Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG VIỆC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐẢO LÝ SƠN –QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

LƯƠNG THỊ VIỆT TRINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG VIỆC
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI ĐẢO LÝ SƠN –QUẢNG NGÃI

HÀ NỘI 5/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG VIỆC
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI ĐẢO LÝ SƠN –QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Khí tượng thủy văn biển
Mã ngành

: 52440299

Sinh viên thực hiện: Lương Thị Việt Trinh
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Ngọc Huân




HÀ NỘI 5/2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng em
được sự hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Ngọc Huân. Các số liệu sử dụng phân
tích trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Cán bộ giảng viên hướng dẫn không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản
quyền do em gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Sinh viên

Lương Thị Việt Trinh

4


LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp với đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS trong việc phân
tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn –Quảng Ngãi” đã hoàn thành
với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Khoa học biển và hải đảo,
thầy cô giáo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths.Trần Ngọc Huân đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để đồ án được hoàn
thành đúng thời gian quy định.
Do đồ án được thực hiện trong thời gian có hạn, tài liệu tham khảo và số liệu
đo đạc thiếu thốn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên nội dung đồ án vẫn còn

nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo và toàn thể các bạn sinh viên để đồ án có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC BẢNG

7


DANH MỤC HÌNH

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là một trong bốn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia bởi
nó là môi trường sống của toàn xã hội,là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng. Trên thực tế,đất là nguồn
gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hóa xã
hội, nó không thể tự sinh ra cũng không thể tự mất đi mà nó chỉ biến đổi về chất

lượng và điều đó phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sử dụng của con người. Tuy
nhiên, trong thời kì hiện nay, xã hội đang ngày càng phát triển,nguồn tài nguyên đất
đang cạn kiệt dưới sức ép của: gia tăng dân số, phát triển đô thị hóa và công nghiệp
hóa, biến đổi khí hậu, nước biển dâng... Diện tích đất ngày càng giảm thì kéo theo
đó là sự tăng lên về nhu cầu nhà ở, xây dựng các khu công nghiệp, các công trình
công cộng... Nếu không có sự quản lí và sử dụng đất hợp lí thì sẽ ảnh hưởng tới sự
phát triển của xã hội. Đây là một vấn đề nan giải bức xúc cần được giải quyết hiện
nay ở mỗi quốc gia. Để giải quyết vấn đề này mỗi quốc gia cần xây dựng những
chương trình, kế hoạch chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình
để sử dụng đất đai hợp lí.
Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất
liền) cùng với đường bờ biển dài hơn 3260 km với gần 2.773 hòn đảo lớn nhỏ (gần
100 đảo, bãi ở Trường Sa và khoảng gần 20 đảo, bãi ở Hoàng Sa) vì thế Việt Nam là
nước có thế mạnh tiềm năng đặc biệt trong việc phát triển nền kinh tế biển, khu vực
ven biển và các hải đảo một cách đa dạng, hiệu quả trong tương lai.
Trong nhiều thập kỉ qua, vùng biển nước ta có vai trò quan trọng trong sự phát
triển nền kinh tế-xã hội (giao thông vận tải, dầu khí, năng lượng thủy triều, tài
nguyên sinh vật và du lịch biển...) đồng thời còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng và xây dựng đất nước. Hệ thống đảo
của Việt Nam có phần quân trọng trong việc xây dựng những tiền đồn vững chắc để
bảo vệ an ninh chính trị, độc lập chủ quyền của quốc gia trên biển và là thế bàn đạp
phát triển kinh tế biển. Sự phong phú và đa dạng của các nguồn tài nguyên trên đảo,
đặc biệt trong các vùng biển quanh đảo là ưu thế lớn để phát triển kinh tế hải đảo,
góp phần hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế biển cũng như kinh tế nội địa. Tuy vậy, cho đến
9


nay, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của khu vực lãnh thổ này còn chậm so với
yêu cầu của đất nước, đặc biệt giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là
chưa tương xứng với tiền năng vốn có của nó.

