Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động kiểm tra các thông số kỹ thuật của điện thoại không dây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
________________________

NGUYỄN THUÝ HẰNG

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG
KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA
ĐIỆN THOẠI KHÔNG DÂY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI - 2010


Luận văn thạc sỹ khoa học

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Tóm lược
Lời cám ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU

1



1. Bối cảnh nghiên cứu

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Giới hạn nghiên cứu

2

4. Nội dung của luận văn

3

Chương 1 - GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN THOẠI KHÔNG DÂY

6

1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Uniden

6

1.2 . Giới thiệu điện thoại không dây cố định

14

1.2.1. Lịch sử phát triển của điện thoại không dây


14

1.2.2.Giới thiệu sản phẩm của công ty Uniden

15

1.3. Nguyên tắc hoạt động và sơ đồ cấu trúc của điện thoại

17

1.3.1. Nguyên tắc chung

17

1.3.2. Sơ đồ và cấu trúc của bản mạch trong điện thoại

18

1.4. Các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của bản mạch

22

1.4.1. Các thông số cơ bản

22

1.4.2. Qui trình kiểm tra chất lượng bản mạch

28


1.5. Đề xuất hệ thống kiểm tra

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển

31


Luận văn thạc sỹ khoa học

Chương 2- THIẾT KẾ HỆ THỐNG KIỂM TRA TỰ ĐỘNG

32

2.1. Các chuẩn kết nối được dùng trong hệ thống kiểm tra

32

1. Chuẩn giao tiếp RS232

32

2. Tổng quan chuẩn RS232

32

3. Sơ đồ ghép nối RS232

37


4. Phần mềm giao tiếp

39

2.2. Cấu trúc và sơ đồ của hệ thống kiểm tra

50

1. Sơ đồ kết nối phần cứng của hệ thống

50

2. Chức nằng và nhiệm vụ của các thiết bị đo trong HT

52

Chương 3: PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG KIỂM TRA

56

3.1. Giới thiệu về phần mềm

56

3.2. Mô tả nguyên tắc làm việc của hệ thống kiểm tra tự động

61

Chương 4 - MÔ PHỎNG


80

4.1. Khởi động phần mềm Visual Basic

80

4.2. Thiết lập các thông số đo trong phần mềm

81

4.3. Quá trình kiểm tra tự động các thông số của bản mạch

86

Chương 5: CÁCH SỬ DỤNG, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

90

5.1. Hướng dẫn sử dụng hệ thống

90

5.2. Đánh giá hệ thống kiểm tra tự động trong sản xuất

92

5.3. Hướng phát triển của hệ thống kiểm tra ATS

93


KẾT LUẬN

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

PHỤ LỤC

97

Phụ lục 1
Phụ lục 2

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
PCB:

Printed Circuit Boad

SMT:

Suface MountTechnology

OSG:

Operation Standard Guide

DQC:

Defected Quality Control

FCC:

Federal Communications Commission

DSS:

Digital Signature Standard

ATS:

Auto Test System

DCD:


Date Carrier Detect

RxD:

Receive Data

TxD:

Transmit Data

DTR:

Data Termial Ready

SG:

Singal Ground

DSR:

Data Set Ready

CTS:

Clear to sent

RI:

Ring Indicate


I/O:

In/out

HP – IB:

Hewlett- Packard Interface Base

GPIB:

Genenal Purpose Interface Bus

JIG:

Joint Inspection Group

DMM:
DTMF:

Digital Multimeter
Dual Tone Multe Frequency

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điều kiện tiến hành đo

Bảng 1.2. FREQUENRY TABLE(Bảng thống kê tần số)
Bảng 1.3. Thông số kỹ thuật của máy mẹ
Bảng 1.4. Các thông số khi truyền tín hiệu cuộc gọi
Bảng 1.5. Telephone line ( thông số dành đường dây điện thoại )
Bảng 1.6. Các thông số kiểm tra nguồn
Bảng 1.7. Các thông số khác trong điện thoại
Bảng 2.1. Sơ đồ các dây của một cổng song song tiêu chuẩn
Bảng 2.2. Bảng mô tả chức năng của các chân kết nối

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động kinh doanh của tập đoàn Uniden
Hình 1.2: Sơ đồ hoạt động nhà máy Uniden Việt Nam
Hình 1.3: Hoạt động của bộ phận SMT
Hình 1.4: Hình ảnh minh họa công đoạn cài cắm linh kiện
Hình 1.5: Hình ảnh minh họa công đoạn cài cắm linh kiện
Hình 1.6: Hình ảnh minh họa công đoạn lắp ráp điện thoại
Hình 1.7: Hình ảnh minh họa công đoạn kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm
Hình 1.8: Điện thoại không dây kiểu ANALOG
Hình 1.9: Điện thoại không dây kiểu DIGITAL
Hình 1.10: Nguyên tắc hoạt động của điện thoại không dây
Hình 1.11: Sơ đồ khối bản mạch của máy mẹ
Hình 1.12: Hình chụp bản mạch chính của máy mẹ (nhìn từ trên xuống)
Hình 1.13: Sơ đồ bố trí linh kiện điện tử nhỏ hàn gắn bằng máy của bản mạch chính
trong máy mẹ( nhìn từ trên xuống)
Hình 1.14: Hình chụp bản mạch chính của máy mẹ( nhìn từ dưới lên)

