cả nước. So với tiềm năng thì khai thác năng lượng tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Các dạng năng lượng sạch được khai thác tại Việt Nam: thuỷ điện nhỏ, năng lượng mặt
trời; năng lượng gió, năng lượng sinh học. Đối với năng lượng tái tạo từ địa nhiệt, thuỷ
triều, rác thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học như xăng sinh học, diezel sinh học thì hầu

như chưa khai thác được nhiều…
-

Năng lượng mặt trời:

Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiềm năng khá đáng kể về năng
lượng mặt trời. Các địa phương ở phía Bắc bình quân có khoảng từ 1800 đến 2100 giờ nắng
trong một năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân có khoảng
từ 2000 đến 2600 giờ nắng trong một năm. Bức xạ mặt trời trung bình nhận được
tại mặt đất dao động trong khoảng từ 3,54 đến 5,15 kWh/m 2/ngày, tiềm năng lý thuyết
được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm.
Tuy nhiên tỷ trọng của năng lượng mặt trời trong cán cân năng lượng chung của
toàn đất nước vẫn còn rất nhỏ. Cho đến nay, tổng công suất điện mặt trời đã được
lắp đặt trên phạm vi toàn quốc chỉ vào khoảng 3,5MW. Các hoạt động nghiên cứu
và sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay thường tập trung vào các lĩnh
vực như: Cung cấp nước nóng dùng trong sinh hoạt và phát điện ở qui mô nhỏ; sấy, nấu
ăn, chưng cất nước... ở qui mô thử nghiệm nhỏ, chưa đáng kể.
-

Năng lượng gió

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa
gió chính. Vùng có tiềm năng gió tốt chỉ chiếm 2% diện tích lãnh thổ, chủ yếu là các
vùng bờ biển hoặc vùng cao nguyên. Trên mặt đất, tiềm năng năng lượng gió của
Việt Nam cả năm không vượt quá 200kWh/m2.
Tiềm năng năng lượng gió tăng nhanh theo độ cao: so với độ cao 10m, tiềm năng
năng lượng gió ở độ cao 20m tại phần lớn các vùng trên lãnh thổ cao gấp 2-2,5 lần; ở độ
cao 40m là 2-5 lần; ở độ cao 60m là 2-6,6 lần.
Theo kết quả khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á của
Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á,

với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà
máy thuỷ điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam
năm 2020.
Vùng có nguồn năng lượng gió được đánh giá dồi dào tại Việt Nam
+ Gió tốt (7-8m/s): ĐBSCL, Nam trung bộ, Tây Nguyên, Huế, Hải Phòng. Công suất tiềm
năng 102716 MW
+ Gió rất tốt (8-9m/s): Đảo Côn Sơn, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Biên giới V-T, Vinh, dãy trường
Sơn. Công suất tiềm năng 8948 MW
+ Gió cực tốt (>9m/s): Phan Rang, dãy trường Sơn. Công suất tiềm năng 452MW
-

Năng lượng thủy điện


Theo ước lượng, tổng tiềm năng thuye điện của Việt Nam trên Lý thuyết có thể đat
sản lượng đến 300TWh/năm, tương đương 34.700MW. Hơn 50% sản lượng ước tính này
đến từ 3 hệ thống sông chính: sông Hồng ở Bắc Bộ (41%), Sông đồng nai ở Nam Bộ (9%)
và sông se san ở cao nguyên Trung Bộ (5%). Xét về tính kỹ thuật, tềm năng thủy điện ở VN
là vào khoảng 80-100TWh/năm (khoảng 17.700 MW), trong đó bắc bộ vẫn chiếm phần lớn
hơn cả (51TWh/năm) sau đó đến trung bộ (19 TWh/năm) và nă bộ (10.5 TWh/năm)
Nguồn thủy điện nhỏ tập trung khu vực Bắc Bộ, Trung bộ, gần biên giới với Lào và
Campuchia. Tiềm năng thủy điện nhỏ (công suất dưới 10MW) của nước ta được ước đoán
vào khoảng 800-1400MW, trong đó bao gồm:
+ 400-600MW hệ thống thủy điện mini hòa mạng.
+ 300-600MW hẹ thống thủy điện micro cá nhân
+ 90-10 MW hệ thống thủy điện pico.
Tính đến năm 2010, toàn quốc đã xây dựng và đưa vào khai thác trên 500 trạm
thuỷ điện nhỏ có quy mô công suất từ 5-10.000kW/trạm, sản lượng điện hàng năm
vào khoảng 120-150 triệu kWh/năm.
Các trạm thuỷ điện nhỏ, có công suất từ 100 KW đến dưới 10.000 kW, có 117

trạm nhưng chỉ còn có 55/117 trạm đang hoạt động (chiếm 47%). Ngoài ra, các trạm và tổ
máy thuỷ điện cực nhỏ, với công suất từ 0,2- 5kW do các gia đình tự quản lý đang được
khai thác tại những vùng chưa có lưới điện quốc gia (khoảng 100.000 -150.000 trạm)
vẫn hoạt động tốt, cung cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất góp phần nâng cao đời
sống cho đồng bào vùng sâu, vùng xa đang còn nhiều khó khăn.
-

Năng lượng sinh học:

Năng lượng sinh học là loại năng lượng có nguồn gốc từ các sinh vật, bao
gồm năng lượng sinh khối (biomass energy), nhiên liệu sinh học (biofuel) và khí sinh học
(biogas). Ở Việt nam, tiềm năng để phát triển năng lượng sinh học là khá cao, do công nghệ
chưa đáp ứng được nên hiện nay năng lượng sinh khối mới phát triển ở quy mô nhỏ.
Tiềm năng của năng lượng sinh khối trong mối tương quan với dạng nguyên liệu gỗ
ở việt nam, lượng NL gỗ tổng cộng khoảng 75-80 triệu tấn/năm tương đương với 26-28
triệu tấn dầu/năm. Năng lượng sinh khối từ rơm, rạ, trấu, cỏ, lá, mùn cưa và các chất thải
nông nghiệp khác khỏang 30 triệu tấn/năm tương đương với 10 triệu tấn dầu/năm.
Nếu chỉ tính riêng từ phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi thì hàng
năm nước ta có thể sản xuất 4.844 triệu m 3 khí sinh học, tương đương với hơn 2 triệu
tấn dầu; khí sinh học mới chỉ được sử dụng làm nhiên liệu đun nấu cho dân cư nông thôn,
phần còn lại thải ra môi trường.
Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới ẩm, có sự đa dạng về điều kiện khí
hậu và đất đai cho các loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất cồn nhiên liệu
như lúa, ngô, sắn, khoai lang, mía. Về nguyên liệu chế biến dầu sinh học, Việt Nam có thể
trồng được các loại cây như: đậu tương, lạc, cây trẩu, cây sở, cây dầu mè
(Jatropha), dừa và mỡ cá basa, cá tra có hàm lượng dầu, chất béo cao.
-

