Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHẠM THỊ THANH PHƢỢNG

TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ ĐƢƠNG ĐẠITƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHẠM THỊ THANH PHƢỢNG

TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ ĐƢƠNG ĐẠITƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số:

62 22 32 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA LUẬN ÁN
THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng

PGS.TS Phạm Thành Hƣng
Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình
nghiên cứu của ai khác.
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một cách
trung thực, cẩn trọng trong luận án.
NGHIÊN CỨU SINH

Phạm Thị Thanh Phƣợng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Đức Phương- người
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án .
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ sở đào tạo, các thầy cô giáo, cơ quan, bạn bè
và gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
NGHIÊN CỨU SINH


Phạm Thị Thanh Phƣợng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 4
6. Cấu trúc luận án.................................................................................................. 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 5
1.1. Một số vấn đề lí luận về tư duy nghệ thuật .................................................. 5
1.1.1.

Khái niệm tư duy nghệ thuật ..................................................................... 5

1.1.2.

Đặc trưng của tư duy nghệ thuật .............................................................. 7

1.1.3.

Tư duy nghệ thuật theo thể loại văn học ................................................... 8

1.2. Đặc trưng thể loại truyện ngắn ..................................................................... 9
1.2.1.

Định nghĩa truyện ngắn ..........................................................................10


1.2.2.

Các yếu tố thi pháp đặc trưng .................................................................11

1.3. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam ......................15
1.3.1.

Lí giải sự “lên ngôi” của các cây bút nữ ................................................16

1.3.2.

Tổng kết, đánh giá thành tựu của các cây bút nữ ...................................18

1.3.3.

Tiếp cận văn xuôi nữ dưới góc nhìn phê bình nữ quyền .....................22

Chƣơng 2. DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN NỮ ĐƢƠNG ĐẠI TRONG SỰ
VẬN ĐỘNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI .......28
2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và sự đổi mới văn học..............................28
2.2. Sự “lên ngôi” và biế n đổ i của thể loa ̣i truyê ̣n ngắ n ......................................32
2.2.1. Vụ “được mùa” và ưu thế của thể loại truyê ̣n ngắ n..................................32
2.2.2. Những biế n đổ i của thể loại truyê ̣n ngắ n...................................................33
2.3. “Hiê ̣n tươ ̣ng” truyê ̣n ngắ n nữ đương đa ̣i.......................................................39
2.3.1. Truyê ̣n ngắ n nữ trước thời kì đổi mới ........................................................39
2.3.2. Truyê ̣n ngắ n nữ thời kì đổ i mới ..................................................................43


2.3.3. Sự hòa nhịp chung với văn chương nữ thế giới .........................................53

Chƣơng 3. TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI DƢỚI GÓC
NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT .......................................................................56
3.1.Quan niệm sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại……………...56
3.2. Cảm quan mới về cuộc sống của các nhà văn nữ .........................................59
3.2.1. Hình tượng cuộc sống qua góc nhìn đạo đức, thế sự .................................59
3.2.2. Yếu tố tự truyện như một phương thức tư duy nghệ thuật đặc thù của phái
nữ ..........................................................................................................................66
3.3. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại ...................69
3.3.1. Hình tượng người phụ nữ ...........................................................................70
3.3.2. Một nửa còn lại của thế giới ......................................................................76
3.4. Thế giới biểu tượng trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại ..................80
3.4.1. Con người dị biệt- khát vọng hướng thiện và khát vọng được cứu rỗi ......81
3.4.2. Sex- bản năng hay là khát vọng tình yêu ...................................................84
3.4.3. Giấc mơ- thế giới tâm linh thẳm sâu của con người .................................85
3.4.4. Thiên nhiên- dấu vết cổ mẫu và những ẩn dụ về cuộc đời con người .......87
3.5. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại
..............................................................................................................................91
3.5.1. Những cặp tương quan không gian tiêu biểu trong truyện ngắn nữ ..........91
3.5.2. Cảm thức thời gian trong truyện ngắn nữ .................................................96
Chƣơng 4. ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM
ĐƢƠNG ĐẠI ....................................................................................................102
4.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại
............................................................................................................................102
4.1.1. Các kiểu loại người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn nữ Việt
Nam đương đại ...................................................................................................103
4.1.2. Đặc trưng điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn
nữ Việt Nam đương đại ......................................................................................110
4.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống .................................................................116
4.2.1. Tình huống giàu kịch tính ........................................................................117



4.2.2. Tình huống tâm trạng ...............................................................................118
4.2.3. Tình huống tự nhận thức ..........................................................................120
4.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện .....................................................................122
4.3.1. Các loại hình cốt truyện trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại ......123
4.3.2. Thủ pháp độc thoại nội tâm và “dòng ý thức” ........................................126
4.3.3. Xây dựng các kiểu kết truyện theo nguyên lí “đồng sáng tạo” ...............128
4.4. Những sáng tạo về mặt kết cấu ...................................................................132
4.4.1. Kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính ........................................................132
4.4.2. Kết cấu vòng tròn .....................................................................................133
4.4.3. Kết cấu truyện lồng trong truyện .............................................................135
4.4.4. Kết cấu liên văn bản .................................................................................136
4.4.5. Kết cấu lắp ghép, phân mảnh...................................................................137
4.5. Ngôn ngữ và giọng điệu ..............................................................................138
4.5.1. Ngôn ngữ đa phong cách .........................................................................139
4.5.2. Giọng điệu đa sắc thái .............................................................................143
KẾT LUẬN .......................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................152
PHỤ LỤC ..........................................................................................................161