Hình 1.15: Sơ đồ bố trí linh kiện điện tử nhỏ hàn gắn bằng máy của bản
mạch chính trong máy mẹ( nhìn từ dưới lên)
Hình 1.16: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bản mạch chính của điện thoại Hình
Hình 2.1: Chuẩn giao tiếp RS232
Hình 2.2: Sơ đồ cổng COM 9 chân
Hình 2.3: Mạch giao tiếp chuẩn dùng RS232
§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

Hình 2.4: Mạch chuẩn giao tiếp RS232 dùng DS275
Hình 2.5: Mạch chuẩn giao tiếp RS232 dùng tranzitor
Hình 2.6: Chuẩn giao tiếp dùng USB
Hình 2.7: USB 2.0
Hình 2.8: Hub USB
Hình 2.9: Sơ đồ cổng song song 25 chân
Hình 2.10: Sơ đồ bộ kết nối
Hình 2.11: Sơ đồ kết nối phần cứng của hệ thống
Hình 2.12: Sơ đồ kết nối hệ thống
Hình 2.13: Bộ chuyển đổi dữ liệu
Hình 2.14: Bộ kiểm tra liên lạc
Hình 2.15: Virtual JIG.
Hình 2.16: FUNCTION JIG.
Hình 2.17: Bộ cung cấp nguồn 1 chiều
Hình 2.18: Bộ đồ gá
Hình 2.19: Đồng hồ đo vạn năng kỹ thuật số
Hình 3.1: Giao diện của máy tính
Hình 3.2: Màn hình hiển thị TEST ITEM
Hình 3.3 Màn hình hiển thị thông báo kết quả đo đúng

Hình 3.4 Màn hình hiển thị thông báo kết quả đo sai
Hình 3.5.Sơ đồ khối của hệ thống
Hình 4.1: Màn hình khởi động phần mềm
§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

Hình 4.2: Màn hình khởi động ấn play
Hình 4.3: Màn hình hiển thị option
Hình 4.4: Màn hình hiển thị ấn password
Hình 4.5 Màn hình hiển thị Check password Status
Hình 4.6: Màn hình hiển thị nhập password đúng
Hình 4.7: Màn hình hiển thị update
Hình 4.8: Màn hình hiển thị chương trình không có lối
Hình 4.9: Màn hình hiển thị nút Start
Hình 4.10: Màn hình hiển thị kết quả đo đúng
Hình 4.11: Màn hình hiển thị kết quả sai
Hình 4.12: Màn hình hiển thị kết quả trên Excel
Hình 5.1.Sơ đồ khối của hệ thống
Hình 5.2: Bản mạch của điện thoại đã được đánh dấu trước khi đưa vào kiểm tra

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


BẢN HƯỚNG DẪN THAO TÁC KIỂM TRA CHUẨN
MODEL: UC527BV

SỐ OSG: MT AD


TIÊU ĐỀ : GHI ID CHO BASE MAIN & KIỂM TRA CHUÔNG

SỐ CÔNG

WI-PE-P-B030-465

BƯỚC

MỤC

1

CÀI ĐẶT

2

CÀI ĐẶT GHI ID

QUY TRÌNH

KIỂM TRA

THÔNG SỐ KT
BIỂU ĐỒ

Đặt BASE MAIN PCB lên JIG
Bước này thực hiện một lần, khi khởi động PC
Đưa đĩa mềm (BU ID DISK) vào, chạy tập tin "IDw.bat"

PC


Tên MODEL ,
ghi ID cho BASE

PC

[BASE MAIN + RSSI ADJ JIG]

3

KIỂM TRA
CHUÔNG

4

5

RS-232C CABLE

Gạt ID WRITE ON/OFF về ON
Gạt Power ON/OFF về ON
Ấn phím [ ENTER ] trên PC, Bắt đầu ghi ID
Đợi một vài giây
Ấn "ON" trên [BELL RING GENERATOR]

GHI ID

KẾT THÚC

PC


Ấn "ON" trên [BELL RING GENERATOR]

DC POWER
SUPPLY
9V

OK

BELL LED
7SEG LED

Đèn tắt

BELL LED

Đèn sáng

BASE/PORT
SERIAL IF JIG

RED 1

[BASE MAIN + RSSI ADJ JIG]
Gạt Power ON/OFF về OFF
Nhấc BASE MAIN PCB ra khỏi JIG.

