Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HẠN HÁN, HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.8 KB, 23 trang )

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HẠN HÁN, HOANG MẠC
HÓA Ở NINH THUẬN, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

1

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM


LỜI NÓI ĐẦU
Ninh Thuận được cả nước biết đến như là một vùng có khí hậu khắc
nghiệt. Trong các tháng về mùa khô, nắng nóng kéo dài, tình hình hạn hán, thiếu
nước phục vụ sản xuất và dân sinh diễn ra hết sức gay gắt và thường xuyên.
Phần lớn dân cư trong tỉnh sinh sống chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, hạn hán có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến
kinh tế và đời sống của người dân trong vùng. Đối với Việt Nam, hạn hán là
thiên tai gây tác hại đứng hàng thứ 3 sau lũ lụt và bão. Tuy nhiên ở Ninh Thuận,
là nơi bị khô hạn vào bậc nhất cả nước, hạn hát là thiên tai gây tác hại được xếp
hàng thứ nhất, trên cả lũ lụt và bão. Bài viết này các tác giả sơ bộ nêu lên thực
trạng tình hình hạn hán, sa mạc hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, phân tích
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục.
1.Đặt vấn đề
Từ lâu cộng đồng quốc tế đã nhận thấy sa mạc hoá, hoang mạc hoá là
một vấn đề rộng lớn liên quan đến cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường
của nhiều quốc gia trên thế giới.Liên hợp quốc đã từng cảnh báo, quá trình sa
mạc hóa là điển hình cho một trong số những "thách thức môi trường lớn nhất
trong thời đại của chúng ta".
Thật vậy, thoái hóa đất và hoang mạc hóa đang là một trong những vấn đề
môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà con người đang phải đối mặt và giải
quyết để phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững hiện nay.
Theo báo cáo của chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc UNEP
trong tạp chí Toàn cảnh môi trường toàn cầu năm 2000, có 50% tổng diện tích


đất không còn khả năng sử dụng để sản xuất nông nghiệp ở các nước Nam Á và
Đông Nam Á do đất bị thoái hóa, là hậu quả của việc áp dụng những biện pháp
canh tác không bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng phá rừng, chăn
2

thả quá mức và sự thay đổi khí hậu. Hiện tượng thoái hóa đất diễn ra trong điều
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

kiện khí hậu khô hạn đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa và mở rộng diện tích
hoang mạc trên thế giới chiếm trên 30% diện tích đất.


Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, diễn biến của quá trình thoái hoá đất và
hoang mạc hoá sẽ như thế nào, là vấn đề được các nhà nghiên cứu và toàn xã hội
quan tâm.
2. Hoang mạc hoá ở Việt Nam, nguyên nhân hình thành
Theo Cục Lâm nghiệp, hiện Việt Nam có khoảng hơn 9 triệu ha đất bị
hoang hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc, trong đó có 2 triệu
ha đất đang sử dụng bị thoái hóa nặng.
Ngoài những vùng đất bị hoang mạc hóa, nhiều dải cát ven biển Việt Nam
còn bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình
Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện
tích 43.000 ha.
Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha
cát ven biển, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có
87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, sự di
chuyển của các đụn cát đã làm cho quá trình hoang mạc hoá càng diễn ra
nghiêm trọng hơn. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị cát lấn, dẫn đến
độ phì nhiêu của đất bị suy giảm mạnh.
Việt Nam đã xác định 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hóa: Duyên hải

Miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên.
Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa ở Việt Nam là kết quả của sự
xói mòn đất, đá ong hóa, hạn hán, cát bay, cát chảy, đất bị nhiễm mặn, nhiễm
phèn. Các vấn đề cơ bản của hoang mạc hóa ở Việt Nam là hạn hán, thoái hóa
đất và cồn cát di động theo mùa gió trong năm. Trong đó, các tỉnh duyên hải
Miền Trung, nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận được xem là bị tác động mạnh
nhất của quá trình di chuyển cồn cát vùng ven biển.
Việc lập kế hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất chỉ dựa trên việc đáp
ứng các nhu cầu và lợi ích trước mắt, không tính đến tác hại lâu dài về môi
3

trường sinh thái cũng là nguyên nhân cơ bản của sự thoái hóa đất và hoang mạc
hóa.

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM


Tình trạng phá rừng và hủy diệt lớp phủ thực vật do các hoạt động của
con người gây ra làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, độ che phủ thảm
thực vật thấp, là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm lượng nước ngầm trong
mùa khô, gia tăng cường độ cũng như tần suất lũ quét, lũ lụt trong mùa mưa,
làm cho sự xói mòn và thoái hóa đất diễn ra nghiêm trọng, gia tăng diện tích đất
trống đồi núi trọc.
Việc áp dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất
nông nghiệp (thay đổi biện pháp canh tác, bố trí lại cơ cấu cây trồng-vật nuôi,
tưới tiết kiệm nước,...) đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên việc sử dụng bền vững tài
nguyên đất, tài nguyên nước chưa được chú trọng và chưa có hiệu quả. Đây
cũng là nguyên nhân cơ bản của việc thoái hóa đất và hoang mạc hóa.
Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa do sự tác động đan xen của các
yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người ở Việt Nam chủ yếu như sau:

