Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 145 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN QUỐC PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
SẢN XUẤT CƠ KHÍ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành : CHẾ TẠO MÁY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. HÀ MINH HÙNG
GS.TS. TRẦN VĂN ĐỊCH

Hà Nội – Năm 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ

1


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Quốc Phượng – Tác giả của luận văn
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn


Nguyễn Quốc Phượng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, với sự hướng dẫn tận tình
của thầy PGS.TS Hà Minh Hùng và GS.TS Trần Văn Địch, đến nay đề tài nghiên cứu
của em đã hoàn thành. Dù đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhưng không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy em kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp và phê bình
của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em trong luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Viện cơ khí, Viện đào tạo Sau đại học và trường Đại
học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp em thực hiện và hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Hà Minh Hùng và GS.TS Trần
Văn Địch đã quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em khắc phục những thiếu sót, tìm
kiếm thêm những ý tưởng mới và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường đã trang bị
cho em những kiến thức trong quá trình hoàn thành các học phần cao học.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ đã cho ý kiến và xét duyệt.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2012

Học viên
Nguyễn Quốc Phượng


LUẬN VĂN THẠC SĨ

3


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
MỤC LỤC
TRANG
Trang bìa phụ…………………………………………………………………………...1
Lời cam đoan…………………………………………………………………………....2
Lời cám ơn……………………………………………………………………………...3
Mở đầu ……………………………………………………………………....................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ

1.1. Khái niệm về tổ chức sản xuất cơ khí…...…………………………….………..11
1.2. Mối quan hệ của tổ chức sản xuất với các khoa học khác……………………...11
1.3. Kinh nghiệm tổ chức sản xuất TBCN…………………………………………..12
1.4. Các nguyên tắc tổ chức sản xuất cơ khí………………………………………...13
1.5. Các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí……………………………………...17
1.5.1. Tổ chức sản xuất theo thời gian…………………………...………………….17
1.5.2. Tổ chức sản xuất theo không gian……………………...………......................27
1.5.3. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền………………………...………………….33
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC NHÀ MÁY CƠ KHÍ.
2.1. Tổ chức lao động………………………………………………………………..39
2.1.1. Nhiệm vụ của tổ chức lao động……………………………………………….39
2.1.2. Phân chia lao động……………………………………………………………39
2.1.3. Tổ chức ca làm việc và cách bố trí thời gian làm việc……………………….42
2.1.4. Tổ chức phục vụ nhiều máy…………………………………………………..44
2.1.5. Tich hợp các nghành nghề…………………………………………………….48

2.1.6. Tổ chức và phục vụ chỗ làm việc…………………………………….……….50
2.1.7. Yêu cầu về điều kiện làm việc của công nhân……………………….……….52
2.1.8. Tổ chức đào tạo công nhân…………………………………………………...54
2.1.9. Thi đua và kỷ luật lao động……………………………………….…………..55
2.2. Định mức lao động……………………………………………………………...55
LUẬN VĂN THẠC SĨ

4


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
2.2.1. Ý nghĩa và nội dung của định mức lao động……………………….…………55
2.2.2. Năng suất lao động……………………………………………………………57
2.2.3. Các phương án tăng năng suất lao động………………………………………58
2.2.4. Các tiêu chuẩn để định mức lao động……………………………………..…60
2.2.5. Ví dụ về định mức nguyên công tiện………………………………………....61
2.3. Tổ chức tiền lương………………………………………………………….…..70
2.3.1. Tiền lương………………………………………………………………….....70
2.3.2. Các hình thức trả lương………………………………………………….…....71
2.4. Tổ chức quản lý và giám sát lao động…………………………………….….....74
2.4.1. Quản lý lao động……………………………………………………….……..74
2.4.2. Kiểm tra giám sát và đánh giá lao động………………………………….…...74
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG
CÁC NHÀ MÁY CƠ KHÍ.
3.1. Tổ chức chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất………………………………………75
3.1.1. Nội dung của chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất………………………….…....75
3.1.2. Nhiệm vụ của chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất………………………………76
3.1.3. Các giai đoạn của chuẩn bị kỹ thuật trong sản xuất…………………………..76
3.2. Tổ chức kiểm tra kỹ thuật………………………………………………………77
3.2.1. Nhiệm vụ của kiểm tra kỹ thuật………………………………………………77

3.2.2. Đối tượng của kiểm tra kỹ thuật………………………………………………78
3.2.3. Chức năng của kiểm tra kỹ thuật……………………………………………...79
3.3. Tổ chức dịc vụ dụng cụ…………………………………………………………79
3.3.1. Vai trò, nhiệm vụ và thành phần của dịch vụ dụng cụ……………………….79
3.3.2. Phân loại và ký hiệu dụng cụ…………………………………………………80
3.3.3. Định mức tiêu hao dụng cụ…………………………………………………...80
3.3.4. Lập kế hoạch dụng cụ…………………………………………………………81
3.3.5. Tổ chức phục hồi dụng cụ…………………………………………………….85
LUẬN VĂN THẠC SĨ

