Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; giai đoạn 2020 – 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 137 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Diễm
MSSV: DH00301473
Hiện đang là sinh viên lớp ĐH2CM2 – Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội.
Với đề tài: Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam; giai đoạn 2020 – 2030’’, tôi xin cam đoan: đây là công trình của
bản thân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Đức Tiến và ThS.
Nguyễn Phương Hạnh. Các số liệu, tài liệu trong đồ án được thu thập một cách trung
thực và có cơ sở.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Diễm


LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ và là yêu cầu của sinh viên để kết thúc khóa học
trước khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời nó cũng giúp cho sinh viên tổng kết được
những kiến thức đã học trong suốt quá trình học tập, cũng như định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
Từ thực tế đó, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quy hoạch hệ thống quản
lý chất Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong khoa Môi Trường nói
chung và bộ môn Công nghệ môi trường nói riêng đã tận tâm truyền đạt cho em
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại đây. Đây là
hành trang nền tảng giúp em vững bước khi làm việc trong môi trường quốc tế.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ThS.Phạm Đức Tiến - Giảng viên Khoa
Môi trường đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Đồ án
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Môi trường đã dạy dỗ và
tạo điều kiện để tôi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.


Do những hạn chế về mặt thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
và các bạn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
(Kí tên)

Nguyễn Thị Diễm


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR
BTCT
HC
VC
QCVN
TT
VNĐ
KCN
CTRPHSHC
CTRPHSHN

GTB
GXL

Chất thải rắn
Bê tông cốt thép
Hữu cơ
Vô cơ
Quy chuẩn Việt Nam
Thông tư
Đồng (tính theo đơn vị tiền tệ của Việt Nam)
Khu công nghiệp
Chất thải rắn phân hủy sinh học chậm
Chất thải rắn phân hủy sinh nhanh
Giá thiết bị
Giá xây lắp


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa trên phạm vi
cả nước đang gia tăng mạnh mẽ. Nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, các vấn đề môi trường ngày một
gia tăng, do đó chúng ta ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các thách thức môi
trường. Chất thải rắn đang là vấn đề gây bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi
trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và mỹ quan đô thị.
Thành phố Hội An là trọng tâm của cụm động lực phía Bắc vùng Đông của tỉnh
Quảng Nam, có mối quan hệ mật thiết với thành phố Đà Nẵng – vừa là đô thị lớn
nhất Miền Trung, vừa là một trong nhưng trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Hội An
còn có ưu thế đặc biệt với vị trí nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung”
bao gồm: Hội An – Mỹ Sơn – Huế. Đây được xem là điều kiện khách quan thuận lợi

giúp Hội An thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, kinh tế - xã hội và du lịch tại thành phố Hội An khá phát
triển tuy nhiên bên cạnh đấy vấn đề về vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý chất
thải rắn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức.
Việc quy hoạch một hệ thống quản lý chất thải rắn để giải quyết vấn đề vệ sinh
môi trường cho khu vực là rất cần thiết, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã
hội của khu vực thành phố nhằm nâng cap chất lượng đời sống người dân, thu hút sự
đầu tư sản xuất công nghiệp, nông thôn, dịch vụ…góp phần đưa khu vực ngày càng
phát triển theo hướng bền vững.
Do đó em lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải
rắn cho thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; giai đoạn 2020 - 2030”, nhằm tính
toán thiết kế hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được phương án quy hoạch hệ thống thu gom chất thải rắn mới cho
thành phố Hội An giai đoạn 2020-2030 phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội của
thành phố.