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắt đầu từ một vài gương mặt gây ấn tượng “lạ”, “mới mẻ”, “cách tân”, từ
thời kì đổi mới đến nay, số lượng các cây bút nữ viết truyện ngắn đã tăng lên
“đột biến”, nhiều khi như “áp đảo” cả giới còn lại để tạo nên một thời kì “âm
thịnh” đặc sắc trong đời sống văn xuôi đương đại. Sự ấn tượng không chỉ dừng
lại ở những con số, mà điều quan trọng nó mang đến một giá trị, một cá tính, một

bản lĩnh nghệ thuật của một “tiềm năng” dường như đã bị “dồn nén” từ lâu.
Truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại thực sự là một hiện tượng độc đáo cần
nhiều lời giải mã cho sự “trỗi dậy” này.
Năm 1986 Đại hội Đảng VI với việc nhấn mạnh “đổi mới tư duy” đã được
coi là một cái mốc quan trọng tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của văn
học. Sự năng động của tư duy chính là nhân tố chìa khóa mở ra thành công của
công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực. Trong đời sống nghiên cứu, lí luận, phê
bình văn học, “tư duy nghệ thuật” cũng trở thành “điểm nóng”. Nó được coi là
yếu tố căn cốt tạo nên những thành tựu to lớn của văn học thời kì đổi mới.
Nghiên cứu truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại dưới góc độ tư duy nghệ thuật
sẽ lý giải được sự “lên ngôi” của các cây bút nữ từ chính yếu tố chủ quan- chủ
thể sáng tạo nữ. Qua đó chúng ta sẽ phần nào tìm ra được đặc điểm “khu biệt”
trong tư duy nghệ thuật của truyện ngắn nữ so với truyện ngắn của những cây
bút nam.
Đa số tác giả nữ xuất hiện và thành công với truyện ngắn- sự lựa chọn thể
loại này của họ hẳn không ngẫu nhiên, vô tình. Liệu có một mối liên hệ nào đấy
giữa giới tính- phái tính nữ với đặc trưng thể loại truyện ngắn, khiến các cây bút
nữ tỏ ra rất “vừa tay” (chữ dùng của Lý Hoài Thu) với thể loại này? Tìm hiểu
đặc trưng thể loại của truyện ngắn nữ đương đại sẽ tìm ra lời giải đáp cho câu
hỏi đó, đồng thời sẽ làm sáng rõ đóng góp của các sáng tác nữ vào sự vận động
và biến đổi của thể loại truyện ngắn trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam.

1


Nghiên cứu truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại qua hai góc độ: tư duy
nghệ thuật và đặc trưng thể loại, chúng tôi hi vọng sẽ khai mở được nhiều giá trị
còn tiềm ẩn trong hiện tượng độc đáo này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích: trên cơ sở so sánh với truyện ngắn nữ giai đoạn trước và

truyện ngắn nam cùng thời, luận án muốn tìm ra chất nữ tính trong bề sâu của tư
duy nghệ thuật, tạo nên những nét đặc trưng thể loại của truyện ngắn nữ đương
đại- đó chính là những nét “khu biệt” làm nên giá trị, sự “thăng hoa” của truyện
ngắn nữ đương đại.
2.2. Nhiệm vụ: trước tiên, qua việc tổng hợp tư liệu, luận án sẽ làm sáng
rõ những vấn đề lí luận cơ bản về tư duy nghệ thuật, đặc trưng thể loại truyện
ngắn, đồng thời phân tích, đánh giá các xu hướng nghiên cứu truyện ngắn nữ
Việt Nam đương đại từ 1986 đến nay. Tiếp theo, luận án sẽ đưa ra một cái nhìn
khái quát về “hiện tượng” truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, đặt nó trong
những bối cảnh rộng lớn hơn để soi chiếu: bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, văn
học thời kì đổi mới; sự “lên ngôi” và biến đổi của thể loại truyện ngắn; sự vận
động của truyện ngắn- văn xuôi nữ Việt Nam từ trung đại đến đương đại; sự
“bùng nổ” của văn chương nữ thế giới đương đại. Nhiệm vụ trọng tâm của luận
án được xác định trong hai nhiệm vụ tiếp theo: thứ nhất, từ việc tìm hiểu quan
niệm sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, luận án sẽ chỉ ra chất “nữ
tính” trong bề sâu của tư duy nghệ thuật truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại
(được khảo sát qua bốn phương diện: hình tượng cuộc sống, thế giới nhân vật,
thế giới biểu tượng và không- thời gian nghệ thuật); thứ hai, qua việc phân tích
các yếu tố cơ bản nhất làm nên đặc trưng thể loại truyện ngắn trong truyện ngắn
nữ Việt Nam đương đại: người kể chuyện ngôi thứ nhất, nghệ thuật xây dựng
tình huống, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, những sáng tạo về mặt kết cấu, ngôn
ngữ và giọng điệu, luận án muốn khẳng định đóng góp to lớn của các nhà văn nữ
trong việc cách tân hình thức thể loại truyện ngắn.

2


3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các phương diện biểu hiện của tư duy nghệ thuật và các yếu
tố làm nên đặc trưng thể loại trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại.

- Phạm vi: khái niệm “đương đại” được chúng tôi lựa chọn từ thời điểm
năm 1986- năm diễn ra Đại hội Đảng VI, đánh dấu mốc thời kì văn học đổi mớiđến nay, do đó phạm vi nghiên cứu của luận án là các truyện ngắn của các tác
giả nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, tập trung vào những tác phẩm đăng trên các
tuyển tập truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại và những tác phẩm tiêu biểu của
các tác giả tiêu biểu (Lê Minh Khuê, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy…).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, ngoài phương pháp phân tích, tổng hợp,
chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:
- Phương pháp lịch sử- xã hội: nhằm tìm ra những tác động của hoàn cảnh
lịch sử, xã hội Việt Nam thời kì đổi mới đến sự phát triển của truyện ngắn nữ
Việt Nam đương đại, đồng thời đặt truyện ngắn nữ trong các tiến trình lịch sử
khác nhau (tiến trình văn học dân tộc, thể loại,…) để đánh giá chính xác, khoa
học đặc điểm, đóng góp của hiện tượng này.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: để phân tích yếu tố “hình thức mang
tính quan niệm” (không gian- thời gian nghệ thuật) trong truyện ngắn nữ đương
đại.
- Phương pháp loại hình: bao quát đặc trưng thể loại truyện ngắn từ các
phương diện biểu hiện cụ thể trong truyện ngắn nữ đương đại.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng thường xuyên trong sự liên hệ với
truyện ngắn nữ các giai đoạn trước và truyện ngắn của các tác giả nam cùng thời
để tìm ra nét đặc trưng của truyện ngắn nữ đương đại.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học với văn hóa, tâm lí học):
những mã văn hóa sẽ được vận dụng để tìm hiểu biểu tượng trong truyện ngắn

3


nữ đương đại, còn những lí thuyết về tâm lí giới tính sẽ giúp giải mã những biểu
hiện của “bản tính nữ” trong truyện ngắn nữ đương đại.