Năng lượng địa nhiệt



Việt Nam đang bỏ trống nguồn tài nguyên năng lượng xanh, sạch, vĩnh cửu còn
rất nhiều tiềm năng là địa nhiệt với hơn 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ bề
mặt từ 30oC đến 105oC, tập trung nhiều tại Tây Bắc, Trung Bộ.
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, tổng công suất những nhà máy địa
nhiệt nếu được xây dựng ở Việt Nam có thể lên tới khoảng trên 400 MW. Riêng vùng
Đồng bằng sông Hồng, nơi vốn bị hạn chế về nguồn năng lượng gió và năng lượng Mặt
trời bởi yếu tố khí hậu thì nghiên cứu cho thấy năng lượng địa nhiệt lại tương đối ấn
tượng, các dấu hiệu địa nhiệt khá phong phú, gồm bồn địa nhiệt vùng Đông Nam-Tây
Bắc với nhiệt độ đạt tới 160oC tại độ sâu 4km, đới địa nhiệt đứt gãy Sông Lô-Vĩnh Ninh
có nhiệt độ trung bình khoảng 114 oC, các nguồn nước địa nhiệt 40-50 oC ở các điểm Hưng
Hà, Phù Cừ, Hải Dương, Ba Vì (Hà Nội)…
Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ riêng sử dụng bơm địa nhiệt dùng cho
điều hòa không khí ở Hà Nội cũng sẽ tiết kiệm được khoảng 800 tỉ đồng/năm về mặt
kinh tế và hơn thế nữa là giảm mức phát thải CO 2 ở mức tương đương với 252.000 tấn
do sử dụng khí thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng nước nóng ở vùng
đồng bằng sông Hồng với nhiệt độ 40-50 oC là hoàn toàn khả thi trong các qui hoạch xây
dựng đô thị mới, công viên du lịch và khu vui chơi, nghỉ dưỡng
-

Năng lượng thủy triều và sóng biển:

Về điện năng thuỷ triều, trữ lượng của Việt Nam chỉ vào khoảng 1,6 tỷ
KWh/năm và tập trung chủ yếu ở vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh (~1,3 tỷ KWh/năm)
có thủy triều lên 4m, ngoài ra còn vào khoảng ~ 0,2 tỷ KWh/năm có thể được khai
thác với công suất nhỏ trong vùng hạ lưu của hệ thống sông Cửu Long có thủy triều 3m.
Tuy nhiên, mực thủy triều 3-4m nước tthif không thể tự tạo dòng điện được mà cần những
yếu tố khác. NL thủy triều ở VN nên được khai thác dưới dạng cục bộ, chưa sớm khai thác ở
quy mô công nghiệp do thời gian và kinh phí có hạn, NLTT mới chỉ là đối tượng nghiên cứu
và thí nghiệm trên quy mô nhỏ.

Cũng như NLTT, nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn nên cũng có tiềm
năng về năng lượng sóng biển. Sóng biển tạo nguồn năng lượng vô tận. Các tính toán cho
thấy năng lượng sóng biển dọc theo bờ biển nước ta rất phong phú. Dòng NL trung bình yếu
nhất đạt 15kW/m, mạnh nhất 30kW/m. Cụ thể vịnh Hạ Long, quảng ninh, cam ranh, bà rịavũng tàu hội tụ đủ điều kiện để xây dựng nhà máy thủy điện thủy triều. Tuy nhiên kinh phí
có hạn nên mới chỉ là đối tượng nghiên cứu và thí nghiệm trên quy mô nhỏ.
• Vì sao hiện nay Việt Nam vẫn chưa thành công trong việc phổ biến sử dụng
năng lượng sạch mặt dù rất dồi dào
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam là một quốc gia có khả năng tiềm tàng
cho năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đến nay việc phát triển năng lượng tái tạo vẫn
rất khiêm tốn. Việc khai thác còn mang nặng tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và
chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân của tình hình này là do Việt Nam:
-

Chưa có những công nghệ phù hợp, tiên tiến để sản xuất hiệu quả năng lượng tái
tạo. Chưa có một cơ sở đào tạo chuyên ngành; các cơ sở nghiên cứu phát triển công nghệ
cũng như các cơ sở sản xuất, chế tạo thiết bị NLTT với qui mô đủ lớn và trình độ đủ cao.
Điều này dẫn đến thiếu nhân lực chuyên sâu và trình độ khoa học công nghệ về NLTT còn
thấp; phát triển một số dự án NLTT còn chưa phù hợp, hiệu quả không cao.


-

-

Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ phát triển, chưa có các cơ chế, các chính sách cụ
thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển NLTT. Nói riêng, ngoài cơ chế giá
ưu đãi đối với điện gió (7,8UScents/kWh; nhưng giá này vẫn còn thấp so với thực tế), vẫn
chưa có các cơ chế hỗ trợ đối với các nguồn khác như NL mặt trời, sinh khối, địa nhiệt…
Các giải pháp thực hiện vừa yếu, vừa thiếu, lại chưa đồng bộ nên chưa hấp dẫn được
các nhà đầu tư.

Chưa có một nguồn tài chính riêng đủ mạnh để hỗ trợ cho các dự án, chương trình và các
hoạt động về NLTT nói chung và về kinh doanh, thương mại các công nghệ NLTT nói riêng
• Hãy đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường sử dụng năng lượng sạch trong
phát triển kinh tế

-

-

-

Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và ban hành Chiến lược và Chính sách NLTT quốc
gia, tạo cơ cở và các điều kiện pháp lý để thống nhất chỉ đạo cũng như tạo ra sự phối hợp có
trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, các ban ngành về phát triển
NLTT.
Xây dựng các Qui hoạch trung hạn và dài hạn về phát triển NLTT với các mục tiêu, chỉ tiêu
cụ thể đối với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội.
Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai ưu tiên về NLTT và xem nó như là các nhiệm
vụ khoa học công nghệ trọng điểm. Từ đó cần có sự đầu tư đúng mức để giải quyết ngay các
vấn đề có tính quan trọng đối với phát triển NLTT (ví dụ như điều tra, đánh giá tiềm năng;
lựa chọn công nghệ phù hợp; đề xuất các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cụ thể…).
Xây dựng một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên sâu về NLTT.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học hỏi trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, tranh
thủ các nguồn tài trợ… nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển NLTT ở Việt Nam.


4. Nêu ý nghĩa của cụm từ “zero emission – phát thải bằng 0” và Phân tích vai trò của
sử dụng năng lượng sạch trong tiến trình hướng đến phát triển bền vững, cho ví dụ cụ
thể.
• Ý nghĩa của cụm từ “zero emission – phát thải bằng 0”

Cụm từ “zero emission – phát thải bằng 0” có nghĩa là không tồn tại dòng thải có khả năng
gây ra ô nhiễm môi trường do:
-

Nồng độ và tải lượng thải của một chất trong dòng thải thấp hơn những biến động tự
nhiên trong dòng vật chất thì coi như không có tác động lên môi trường hoặc
Mức sử dụng tài nguyên có thể tái tạo phải nhỏ hơn mức bổ sung hoặc
Nếu phải sử dụng tài nguyên không tái tạo, việc khai thác hàng năm phải thấp hơn
lượng mà các thế hệ tương lai có quyền khai thác.