- Thoái hóa thảm thực vật, kết quả can thiệp của con người lên cân bằng
hệ sinh thái tự nhiên;
- Quá trình rửa trôi xói mòn, xói lở do lượng mưa, cường độ mưa, độ dốc,
độ dài sườn dốc, hệ số che phủ và phương thức canh tác;
- Quá trình thổi mòn và khoét mòn do gió;
- Quá trình mặn hóa, xâm nhập mặn do nước biển xâm nhập sâu vào nội
địa và nước ngầm có nồng độ muối cao;
- Quá trình làm chặt đất kết von đá ong do hạn hán và canh tác không hợp
lý;.
- Suy thoái chất hữu cơ trong đất: Nhiệt độ cao, hạn hán kéo dài làm quá
trình khoáng hóa hữu cơ mạnh, quá trình mùn hóa yếu dẫn đến lượng hữu cơ
trong đất thấp;
- Suy giảm chất dinh dưỡng do phương thức canh tác không bền vững.
Như vậy, quá trình hình thành, phát triển thoái hóa đất, hoang mạc hóa bị
4

chi phối bởi quá trình tự nhiên và xã hội. Các quá trình này sẽ diễn ra mạnh hơn,
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

nhanh hơn cả về cấp độ và khu vực bị ảnh hưởng khi chịu tác động của nhiệt độ
cao, nắng nóng, khô hạn kéo dài, xâm nhập mặn gây nên bởi biến đổi khí hậu.


3. Hạn hán và sa mạc hóa ở Ninh thuận
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có dải đồng bằng
hẹp, địa hình phức tạp, khí hậu nắng nóng, khô hạn quanh năm, là nơi có hệ
sinh thái của vùng bán khô hạn với hệ số khô hạn K = 2,4 [3]. Tổng diện tích tự
nhiên 336.000ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 60.113ha, đất lâm nghiệp
159.895ha, đất chuyên dùng 12.673ha, đất ở 2.880ha, còn lại là đất trống chưa
sử dụng, sông suối và núi đá 100.443ha. Hiện nay, hạn hán và nguy cơ hoang

mạc hóa ở vùng đất này đang ngày càng nguy hiểm đối với đời sống và phát
triển sản xuất của người dân địa phương, mặt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường sinh thái. Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2000 của Sở Nông
nghiệp và PTNT Ninh Thuận, diện tích đất trống đang bị thoái hóa và hoang
mạc hóa chiếm 33,9% tổng diện tích tự nhiên và phân bố tập trung chủ yếu ở
các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Ninh Sơn. Trong những năm gần đây do sự
biến đổi bất thường của khí hậu toàn cầu, hiện tượng hạn hán, thiếu nước trong
mùa khô xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi, trong đó Ninh Thuận là địa phương có
lượng mưa thấp nhất cả nước, tình hình hạn hán càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cần có những nghiên cứu điều tra đầy đủ về thực trạng hạn hán nhằm đề xuất
những giải pháp cảnh báo, khắc phục là điều cần thiết.
I. THỰC TRẠNG HẠN HÁN, SA MẠC HÓA TỈNH NINH THUẬN TRONG

NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Trong những năm gần đây do những biến động bất thường về thời tiết
cùng với các nguyên nhân khác do con người đã làm cho tình trạng thiếu nước
và hạn hán ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên nói chung và Ninh Thuận nói
riêng xảy ra ngày càng trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn, không những
vào mùa khô mà ngay cả trong mùa mưa. Thực trạng hạn hán đã làm ảnh hưởng
rất lớn đến phát triển kinh tế cũng như đời sống sinh hoạt của người dân trong
vùng.
5

Ninh thuận được xem là tỉnh khô hạn nhất cả nước, có lượng mưa bình
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

quân năm thấp nhất trong cả nước. Phân bố mưa theo không gian và thời gian
hết sức bất lợi cho cây trồng. Mùa khô hạn hầu như chiếm 7 - 9 tháng trong



năm, trong đó các tháng 1, 2, 3, 4 hàng năm thuộc chỉ tiêu là khô hạn nặng. Theo
thống kê sơ bộ diện tích đất hoang mạc hóa một số năm gần đây ở Ninh Thuận
được trình bày tại Bảng 1.
Bảng 1: Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hoang mạc hóa tại Ninh Thuận
STT
1
2
3
4

Dạng hoang mạc
Hoang mạc cát
Hoang mạc đá
Hoang mạc muối
Hoang mạc đất cằn
Tổng cộng
(% so với diện tích tự nhiên)

Diện tích (ha)
2001
2004
4.878
9.103
3.457
21.468
11.867
6.407
20.124
4.043
40.326

41.021
(12,0%)
(12,21%
)