Đảo Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi là đảo ven bờ
nằm ở miền Trung Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng nằm ngay trên con
đường biển từ Bắc vào Nam, ngay cửa ngõ khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế
trọng điểm của miền Trung. Người dân ở đây sống chủ yếu vào đánh bắt hải sản và
trồng tỏi. Vào ngày 28 tháng 4 năm 2007, tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du
lịch “biển đảo Lý Sơn”. Để phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân tại huyện
đảo Lý Sơn thì cần phải tiến hành đánh giá, quản lí sử dụng đất sao cho hợp lí với
nhu cầu của người dân cũng như sự phát triển du lịch. GIS đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đánh giá và quy hoạch sử dụng đất. Với nhũng lí do trên “ Ứng
dụng viễn thám và GIS trong việc phân tích đánh giá sử dụng đất tại đảo Lý Sơn –
Quảng Ngãi” là hướng nghiên cứu khoa học và thực tiễn nhằm giải quyết các vấn
đề trên giúp cho các nhà quản lý, quy hoạch đất góp phần đưa ra những quyết định,
chiến lược phát triển đúng đắn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Ưng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc phân tích
đánh giá sử dụng đất tại đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi nhằm giúp chính quyền địa
phương có cái nhìn khách quan trong công tác quản lí và quy hoạch đất sử dụng đất.
Mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá tình hình sử dụng đất huyện đảo Lý Sơn ở 2 thời điềm 2002, 2015.
Thành lập bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2002-2015.

3. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi
Ưng dụng viễn thám và GIS để đánh giá tình trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn –
Quảng Ngãi.


4. Giới hạn đề tài
-

Địa điểm nghiên cứu: đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi.
Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi

-

của năm 2002 và 2015.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
10


-

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin:



Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Thông tin và dữ liệu được thu thập để đáp ứng
mục tiêu đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn giai đoạn 20022015 và tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Thông tin được thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau như: các báo cáo tạp chí khoa học, tạp chí môi
trường, các thông tin, tài liệu từ các trung tâm tin học,...

-

Phương pháp phân tích, kế thừa: Dựa trên các tài liệu về khu vực nghiên cứu,các kết

quả nghiên cứu của các đề tài, dự án, các báo cáo, hội thảo liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài, tiến hành tổng hợp phân tích để đưa ra các giải pháp, các lựa
chọn phù hợp.

-

Phương pháp viễn thám và GIS: Phương pháp này sử dụng phần mềm phân tích và
giải đoán ảnh viễn thám ARCGIS để xử lý ảnh, phân tích và phân loại các yếu tố để
đánh giá. Đồng thời, sử dụng các lệnh trong phần mềm để thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2002 và năm 2015 qua đó đánh giá và phân tích sự thay đổi
biến động đất của khu vực nghiên cứu trong 13 năm qua.

11


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Định nghĩa hiện trạng sử dụng đất

1.1.

Hiện trạng sử dụng đất là trạng thái lớp phủ bề mặt trái đất ở một thời điểm
nào đó mà việc phân chia quỹ đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người.
Theo Luật Đất đai năm 1993 phân chia đất đai thành 6 nhóm, trong đó có nhóm đất
đô thị. Nhưng Luật Đất đai năm 2003 lại phân chia thành 3 nhóm chính và mỗi nhóm
gồm nhiều loại đất. Đồng thời có sự khác nhau giữa hệ thống phân loại đất theo quy
định của pháp luật về đất đai trước năm 2003, hệ thống được sử dụng để xây dựng
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và hệ thống theo pháp luật hiện hành.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ đất (đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng). Từ đó rút ra những nhận định,
kết luận về tính hợp lý trong sử dụng đất, làm cơ sở để đề ra những quyết định sự

dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn phải đảm bảo việc sử dụng đất theo
hướng bền vững.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc đánh giá
tài nguyên thiên nhiên. Đối với quá trình quy hoạch và sử dụng đất cũng vậy, công
tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, là cơ sở để đưa ra
những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất hợp lý cho địa phương. Đánh
giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những phương thức
sử dụng đất hợp lí cho địa phương. Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, cụ thể hiện
trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo,các nhà chuyên môn đưa ra các quyết
định chính xác, phù hợp với việc sử dụng đất hiện tại và hướng sử dụng đất trong
tương lai.
Những nhân tố gây nên tình hình biến động sử dụng đất:
-

Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các mục đích
kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố sau: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn,

-

thảm thực vật (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008).
Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại hình sử
dụng đất đai bao gồm các yếu tố sau (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008): Sự phát triển các
ngành kinh tế: Dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác; gia tăng

12


dân số; các dự án đầu tư phát triển kinh tế; thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng
hóa.
1.2.


Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn
thám
GIS là 1 tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm, máy tính, dữ liệu
địa lý và con người được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt,lưu trữ, cập nhật, điều
khiển phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lí. Vì
GIS là một hệ thống quản lý dữ liệu không gian do đó nó có rất nhiều ứng dụng
trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô thị, quản lý
nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ,
giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật... đặc biệt là trong đánh giá hiện trạng sử
dụng đất.
So với việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp truyền thống
thì việc tự động hóa trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho ta một lợi ích to lớn.
Công nghệ GIS có thể được dùng để mô phỏng và quy hoạch sử dụng tài nguyên
đất của một thành phố, một quốc gia hay một vùng phục vụ công tác thành lập bản
đồ phân loại đất, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất, quy hoạch sử dụng đất,
phân tích xu hướng xây dựng và kiểm soát tài nguyên đất.
Viễn thám điện từ là khoa học và công nghệ sử dụng sóng điện từ để chuyển
tải thông tin từ vật cần nghiên cứu tới thiết bị thu nhận thông tin cũng như công
nghệ xử lý để các thông tin thu nhận có ý nghĩa.
Một trong những ứng dụng đặc biệt quan trọng của dữ liệu viễn thám đó là
nghiên cứu sử dụng đất và lớp phủ. Từ những năm 1970,dữ liệu viễn thám đã đáp
ứng được các yêu cầu về chất lượng và tần suất cho nghiên cứu. Đến nay, viễn thám
đã phát triển trở thành một phương pháp luận tiên tiến và công cụ mạnh trong
nghiên cứu sử dụng đất và theo dõi biến động đất đai (Hassideh và Bill,2008).
Khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám trong đánh giá biến động sử dụng đất:
Với bản chất việc “chụp” ảnh là đo giá trị phần trăm phản xạ của năng lượng sóng
điện từ từ các đối tượng trên mặt đất, viễn thám có ưu thế cơ bản trong theo dõi biến
động lớp phủ. Bề mặt lớp phủ lại phản ánh tác động của con người thông qua loại
hình sử dụng đất. Với ưu thế đặc biệt của viễn thám là không gian đối tượng nghiên


13


cứu, tư liệu viễn thám đa thời gian đáp ứng được yêu cầu về khả năng cập nhật và
tính chu kì trong theo dõi biến động.
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn

thám ở ngoài nước
Trong thập kỉ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự
bùng nổ của dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Để giảm thiểu một cách tối
đa sự thoái hóa tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và hiểu biết của con người,
đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo quy hoạch và bền vững
trong tương lại. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên đất nên trên thế giới công tác nghiên cứu về đất và đánh giá
đất đã được thực hiện khá lâu và dần được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nước
đang phát triển.
Một số nghiên cứu về đánh giá trên thế giới sử dụng ứng dụng GIS và viễn thám:
-

Đầu tiên là dự án quốc tế về nghiên cứu biến động sử dụng đất và lớp phủ được
thực hiện bởi 3 trường đại học và viện nghiên cứu là: Đại học Clark,Mỹ (19941996); Viện Cartografic de Catalunya,Tây Ban Nha (1997-1999) và Đại học Công
giáo Louvain, Bỉ (2000-2005). Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết về
những tác động của con người và động thái sinh lý của biến động đất đai đến những
thay đổi về độ che phủ đất. Ngoài ra,dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hình
toàn cầu để cải thiện năng lực dự đoán biến động sử dụng đất và lớp phủ ở những

-

khu vực nhạy cảm.

Tại Trung Quốc, người ta sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat để xác định biến động
sử dụng đất tại thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang từ năm 1997 đến 2007.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng
tăng lên gấp đôi trong khi các vùng đất ngập nước giảm đi 60%. Nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi này là do quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã hội

-

(Ye et al., 2011).
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về hiện tại, xu hướng và tương lai của biến
động sử dụng đất dưới tác động của chính sách được thực hiện bởi các tác giả thuộc
Trung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục điều tra và Quy hoạch đất
đai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
ngoại suy tuyến tính và mạng nơ ron thần kinh để chỉ ra rằng không thể giữ được
14


mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tương lai nếu sử dụng phương thức phát triển
kinh tế trong giai đoạn 1996-2008. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc thực
hiện pháp luật và các quy định về bảo tồn đất canh tác ảnh hưởng đáng kể đến biến
-

động sử dụng đất (Wang et al., 2012).
Tại Ấn Độ, đã có những nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân cũng như ảnh
hưởng của biến động sử dụng đất như Ravindranath and Hall (1994), Mohanty
(2007), Suzanchi and Kaur (2011), Chawla (2012)... Đầu tiên ta có thể kể đến công
trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và biến động sửu dụng đất
của Monhanty (2007). Từ số liệu thống kê,từ dữ liệu bản đồ và viễn thám tác giả
xác định được trong vòng 50 năm từ 1950 đến 2000, mức độ tăng dân số đã chậm
lại nhưng những tác động tiêu cực của nó đến sử dụng đất vẫn gia tăng. Đất phi