Phát thải bằng 0 là một khái niệm hợp nhất những công nghệ hiện hữu tốt nhất và mang tính
nổi bật hướng tới loại trừ chất thải. Không phát thải trên nguyên lý tái thiết kế hệ thống
công nghiệp, nông nghiệp một chiều hiện tại thành hệ thống khép kín mô phỏng theo những
chu trình tự nhiên hoàn hảo nhằm giúp cộng đồng đạt được một nền kinh tế phát triển ổn
định và cung cấp phương cách tự cung ứng đầy đủ.
Phát thải bằng 0 hướng tới mục tiêu không tạo ra chất thải bằng phương châm tăng cường
tối đa tái chế, giảm thiểu chất thải, hạn chế tiêu thụ và bảo đảm khả năng tái sử dụng, sửa
chữa hay quay vòng trở lại vào tự nhiên hay thị trường của sản phẩm thiết kế
-

-

-

-

• Vai trò của sử dụng năng lượng sạch trong tiến trình hướng đến PTBV
Chương trình cộng đồng có thể được thiết kế nhằm xem xét tất cả các cách thức sử dụng
nguyên vật liệu và năng lượng trong vận hành và dịch vụ. Chú trọng vào mục tiêu không
chất thải rắn ở các bãi chôn lấp và không lãng phí năng lượng có thể giúp giải quyết vấn đề

thất nghiệp (nhu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp tái chế) và nguồn cung cấp
nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mới từ chất thải tái sinh.
Chương trình thương mại có thể được thiết kế cho việc sử dụng năng lượng và vật liệu trong
sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Những chương trình này thường chú trọng vào việc tăng
cường hiệu suất sử dụng năng lượng thông qua các phương thức loại trừ chất thải rắn, chất
thải nguy hại, chất thải từ các quy trình sản xuất, chất thải từ quá trình vận hành và các nỗ
lực giảm tiêu thụ.
Chương trình công nghiệp quy mô lớn có thể rất hiệu quả nếu các thành viên của ngành
công nghiệp sẵn lòng cộng tác với nhau. Trong trường hợp đó sẽ đạt được hiệu quả tối đa
trong việc giảm tiêu thụ năng lượng và vật liệu đồng thời đạt được những cải thiện về khía
cạnh môi trường.
Chương trình trong trường học khi được áp dụng vào mọi hoạt động của nhà trường cũng
như vào việc dạy học trong lớp có thể tiết kiệm chi phí trong khi vẫn duy trì chất lượng giáo


-

dục tốt. PTBK có thể được áp dụng không chỉ đối với việc sử dụng năng lượng và vật liệu
mà còn trong những nhà máy, văn phòng, phòng học và ngay cả những quán cà phê
Chương trình trong hộ gia đình có thể được phát triển bao gồm tiết kiệm năng lượng, thay
đổi trong thói quen mua sắm, giảm mức độc hại trong những hoá chất tẩy rửa, sử dụng phân
bón và thuốc diệt côn trùng thích hợp hơn.
• Ví dụ
- Máy tính, ti vi, điện thoại….. Khi bị hư hỏng, chỉ cần thay các linh kiện bị cháy,
hư…. không phải thải bỏ cả sản phẩm
- Thay thế và sử dụng những sản phẩm được thiết kế gọn, nhẹ hơn,hoặc tăng hiệu quả
sử dụng vật liệu như: thay thế máy TV thành TV màn hình tinh thể lỏng LCD, điện
thoại bàn thành điện thoại di động v.v…
- Các tiểu vương quốc Arab thống nhất đã bắt đầu xây dựng thành phố chỉ dành cho
người đi bộ, sử dụng hoàn toàn năng lượng có thể tái sinh.

- Các nhà máy năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ cung cấp năng lượng cho
toàn thành phố. Xây xong, đây có thể là thành phố không carbon, không chất thải đầu
tiên trên thế giới.

câu 5: Khái niệm cách hiểu công nghệ xanh?


CNX là một trong những giải pháp hàng đầu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu,
đồng thời cũng là một lĩnh vực tràn đầy triển vọng phát triển trong tương lai. Bởi vậy, các
quốc gia theo đuổi CNX nghĩa là không chỉ hướng tới mục tiêu môi trường mà còn nhắm tới
một lĩnh vực có khả năng tạo sinh khí mới cho nền kinh tế.
-

-

-

Xét về mặt ngôn ngữ, danh từ “công nghệ” (technology) được dùng để chỉ việc áp dụng các
kiến thức khoa học vào những mục tiêu thực tiễn trong cuộc sống. Từ đó, “công nghệ xanh”
(Green technology) được dùng để chỉ những công nghệ thân thiện với môi trường, bao gồm
những phương pháp và vật liệu được cải tiến không ngừng nhằm tạo ra năng lượng và
những sản phẩm sạch, không độc hại. Đây chính là lý do CNX còn được gọi là “công nghệ
môi trường” hay “công nghệ sạch”.
Ngoài ra, còn có những định nghĩa về CNX như sau: “Công nghệ xanh” là sự ứng dụng
khoa học môi trường, hóa học xanh, quan trắc môi trường và các thiết bị điện tử để theo dõi,
mô hình hóa và bảo tồn môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế những
tác động tiêu cực do ảnh hưởng của con người.
Hay “Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm
môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường”.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu “công nghệ xanh” hay “công nghệ môi trường”,

“công nghệ sạch” là những công nghệ thân thiện với môi trường, được phát minh để hạn chế
tối đa những tác động tiêu cực của con người đến đến môi trường. Công nghệ xanh bao gồm
hai nội dung chính là giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính và giảm thiểu chất gây ô
nhiễm môi trường.
câu 6: Công nghệ xanh được áp dụng cho ngành nào? xu hướng chung?
Công nghệ xanh được áp dụng trong nhiều ngành như công nghiệp sản xuất, xây dựng ,
năng lượng, công nghệ thông tin. Nông nghiệp…. Tùy theo thế mạnh của từng quốc gia. Xu
hướng chung hiện nay cho công nghệ xanh là nghiên cứu phát triển cho công nghệ xanh
năng lượng và các phương tiện không sử dụng năng lượng hóa thạch, thiết kế xây dựng
xanh và sản xuất vật liệu mới thân thiện với môi trường ( sản xuất điện năng lượng mặt trời,
gió, pin , giảm hao phí năng lượng, oto điện , xe đạp điện, túi có khả năng phân hủy nhanh ,
nhà thông minh …
câu 7: Các trở ngại, giải pháp đẩy mạnh áp dụng công nghệ xanh
• Trở ngại :
-

Không có vốn để đầu tư công nghệ xanh.
Vốn vay từ hỗ trợ ngân sách nhà nước còn khó.
Nhận thức của doanh nghiệp chưa cao.
Nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của công nghệ.