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Bự báo
KTTV Ninh Thuận, 2006
Tổng số diện tích đất hoang mạc ở Ninh Thuận là 41.021ha, chiếm
12,21% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Và cho đến hiện nay, thực trạng hoang
mạc hóa vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Hàng năm, vào mùa khô tình
trạng hạn hán, thiếu nước thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sản xuất và các hoạt động dân sinh kinh tế của các địa phương. Một số đợt
hạn hán xảy ra liên tục trong những năm gần đây như các năm 1997, 1998,
2002, 2004 và đặc biệt nghiêm trọng là hạn xảy ra năm 2005 đã làm cho nhiều
người dân trong tỉnh lâm vào tình trạng thiếu ăn, do không đủ điều kiện nước
tưới để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi v.v...
Diễn biến hạn trong những năm qua ngày một nặng nề và phức tạp hơn.
Theo báo cáo tổng hợp về đợt hạn nặng và điển hình năm 2005 cho thấy, năm
2004, lượng mưa toàn tỉnh thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm. Tổng lượng mưa
tại các nơi trong tỉnh thấp hơn cùng kỳ năm 2003 từ 250– 450mm; độ ẩm không
khí trung bình 74% thấp hơn trung bình năm 2%; tổng lượng bốc hơi 2.046mm
6

cao hơn trung bình năm 200mm. Vì thế đến đầu tháng 2/2005 mực nước trên các
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

sông, suối, ao hồ trong toàn tỉnh đều bị cạn kiệt và nằm dưới mực nước chết nên
không thể phục vụ tưới được cho sản xuất vụ Đông Xuân, hồ Đơn Dương chỉ



được phép xả khiêm tốn ở mức 4 đến 10m3/s. Chính vì vậy, sản xuất nông
nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vụ
Đông Xuân năm 2004-2005. Đàn gia súc vừa thiếu thức ăn, vừa thiếu nước uống
nên bị suy kiệt và chết dần. Nhiều vùng dân cư bị thiếu nước sinh hoạt.
Theo điều tra nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy số dân làm nông
nghiệp chiếm 52,82% trong 588.779 nhân khẩu toàn tỉnh. Đây là đối tượng chịu
tác động trực tiếp và bị nhiều thiệt hại nhất khi có hạn hán xảy ra. Diện tích đất
sản xuất nông nghiệp (SXNN) có thủy lợi chỉ chiếm 32,77% trong tổng quỹ đất
SXNN toàn tỉnh, phần diện tích còn lại chỉ trông chờ vào nước trời. Khi có khô
hạn nặng, hầu hết diện tích đất SXNN trong tỉnh đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi
tình hình hạn hán (xem Bảng 2). Những vùng đất SXNN ít bị ảnh hưởng do khô
hạn chủ yếu là các cánh đồng ruộng 3 vụ dọc theo 2 bên bờ sông Cái Phan Rang
và được hưởng trực tiếp nguồn nước của hệ thống cấp nước 2 đập dâng Nha
Trinh và Lâm Cấm. Hiện nay trong vụ Đông Xuân, việc cung cấp nước ổn định
cho SXNN phải kể đến hai hồ chứa nước lớn của tỉnh là Sông Trâu và Tân
Giang (hồ Sông Sắt sắp đi vào vận hành). Các hồ chứa nước nhỏ khác, quá trình
cung cấp nước cho sản xuất vụ Đông Xuân còn bấp bênh. Theo tài liệu thu thập
trong vòng 5 năm gần đây về hạn hán ở Ninh Thuận, những trận hạn gây thiệt
hại lớn về kinh tế cho tỉnh là đợt hạn các năm 2002 và 2005. Theo số liệu thống
kê, tổng thiệt hại trực tiếp tới sản xuất và kinh phí cần thiết để phòng chống,
khắc phục hậu quả do trận hạn năm 2002 gây ra ước tính khoảng 44,83 tỷ đồng.
Cũng theo kết quả số liệu điều tra, riêng đợt hạn năm 2005, chỉ tính thiệt hại về
sản xuất nông nghiệp là 133 tỷ 707 triệu đồng, lớn hơn mức thiệt hại do trận lũ
đặc biệt lớn xảy ra năm 2003 ở Ninh Thuận.

7

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM



Bảng 2: Tổng hợp tình hình SXNN bị khô hạn khu vực tỉnh Ninh Thuận
STT

1
2
3
4

Diện tích đất
Tên huyện, Thành SXNN
phố
thường
xuyên bị khô
hạn (ha)

Hoang mạc cát
Hoang mạc đá
Hoang mạc muối
Hoang mạc đất cằn

Diện
tích
SXNN
bị hạn
nặng
năm
2005
(ha)

2001

4.878
3.457
11.867

2004
9.103
21.468
6.407

Tổng cộng

20.124

4.043

(% so với diện tích tự nhiên)

40.326
(12,0%)

41.021
(12,21%
)

Diện tích đất Diện
TT Tên

huyện,SXNN

tíchMức thiệt hại Số người


SXNN bị hạndo khô hạn

Thành phố thường xuyên nặng
năm2004 2005
1 Tp. Phan Rang 354
619,16
8.475 16.635
2 Ninh Phước 14.645
19.673,5
23.230 63.028
3 Ninh Hải
3.085,2
2.713,5
7.140 19.859
4 Ninh Sơn
25.629
4.654,9
5.200 7.790
5 Bác Ái
5.739,2
4.190,9
4.597 17.195
6 Thuận Bắc
4.382,7
1.264,7
3.400 9.200
Tổng cộng
53.835,1
33.116,66