-

nông nghiệp tăng qua nhanh, các vùng hoang hóa bị mở rộng.
Trong một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Suzanchi and Kaur (2011) tại khu
vực thủ đô của Ấn Độ. Bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong GIS,
kết quả nghiên cứu đã xác định đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm 1989
đến năm 1998 nhưng từ năm 1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7%. Đất xây dựng tăng chủ
yếu là do gia tăng dân số đô thị.
Hiện nay, con người đã dần ý thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá
đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững để phát triển kinh tế xã hội đổng
thời bảo vệ môi trường sinh thái tránh tình trạng thiếu đất, đất bị sa mặc hóa nên
công tác đánh giá đất được thực hiện hầu hết ở các quốc gia trở thành công cụ quan
trọng trong việc quản lý quy hoạch sử dụng đất tại mỗi đất nước.

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn

thám tại Việt Nam
Là một quốc gia có nền văn minh nông nghiệp phát triển lâu đời, từ thế kỉ XV,
những hiểu biết về đất đai bắt đầu được chú trọng và tổng hợp thành tài liệu quốc
gia như :” Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, các tài liệu của Lê Qúy Đôn, Nguyễn Bỉnh
Khiêm...
-

Vào thời kì Pháp thuộc có một số nghiên cứu phục vụ cho công cuộc khai thác tài
nguyên như: Công trình nghiên cứu “ Đất Đông Dương” do E.M.Castognol thực
hiện ấn hành năm 1942 tại Hà Nội hay công trình nghiên cứu đất đỏ ở Miền Nam

15



Việt Nam do Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam.
-

(Hoàng Thị Nga,2009)
Từ sau năm 1950, rất nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất Chiểu, Vũ Ngọc
Tuyên, Lê Duy Thước...và các nhà khoa học nước ngoài như: V.M.Firdland,
F.E.Moorman cùng hợp tác xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền bắc Việt Nam (tỉ lệ
1:1.000.000);tính chất lí, hóa học đất vùng đồng bằng sông Cửu Long; bản đồ đất
Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000); các nghiên cứu về đất sét, đất phèn Việt Nam...(Hoàng
Thị Nga,2009)
Từ sau khi viễn thám và GIS được ra đời và ứng dụng rộng rãi khắp thế
giới,Việt Nam cũng đã bắt kịp xu thế và ứng dụng nó vào nhiều công trình nghiên
cứu về biến động sử dụng đất và lớp phủ như :



Đầu tiên có thể kể đến là công trình nghiên cứu về biến động lớp phủ bề mặt đất
được nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ năm 2001 – 2003 từ tư liệu ảnh MODIS
hay sự thay đổi lớp phủ rừng huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận từ năm 1989 – 1998



bằng ảnh LANSAT TM .(Nguyen và nnk, 2005)
Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá
trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuấn đã kết hợp phương pháp
viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến
động hiện trạng lớp lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình
hóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất để giảm tình trạng xói mòn .(Vũ Anh




Tuấn,2004)
Đề tài “Ưng dụng GIS thành lập bản đồ biến động sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnh
Sơn La (1995-2005) (Đoàn Đức Lâm và nnk,2010) đã phân tích, đánh giá và thành
lập bản đồ biến động sử dụng đất dựa trên nghiên cứu, biên tập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất bằng các ma trận biến động và dùng các công cụ như: Mcrostation,
Mapinfor và ArcGis.
Trong bối cảnh hiện nay,các tác động của con người đối với khai thác sử dụng
đất hoàn toàn bị cho phối bởi yếu tố kinh tế, xã hội. Do đó, đòi hỏi sự kết hợp
xem xét giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội từ đó chỉ ra các
biện pháp khả thi trong việc sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm sinh thái và
phát triển bền vững.

1.3.

Tình hình nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn –
tỉnh Quảng Ngãi
16