- Phương pháp tiểu sử: được sử dụng khi tìm hiểu yếu tố tự thuật như một
phương thức tư duy nghệ thuật đặc thù của phái nữ.
Ngoài ra, trong luận án có tiếp cận phương pháp từ lí thuyết phê bình nữ
quyền.
5. Đóng góp mới của luận án
- Qua việc tìm hiểu truyện ngắn nữ đương đại từ góc độ tư duy nghệ thuật
và đặc trưng thể loại, luận án bổ sung một cách nhìn, một cách đánh giá về một
giai đoạn văn học dân tộc đang còn tiếp tục vận động và phát triển- giai đoạn văn
học Việt Nam sau 1975.
- Luận án cũng làm sáng tỏ, cụ thể hóa những lý thuyết về tư duy nghệ
thuật và về cấu trúc thể loại văn học qua một trường hợp tiêu biểu, độc đáo là
truyện ngắn nữ đương đại.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Diện mạo truyện ngắn nữ đương đại trong sự vận động của
truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới
Chương 3: Truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại dưới góc nhìn tư duy nghệ
thuật
Chương 4: Đặc trưng thể loại truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lí luận về tƣ duy nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm tư duy nghệ thuật
Các nhà nghiên cứu văn học đều thống nhất nhận định rằng: công cuộc
đổi mới là trung tâm của dòng chảy văn chương Việt Nam đương đại. Bắt đầu từ

cái mốc này (năm 1986), diễn trình văn học nước ta có sự “gia tốc” mạnh mẽ với
những biến chuyển lớn lao trên tất cả các phương diện (sáng tác, lí luận- phê
bình...). Cũng bắt đầu từ thời điểm này, với yêu cầu của Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương khóa VI (thể hiện qua Nghị quyết 05) là “đổi mới tư duy, đổi
mới cách nghĩ, cách làm” trong văn nghệ, vấn đề “tư duy nghệ thuật- tư duy văn
học” đã trở thành một đối tượng cần được nghiên cứu. Những ghi nhận nhanh
nhạy của các nhà lí luận- phê bình văn học: Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư
duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn học ta thập kỷ qua- Trần Đình
Sử (1986) [78], Đôi nét về một tư duy văn học mới đang hình thành- Nguyên
Ngọc (1990) [58], Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn
xuôi- Mai Hương (2006) [35]... chứng tỏ vai trò “hạt nhân” của tư duy nghệ
thuật đối với sự đổi mới văn học. Tuy nhiên, việc xuất phát từ những kiến thức lí
luận để tường minh khái niệm, đặc trưng, các phương thức biểu hiện của tư duy
nghệ thuật trước khi đi vào những biểu hiện cụ thể của nó dường như chưa được
chú trọng trong các bài viết trên.
Theo Từ điển tiếng Việt, tư duy là “giai đoạn cao của quá trình nhận thức,
đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức
như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí” [67, tr.1070]. Trong các giáo
trình triết học, theo quan điểm phép biện chứng duy vật của triết học MácLênin, thuật ngữ “tư duy” xuất hiện gắn liền với thuật ngữ “tư duy trừu tượng”
trong sự khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý: “Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn- đó
5


là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực
khách quan” [12, tr.114]. Với tư cách là một khâu trong quá trình nhận thức, tư
duy trừu tượng (nhận thức lý tính) là giai đoạn cao hơn (so với giai đoạn nhận
thức cảm tính) của quá trình nhận thức. “Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng
và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng
khách quan. Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là

tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng (...)
được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản là: khái niệm, phán đoán và suy
lý” [12, tr.117]. Như vậy, qua hai định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra những
khía cạnh mang tính bản chất của khái niệm “tư duy”: đó là hoạt động nhận thức
lí tính của con người; mục đích là nhận thức và phản ánh thế giới khách quan;
đặc trưng là phản ánh, truy tìm các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, của
con người đối với thế giới khách quan, con người với con người, từ đó rút ra tri
thức mới về sự vật, hiện tượng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau chúng ta có thể
có nhiều cách phân loại tư duy. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách phân loại căn cứ
vào các tập hợp của hình thái ý thức xã hội như tác giả Nguyễn Bá Thành là khá
hợp lý. Theo đó, tư duy có thể được phân loại thành các nhóm lớn sau đây: tư
duy khoa học, tư duy tôn giáo và tư duy nghệ thuật (xin xem thêm phần “Phân
loại tư duy theo phương pháp” [86, tr.21]).
Trong các sách giáo trình Lí luận văn học ([25],[50]), thay vì việc đưa ra
một định nghĩa về tư duy nghệ thuật các tác giả thường chỉ trình bày những đặc
trưng của nó. Thiết nghĩ việc định hình khái niệm này bằng một định nghĩa (dẫu
không thể toàn vẹn về nó) là một việc làm cần thiết để từ đó chúng ta đi sâu phân
tích các khía cạnh đặc thù của kiểu tư duy này. Chúng tôi đồng thuận với quan
điểm của tác giả Nguyễn Bá Thành khi ông dùng thuật ngữ “tư duy nghệ thuật”
để chỉ phương thức tư duy sáng tác trong các ngành nghệ thuật như văn học, hội
họa, âm nhạc, điêu khắc... Và theo đó, tư duy nghệ thuật có thể được định nghĩa
“là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện
thực khách quan theo nhận thức chủ quan” [86, tr.54].
6


1.1.2. Đặc trưng của tư duy nghệ thuật
Về bản chất, tư duy nghệ thuật cũng là một hoạt động nhận thức hiện thực
cuộc sống của người nghệ sĩ. Nhưng khác với tư duy khoa học lấy tư duy lôgic
làm nòng cốt, kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật là tư duy hình tượng. Trong sự