• Giải pháp :
- Cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp như nâng cao nhận thức cho doanh
nghiệp về CNX trên bằng các hình thức tuyên truyền
- Nhân rộng áp dụng các mô hình điển hình thành công, khẩn trương xây dựng các
hướng dẫn kỹ thuật CNX đặc thù cho từng ngành
- Bố trí, phân bổ kinh phí ở địa phương cho phù hợp và có cơ chế hỗ trợ phù hợp hơn
cho các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp áp dụng CNX và có chính sách khuyến
khích ưu tiên mua sản phẩm từ những đơn vị sản xuất này.



câu 8: Triển vọng phát triển CNX xử lý nước thải? chất thải rắn? khí thải?
• Xử lý nước thải
Hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy ở nước ta hiện nay đều có hệ thống xử lý nước
thải. Tuy nhiên, hiệu quả của các hệ thống xử lý nước thải ở một số nhà máy chưa cao.
Ngày nay, công nghệ trên thế giới ngày càng hiện đại, việc phát triển công nghệ xanh trong
sản xuất và xử lý nước thải đang ngày càng được quan tâm.
Việt Nam đang có cơ hội tiếp cận với công nghệ xử lý nước thải hiện đại của thế giới
từ các nước : Nhật, Thụy Điện, Đức, Hàn Quốc... và có nhiều lựa chọn sử dụng các công
nghệ hiện đại và bảo vệ môi trường như là công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ xanh
TFR của Đức( công nghệ xử lý nước thải dòng chảy nhỏ giọt) TFR là công nghệ được phát
triển từ bồn phản ứng sinh học dòng chảy nhỏ giọt (DCNG), sử dụng hạt vật liệu mang rất
nhẹ được bao phủ bởi một lớp vi sinh vật hoạt tính cao, cho phép XLNT đến một mức nhất
định rồi xả trực tiếp vào nguồn nước hoặc tái sử dụng cho quá trình sản xuất, cung cấp một
hệ thống ổn định quá trình thông khí liên tục với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn rất nhiều
lần so với các công nghệ thông thường hiện nay phổ biến tại Việt Nam.
Không giống như các hệ thống XLNT thông thường, các vật liệu mang không hoàn
toàn ngập trong nước và do đó vi sinh vật có thể dễ dàng được cung cấp đủ lượng ôxy. Dòng
nước thải chảy nhỏ giọt liên tục từ trên xuống được làm thoáng bằng không khí theo hướng
ngược lại bởi một quạt gió nhỏ gọn vận hành với áp lực rất thấp. Quá trình sinh học hiếu khí
phân hủy tải lượng hữu cơ và các thành phần chứa nitơ. Sau đó, xử lý sinh học kết hợp với
xử lý hóa lý loại bỏ phốt pho nếu cần thiết, bùn dư tạo ra được loại và thải bỏ theo quy định.
Nước sau xử lý được khử trùng và xả vào nguồn tiếp nhận.
Công nghệ này không chỉ đặc trưng bởi việc tiêu thụ ít năng lượng, chi phí vận hành
thấp, mà việc bảo trì cũng không tốn kém cũng như có thể dễ dàng mở rộng hệ thống. Cấu
trúc mô-đun cho phép dễ dàng mở rộng và nâng cấp bất kỳ lúc nào. Bằng cách đáp ứng tất
cả yêu cầu xả trực tiếp trong khi vẫn giữ những yêu cầu vận hành và bảo dưỡng ở mức tối
thiểu, công nghệ TFR cung cấp một quy trình hiện đại để xử lý từng phần hoặc toàn bộ
nước thải công nghiệp. Chất lượng nước thải sau xử lý có thể đáp ứng các yêu cầu cho việc

tái sử dụng. Các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn hơn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo
vệ môi trường cũng như tiết kiệm năng lượng, đồng thời vẫn duy trì được chi phí xử lý thấp.
Công nghệ này đã được áp dụng tại nhà máy sản xuất phomai tại Bình Dương. Theo các
chuyên gia ngành nước với những ưu điểm của mình, công nghệ dòng chảy nhỏ giọt TFR sẽ
là một công nghệ xanh, thông minh nằm trong danh sách lựa chọn hàng đầu ứng dụng tại
các nhà máy, xí nghiệp thời gian tới.
Công nghệ xử lý nước thải sinh học Hofman Klaro của các nhà khoa học Đức , sử
dụng các nguyên lý của tự nhiên, sinh học để xử lý nước thải với chất lượng cao và với các
quy mô khác nhau . Công nghệ này không sử dụng hóa chất, không dùng thiết bị cơ học
bơm màng lọc để xử lý nước thải. Chi phí xử lý thấp, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng kiểm
tra kiểm sát, Thích hợp cho các loại công trình nhà ở, khách sạn, nhà hàng, khu đô thị, khu
du lịch. Áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý nước thải sinh học sẽ cho phép chúng ta sử dụng
lại nguồn nước thiên nhiên và bảo vệ sự trong sạch của môi trường.
Đối với nước thải của nhà máy giấy công nghệ xử lý nước bằng màng sinh học lơ
lửng hiếu khí của Phần Lan đang đem lại hiệu quả cao trong xử lý nước thải tại nhà máy
giấy Sài Gòn giúp tái sử dụng đến 90% lượng nước thải từ sản xuất mà còn giảm thiểu dược
chi phí vận hành do tiết kiệm được lượng tiêu thụ điện, hóa chất sử dụng và nhân công,


nước thải sau khi vào hệ thống xử lý vi sinh , thải ra môi trường đảm bảo các tiêu chuẩn về
chất lượng nước thải theo quy chuẩn xả thải của ngành sản xuất giấy QCVN 12MT:2015/BTNMT.Đây là hướng đi mới cho việc xử lý nước thải tại các nhà máy giấy ở
VIệt Nam
• Chất thải rắn: Chất thải rắn thông thường ( chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây
dựng, chất thải rắn công nghiệp) và chất thải rắn nguy hại.
Ở Việt Nam lượng chất thải rắn hàng năm lớn, theo thống kê từ Bộ xây dựng đến năm
2020, lượng rác thải cả nước là 81 triệu tấn. Chất thải là nguồn năng lượng tiềm năng nhưng
ở nước ta phần lớn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt bỏ ngoài trời. Chỉ
khoảng 20 % được xử lý triệt để, đem tái chế hoặc sử dụng để sản xuất điện. Hoạt động
phân loại chất thải hiệu quả chưa cao, trong lượng chất thải mang đi chôn lấp có từ 50- 70%
rác thải có thể cháy như gỗ, giấy vụn, bìa, vải .. gây tốn diện tích bãi chôn lấp, gây ô nhiễm