Từ năm 2007 đến nay,tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn được khai trương đã góp
phần làm thay đổi diện mạo cũng như kinh tế ở đây. Tuy nhiên, điều đó đã khiến
cho công tác quản lí cũng như quy hoạch xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo
gặp nhiều khó khăn. Dựa theo những công bố của tạp chí “Tài nguyên và cuộc
sống” trên bài đăng “Quảng Ngãi: Siết quản lý đất đai, xây dựng trên đảo Lý Sơn”
năm 2016 đã đưa ra vấn đề: “Việc xây dựng các công trình dịch vụ ồ ạt nhưng thiếu
định hướng, quy hoạch đã làm cho cảnh quan, môi trường ở đảo Lý Sơn (tỉnh
Quảng Ngãi) biến dạng và ô nhiễm nghiêm trọng, phát triển nhưng không mang tính
chất tích cực, bền vững. Điều này, nếu không có biện pháp khắc phục, xử lý ngay,

sẽ rất khó quản lý xây dựng trên đảo, dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép sẽ diễn
ra tràn lan, không thể kiểm soát được. Hiện nay, Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh
đang tiến hành thanh tra việc sử dụng đất đai tại huyện đảo, đặc biệt tại các công
trình xây dựng và sử dụng đất tại các khu vực danh lam, thắng cảnh như: hang Cò,
hang Câu, chùa Đục, dọc theo tuyến đường cơ động… Những công trình xây dựng
vi phạm sẽ dừng thi công; xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất không đúng
mục đích, không phép. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; nhất là đối
với các trường hợp cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước, hoặc cố tình hợp
thức hóa các sai phạm... cũng được làm rõ... Đồng thời, sớm thành lập ngay Đội
quản lý trật tự đô thị, cùng phối hợp với thanh tra huyện để làm tốt chức năng quản
lý đô thị, quản lý đất đai trên địa bàn.” (Võ Hà,2016).
Trên báo điện tử Quảng Ngãi có bài đăng với tiêu đề: “ Mở hướng cho Lý Sơn
phát triển bền vững” có viết: Với thực trạng phát triển “nóng” của Lý Sơn hiện nay,
với nhiều công trình được xây dựng, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử văn hóa và
danh lam thắng cảnh bị xâm hại, đặc biệt là cảnh quan môi trường bị phá vỡ, thậm
chí có nguy cơ biến mất, ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường của đảotiềm năng chính để phát triển du lịch của Lý Sơn. Để Lý Sơn phát triển bền vững,
Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ cho rằng, phát triển bền vững không phải phát triển
ngày một, ngày hai, một năm, hay hai năm mà nó là nhiều năm, nhiều thế hệ; không
phải phá vỡ những cái hiện có mà phải bảo tồn và gia tăng thêm giá trị hiện có. Phát
triển bền vững là như vậy, chứ chúng ta không mơ hồ là làm cho nó nhiều, thu hút
được nhiều đầu tư, làm được nhiều dự án là phát triển. Chính vì vậy, để Lý Sơn phát

17


triển bền vững, chúng ta phải phát triển gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa và mang lại lợi ích cho người dân. Chỉ khi nào sự phát triển đó đem lại lợi ích
cho người dân và chỉ khi nào người dân của mình họ thấy được lợi ích thì họ sẽ tự
khắc thấy cần phải giữ gìn “nguồn vốn” chung của mình.” (Bảo Ngọc,2016).
Mục tiêu của Lý Sơn là phát triển du lịch, dịch vụ và kinh tế biển là trọng tâm,

trong đó du lịch, dịch vụ là ưu tiên số 1. Vì thế, đối phát triển mỗi lĩnh vực cũng cần
phát triển hướng đi cho phù hợp, không chỉ vì mục đích phát triển kinh tế- xã hội
mà đánh đổi giá trị của văn hóa và môi trường sinh thái đặc trưng. Tuy nhiên, tại Lý
Sơn mới chỉ có một số nghiên cứu khoa học dừng lại ở việc nghiên cứu,đánh giá về
tài nguyên thiên nhiên như: “ Nghiên cứu phân bố san hô ven đảo Lý Sơn bằng
công nghệ GIS và viễn thám” (Nguyễn Hào Quang,2015) hay “ Đánh giá yếu tố khí
tượng thủy văn tuyến Phú Qúy, Lý Sơn” (Kiều Xuân Tuyển,2015). Do đó, việc phân
tích đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại đây là rất cần thiết vì nó góp phần to lớn
vào việc phát triển kinh tế xã hội tại đây.

18


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa ly
Lý Sơn trước đây được gọi là “cù lao Ré” là huyện đảo duy nhất của Quảng
Ngãi nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lí.
Có tọa độ địa lý như sau:
-

Từ 15º 32’ 04’’ đến 15º 38’14’’ vĩ độ Bắc.
Từ 109º 05’ 04’’ đến 109º 14’12’’ kinh độ Đông.
Diện tích của đảo khoảng 9,97km2, dân số hơn 20.460 người. Lý Sơn gồm 2
đảo: đảo Lớn ( Cù lao Ré) và đảo Bé ( Cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn , và hòn
Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam
và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh Tế Dung Quất cũng như cả khu vực kinh tế
trọng điểm miền Trung. Vị trí của đảo Lý Sơn có vai trò quan trọng đảm bảo an
ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đấy nhanh tốc

độ phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tới.