52.042 133.707
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Ninh Thuận, 2006

bị

ảnh

hưởng
36
11.225
3.197
5.997
2.690
3.069
26.214

II. Sự cần thiết tập trung vào vấn đề thích ứng của người dân
1. Nguyên nhân gây hạn hán, sa mạc hóa
Thời gian thường xảy ra hạn hán, sa mạc hóa ở Ninh Thuận chủ yếu xuất
hiện vào mùa khô, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và dân sinh cũng như một số


thành phần kinh tế xã hội khác. Nguyên nhân chính gây nên sự thiếu hụt nguồn
nước và hạn hán như sau:
(i). Địa hình đặc thù của tỉnh là các dãy núi cao từ 1.200m đến 2.000m bao bọc

xung quanh, chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, tạo nên một vòng cung
chắn gió từ phía Bắc qua Tây và Tây Nam. Trong khi đó vào mùa gió Đông
Bắc (thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) mang lại lượng mưa chủ
yếu trong năm, bị các dãy núi cao ở phía Bắc chắn lại đã làm giảm đáng kể

lượng mưa trong mùa mưa. Vào mùa gió Tây Nam (xảy ra vào khoảng từ tháng
4 đến tháng 8), thường mang đến lượng mưa đáng kể về mùa khô cho nhiều
nơi, song do có các dãy núi cao phía Nam chắn lại nên trong mùa gió Tây Nam
cũng xảy ra mưa ít trên địa bàn tỉnh. Lượng mưa trung bình năm khu vực đồng
bằng xấp xỉ 720mm, trong khi đó lượng bốc hơi tiềm năng là 1.860mm, gấp
gần 2,6 lần lượng mưa năm, riêng khu vực miền núi có lượng mưa trung bình
năm khoảng 1.200mm, tuy nhiên mưa chỉ tập trung chủ yếu vào các tháng 9,
10, 11 và 12, phần lớn lượng nước này lại đổ ra biển, nên về mùa khô, hạn hán
xảy ra thường xuyên là điều tất yếu. Đi đôi với thiếu mưa là tình trạng gió có
tốc độ cao đã gây nên hiện tượng cát bay, cát nhảy cũng là nhân tố chủ yếu gây
nên quá trình hoang mạc hóa đất đai.
(ii).Diễn biến bất lợi về khí hậu thời tiết như nhiệt độ không khí tăng cao, lượng

bốc hơi, số giờ nắng đều cao hơn giá trị trung bình nhiều năm và đặc biệt là sự
thiếu hụt lượng mưa kéo dài trong nhiều tháng là những nguyên nhân chủ yếu
gây nên hạn hán ở Ninh Thuận, điển hình đợt hạn nghiêm trọng năm 2002 là


do lượng mưa bình quân năm 2001 trong toàn tỉnh chỉ đạt 550mm, thấp
hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm (849mm) khoảng 35%, hạn hán xảy
ra năm 2005 do lượng mưa bình quân năm 2004 chỉ bằng 50% so với lượng mưa
trung bình nhiều năm. Hệ quả của việc thiếu hụt lượng mưa này làm cho lượng
nước chứa trong các hồ - đập đều thấp hơn so với thiết kế (ví dụ năm 2005, thấp
hơn 50% so với thiết kế), dòng chảy cơ bản trong các sông suối cũng bị suy
giảm làm cho lượng nước có thể khai thác bị cạn kiệt, đất đai khô cằn, hoang
mạc hóa.
(iii). Sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước cấp của các hệ thống thủy lợi lớn

trong tỉnh như sông Pha, Nha Trinh – Lâm Cấm phụ thuộc chủ yếu vào việc sử
dụng nguồn nước xả của nhà máy Thủy điện Đa Nhim. Theo thiết kế hàng năm

lượng nước xả này chiếm khoảng 15% tổng trữ lượng tài nguyên nước mặt của
toàn tỉnh. Tuy nhiên khi thời gian hạn hán xảy ra, lượng nước xả này nhỏ hơn
rất nhiều so với thiết kế. Chẳng hạn, vào đầu vụ Hè Thu năm 2002 (ngày
6/5/2002) mực nước ở hồ Đơn Dương chỉ ở cao trình +1.028, tương ứng với
dung tích hồ là 35 triệu m3, đến ngày 14/6/2002 hồ Đơn Dương ở mực
nước chết, chỉ xả phát điện với lưu lượng 3-5m3/s, vụ Đông Xuân năm 2005 lưu
lượng xả này chỉ khoảng từ 5-6m3/s [4].
(iv). Việc sử dụng nguồn nước mặt còn nhiều lãng phí như tưới tràn từ ruộng cao

