Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH KẾ CHO HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHI HẬU TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

PHẠM DUY ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH KẾ CHO HỘ NÔNG
DÂN VÙNG VEN BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHI HẬU
TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH


Hà Nội, 2017

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH KẾ CHO HỘ NÔNG
DÂN
VÙNG VEN BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHI HẬU
TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành : Quản lý biển
Mã ngành

: D850199



Sinh viên thực hiện

: Phạm Duy Anh

Chuyên ngành đào tạo

: Quản lý biển

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh

HÀ NỘI, 2017

iii


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài ’’Nghiên cứu xây dựng
mô hình sinh kế cho hộ nông dân vùng ven biển thích ứng với biến đổi khí
hậu tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh’’ là công trình nghiên cứu của em
và được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Những số liệu trong các biểu phục vụ cho nghiên cứu,
phân tích, nhận xét và đánh giá được chính e thu thập từ các nguồn khác nhau
và điều tra thực tế, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Em xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng em.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017.

Sinh viên

Phạm Duy Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, em đã tích lũy được cho mình khá nhiều kiến thức và
kinh nghiệm quý báu cho tương lai của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đên TS. Nguyễn Thị Quỳnh
Anh – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, người đã giúp đỡ
em nhiệt tình trong quá trình thực hiện đồ án. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Khoa học biển và hải đảo đã
truyền dạy cho em kiến thức trong suốt 4 năm học đã qua để em có những
kiến thức nhất định để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện đồ án bẳng cả nỗ lực của mình,
song do thời gian và khả năng hạn chế nên đồ án chắc chắn không thể tránh
khỏi thiếu sót. Vậy kính mong quý thầy cô đọc và đưa ra những nhận xét quý
báu để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017.

Sinh viên

Phạm Duy Anh

ii


MỤC LỤC

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
DFID

: Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International

Development)
KBTB : Khu bảo tồn biển
UBND : Ủy ban nhân dân
KTTĐBB: Kinh tế trọng điểm đông bắc bộ

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG


v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông
qua các hiện tượng khí hậu cực đoan như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn,
lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao; trong đó đáng chú ý là những tác động
của BĐKH ngày một đáng kể và gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền
kinh tế quốc dân, thậm chí còn tác động mạnh hơn đến sinh kế của những
nhóm dân cư nghèo nhất sinh sống ở khu vực nông thôn. Việt Nam là một
trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với những biểu hiện ngày
càng gia tăng của những hiện tượng này. Bên cạnh những chính sách do
Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm thích ứng với BĐKH và giảm phát thải
khí nhà kính, cộng đồng quốc tế cũng đã và đang tích cực hỗ trợ Chính phủ
Việt Nam trong các hoạt động ứng phó với BĐKH, hướng tới phát triển bền
vững ở các địa phương, đặc biệt là những khu vực kém phát triển và nghèo
khó.
Với điều kiện địa lý phức tạp, vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó đáng
chú ý nhất là Đông Bắc Bắc Bộ, là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều
nhất từ thiên tai. Thực tiễn cho thấy đây là tỉnh ven biển thuộc khu vực nhạy
cảm về biến đổi khí hậu và có tính dễ bị tổn thương cao đối với nước biển
dâng, bão và áp thấp nhiệt đới. Đặc biệt trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh ước
tính tổng thiệt hại khoảng gần 2.200 tỷ đồng (trong đó ngành Than khoảng
gần 1.200 tỷ đồng). Đợt lũ lụt lịch sử này khiến 104 nhà bị đổ sập hoàn toàn,
8.934 ngập lụt, gây thiệt hại khoảng 3.863 ha lúa, hoa màu, khiến cho hàng
nghìn người phải sơ tán.
Rõ ràng, BĐKH có thể tác động xấu đến một số bộ phận của các cộng
đồng trong tương lai, và biện pháp thích ứng dài hạn tốt nhất cho những cộng