Hình 2.1: Bản đồ huyện đảo Lý Sơn so với tỉnh Quảng Ngãi
(Nguồn: Hình được lấy từ />19


2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
a

Địa hình
Địa hình đảo Lý Sơn tương đối bằng phẳng, không có sông ngòi lớn và có độ
cao trung bình từ 20-30m so với mực nước biển.
Trên địa bàn huyện có 5 hòn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động
của núi lửa trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169m). Xung quanh các chân núi, địa
hình có dạng bậc thềm, độ dốc từ 8-15º. Dạng địa hình gốc núi lử chiếm tới 70%
diện tích đảo.

Hình 2.2: Địa hình núi lửa trên đảo Lý Sơn
(Nguồn: Google Earth)
Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển bao gồm các dạng: vách mái vòm-bóc
mòn, vách mái vòm, bãi biển mài mòn, bãi biển mài mòn-tích tụ. Bãi biển mài mòntích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiên thoải, hơi lượn
sóng, độ dốc dưới 8º thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bố trí dân cư. Đây
chính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm
của huyện.
Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạo nên
các hốc hang khá đẹp tạo nên giá trị về tham quan du lịch. Huyện đảo Lý Sơn nằm
trên thềm lục địa có độ sâu trung bình dao động 50-60m.
Về mặt địa hình là đồng bằng tích tụ-mài mòn nghiêng thoải bị chia cắt bởi
các máng trũng với độ sâu khác nhau. Địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, do vậy
có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển.


20


b

Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 997ha. Trong đó đất sử dụng cho
nông nghiệp là 579,6ha, chiếm 54%. Đất nông nghiệp ở Lý Sơn thích hợp cho việc
trồng hành, tỏi ngoài ra có thể trồng ngô, đậu xanh, mè, dưa hấu và một số cây ăn
quả khác như: đu đủ, na, chuối... nhưng với quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu
người dân trên đảo. Và đặc biệt đất nông nghiệp của Lý Sơn không thể trồng lúa.
Đất lâm nghiệp ở Lý Sơn hiện nay có khoảng 150ha dùng cho việc phát triển
lâm nghiệp, chiếm khoảng 15% tổng diện tích của huyện, ngoài ra còn có 180ha đất
đồi núi và 75ha đất núi đá. Trong những năm qua huyện đã tích cực công tác trông
rừng tuy nhiên đến nay chỉ phủ xanh dưới 10ha.
Theo các tài liệu nghiên cứu,.cách đây khoảng trên dưới 100 năm, diện tích
rừng trên huyện đảo khá lớn chiếm trên 70% diện tích huyện đảo với hệ thực vật
khá phong phú, đa dạng song do quá trình khai thác của con người đến nay diện tích
rừng của huyện không còn. Huyện đảo Lý Sơn có các loại đất sau:
Bảng 2.1: Các loại đất trên đảo Lý Sơn
STT
1

2

3

MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG

Đất cát bằng Có diện tích 42 ha,chiếm 2,1% Thích hợp với việc phát
ven biển (Cb) diện tích tự nhiên, phân bố viền triển lâm nghiệp (trồng
quanh đảo tiếp giáp với mép ven rừng phòng hộ).
biển.
Đất cát biển Có diện tích 110ha, chiếm Thích hợp sử dụng làm
(C)
11,03% diện tích tự nhiên.
khu dân cư và cải tạo để
sản xuất nông nghiệp.
Đất nâu đỏ Có diện tích 845ha, chiếm Thích hợp cho phát triển
trên đá Bazan 84,76% diện tích tự nhiên. Đây là nhiều cây trồng khác
(Fk)
nguồn tài nguyên quan trọng của nhau.
huyện đảo. Trong 845ha có 558ha
có tầng dày trên 100cm, độ dốc
dưới 8º độ màu mỡ khá, hàm
lượng các chất dinh dưỡng từ
trung bình trở lên.
(Nguồn: ĐẤT