đối sánh hai kiểu tư duy này (lôgic và hình tượng), chúng ta có thể rút ra được
những nét đặc trưng của tư duy nghệ thuật.
Tư duy lôgic là quá trình thâm nhập vào bản chất của đối tượng để tìm ra
bản chất và quy luật nội tại của chúng. Trong quá trình tư duy lôgic, những cái
ngẫu nhiên, cá biệt từng bước bị gạt bỏ để nắm bắt cái cốt lõi, cái phổ quát, cái
chung của các lớp sự vật, hiện tượng. Sự trừu tượng hóa trong tư duy lôgic là
quá trình phản ánh thế giới bằng các khái niệm, phán đoán, công thức, mô hình...
Trong khi đó, tư duy hình tượng lại phản ánh cái chung qua cái cụ thể mang tính
đại diện, mang tính quy luật- sự khái quát hóa không rời bỏ mà gắn liền, thể hiện
qua cái cá thể, các biểu tượng trực quan. Ở đây cần nhấn mạnh là cái cụ thể, cá
thể trong tư duy nghệ thuật không phải là sự nhận thức mang tính cảm tính đơn
thuần mà nó đã có sự lựa chọn, liên tưởng, là kết quả của một quá trình tổng hợp.
Mặt khác sự khái quát nghệ thuật để nắm bắt bản chất đối tượng không đồng
nhất với sự khái quát của khoa học bởi nhận thức thực tại trong khoa học tương
đối thống nhất, còn trong nghệ thuật thì vô cùng phong phú và đa dạng, có khi
trái ngược nhau bởi nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan, nhân sinh
quan và trình độ văn hóa của người sáng tạo.
Nếu tư duy khoa học mang tính khách quan thì trong tư duy nghệ thuật
tính chất chủ quan lại được thể hiện đậm nét. Nghệ thuật không chỉ phản ánh quy
luật của đời sống mà còn phản ánh cách đánh giá thẩm mĩ về đời sống – nó bao
hàm thái độ của nghệ sĩ đối với hiện thực được tái hiện. Yếu tố tình cảm và lí
tưởng xã hội trong tư duy nghệ thuật khiến cho nó mang tính biểu hiện cao, thể
hiện được thế giới tinh thần phong phú, đa dạng của con người trong mối quan
hệ với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, sự thể nghiệm và hư cấu trong tư duy
nghệ thuật cũng góp phần tạo ra nét đặc trưng của nhận thức nghệ thuật. Sự
7


“hình tượng hóa hiện thực khách quan” trong tư duy nghệ thuật không đơn giản
là bằng những hình tượng nghe- nhìn mà chủ yếu là trên cơ sở những hình tượng

tưởng tượng. Quá trình tư duy nghệ thuật với sự tham gia tích cực của cá tính
sáng tạo của người nghệ sĩ đã tạo ra những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu
sức biểu cảm biểu hiện, mang tầm khái quát lớn lao, có sức sống lâu bền trong
sự tiếp nhận của người thưởng thức.
Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực
tiếp” cho nó. “Ngôn ngữ đó là hệ thống các kí hiệu nghệ thuật, các hình tượng,
các phương tiện tạo hình và biểu hiện” [27, tr.325]. Sự vận động của ngôn ngữ
nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy. Thứ ngôn ngữ ấy (của các
ngành nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, văn học,...) “dường như đã
thoát khỏi thứ ngôn ngữ thường ngày mà vươn tới một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ
riêng biệt” [86, tr.56]. Vì thế tư duy nghệ thuật đã phản ánh trình độ tư duy trừu
tượng và khái quát ở giai đoạn cao.
1.1.3. Tư duy nghệ thuật theo thể loại văn học
Trước hết, cần nhìn nhận lại đối tượng nhận thức của văn học, bởi chúng
ta đã chỉ ra rạch ròi sự khác nhau giữa tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học (ở
tính hư cấu, lí tưởng thẩm mĩ về cuộc sống và tình cảm chủ quan của người nghệ
sĩ). Nếu cùng mang bản chất là hoạt động nhận thức thế giới khách quan, cùng
nhận thức một đối tượng, tại sao nhận thức khoa học không chấp nhận những
đặc trưng của tư duy nghệ thuật (trong đó có tư duy văn học) như chúng ta đã chỉ
ra ở trên? Giải thích điều này bằng việc chỉ ra đối tượng đặc thù của văn học:
“Văn học như là tư duy về cái khả nhiên” [82], ý kiến của nhà nghiên cứu Trần
Đình Sử là những gợi ý rất xác đáng giúp ta giải thích được cơ chế nội tại của tư
duy văn học. Theo ông thì “tư duy chẳng phải gì khác, mà là hành động xuyên
qua hiện thực để tiến đến các khả năng bị che giấu trong đó”. “Cái khả năng” có
thể gọi cách khác là “cái khả nhiên”- “cái có thể như thế”. “Hiện thực tồn tại
trong dạng cái dĩ nhiên (cái đã có như vậy rồi) và “cái tất nhiên” (cái bắt buộc
phải có theo qui luật tất yếu). Chỉ có trong văn học là có cái khả nhiên do nhà
8



văn sáng tạo dựa trên cái khả năng của cuộc sống mà nhà văn phát hiện ra. (...)
Cái khả nhiên không phải là sự bịa đặt tùy tiện mà là sản phẩm sáng tạo trên cơ
sở cái khả năng mang ý nghĩa nhân sinh” [82, tr.10]. Với đối tượng đặc thù ấy
(cái khả nhiên), chúng ta không thể kiểm nghiệm tính chân thật của văn học
bằng hiện thực, thực tiễn mà chỉ có thể kiểm nghiệm bằng kinh nghiệm, cảm
giác, sự suy luận, ước muốn và tình cảm.
Nói đến tư duy văn học là nói đến kiểu tư duy nghệ thuật ngôn từ. Ở phần
trên chúng ta đã nói thứ ngôn ngữ làm “hiện thực trực tiếp” cho tư duy nghệ
thuật “là hệ thống các kí hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương tiện tạo
hình và biểu hiện”. Trong văn học, mỗi thể loại có một phương thức biểu hiện
đặc trưng để tiếp cận, nhận thức đối tượng đặc thù của mình (ví dụ trong thơ là
sự thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình, là vần điệu, nhịp điệu; trong thể loại
tự sự là cốt truyện, nhân vật; trong kịch là xung đột, ngôn ngữ và hành động của
nhân vật;...). Do đó, xét về nội dung, đặc điểm, chất liệu của các hình tượngcông cụ của tư duy nghệ thuật, chúng ta có thể phân loại tư duy văn học theo thể
loại (ví dụ tư duy thơ, tư duy tiểu thuyết, tư duy kịch,...). Tuy nhiên, trong đời
sống nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học, tư duy nghệ thuật theo thể loại văn
học không chỉ dừng lại ở nghĩa hẹp của nó là tư duy văn học trong một thể loại
cụ thể mà nó được mở rộng nghĩa, được dùng như một khái niệm chỉ hệ hình tư
duy (ví dụ “tư duy sử thi” và “tư duy tiểu thuyết”).
Tìm hiểu tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam,
bên cạnh việc chỉ ra những đặc điểm mang tính đặc trưng được thể hiện qua hệ
thống các hình tượng nghệ thuật, chúng tôi còn muốn tìm ra sự cộng hưởng của
các loại tư duy theo thể loại văn học trong tác phẩm của các nhà văn nữ.
1.2. Đặc trƣng thể loại truyện ngắn
Trong thực tiễn đời sống văn học, khi tổng kết một giai đoạn, một thời kì,
truyện ngắn với tư cách một thể loại bao giờ cũng được nhắc đến với một vị trí
tiêu biểu làm nên diện mạo một nền văn học (Quá trình văn học đương đại nhìn
từ phương diện thể loại- Vũ Tuấn Anh [2], Sự vận động của các thể loại văn
9



xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới- Lý Hoài Thu [92], Đời sống thể loại văn học
sau 1975- Trần Ngọc Dung [19],...). Tuy nhiên trên phương diện lí luận, sự tồn
tại của truyện ngắn với tư cách là một thể loại độc lập không phải đã được định
danh một cách thống nhất. Biểu hiện rõ nhất cho vấn đề này là trong giáo trình
Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên [25], phần nói về “Loại thể văn học”,
thể loại truyện ngắn đã không được đề cập với tư cách là một thể loại “quan
trọng thường bắt gặp trong quá trình nghiên cứu và thưởng thức văn học” (với
mục đích “hiểu sâu đặc điểm của một số thể loại văn học chính, từ đó có thể mở
rộng sự bàn luận ra các thể loại văn học khác” [25, tr.164], các tác giả chỉ đề cập
đến bốn thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, các thể kí văn học). Trong chuyên luận
Truyện ngắn- những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, tác giả Bùi Việt
Thắng cũng khẳng định: “Truyện ngắn được quan niệm là một bộ phận của tiểu
thuyết, vì thế trên nguyên tắc không có lí thuyết riêng cho truyện ngắn, lí
thuyết của nó dựa vào lí thuyết của tiểu thuyết” [91, tr.61]. Nhận diện thể loại
truyện ngắn là một nỗ lực liên tục của cả người sáng tác và giới nghiên cứu lí
luận. Thiết nghĩ, nguyên tắc về tính lịch sử, tính thời đại, tính dân tộc và tính
biến đổi của thể loại luôn luôn là những nguyên tắc khoa học giúp ta có những
nhận định đúng đắn khi nghiên cứu về bất cứ thể loại văn học nào. Mặc dù có
nhiều quan điểm về sự ra đời cũng như khái niệm truyện ngắn, nhưng chúng tôi
lựa chọn phạm vi là “truyện ngắn hiện đại” (trong sự đối sánh với “truyện ngắn
trung đại”, và có thể là “truyện ngắn cổ đại”... như sự phân chia các giai đoạn
phát triển thể loại truyện ngắn của một số nhà nghiên cứu) để làm điểm tựa lựa
chọn các vấn đề lý thuyết nhằm xác lập nội hàm khái niệm thể loại này.
1.2.1. Định nghĩa truyện ngắn
Định nghĩa truyện ngắn được hiện hữu trong các sách lí luận, từ điển về
văn học, trong các ý kiến bàn luận của chính những người sáng tác (Pautôpxki,
Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Kiên, Nguyên Ngọc,...). Nó phong phú, đa dạng
đến mức có nhiều ý kiến cho rằng không thể và không nên định nghĩa truyện
ngắn, bởi đó là thể loại “nghìn mặt”, thể loại “không thể nắm bắt” (trích theo

10


[92, tr.40]). Về nguyên tắc, chúng tôi tán đồng với quan điểm của Lê Huy Bắc
khi ông cho rằng: “truyện ngắn không thể lệ thuộc vào tiểu thuyết về mặt kĩ
thuật, phản ánh... Nên những định nghĩa về truyện ngắn cần phải xuất phát từ
chính đặc trưng của thể loại” [9, tr.89]. Theo chúng tôi, cách định nghĩa truyện
ngắn của Phan Cự Đệ [96, tr.782] là bao gồm một hệ thống đặc điểm nhằm phản
ánh những đặc trưng về nội dung và hình thức thể loại là khá hợp lí. Theo đó, nội
hàm khái niệm thể loại truyện ngắn thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Là hình thức hư cấu tự sự cỡ nhỏ.
- Thường miêu tả một lát cắt của đời sống, một giai đoạn, thậm chí một
khoảnh khắc, một phút lóe sáng đầy ý nghĩa khám phá trong cuộc đời nhân vật.
- Do tính ngắn gọn nên truyện ngắn thường tập trung cao độ xung quanh
một chủ đề; cốt truyện thường xây dựng trên một hành động cỡ nhỏ, đơn giản
trong một không gian và thời gian nhất định với những chi tiết được chắt lọc, tiết
kiệm, dồn nén nhằm hướng tới một hiệu quả duy nhất ở phần kết thúc.
Tất nhiên trên đây chỉ là những đặc điểm cơ bản mang tính khái quát nhất
về thể loại truyện ngắn. Trong quá trình phát triển, truyện ngắn sẽ thâu nạp thêm
những đặc điểm mới do sự tác động của những thay đổi trong lịch sử xã hội và
trong chính đời sống nội tại của nền văn học. Nội hàm khái niệm truyện ngắn sẽ
được soi rọi rõ hơn qua các yếu tố thi pháp đặc trưng của thể loại.
1.2.2. Các yếu tố thi pháp đặc trưng
Thuộc loại hình tự sự nên về mặt lí thuyết, trước hết truyện ngắn phải
mang những đặc trưng cốt lõi của loại hình này (trong sự phân biệt với loại hình
trữ tình, kịch). Đó là “phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố
và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó
hay về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn
liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn
hẳn nhân vật trữ tình và kịch. (...) Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính

khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật
của tác phẩm tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật”
11