BASE MAIN + RF RSSI ADJ JIG & ID WRITE
G1


BELL RING
GENERATOR

SỐ
1
2
3
4
5
6

BAN HÀNH

KIỂM TRA

PHÊ DUYỆT

CUC

BÌNH

HANAOKA

DẤU CỦA BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÀI LIỆU
LĨNH

JIGS & CÁC THIẾT BỊ
CÀI ĐẶT BAN Đ
DC POWER SUPPLY
9V

BASE MAIN+RF RSSI ADJ JIG & ID WRITE
(UC527BH-12058)
RS - 232 CABLE (Straight)
PC
ID Write program: IDw.
Floppy disk: BU ID DIS
Gạt "UTX","URX" -->
BASE/PORT SERIAL IF JIG
(UC818/511-10554)
BELL RING GENERATOR

MÃ THAY ĐỔI
SỐ
SỐ LÔ
NGÀY
SỬA BỞI
KIỂM TRA BỞI

2A
VE09-082
5A047V
20/7/2009

D


DJ

6


(B)(END)

G NHÂN: 1

RoHS

PC

RS-232C CABLE
DC POWER
SUPPLY
9V

BASE/PORT
SERIAL IF JIG

DC POWER
SUPPLY
9V

RED 1

BASE MAIN + RF RSSI ADJ JIG & ID WRITE
G1

ĐẦU

w.bat
SK
ON


SL
2
1
1
1
1
1


TÓM LƯỢC
Trong sản xuất kinh doanh, việc gây dựng niềm tin đối với khách hàng là vô
cùng quan trọng đối với các công ty sản xuất. Chính vì vậy, các công ty sản xuất
luôn phải chịu một áp lực lớn từ phía khách hàng đó là đảm bảo chất lượng của sản
phẩm, giá thành có tính cạnh tranh cao và đặc biệt là giao hàng đúng thời hạn.
Công ty TNHH Uniden Việt nam cũng là một công ty sản xuất điện thoại
không dây để bán cho các khách hàng khu vực ngoài nước. Với dây truyền công
nghệ đã được thiết kế từ nhiều năm, nên việc cải tiến hệ thống kiểm tra, phương
thức sản xuất là việc làm cần thiết không thể thiếu được của cả công ty.
Là một giáo viên tham gia dẫn đoàn học sinh thực tập tại nhà máy trong năm
qua. Tôi đã nhận thấy rằng hệ thống kiểm tra các thông số cơ bản của bản mạch
đang được sử dụng tại công ty chưa được hợp lý, tốn nhiều thời gian, kết quả đo
nhiều khi không chính xác do lỗi đọc kết quả đo của công nhân và đặc biệt là tốn
nhiều nhân công lao động trong dây truyền dẫn đến chi phí cho giá thành đầu vào
cao và năng xuất lao động thấp.
Từ các lý do trên tôi đã nghiên cứu và đề xuất hướng cải tiến hệ thống đo
trong nhà máy. Và thay vào đó là một phần mềm kiểm tra nhiều thông số cơ bản
của điện thoại thông qua một hệ thống đo kết nối với phần mềm ATS.
Để thiết kế được phần mềm này, tôi phải sử dụng nhiều tài liệu của công ty,
nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế của công ty và bấm thời gian chuẩn của từng

công đoạn kiểm tra. Sau đó xây dựng phần mềm kết nối tự động và kiểm tra, báo
kết quả tự động.
Sau khi tiến hành thủ nghiệm hệ thống đo mới. Tôi khẳng định rằng hệ thống
đo mới này có nhiều ưu điểm nổi trội và được ban lãnh đạo công ty quyết định đưa
vào sử dụng trong sản xuất ngay sau khi hoàn thành.
Tất cả việc thiết kế phần mềm, hệ thống kiểm tra tự động và hướng dẫn sử
dụng được viết thành một bản luận văn nghiên cứu khoa học. Trong bản luận văn
bao gồm các phần cơ bản sau:
Phần mở đầu


Trong chương này, tôi đã trình bầy lý do chọn chủ đề cho luận văn tốt nghiệp
của mình và các giới hạn nghiên cứu của luận văn. Cũng trong chương này tôi đã
trình bày được mục đích nghiên cứu của luận văn và bố cục của toàn bộ luận văn tốt
nghiệp của mình.
Chương 1: Giới thiệu về điện thoại không dây
1.1. Giới thiệu chung về lịch sử ra đời của điện thoại không dây
1.2. Giới thiệu điện thoại không dây cố định
1.3. Nguyên tắc hoạt động và sơ đồ cấu trúc của điện thoại cố định không
dây
1.4. Các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của bản mạch cần được kiểm tra
1.5. Đề xuất hệ thống kiểm tra
Chương 2: Thiết kế hệ thống kiểm tra tự động các thông số của bản mạch
1. Các chuẩn kết nối được dùng trong hệ thống
2. Cấu trúc và sơ đồ của hệ thống kiểm tra
Chương 3: Phần mềm tự động kiểm tra
1. Giới thiệu chung về phần mềm
2. Mô tả nguyên tắc hoạt động của phần mềm tự động kiểm tra
Chương 4: Mô phỏng
1. Khởi động phần mềm Visual Basic