ĐẶC ĐIỂM

qnpstatic-2-qnpdyn-0-qnpsite-1.html)
2.1.3. Điều kiện khí hậu

Đảo Lý Sơn chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt
đới nóng, ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng VIII – tháng II năm sau). Do Lý
Sơn là huyện đảo trên biển Đông lại có vĩ độ thấp nên chế độ nắng thuộc loại dồi
21



dào nhất trong các đảo ven bờ nước ta với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng
2430,3 giờ/năm. Nguồn nhiệt cao và độ nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có
thể tiến hành khai thác cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng quanh năm đồng thời
có thể phát triển sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ nhu cầu cho cư dân trên đảo.
Huyện đảo Lý Sơn có mùa mưa lệch pha kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm
sau,lượng mưa tập trung trong mùa mưa khoảng 71%. Tổng lượng mưa khá lớn vào
khoảng 2.260mm/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết khô và
nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Độ ẩm không khí trung bình
khoảng 85%.
Tốc độ gió trung bình trên vùng huyện đảo tương đối thấp so với các hải
đảo khác, trung bình 1,5m/s, hướng gió chính chủ yếu là: Đông Nam, Tây Bắc và
Đông Bắc.
Điều kiện khí hậu ở Lý Sơn rất phù hợp với các cây đặc sản như: hành, tỏi,các
cây ăn quả như đu đủ, na, chuối, dưa hấu... và một số loại rau quả xanh. Ngoài ra
khí hậu nơi đây cũng thuận lợi cho sức khỏe con người nhất là cho các hoạt động du
lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển...
2.1.4. Tài nguyên nước

Do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt cộng với diện tích đảo
nhỏ nên mạng suối trên đảo kém phát triển, chỉ có một số con suối nhỏ chảy tạm
thời vào mùa mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng rất thấp. Trên đảo chưa có hồ chứa
nước ngọt. Đây là khó khăn lớn nhất cho đời sông dân sinh và sản xuất của huyện.
Năm 2011, hồ chứa nước ngọt núi Thới Lới với tổng dung tích 270.000m3 được
UBND tỉnh Quảng Ngãi đầu tư tiến hành khẩn trương xây dựng và năm 2012 đã
được đưa vào phục vụ nhu cầu cho người dân. Đây là hồ chứa nước duy nhất hiện
nay trên đảo, tuy nhiên qua các năm sử dụng từ năm 2012 đến nay, nước trong hồ
chỉ đạt dung tích khoảng 60-70%, đây cũng là nguồn nước cung cấp tưới tiêu cho
nông nghiệp.
2.1.5. Hải văn

-

Đặc điểm về thủy triều: Mực nước quan trắc ở khu vực đảo Lý Sơn cho thấy chế độ
triều ở đây chủ yếu là chế độ nhật triều không đều, số ngày bán nhật triều chiếm

22


khoảng 18 đến 22 ngày, vào các kì nước lém có thêm một kì nước nhỏ hàng ngày,
biên độ triều dao động khoảng 1,1-1,2m.
Chế độ bán nhật triều không đều với độ lớn triều khoảng 1,8-2,0m trong thời
kì nước cường. Dòng chảy chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng chảy biển Đông, nhiệt
độ nước biển trung bình là 26,1ºC. Độ mặn nước biển trung bình là 30-31%o, cao
nhất là 34%o.
Chiều sâu và xu hướng xân nhập mặn vào các tầng chứa nước: Địa hình các
tầng chứa nước ven đảo có độ cao so với mực nước biển dao động từ 2-6m do đó
khi triều lớn sẽ chịu tác động của sự xân nhập mặn vào các tầng chứa nước. Tại
thôn Đông, xã An Vĩnh ranh giới xâm nhập mặn vào sâu khoảng 300-500m so với
mép nước biển, vùng thôn Tây, xã An Vĩnh vào sâu 100-200m.
-

Đặc điểm sóng biển: Vào mùa hè (từ tháng VI đến tháng VIII), sóng tại khu vực
đảo Lý Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Do chịu ảnh hưởng của địa hình
nên hướng chính trong thời điểm này thịnh hành là Đông đến Nam Đông Nam. Độ
cao sóng trung bình là 0,5m, độ cao sóng cực đại là 2,8m. Trong những tháng mùa
thu (từ tháng IX đến tháng XI) là thời kỳ chuyển mùa từ gió mùa Tây Nam sang
Đông Bắc. Độ cao sóng trung bình là 1,0m, độ cao sóng cực đại là 6m (do ảnh
hưởng của bão). Thời kỳ mùa đông (từ tháng XII đến tháng II năm sau) sóng tại
đảo Lý Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có hướng chính là Bắc
Đông Bắc đến Đông Đông Bắc. Độ cao sóng trung bình là 1,3m độ cao sóng cực

đại là 3,8m.