xuống ruộng thấp suốt ngày đêm, các hệ thống kênh nhánh nội đồng chưa được
hoàn thiện và cứng hóa. Theo số liệu điều tra, hệ thống thủy lợi hiện nay chỉ
mới tưới được khoảng 80% so với thiết kế.
Ngoài ra còn có rất nhiều những nguyên nhân phụ khác dẫn đến việc cạn
kiệt và suy giảm nguồn nước có thể kể đến như sử dụng đất thiếu quy hoạch,
hoạt động sản xuất nông nghiệp không phù hợp, nạn phá rừng đầu nguồn làm
nương rẫy, gây ô nhiễm các nguồn nước, quá trình đô thị hóa gia tăng dân số, gia
tăng nhu cầu sử dụng nước, chăn thả gia súc tự do, pháp chế và quản lý các
nguồn tài nguyên nước chưa phù hợp v.v… đã làm cho diện tích hoang mạc hóa
ngày càng tăng lên.


2. Sự cần thiết của người dân đối với hạn hán và sa mạc hóa
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tiến trình thoái hoá đất và hoang
mạc hoá diễn ra rất phức tạp và mang lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh
tế, dân sinh. Để hạn chế những thiệt hại do hạn hán, hoang mạc hoá gây ra, các
nhà khoa học đã nghiên cứu các phương pháp dự báo, cảnh báo hạn hán và khả
năng mở rộng của diện tích hoang mạc hoá.
Trong các công trình nghiên cứu hạn hán khu vực Đồng bằng Bắc
Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên, phương pháp dự báo hạn dài hạn hán bằng mô
hình thống kê thực nghiệm đã được đề xuất và thử nghiệm có kết quả khá tốt.

Các chuyên gia dự báo khí tượng, thủy văn đã đưa ra các cảnh báo
khả năng xảy ra hạn hán trên diện rộng hay cục bộ, mức độ khắc nghiệt của hạn
hán dựa trên thời gian kéo dài và cường độ của hiện tượng El Nino, như các đợt
El Nino mạnh gần đây: 1982-1983, 1986-1988, 1991-1992, 1997-1998, 20042005, 2009-2010.
Các dự báo và cảnh báo trên giúp các địa phương, nhất là các khu vực
thường xảy ra hạn hán kéo dài, biết trước khả năng xảy ra khô hạn để có phương
án phòng chống hữu hiệu.
Như trên đã phân tích, những hoạt động của con người và biến đổi khí hậu
đã và đang tác động mạnh đến quá trình thoái hoá đất và hoang mạc hoá trên
phạm vi toàn quốc, nhất là bốn khu vực ưu tiên chống sa mạc hoá của Việt Nam,
và sẽ còn tác động xấu trong nhiều năm tới.
Theo kịch bản “Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam” thế kỷ
XXI, có thể nhận định sơ bộ một số nét về biến đổi của yếu tố nhiệt, mưa và
mực nước biển dâng trong tương lai như sau:
- Về nhiệt độ, ứng với tất cả các kịch bản phát thải cao, trung bình và
thấp, qua các thập kỷ của thế kỷ XXI, nhiệt độ đều tăng so với thời kỳ cơ sở
1980-1999, nhất là vào 5 thập kỷ cuối. Theo kịch bản phát thải trung bình, nhiệt
độ trung bình năm tăng 1,2 - 2,0 oC (vào giữa thế kỷ) và 1,9 - 3,1 oC (vào cuối
thế kỷ). Nhiệt độ cao nhất trung bình tăng 1,2 - 2,0 oC (vào giữa thế kỷ) và 2,2 3,2 oC (vào cuối thế kỷ). Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35 oC tăng từ 15 đến


30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước. Nhiệt độ tăng cùng với lượng mưa
giảm sẽ dẫn đến tình trạng khô hạn khắc nghiệt hơn.
- Về mưa, xu thế chung là lượng mưa giảm về mùa khô và tăng vào mùa
mưa. Vào thời kỳ mùa đông (tháng mười hai đến tháng hai), từ Đà Nẵng trở vào
lượng mưa giảm 2 – 12%. Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ,
giảm 8 – 12% (vào giữa thế kỷ) và giảm 10 – 14% (vào cuối thế kỷ). Vào thời
kỳ mùa xuân (tháng ba đến tháng năm), lượng mưa giảm 2 – 6% (vào giữa thế
kỷ) và giảm 4 – 10% (vào cuối thế kỷ), có nơi ở Trung Bộ giảm 10 – 14%. Vào
mùa hè (tháng sáu đến tháng tám), trên toàn lãnh thổ lượng mưa đều tăng, mức

