Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN NƯỚC LỢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.53 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
BÁO CÁO
THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN
NƯỚC LỢ
MÃ MÔN HỌC: SH 217.4
Cần Thơ, 2011
Nhóm: 2B
LỚP: NTTS K3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
BÁO CÁO
THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN
NƯỚC LỢ
MÃ MÔN HỌC: SH 217.4
ii
Sinh viên thực hiện nhóm 2B
LƯƠNG THANH HẠ
TRẦN THỊ THÚY HẰNG
TRẦN PHÚC HẬU
TRẦN TRUNG HẬU
NGUYỄN VĂN HIẾN
Cán bộ hướng dẫn
ThS. TĂNG MINH KHOA
ThS. NGUYỄN THÀNH TÂM
Cần Thơ, 2011
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, Chúng em xin cảm ơn gia đình đã cho chúng em được tiếp bước trên con
đường Đại học.
Xin cám ơn ThS. Tăng Minh Khoa và ThS. Nguyễn Thành Tâm đã tận tình dạy
bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình thực


tập môn thực tập chuyên ngành nước lợ.
Xin cám ơn các bạn trong lớp Nuôi trồng thủy sản 3 đã cùng nhau hợp tác, đóng
góp ý kiến cũng như tổng hợp số liệu trong chuyến thực tâp này.
Tiểu nhóm 2C xin chân thành cám ơn!
iii
Mục Lục
Trang
Hình 2.1 Hình dạng ngoài tôm càng xanh viii
Bảng 2.1: Sức sinh sản của tôm ở các kích cở và trọng lượng khác nhau (Ang, 1991)
xii
Bảng 2.2 Đặc điểm các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm càng xanh xiv
Bảng 2.3: Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 280C)
(Sandifer và Smith, 1985) (dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003) xiv
Hình 2.2: Hình dạng bên ngoài tôm sú xxii
Hình 2.3: Vòng đời của tôm sú theo Motor (1985) xxiv
Hình 3.1: Một số loại thức ăn xxxi
Hình 3.3: Bố trí tôm càng xanh xxxiv
Hình 3.4: Bố trí bể ương tôm sú xxxvii
Bảng 4.1: Kết quả ương tôm càng xanh xxxix
4.2 Tôm sú xl
Bảng 4.2: Kết quả về Tôm sú xl
Bảng 4.3: Ngày tuổi và các giai đoạn ấu trùng xl
Danh sách Hình
Trang
Hình 2.1 Hình dạng ngoài tôm càng xanh viii
Hình 2.2: Hình dạng bên ngoài tôm sú xxii
Hình 2.3: Vòng đời của tôm sú theo Motor (1985) xxiv
Hình 3.1: Một số loại thức ăn xxxi
Hình 3.3: Bố trí tôm càng xanh xxxiv
Hình 3.4: Bố trí bể ương tôm sú xxxvii

iv
Danh Sách bảng
Trang
Bảng 2.1: Sức sinh sản của tôm ở các kích cở và trọng lượng khác nhau (Ang, 1991)
xii
Bảng 2.2 Đặc điểm các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm càng xanh xiv
Bảng 4.1: Kết quả ương tôm càng xanh xxxix
4.2 Tôm sú xl
Bảng 4.2: Kết quả về Tôm sú xl
Bảng 4.3: Ngày tuổi và các giai đoạn ấu trùng xl
v
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghề nuôi thủy sản đã có từ rất lâu và ngày càng phát triển trên khắp toàn thế giới.
Nguồn lợi, sản phẩm, lợi ích kinh tế do nghề nuôi thủy sản mang lại chiếm một
phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay nghề nuôi thủy sản phát
triển rất mạnh do được đầu tư đúng mức và áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật
tiên tiến. Do nghề khai thác đánh bắt thủy sản ngày càng thu hẹp dẫn đến tỉ trọng
của nghề nuôi thủy sản chiếm tỉ lệ cao trong ngành thủy sản và đã tạo ra một lượng
sản phẩm khổng lồ phục vụ cho nhu cầu trong nước và đáp ứng cho xuất khẩu thu
ngoại tệ cho đất nước.
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn về mặt kinh tế cũng như sự phát triển của công nghệ nuôi
mới, đồng thời đã góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của cả nước cũng như
đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện đáng kể
chất lượng cuộc sống của một bộ phận người dân. Đồng Bằng Sông Cửu Long là
trung tâm kinh tế thủy sản của cả nước, thủy sản đã trở thành một bộ phận kinh tế
chủ lực của vùng vì thế nó có tác động rất lớn đối với kinh tế xã hội của toàn vùng.
Không chỉ mang về ngoại tệ mà còn có vai trò rất quan trọng trong xóa đói giảm

nghèo và giải quyết việc làm cho người.
Diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh chóng từ 50.000 ha năm 1985 lên đến 295.000
ha năm 1998 (Bộ Thủy sản 1999). Trong đó hai loài tôm đóng vai trò rất quan trọng
là tôm càng xanh và tôm sú trong nền kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Vì thế
để phục vụ cho nhu cầu của người nuôi về hai đối tượng về vấn đề con giống có
chất lượng tốt và số lượng cao là điều tất yếu.
Do hiểu được nhu cầu người nuôi về vấn đề con giống của hai đối tượng trên nên
Khoa Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tổ chức cho sinh viên thực tập
môn “Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ”
1.2 Mục tiêu
• Vận dụng kiến thức đã học được trên lớp để áp dụng thực tế.
• Hiểu được cách vận hành các công trình sản xuất giống tôm sú và tôm càng
xanh.
vi
• Nắm bắt được kỹ thuật cho sinh sản các loài tôm có trong trại thực nghiệm.
• Kỹ thuật sản xuất tôm giống.
• Tiếp cận các mô hình nuôi thủy sản đạt giá trị kinh tế tại các tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
• Tiếp tục làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
1.3 Nôi dung thực tập
• Lựa chọn và cho sinh sản tôm sú và tôm càng xanh.
• Sản xuất giống tôm càng xanh và tôm sú.
• Ương tôm sú theo quy trình nước trong hở.
• Ương tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở và nước xanh cải tiến.
vii
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo Nguyễn Văn Thường và csv (2009), thì tôm càng xanh được phân loại như

sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobachium rosenbergii (De Man, 1879)
Hình 2.1 Hình dạng ngoài tôm càng xanh
(Nguồn: shop.woa.vn)
Tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt. Có thể phân
biệt tôm càng xanh với các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu sắc của chúng.
Tôm càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Cơ thể gồm hai phần là phần
đầu ngực phía trước và phần bụng phía sau. Phần đầu ngực lớn bao gồm phần đầu
với 5 đốt liền nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8
đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng
gồm 6 đốt có thể cử động và 1 đốt đuôi. Mỗi đốt mang một đôi phụ bộ gọi là chân
viii
bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía
sau. Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó.
Đặc điểm này để phân biệt tôm càng xanh với nhóm tôm biển (Nguyễn Thanh
Phương và csv, 2003).
Các phụ bộ có hình dạng, kích thước, chức năng và màu sắc khác nhau. Tôm lớn
đôi càng có màu xanh đậm, xuất hiện nhiều gai nhọn và lông tơ trên càng. Quá
trình thay đổi trên được thể hiện qua các giai đoạn như: tôm nhỏ, tôm càng lửa
nhạt, tôm càng lửa đậm, tôm càng lửa đậm chuyển tiếp càng xanh, tôm càng xanh
nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
2.1.2 Phân bố
Theo Nguyễn Việt Thắng (1995), trong tự nhiên tôm càng xanh phân bố rộng ở
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình

Dương, chủ yếu từ khu vực Châu Úc đến Newguinea, Trung Quốc và Ấn Độ
Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là
ở vùng ĐBSCL. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể thấy
tôm xuất hiện, tùy từng thủy vực với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy từng
mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và
mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
2.1.3 Vòng đời tôm càng xanh
Vòng đời tôm càng xanh có bốn giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và tôm trưởng thành. Tôm càng xanh từ giai đoạn Postlarvae sống chủ yếu ở nước
ngọt. Khi thành thục, tôm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào các chân bụng của
tôm mẹ.
Tôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ 6 - 18‰ để nở (Nguyễn Thanh Phương
và csv, 2003). Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi hơn 200km từ bờ biển vào nội
địa. Khi trưởng thành chúng lại di cư vào vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để
sinh sản và vòng đời lại tiếp tục.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm càng xanh là giáp xác bậc cao nhưng được ghép vào loại động vật đáy, là loài
ăn tạp, tính chọn lọc không cao, chúng ăn các dạng chất hữu cơ đang phân hủy,
động vật, thực vật. Chúng xác định thức ăn trước hết là nhờ màu sắc và mùi (Ling,
1962) (được trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993).
ix
Trong quá trình hoạt động bắt mồi tôm càng xanh có hiện tượng tranh giành thức
ăn. Đồng thời cũng ưa ăn đồng loại với những cá thể vừa lột xác. Hiện tượng này
đặc biệt tăng cao khi thức ăn cung cấp không đủ cho tôm. Còn đối với việc lựa
chọn thức ăn thì tôm càng xanh thiên về động vật (Ling, 1962) (trích dẫn bởi
Nguyễn Việt Thắng, 1993).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
2.1.5.1 Phân biệt tôm đực và tôm cái
Có thể phân biệt tôm đực và tôm cái dể dàng thông qua hình dạng bên ngoài của
chúng. Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, có thể đạt được 654g hay cao hơn và

khoang bụng hẹp hơn tôm cái. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Trong quá trình phát
triển, tôm đực thể hiện các dạng khác nhau như tôm nhỏ có càng trong suốt, sau
chuyển thành tôm càng lửa và cuối cùng tôm càng xanh đậm. Tuy nhiên, càng lớn
thì sự khác biệt càng rõ ràng hơn. Tôm càng lửa có sức sống lớn nhanh nhất, ít
hung dữ và ít tham gia sinh sản hơn tôm càng xanh. Tôm đực già có càng màu xanh
dương đậm. Các gốc chân ngực của tôm đực cũng xếp khít nhau hơn so với tôm
cái. Cạnh gốc đốt của chân ngực thứ năm có lỗ sinh dục được che phủ bởi tấm giáp.
Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai.
Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30mm và
hoàn chỉnh khi đạt 70mm (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
Cơ quan sinh duc của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu
mút. Đôi tinh sào ngoằn ngèo nằm giữa mặt lưng của giáp đầu ngực được nối với
ống dẫn tinh chạy từ trước tim sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào
đầu mút nằm ở đốt gốc của chân ngực thứ năm. Túi tinh hình thành trong quá trình
phóng tinh. Túi tinh chứa khối tinh trùng không di động (Nguyễn Thanh Phương
và csv, 2003).
Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng
thon nhỏ. Tôm có ba tấm bụng đầu tiên rộng và đài tạo thành khoang bụng rộng
làm buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này bắt đầu khi tôm đạt
chiều dài giáp đầu ngực khoảng 20mm và đây là đặc điểm quan trọng của tôm cái.
Lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc chân ngực số ba, thứ tư và thứ năm, trên bờ sau
của giáp đầu ngực và trên nhánh trong của các chân bụng có nhiều lông tơ có tác
dụng giúp hướng trứng đi xuống buồng ấp trong quá trình đẻ trứng. Ngoài ra, trên
đốt giữa của các chân bụng còn có nhiều lông tỏ mà chỉ hình thành ở thời kỳ lột xác
x
tiền giao vĩ sẽ có tác dụng cho trứng bám vào (Nguyễn Thanh Phương và csv,
2003).
Ở con cái, buồng trứng nằm trên lưng của giáp đầu ngực, giữa dạ dày và gan tụy.
Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực,
trãi dài từ sau đến đốt đầu của phần bụng. ống dẫn trứng nối từ buồng trứng ở trước