đồng chịu tổn thương là tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với thiên tai và
1


thúc đẩy việc phát triển sinh kế bền vững cho họ. Trong bối cảnh mà nông
nghiệp và thủy sản là hai hệ thống sản xuất chính, chủ yếu dựa vào nguồn
nước (cả số lượng và chất lượng), những kinh nghiệm tích lũy được trong
việc đối phó với thiên tai và những kiến thức bản địa có vai trò quyết định
trong việc duy trì cuộc sống của họ cho đến nay. Tuy nhiên, tác động của thủy
tai gây nên bởi BĐKH rất có thể làm trầm trọng hơn tính dễ bị tổn thương của
họ. Tại đây, thị xã Quảng Yên phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn
do bao quanh thị xã phần lớn là sông, biển; khu vực Hà Nam (phía nam và tây
nam thị xã) thấp trũng so với mặt nước biển nên có nguy cơ bị nhấn chìm do
hiện tượng nước biển dâng. Từ đó gây mất diện tích đất trồng trọt, xâm nhập
mặn làm ảnh hưởng đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Do đó, việc nghiên cứu các mô hình sinh kế cho người dân tại thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nhằm thích ứng với BĐKH, góp phần nâng cao
thu nhập và phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương là rất cần thiết. Với
những lý do như trên, tôi thực hiện đề tài: ‘‘Nghiên cứu xây dựng mô hình
sinh kế cho hộ nông dân vùng ven biển thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh’’
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
 Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của hộ nông
dân và sự cần thiết phải chuyển đổi sinh kế, khóa luận xây dựng mô hình sinh
kế cho hộ nông dân vùng ven biển nhằm thích ứng với BĐKH trên địa bàn thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu và thực tiễn về sinh kế, mô hình sinh kế và
BĐKH.

 Phân tích ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế hộ nông dân ven biển thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
 Xây dựng mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH cho hộ nông dân trên
2


địa bàn nghiên cứu.
 Giải pháp thực hiện việc xây dựng mô hình sinh kế cho các hộ nông
dân vùng ven biển thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
 Sinh kế hiện tại của các hộ nông dân ven biển tại thị xa Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh như thế nào?
 Đã có mô hình sinh kế nào được xây dựng để thích ứng với biến đổi
khí hậu chưa?
 Có thực sự cần thiết có sự chuyển đổi sinh kế cho người dân tại thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh?
 Những ảnh hưởng của BĐKH tác động đến các hộ nông dân ven biển
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh như thế nào?
4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn; Đánh giá thức trạng của
mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nông dân ven biển thị
xã Quảng Yên. Từ đó phân tích yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình sinh kế
ven biển và đề xuất một số giải pháp.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý luận về sinh kế
1.1.1 Khái niệm sinh kế

Ý tưởng về sinh kế đã được đề cập trong các tác phẩm của Robert
Chambers từ giữa những năm 80. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn
trong các nghiên cứu của Barret và Reardon, F. Ellis, Conway và những người
khác vào đầu những năm 1990. Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận
khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Đã có nhiều tác giả, tổ chức
nghiên cứu đưa ra khái niệm về sinh kế, sau đâu là một số khái niệm đươc
chấp nhận:
Theo Ủy ban phát triển Quốc tế vương quốc Anh (DFID – 1998) một
sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà
con người có được, kết hợp với nhưng quyết định và hoạt động mà họ thực thi
nhằm để kiếm sống cũng như để đạt các mục tiêu và ước nguyện của họ. (Bộ
kế hoạch và đầu tư, Bộ phát triển Quốc tế Anh)
Theo Chamber và Conway, (1992), các sinh kế có thể bao gồm mức
độ sung túc, con đường vận chuyển thức ăn và tiền mặt phục vụ cho các phúc
lợi về thể chất và xã hội. Điều này bao gồm sự đảm bảo chống lại bệnh tật, tử
vong sớm và trở nên nghèo hơn.
Theo N. Singh, (1996), Các sinh kế là các phương tiện, các hoạt động
và các quyền dựa vào đó con người tạo ra cuộc sống.
Theo Bùi Đình Toái (2004), Khái niệm sinh kế của hộ hay một cộng
đồng là một tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với
những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những
kiếm sống mà còn đạt đến nhiều mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác,
sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai
hay phương tiện kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp các nguồn
4


lực và khả năng của con người có thể kết hợp được với nhưng quyết định và
những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt

đến các mục tiêu và ước nguyên (tham vọng) của họ.
Nguồn lực

khả năng

Nguồn lực sinh kế

Kiếm sống
Các
Quyết định

Các
Hoạt động

Chiến lược sinh kế

Mục tiêu và
kỳ vọng khác

Mục tiêu sinh kế

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hóa khái niệm sinh kế
Khái niệm sinh kế thường được bao gồm sinh kế thay thế, sinh kế bổ
sung và sinh kế bền vững. Trong nhiều cách dùng thuật ngữ, sinh kế chủ yếu
nhằm vào lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên nó có thể được xem xét vượt quá các
hoạt động kinh tế và bao gồm chất lượng các tiêu chuẩn của cuộc sống, các
chuẩn thức ăn, nơi cư trú, sức khỏe và sự toại nguyện.
1.1.2 Khái niệm sinh kế của ngư dân
Để hiểu được khái niệm sinh kế của ngư dân trước tiên ta cần phải
hiểu thế nào là ngư dân. Theo Bách khoa toàn thư, Ngư dân hay dân chài hay

dân đánh cá là người dùng lưới, cần câu cá, bẫy hoặc các dụng cụ khác để bắt
và thu gom cá hoặc các loài sinh vật thủy sinh từ sông, hồ hoặc đại dương để
làm thức ăn cho con người hoặc cho những mục đích khác. Khái niệm này
bao gồm cả những người làm việc tại các trại nuôi cá.
Đặc thù của ngư dân là họ phải sống và làm việc trông môi trường
khắc nhiệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro, cuộc sống của họ phụ thuộc gần như hoàn
toàn vào tự nhiên mà cụ thể là các nguồn lợi từ biển. Có thể nói sinh kế của
ngư dân chỉ là một phạm trù nhỏ của khái niệm sinh kế. Nó là sinh kế của một
nhóm đối tượng trong cộng đồng người, được phân loại theo ngành nghề và
môi trường sống.
Tóm lại: Nghiên cứu những khái niệm trên đây về sinh kế của các
5


tác giả và theo nhận thức cá nhân cùng với thực tế ở địa phương, tôi cho rằng
“sinh kế ngư dân là sinh kế của cộng đồng người sống ở vùng ven biển, sử
dụng các nguồn vốn sinh kế để tham gia hoặt động chính là đánh bắt, khai
thác thủy hải sản, thích ứng với những hoàn cảnh dễ bị tổn thương ( thiên tai,
mùa vụ, thị trường, cơ chế, chính sách,…) nhằm tìm kiếm thu nhập và nâng
cao chất lượng sống’’.
Sinh kế của ngư dân bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt
động sống của mỗi cá nhân hay cả hộ ngư dân. Các hoạt động sinh kế là do
mỗi cá nhân hay hộ ngư dân tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của
chính họ đồng thời chiu sự tác động của điều kiện tự nhiên, các thể chế, chính
sách và những mối quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hô ngư dân đã thiết lập
nên trong cộng đồng
1.1.3 Khái niệm mô hình sinh kế
Mô hình theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2011) là
hình thức diễn đạt ngắn gọn các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng theo
một phương tiện nào đó để nghiên cứu đối tượng đó. Hay mô hình có thể là

những đối tượng có cùng hình dạng nhưng được thu nhỏ để làm mô phỏng,
cấu tạo và hoạt động của một vật khác để tiện trình bày, nghiên cứu. Như vậy,
có thể hiểu mô hình sinh kế là một hình thức diễn đạt ngắn gọn các đặc trưng
chủ yếu của một hệ thống sinh kế theo các đối tượng của nó để nghiên cứu
đối tượng đó. Mô hình sinh kế là một hệ thống sinh kế mà ở đó con người là
chủ thể tác động lên các nguồn lực sinh kế để hình thành nên các hoạt động
sinh kế nhằm thực hiện chiến lược sinh kế tạo ra kết quả sinh kế.
1.1.4 Khái niệm nguồn lực sinh kế
Nguồn lực sinh kế là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài đã, đang
và sẽ tham gia vao hoạt động sinh kế nhằm thúc đẩy, phát triển , cải biên kết
quả sinh kế của hộ gia đình (Hoàng Phê, 2011). Nói cách khác, các nguồn lực
sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử
6