môi trường mà lại không tận dụng được nguồn nhiệt mà lượng chất thải này mang lại. Việc
tự đốt các bãi rác ngoài trời chưa qua xử lý gây hao phí nhiệt năng và phát thải các loại khí
độc hại vào môi trường.
Nguồn chất thải lớn là tiềm năng để sản xuất tạo ra nguồn năng lượng thay thế, do
vậy việc ứng dụng các công nghệ xanh vào trong xử lý chất thải là rất cần thiết. Theo PCT
hội khoa học kỹ thuật xây dựng TP. HCM, tro bay là chất liệu tốt để làm vật liệu xây dựng;
trong công nghệ sản xuất gạch k nung, nếu sử dụng phụ gia tro bay có thể làm giảm lượng
xi măng. Các nhà nghiên cứu vật liệu xây dựng đã chỉ ra rằng sản xuất xi măng xỉ không chỉ
giải quyết rác thải từ luyện théo mà còn có thể giảm phát thải CO.
Nhiều các dự án ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý chất thải rắn đã và đang
được triển khai ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước như Tại Hại Phòng, các chuyên gia
Nhật Bản mong muốn được đầu tư và hoạt động xử lý chất thải đặc biệt là chất thải xây
dựng theo đó công nghệ xử lý rác thải theo hướng 3R; , tại Sóc Sơn- Hà Nội nhà máy sản
xuất viên RPF được xây dựng năm 2014 ( viên nhiên liệu rắn chất lượng cao được sản xuất
từ rác) để bán cho các nhà máy đường, xi măng, nhiệt điện...
Đối với chất thải nguy hại y tế, hiện nay đã áp dụng mô hình công nghệ xanh tại
Bắc Kạn do chính phủ Luxembough tài trợ là thay vì sử dụng phương pháp đốt trong các lò
cao đã thực hiện xử lý chất thải rắn bằng lò vi sóng hoặc máy hấp ướt, không gây ô nhiễm
môi trường. Nguyên lý của công nghệ này là sử dụng lò hấp để loại bỏ chất thải nguy hại,
biến chất thải nguy hại thnahf chất thải thông thường phục vụ tái chế
Chính phủ đã có nhiều cơ chê, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tái sử dụng chất thải
như : chiến lược “CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI
RẮN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” do thủ tướng chính phủ phê duyệt
với nhiều nội dung trong đó đề cập đến mục tiêu năm 2025 việc thu gom,tái sử dụng, tái chế
và xử lý triệt để chất thải bằng những công nghệ tiên tiến phù hợp hạn chế tối đa lượng chất
thải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đưa ra
các phương hướng nhiệm vụ cần thực hiện bằng việc xây dựng các chương trình thực hiện
chiến lược; chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 với mục
tiêu là mỗi năm sử dụng từ 15 đến 20 triệu tấn phế thải công nghiệp để sản xuất vật liệu xây
dựng không nung, tiết kiệm hàng nghìn ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất

chứa phế thải.


Với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại và các chính sách ưu đãi , khuyến khích
phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường thì tiềm năng phát triển công nghệ
xanh trong xử lý chất thải tại Việt Nam là rất lớn.
• Xử lý khí thải : Hiện nay đã có nhiều các công nghệ xử lý khí thải do các nhà khoa
học nghiên cứu thân thiện với môi trường, có tiềm năng ứng dụng ở Việt Nam trong
hiện tại và tương lại
Công nghệ Biofilter với giá thể vỏ dừa: Đây là phương pháp thích hợp để xử lý các
chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất
thức ăn gia súc, tinh bột sắn, sản xuất cồn. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng vỏ dừa làm vật
liệu giá thể sinh học cho vi sinh vật phát triển. Hệ thống lọc được thiết kế với một bể kín
dựng vỏ dừa cho các vi sinh vật trú ẩn và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lài trong nguyên liệu
lọc. Vỏ dừa có khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao, và ít làm suy giảm áp lực buồng khí
đi ngang qua đó. Việc sử dụng nhiều lớp vỏ dừa lọc khí kiểu này hạn chế được việc các
nguyên liệu lọc bị dồn nén lại và việc các luồng khí xuyên thành những đường thoát qua lớp
nguyên liệulọc.
Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho sinh khối tiếp xúc với các
chất ô nhiễm trong khí thải càng nhiều càng tốt. Vỏ dừa là nguyên liệu lọc và nơi sản sinh
cho các vi sinh vật. Trong hệ thống, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học
(biofilm), đây là một màng mỏng, và ẩm bao quanh cácvỏdừa.
Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô
nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ cơ chế của quá trình lọc sinh học bao
gồm quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật. Các vi sinh vật trong màng
sinh học liên tục hấp thụ và biến dưỡng các chất ô nhiễm. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị
hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo năng lượng và
các sản phẩm phụ là CO2 và H2O. Trong quá trình lọc sinh học, các chất khí gây ô nhiễm
được làm ẩm và sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc. Khi chất
khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau

khi đã lọc sạch được phóng thích vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc.
Xử lý khí thải bằng công nghệ plasma: Phòng Nghiên cứu Năng lượng và Môi
trường - Động lực học plasma, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã chế tạo thiết bị xử lý
khí thải bằng công nghệ plasma. Cấu tạo chính của hệ thống xử lý khí gồm 5 phần chính:
Máy bơm khí, bộ lọc khí và van tiết lưu, buồng plasma, mạch điều khiển dòng plasma và bộ
điều khiển lập trình tự động. Khí thải được bơm từ ngoài vào, qua ống dẫn khí đến bộ lọc
bụi và van tiết lưu để chỉnh lưu lượng khí cho phù hợp, sau đó khí được chuyển tới buồng
plasma.
Bộ lọc khí plasma có thể lọc được các tạp chất, côn trùng, bụi phấn, lông chó mèo có
kích thước nhỏ giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. Nguồn plasma lạnh được tạo ra
nhờ sự trợ giúp của nguồn điện và khí thải. Không khí sau khi qua buồng plasma sẽ trở
thành khí sạch. Như vậy, quá trình khí thải từ khi vào máy rồi thải ra bên ngoài hoàn toàn tự
động. “Công nghệ plasma với hệ thống xử lý đơn giản, gọn nhẹ, hiệu suất cao và đặc biệt
chi phí vận hành thấp
Xử lý khí thải bằng công nghệ EAO ( extraction- absorbtion- oxidation) : Khí thải
phát sinh từ các công đoạn sản xuất sẽ được hệ thống thông gió và quạt hút dẫn đến hệ
thống xử lý khí thải. Đây là quy trình xử lý dựa trên các quá trình hóa lý bao gồm ba cấp độ
xử lý: trích ly, hấp thụ và oxi hóa


+ Trích ly ướt: dòng khí ô nhiễm đi vào ngăn trích ly ướt sẽ được đi qua bề mặt nước. Bề
mặt này được tạo thành bởi dòng nước với áp lực cao trong hệ thống. Bề mặt này được bao
gồm các bọt khí, tia khí, tia lỏng, giọt lỏng và màng lỏng. Trong quá trình va chạm giữa khí
và nước, các hạt bụi sơn và một phần hơi dung môi sẽ được tách pha ra khỏi khí thải và đi
vào dòng nước xuống phía đáy thiết bị xử lý
+ Hấp thụ: sau quá trình trích ly ướt, khí thải sẽ được dẫn vào ngăn hấp thụ hóa học. Dưới
sự có mặt của môi trường kềm, các chất khí và hóa chất có tính acid như SO2, CS2, COS,
RSH… sẽ được giữ lại và hấp thụ bởi bề mặt kềm.
+ Oxi hóa: là công đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý khí thải . Khí thải được đưa vào
ngăn oxi hóa. Dưới sự có mặt của các tác nhân oxi hóa mạnh như H2O2, Ozone… các chất

hữu cơ có trong thành phần còn lại của dung môi trong khí thải sẽ bi oxi hóa thành các chất
ít độc hại hơn và sản phẩm cuối cùng của quá trình oxi hóa là CO2 và nước. H2O2 là hóa
chất oxi hóa an tòan nhất trong các hóa chất hiện có sau quá trình phản ứng sẽ bị phân hủy
thành Oxi tự do và nước.