tim chạy dọc hai bên về phía bụng đổ về túi chứa tinh ở đốt gốc của chân ngực thứ
ba.
2.1.5.2 Thành thục, giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng
Trong tự nhiên, tôm thành thục và giao vĩ xẫy ra hầu như quanh năm nhưng tập
trung vào những mùa chính tùy từng nơi. Ở ĐBSCL, có hai mùa tôm sinh sản chính
là khoảng tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10 (Thạch Thanh, 2009). Tôm cái thành thục lần
đầu khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10 - 15 ngày (PL
10-15
) (Phạm Văn Tình,
2000). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục đã được phát hiện là khoảng 10 - 13cm
và 7,5g. Tuy nhiên, tuổi thành thục và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như môi trường và thức ăn. Trong quá trình thành thục, buồng
trứng trãi qua bốn giai đoạn phát triển trong vòng 14 - 20 ngày.
Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), thì đặc điểm của các giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Chưa thành thục. Buồng trứng nhỏ, trong suốt, nằm ở vùng chót sau
của khoang giáp đầu ngực. Trứng có hình cầu với nhân rõ ràng và nguyên sinh chất
trong suốt. Đường kính trứng đạt 0,064 - 0,128mm.
Giai đoạn II: Chớm thành thục. Buồng trứng chiếm khoảng ¼ - ½ chiều dài của
khoang giáp đầu ngực và có màu vàng. Trứng hơi ngà ngà do có noãn hoàng trong
nguyên sinh chất. Nhân không thấy rõ. Trứng có đường kính 0,191 - 0,447mm.
Giai đoạn III: Thành thục. Buồng trứng phát triển hơn và chiếm ¾ chiều dài khoang
đầu ngực, có màu vàng cam. Trứng hơi đục. Nhân không nhìn thấy được do hình
thành noãn hoàng. Trứng có đường kính 0,319 - 0,545mm.
Giai đoạn IV: Chín muồi. Buồng trứng chiếm đầy khoang giáp đầu ngực, màu vàng
sậm. Trứng có hình cầu, đục do noãn hoàng tích tụ nhiều. Đường kính trứng 0,447 -
0,766mm.
Khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, tôm cái lột xác tiền giao vĩ. Trước đó vài ngày,
tôm cái giảm ăn và giảm hoạt động trong khi tôm đực vẫn bắt mồi bình thường. Sau
khi lột xác, tôm cái có vỏ mềm, màu vàng nhạt thay vì hơi xanh như lúc bình
thường. Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra hormone có tác dụng

xi
kích thích tôm đực tìm đến. Sự hiện diện của tôm đực còn bảo vệ được tôm cái mới
lột khỏi bị các tôm cái tấn công. Tuy nhiên, nếu có sự hiện diện của nhiều tôm đực,
chúng sẽ tấn công lẫn nhau và tôm đực yếu sẽ rút lui.
Quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xãy ra
trong vòng 20-35 phút. Sau khi giao vĩ, tôm đực nằm cạnh tôm cái khoảng 5-10
phút. Tôm đực bảo vệ tôm cái vốn còn vỏ mềm khỏi bị tôm khác tấn công. Tôm cái
dùng đôi càng để sắp xếp các lông tơ ở các chân ngực và chân bụng và chỉnh lại túi
chứa tinh trước khi đẻ. Sau khi giao vĩ 2-5 giờ, có khi 6-24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ
trứng. Tôm đẻ trứng thường vào ban đêm. Tôm cái di chuyển từ tầng đáy lên tầng
giữa hay tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang
túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân
bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Trong thời gian đẻ trứng khoảng 10-60
phút và thường 15-25 phút. Tôm cái dùng các chân ngực để hướng trứng xuống
phần bụng và dính vào bốn đôi chân bụng đầu tiên. Trong quá trình đẻ trứng, nếu
tôm cái bị làm sốc khi trứng chưa dính chắc vào các lông tỏ thì trứng sẽ bị rơi khỏi
buồng trứng. Những tôm cái thành thục chín mùi nhưng chưa được giao vĩ thì
chúng vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác, tuy nhiên, những trứng này
sẽ không được thụ tinh và sẽ rơi ra ngoài sau 1-2 ngày (Nguyễn Thanh Phương và
csv, 2003).
Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia
sinh sản của chúng mà sức sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000 - 503.000
trứng (Trần Thị Thanh Hiền, 2003). Thông thường khoảng 20.000 - 80.000 trứng.
Trung bình, sức sinh sản tương đối của tôm khoảng 500 - 1.000 trứng/g trọng lượng
tôm (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân ngực quạt nước để tạo dòng
nước, làm thoát khí cho trứng. Tôm cũng thường dùng các chân ngực để loại bỏ
những trứng hư hay vật lạ bám vào khối trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian
ấp trứng có thể thay đổi từ 15-23 ngày (Nguyễn Thanh phương và csv, 2003).
Bảng 2.1: Sức sinh sản của tôm ở các kích cở và trọng lượng khác nhau (Ang, 1991)

Chiều dài tổng (cm) Chiều dài từ hốc
mắt (cm)
Trọng lượng
tôm (g)
Số lượng trứng
8,0 6,2 4,29 1.044
8,5 6,6 5,31 1.535
9,0 6,9 6,48 2.209
9,5 7,2 7,82 3.115
10,0 7,6 9,36 4.317
xii
10,5 7,9 11,10 5.889
11,0 8,2 13,06 7.917
11,5 8,6 15,25 10.505
12,0 8,9 17,69 13.771
12,5 9,3 20,40 17.855
13,0 9,6 23,40 22.915
13,5 9,9 26,70 29.134
14,0 10,3 30,31 36.719
14,5 10,6 34,26 45.903
15,0 10,9 38,57 56.952
15,5 11,3 43,25 70.163
16,0 11,6 48,32 85.867
16,5 11,9 53,81 104.436
17,0 12,3 59,72 126.279
17,5 12,6 66,08 151.853
18,0 12,9 72,91 181.660
18,5 13,3 80,24 216.253
19,0 13,6 88,07 256.239
19,5 13,9 96,43 302.283

20,0 14,3 105,35 355.112
2.1.5.3 Phát triển của phôi
Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (2003), thì trứng tôm càng xanh mới đẻ ra có
hình elip, có kích cở khoảng 0,6 - 0,7mm; trứng được thụ tinh sau khi qua túi chứa
tinh trong quá trình đẻ trứng; trứng thụ tinh bắt đầu phân cắt nhân đầu tiên sau 4
giờ; lần phân chia tiếp theo khoảng 1 - 3 giờ; thời gian giữa các lần phân chia sau
đó sẽ ngắn dần trong quá trình phát triển của phôi; sự phân chia nhân hoàn thành
sau 24 giờ; trong quá trình giảm phân xảy ra khi nhân phân cắt lần thứ ba; ở các
giai đoạn phân cắt đầu tiên, nhân nằm sâu trong trứng.Theo sự phát triển của phôi,
trứng dần dần chuyển từ màu vàng sang màu vàng cam, sau đó có màu xám và khi
sắp nở trứng có màu xám đen. Sự thay đổi màu sắc này tương ứng với quá trình
tiêu hết noãn hoàng (màu vàng) và hình thành phôi với mắt to màu đen. Sau 17 - 23
ngày, trứng sẽ nở và nở hoàn thành sau 4 - 6 giờ. Khi nở, tôm mẹ cử động chân
bụng liên tục để thải ấu trùng ra ngoài.
2.1.5.4 Phát triển của ấu trùng
Ấu trùng mới nở ra sống phù du, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ (6
-16‰) để sống và phát triển; ấu trùng sẽ chết sau 3 - 4 ngày nếu không sống được
trong nước lợ (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003). Ấu trùng bơi lội chủ động,
bụng ngửa và đuôi ở phía trước, chúng bơi lội gần sát mặt nước thành từng đám.
Ấu trùng ăn liên tục. Thức ăn bao gồm các loài động vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng
xiii
của các loài động vật thủy sinh. Ấu trùng trãi qua 11 lần lột xác và biến thái để hình
thành hậu ấu trùng.
Bảng 2.2 Đặc điểm các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm càng xanh
Giai đoạn Ngày
tuổi
(ngày)
Chiều dài ấu
trùng (mm) Đặc điểm
I 1 1,92 Mắt chưa có cuống