dụng duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Hiện nay, việc phân loại nguồn lực
sinh kế vẫn chưa có căn cứ cụ thể, vì vậy, có thể dựa vào đặc trưng của từng
nhóm nguồn lực để làm căn cứ phân loại. Theo đó, nguồn lực sinh kế của hộ
bao gồm nguồn lực con người, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội, nguồn
lực tài chính và nguồn lực tự nhiên.
1.1.5 Khái niệm mô hình sinh kế vùng ven biển thích ứng biến đổi khí hậu
Theo Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp – Nông
thôn – IPSARD (2012), mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu là hệ
thống sinh kế có khả năng đối phó, giảm nhẹ và phục hồi trước các tác động
của thiên tai, thời tiết bất thuận (hạn hán, nắng nóng kéo dài, ngập úng,…)
đảm bảo duy trì hoặc tăng năng suất, sản lượng một các ổn định, đồng thời
phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, giảm nhẹ
phát thải nhà kính ra môi trường.
Mô hình sinh kế nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu là hệ thống sinh kế



khả

năng giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính nhưng vẫn đảm bảo
duy trì khả năng và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
Mô hình sinh kế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu là hệ thống
sinh

kế



khả năng điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc
môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi
khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng, đồng thời tận dụng các cơ hội nó mang lại.
Mô hình sinh kế cho hộ dân vùng ven biển thích ứng với điều kiện
biến

đổi

khí hậu cũng không nằm ngoài những lý luận về mô hình sinh kế thích ứng
với điều kiện biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, do đặc điểm đặc trưng của vùng
ven biển nên đặc điểm của một mô hình sinh kế cho hộ nông dân ở đây có sự
khác biệt. Do đó, mô hình sinh kế cho hộ dân vùng ven biển thích ứng với
biến đổi khí hậu có thể được hiểu là một hệ thống sinh kế có khả năng đối
7


phó, giảm nhẹ và phục hồi trước các tác động của thiên tai, thời tiết bất thuận
như xâm ngập mặn, bão, lụt, đảm bảo duy trì hoặc tăng năng suất, sản lượng

một các ổn định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế xã hội
của vùng ven biển, giảm nhẹ phát thải nhà kính ra môi trường (Hoàng Phê,
2011).
Đặc thù của mô hình sinh kế ven biển là sự lựa chọn các chiến lược
sinh kế của hộ gia đình thường phụ thuộc vào nguồn lực sinh kế mà hộ gia
đình đó nắm giữ cùng các yếu tố bên ngoài như mùa vụ, thời tiết và nguồn lợi
thủy sản. Với xu hướng tiếp tục dựa vào việc khai thác các nguồn lực sẵn có ở
địa phương để thực hiện các hoạt động sinh kế, nhìn chung, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của các cộng đồng ven biển diễn ra một cách chậm chạp (MARD,
2008).
Như vậy, có thể thấy rằng, mô hình sinh kế chính tại các cộng đồng
ven
biển là hệ thống sinh kế của người dân vùng ven biển có khả năng thích ứng
trước các tác động của thiên tai và điều kiện bất thuận của thời tiết. Từ đó, mô
hình đảm bảo duy trì hoặc tăng năng suất, sản lượng một cách ổn định các sản
phẩm sinh kế, giảm nhẹ sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường.
1.2 Lý luận về biến đổi khí hậu
1.2.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
(1992), “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”,
là những biến đổi trong môi trượng vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của
các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xa hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”
Theo công ước khí hậu thì BĐKH (Climate Change) là
sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
8



quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu
tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được (Nguyễn Văn
Thắng, 2010)
Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho
Việt Nam 2016 thì Biến đổi khí hậu - Climate Change: Là sự thay đổi của
khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên
và hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng
lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy
văn cực đoan.
1.2.2 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Bão, lũ là biểu hiện điển hình nhất của BĐKH. Theo kịch bản biến
đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi
trường (2012), sự nóng lên toàn cầu sẽ gia tăng cường độ trung bình của các
cơn bão, trong khi đó lại khiến số lượng các cơn bão giảm xuống. Nghĩa là sẽ
có ít bão hơn nhưng cường độ bão lại mạnh hơn.
Kerry Emmanuel (2014), cho rằng những cơn bão mạnh nhất sẽ tăng
lên, nhưng các cơn lốc xoáy nhỏ hơn cũng sẽ gia tăng. Nghiên cứu cũng phát
hiện ra"các cơn bão nhiệt đới gia tăng mạnh tại phía tây Bắc Thái Bình
Dương", ví dụ như nơi bão Haiyan vừa xảy ra. Một số báo cáo cũng đã kết
luận rằng tốc độ gió trung bình trong các cơn bão có khả năng tăng, cũng như
tần số xuất hiện các cơn mưa có lượng mưa lớn, nhưng báo cáo cũng lưu ý sự
khó khăn của việc kết nối những thay đổi trong những sự kiện thiên nhiên
phức tạp như như lốc xoáy với biến đổi khí hậu.
Hạn hán là biểu hiện thứ hai của BĐKH. Do khí hậu thời tiết bất
thường
gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt. Hiện nay,
người ta xem xét mức độ hạn hán bằng cách phân tích ở hai bối cảnh khác
nhau. Trong bối cảnh mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài
hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán
9



khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức
trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các
vùng, kể cả vùng mưa nhiều. Trong bối cảnh mưa không ít lắm, nhưng trong
một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu
tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến
trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa
và mùa khô. Bản chất và tác động của hạn hán gắn liền với định loại về hạn
hán.
Nước biển dâng là biểu hiện thứ ba của BĐKH. Theo Viện nghiên
cứu biến đổi khí hậu (2008), tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu là làm
thay đổi và tan chảy của băng trên toàn thế giới, các dòng sông băng và các
khối băng có trữ lượng nước rất lớn. Sự tan chảy từ từ của các khối băng có
thể khiến lượng nước tăng lên che phủ 10% diện tích đất liền trên toàn thế
giới. Trong hơn một thế kỷ vừa qua, các ngọn núi băng và khối băng ở Nam
cực và Bắc Cực đã biến mất một cách nhanh chóng. Việc tan chảy các khối
băng diễn ra nhanh hơn so với tốc độ tái tạo chúng qua các năm cho thấy biến
đổi khí hậu đã làm mất cân bằng của các dòng sông băng và khối băng trên
toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ tăng lên được duy trì
trong một khoảng thời gian dài, các dòng sông băng và núi băng có thể biến
mất vĩnh viễn.
Sa mạc hóa là biểu hiện thứ tư của BĐKH. Những năm gần đây, thời
tiết bất thường xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới khiến nhiệt độ toàn cầu tăng
cao. Mùa đông không còn quá lạnh nhưng kèm theo nhiều hiện tượng như
sương muối, các đợt rét đậm rét hại. Mùa hè thì trở nên oi ả với nền nhiệt cao
hơn nhiều so với những năm trước, bão lũ thường đến sớm và có cường độ
mạnh hơn trong mùa mưa. Tuy nhiên, tình hình đất nông nghiệp bị hạn hán, bị
mưa lũ khiến đất bị xói mòn hoặc khô hạn hoang mạc lại là vấn đề phức tạp
nhất ở nhiều quốc gia hiện nay.