tăng cao nhất 6% (vào giữa thế kỷ) và trên 14% (vào cuối thế kỷ). Vào mùa thu
(tháng chín đến tháng mười một), từ Quảng Bình trở ra lượng mưa tăng 4%, từ
Quảng Trị trở vào tăng 4 – 10% (vào giữa thế kỷ) và 4 – 14% (vào cuối thế kỷ).
Lượng mưa ngày lớn nhất có thể tăng 50% ở Bắc Bộ và 20% ở Bắc Trung Bộ.
Ngược lại, lượng mưa ngày lớn nhất giảm 10 – 30% ở khu vực Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Mực nước biển dâng, theo kịch bản phát thải trung bình, từ 20 - 30 cm
(vào năm 2050) và 49 - 82 cm (vào năm 2100) ứng với các khu vực khác nhau
so với thời kỳ 1980-1999. Nước biển dâng dẫn tới nguy cơ bị ngập ở các khu
vực, từ 0,7% diện tích ở ven biển Trung Bộ, đến 1,9% (Đồng bằng sông Hồng
và Quảng Ninh), 5,9% (TP Hồ Chí Minh) và 4,9% (Đồng bằng sông Cửu Long)
nếu mực nước biển dâng 0,5m. Tương ứng là 3,6%; 5,1%; 11,4% và 27,8%, nếu
mực nước biển dâng 1m. Với mức độ tăng nhiệt độ và tan băng vĩnh cửu ở Bắc
và Nam cực hiện nay, khả năng mực nước biển tại Việt Nam tăng cao 1m và trên
1m là có thể xảy ra. Khô hạn kết hợp với mực nước biển dâng cao sẽ dẫn tới tình
trạng xâm nhập mặn sâu vào nội địa nghiêm trọng hơn, nước sinh hoạt và sản
xuất đã thiếu, lại càng thiếu.
Từ kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên, ta nhận thấy các
hiện tượng thời tiết cực đoan trên phạm vi toàn quốc, nói chung và ở 4 khu vực
ưu tiên chống sa mạc hoá, nói riêng có xu hướng sẽ xảy ra nhiều và mạnh hơn.
Hiện tượng triều cường, mực nước biển dâng, gây sạt lở bờ biển, bờ sông, ngập


nước và xâm nhập mặn, hạn hán, thoái hóa đất trên diện rộng. Ảnh hưởng của
bão, mưa lớn, lũ quét, lũ lụt cũng sẽ nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Rừng ngập
mặn, bức bình phong cho vùng ven biển, vốn đã bị hủy hoại do tác động của con
người và thiên tai, trong tương lai có khả năng bị thu hẹp hơn do tác động của
biến đổi khí hậu.
Như vậy, nhiệt độ tăng cao, nắng nóng, khô hạn kéo dài, mực nước biển
dâng cao, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét,… đều gia tăng do tác động của biến đổi khí

hậu, dẫn đến quá trình thoái hoá đất và hoang mạc hoá sẽ diễn ra khắc nghiệt
hơn, diện tích đất bị thoái hoá và diện tích hoang mạc hoá sẽ mở rộng hơn trong
tương lai, nếu không có chiến lược lâu dài với các giải pháp ứng phó kịp thời.
III . Giải pháp sống chung với hạn hán, hoang mạc hoá
1.

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới:
Kinh nghiệm quốc tế về chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa đã được

UNEP tổng kết: Sống chung với hạn hán để cải thiện tình hình; tăng cường công
tác quản lý lưu vực sông và bảo vệ tài nguyên nước, áp dụng cơ cấu cây trồng và
hệ sinh thái nông nghiệp thích ứng...
Trong hai giải pháp chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu là giảm
nhẹ và thích ứng thì giải pháp thích ứng là giải pháp có hiệu quả kinh tế cao, phù
hợp với các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay, trong đó có Việt
Nam. Trên thực tế, cộng đồng dân cư của các vùng khô hạn, hoang mạc hoá đã
“sống chung” với hoàn cảnh thiếu nước, xâm nhập mặn và xu thế mở rộng
hoang mạc hóa, nhiều mô hình canh tác thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn
trong cộng đồng dân cư đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao.
Mục đích của công ước chống hoang mạc hóa là tạo ra được một
chiến lược tổng thể dài hạn, tập trung vào việc nâng cao sức sản xuất của đất,
phục hồi, bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên đất, nước và cải thiện cuộc
sống cộng đồng dân cư.
Để giảm mức độ thiệt hại do hạn hán, cộng đồng dân cư trong vùng khô
hạn, hoang mạc đã thực hiện các giải pháp thích ứng với tác động của hạn hán
và xâm nhập mặn gây nên bởi biến đổi khí hậu bao gồm:


- Sử dụng các biện pháp thu trữ nước như đắp đập, xây bể trữ nước, tạo
hồ trữ nước trên cát, trên sườn dốc... Song song với việc thu trữ nước, việc bảo