II 2 1,99 Mắt có cuống
III 3-4 2,14 Xuất hiện chân đuôi
IV 4-6 2,50 Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có 2
nhánh, có lông tơ
V 5-8 2,80 Telson hẹp và kéo dài ra
VI 7-10 3,75 Mầm chân bụng xuất hiện
VII 11-17 4,06 Chân bụng có 2 nhánh, chưa có lông tơ
VIII 14-19 4,68 Chân bụng có lông tơ
IX 15-22 6,07 Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ
trong
X 17-24 7,05 Có 3-4 răng trên chủy
XI 19-26 7,73 Răng xuất hiện hết nửa trên chủy
Postlarvae 23-27 7,69 Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có
tập tính như tôm lớn
2.1.5.5 Sự phát triển của hậu ấu trùng
Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae), tôm có hình dạng và tập tính sống giống như
tôm lớn. Chúng bắt đầu sống đáy, bám vào nền, vật bám hay cây cỏ. Postlarvae bắt
mồi chủ động. Thức ăn của Postlarvae bao gồm các loại côn trùng thủy sinh, giun
nước, các miếng nhỏ nhuyển thể như ốc, sò, mực, tôm, cá, xác bã động thực vật.
Giai đoạn hậu ấu trùng (18 - 30mm) có thể được nhận biết thông qua những sọc
ngang trên carapace. Đây là đặc điểm đặc trưng của loài. Các sọc này sẽ biến mất
khi tôm đạt kích thước 75 - 90mm, tuy nhiên, các vệt như vòng đai màu sậm xuất
hiện trên các đốt bụng và tồn tại đến tôm trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương và
csv, 2003).
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình lớn lên, tôm trãi qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác của tôm tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều
kiện sinh lý của chúng.
Bảng 2.3: Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 28
0

C) (Sandifer và
Smith, 1985) (dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
Trọng lượng (g) Số ngày giữa các lần lột xác
xiv
2-5 9
6-10 13,5
11-15 17
16-20 18,5
21-25 20
26-35 22
35-60 22-42
Quá trình lột xác của tôm được chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn tiền lột xác: chất canxi của vỏ củ bị hấp thu làm cho vỏ mềm đi. Vỏ mới
bắt đầu hình thành dưới lớp vỏ cũ. Giai đoạn này mất vài giờ đến 3-5 ngày tùy giai
đoạn của tôm.
Giai đoạn hậu lột xác: Vỏ cũ nứt ra trên mặt lưng nơi tiếp giáp giữa đầu ngực và
phần bụng. Phần đầu ngực và các phụ bộ đầu ngực và tiếp theo là toàn bộ cơ thể rút
ra khỏi vỏ cũ. Quá trình lột vỏ mất khoảng 10 phút. Thời gian này cơ thể hấp thu
nhiều nước qua mang làm tăng nhanh kích cỡ.
Giai đoạn hậu lột xác: Là quá trình làm cứng vỏ mới thông qua sự canxi hóa. Ngay
sau khi lột vỏ, vỏ còn mềm. Gai chủy chưa cứng, tôm không thể cử động đôi càng
nếu đưa ra khỏi nước. Giai đoạn sau, vỏ và giai chủy cứng dần. Tuy nhiên, sắc tố
trên viền của giai chủy và tấm bụng chưa hình thành. Giai đoạn này mất vài giờ đến
3-5 ngày tùy theo kích cỡ của tôm.
Giai đoạn giữa chu kỳ lột xác: Giai đoạn này kéo dài. Nước trong cơ thể được dần
dần thay thế bởi sự phát triển của cơ. Các chất khoáng và chất vô cơ khác cũng dần
dần được tích lũy. Vỏ cứng, sắc tố hình thành trên viền bên của các đốt bụng. Thời
gian của giai đoạn này thay đổi lớn tùy theo giai đoạn của tôm.
Không giống như các loài cá, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của tôm
cũng như các loài giáp xác khác không tăng liên tục mà theo hình bậc thang. Sự

tăng trưởng của tôm tùy thuộc vào nhiều giai đoạn, giới tính, điều kiện ương nuôi
như môi trường, mật độ nuôi và dinh dưỡng. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng lớn
hơn tôm lớn. Tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, đặc biệt là về giai đoạn sau. Tôm
được bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với tôm ăn
thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Trong điều kiện nuôi, tôm có thể đạt 35 - 40g sau 6
tháng nuôi và 70-100g sau 8 tháng nuôi (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
2.1.7 Các quy trình ương tôm càng xanh
Trong lịch sử sản xuất giống tôm càng xanh, có ba hệ thống thường áp dụng trên
thế giới là hệ thống nước trong hở, hệ thống nước trong kín và hệ thống nước xanh.
xv
Hệ thống “nước xanh cải tiến” còn tương đối mới nhưng cũng cho thấy rất triển
vọng. Mỗi mô hình có đặc điểm thuận lợi và khó khăn riêng.
2.1.7.1 Quy trình nước trong hở (Open-water system)
Qui trình nước trong hở được khởi xướng đầu tiên bởi Ling năm 1969 và được
hoàn thiện bởi Aquacop từ năm 1977 (dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và csv.,
2003). Qui trình này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước. Đây cũng là qui trình
được ứng dụng chủ yếu ở nước ta trước đây. Nguyên tắc của qui trình này là đảm
bảo môi trường nước luôn trong sạch bằng cách thay nước hằng ngày. Đặc điểm
quan trọng của qui trình này là ương với mật độ cao, nước được thay và hút cặn
hằng ngày.
Ưu điểm: năng suất rất cao
Khuyết điểm: tốn nhiều nước biển để thay nước do đó cần phải đặt ở những nơi gần
biển. Hơn nữa cũng tốn nhiều công lao động và chi phí khác.
2.1.7.2 Quy trình nước trong kín (Close-water system)
Qui trình này do một số tác giả như Sanditer (1977), Menasveta (1980), Singholka
(1980) (dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và csv (2003), nghiên cứu và căn bản để
hoàn chỉnh được đưa vào sản xuất đại trà năm 1984. Hiện nay hệ thống này được
ứng dụng ở nhiều nơi. Nguyên tắc hoạt động của quy trình này là ổn định môi
trường nước ương nhờ hệ thống lọc sinh học. Đặc điểm cở bản của hệ thống này là
dùng bể lọc sinh học để lọc nước thải ra từ bể ương và tái sử dụng.