Sa mạc hóa là một trong những thách thức môi trường lớn nhất thời
10


đại. Đó là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn gây ra bởi sinh
hoạt của con người và biến đổi khí hậu. Nó không chỉ là gia tăng diện tích sa
mạc, bao gồm sự xâm lấn của các hiện tượng cát bay, cát nhảy tạo nên các
đụn cát và trảng cỏ mà còn là xuất phát từ sự suy thoái đất lâu dài, bị khô hạn
thành sa mạc hóa.
Các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhạy cảm với việc khai thác quá
mức và sử dụng đất không hợp lý. Tình trạng nghèo đói, mất ổn định chính
trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều
đóng góp vào việc “xây dựng” sa mạc hóa. Khoảng 1,2 tỷ người của hơn 110
nước đang bị đe doa bởi vấn đề này (Viện nghiên cứu BĐKH, 2008).
1.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến mô hình sinh kế ven biển
Biến đổi khí hậu và các tác động của nó hiện nay đang là mối quan
tâm trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng,
BĐKH có tác động sâu sắc tới con người mà biểu hiện của nó là sự biến đổi
trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế (bao gồm các ngành khác nhau như nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải,...), xã hội (sức khỏe con
người), môi trường (tài nguyên nước, rừng, biển, hệ sinh thái và đa dạng sinh
học) ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới con người
được nhận thấy rõ ràng nhất ở mỗi vùng địa lý khác nhau, nơi đặc điểm về
môi trường, xã hội và kinh tế có những đặc trưng khác nhau. Trong đó, dễ tổn
thương nhất do BĐKH là các đảo nhỏ, các vùng châu thổ các con sông lớn,
dải ven biển và vùng núi.
Bảng 1.1. Tác động của biến đổi khí hậu theo vùng địa lý

ng


địa




Đối
Tác động của
biến đổi khí hậu
- Mực nước

ng ven biển dâng

Ngành chịu tác động của biến tượng
đổi khí hậu

bị

dễ
tổn

thương
- Nông nghiệp và an ninh
lương thực
11

Nông dân


-


Gia

tăng

bão và áp thấp
nhiệt đới
biển và
hải đảo

- Gia tăng lũ
lụt và sạt lở đất
(Trung Bộ)
- Xâm nhập
mặn

biển dâng
-

Gia

tăng

Vù bão và áp thấp
ng đồng nhiệt đới
- Lũ lụt và sạt
lở đất
- Xâm nhập
mặn



ng
du

- Xây dựng, hạ tầng, phát triển
đô thị/nông thôn
-

Môi

trường/tài

nguyên

nước/đa dạng sinh học
- Y tế, sức khỏe cộng đồng
- Kinh doanh dịch vụ, thương

và ngư dân
ven biển
Người già,
trẻ

em,

phụ nữ

lương thực
- Thủy sản
- Giao thông vận tải


-

- Xây dựng, hạ tầng, phát triển Nông dân
đô thị/nông thôn
-

Môi

trường/tài

nguyên Người già,

nước/đa dạng sinh học
- Y tế, sức khỏe cộng đồng

trẻ

em,

phụ nữ

- Kinh doanh dịch vụ, thương
mại và du lịch

- Gia tăng lũ

núi lụt và sạt lở đất

và trung


- Giao thông vận tải

mại và du lịch
- Nông nghiệp và an ninh
- Mực nước

bằng

- Thủy sản

-Gia
hiện tượng

- Giao thông vận tải

tăng

- Dân


miền

- Môi trường (nguồn nước, đa núi,

thời dạng sinh học)

tiết cực đoan
-Nhiệt

- Công nghiệp

- An ninh lương thực

- Y tế, sức khỏe cộng đồng
độ

tăng và kéo dài

đặc

biệt



đồng

bào

dân

tộc

thiểu số

hạn hán (đặc biệt ở

-

12



vùng Tây Nguyên,

Người già,

vùng núi Bắc Bộ

phụ nữ, trẻ

và Trung Bộ)

em

- Mực nước
biển dâng
-

Gia

tăng

Vù bão và áp thấp
ng

đô nhiệt đới

thị

- Gia tăng lũ
lụt và ngập úng
tăng


Nhiệt

độ

- Công nghiệp
- Giao thông vận tải
- Xây dựng, hạ tầng, phát triển
đô thị
- Môi trường (tài nguyên
nước)
- Y tế, sức khỏe cộng đồng
- Kinh doanh, dịch vụ, thương
mại, du lịch