5


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
3.4. Tổ chức dịch vụ sửa chữa……………………………………………………….86
3.4.1. Nhiệm vụ và ý nghĩa của dịch vụ sửa chữa……………………….…………..86
3.4.2. Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch……………………………………….…….87
3.4.3. Định mức sửa chữa…………………………………………………….……...88
3.4.4. Tổ chức chuẩn bị sửa chữa……………………………………………………91
3.5. Tổ chức cung ứng vật tư – kỹ thuật……………………………………………..92
3.5.1. Nhiệm vụ của tổ chức cung ứng vật tư – kỹ thuật……………………………92
3.5.2. Phân loại và ký hiệu vật liệu………………………………………………….92
3.5.3. Định mức tiêu hao vật liệu……………………………………………………92
3.5.4. Định mức dự trữ vật liệu……………………………………………………...94
3.6. Tổ chức kho chứa……………………………………………………………….95
3.6.1. Nhiệm vụ và ý nghĩa của kho chứa………………….………………………..95
3.6.2. Phân loại kho chứa……………………………………………………………96
3.6.3. Tính diện tích và thiết bị của kho chứa…………….…………………………97
3.7. Tổ chức vận chuyển…………………………………………………………….99
3.7.1. Nhiệm vụ của vận chuyển…………….………………………………………99

3.7.2. Tổ chức vận chuyển…………………………………………………………100
3.7.3. Chọn thiết bị vận chuyển…………………………………………………….103
3.7.4. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công việc vận chuyển………………………...103
3.8. Tổ chức cung cấp vật liệu……………………………………………………..104
3.8.1. Nhu cầu về năng lượng……………………………………………….……..104
3.8.2. Định mức tiêu hao về năng lượng………………………………….……..…105
3.8.3. Phương pháp tiết kiệm năng lượng………………………………………….106
3.8.4. Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của dịch vụ cung cấp năng lượng..………….108
3.9. Tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm…………………………………..108
3.9.1. Đặc điểm của nghiên cứu và phát triển sản phẩm…………………………..108
3.9.2. Triển khai quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm……………………110
LUẬN VĂN THẠC SĨ

6


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY
4.1. Lập kế hoạch phát triển kinh tế- kỹ thuật của nhà máy………………………111
4.1.1. Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển nhà máy…………………………………111
4.1.2. Kế hoạch dài hạn…………………………………………………………….112
4.1.3. Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất……………………………………….113
4.1.4. Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật…………………………………………..116
4.1.5. Kế hoạch chi phí sản xuất…………………………………………………...118
4.2. Lập kế hoạch nhân sự………………………………………………………….122
4.2.1. Vai trò của kế hoạch nhân sự………………………………………………..122
4.2.2. Quy trình lập kế hoạch nhân sự……………………………………….……..123
4.3. Lập kế hoạch sản xuất…………………………………………………………124
4.3.1. Nhiệm vụ và bản chất của lập kế hoạch sản xuất………………….………..124
4.3.2. Lập kế hoạch trong sản xuất hàng loạt…………………………….………...126

4.3.3. Lập kế hoạch trong sản xuất hàng khối…………………………….………..127
4.3.4. Lập kế hoạch có trợ giúp của máy tính……………………………………...128
4.4. Ứng dụng phương pháp toán học để lập kế hoạch tối ưu……………………..129
4.5. Hạch toán kinh tế trong nhà máy……………………………………………...135
4.5.1. Tổ chức hạch toán kinh tế trong nhà máy…………………………………...135
4.5.2. Hạch toán kinh tế của phân xưởng…………………………………………..137
4.5.3. Hạch toán kinh tế của công đoạn sản xuất, đội sản xuất và chỗ làm việc….138
4.5.4. Ứng dụng nguyên tắc hạch toán kinh tế tổ chức hoạt động công việc của các bộ
phận quản lý nhà máy………………………………………………………………..139
4.5.5. Phân tích kinh tế……………………………………………………………..140
Kết luận ……………………………………………………………………………...144
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………….………..145
MỞ ĐẦU
LUẬN VĂN THẠC SĨ

7


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
Ngày nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
với mục tiêu hội nhập và phát triển cùng các nước trên thế giới, điều này mang lại cho
chúng ta nhiều điều thuận lợi đồng thời cũng có nhiều thách thức khó khăn. Để giải
quyết các khó khăn đó các doanh nghiệp cần có những phương pháp tổ chức kinh
doanh mang tính chiến lược nhằm mang lại hiệu quả cao nhất có thể cho doanh nghiệp.
Cùng với sự hát triển của các nghành khác, nghành công nghiệp đã và đang đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Trong đó các doanh
nghiệp cơ khí với các loại hình khác nhau giữ vai trò chủ chốt, và nó là cơ sở để thúc
đẩy sự phát triển của các nghành khác.
Tổ chức sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tai và phát triển trong các nhà
máy hay các doanh nghiệp cơ khí. Tổ chức sản xuất bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động

như: tổ chức chuẩn bị kỹ thuật, tổ chức lao động, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức kiểm
tra kỹ thuật, tổ chức cung ứng vật tư – kỹ thuật, … Vì vậy người tổ chức các hoạt động
cần phải hiểu sâu về các lĩnh vực kinh tế và tổ chức sản xuất, có khả năng giải quyết
những vấn đề, nhiệm vụ khoa học cụ thể, đồng thời phải biết lập kế hoạch sản xuất
trong cơ chế thị trường canh tranh.
Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong
kinh doanh, khi đó sẽ có điều kiện tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng khả năng
đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các phương
pháp tổ chức sản xuất cơ khí” nhằm mục đích hiểu sâu hơn về các phương pháp tổ
chức sản xuất cơ khí trong các nhà máy cơ khí, hoàn thiện các vấn đề còn thiếu và hi
vọng rằng có thể được áp dụng vào thực tế, để đóng góp một phần nhỏ cho sự nghiệp
phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chính như sau:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