Ưu điểm: đơn giản khi vận hành, tiết kiệm được nước và lao động
Khuyết điểm: quy trình đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư lớn, thiết bị phải đồng bộ, phức
tạp khi lắp đặt, khi xảy ra sư cố khó sử lý như bệnh xuất hiện một bể trong hệ thống
lọc sinh học sẽ dễ lây sang các bể khác trong cùng một hệ thống lọc do đó phải
kiểm soát dịch trong toàn hệ thống lọc và chấp nhận rủi ro cho cả hệ thống.
2.1.7.3 Quy trình nước xanh (Green water system)
Qui trình này được bắt đầu từ năm 1966 do Fujimura (dẫn bởi Nguyễn Thanh
Phương và csv, 2003) khởi xướng và đã hoàn thiện năm 1974. Qui trình này đã
được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Nguyên tắc của quy trình này là dùng tảo
để ổn định môi trường nước ương. Đặc điểm chính của quy trình này là phải
thường xuyên bổ xung tảo Chlorella thuần vào bể ương để duy trì màu nước xanh
trong bể.
xvi
Ưu điểm: hạn chế thay nước so với mô hình nước trong hở, môi trường nước ổn
định nhờ có tảo.
Khuyết điểm: mật độ ương thấp hơn nước trong, kỹ thuật gây nuôi tảo thuần khá
tốn kém. Tảo thuần cho vào bể ương thường không bền và phải bổ sung liên tục.
2.1.8 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh
2.1.8.1 Trên thế giới
a. Tình hình nuôi
Nuôi tôm càng xanh, Macrobrachium rosenbergii (de Man 1879), đã được nhiều
tác giả nghiên cứu (New and Singholka 1985, New and Valenti 2000, New 2002)
và phát triển nhanh từ năm 1995 với sản lượng tôm nuôi cao nhất thuộc về Trung
Quốc (New 2005). Sản lượng tôm càng xanh nuôi ở Trung Quốc hơn 1.000 tấn vào
năm 1993 và khoảng 90.000 tấn vào năm 2002 (Weimin and Xianping, 2002). Các
loài tôm nước ngọt đều được nuôi trong ao đất. Vì thế, hầu hết các nghiên cứu về
nuôi tôm càng xanh trên thế giới đều được thực hiện trong ao. Theo New (2005) thì
những nghiên cứu nuôi tôm trong hệ thống kết hợp với những hoạt động nông
nghiệp khác cùng chia sẻ nguồn tài nguyên là cần thiết .
Tôm càng xanh là đối tượng nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới với nhiều

hình thức nuôi khác nhau.
Ở Châu Á tôm càng xanh được nuôi mở rộng và tăng cường với qui mô công
nghiệp như Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan. Đây là những nước chiếm
sản lượng tôm càng xanh lớn của thế giới.
Theo số liệu thống kê của FAO 1998, Đài Loan đạt 14.000 tấn Thái Lan đạt 10.000
tấn (1991). Đến năm 2002 Trung Quốc chiếm 58% về sản lượng tôm càng xanh của
thế giới.
b. Tình hình sản xuất giống
Trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium Rosenbergii), thức ăn cho ấu
trùng có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và biến thái. Hầu hết các trại giống
trên thế giới đều sử dụng ấu trùng Artemia như là thức ăn chủ yếu hoặc kết hợp với
thức ăn chất lượng cao (Goodwin, 1975). Ðể tăng nhanh tốc độ biến thái và nâng
cao tỷ lệ sống của ấu trùng, các trại sản xuất giống đã sử dụng Artemia được giàu
hoá với axit béo cao phân tử không no (HUFA) "DAbramo, 1993). Tuy nhiên, ấu
trùng Artemia cũng như HUFA rất đắt tiền, vì thế nghiên cứu này được tiến hành
với mục đích tìm hiểu khả năng bổ sung một số nguồn lipít vào thức ăn để nâng cao
xvii
chất lượng thức ăn chế biến và thay thế một phần ấu trùng Artemia trong khẩu phần
ăn của ấu trùng tôm.
Vào đầu năm 1972, trong khi thí nghiệm nuôi tôm càng xanh, ông Wicking đã
chuyển một số ấu trùng tôm vào môi trường nuôi có độ mặn là 2 ppt, trong khi đó
cũng giữ lại một số ấu trùng tôm nuôi trong môi trường chuẩn với độ mặn là 15 ppt.
Kết quả nghiên cứu trong vòng 21 ngày cho thấy, các ấu trùng tôm được chuyển
sang môi trường nuôi có độ mặn thấp lại có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với
tôm nuôi trong môi trường có độ mặn tiêu chuẩn là 15 ppt.
Năm 1976, ông Perdue và ông Nakamura đã thử nghiệm nuôi tôm càng xanh giống
ở môi trường nước ngọt trong vòng 3 tuần, sau đó bỏ muối vào môi trường nuôi và
điều chỉnh hàm lượng của muối trong phạm vi 2 - 8,5‰ và 15 ‰, đồng thời cũng
giữ một số tôm này nuôi trong môi trường nước ngọt. Sau hơn 7 tuần nuôi, kết quả
cho thấy: Phần trăm phát triển về trọng lượng và tỷ lệ tăng trưởng cao nhất vẫn là