câu 9: Khả năng áp dụng CNX đối với 1 số ngành công nghiệp chủ lực ở VN như:
Giấy, xi măng, sắt thép và Bia
1. Sản xuất bia
* Quy trình sản xuất:


* Khả năng áp dụng Công nghệ xanh:

− Thu hồi dịch pha loãng:
Trong quá trình rửa bã một lượng nước rửa bã còn lại sau khi đã lấy đủ dịch cho nấu
hoa. Lượng nước rửa bã này có thể tích bằng 2-6% thể dịch tích đường, với nồng độ 11,5%, có COD khoảng 10.000 mg/l. Thay vì thải bỏ, dịch nha loãng được thu hồi vào tank
chứa có bảo ôn và gia nhiệt dùng làm nước nấu cho mẻ tiếp theo. Việc làm này đặc biệt
quan trong công nghệ nấu.
− Thu hồi nấm men
Nấm men dư có hàm lượng chất hữu cơ cao, cần được thu hồi càng triệt để càng tốt
để tránh COD cao trong hệ nước thải. COD của nấm men bia là 180.000-220.000 mg/l. Nếu
nấm men được thu hồi triệt để không cho xả vào dòng thải nó đã góp phần làm giảm 360880 g COD/hl bia. Nấm men bia có thể được sử dụng bằng nhiều cách:
+) Bán cho người chăn nuôi lợn, vì nó chứa nhiều vitamin, protein, chất khoáng,
cacbohydrat, chất béo.
+) Sấy khô để làm thực phẩm cho người. Việc thu hồi nấm men cần đầu tư các thiết
bị như máy ly tâm, tank chứa, đường ống, bơm.


− Áp dụng hệ thống làm lạnh tầng
Có nhiều công nghệ để nâng cao hiệu quả hệ thống máy lạnh trong nhà máy bia.

Công ty Mycom (Nhật Bản) đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ máy lạnh
tầng. Thông thường để lạnh nhanh dịch đường người ta làm lạnh nước 28-30ºC về 2ºC bằng
1 máy lạnh. Việc chạy lạnh đó cho hệ số hữu ích của động cơ là 4,87. Công nghệ mới của
Mycom là chia việc làm lạnh nước thành 3 công đoạn với 3 máy có công suất nhỏ hơn. Mỗi
máy chạy trong khoảng nhiệt độ gần nhau (30ºC xuống 18 ºC; 18 ºC xuống 10 ºC; 10 ºC
xuống 2 ºC. Do vậy hiệu suất của máy lạnh tăng lên 8,06; năng lượng giảm 60%; công suất
máy giảm 70%, nghĩa là chỉ cần lắp máy lạnh có công suất nhỏ hơn rất nhiều.
− Áp dụng công nghệ lên men nồng độ cao, giảm mức tiêu hao năng lượng
Lên men truyền thống bắt đầu từ dịch đường có nồng độ 10-12%. Các nghiên cứu và
ứng dụng đã đưa ra công nghệ lên men nồng độ cao hơn đến 16% (có nhiều nghiên cứu tiến
hành ở nồng độ đến 22% nhưng việc ứng dụng chưa rộng rãi). Kết quả thực tế ở nhiều nước,
ở Việt Nam có Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn, Công ty Bia Việt Nam, Nhà
máy bia Hà Tây đã áp dụng cho thấy có thể nâng công suất nhà máy lên 10-15%, giảm điện
năng, năng lượng 15-18% trong khi có thể linh hoạt sản xuất nhiều loại bia có các nồng độ
ban đầu khác nhau.
− Ứng dụng công nghệ mới (bao gồm cả sử dụng enzyme) để rút ngắn thời gian sản
suất, tăng hiệu suất
Việc sử dụng các loại enzyme trong quá trình nấu như enzyme dịch hóa, đường hóa,
cho phép rút năng thời gian nấu từ 30-45 phút mỗi mẻ, giảm điện, hơi nước, tăng công suất;
Enzyme trong lên men như sử dụng enzyme Maturex giúp làm giảm hàm lượng diacetyl
trong bia lên men phụ, cho phép rút ngắn thời gian lên men phụ từ 3-5 ngày mà vẫn đảm
bảo chất lượng; và các chất trợ lắng giúp làm giảm thời gian lên men, giảm tiêu hao lạnh,
điện.
− Thu hồi nước ngưng
Nước ngưng từ các nồi nấu là nước tinh khiết, có chứa nhiệt năng. Các thực hành phổ
biến cho thấy nước ngưng được dùng để làm nước cấp cho nồi hơi. Nếu đầu tư các đường
ống và các tank chứa nước ngưng để tái sử dụng sẽ có thời gian thu hồi vốn rất ngắn.
− Sử dụng các hóa chất diệt khuẩn thân thiện môi trường để khử trùng thiết bị thay vì
dùng hơi nóng
Một số nhà máy bia thường dùng hơi nóng để thanh trùng thiết bị. Giải pháp này tiêu

tốn nhiều năng lượng cho việc thanh trùng và làm nguội thiết bị. Hiện nay có nhiều hóa chất
thân thiện môi trường chứa ôxy nguyên tử, khi phun vào thiết bị chúng có khả năng diệt
khuẩn, sau đó chúng được chuyển hóa về dạng ôxy phân tử, không độc hại cho quá trình lên
men và môi trường xung quanh. Các hóa chất chứa ôxy nguyên tử có thể là nước ôzôn, hỗn
hợp peracetic và hydrogen peroxide (trong sản phẩm thương mại có tên là SOPUROXID
của hãng SOPURA) hoặc các sản phẩm thương mại tương tự của ECOLAB.
2. Sản xuất giấy


• Quy trình sản xuất: ví dụ với sản xuất giấy từ rơm rạ

• Khả năng áp dụng công nghệ xanh


Loại sản phẩm
Giấy bao gói
công nghiệp

Các giải pháp
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải
để tái sử dụng nước thải/xây dựng
hệ thống xử lý nước thải kỵ khí phát
sinh khí mê tan cung cấp cho nồi
hơi.
Đánh giá hiệu suất nồi hơi. Lắp đặt
hệ thống thu hồi và tận thu nhiệt
thải.
Xây dựng nhà kho chứa sản phẩm ,
tránh sản phẩm bị để ngoài trời.
Làm mái che khu nguyên liệu giảm

lượng nguyên liệu bị tổn hao do
mùn, thối (khoảng 3%)
Hoàn thiện hệ thống bể tuyển nổi,
thu hồi triệt để bột và nước quay
vòng, cấp lại cho sản xuất.
Tách dòng nước thải để dễ xử lý và
sử dụng tuần hoàn hợp lý hơn.
Sử dụng lưới xeo inox (một số đơn
vị đang sử dụng lưới cước)
Giấy in và giấy Xây dựng nồi hơi đốt chất thải và
viết
kết hợp với hệ thống CHP
Lắp đặt thiết bị nghiền giấy đứt
ngay tại máy xeo

Giấy Tissues
Giấy vàng mã

Lợi ích
- Giảm nước tiêu thụ
- Giảm chi phí nhiên liệu

- Giảm tổn thất năng lượng

- Giảm tổn thất sản phẩm
Đầu tư 890 triệu đồng, thời gian
hoàn vốn 1,4 năm

- Thu hồi bột
- Giảm chi phí xử lý nước thải

- Giảm chi phí xử lý nước thải
- Giảm thất thoát bột
- Tận thu năng lượng từ chất thải