8


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
Phạm vi nghiên cứu của đề tài không nằm ngoài các doanh nghiệp cơ khí với các
dạng sản xuất khác nhau, và chú trọng hơn vào dạng sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối.
Bao gồm các vấn đề:
- Các phương pháp nâng cao năng suất lao động và tiền lương.
- Hình thức và phương pháp tổ chức công việc của doanh nghiêp trên cơ sở tiến bộ
khoa học kỹ thuật và sử dụng tối ưu các nguồn vốn sản xuất.
- Các phương pháp giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên cơ sở sử dụng các biện pháp
hạch toán kinh tế.
Nội dung của đề tài bao gồm 4 chương và được bố cục như sau:

Chương 1: Tổng quan về các phương pháp sản xuất.
Bao gồm các khái niệm về tổ chức sản xuất, các mối quan hệ giữa tổ chức sản xuất
với các khoa học khác, kinh nghiệm của tổ chức sản xuất TBCN, các nguyên tắc tổ
chức sản xuất và các phương pháp về tổ chức sản xuất.
Chương 2: Tổ chức lao động.
Trình bày các phương pháp tổ chức chủ yếu liên quan đến người lao động, bao gồm
tổ chức lao động, định mức lao động, tổ chức tiền lương và phương thức quản lý giám
sát lao động trong các nhà máy cơ khí.
Chương 3: Phương pháp tổ chức các hoạt động sản xuất trong nhà máy cơ khí.
Trình bày các hình thức tổ chức liên quan đến các phòng ban như tổ chức chuẩn bị
kỹ thuật, tổ chức kiểm tra kỹ thuật, tổ chức dịch vụ sửa chữa, … và nghiên cứu phát
triển sản phẩm trong các nhà máy cơ khí.
Chương 4: Kế hoạch phát triển kinh tế - kỹ thuật của nhà máy.
Trình bày các đường lối lập kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, ứng dụng phương pháp toán
học để lập kế hoạch tối ưu, hạch toán kinh tế trong nhà máy, và đề cập đên vấn đề lập
kế hoạc nhân sự cho nhà máy.
“Nghiên cứu các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí” là đề tài được nghiên cứu
thông qua các tài liệu tham khảo kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, đặc biệt có sự
LUẬN VĂN THẠC SĨ

9


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
hướng dẫn của PGS.TS Hà Minh Hùng và GS.TS Trần Văn Địch đã giúp cho tác giả
hoàn thành đề tài này.
Với kinh nghiệm còn thiếu chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy (cô) cùng các đồng nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Hà Minh Hùng và GS.TS Trần Văn Địch đã
nhiệt tình giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

10


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ
KHÍ
1.1. Khái niệm về tổ chức sản xuất cơ khí
Tổ chức sản xuất nói chung trong đó có tổ chức sản xuất cơ khí là khoa học nghiên
cứu tổ hợp các điều kiện hoặc yếu tố tác động trong quá trình sản xuất trên cơ sở sử
dụng các kiến thức kỹ thuật, kinh tế, xã hội, và các kinh nghiệm thực tế để hoàn thành
kế hoạch theo chỉ tiêu nhằm không ngừng nâng cao các mức sống của xã hội về vật
chất, văn hóa và tinh thần.
Khoa học về tổ chức sản xuất là một phần rất quan trọng trong khoa học kinh tế, nó
được hình thành trên cơ sở của những quy luật kinh tế khách quan trong quá trình phát
triển của xã hội loài người
Đối tượng nghiên cứu khoa học về tổ chức sản xuất:
- Hình thức và phương pháp tổ chức công việc của nhà máy trên cơ sở của tiến bộ khoa
học kỹ thuật và sử dụng tối ưu các nguồn vốn sản xuất
- Các phương pháp nâng cao năng suất lao động và tiền lương
- Các phương pháp giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên cơ sở sử dụng các biện pháp
hoạch toán kinh tế
Tổ chức sản xuất được nghiên cứu không phải ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn động,
nhờ đó mà luôn luôn xuất hiện những hình thái mới và phương pháp mới.
1.2. Mối quan hệ của tổ chức sản xuất với các khoa học khác
Tổ chức sản xuất chiếm vị trí trung gian giữa khoa học kỹ thuật và kinh tế. Vì vậy
xây dựng nội dung của tổ chức sản xuất cơ khí phải dưa trên kiến thức của các môn
học về kinh tế, kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế.

Các môn học về kinh tế là cơ sở lý thuyết để xây dựng các phương pháp tổ chức sản
xuất và xác định phương pháp giải quyết vấn đề đặt ra đối với một nhà máy cơ khí
trong những điều kiện sản xuất cụ thể