7


1.3. Nội dung nghiên cứu


Thu thập tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu : Dân số khu vực, hạ tầng cơ sở,
thuyết minh quy hoạch (đặc điểm đường xá, bề rộng mặt đường, độ dốc địa hình, tỷ
lệ gia tăng dân số), bản vẽ mặt bằng quy hoạch, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn, định







hướng phát triển khu vực …
Đề xuất, tính toán thiết kế 2 phương án vạch tuyến thu gom, 2 phương án xử lý CTR
Khái toán kinh tế cho từng phương án.
Lựa chọn phương án phù hợp và tối ưu nhất.
Thể hiện tính toán thiết kế trên 06 bản vẽ kỹ thuật.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu dựa trên các tài liệu có
sẵn và từ thực tế.
Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của thành phố Hội An.
Phương pháp thực nghiệm: Thu thập thông tin, dữ liệu từ quan sát, tìm hiểu thực
tế.
Phương pháp tính toán: dựa vào các tài liệu và thông tin thu thập được để tính
toán tốc độ phát sinh chất thải rắn của thành phố Hội An đến năm 2030; tính toán
thiết kế các công trình trong phương án xử lý chất thải rắn.
Phương pháp đồ họa: Sử dụng các phần mềm đồ họa để thể hiện kết quả tính
toán thiết kế.

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
1.1.

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thị xã Tam Điệp
1.1.1. Vị trí địa lý


Hình 1. Bản đồ thành phố Hội An
Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, có tọa độ địa lý từ 15015’26’’ đến
15055’15’’ vĩ độ Bắc và 108017’08’’ đến 108023’10’’ kinh độ Đông cách quốc lộ 1A
khoảng 9km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía Đông Nam, cách
thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc.
+Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu Bồn
+Phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn
+Phía Đông giáp biển với bờ biển dài 7km
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa hình, địa mạo của Hội An khá phong phú và đa dạng. Hội An
vừa có đô thị cổ, đô thị cũ, đô thị mới; vừa có đồng bằng; vừa có biển, có hải đảo tạo
nên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản...
Phần lớn diện tích tự nhiên của Hội An được bao bọc bởi hệ thống sông lớn
nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát;
những bàu, đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước.
Địa hình Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc
thoải trung bình 0,015, phân thành 2 dạng địa hình là địa hình vùng đồng bằng và địa
hình hải đảo.

9


1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm vùng Nam
Hải Vân, mang tính chất khí hậu ven biển Miền Trung như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 25,60C, cao nhất là 39,80C, nhiệt độ thấp
nhất là 22,80C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm xấp xỉ 2.000mm, biên độ giao động
1.200 - 3.000mm, phân bố theo mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5 đến
tháng 11).

Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa lớn nhất
trên ngày trên địa bàn : 126mm vào ngày 21/7.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 83%, mùa mưa độ
ẩm cao có thể đạt tới 85%, mùa khô 75%.
- Lượng mưa, bão: Tổng lượng mưa bình quân 2.504,57 mm/năm, lượng mưa
cao nhất vào tháng 10, 11 (550-1.000 mm/tháng), thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4
(23-40 mm/tháng). Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 hằng
năm; các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.156,2 giờ; số giới chiếu
nắng nhiều nhất là vào tháng 5-6, trung bình đạt 234 - 277 giờ/tháng; số giờ chiếu
nắng ít nhất vào tháng 11 -1 trung bình 69 – 165 giờ/tháng.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình: 2.107 mm/năm. Lượng bốc hơi tháng lớn
nhất: 241 mm. Lượng bốc hơi tháng ít nhất: 119 mm.
- Gió: Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: Gió mùa đông từ tháng 9 đến tháng 4
năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Hướng gió thịnh hành mùa hè: Đông.
Hướng gió thịnh hành mùa Đông: Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình: 3,3 m/s.
Tốc độ gió mạnh nhất: 40 m/s. Chế độ gió có 2 mùa rõ rệt.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Thành phố Hội An chịu ảnh hưởng chủ yếu của các sông là sông Thu Bồn, sông
Trường Giang, sông Cổ Cò.
Sông Thu Bồn: từ ngã ba Giao Thủy– nơi hợp lưu của hai dòng sông chính là
Thu Bồn và Vu Gia– sông tiếp tục chảy về hướng Đông 3 km đến làng Vân Ly
(thuộc xã Điện Quang– huyện Điện Bàn) thì tách làm đôi; một nhánh chảy về phía