Người thu
nhập thấp
Người già,
phụ nữ, trẻ
em

- Năng lượng
(Nguồn: Việm KHKTTV & MT, 2011)
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trên toàn thế giới (bảng 1.1). BĐKH
với biểu hiện của nó chủ yếu là gia tăng bão, áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ tăng,
hiện tượng xâm ngập mặn và các loại hình thiên tai khác đã ảnh hưởng không
nhỏ trên mọi lĩnh vực, ở mọi vùng miền trên cả nước và mọi đối tượng người
dân. Đặc biệt với vùng ven biển, nơi cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng
rất lớn bởi sinh kế chủ yếu của họ là các hình thức đánh bắt, nuôi trồng thủy
sản và làm nông nghiệp. Việc gia tăng các rủi ro từ khí hậu là một trong

những áp lực làm gia tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng ven biển. Nhìn chung,
biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nông thôn nói
chung và vùng ven biển nói riêng trên một số sinh kế chính như sản xuất nông
nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản – những sinh kế mà người nghèo chủ
yếu dựa vào các nguồn lực tự nhiên để thực hiện các chiến lược sinh kế (Trần
Thọ Đạt, 2012).
Những ảnh hưởng cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp bao gồm: Mất

13


diện tích đất nông nghiệp do nước biển dâng, mặn hóa các vùng đất canh tác
do sự xâm nhập của nước biển, tăng cường lũ lụt và hạn hán, gia tăng dịch
bệnh do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa, từ đó ảnh hưởng đến năng
suất và sản lượng nông nghiệp, làm giảm cơ hội việc làm, đẩy giá lương thực
lên cao và đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực. Đối với hoạt động đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản, mực nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn,
triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan... sẽ ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đến các hệ sinh thái quan trọng và nghề cá ven bờ (như hệ sinh thái
rừng ngập mặn, đất ngập nước, hệ sinh thái san hô), từ đó làm thu hẹp và hủy
hoại chất lượng môi trường sống của các loài thủy hải sản, làm giảm chất
lượng và trữ lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt ven bờ (Nguyễn Mậu
Dũng, 2010). Tất cả những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sinh kế ven
biển được tổng hợp ở bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến mô hình sinh kế ven biển
Các
tác động
của
BĐKH

Nướ
c
dâng

biển

Nguồn

lực



hình sinh kế bị ảnh
hưởng

Chiến lược sinh
kế bị ảnh hưởng

Kết quả sinh
kế bị ảnh hưởng

Không thể thực
Mất đất canh tác hiện được hoạt động
do ngập lụt

trồng
trọt trên vùng ngập úng
Không thể thực

Đất nông nghiệp hiện

bị nhiễm mặn

- Sản lượng
thu hoạch giảm
- Thu nhập giảm
- Sản lượng
thu

các hoạt đồng trồng hoạch

giảm

trọt trên đất nhiễm mặn - Thu nhập giảm
Độ mặn của nước
Hoạt động đánh
- Năng suất
thay đổi, ảnh hưởng bắt và nuôi trồng bị đánh bắt và nuôi
đến sinh trưởng của ảnh

trồng

các loài thủy sản

- Thu nhập giảm

hưởng
14

giảm



Cơ sở hạ tầng

Các

hoạt

động

hiện tại (đê điều, hệ nông
thống thủy lợi, cầu nghiệp, thủy sản, du
đường)

lịch bị ảnh hưởng

Hạn
hán



suất/sản
lượng

nông

nghiệp, thủy sản
giảm; doanh thu
từ du lịch giảm

- Thu nhập giảm

Hoạt động trồng
- Năng suất

Đất canh tác bị
khô

Năng

trọt bị ảnh hưởng do cây trồng giảm

hạn

thiếu nước tưới
- Thu nhập giảm
Hoạt động đánh
Tăng độ mặn của
- Năng suất
bắt và nuôi trồng bị
nguồn nước và nhiệt
giảm
ảnh
độ
- Thu nhập giảm
hưởng
Năng