LUẬN VĂN THẠC SĨ

11


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
Các môn học về kỹ thuật nghiên cứu các quy luật phát triển và hoàn thiện các tính
chất cũng như kết cấu của sản phẩm và các phương pháp chế tạo chúng, có nghĩa là
nghiên cứu nguyên liệu, vật liệu, chi tiết và thiết bị
Môn học Công nghệ chế tạo máy, có quan hệ chặt chẽ với việc nghiên cứu các
phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí, nó là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật
của tổ chức sản xuất
Giải quyết các vấn đề về tổ chức sản xuất đòi hỏi nhiều phép toán phức tạp để trên
cơ sở đó có thể chọn được các phương pháp tối ưu trong những điều kiện cụ thể của
nhà máy. Vì vậy, các môn học đặc biệt là toán học thống kê là yếu tố không thể thiếu
đối với khoa học về tổ chức sản xuất
1.3. Kinh nghiệm tổ chức sản xuất TBCN
Ph.I.Taylo là người Mỹ đầu tiên xây dựng lên học thuyết về tổ chức sản xuất.
Những tư tưởng chính trị của Ph.I.Taylo về khoa học tổ chức sản xuất bao gồm:
- Thay các phương pháp truyền thống và kinh nghiệm thô sơ bằng các phương pháp
dựa trên các quy luật khoa học để thực hiện công việc. Vì vậy theo ông, nếu một
phương pháp làm việc mới ra đời thì năng suất lao động có thể tăng lên nhiều lần. VD:
cùng một người công nhân khi sử dụng phương pháp làm việc mới đã nâng năng suất
chuyển gang vào lò từ 12.5 tấn tới 47 tấn trong một ca làm việc mà không sử dụng bất
kỳ động tác cơ khí nào.
- Lựa chọn những công nhân có năng lực để đào tạo họ trở thành người có năng suất

cao.
- Thực hiện nguyên tắc ‘hợp tác’ giữa chính quyền với công nhân nhằm nâng cao năng
suất lao động.
Một chuyên gia về tổ chức sản xuất khác của Mỹ Henry Ford đã đạt được nhiều
thành công trong chế tạo ôtô giá rẻ. Nhờ hàng loạt các ý tưởng mới trong tổ chức sản
xuất mà ôtô của ông đã trở thành nổi tiếng trên thế giới.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

12


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
Tại các nhà máy của mình, Henry Ford đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ
thuật vào tổ chức sản xuất dây chuyền mà trước đó đã không được thực hiện. Những
biện pháp đó là:
- Lắp lẫn hoàn toàn các chi tiết và các bộ phận của sản phẩm. Điều này cho phép các
bộ phận riêng lẻ và các chi tiết của ôtô có thể được chế tạo trên các công đoạn độc lập
của dây chuyền. Nguyên tắc lắp lẫn hoàn toàn đã đượ xây dựng trước Henry Ford, tuy
nhiên chính ông là người đầu tiên áp dụng nguyên tắc này trong chế tạo ôtô của mình.
- Sử dụng băng tải để vận chuyển đối tượng sản xuất. Theo ông thì công nhân phải
đứng tại chỗ, còn đối tượng sản xuất di động.
- Chia quy trình công nghệ ra nhiều nguyên công, nhờ đó mà các nguyên công có thể
thực hiện bằng các công nhân có tay nghề thấp. Áp dụng nguyên tắc này cho phép cơ
khí hóa và tự động hóa nhiều nguyên công.
- Khử toàn bộ những động tác thừa của công nhân. Công nhân chỉ thực hiện một
nguyên công và chỉ một động tác. Henry Ford đã ứng dụng nguyên tắc này không chỉ
với một công nhân mà nhiều công nhân trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.
- Tiêu chuẩn hóa tất cả các phần tử của quy trình sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu,
quy trình công nghệ và các hình thức tổ chức.

- Phần thiết kế và chuẩn bị sản xuất được thực hiện tại một trung tâm của nhà máy trên
cơ sở ứng dụng các nghiên cứu thực nghiệm tại các phòng thí nghiệm.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tổ chức sản xuất cho phép Henry Ford đạt
được những thành tích đáng kể. Nếu như trong 7 năm (1908 – 1915) tất cả các nhà máy
của ông chỉ sản xuất được 1 triệu chiếc ôtô thì riêng năm 1923 các nhà máy này đã sản
xuất được 2 triệu chiếc ôtô sau khi áp dụng các biện pháp tổ chức sản xuất tiên tiến.
Các nguyên tắc của Henry Ford là cở sở để thực hiện tổ chức sản xuất tiên tiến
trong các nhà máy sản xuất dây chuyền, và các nguyên tắc này cũng được áp dụng
trong các nhà máy của các nước XHCN trước đây và ngày nay.
1.4. Các nguyên tắc tổ chức sản xuất cơ khí.
LUẬN VĂN THẠC SĨ

13


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
Cơ sở tổ chức quá trình sản xuất ở bất kỳ nhà máy cơ khí nào đều phải tính đến sự
phối hợp hài hòa giữa thời gian và không gian của tất cả các quá trình chính và các quá
trình phụ. Đặc điểm và phương pháp của sự phối hợp này là khác nhau trong những
điều kiện sản xuất khác nhau. Nhìn chung, tổ chức quá trình sản xuất phải tuân theo
một số nguyên tắc chung sau đây:
1. Nguyên tắc chuyên môn hóa: Chuyên môn hóa là hình thức phân chia lao động
xã hội cho từng nghành, từng nhà, từng phân xưởng, từng công đoạn và từng chỗ làm
việc. Mức độ chuyên môn hóa của nhà máy cơ khí phụ thuộc vào quy mô sản xuất và
khối lượng lao động (thời gian gia công) để chế tao sản phẩm.
2. Nguyên tắc chuẩn hóa kết cấu: Sử dụng phương pháp này cho phép nâng cao
năng xuất gia công (do các kết cấu của sản phẩm được tiêu chuẩn hóa) và hạ giá thành
sản phẩm.
3. Nguyên tắc tiêu chuẩn hóa công nghệ: Trong quá trình thiết kế quy trình công
nghệ phải cố gắng đạt được mức độ giống nhau cao nhất về phương pháp gia công, các