số tôm nuôi trong môi trường nước ngọt và nuôi trong môi trường nước lợ (có hàm
lượng muối là 2).
Theo qui trình nước xanh cải tiến do Ang (1986) đề nghị. Nước ương ấu trung có
độ mặn 12‰ có bổ sung nước xanh là một hỗn hợp phù du thực vật (tảo Chlorella
sp chiếm ưu thế) được gây nuôi từ bể nuôi cá rô phi. Trong suốt chu kỳ ương ấu
trùng không thay nước nhưng có bổ sung tảo để duy trì mật độ tào trong bể ương.
Lerge et al. (1986), cho rằng mặc dù trong suốt chu kỳ sống, tôm càng xanh sống
chủ yếu trong nước ngọt, nhưng giai đoạn ấu trùng tôm sống ở vùng nước lợ nên
nhu cầu về HUFA cao. Dầu mực có hàm lượng HUFA, đặc biệt là hai axit béo
20:5n-3 (axit eicosapentanoic) và 22:6n-3 (axit decosahecxaenoic) cao, vì thế việc
bổ sung dầu mực góp phần làm tăng chất lượng thức ăn cho ấu trùng. Một vài
nghiên cứu trước đây trên tôm càng xanh cũng cho thấy khi sử dụng thức ăn
Artemia được giàu hoá với HUFA cho kết quả rất tốt. Devresse (1990) cho biết
sinh trưởng và tỷ lệ sống cũng như chất lượng ấu trùng tôm càng xanh cao khi sử
dụng ấu trùng Artemia được giàu hoá với HUFA. Sandifer và Joseph (1976) đã thử
nghiệm bổ sung lipit chiết xuất từ đầu tôm để ương PL tôm càng xanh lên giống
cho kết quả rất tốt. Tác giả cho biết do trong dầu đầu tôm có hàm lượng HUFA cao,
đặc biệt là hai axit béo nói trên. Ngoài ra, thức ăn bổ sung dầu mực có mùi tanh nên
kích thích ấu trùng tôm bắt mồi và làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm.
Teshima (1986), cho biết hầu như tất cả các loài giáp xác đều cần lecithin trong
suốt quá trình phát triển, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng. Lecithin có vai trò quan
xviii
trọng trong sự vận chuyển và hấp thu lipit của sinh vật. Thức ăn thiếu lecithin sẽ
dẫn tới hiện tượng lột vỏ không hoàn toàn của ấu trùng tôm hùm (Kazanawa,
1985), tôm he Nhật Bản (Teshima, 1986). Cho tới nay chưa thấy các nghiên cứu về
ảnh hưởng của lecithin lên ấu trùng tôm càng xanh, do đó kết quả thí nghiệm này
đã cho thấy việc bổ sung lecithin vào thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh là cần
thiết.
2.1.8.2 Ở Việt Nam
a. Tình hình nuôi

Trong những năm gần đây, Nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
ở Viêt Nam phát triển mạnh. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam ước tính
diện tích nuôi thương tôm thương phẩm càng ngày càng mở rộng hơn 6000ha. Tuy
nhiên, tôm càng xanh nuôi thương phẩm còn gặp nhiều khó khăn nhất định về đặc
điểm sinh học làm giảm năng suất, kích cỡ tôm và giá trị thương phẩm. Đó là sự
thể hiện rõ phân hóa kích cỡ trong quần đàn theo giới tính, đặc tính tranh giành
không gian sống và đặc tính ăn thịt đồng lọai cao. Tôm càng xanh đực nuôi thương
phẩm luôn đạt trọng lượng cao hơn rất nhiều (4 - 5 lần) so với tôm cái cùng chu kỳ
nuôi trong cùng quần đàn nên rất được người nuôi quan tâm.
Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3,9 triệu ha là vùng sản xuất nguồn lương
thực trọng điểm của cả nước. Nông nghiệp chiếm 83% tổng diện tích của vùng (Ni
et al., 2003). Vì vậy, đây là vựa lúa lớn của Việt Nam. Phần lớn đất nông nghiệp sử
dụng để trồng lúa nhưng nếu kết hợp với nuôi thủy sản hay chăn nuôi mang lại lợi
nhuận cao hơn chỉ độc canh cây lúa. Nuôi tôm nước ngọt hay nước lợ trong ruộng
lúa đều mang lại hiệu quả cao (Xuan et al., 1995). Nuôi tôm càng xanh xen canh
trong ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long được áp dụng từ năm 1980 với nguồn
tôm giống từ tự nhiên (Phuong et al. 2003). Từ năm 2000, nhiều trại sản xuất giống
tôm càng xanh đã cung cấp đủ con giống cho nuôi tôm càng xanh. Tôm càng xanh
đã được nuôi xen canh và luân canh trong ruộng lúa. Để so sánh hiệu quả kỹ thuật
và kinh tế giữa hai mô hình nuôi này nhằm góp phần làm cơ sở để phát triển mô
hình nuôi tôm càng xanh bền vững ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thí nghiệm
nuôi tôm càng xanh xen canh và luân canh với trồng lúa được thực hiện.
Năm 2004, thành phố Cần Thơ có trên 320 ha áp dụng mô hình lúa-tôm càng xanh.
Phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khởi phát ở huyện Cờ Đỏ từ năm
2001. Tuy nhiên, những năm đầu diện tích nuôi còn nhỏ năng suất không cao chỉ
khoảng 300-400 kg/ha, cá biệt có hộ thu hoạch 1,8 tấn/ha (Sỹ Huyên, 2004). Hai
xix
huyện đầu nguồn Ô Môn và Thốt Nốt đã có hơn 220 ha sản xuất theo mô hình lúa
tôm (vụ lúa Đông-Xuân, vụ tôm và vụ Hè Thu) cho thu nhập hơn 50 triệu đồng\ha,
người nuôi có được lãi ròng trên 40% (Vasep, 2003).