(mục từ “Tự sự” trong Từ điển thuật ngữ văn học [27, tr.328]). Trong sự “cạnh
tranh” với các thể loại khác cùng thuộc loại hình tự sự, muốn khẳng định tính
“độc lập” của mình, truyện ngắn phải “khoanh vùng” những đặc trưng thẩm mĩ
riêng biệt. Về mặt này, các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất khi cho rằng
“ngắn” là nét đặc trưng nhất, quan trọng nhất, tạo nên những quy chuẩn khu biệt
thể loại này với các thể loại lân cận. Sự so sánh với tiểu thuyết là thao tác thường
xuyên được tiến hành khi “nhận dạng” truyện ngắn. Vấn đề đặt ra là, sự khác
biệt giữa hai thể loại này là về cấp độ (degree) hay về chủng loại (kind)?
Theo sự thu nhận của chúng tôi, sự khác nhau giữa truyện ngắn và tiểu
thuyết không phải nằm ở dung lượng dài- ngắn, mà ở đặc trưng của nguyên tắc
phản ánh. Như ở phần định nghĩa đã nêu, truyện ngắn là một hình thức hư cấu tự
sự cỡ nhỏ, trong khi tiểu thuyết là hình thức hư cấu tự sự cỡ lớn. Cả hai đều nằm
trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với cái hiện thực đang vận động và phát triển,
đều huy động kinh nghiệm sống và từng trải của chính tác giả, đều sử dụng một
thứ ngôn ngữ văn xuôi giàu chất tạo hình và đa thanh, nhưng nếu tiểu thuyết mở
rộng biên độ phản ánh, việc thiết lập thường phong phú, đa diện thì truyện ngắn
chọn lấy một nút thắt, đi thẳng vào trung tâm xung đột (có thể là xung đột xã hội
hoặc xung đột tâm lý), từ đó bung ra, đập mạnh vào ấn tượng người đọc. “Nó cắt
ra một mảnh nhỏ của hiện thực, đặt mảnh ấy vào trong những giới hạn nào đó,
nhưng nhờ vậy tác phẩm sẽ bung ra như một cú nổ làm mở toang một hiện thực
rộng lớn hơn rất nhiều” (Julio Cotázar, trích theo [41]). Điều đó có nghĩa là,
truyện ngắn dĩ nhiên phải ngắn, nhưng không phải là một chương của tiểu
thuyết, một cái sườn truyện từ đó có thể phát triển ra thành tiểu thuyết, mà thực
sự như một bài hai-kư “một sự tình vắn tắt đã tìm được hình thức vừa vặn với
mình” (Roland Barthes). Với nguyên tắc “tinh lọc”, “nén gọn”, thể loại truyện

ngắn dung nạp một hệ thống thi pháp đặc trưng để tạo nên hiệu quả riêng biệt
của mình.

12


1.2.2.1. Tình huống truyện ngắn
Có ý kiến cho rằng đây là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn (Chu
Văn Sơn [76]). Xuất phát từ những trang viết của Hêghen về tình huống trong
tác phẩm Mỹ học, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã rút ra những kết luận chính
để giúp chúng ta hiểu về tình huống [91, tr.96]:
- Tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt.
- Tình huống trở thành xung đột.
- Tình huống giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển
nay bộc lộ và hoạt động tích cực.
- Tình huống là bước trung gian (giữa tình trạng im lìm và tình trạng hành
động).
Nói về vai trò quan trọng của tình huống đối với thể loại truyện ngắn, nhà
văn Nguyên Ngọc đã có cách diễn đạt rất hình tượng: “Truyện ngắn dẫu sao
cũng phải… ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là điểm huyệt. Trên
cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc sống, có những huyệt, điểm vào đó,
có thể làm rung động toàn thể. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm
huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày
cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày. Nhìn
chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai
thác tình huống ấy” [23, tr.355].
Có nhiều cách phân loại tình huống. Dựa theo kiểu nhân vật chính trong
tác phẩm chúng ta có thể phân thành ba dạng cơ bản: tình huống giàu kịch tính,
tình huống tâm trạng và tình huống tự nhận thức.
1.2.2.2. Cốt truyện truyện ngắn

Như ở trên đã đề cập, về mặt lí thuyết, khi thuộc loại hình tự sự thì truyện
ngắn bao giờ cũng là một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho nên tác
phẩm truyện ngắn bao giờ cũng có cốt truyện. Đó là “một hệ thống các sự kiện
phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách
nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan
13


hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [25; 137].
Tuy nhiên, quan niệm về đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn mang tính lịch
sử chứ không phải là một “công thức đóng khung” bất biến theo thời gian. Theo
trường phái “cổ điển” mà tiêu biểu là quan niệm của Edgar Poe (thế kỉ XIX) về
tính “hiệu quả duy nhất” trong truyện ngắn thì cốt truyện truyện ngắn phải hết
sức chặt chẽ với sự phát triển giàu kịch tính của các sự kiện và đặc biệt phải chú
trọng tạo ra những cái kết bất ngờ (có thể kể đại diện xuất sắc cho những sáng
tác cốt truyện “kinh điển” kiểu này là O‟Henry ở Mỹ, Môpatxăng ở Pháp,
Nguyễn Công Hoan ở Việt Nam,...). Đến nửa sau thế kỉ XX, giới lí luận phê bình
và cả những người sáng tác lại phản ứng khá gay gắt với quan niệm “kịch hóa”
cốt truyện như thế. Họ khẳng định những phẩm chất mới của cốt truyện, dùng
những cốt truyện không có kịch tính nhưng được trình diễn bằng một lối kể tinh
xảo để thay thế cho những cốt truyện giàu kịch tính- cái mà tác phẩm đó phản
ánh là suy nghĩ, cảm giác, diễn biến nội tâm của con người chứ không phải tính
cách nhân vật hay những xung đột xã hội. Nhưng dù nằm trong ô phân loại nào
(cốt truyện sự kiện, cốt truyện tâm lí hay sự hỗn hợp sự kiện- tâm lí) thì với đặc
trưng là ngắn gọn, muốn tạo được sự “dồn nén” trong dung lượng- khả năng
phản ánh hiện thực, muốn gây được dư âm cộng hưởng trong nhận thức của
người đọc, cốt truyện truyện ngắn phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chi
tiết và đoạn kết. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra khả năng “bùng
nổ” của hình thức hư cấu tự sự cỡ nhỏ này.
1.2.2.3. Kết cấu truyện ngắn

Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp, sinh động các yếu tố trong chỉnh thể
tác phẩm nhằm tạo ra hiệu quả nghệ thuật theo ý đồ của nhà văn. Kết cấu tồn tại
ở hai cấp độ cơ bản:
- Cấp độ hình tượng (toàn bộ tổ chức của thế giới nghệ thuật: hệ thống các
nhân vật, sự kiện, tình tiết và trình tự xuất hiện của chúng, tương quan về không
gian, thời gian, tương quan các chi tiết…)

14


- Cấp độ trần thuật (tổ chức điểm nhìn, bố cục, các thành phần của trần
thuật…)
Đặc trưng “hình thức hư cấu tự sự cỡ nhỏ” khiến việc sáng tác truyện
ngắn được liên tưởng đến việc thực hiện một tác phẩm thủ công mĩ nghệ đòi hỏi
sự tinh xảo, chính xác cao: “Gọt giũa một văn bản ngắn, làm cho nó tròn trịa,
toàn bích trong phạm vi vài trang giấy là một thú vui lớn, đồng thời đòi hỏi
người viết phải có nghệ thuật cao. Viết một truyện ngắn, giống như sáng tác một
tác phẩm nghệ thuật nhỏ, nhưng tinh xảo, cần phải hết sức chú ý và thận trọng,
(...) tạo cho người đọc có cảm giác rằng những điều ta nói ra không thể nói khác
được” (Régine Deforges- trích theo [92, tr.60]). Như vậy, để mỗi một yếu tố đạt
được hiệu quả nghệ thuật cao nhất trong khuôn khổ một giới hạn “kích cỡ” tự sự
nhỏ bé, vai trò của việc “bày binh bố trận”, sắp xếp vị trí, tạo ra các mối liên hệ
giữa các yếu tố một cách lôgic, hợp lí, nghệ thuật là vô cùng quan trọng.
Sự biến hóa năng động của thể loại truyện ngắn khiến chúng ta thật khó có
thể liệt kê tất cả các dạng kết cấu của nó. Trong đời sống thể loại tự sự, tồn tại
phổ biến một số kiểu kết cấu như: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu tâm lí,
kết cấu vòng tròn, kết cấu mở, kết cấu lồng ghép, kết cấu phân mảnh...
1.3. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ đƣơng đại Việt Nam
Từ năm 1986, bắt đầu từ một vài tên tuổi “gây hấn”, và liên tiếp các
gương mặt đạt danh hiệu “thủ khoa” trong các cuộc thi truyện ngắn trên tạp chí

Văn nghệ quân đội, báo Văn nghệ,... sáng tác của các nhà văn nữ trong suốt thập
kỉ 90 và cho đến ngày nay đã trở thành một “hiện tượng” trong nền văn xuôi
đương đại Việt Nam. Điều đặc biệt là “sự trỗi dậy” của phái đẹp trong sáng tác
văn học lại “bén duyên” và gắn bó bền chặt với thể loại truyện ngắn. Với những
thành tựu không thể phủ nhận trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật, truyện ngắn nữ đương đại đã có đóng góp không nhỏ cho sự vận động,
biến đổi của thể loại truyện ngắn nói riêng và nền văn xuôi đương đại nói chung.
Sức hấp dẫn của một “sắc diện” mới, một “giới tính” đã từng bị “lấn lướt” trong
đời sống sáng tác văn chương (ở thể loại văn xuôi) đã đem lại nhiều “hứng khởi”
15


cho giới nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học. Không kể những bài viết về các
tác giả nữ cụ thể ngay khi họ vừa xuất hiện và tạo tiếng vang trên văn đàn, ngay
từ đầu những năm 90 cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, liên tiếp xuất hiện
những bài viết tổng kết về thành tựu của văn xuôi nữ (trong đó có truyện ngắn
nữ). Giới nữ “đăng đàn” và thành công vang dội đã tạo ra một niềm tin đầy hân
hoan vào tương lai nền văn học nước nhà cho các nhà thẩm định văn chương.
Bên cạnh xu hướng “tổng kết”, “đánh giá” thành tựu đó, từ năm 2005, truyện
ngắn nữ nói riêng và văn xuôi nữ nói chung được soi rọi ở những khía cạnh cụ
thể hơn về nội dung và nghệ thuật, dựa trên những lí thuyết lí luận phê bình hiện
đại phương Tây. Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, nghiên cứu về truyện
ngắn nữ (có thể lồng trong “văn xuôi nữ”), có một số khuynh hướng chính như
sau:
1.3.1. Lí giải sự “lên ngôi” của các cây bút nữ
Như một lẽ tự nhiên, khi phụ nữ bỗng trở nên xuất sắc ở một lĩnh vực nào
đó, mọi người đều đổ dồn đi tìm nguyên nhân. Năm 1993, trong bài viết Văn
chương nữ giới- một cách thế hiện diện ở đời [70, tr.132], Huỳnh Như Phương
đã lí giải rằng: “Nhìn dọc suốt thế kỷ XX này, rõ ràng là tầm nhìn của người phụ
nữ trong sáng tác văn học, cũng như cõi lòng của họ biểu hiện trong thơ văn

ngày càng mở rộng hơn với tất cả các chiều kích của nó” [70, tr.135], và theo
ông, đối với người phụ nữ, “làm văn chương là một cách thế hiện diện trong xã
hội”, bởi qua văn chương, “người phụ nữ không muốn để cho nam giới độc
quyền kết luận về ý nghĩa cuộc đời này, độc quyền đau khổ trước những bi kịch
và độc quyền tìm cách ứng phó với những tình huống bi kịch đó” [70, tr.136].
Dưới sự kiến giải của tác giả (qua sự so sánh với văn chương nữ giới trong quá
khứ), chính sự giành được vai trò tương xứng trong xã hội, mở rộng phạm vi
hoạt động xã hội đã giúp người phụ nữ làm chủ văn hóa và nghệ thuật. Với
những gì văn chương nữ giới đã thể hiện trong thời hiện đại, tác giả bài viết hi
vọng rằng “thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của văn hóa nghệ thuật, đồng thời là thế kỷ
của phụ nữ”.
16