- Giảm yêu cầu tái sử lý
- Giảm tiêu thụ hóa chất và chất
độn
- Giảm yêu cầu vận chuyển do
máy nghiền đặt gần điểm cắt
giấy
- Giảm tải lượng ô nhiễm
Hệ thống tuần hoàn, thu hồi nước - Giảm nước tiêu thụ
thải
Tận thu bùn sau xử lý làm nhiên - Tận thu năng lượng từ chất thải
liệu
Tái sử dụng dịch ngâm đầu cho các - Giảm nước tiêu thụ
mẻ sau
- Giảm lượng nước thải cần xử

Xây dựng các bể lắng để thu hồi bột - Thu hồi khoảng 44% bột giấy
giấy và tuần hoàn nước thải xeo, lơ lửng
giảm lượng nước thải ra khu vực xử - Giảm nước tiêu thụ

- Giảm lượng nước thải cần xử
lý (khoảng 30%)
Chi phí đầu tư: 370 triệu, thời
gian hoàn vốn 1,5 năm.
Bổ sung thêm hệ thống tuyển nổi để - Thu hồi bột giấy
tận thu bột mịn


Vệ sinh, bảo dưỡng chăn, lưới
thường xuyên, thay mới nếu cần
thiết
Giải pháp áp Dùng chăn kép để giảm hiện tượng
dụng chung cho dính giấy do ép

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm,
giảm tổn thất bột
- Giảm đứt giấy
- Khả năng chấp nhận bột mịn


3. Sản xuất xi măng
* Quy trình sản xuất

• Khả năng áp dụng công nghệ xanh
− Sử dụng máy nghiền con lăn /trục (roller mill) trong nghiền nguyên liệu
Các máy nghiền bi truyền thống sử dụng nghiền các loại nguyên liệu thô (thường là
đá vôi cứng) có thể thay thế bằng máy nghiền con lăn/ trục hiệu suất cao, hoặc nghiền bi kết
hợp với con lăn /trục áp suất cao, hay máy nghiền con lăn trục ngang. Sử dụng những máy
nghiền loại này giúp tiết kiệm năng lượng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm.
− Sử dụng thiết bị nghiền con lăn đứng để nghiền xi măng
Thiết bị nghiền trục sử dụng kết hợp lực nén và đẩy, sử dụng 2-4 trục nghiền.
Nguyên liệu được nghiền trên bởi các trục con lăn nhờ thủy lực kết hợp có sử dụng khí nóng
để sấy trong quá trình nghiền (thiết bị sấy nghiền liên hợp). Lợi ích:
+) Năng lượng sử dụng của thiết bị loại này chỉ có 18.3 - 20.3 kWh/tấn clinker trong khi
thiết bị nghiền bi tiêu thụ tới 30-42 kWh/tấn clinker và tùy thuộc vào độ mịn của xi măng.
+) Độ đồng đều của sản phẩm cao hơn .
− Sử dụng thiết bị nghiền trục ngang (Horomill)

Thiết bị nghiền con lăn/trục ngang Horomill đầu tiên được trình diễn tại Ý năm 1993,
Nhờ lực li tâm làm chuyển động xy-lanh, lớp phân bố đều được chuyển vào bên trong xylanh. Lớp nguyên liệu qua trục lăn dưới áp suất 700-1000 bar). Sản phẩm cuối được thu


trong thiết bị lọc bụi. Với sản phẩm xi măng Portland thông thường thì thiết bị Horomill
19.5 kWh/tấn còn nghiền bi tiêu thụ 30 kWh/tấn. Lợi ích
+) Horomill tiết kiệm 35-40% năng lượng so với thiết bị nghiền bi và giảm 50% nguyên liệu
tổn thất 1
+) Thiết bị rất gọn có thể sản xuất ra sản phẩm cuối trong một bước nên chi phí thấp
− Cải tạo Quạt và tối ưu hóa trong các lò nung
Điều chỉnh cửa vào của quạt lò sẽ làm giảm giảm tổn thất ma sát và tổn thất áp suất
khi dòng khí đi qua đường ống dẫn và do đó sẽ tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm năng lượng
từ giải pháp này tuy nhỏ nhưng có lợi do chi phí đầu tư không đáng kể. Lợi ích: Giải pháp
sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ của lò
− Lắp đặt hoặc nâng cấp hệ thống sấy sơ bộ (tháp trao đổi nhiệt) / thiết bị can xi hóa
(Precalciner) trong sản xuất clinker bằng lò quay phương pháp khô
Một dây chuyền công nghệ sản xuất clinker xi măng bằng lò quay phương pháp khô
không có calciner có thể chuyển thành, dây chuyền công nghệ sản xuất clinker xi măng
bằng lò quay phương pháp khô có calciner. Việc thêm một thiết bị tiền can xi hóa sẽ tăng
công suất của nhà máy đồng thời làm giảm suất tiêu thụ nhiên liệu, giảm phát thải NOx
(nhờ giảm bớt lượng nhiên liệu đốt trong lò có nhiệt độ cao). Nhiều nhà cung cấp, sản xuất
thiết bị có thể thiết kế và chế tạo thiết bị canxi hóa sơ bộ dựa trên việc tận dụng các đặc tính
và hạ tầng sẵn có của nhà máy ví dụ như hãng Pyroclon- RP từ KHD của Đức. Các thiết bị
hiện có có thể sử dụng cho hệ thống mới như lò nung, nền móng và các tháp còn thiết bị làm
mát và hệ thống tháp trao đổi nhiệt được lắp mới. Thiết bị calciner có thể được cải tạo để có
hiệu suất cao hơn và giảm phát thải NOx.
− Sử dụng thiết bị phân ly hiệu suất cao
Thiết bị phân ly sẽ phân tách các hạt mịn ra khỏi các hạt thô, những hạt thô sau đó
được đưa trở lại máy nghiền. Ở thiết bị phân ly tiêu chuẩn thông thường có thể có một hiệu
suất phân ly không cao dẫn đến sự tuần hoàn của các hạt mịn lại nghiền làm tăng lượng điện

sử dụng cho máy nghiền. Một trong các công nghệ nghiền hiệu quả là sử dụng các thiết bị
phân ly hiệu suất cao. Ở các bộ phân ly hiệu suất cao, nguyên liệu đạt độ mịn được phân
tách gần như hoàn toàn nên lượng hạt mịn quay trở lại máy nghiền ít, do đó giảm lượng điện
cho quá trình nghiền. Các thiết bị phân ly hiệu suất cao có thể sử dụng trong cả máy nghiền
nguyên liệu thô và máy nghiền xi măng. Lợi ích :
+) Năng lượng tiết kiệm thông qua việc sử dụng các bộ phân ly hiệu suất cao được ước tính
đạt 8% lượng điện sử dụng.
+) Các nhà máy ứng dụng đã cho thấy giảm 2,8 – 3,7 kWh/tấn nguyên liệu thô.
+) Thay thế một bộ phân ly thông thường bằng một bộ phân ly hiệu suất cao sẽ tăng đến
15% năng suất máy nghiền và nâng cao chất lượng sản phẩm do tăng sự đồng đều kích
thước hạt, cả hạt nguyên liệu thô và xi măng.
4. Sản xuất thép
• Quy trình sản xuất