10


Nam, đổ xuống ngã Chiêm Sơn, Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên), một nhánh chảy về
phía Đông qua Bắc Kỳ Lam. Hai dòng chảy chính của sông Thu Bồn lại hợp lưu tại
Bến Giá, tạo thành khu Gò Nổi trù phú. Dòng chính của sông Thu Bồn đi về xuôi

khoảng 14 km thì một chi lưu chảy ra phía Bắc, làm thành đường thủy quan trọng nối
sông Thu Bồn với sông Hàn (Đà Nẵng). Phần hạ lưu của sông Thu Bồn bắt đầu từ
Bến Giá chảy qua cầu Câu Lâu tới Cửa Đại dài 16 km. Đoạn sông Thu Bồn chảy qua
Hội An được gọi là sông Cái hoặc sông Hội An, với chiều dài qua địa phận thành phố
là 8,5 km, chiều rộng từ 120m – 240m, diện tích lưu vực 3.510km2. Một nhánh nhỏ
của sông Hội An tách dòng lượn sát vào Phố Hội thường gọi là sông Hoài.
Sông Trường Giang: Chiều dài của sông nối từ sông Thu Bồn ở xã Duy Thành
(thuộc huyện Duy Xuyên, cách Cửa Đại khoảng 5 km) đến cửa An Hòa (thuộc huyện
Núi Thành) chỉ không đầy 60 km. Đây là sông không có đầu nguồn, chạy song song
bờ biển, được ngăn cách với biển bởi dải cồn cát rộng lớn. Ngày xưa, khi chưa có
đường bộ thì con sông Trường Giang là đường giao thông thủy nội địa rất quan trọng
nối Bến Ván, cửa An Hòa (huyện Núi Thành), Tam Kỳ, Chợ Được (huyện Thăng
Bình), Trà Nhiêu (huyện Duy Xuyên) với Hội An và Đà Nẵng.
Sông Cổ Cò: Đoạn sông Cổ Cò chảy qua Hội An gọi là sông Đế Võng, chiều
dài 7km, chiều rộng từ 80m-100m. Sông Cổ Cò từng là con đường giao thương nối
thông Cửa Hàn- Đà Nẵng với Cửa Đại- Hội An và nối đầm Trà Quế với đầm Trà
Nhiêu.
Sông Hồng chảy ven theo địa giới hành chính các xã Tiến Đức, Hồng An, Minh
Tân, Độc Lập, Hồng Minh; với chiều dài khoảng 14 km. Vào mùa mưa từ tháng 6
đến tháng 10 mực nước sông lên nhanh và cao hơn mặt ruộng từ 2 - 5m. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 5 năm sau mực nước sông xuống thấp hơn mặt ruộng từ 2 - 3m.
Sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản
xuất, đồng thời cũng cung cấp lượng phù sa không nhỏ phục vụ việc cải tạo đồng
ruộng.
Các nguồn sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau
trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Nhờ những dòng
sông này, từ Hội An ngược nguồn Thu Bồn lên các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên,

11



Quế Sơn, Đại Lộc...hay xuôi dòng Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu
Lai…
Lưu lượng nước bình quân của sông Hội An (hạ lưu sông Thu Bồn)
là 232m3/giây, lưu lượng lũ bình quân 5.430m3, lưu lượng kiệt từ 40 – 60m3/giây.
Mực nước lũ tại sông Hội An bình quân +2,48m, năm Bính Thìn (ngày 10-11-1964)
mực nước lũ sông Hội An lên đến +3,40m, năm 1998: +2,99m, năm 1999: +3,21m
1.1.5. Dân số [6]
Dân số thành phố gồm 9 phường và 4 xã là 135450 người
Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm xấp xỉ 1,1%.
1.1.6. Y tế [6]
Có 2 bệnh viện ở phường Sơn Phong và phường Cẩm Phô và 13 trạm y tế.
Bệnh viên đa khoa thành phố với 300 giường bệnh và bệnh viên đa khoa tư nhân với
80 giường bệnh, mỗi trạm y tế 10 giường bệnh.
1.1.7. Điều kiện về giao thông
-