Năm 1996, trong cuộc trao đổi ý kiến về Phụ nữ và sáng tác văn chương
trên tạp chí Văn học [59], các cây bút phê bình, các nhà văn, nhà thơ đã rất cởi
mở nói lên suy nghĩ của mình về mặt mạnh và mặt yếu của người phụ nữ với tư
cách là một chủ thể sáng tác, từ đó chỉ ra những nguyên nhân khiến cho văn xuôi
nữ phát triển nổi trội trong thời gian vừa qua. Nói về mặt mạnh của các cây bút
nữ, Vương Trí Nhàn cho rằng “hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ
bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới”, còn Văn Tâm thì đề cao sự đóng góp
“một cái mảng khá bí ẩn là tâm hồn họ”. Cùng chung quan điểm ấy của Văn
Tâm, Đặng Anh Đào cũng nhấn mạnh đến đặc điểm “họ đưa tất cả cuộc đời và
tâm hồn họ vào trang sách hoặc nói như phương Tây, người ta vẫn nói, họ tự ăn
mình”. Bà đặc biệt khâm phục các cây bút nữ đương thời bởi bà nhận thấy rằng
“mình không bao giờ dám viết những điều mình nghĩ, như lớp trẻ hơn hiện nay”.
Bên cạnh mặt mạnh, những người trong nghề văn cũng rất thẳng thắn chỉ ra giới
hạn của các cây bút nữ: đó là “nguy cơ lặp lại mình” (Đặng Anh Đào), “không
bao giờ có cái sự gọi là đồ sộ, vĩ đại” (Lê Minh Khuê). Tuy nhiên, vấn đề thu hút
nhiều sự cắt nghĩa nhất trong buổi tọa đàm là hiện tượng “âm thịnh dương suy”,

và “tại sao gần đây, phụ nữ đi viết văn xuôi có vẻ nổi hơn so với số chị em làm
thơ”. Đã có nhiều lí do được đưa ra: “trước tiên là cái hoàn cảnh đất nước sau
chiến tranh. Phụ nữ vốn là những người hiểu một cách sâu sắc, hiểu bằng cả tâm
hồn mình, cái sức ép trước đây của hoàn cảnh. Nỗi đau hôm qua ở họ thấm thía,
nên sự hồi sinh của dân tộc những năm này họ cũng cảm thấy đầy đủ hơn”(Ngô
Thế Oanh), “trong cái diện tìm tòi đã khá rộng, hình như xu hướng hiện nay vẫn
là tìm vào những cái suồng sã, thô nhám, xô lệch... của hiện thực, mà thiếu sự
thăng hoa quý phái, nên thơ không khởi sắc lên được” (Vương Trí Nhàn); sự
thay đổi trong quan niệm về nghề văn (trở nên cởi mở, dân chủ hơn, trong đó có
một bộ phận mang tính cách thị trường có một vị trí rõ rệt) đã khiến nhiều chị
em thử vận may trong văn chương và coi đây như một nghề để kiếm sống, vì thế
mới có trường hợp “vừa nhảy vào nghề” “đã viết ào ào”, vì “phải tính cho
nhanh, nếu không ra sao thì còn rút chứ” (Đặng Minh Châu)... Có nhiều cách
17


diễn đạt và nhiều “trọng tâm” khác nhau cho các nguyên nhân, nhưng các nhà
bàn luận đều thống nhất ở lí do hoàn cảnh xã hội dân chủ sau chiến tranh đã tạo
ra một môi trường thuận lợi cho các cây bút nữ thử sức và phát triển. Và họ đều
đặt niềm tin vào sự “hưng thịnh” của nền văn chương do chị em viết nên.
1.3.2. Tổng kết, đánh giá thành tựu của các cây bút nữ
Mặc dù có ý kiến không nên phân biệt giới tính trong sáng tác văn học
nhưng trên thực tế, suốt từ đầu thập kỉ 90 đến những năm đầu thế kỉ XXI, liên
tiếp xuất hiện những bài viết chọn sáng tác văn xuôi (đặc biệt là truyện ngắn) của
các cây bút nữ để làm đối tượng nghiên cứu, đánh giá. Ngay từ năm 1990,
Nguyễn Thị Như Trang đã tổng kết Thành tựu và đội ngũ các nhà văn nữ Việt
Nam [105]. Mặc dù chỉ là “những nét khái quát còn hạn hẹp sơ lược” “trong việc
điểm lại những hoạt động phong phú, đa dạng và những thành công trong sáng
tác văn học của các nhà văn nữ Việt Nam” như chính tác giả đã viết, nhưng qua
đó chúng ta cũng thấy được tài năng và vai trò to lớn của các thế hệ nhà văn nữ

trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Năm 1993, bằng “con mắt xanh” của một nhà phê bình có nghề, Bùi Việt
Thắng trong Khi người ta trẻ (I) (Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ
trẻ) [89, tr.189] đã sớm nhận ra “dung nhan” “lấp lánh” trong sáng tác của các
cây bút nữ trẻ mới xuất hiện trên văn đàn (Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Nguyễn Minh Dậu và Phan Thị Vàng Anh). Theo tác
giả, “làm nên đặc trưng của những cây bút nữ trẻ là cái nhu cầu đến như là mê
say được tham dự, được hòa nhập vào những nỗi niềm đau khổ và hy vọng của
con người”. Tác giả cũng rất tinh tế chỉ ra những biểu hiện của “nữ tính” được
“phát lộ” rất rõ “trong sự quyết liệt đấu tranh giành giữ tình yêu và sự bình
quyền trong tình cảm” (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ- Y Ban), trong sự “chan chứa nỗi
lo lắng mơ hồ về cuộc đời vốn mênh mông vừa là thiên đường vừa là địa ngục”,
trong cái “đa sự đa đoan”... Bên cạnh nét đặc trưng về nội dung, Bùi Việt Thắng
còn chỉ ra những “ấn tượng” trong hình thức “lạ hóa” đối tượng, trong lối viết
“phá cách” rất tự do, khoáng đạt và uyển chuyển linh hoạt ở các truyện ngắn nữ.
18


×