Cùng với việc tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng cũng gia
tăng. Khi xét riêng từng đối tượng thì sản lượng tôm càng xanh nuôi tỉnh Vĩnh
Long có xu hướng giảm, năm 2002 đạt 250 tấn đến 2003 chỉ còn khoảng 150 tấn.
Nguyên nhân giảm sản lượng, có thể một phần do trước đây đa số người dân trong
tỉnh Vĩnh Long nuôi tôm bằng nguồn giống tự nhiên nhưng khi nguồn giống này
giảm thì họ phải chuyển sang nuôi tôm bằng nguồn giống nhân tạo mà kinh nghiệm
của người dân nuôi bằng giống nhân tạo còn hạn chế. Sau một thời gian có kinh
nghiệm nuôi tôm bằng giống nhân tạo kết hợp các điểm trình diễn của tỉnh được
thực hiện tại địa phương, thì sản lượng nuôi tôm bắt đầu tăng trở lại, cụ thể là năm
2004 đạt sản lượng 186 tấn.
Chi cục Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp tính đến đầu năm 2010 toàn tỉnh có 1.230 ha
nuôi tôm càng xanh đang trong thời kỳ thu hoạch rộ, với sản lượng ước đạt 1.907
tấn. Tam Nông là huyện đứng đầu về diện tích nuôi tôm trên ruộng lúa với 634 ha,
kế đến là huyện Lấp Vò 195 ha, huyện Cao Lãnh 109 ha. Nhờ nuôi có hiệu quả,
nên ở huyện Tam Nông khởi đầu chỉ có 1 hộ nuôi 2 ha, tăng từng năm lên 28 ha,
143 ha, 318 ha, 602 ha và đến năm 2010 la 133 hộ nuôi với 634 ha.
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2009 của Bộ Thủy Sản, sản lượng tôm càng xanh
nước ta đạt khoảng 103,7 nghìn tấn. Diện tích nuôi tôm càng xanh tại các tỉnh
ĐBSCL đã tăng nhanh trong những năm gần đây và hiện đạt gần 5.000 ha, tăng gấp
10 lần so với năm 1997. Diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung lớn nhất tại các
tỉnh hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến
tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các mô hình như: nuôi trong mươn vườn, nuôi trên
ruộng lúa, nuôi đăng quầng. Năng suất nuôi tôm đạt trung bình 184 kg\ha\vụ đối
với nuôi kết hợp với lúa, 686 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm luân canh kết hợp với trồng
lúa, 4.120 kg/ha/vụ với nuôi tôm đăng quầng và 1.200 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm
trong ao (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003).
b. Tình hình sản xuất giống
Ở Việt Nam tôm càng xanh cũng được nghiên cứu từ năm 1974, sau năm 1980 tiếp
tục nghiên cứu ở Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II. Đến năm 1982, Trung tâm
Nghiên cứu Sản xuất giống Tôm Vũng Tàu đã cho tôm càng xanh sinh sản nhân tạo

thành công (Phạm Văn Tình, 2001).
xx
Nguyễn Việt Thắng (1993), đã khảo nghiệm một số qui trình sản xuất giống tôm
càng xanh và đạt kết quả khả quan: qui trình nước trong hở đạt tỷ lệ sống trung
bình 35,6% (10,5% - 66%), ương mật độ 60 – 100 ấu trùng/lít; qui trình nước trong
tuần hoàn kín đạt tỷ lệ sống trùng bình 38,67% với mật độ 60 - 110 ấu trùng/lít và
qui trình nước xanh đạt tỷ lệ sống trung bình 40,16% với mật độ 40 - 55 ấu
trùng/lít.
Năm 1997, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II đã chuyển giao thành công
các công nghệ sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở một số tỉnh
phía Nam như: Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh.
Từ năm 1998 đến nay trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu ương nuôi
ấu trùng tôm càng xanh theo mô hình “Nước xanh cải tiến” và đang được triển khai
ứng dụng tại một số tỉnh như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang.
Nguyễn Thanh Phương và csv (2003), nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh theo
mô hình nước xanh cải tiến với mật độ ấu trùng 60 con/L (có thể 120 con/L),
chu kỳ ương thường 30 - 35 ngày, mật độ tảo ban đầu 1 triệu tế bào/mL. Kết
quả cho thấy tỷ lệ sống từ ấu trùng đến postlarvae là rất tốt, trung bình đạt
52,6%.
Từ năm 1999 - 2003, số lượng trại giống cũng như sản lượng tôm giống sản xuất ở
ĐBSCL không ngừng tăng theo thời gian, năm 2003 tăng có 97 trại giống và tổng
sản lượng tôm giống sản xuất được trong năm 2003 là 75,6 triệu con ( Đại học Cần
Thơ, 2003; trích từ Bô Thủy Sản, 2004).
Theo Lê Xuân Sinh khi khảo sát 31 trại sản xuất tôm càng xanh ở ĐBSCL tập trung
ở các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long… có 21
trại sản xuất với qui trình nước xanh cải tiến (67,7%) và các trại khác là mô hình
nước trong và nước trong hở (33,3%).
Trần Thị Thanh Hiền (2008), đã tiến hành sản xuất tôm càng xanh theo quy
trình nước xanh cải tiến có bổ sung vitamin C vào thức ăn, mật độ ấu trùng 50
con/lít. Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng tăng lên khi bổ sung vitamin C.

Ngoài ra khả năng chịu đựng của ấu trùng cũng được cải thiện. Tôm được cho
ăn thức ăn chứa 2000 mg vitamin C/kg thức ăn cho tỷ lệ sống và số lượng
postlarvae cao nhất (78,9%) và 39,4 PL/L).
Hiện nay, tôm càng xanh là một trong những đối tượng quan trọng đối với nghề
nuôi trồng thủy sản nhất là vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ở Việt nam, năm 2002
cả nước có 54 cơ sở sản xuất nhân tạo và sản xuất được 115 triệu tôm càng xanh
xxi
giống thì đến năm 2003 ĐBSCL đã có 70 trại sản xuất khoảng 92 triệu tôm giống.
Chỉ tiêu của Bộ thủy sản đến năm 2010 cả nước sản xuất được 3,5 tỷ con tôm càng
xanh giống.
2.2 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM SÚ
2.2.1 Vị trí phân loại
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009) thì tôm sú được định loại
như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành Phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon Fabricus 1798
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Hình 2.2: Hình dạng bên ngoài tôm sú
Tôm sú là loài tôm có kích thước lớn nhất trong họ tôm he, cơ thể có thể dài đến
360mm. Phần đầu ngực và phần chân bụng có những băng đen ngang. Chân ngực
có thể có màu đỏ hoặc màu xanh nhạt, có gờ gan dài và cong, gai đuôi có rãnh
nhưng không có gai bên. Có 7 - 8 răng trên chủy và 3 - 4 răng dưới chủy, chủy
cong xuống rất ít (Trần Ngọc Hải và csv, 2009).
2.2.3 Phân bố