chế độ công nghệ và kết cấu của đồ gá dụng cụ, v.v…
4. Nguyên tắc cân đối hài hòa: Theo nguyên tắc này thi nên tổ chức sản xuất sao
cho năng suất lao động của tất cả các bộ phận sản xuất tương đối ngang nhau (giữa các
phân xưởng, còn trong phạm vi 1 phân xưởng thì giữa các công đoạn gia công, giữa
các nhóm máy và giữa các chỗ làm việc). Đây là nguyên tắc cơ sở để cơ khí hóa xí
nghiệp.
5. Nguyên tắc song song: Nguyên tắc này được hiểu là nên thực hiện song song tất
cả các công việc của quá trình sản xuất, và nó thể hiện ở phương pháp tập trung nguyên
công trên các máy nhiều dao, máy nhiều trục chính, máy nhiều vị trí, các máy bán tự
động và các máy tổ hợp.
Nguyên tắc lắp ráp song song được thể hiện ở việc phân chia sản phẩm ra nhiều bộ
phận và các bộ phận này được lắp song song với nhau rồi sau đó đem lắp chúng lại với
nhau để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.
LUẬN VĂN THẠC SĨ

14


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
6. Nguyên tắc thẳng dòng: Trong tổ chức sản xuất thì nguyên tắc này được hiểu là
cần tạo ra quãng đường đi ngắn nhất cảu sản phẩm qua tất cả các công đoạn và nguyên
công của quá trình sản xuất kể từ khi chế tạo nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm
được xuất xưởng.
Nguyên tắc thẳng dòng được áp dụng trong tổ chức sản xuất cho nhiều phạm vi
khác nhau: trong một nhà máy, trong một phân xưởng, trong một công đoạn sản xuất.
như vậy theo nguyên tắc này thì trong phạm vi của một nhà máy vị trí của các phân
xưởng chính phải đáp ứng yêu cầu thẳng dòng của quá trình sản xuất: dòng vật liệu,
bán thành phẩm và sản phẩm phải đi theo dòng ngắn nhất, thẳng nhất mà không được
phép di chuyển ngược lại. Vì vậy, các phân xưởng phụ và các kho chứa cũng nên bố trí
gần các phân xưởng chính.

Trong phạm vi một phân xưởng thì nguyên tắc thẳng dòng được thể hiện ở trình tự
của quá trình sản xuất (đảm bảo thứ tự của các nguyên công).
7. Nguyên tắc liên tục
Nguyên tắc liên tục của quá trình sản xuất có nghĩa là loại bỏ hoặc giảm thiểu các
gián đoạn trong sản xuất. Đó là các gián đoạn giữa các nguyên công, trong từng
nguyên công và giữa các ca làm việc. Máy móc càng hiện đại thì mức đô liên tục của
quá trình sản xuất càng cao. Sản suất tự động hóa có mức độ lien tục cao nhất.
8. Nguyên tắc nhịp nhàng.
Nguyên tắc này đòi hỏi chế tạo số lượng sản phẩm như nhau hoặc lượng tăng lên
như nhau trong những khoảng thời gian như nhau và lặp lại sau một chu kỳ sản xuất ở
tất cả các công đoạn và các nguyên công.
Thứ tự lặp lại của quá trình sản xuất được xác định bằng nhịp sản xuất. Cần phân
biệt nhịp xuất xưởng của sản phẩm (ở cuối quá trình sản xuất), nhịp nguyên công
(trung gian) và nhịp khởi xuất (ở đầu quá trình sản xuất). Nhịp xuất xưởng của sản
phẩm là quan trọng nhất vì nó xác định kế hoạch của nhà máy trong một thời gian nhất
định. Nhịp xuất xưởng xủa sản phẩm chỉ có thể ổn định lâu dài khi nhịp nguyên công
LUẬN VĂN THẠC SĨ

15


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
được đảm bảo. Nói cách khác trên mỗi vị trí, mỗi máy, mỗi dây chuyền lắp ráp công
việc luôn được thực hiện để đảm bảo cho nhịp xuất xưởng của sản phẩm tồn tại đối với
từng chủng loại và sản lượng. Tuy nhiên điều kiện này chỉ được thỏa mãn nếu nhịp
khởi xuất diễn ra một cách bình thường, có nghĩa là phải cung cấp đủ nguyên vật liệu
cho những nguyên công đầu tiên của quá trình sản xuất.
Tổ chức sản xuất nhịp nhàng là một nhiệm vụ tổng thể của nhà máy. Nó không chỉ
giới hạn trong phạm vi của các phân xưởng chính mà tất cả các phân xưởng phụ và các
bộ phận phụ, quản lý đều phải làm việc một cách cân đối nhịp nhàng.

9. Nguyên tắc tự động hóa.
Nguyên tắc này đòi hỏi ứng dụng tối đa các nguyên công tự động hóa, có nghĩa là
không có sự tham gia trực tiếp của công nhân hoặc nếu có chỉ đóng vai trò giám sát và
kiểm tra.
Nguyên tắc tự động hóa được áp dụng không chỉ cho quy trình công nghệ mà còn
cho quá trình quản lý chung của nhà máy, cho chuẩn bị công nghệ, kiểm tra sản phẩm
và cho các hình thức phục vụ nói chung. Tự động hóa là một trong những hướng quan
trọng để tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho xã hội tiên tiến nhằm thỏa mãn mọi nhu
cầu của con người.
10. Nguyên tắc dự phòng.
Theo nguyên tắc này thì tổ chức sản xuất phải hiện đại nhằm loại bỏ những sự cố
của thiết bị, những phế phẩm của chi tiết hoặc bất kỳ sai sót nào của quá trình sản xuất.
Ví dụ, để sử dụng tối đa các dây chuyền tự động cần phải tổ chức sửa chữa thiết bị theo
định kỳ để loại bỏ khả năng xuất hiện sự cố ngẫu nhiên của thiết bị, phải tổ chức kiểm
tra chất lượng của sản phẩm để kịp thời hiệu chỉnh lại dây chuyền tự động hoặc quy
trình công nghệ. Ví dụ, có một cơ cấu được lắp ráp tự động, trong cơ cấu đó có 2 vòng
đệm, năng suất lắp trong một giờ là 750 cơ cấu, như vậy trong 1 giờ số vòng đệm cần
có là 2 x 750 = 1500. Nếu chỉ 1% vòng đệm không đạt độ chính xác yêu cầu thì lắp ráp
tự động sẽ bị ngừng hoạt động cứ sau 3 – 4 phút. Từ đó có thể thấy ngay rằng khi chỉ
LUẬN VĂN THẠC SĨ