vệ nguồn nước và đất chống hoang mạc hóa bước đầu cũng đã được quan tâm
như làm đất tối thiểu ở vùng đất dốc, tăng độ nhám bề mặt đất bằng cách tạo
thảm phủ thực vật, che phủ gốc cây, mặt đất bằng xác thực vật, bón phân hữu cơ
sinh học, phân xanh, chọn và bố trí cây trồng hợp lý trong mùa khô ít tiêu thụ
nước.
- Xác lập phương thức sản xuất nông – lâm – thủy sản phù hợp với
từng tiểu vùng sinh thái vừa khắc phục được các yếu tố bất lợi, vừa phát huy lợi
thế có được của từng vùng;
- Xác định nhóm cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc tính chịu hạn,
sử dụng ít nước, chịu nóng, chịu muối, tiếp đó là xác định cây trồng vật nuôi
hàng hóa và cây trồng vật nuôi phụ trợ;
- Lựa chọn thời vụ canh tác phù hợp, tránh được hạn hán gay gắt ở
các thời kỳ mẫn cảm của cây trồng và vật nuôi;
- Lựa chọn các biện pháp canh tác phù hợp: Biện pháp xen canh gối
vụ; biện pháp làm đất, biện pháp bón phân cân đối, biện pháp giữ ẩm, biện pháp
giữ nước và sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả;
- Việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, khai thác hợp lý đất đai và
tài nguyên vùng khô hạn sẽ góp phần cải tạo vùng hoang mạc, bảo vệ đa dạng
sinh học, hệ sinh thái tự nhiên, nền tảng của du lịch sinh thái – một loại hình du
lịch rất phổ biến được nhiều quốc gia vùng khô hạn triển khai có kết quả.
Như vậy, giải pháp thích ứng là cộng đồng dân cư phải chọn phương
thức sản xuất và các giải pháp kỹ thuật phù hợp trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm
truyền thống và khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm hạn chế các yếu tố bất lợi, phát
huy lợi thế có được của vùng khô hạn để phát triển bền vững. Các giải pháp
thích ứng lựa chọn cần được duy trì bền vững bằng một chính sách hỗ trợ phù
hợp.

2.

Giải pháp thích ứng của người dân ở Ninh Thuận



a.Giải pháp công trình
- Tăng cường công tác quản lý, khai thác đồng bộ và hiệu quả các công

trình thủy lợi đảm bảo chống hạn. Triển khai kiên cố hóa hệ thống kênh
mương tưới, đảm bảo tiết kiệm nước, phân phối nước kịp thời và chất
lượng. Thực hiện tốt việc nạo vét các kênh, mương nội đồng để dẫn và lấy
nước nhanh.
- Thực hiện đúng theo quy hoạch cân bằng nước của các sông suối trong

tỉnh, từng bước đầu tư xây dựng thêm các công trình thủy lợi, đặc biệt là
hồ chứa để bổ sung nguồn nước về mùa kiệt và tham gia điều tiết lũ vào
mùa mưa, yêu cầu khi lập dự án xây dựng các hồ chứa phải tính toán điều
tiết nhiều năm nhằm tăng khả năng tích nước.


52

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM


52

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM


- Xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ trữ, dâng nước, trong đó ưu tiên xây

dựng các hồ chứa nước và đập dâng ở miền núi, các ao hồ nhỏ, kênh thu

nước ngầm tầng nông trên vùng đất cát nhằm tăng cường thêm nguồn
nước trong mùa khô phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn phục vụ
sinh hoạt cho người dân.
- Khai thác nước ngầm tầng sâu hợp lý bằng hệ thống các giếng khoan,

giếng khơi ở những nơi có trữ lượng nước ngầm tốt để tăng thêm nguồn
nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
- Điều tiết hợp lý các hồ chứa lớn (thủy điện Đa Nhim) để vừa đảm bảo nhu

cầu phát điện vừa tăng được nguồn nước tưới cho hạ lưu vào thời điểm
cần thiết.
- Lắp đặt các hệ thống trạm bơm dã chiến trong trường hợp chống hạn cấp

bách, lấy nước sông ở những nơi có điều kiện để tăng thêm nguồn nước hỗ
trợ cho các vùng tưới khi các hồ, đập bị cạn kiệt.
b.Giải pháp phi công trình
- Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo hạn và tuyên truyền vận động

người dân nâng cao nhận thức về tình hình hạn hán, thiếu nước, tự giác sử
dụng các biện pháp để tiết kiệm nước tối đa. Không để các hộ dân tranh
chấp nguồn nước hoặc tư ý lấy nước từ các kênh.
- Áp dụng biện pháp tưới luân phiên giữa các hệ thống thủy lợi. Cụ thể là

tưới luân phiên giữa các hệ thống 19/5, hệ thống thủy lợi Krông-pha, hệ
thống Nha Trinh-Lâm Cấm. Trong từng hệ thống cũng cần phải bố trí tưới
luân phiên theo từng cấp kênh, tăng thời gian tưới cho vùng cuối kênh lấy
nước khó khăn.
- Quản lý chặt chẽ, điều hành, phân phối các nguồn nước, sử dụng hợp lý,

tiết kiệm theo thứ tự ưu tiên như nước sinh hoạt cho người, nước uống

52

cho gia súc, nước cho sản xuất
công
nghiệp,
dịch
vụ và
đối cho trồng
VIEÄN
KHOA
HOÏC THUÛ
Y LÔÏI
MIEÀcân
N NAM
trọt.