lụt
Đất bị ngập úng

Hoạt động trồng

trọt bị ảnh hưởng

suất/sản
lượng trồng trọt
giảm
- Thu nhập giảm
Năng

Sự di chuyển của
các loài thủy sản

Hoạt động đánh
bắt bị ảnh hưởng

suất/sản
lượng trồng trọt
giảm
- Thu nhập giảm
Năng

Ngọt hóa nguồn

Hoạt động nuôi suất/sản

nước sử dụng trong trồng

lượng trồng trọt

nuôi trồng thủy sản


giảm

bị ảnh hưởng

- Thu nhập giảm
Hoạt động nông
Năng

Phá vỡ cơ sở hạ
tầng

nghiệp, du lịch, đánh suất/sản
15


lượng

nông

nghiệp, thủy sản
hiện tại (đê điều, thủy bắt thủy sản bị ảnh giảm;
lợi, đường xá)

hưởng

doanh

thu từ du lịch
giảm


Phá vỡ hệ thống
đê
Bão,
triều

của các đầm nuôi thủy
sản

Hoạt động nuôi
trồng
bị ảnh hưởng

Sự di chuyển của

cường

Hoạt động nuôi

các

trồng

loài thủy sản

bị ảnh hưởng

- Thu nhập giảm
Năng
suất/sản
lượng


giảm

- Thu nhập giảm
Năng
suất/sản
lượng

giảm

- Thu nhập giảm

(Nguồn: Viện KHKTTV & MT, 2011)
Bảng 1.2 cho thấy sự biến đổi khí hậu tác động đến từng yếu tố cấu
thành nên khung sinh kế bền vững vùng ven biển. Hiện tượng nước biển
dâng, hạn hán, lũ lụt, bão và triều cường là 4 loại hình chủ yếu có tác động
mạnh mẽ đến nguồn lực sinh kế của người dân kéo theo sự thay đổi của quyết
định chiến lược sinh kế của nông hộ. Theo đó, đối với hộ nông dân vùng ven
biển, dưới tác động của các loại hình thời tiết cực đoan này, chiến lược sinh
kế chủ yếu là các hoạt động liên quan tới nguồn lực tự nhiên như đánh bắt hải
sản, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn tới hệ quả về
năng suất, sản lượng giảm kéo theo thu nhập của hộ nông dân bị giảm sút.
Điều đó cho thấy, BĐKH, về bản chất, đã làm giảm kết quả sinh kế hộ nông
dân ven biển do ảnh hưởng tiêu cực của nó tới nguồn lực tự nhiên hộ gia đình.
Như vậy, BĐKH có tác động rất lớn tới sinh kế ven biển. Hiện tượng
này gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển, từ
đó dẫn tới hệ quả về sự giảm sút nguồn lực kinh tế và vật chất, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của các hộ nông dân.
16



1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô sinh kế ven biển
1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sinh kế
Khung sinh kế bền vững là một công cụ để nâng cao hiểu biết của
chúng ta về sinh kể, đặc biệt là sinh kế của người nghèo, được thiết kế để trở
thành một công cụ linh hoạt để sử dụng trong quy hoạch và quản lý, xóa đói
giảm nghèo.
Theo DFID (2001), một khung sinh kế bền vững sẽ giúp:
Nhận dạng (và xác định giá trị) những gì mà người ta đang làm để ứng
phó với rủi ro và những điều không chắc chắn;
Xây dựng mối liên kết giữa các nhân tố hạn chế hay tăng cường sinh kế
của họ cũng như thể chế và chính sách trong một môi trường rộng lớn hơn;
Nhận dạng các giải pháp giúp tăng cường tài sản, tăng cường năng lực
và giảm thiểu tổn thương.
Theo khung sinh kế bền vững (DFID, 2001), các hộ gia đình đều có
phương thức kiếm sống (chiến lược sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế
có sẵn trong bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những
nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão lụt và các
tác động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của các hộ gia
đình dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác
giữa các nhóm yếu tố này.
Nhóm yếu tố về nguồn lực sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: Vốn
nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên.
Vốn nhân lực (Human Capital) bao gồm các kỹ năng, kiến thức,
kinh
nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này
giúp con người có thể thực hiện được các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt
được những kết quả sinh kế khác nhau. Ở cấp hộ gia đình, nguồn lực con
người là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng lao động. Nguồn lực này có
thể thay đổi tùy theo quy mô hộ gia đình, trình độ kỹ năng, sức khỏe.

17


×