Đường bộ: Giao thông chủ yếu là các tỉnh lộ sau:
+ Tỉnh lộ 603 từ Đà Nẵng đi ngã tư Điện Ngọc – Tứ Câu ( QL1A) dài 6km, nền
rộng 9m, mặt đường rộng 6m kết cấu bằng bê tông nhựa.
+ Tỉnh lộ 607 từ ngã tư Điện Ngọc đi thành phố Hội An dài 13,4km, nền rộng
7.5m – 9m, mặt đường rộng 5-6m kết cấu bê tông nhựa.
+ Tỉnh lộ 607B chạy ở phía Tây Bắc thành phố Hội An theo hướng Tây Nam –
Đông Bắc từ ngã ba Lai Nghi đến bãi biển Hà My dài 13km, nền đường rộng 7.5 –
9m, mặt đường rộng 5-6m bằng bê tông nhựa.
+ Tỉnh lộ ĐT 608: Từ thị trấn Vĩnh Điện đến ngã ba Lai Nghi theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam thành phố Hội An đi Cửa Đại dài 14,5km nền 9m, mặt 6m bằng bê
tông nhựa.
+ Bến xe: Bến xe ô tô đối ngoại nằm ở phía Tây thành phố tại ngã ba Tin Lành


-

với diện tích bến 1280m2.
Đường thủy:
+Ngày nay Hội An chỉ có bến thuyền nhỏ phục vụ cho khu vực thành phố và
vùng lân cận. Bến thuyền Hội An diện tích 230m2, gồm gần 20 thuyền khách với 150
chỗ, 34 thuyền nhỏ chở hàng hóa.
+Hội An không có cảng biển chỉ có 2 cảng cá tại Cửa Đại và tại cầu Cẩm Nam.
+ Hiện nay ở Hội An không có đường hàng không, đường thủy

12


-

Giao thông nội thị: Thành phố Hội An có mạng lưới đường nhỏ, hẹp, hệ ô bàn cờ
theo 2 hướng Tây bắc – Đông Nam và Tây Nam – Đông Bắc.
+ Đường 607A kéo dài từ ngã tư Thương Tín đến công viên văn hóa Nguyễn

-

Duy Hiệu
+ Đường 608 kéo dài từ ngã ba Lai Nghi đến ngã ba Tin Lành
+ Đường Nhị Trưng
+ Đường du lịch sinh thái ben biển ( đường Thanh Niên)
Tuyến đường đi bộ: Các tuyến đường đi bộ trong khu vực phố Cổ như: Trần Hưng
Đạo, Trần Phú, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ,
Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học.
1.1.8. Du lịch
Ngoài những giá trị văn hóa kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền

tảng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ. Du khách đến tham quan, lưu trú tại Hội An ngày
một tăng cao. Số khách du lịch đến Hội An là 2,2 triệu lượt/năm [7].

1.2.

Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bản thành phố Hội An

1.2.1. Các nguồn và loại chất thải rắn phát sinh

Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở
quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản
lý chất thải rắn thích hợp.
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau nhưng
phân loại theo cách thông thường là:

13


Bảng 1.1: Nguồn gốc các loại chất thải
Nguồn phát sinh
Khu dân cư

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải rắn

Hộ gia đình, biệt thự, chung cư

Thực phẩm thừa, giấy,
can nhựa, thủy tinh,

nhôm
Khu thương mại
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách
Giấy, nhựa, thực phẩm
sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa
thừa, thủy tinh, chất thải
nguy hại
Cơ quan, công sở
Trường học, bệnh viện, khách sạn Giấy, nhựa, thực phẩm
dư thừa, thủy tinh, kim
loại, chất thải nguy hại,
túi nilon
Dịch vụ công cộng Hoạt động dọn rác vệ sinh đường Rác cành cây cắt tỉa,
đô thị
phố, công viên, khu vui chơi giải chất thải chung tại khu
trí, bãi tắm
vui chơi, giải trí, rác rơi
vãi do hoạt động thu
gom
Các khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế tạo, Chất thải rắn do quá
thủ công nghiệp
trình chế biến công
nghiệp, phế liệu, rác sinh
hoạt công nhân
Du lịch
Các điểm du lịch nổi tiếng
Chai lọ, vỏ thức ăn của
khách du lịch
1.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, quản lý chất thải rắn
-


Tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hội An đạt gần 90% [1]
Phương tiện chuyên dụng để thu gom ở các huyện chủ yếu vẫn là xe tự chế
( cải tiến, xe 3 bánh, xe kéo tay...); vì vậy không đảm bảo vệ sinh trong quá
trình vận chuyển, ảnh hưởng đến môi trường, mất vệ sinh trên các tuyến đường vận
chuyển.