2. Thiết lập các thông số đo trong phần mềm
3. Quá trình kiểm tra tự động các thông số của bản mạch
Chương 5: Cách sử dụng và đánh giá kết quả đạt được và hướng phát triển
1. Hướng dẫn sử dụng hệ thống
2. Đánh giá hệ thống kiểm tra tự động trong sản xuất thực tế
3. Hướng phát triển của hệ thống kiểm tra ATS


Luận văn thạc sỹ khoa học

MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong một lần dẫn đoàn học sinh đi thực tập tại công ty TNHH Uniden Việt
Nam tại địa chỉ: Lô 5 khu công nghiệp Tân Trường - Cẩm Giàng - Hải Dương. Tôi
đã được tiếp cận với dây truyền sản xuất điện thoại không dây của công ty mang
thương hiệu Uniden. Qua hơn hai tháng hướng dẫn học sinh thực tập tại đây, tôi
thấy rằng hệ thống sản xuất của công ty tương đối chặt chẽ và quy mô. Với hơn
mười nghìn lao động, nhưng công ty luôn quản lý tốt về con người cũng như chất
lượng của sản phẩm. Song, hình ảnh các công nhân nữ thao tác kiểm tra các thông
số kỹ thuật của từng bản mạch (PCB) của điện thoại không dây luôn theo tôi trong
suốt quá trình làm việc tại đây. Với kiến thức đã được học tại trường đại học Công
nghiệp Thái Nguyên và đặc biệt những kiến thức đang được học tại chương trình
sau đại học do các thầy cô trường Đại học Bách khoa truyền đạt, tôi nẩy sinh ý
tưởng nghiên cứu giải pháp cải tiến hệ thống đo lường các thông số kỹ thuật của
bản mạch trong điện thoại vì các lý do sau:
a. Về công nghệ:
Do đặc thù của công nghệ sản xuất, nên phương pháp kiểm tra các thông số của
bản mạch trước khi lắp ráp vào vỏ điện thoại của công ty còn nhiều điểm chưa phù
hợp như:
-


Cần sử dụng quá nhiều công nhân lao động trực tiếp

-

Kết quả đo không mấy chính xác nếu để công nhân tự đọc và kết luận phép
đo (do thao tác quá nhiều lần một ngày và vị trí đứng đọc kết quả đo không
mấy hợp lý).

-

Khó khăn trong việc ghi chép thông số các sản phẩm lỗi trong quá trình kiểm
tra các bản mạch (PCB).
b. Về tính kinh tế:

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

Với công nghệ sản xuất hiện tại của nhà máy tôi thấy rằng vẫn cần phải cải tiến
phương pháp đo lường các thông số kỹ thuật của điện thoại không dây để nâng cao
lãi suất cho công ty bởi các lý do sau đây:
-

Cần sử dụng nhiều thiết bị đo đắt tiền cùng một lúc dẫn đến sẽ tăng vốn đầu
tư và tổn hao điện năng tiêu thụ.

-


Thời gian kiểm tra cho từng công đoạn lâu, thời gian chuyển sản phẩm từ
công đoạn kiểm tra này đến công đoạn kiểm tra khác dài, dẫn đến không có
năng suất cao trong sản xuất.

Chính vì những nguyên nhân cơ bản trên, tôi đã đề xuất với phòng kỹ thuật của
công ty để nghiên cứu luận văn mang tên: “ Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động
kiểm tra các thông số kỹ thuật của điện thoại không dây”. Đây cũng là luận văn
tốt nghiệp chương trình học sau đại học của tôi tại trường Đại học Bách khoa.
2. Mục đích nghiên cứu
Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống kiểm tra tự
động các thông số kỹ thuật của điện thoại không dây nhằm các mục đích sau:
-

Rút ngắn công đoạn sản xuất trong dây truyền;

-

Giảm chi phí đầu tư cho công ty;

-

Nâng cao và đảm bảo chất lượng của sản phẩm;

-

Nâng cao năng suất sản xuất trong công ty;

-

Đơn giản hóa thao tác cho công nhân lao động trực tiếp;


-

Giảm bớt lao động làm việc trong dây truyền.

3. Giới hạn nghiên cứu
Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu luận văn với các mục đích nêu trên.
Công việc nghiên cứu của luận văn này được tiến hành với các nội dung sau:
a. Tìm hiểu và phân tích quy trình làm việc của công nghệ kiểm tra các thông
số của điện thoại không dây cũ của công ty. Từ đó đưa ra những nhược điểm trong
công nghệ để tìm hướng nghiên cứu, thiết kế hệ thống mới hiệu quả hơn.