16


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
có 1% phế phẩm cũng cản trở nghiêm trọng đối với sản xuất tự động hóa. Vì vậy nhất
thiết phải thực hiện nguyên công kiểm tra dự phòng đối với các chi tiết lắp ráp có nghĩa
là phải tuân theo nguyên tắc dự phòng.
1.5. Các phương pháp tổ chức sản xuất cơ khí.
1.5.1. Tổ chức sản xuất theo thời gian.

1.5.1.1. Thời gian và cấu trúc của chu kỳ sản xuất.
Thời gian của chu kỳ sản xuất hay chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian giữa lúc bắt
đầu và khi kết thúc của quá trình sản xuất để chế tạo một sản phẩm ( có thể là phôi, chi
tiết, máy ) hoặc một loạt sản phẩm
Thời gian của chu kỳ sản xuất cần được tính theo ngày hoặc theo giờ, và cần được
tính chính xác để lập kế hoạch của nhà máy hoặc phân xưởng, để xác định thời gian bắt
đầu của quá trình sản xuất nếu đặt ra yêu cầu về thời gian kết thúc của quá trình sản
xuất. Giảm thời gian của quá trình sản xuất có ý nghĩa kinh tế quan trọng: thời gian của
chu kỳ sản xuất càng ngắn, số lượng sản phẩm được chế tạo ra trong một đơn vị thời
gian càng lớn, hiệu quả sử dụng quỹ cơ bản càng cao và nhu cầu về vốn lưu động của
nhà máy càng thấp.
Thời gian của chu kỳ sản xuất gồm 2 thành phần: thời gian làm việc và thời gian
gián đoạn.
1. Thời gian làm việc: là thời gian khi mà quy trình công nghệ (các nguyên công) và
các công việc chuẩn bị (điều chỉnh máy) được thực hiện. Thời gian này được gọi là
thời gian công nghệ, nó bao gồm thời gian của các nguyên công, thời gian phục vụ
(kiểm tra và vận chuyển), thời gian các quá trình tự nhiên,… Ví dụ thời gian làm khô
sản phẩm sau khi sơn, thời gian làm nguội chi tiết ngoài không khí,…
2. Thời gian gián đoạn có thể được chia ra: thời gian gián đoạn giữa các nguyên
công (trong một ca làm việc) và thời gian gián đoạn giữa các ca làm việc
Thời gian gián đoạn giữa các nguyên công lại được chia ra: gián đoạn theo loạt,
gián đoạn chờ đợi, gián đoạn sắp bộ.
LUẬN VĂN THẠC SĨ

17


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
- Gián đoạn theo loạt: mỗi chi tiết trong loạt sau khi được gia công xong ở một
nguyên công bất kỳ đều phải nằm chờ đến khi chi tiết cuối cùng trong loạt đi qua

nguyên công đó.
- Gián đoạn chờ đợi: thời gian gia công của các nguyên công kề nhau không giống
nhau, do đó các chi tiết có thể phải chờ đến lúc được gia công.
- Gián đoạn sắp bộ: có nghĩa là các phôi hoặc chi tiết này đã được gia công xong
nhưng các phôi và chi tiết khác vẫn chưa được gia công xong. Ví dụ, khi sắp bộ các
phôi dập và các phôi đúc để chuyển sang xưởng gia công cơ khí hoặc sắp bộ các chi
tiết cơ khí sau khi gia công sang phân xưởng lắp ráp.
Gián đoạn giữa các ca làm việc được xác định bằng chế độ làm việc theo lịch (số
lượng và thời gian của ca làm việc). Gián đoạn giữa các ca làm việc còn được hiểu là
các ngày nghỉ, ngày lễ và tính cả thời gian ăn trưa.
1.5.1.2. Chu kỳ chế tạo chi tiết.
Chu kỳ chế tạo chi tiết (hay chu kỳ sản xuất chế tạo chi tiêt) bao gồm trước hết chu
kỳ nguyên công Tnc của hai hoặc nhiều phân xưởng tùy thuộc vào tiến trình công nghệ.
Ví dụ khi chế tạo chi tiết từ phôi dập thì chu kỳ sản xuất của chi tiết này bao gồm các
chu kỳ nguyên công theo các phân xưởng: rèn dập, gia công cơ, nhiệt luyện, nhiệt hóa,
thời hian vận chuyển Tvc , thời gian kiểm tra Tkt , thời gian của các quá trình tự nhiên Ttn
(thời gian làm khô hoặc làm nguội trong không khí), và thời gian gián đoạn Tgd . Như
vậy chu kỳ chi tiết được xác định như sau:
Tct = Tncr + Tncc + ... + Tvc + Ttn + T gd

(1.1)

Trong đó:
Tncr : thời gian của nguyên công rèn dập.
Tncc : thời gian của các nguyên công gia công cơ.
Tvc : thời gian vận chuyển.
Tkt : thời gian kiểm tra.