2.1.6. Đa dạng sinh học

Đảo Lý Sơn là khu vực có điều kiện tự nhiên rất đặc thù và có độ đa dạng sinh
học cao với trên 700 loài động thực vật biển: 140 loài rong biển và san hô, 157 loại
san hô, 7 loại cỏ biển, 40 loại da gai, 200 loại cá rạn, 96 loại giáp xác, 45 loài động
vật thân mềm, một số loài quý hiếm như san hô xanh, san hô đen... có giá trị nguồn
lợi rất lớn nếu khai thác phù hợp.

23


2.2.

Đặc điểm kinh tế – xã hội
2.2.1. Đặc điểm dân cư
Dân số toàn huyện Lý Sơn năm 2011 có 21.342 người, toàn bộ dân số của
huyện sống trong khu vực nông thôn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 2.067
người /km2. Dân cư của huyện Lý Sơn phân bố tại các xã như sau: Xã An Vĩnh có:
12.031 người chiếm 56,37%. Xã An Hải có: 8.809người chiếm 41,28%. Xã An
Bình: 502 người chiếm 2,35%. Lực lượng lao động của huyện là 10.448 người
chiếm khoảng 50% tổng dân số toàn huyện, trong đó khoảng 60% hộ dân sống bằng
nghề biển,30% hộ dân sống bằng nghề nông và 10% hộ dân sống bằng các nghề
khác. Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện
bởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được giải quyết.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế

Lý Sơn chủ yếu là kinh tế nông – ngư nghiệp. Tuy đảo nhỏ hẹp, khó khăn về

nguồn nước nhưng dân cư sống bằng nghề nông vẫn chiếm nhiều nhất.
Về nông nghiệp, tại đây không trồng được lúa chỉ trồng được các cây lương
thực, thực phẩm khác như: ngô, đậu, gai, rau,khoai lang, khoai mì. Tuy nhiên,phù
hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết ở đây, cây trồng phù hợp nhất đó là hành và
tỏi. Nhờ vào trồng hành và tỏi, nông dân ở Lý Sơn có đời sống tương đối ổn định.
Năm 2005, diện tích trồng tỏi là 297ha, sản lượng 1.557 tấn; diện tích trồng hành là
282,4ha, sản lượng 1.790 tấn. Bên cạnh trồng trọt, người dân Lý Sơn còn chăn nuôi
chủ yếu là bò, heo, dê, gà vịt...
Về ngư nghiệp chủ yếu đánh bắt ven bờ với nghề lưới chuồn và đánh cá trích.
Năm 2004 sản lượng hải sản đánh bắt của Lý Sơn đạt 9.684 tấn, năm 2005 là 9.916 tấn.
Về dịch vụ du lịch, Lý Sơn có tiềm năng rất lớn với nhiều cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú, di sản văn hóa cổ truyền khá phong phú... Ngày 28/4/2007, tuyến du
lịch “biển đảo Lý Sơn” được khai trương góp phần phát triển kinh tế tại đây.
2.2.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 di tích lịch sửu văn hóa cấp Quốc gia : Đình
làng An Hải, Chùa Hang, Âm Linh Tự... và 6 di tích lịch sửu văn hóa cấp tỉnh: Lăng
Cá Ông, Dinh Tam Tòa...và các danh lam thắng cảnh khác như: Hang Câu, Cổng Tò
Vò, Hòn Đụn...

24


Cùng với đó, hiện nay, trên đảo Lý Sơn còn gìn giữ một di sản văn hóa phi vật
thể phong phú, đa dạng, đặc trưng với Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, Lễ hội đua
thuyền, thờ cúng cá Ông, Thiên Y A Na…và những giai thoại truyền thuyết thuyết,
đặc biệt là những truyền thuyết về chuyện đánh giặc Tàu Ô, đi Hoàng Sa của những
bậc tiền hiền, hậu hiền trên đất đảo, những câu ca dân gian, hát hò, hát hố cổ xưa
mà chỉ có người Lý Sơn mới giữ gìn được. Đặc biệt, trong lòng đất Lý Sơn còn ẩn
chứa nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa được các nhà khảo cổ học

khai quật.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở VHTT& DL cho biết: Theo đánh giá
của các nhà khoa học trong và ngoài nước, Ủy ban UNESCO và Hiệp hội Công
viên địa chất toàn cầu khi khảo sát, nghiên cứu nhiều năm về Lý Sơn thì, Lý Sơn là
một bảo tàng sống động về di sản thiên nhiên, di sản văn hóa mà không có nơi nào
có được, không phải chỉ là của Việt Nam, mà còn là của thế giới.

Hình 2.3: Hang Câu – Đảo Lý Sơn
Hình 2.4: Lễ hội đua thuyền
Nguồn: và
/>
25


×