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

b. Tìm hiểu các thiết bị đo, phát sẵn có của công ty, từ đó làm cơ sở để thiết
kế phần mềm tự động kiểm tra. Nghiên cứu cách kết nối những thiết bị sẵn có với
phần mềm mới. Tạo thành hệ thống tự động kiểm tra hiện đại hơn, nhanh hơn và
hiệu suất cao hơn.
c. Nghiên cứu hệ thống mới, viết tài liệu để chuyển giao công nghệ cho công
ty và hướng dẫn công nhân thao tác với hệ thống tự động kiểm tra các thông số kỹ
thuật của điện thoại không dây mới.
4. Nội dung của luận văn
Với những nhận định và nội dung nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của bản luận
văn này “ Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống tự động kiểm tra các thông số
kỹ thuật của điện thoại không dây”. Với những mục đích cụ thể và giới hạn
nghiên cứu của luận văn nêu trên thì nội dung chính của bản luận văn này bao gồm:
Phần mở đầu

Trong chương này, tôi đã trình bầy lý do chọn chủ đề cho luận văn tốt nghiệp
của mình và các giới hạn nghiên cứu của luận văn. Cũng trong chương này tôi đã
trình bày được mục đích nghiên cứu của luận văn và bố cục của toàn bộ luận văn tốt
nghiệp của mình.
Chương 1: Giới thiệu về điện thoại không dây
Trong chương này, tôi sẽ giới thiệu về lịch sử phát triển của công ty Uniden
Việt Nam và lịch sử phát triển của điện thoại không dây. Nguyên tắc hoạt động
chung của điện thoại không dây. Cũng trong chương này, tôi xin giới thiệu qua về
quy trình sản xuất trong công ty Uniden Việt Nam cho sản phẩm điện thoại không
dây. Nêu định nghĩa những thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của một loại điện thoại
không dây. Đặc biệt, trong chương này tôi cũng nói rõ hơn về lý do và hướng thiết
kế hệ thống tự động kiểm tra các thông số mới. Chương 1 bao gồm các phần sau:
1.1. Giới thiệu chung về lịch sử ra đời của điện thoại không dây

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

1.2. Giới thiệu điện thoại không dây cố định
1.3. Nguyên tắc hoạt động và sơ đồ cấu trúc của điện thoại cố định không
dây
1.4. Các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của bản mạch cần được kiểm tra
1.5. Đề xuất hệ thống kiểm tra
Chương 2: Thiết kế hệ thống kiểm tra tự động các thông số của bản mạch
Trong chương này tôi sẽ giới thiệu về cấu trúc của hệ thống tự động kiểm tra
các thông số kỹ thuật của điện thoại không dây. Bao gồm cả việc giới thiệu hệ thống
phần cứng (các thiết bị, cách kết nối..). Chương II bao gồm những phần sau:
1. Các chuẩn kết nối được dùng trong hệ thống
2. Cấu trúc và sơ đồ của hệ thống kiểm tra

Chương 3: Phần mềm tự động kiểm tra
Trong chương này, tôi xin giới thiệu về chức năng hoạt động của phần mềm
ATS. Trong chương này bao gồm những phần sau:
1. Giới thiệu chung về phần mềm
2. Mô tả nguyên tắc hoạt động của phần mềm tự động kiểm tra
Chương 4: Mô phỏng
Trong chương này tôi xin mô phỏng nguyên tắc làm việc của hệ thống trên
thức tế thông qua các hình chụp minh họa biểu hiện trên phần mềm. Trong chương
này gồm các phần sau:
1. Khởi động phần mềm Visual Basic
2. Thiết lập các thông số đo trong phần mềm
3. Quá trình kiểm tra tự động các thông số của bản mạch

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

Chương 5: Cách sử dụng và đánh giá kết quả đạt được và hướng phát triển
Trong chương này, tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng hệ thống kiểm tra tự động
mới cho kỹ thuật viên và công nhân. Đồng thời cũng nêu ra một số kết quả báo cáo
của dây truyền sản xuất trong công ty để minh chứng cho tính hiệu quả của luận văn
nghiên cứu. Đồng thời cũng đưa ra thêm hướng phát triển hệ thống kiểm tra tự động
các thông số kỹ thuật của điện thoại không dây. Trong chương này gồm nhũng phần
sau:
1. Hướng dẫn sử dụng hệ thống
2. Đánh giá hệ thống kiểm tra tự động trong sản xuất thực tế
3. Hướng phát triển của hệ thống kiểm tra ATS.