xxii
Tôm sú là loài rộng muối, chúng phân bố ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương:
Từ Đông và Đông Nam Châu Phi, Pakistan đến Nhật Bản, xuống Indonesia và Bắc
Úc (Trần Ngọc Hải và csv, 2009). Đặc biệt hơn đối với nước ta xuất hiện dọc theo
bờ biển Đông và vùng đảo Phú Quốc.
Nhìn chung , Tôm sú được phân bố từ kinh độ 30
0
E đến 155
0
E từ vĩ độ 35
0
N tới
35
0
S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaisia,
Philippines và Việt Nam (Phạm Văn Tình, 2001).
2.2.4 Chu kỳ sống
Tôm sú thành sinh dục từ tháng thứ 8 trở đi. Chúng đẻ quanh năm, nhưng tập trung
vào hai thời kỳ chính tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10 (Phạm Văn Tình, 2001).
Vòng đời của tôm sú được chia ra làm các giai đoạn: phôi, ấu trùng, hậu ấu trùng,
tôm giống, tôm tiền trưởng thành và trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương và csv,
1999)
- Giai đoạn phôi: giai đoạn từ khi trứng thụ tinh và phân cắt thành 2, 4, 8, 16, 32,
64 tế bào; phôi dâu, phôi nang, phôi vị đến khi nở. Thời gian hoàn tất giai đoạn này
khoảng 12 đến 15 giờ tùy thuộc điều kiện nhiệt độ nước.
- Nauplius: chia làm 6 giai đoạn phụ (N1- N6) kéo dài 2 đến 3 ngày, dinh dưỡng
bằng noãn hoàng và có tính hướng quang.
- Zoae: chia làm 3 giai đoạn phụ (Z1-Z3) kéo dài 4 - 5 ngày, dinh dưỡng chủ yếu
bằng tảo khuê và có tính hướng quang mạnh.
- Mysis: chia làm 3 giai đoạn phụ (M1-M3) kéo dài 3 - 4 ngày, bơi ngữa và giật lùi

về phía sau.
- Postlarvae (PL): Hậu ấu trùng có hình dạng tương tự tôm trưởng thành, PL1 có
chiều dài khoãng 4,5 mm. Các chân bụng có nhiều lông tơ. Postlarvae giai đoạn
đầu một số còn tập tính bơi theo cột nước dần dần bắt đầu chuyển sang sống đáy, từ
PL6 trở đi tôm chủ yếu sống đáy.
- Tôm hậu ấu trùng sau 5 – 6 tuần trở thành tôm giống. Tôm giống được nuôi 6 -8
tháng đạt tiêu chuẩn tôm trưởng thành và có khả năng tham gia sinh sản (Nguyễn
Thanh Phương và csv, 1999).
xxiii
Hình 2.3: Vòng đời của tôm sú theo Motor (1985)
2.2.5 Tập tính ăn
Tôm sú là loài ăn tạp, mỗi giai đoạn phát triển sử dụng các loại thức ăn khác nhau.
Ở giai đoạn ấu trùng do có tập tính sống trôi nổi, bắt mồi thụ động bằng các đôi phụ
bộ nên thức ăn phải tương ứng với kích cỡ miệng của chúng.
- Giai đoạn Nauplii: dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
- Giai đoạn Zoae: ăn lọc, kích cỡ hạt thức ăn nhỏ hơn 50µm, dinh dưỡng chủ yếu
bằng. Dinh dưởng chủ yếu bằng tảo khuê (Sketonema, Chaetoceros sp…). Trong
sản xuất giống nhân tạo nếu thiếu có thể bổ sung thức ăn công nghiệp như: Lansy,
Frippack 1, AP0, AP1 (Thạch Thanh và csv, 2003).
- Giai đoạn Mysis: Bắt mồi chủ động, kích cỡ hạt thức ăn từ 50 – 90 µm, ăn chủ
yếu phiêu sinh động vật, ấu trùng Artemia, luân trùng (Branchionus policatilis),
Trong sản xuất giống nhân tạo sử dụng thức ăn bổ sung như: Lansy, Frippack 2,
AP0, AP1 (Thạch Thanh và csv, 2003).
- Giai đoạn tôm bột: trong tự nhiên sử dụng các loại thức ăn như giáp xác nhỏ, các
loài nhuyễn thể và giun nhiều tơ. Khi ương từ tôm bột lên tôm giống có thể phối
hợp nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như: ốc mượn hồn, mực, nghêu, sò huyết,

- Giai đoạn tôm trưởng thành: tôm sử dụng các loại thức ăn như giáp xác sống đáy
(Benthis crustaccan), hai mảnh vỏ (Bivalvia), giun nhiều tơ và các loại ấu trùng của
xxiv

động vật đáy. Trong sản xuất giống có thể nuôi vỗ tôm bố mẹ bằng các loại thức ăn
như: ốc mượn hồn, mực, nghêu, sò huyết,…
2.2.6 Sự lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi kích thước và trọng lượng tăng lên đến mức độ
nhất định thì tôm phải lột bỏ lớp vỏ củ để lớn lên. Sự lột xác có thể thực hiện ban
ngày, lẫn ban đêm nhưng thường vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể
trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng (Phạm Văn Tình,
2001).
Chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác lien tiếp nhau. Chu kỳ lột xác ngắn ở
giai đoạn tôm còn nhỏ và kéo dài khi tôm càng lớn.
2.2.7 Đẻ trứng và sinh sản
Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (1999), thì tôm đẻ trứng vào ban đêm từ 22:00
– 3:00 giờ sáng. Trong tự nhiên tôm thường đẻ một lần trong chu kỳ lột xác, xong
trong điều kiện nuôi vỗ nhân tạo tôm có thể đẻ nhiều lần (có thể đến 6 lần). Trước
khi đẻ trứng, tôm cái thường nằm yên trên bể. Khi bắt đầu đẻ trứng, tôm cái bơi tới
và thỉnh thoảng búng nhanh, sau đó bơi chậm lại và đẻ trứng. Các chân bụng hoạt
động nhanh để phân tán trứng đều trong nước và rơi xuống đáy bể. Đôi khi trứng
không rơi đều ra mà dính lại thành đám dưới đáy bể, đều này làm trứng hư và
không nở đươc.
Sức sinh sản của tôm sú từ 200.000 – 1.200.000 trứng/lần đẻ (Nguyễn Anh Tuấn và
csv, 1994).
2.2.8 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm sú
2.2.8.1 Trên thế giới
a. Tình hình nuôi
Nghề nuôi tôm trên thế giới xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ, nhưng nuôi tôm hiện
đại mới chỉ bắt đầu vào những năm 1930 sau khi Motosaku Fujinaga công bố công
trình nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo loài tôm he Nhật Bản (Penaeus
japonicus) [Shigueno K. 1975]. Cùng với sự phát triển của khoa học, qui trình sản
xuất tôm bột được hoàn chỉnh vào năm 1964. Sự chủ động được con giống đảm bảo
chất lượng giúp cho nghề nuôi tôm phát triển nhanh chóng và bùng nổ vào thập

niên 90 [Rosemberry, 1998].
xxv

×