LUẬN VĂN THẠC SĨ


18


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
Ttn : thời gian của các quá trình tự nhiên.
Tgd : thời gian gián đoạn.

Thời gian nguyên công nói chung Tnc được xác định như sau: khi tại nguyên công
nào đó đồng thời có một số máy làm việc thì thời gian gia công cả loạt chi tiết Tnc là:
Tnc =

n.t tc
c

( 1.2)

Trong đó:
n: số chi tiết được gia công trong loạt.
c: chỗ làm việc của nguyên công.
t tc : thời gian từng chiếc (thời gian gia công từng chi tiết).

Nếu giả sử rằng, tại mỗi chỗ nguyên công chỉ có một chỗ làm việc C = 1 thì thời
gian nguyên công của cả loạt chi tiết là:
Tnc = n.t tc

(1.3)

Khi xác định thời gian của chu kỳ nguyên công cần phải tính mức độ gia công đòng
thời (gia công song song) trên nhiều nguyên công khác nhau của quy trình công nghệ.
Mức độ này phụ thuộc vào nhiều phương pháp phối hợp theo thời gian thực hiện

nguyên công trong quy trình công nghệ.
Có 3 phương pháp phối hợp nguyên công hay 3 dạng di chuyển của đối tượng sản
xuất từ nguyên công này sang nguyên công khác:
- Di chuyển nối tiếp
- Di chuyển nối tiêp – song song
- Di chuyển song song
Bản chất của di chuyển nối tiếp là nguyên công tiếp theo chỉ được bắt đầu sau khi
nguyên công trước kết thúc.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

19


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 

Hình 1.1: Thời gian của chu kỳ gia công khi chi tiết di chuyển
Ta có thể thấy chu kỳ của quá trình nhiều nguyên công (m nguyên công) bằng tổng
các chu kỳ một nguyên công:
m

m

1

1

Tcn ( nt ) = nt1 + nt 2 + ... + nt m = ∑ nt i = n∑ t i

(1.4)


Vì chu kỳ nguyên công trong trường hợp này tỷ lệ thuận vơi số lượng chi tiết trong
loạt và khối lượng lao động của từng nguyên công riêng biệt cho nên dạng di chuyển
nối tiếp này chỉ nên áp dụng trong những trường hợp khi gián đoạn nguyên công không
ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ nguyên công. Nếu điều này không được thỏa mãn thì để
giảm chu kỳ sản xuất nên áp dụng dạng di chuyển nối tiếp – song song.
Dạng di chuyển nối tiếp – song song thể hiện ở sự phối hợp thời gian để thực hiện
hai nguyên công kề nhau. Trong trường hợp này toàn bộ loạt chi tiết đi qua từng
nguyên công mà không có sự gián đoạn nào.
Cần phân biệt 2 phương án di chuyển nối tiếp – song song:
- Thời gian của nguyên công trước nhỏ hơn thời gian của nguyên công sau.
- Thời gian của nguyên công trước lớn hơn thời gian của nguyên công sau.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

20


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 

Hình 1.2: Thời gian của chu kỳ nguyên công khi di chuyển nối tiếp - song song (quy
trình gồm 2 nguyên công).
a/ Thời gian của nguyên công trước nhỏ hơn thời gian của nguyên công sau.
b/ Thời gian của nguyên công trước lớn hơn thời gian của nguyên công sau.
Trong trường hợp thứ nhất di chuyển p chi tiết có thể được thực hiện ngay sang
nguyên công tiếp theo sau khi kết thúc nguyên công trước. Trong trường hợp thứ 2
hiện tượng máy không bị dừng ở nguyên công tiếp theo chỉ có thể được đảm bảo sau
khi hội đủ số lượng chi tiết cho phép thực hiện nguyên công này một cách liên tục.
Từ hình 1.2 ta nhận thấy dạng di chuyển nối tiếp – song song có thời gian nguyên
công nhỏ hơn so với dạng di chuyển nối tiếp. Ta còn thấy trong cả hai trường hợp di

chuyển nối tiếp – song song thời gian nguyên công của bất kỳ quy trình gồm 2 nguyên
công nào đều bằng thời gian nguyên công ở nguyên công có thời gian nguyên công lớn
hơn cộng với thời gian gia công một loạt chi tiết được di chuyển ở nguyên công có thời
gian nhỏ hơn.
Như vậy, theo sơ đồ hình 1.2 a ta có:
Tnc = Tnc 2 + pt1

(1.5)

Theo sơ đồ hình 1.2 b ta có:
Tnc = Tnc1 + pt 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

(1.6)

21


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
Thời gian τ a là thời gian giảm được ở dạng di chuyển nối tiếp – song song so với
dạng di chuyển nối tiếp:
+ Theo sơ đồ 1.2a ta có:
τ a = Tnc ( nt ) − Tnc ( nt − ss ) = nt1 − pt1 = t1( n − p )

(1.7)

+ Theo sơ đồ 1.2b ta có:
τ a = t 2 (n − p )


(1.8)

Vì chỉ số của t (t1 hoặc t2) ứng với nguyên công có thời gian ngắn hơn, do đó cả 2
công thức (1.7) và (1.8) có thể viết dưới dạng chung như sau:
τ = t n (n − p)

(1.9)

Trong đó:
τ : thời gian giảm được
t n : thời gian ở nguyên công có chu kỳ ngắn hơn

n: số chi tiết trong loạt
p: số chi tiết (trong loạt gồm n chi tiết) được di chuyển từ nguyên công
này sang nguyên công khác.
Nguyên tắc xây dựng dạng di chuyển nối tiếp – song song đối với quy trình công
nghệ gồm 2 nguyên công có thể được áp dụng cho bất kỳ 2 nguyên công kề nhau nào
của quy trình công nghệ nhiều nguyên công (hình 1.3).