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển



Luận văn thạc sỹ khoa học

Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN THOẠI KHÔNG DÂY CỦA CÔNG TY UNIDEN
VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu tổng quan công ty Uniden Việt Nam.
Tập đoàn Uniden được ra đời năm 1966 tại Nhật Bản. Trong những năm đầu
thành lập, dòng sản phẩm chủ yếu của tập đoàn Uniden là Radio mặt đất. Tập đoàn
Uniden có nhiều nhà máy đóng trên một số nước như Philipin, Trung Quốc, Hồng
Kông. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, công nghệ điện thoại không dây ra đời
và tập đoàn Uniden là một trong những đơn vị sản xuất, và nghiên cứu sản phẩm
điện thoại không dây đầu tiên trên toàn thế giới.
Do chiến lược phát triển kinh doanh của tập đoàn Uniden và nhu cầu mở
rộng sản xuất nhằm nâng cao năng suất xuất khẩu hàng hóa. Tập đoàn Uniden đã
quyết định xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại không dây tại Việt Nam . Được
đăng ký kinh doanh từ tháng 4 năm 2007 với tên gọi “Công ty TNHH Uniden Việt
Nam”.
Với sự nhiệt tình của các chuyên gia kỹ thuật người Nhật Bản và sự đóng góp
không nhỏ của đội ngũ lao động người Việt Nam. Đến nay công ty Uniden Việt
Nam đã có hơn 10.000 lao động. Với trên 30 dây truyền sản xuất điện thoại không
dây. Trong đó sản phẩm điện thoại không dây được chia làm hai loại đó là:
-

Điện thoại không dây kiểu tương tự (ANALOG)

-

Điện thoại không dây kiểu kỹ thuật số (Digital)


Ngoài ra, hiện nay công ty đang tiến hành sản xuất những sản phẩm khác như bộ
đàm (two ways radio), máy thu phát sóng mặt đất (Scanner).
Những sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu và bán cho các nước như Mỹ, Nhật
Bản, Canada và một số nước ở khu vực Châu Âu…
Mô tả hoạt động của từng bộ phận như hình 1.1.

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

Phßng
thiÕt


Phßng
kinh
doanh

Phßng
l¾p
r¸p

Kh¸ch
hµng

Kh¸ch
hµng


XuÊt
khÈu

Phßng
s¶n
xuÊt

Phßng
mua
b¸n

UNIDEN

Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động kinh doanh của tập đoàn Uniden
* Phòng thiết kế: Được sự chỉ đạo của chủ tịch tập đoàn và ban lãnh đạo
công ty. Phòng thiết kế luôn không ngừng nghiên cứu và phát triển các mẫu mã sản
phẩm để giới thiệu đến khách hàng. Do đó, phòng thiết kế luôn có những mẫu mã
điện thoại mới về kiểu dáng, mầu sắc. Ngoài ra họ luôn ứng dụng những công nghệ
mới để nâng cao chất lượng của điện thoại không dây trong khi giá thành của điện
thoại ngày càng giảm.
* Phòng kinh doanh: Sau khi nhận được mẫu sản phẩm mới từ phòng thiết
kế. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ liên lạc với khách hàng để chào hàng. Tại thời
điểm này phòng kinh doanh chỉ chào hàng với bản thiết kế của điện thoại và tính
năng của điện thoại. Do đặc thù khách hàng chủ yếu là các tập đoàn siêu thị lớn và
đã nhiều năm cộng tác với tập đoàn Uniden, nên họ cũng sẽ đặt niềm tin vào đội
ngũ cán bộ của Uniden. Khi được khách hàng ủng hộ sản phẩm mới và đồng ý bán
sản phẩm mới. Phòng kinh doanh sẽ phản hồi lại cho phòng thiết kế và các bộ phận
liên quan để chuẩn bị tài liệu, tiêu chuẩn, vật liệu để cùng làm sản phẩm mẫu.
Khi nhận được hồ sơ thiết kế của phòng thiết kế và thông báo của phòng kinh
doanh. Phòng lắp ráp chạy thử sẽ nghiên cứu các công đoạn và lắp ráp thử sản phẩm

mới. Sau khi lắp ráp hoàn thành, phòng lắp ráp chạy thử phải có trách nhiệm đo lại
toàn bộ thông số kỹ thuật để so sánh với tiêu chuẩn thiêt kế. Nếu các thông số

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

không đạt tiêu chuẩn thiết kế thì cần phải phối hợp với phòng thiết kế để nghiên cứu
và tìm biện pháp cải tiến cho phù hợp với đặc tính của điện thoại và đúng với tiêu
chuẩn thiết kế. Sau khi hoàn thành 100 sản phẩm đầu tiên sẽ bàn giao cho phòng
kinh doanh để chuyển qua bộ phận kỹ thuật của khách hàng. Lúc này bộ phận của
khách hàng tiến hành kiểm tra mẫu mã sản phẩm và sẽ đo lại toàn bộ thông số kỹ
thuật. Sau khi xác nhận thông số kỹ thuật đã đúng với bản tiêu chuẩn kỹ thuật như
lúc chào hàng. Bên khách hàng sẽ đặt những lô hàng đầu tiên.
* Phòng mua bán: Khi nhận được thông tin của khách hàng chấp thuận sản
phẩm mới và số lượng cụ thể. Phòng mua hàng sẽ sử dụng những dữ liệu của phòng
kỹ thuật và tiến hành đặt các linh kiện, phụ kiện của điện thoại. Thông báo số
lượng, chủng loại đến các nhà cung cấp và yêu cầu ngày giao hàng đến công ty.
* Nhà máy Uniden Viêt Nam: Sau khi nhận được thông báo có đơn hàng
mới. Công ty sẽ tổ chức họp với các phòng ban chức năng để tiến hành chuẩn bị
công tác sản xuất hàng loạt. Chuẩn bị nhân lực, dây truyền, thiết bị đáp ứng yêu cầu
sản xuất và đặc biệt chuẩn bị các bản hướng dẫn công nhân làm cho từng công
đoạn. Khi công tác chuẩn bị xong, công ty tiến hành họp phương án sản xuất và tiến
hành chạy thử nghiệm một lần nữa tại điều kiện môi trường ở nhà máy. Sau khi
chạy thử nghiệm được 230 sản phẩm. Phòng kỹ thuật của công ty phải tiến hành các
hoạt động kiểm tra lại toàn bộ thông số kỹ thuật của 20 bộ sản phẩm. Đối chiếu với
bản tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu các sản phẩm đều đạt chất lượng thì phải gửi toàn bộ
báo cáo công tác thử nghiệm tại nhà máy đến khách hàng. Đồng thời gửi 20 sản
phẩm mẫu cùng kết quả đo được tại nhà máy đến khách hàng. Khách hàng sẽ tiến