Sắt thép phế
Điện

Chuẩn bị liệu

Đất cát
Chất phi kim loại
Tiếng ồn

Nạp liệu
Điện
Điện cực

Nấu chảy
Ra thép


Dầu mỡ

Tinh luyện

Nước
Điện
Dầu, mỡ

Đúc liên tục

Nước



Chất thải rắn
Dầu mỡ

Gas
Oxy

Bụi
Hơi nước

Chất tạo xỉ
VL đầm lò

Khí thải

Tiếng ồn

Nhiệt độ cao
Bụi
Chất thải rắn
Hơi nước
Tiếng ồn

Sản phẩm

Nhiệt độ cao

Hình 2. Quy trình sản xuất thép lò điện hồ quang

loại,
liệu

Khả năng áp dụng
Công nghệ xanh
Loại bỏ chất phi kim
băm, chặt nhỏ nguyên

Cùng với công việc sàng lọc, loại bỏ các tạp chất phi kim loại, chất gây cháy nổ, việc
bổ sung thêm công đoạn băm, chặt nhỏ, thậm chí là đóng bánh nguyên liệu, sẽ giúp cho việc
tăng tỷ trọng của thép phế, giảm số lần nạp liệu, tăng năng suất sử dụng thiết bị, và đặc biệt
là giảm phát thải ra môi trường.
− Vận hành lò điện chế độ siêu cao công suất
Người ta dùng biến thế lò siêu cao công suất để rút ngắn thời gian luyện một mẻ thép. Lò
siêu cao công suất có biến thế với dung lượng riêng lớn hơn 700 kVA/T công suất. Lò siêu
cao công suất có thời gian nấu luyện mẻ thép ngắn hơn, có năng suất cao hơn, tiêu hao điện
cực ít hơn, lượng khí thải ít hơn và tuổi thọ tường lò cao hơn so với lò thông thường.
− Làm nguội tường lò và nắp lò bằng nước

Tường lò và nắp lò được đầm với các tấm làm nguội nước để nâng cao tuổi thọ của
vật liệu chịu lửa, để có thể sử dụng công nghệ siêu cao công suất và cũng để tận dụng nhiệt
thải. Có hai hệ thống nước làm nguội: làm nguội lạnh và làm nguội ấm. Sự bốc hơi nước
làm nguội hấp thụ được bức xạ nhiệt do hồ quang tạo ra. Để bảo vệ các tấm làm nguội khỏi
bị biến dạng nhiệt, đặc biệt khi sử dụng công nghệ xỉ bọt cần sử dụng máy tính để điều
khiển quá trình nấu luyện, tránh sự chảy các tấm do ứng suất nhiệt và bảo vệ vật liệu chịu
lửa.
− Phun ôxy-nhiên liệu và phun ôxy
Phun ôxy-nhiên liệu giúp cho quá trình nóng chảy thép phế được đều đặn và ổn định.
Đồng thời cũng giảm được tiêu hao năng lượng điện nhờ nhiệt do quá trình cháy nhiên liệu
toả ra. Phun ôxy-nhiên liệu làm tăng lượng khí thải nhưng cũng làm giảm tiêu hao năng
lượng, gián tiếp làm giảm khí thải nhà kính.


− Hệ thống ra thép ở đáy lò
Ngày nay kỹ thuật ra thép ở đáy lò được áp dụng rất rộng rãi do giảm thiểu được
lượng xỉ ôxy hoá vào thùng thép trong quá trình rót. Biện pháp này cũng giảm được chi phí
do giảm tiêu hao vật liệu chịu lửa vì ra thép nhanh và giảm mất mát năng lượng. Hơn nữa,
công nghệ này còn làm cho việc thu gom khói được đơn giản hơn. Hiện nay, hầu hết các lò
điện mới đều được trang bị hệ thống ra thép ở đáy lò.
− Công nghệ xỉ bọt
Việc tạo ra xỉ bọt trong lò sẽ cải thiện được sự truyền nhiệt vào liệu đầu vào và bảo
vệ được vật liệu chịu lửa. Do độ ổn định của hồ quang tốt hơn và bức xạ nhiệt giảm nên
công nghệ xỉ bọt làm giảm tiêu hao năng lượng, điện cực graphit, tiếng ồn và làm tăng năng
suất thiết bị. Nó cũng có ảnh hưởng tốt đến một số phản ứng luyện kim (giữa xỉ lỏng và
thép lỏng)
− Tinh luyện lò thùng
Một số bước công nghệ không cần phải thực hiện trong lò điện hồ quang, mà có thể
thực hiện hiệu quả hơn trong lò khác (như khử lưu huỳnh, hợp kim hoá, đồng đều hoá nhiệt
độ và thành phần hoá học). Các bước này được chuyển từ lò hồ quang sang lò thùng. Hiệu

quả của công nghệ này là tiết kiệm năng lượng (10-30 kWh/t), giảm được thời gian luyện
một mẻ thép khoảng 5-20 phút, tăng năng suất, điều khiển nhiệt độ rót thép dễ hơn, giảm
tiêu hao điện cực (0,1-0,74 kg/t), tiết kiệm các nguyên tố hợp kim và giảm phát tán các chất
ô nhiễm môi trường.
− Hệ thống nước làm nguội khép kín
Trong nhà máy luyện thép, nước được sử dụng để làm mát lò điện hồ quang, lò thùng
tinh luyện, máy đúc liên tục và lọc bụi ướt. Đối với lò điện hồ quang và lò thùng tinh luyện,
nước dùng để làm mát các bộ phận với nguyên tắc không tiếp xúc nên nước hầu như không
bị nhiễm bẩn. Việc sử dụng tuần hoàn nước sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao. Vì thế, các nhà
máy luyện kim hiện đại đều trang bị hệ thống nước làm nguội khép kín.
− Sử dụng lại xỉ lò điện
Trong sản xuất thép lò điện sẽ sinh ra một lượng xỉ khoảng 100-150 kg/t thép. Xỉ lò
điện có thể xem như đá nhân tạo, giống đá tự nhiên, bao gồm FeO, CaO, SiO2 và các ôxit
khác như MgO, Al2O3, MnO … Xỉ lò điện có thể sử dụng để làm đường, san lấp, sản xuất xi
măng … Tuy nhiên, trước khi sử dụng, xỉ phải được chế biến như nghiền, sàng và phân loại
kích thước … Giải pháp này tăng nguồn thu và giảm nhu cầu bãi chứa xỉ. Chế biến xỉ cần
thêm năng lượng. Xỉ lò điện sau khi chế biến có thể sử dụng để làm đường, sản xuất xi
măng …
− Tái sử dụng bụi lò điện
Xử lý lọc bụi trong sản xuất thép lò điện có thể tách được 10-25 kg bụi/t thép. Bụi lò
điện thường chứa kim loại nặng nên cần chú ý khi chế biến và chôn lấp. Tuy nhiên, có thể
tận dụng được hàm lượng sắt và kim loại nặng trong bụi lò điện.



×