LUẬN VĂN THẠC SĨ

22


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
Hình 1.3: Thời gian của chu kỳ nguyên công khi di chuyển nối tiếp – song
song (quy trình gồm nhiều nguyên công).
Từ sơ đồ trên, ta thấy thời gian của chu kỳ nguyên công khi di chuyển – song song
bằng hiệu giữa thời gian của chu kỳ nguyên công khi di chuyển nối tiếp và tổng thời
gian trùng khớp τ 1 , τ 2 , τ 3 (thời gian mà 2 nguyên công hoặc 3 nguyên công cùng hoạt

động):
m −1

Tnc ( nt − ss ) = Tnc ( nt ) − ∑ τ i

(1.10)

1

Trong đó:
Tnc ( nt − ss ) : thời gian của chu kỳ gia công khi di chuyển nối tiếp – song song
Tnc ( nt ) : thời gian của chu kỳ gia công khi di chuyển nối tiếp.

τ i : thời gian trùng khớp giữa các nguyên công.

Thay các công thức (1.4) và (1.9) vào công thức (1.10) ta có:
m

m −1

1

1

Tnc ( nt − ss ) = n∑ t − ∑ (n − p)t n

(1.11)

Dạng di chuyển nối tiếp – song song được áp dụng cho những nguyên công có thời
gian gia công lớn, số chi tiết trong loạt nhiều hoặc khối lượng gia công của từng

nguyên công riêng biệt lớn.
Dạng di chuyển song song có đặc trưng là không có gián đoạn, loạt chi tiết hoặc sản
phẩm được di chuyển sang nguyên công tiếp theo ngay lập tức sau khi kết thúc nguyên
công trước (hình 1.4)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

23


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 

Hình 1.4: Thời gian của chu kỳ gia công khi di chuyển song song.
Từ sơ đồ trên hình 1.4 có thể xác định thời gian của chu kỳ nguyên công khi di
chuyển song song Tnc (ss ) :
m

Tnc ( ss ) = nt max + ∑ pt − pt max

(1.12)

1

Hoặc:
m

Tnc ( ss ) = (n − p)t max + ∑ pt

(1.13)


1

Trong đó:
t max : thời gian của nguyên công lớn nhất (trong trường hợp trên hình 1.4 là t 2 )

Dạng di chuyển song song có chu kỳ nguyên công ngắn nhất nhưng đồng thời cũng
có một nhược điểm: tất cả các nguyên công (hình 1.4) đều được thực hiện có sự gián
đoạn làm cho các máy bị dừng (ký hiệu I, II, III và IV là ký hiệu các chu kỳ nối tiếp).
Chỉ có một trường hợp được xem là ngoại lệ khi di chuyển song song đó là khi thời
gian các nguyên công hoặc là bằng nhau hoặc là bội số của nhau. Trường hợp này được
gọi là dạng di chuyển theo dây chuyền, nó được áp dụng trong sản xuất dây chuyền
lien tục. Để thực hiện dạng di chuyển này cần có:
LUẬN VĂN THẠC SĨ

24


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ 
t
t1 t 2
=
= ... = m = r
c1 c 2
cm

(1.14)

Trong đó:
t1 , t 2 ,... : khối lượng dao động của nguyên công thứ nhất, thứ 2,…
c1 , c 2 ,... : số chỗ làm việc ở các nguyên công này.


r : nhịp sản suất của dây chuyền
1.5.1.3. Chu kỳ chế tạo sản phẩm.
Chu kỳ chế tạo sản phẩm Tck (máy) bao gồm chu kỳ chế tạo các chi tiết riêng lẻ và
chu kỳ lắp ráp, chu kỳ các nguyên công sửa nguội, điều chỉnh, chạy rà và chạy thử.
Tính toán chu kỳ lắp ráp (còn gọi là sơ đồ chu kỳ). Khi xây dựng sơ đồ chu kỳ trước
hết phải xác định khoảng thời gian của các công việc công nghệ, công việc vận chuyển
và công việc kiểm tra.
Thời gian của chu kỳ chế tạo sản phẩm (máy) được xác định theo thời gian lớn nhất
của chi tiết chính (thường là chi tiết phức tạp nhất hay còn gọi là chi tiết đại diện) và
chu kỳ lắp ráp tính từ thời điểm chi tiết chính đi vào dây chuyền lắp ráp. Chọn chi tiết
chính có thể được minh họa bằng sơ đồ như trên hình 1.5. Ta thấy, chi tiết A có chu kỳ
sản xuất là 10 ngày đi vào dây chuyền lắp ráp sau 12 ngày khi dây chuyền lắp ráp bắt
đầu hoạt động. Trong khi đó chi tiết B mặc dù có chu kỳ sản xuất nhỏ hơn (8 ngày)
nhưng đi vào dây chuyền lắp ráp sớm hơn, vì vậy chi tiết B được chọn là chi tiết chính.
Như vậy, chu kỳ sản xuất của sản phẩm Tck (máy) trong trường hợp này là 24 ngày.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

25


×