hành kiểm tra lại thông số trên chính 20 sản phẩm đã được kiểm nghiệm tại nhà
máy. Nếu các kết quả đo trùng với kết quả đo của nhà máy và đều đạt tiêu chuẩn,
thì khách hàng mới chính thức chấp nhận sản phẩm và thông báo bằng văn bản đến
nhà máy Uniden để nhà máy lập kế hoạch sản xuất hàng loạt. Sau khi đã sản xuất
thành công sản phẩm, nhà máy Uniden sẽ chuyển các sản phẩm đó đến khách hàng.
Khách hàng thường xuyên kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm trong một lô hàng.
Nếu tất cả đều tốt, sẽ tiến hành thanh toán tiền cho Uniden.

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Lun vn thc s khoa hc

Mụ t quy trỡnh sn xut in thoi khụng dõy ca nh mỏy Uniden Vit
Nam.
Quy trỡnh sn xut in thoi c mụ t nh hỡnh v (1.2 )

Khối văn phòng
Kho linh
kiện
điện
Kho linh
kiện cơ
khí

B phn
hn gn
linh kin

B phn

cm linh
kin

B
phn
kim
tra
bn
mch

B phn
lp rỏp

Kho
hàng
thành
phẩm

Hỡnh 1.2: S hot ng nh mỏy Uniden Vit Nam
* B phn kho hng nhp: Sau khi thụng tin v sn phm mi c khỏch
hng t mua vi s lng ln n nh mỏy Uniden Vit Nam. B phn kho s cú
trỏch nhim liờn h vi vi b phn mua bỏn ca tp on cú c thụng tin v
s lng, chng loi ca cỏc loi linh kin. Cng tin vic theo dừi v kim tra
quỏ trỡnh vn chuyn hng n nh mỏy cho ỳng k hoch sn xut. Cỏc lụ hng s
c chuyn v nh mỏy Uniden Vit Nam theo nhiu t khỏc nhau. Tựy thuc
vo dch v v n hng ca tng nh cung cp. Da v chng loi v mó s ca
tng loi linh kin, b phn kho s tip tc phõn loi thnh hai mng chớnh: ú l
linh kin in t (gm cỏc linh kin nh IC, t in, cun cm, cụng tc, bn
mch.) v linh kin c khớ ( gm cỏc linh kin nh v in thoi, chõn , bn
phớm..). T ú b phn kho s chuyn hng n ni tp kt phự hp vi t chc

trong kho. Khi cú lnh sn xut, b phn kho s da vo k hoch sn xut t
chc xut kho cỏc loi linh kin ú cho b phn sn xut lm nhiu ln trỏnh tht
thoỏt v tin vic qun lý.

Đo lng & các h thng iu khin


Luận văn thạc sỹ khoa học

* Bộ phận SMT: Khi bản mạch trắng không có linh kiện (PCB) được chuẩn bị
đầu bộ phận. Sẽ tiến hành cho vào máy hàn gắn linh kiện tự động. Quá trình hàn
gắn linh kiện sẽ diễn ra như sau:

Hình 1.3: Hoạt động của bộ phận SMT
-

Quét kem hàn lên bề mặt PCB. Quá trình này sẽ làm cho các vị trí có chân
đồng (nơi sẽ gắn các linh kiện) được phủ một lớp kem hàn để dễ dàng trong
việc định vị linh kiện tự động bằng máy.

-

Định vị linh kiện: Dựa theo bản thiết kế, bộ phận SMT sẽ lập trình riêng
phần mềm cho từng loại sản phẩm. Từ đó nhân viên kỹ thuật sẽ bố trí linh
kiện cho đúng tiêu chuẩn. Và việc gắn linh kiện lên bản mạch sẽ thực hiện
tự động khi bản mạch được chạy qua khu vực thả linh kiện.