52

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM


- Quy hoch phỏt trin thy li quy mụ va v nh, ỏp dng cỏc bin phỏp

truyn thng v hin i s dng nc cú hiu qu nh cụng ngh k
thut ti tit kim nc (ti nh git, phun ma, ti ngm cc b
v.v).
- S dng cỏc vt liu t nhiờn v nhõn to tng kh nng gi nc,

cung cp nc cho cõy trng vựng khụ hn thụng qua bin phỏp gim

nh lng bc hi mt rung, tng kh nng gi m cho t (bin phỏp
t gc, mng ph PVC).
- Chuyn i hp lý c cu v mựa v cõy trng trong cỏc nm cú hn

hỏn. Thay i phng thc s dng t phỏt huy li th ca vựng
trng cỏc loi cõy chu hn cú giỏ tr kinh t cao (Ch L, Xoan chu hn,
Nho), tng sn phm hng húa. Ct gim din tớch gieo trng v ụng
Xuõn v b trớ li k hoch sn xut v Hố Thu cho phự hp vi tỡnh
hỡnh hn hỏn hng nm.
- Trng h thng ai rng chn cỏt bng cỏc loi cõy lõm nghip thớch

hp, phỏt trin mụ hỡnh nụng lõm kt hp ly ngn nuụi di.
- Quy hoch cỏc bói chn th, sn xut thc n b sung cho n gia sỳc.

Ci tin mụ hỡnh chung tri tn dng phõn bún ci to t.
- Nõng cao ý thc cng ng v chng thoỏi húa v hoang mc húa t.
- Thay i th ch chớnh sỏch phự hp khuyn khớch ngi dõn trong

vựng chuyn i c cu cõy trng theo hng sn xut bn vng chng
thoỏi húa v hoang mc húa.

52

VIEN KHOA HOẽC THUY LễẽI MIEN NAM


Hình 2: Xoan chịu hạn (Neem)

Hình 3: Chà Là 3 năm tuổi trên


được trồng trên các vùng có nguy cơ bị vùng
sa mạc hóa ở Ninh Thuận

52

đất khô cằn ở Ninh Thuận

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM


II. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy tác động của hạn hán đối với sản
xuất và dân sinh ngày càng nghiêm trọng. Trong các đợt hạn nặng đã có hàng
trăm nghìn người lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt, hàng chục ngàn ha đất
sản xuất nông nghiệp bị khô hạn, điển hình và có tính thời sự nhất là đợt hạn
2004-2005, do hạn kiệt kéo dài từ cuối năm 2004 đến tháng 9 năm 2005, mọi
nguồn nước trên các hệ thống đều cạn kiệt. Nước sinh hoạt thiếu trầm trọng, đặc
biệt vào thời kỳ tháng 4 – 5 năm 2005, khi chưa có mưa bổ sung nước cho các
hồ đầu nguồn. Việc điều tra thực trạng tình hình hạn hán, sa mạc hóa là công tác
rất quan trọng và mang tính thường xuyên nhằm phục vụ cho việc quản lý, phân
tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp giảm thiểu những thiệt hại do hạn hán
gây ra. Để đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh, phát triển bền vững kinh tế xã
hội, đưa Ninh Thuận hòa nhập với sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh khu
vực Nam Trung Bộ, một chiến lược tổng thể về giảm nhẹ thiên tai nói chung và
hạn hán nói riêng ở Ninh Thuận là hết sức cần thiết và quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Quang Kim và nnk (2005). Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam


Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống. Đề tài cấp
nhà nước KC08-22, Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2, 6/2005.
2. Lê Sâm và nnk (2005). Điều tra đánh giá chất lượng nước, thực trạng

nguồn nước ven biển phục vụ phát triển KT - XH và đời sống nhân dân các
tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng đến Kiên Giang - Viện Khoa học Thủy lợi miền
Nam 2001-2004.
3. Nguyễn Hồng Trường (2006). Hoang mạc hóa và thoái hóa đất ảnh hưởng

đến sản xuất nông nghiệp, giải pháp sống chung với hạn hán tại tỉnh Ninh


Thuận. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, tháng 6/2006.
4. Trần Văn Tuấn (2006). Nghiên cứu xây dựng kế hoạch phòng chống hạn

cho tỉnh Ninh Thuận. Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Thủy lợi 2006.
Chi cục Thủy lợi Ninh Thuận (2005, 2006). Báo cáo tổng hợp tình hình
hạn hán và các giải pháp chống hạn ở các địa phương.
1.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng cho Việt Nam. NXB. Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

2.

Phạm Châu Hoành (2007). Tác hại của hạn hán, hoang mạc hoá và thoái
hoá đất đến sản xuất nông nghiệp – giải pháp sống chung với hạn hán tại tỉnh
Ninh Thuận. Báo cáo khoa học – Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.

3.


Trần Trúc Sơn (2008). Tác hại của hạn hán, xâm nhập mặn do biến đổi khí
hậu đối với thoái hoá đất và hoang mạc hoá – giải pháp thích ứng. Bài giảng lớp
tập huấn của GEF/SGP.

4.

Phạm Đức Thi (2000). Cơ sở khoa học và thực tiễn dự báo hạn hạn dài ở
các tỉnh ven biển Trung Bộ. Đề tài nhánh thuộc Dự án cấp Nhà Nước “Nghiên
cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh duyên hải Miền Trung” –
Trường Đại học Thuỷ lợi.



×