-

Hàn linh kiện: Khi đã định vị linh kiện lên trên bề mặt của bản mạch. Việc

làm tiếp theo của máy là hàn linh kiện bằng thiếc hàn. Quá trình này cũng
diễn ra tự động. Quá trình này nhằm đảm bảo độ bền vững của linh kiện trên
bề mặt bản mạch và cũng để bảo đảm độ kết nối về nguyên tắc điện của bản
mạch. Bảo đảm mạch in và các linh kiện sẽ làm việc theo đúng nguyên lý
trên sơ đồ thiết kế.

-

Sấy bản mạch: Sau khi hàn linh kiện xong, bản mạch được chạy qua công
đoạn cuối cùng là sấy bản mạch. Quá trình này là công đoạn kết thúc của
việc hàn gắn linh kiện. Vì thế bản mạch cần được sấy để bảo đảm độ bền cơ
học như đã thiết kế.

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

-

Bộ phận cài cắm linh kiện: Trong một bản mạch, nhiều linh kiện điện tử nhỏ

được gọi là CHIP thì được gắn tự động bằng máy. Còn các linh kiện khác không
thực hiện được bằng máy thì sẽ chuyển sang cắm bằng tay.

Hình 1.4: Hình ảnh minh họa công đoạn cài cắm linh kiện
Bản mạch sau khi được hàn linh kiện xong sẽ chuyển đến bộ phận cắm linh kiện
để thực hiện nốt việc cắm các linh kiện còn thiếu trong thiết kế. Việc cắm linh kiện
được công nhân thao tác bằng tay dưới sự chỉ dẫn của phòng kỹ thuật. Mỗi công
nhân đều có một tờ hướng dẫn cài cắm linh kiện (OSG). Các công nhân cứ thao tác

đúng các động tác, và cắm đủ linh kiện như tờ OSG và mỗi công nhân cắm không
quá 5 linh kiện khác nhau. Quá trình cắm linh kiện sẽ do từ 8 đến 14 công nhân làm
(tùy thuộc từng loại sản phẩm). Cuối mỗi dây truyền cài cắm linh kiện sẽ có một
máy hàn sóng. Khi linh kiện được cài lên bản mạch xong, toàn bộ bản mạch sẽ được
chuyển vào máy hàn sóng. Máy sẽ tự động điều chỉnh thiếc bám chặt vào các chân
của kinh kiện. Sau khi hàn xong, các bản mạch lại được đưa qua bộ phận quạt mát
trong máy để nhanh làm các mối hàn có liên kết tốt.
- Kiểm tra bản mạch trước khi lắp ráp: Do sản xuất hàng loạt với số lượng
lớn (trên 2000 bản mạch một ca sản xuất 8 tiếng) do vậy việc sai xót không thể
không có. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng sản phẩm, toàn bộ các bản
mạch sau khi được hoàn thành phần linh kiện. trước khi lắp vỏ vào đều được kiểm
tra lại các thông số cơ bản để xác nhận lại chất lượng của bản mạch. Trong quá trình
này, sẽ loại được những bản mạch không đạt tiêu chuẩn (quá trình này là đối tượng
đang được nghiên cứu cải tiến, nên sẽ được trình bầy cụ thể ở những phần tiếp theo)

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


Luận văn thạc sỹ khoa học

Hình 1.5: Hình ảnh minh họa công đoạn kiểm tra bản mạch trước khi lắp ráp
Trên đây là toàn bộ công đoạn thuộc bộ phận SMT làm. Các bản mạch khi
được hoàn thành tại bộ phận:
+ Bộ phận lắp ráp (ASSEMBLY): Sau khi các bản mạch được kiểm tra các
thông số cơ bản và đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ được chuyển sang bộ phận lắp
ráp.Tại dây truyền lắp ráp, công nhân sẽ thực hiện hàn nối những dây dẫn, lắp các
phụ kiện và vỏ điện thoại. Khi làm xong, máy mẹ và máy con sẽ được khai báo địa
chỉ và kết nối lại với nhau thành một bộ. Từ lúc này, chỉ có máy mẹ và các máy con
nhận dạng được với nhau và kết nối làm việc được với nhau mà thôi. Khi hoàn
thành bộ sản phẩm, chúng sẽ được chuyển xuống cuối dây truyền lắp ráp để thực

hiện việc dán tem nhãn và đóng gói sản phẩm. Các sản phẩm sẽ được đóng vào
chung một thùng carton và các thùng carton sẽ được đóng chung và một thùng
carton to để vận chuyển. Thông thường mỗi thùng carton to để vận chuyển thường
chứa 4 thùng carton bé. Trong mỗi thùng carton bé thường có 4 bộ sản phẩm. Các
thùng carton to được tập kết tại cuối dây truyền lắp ráp. Cuối mỗi ca sản xuất sẽ
được kiểm tra và đưa và kho thành phẩm của công ty.

§o lường & c¸c hệ thống điều khiển


×