-

Chất thải rắn xây dựng: CTR xây dựng trên địa bàn thị xã chưa được phân loại, phần
lớn CTR xây dựng được tận dụng để san lấp mặt bằng, phần còn lại được thu gom

-

chung với chất thải rắn sinh hoạt và đưa đến các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt.
Chất thải rắn công nghiệp: CTR phát sinh được các đơn vị thu gom, phân loại, một
phần được tái chế và một phần được ký hợp đồng với các công ty môi trường đô thị

-

vận chuyển, xử lý.
Chất thải rắn y tế: Tất cả các loại CTR sinh hoạt được thu gom và tập trung về khu
tập kết rác của bệnh viện sau đấy được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt.

14


CTR y tế ( nguy hại) ở các phòng bệnh được hợp đồng với công ty TNHH MTV Môi
-


trường Đô thị Quảng Nam vận chuyển, xử lý tại lò đốt CTR công nghiệp.
Chất thải rắn nguy hại: Chất thải rắn nguy hại được thu gom đưa vào thùng chuyển
về nơi tập kết và xử lý khu vực Trung Bộ.
1.2.3. Khả năng phân loại chất thải rắn tại nguồn
Hiện tại, trên địa bản thành phố Hội An đã thực hiện phân loại rác tại nguồn
theo nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng). Tuy nhiên quá trình thực hiện
chưa đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, do phương tiện thực hiện
còn hạn chế nên công tác thu gom chưa thật hiệu quả. Phần chất thải rắn không được
thu gom của thành phố gây ô nhiễm môi trường, làm tắc các mương thoát nước và
ảnh hướng rất lớn đến mỹ quan thành phố. Chất thải rắn được thu gom vận chuyển
tập kết tại bãi rác và chưa có biện pháp xử lý hợp vệ sinh.
1.2.4. Khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR

-

Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sẽ góp phần làm giảm (80÷90)% tổng lượng
chất thải rắn thu gom tập trung. Tỉ lệ và thành phần CTR:
+ Tỉ lệ thành phần chất thải rắn có khả năng tái chế tại thị xã là (10÷20)%
+ Tỉ lệ CTR hữu cơ trên 60%
- Với tỉ lệ thành phần chất thải rắn như trên tạo thuận lợi cho việc ngăn ngừa,
tái sử dụng chất thải, hạn chế lượng chất thải rắn cần chôn lấp. Tỉ lệ CTR hữu cơ
thuận lợi cho sản xuất phân vi sinh sử dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Thành
phần CTR có khả năng tái chế cao sẽ làm giảm đáng kể lượng CTR cần chôn lấp.

15


CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHO
THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2030
Tính toán dân số, lượng chất thải rắn phát sinh giai đoạn 2020 – 2030


2.1.

2.1.1. Dự báo CTR sinh hoạt
-

Dân số: 135450 người[6]
Diện tích: 61,47km2
Tốc độ tăng dân số 1,1%
Tỉ lệ thu gom hiện tại đạt 90%
Tiêu chuẩn thải rác: 0,6 kg/người.ngđ [1]
Khối lượng riêng rác: 380 kg/m3
Bảng 2.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom tại Thành phố Hội An giai
đoạn 2020-2030

Năm

2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
Tổng


Số dân

143065
144639
146230
147839
149465
151109
152771
154452
156151
157868
159605

Tiêu chuẩn

Lượng rác

Lượng rác

rác

phát sinh

thu gom

(kg/ng.ngđ)

(kg.ngđ)


(kg/ngđ)

0,6
0,6
0,6
0,6
0,6
0,6
0,6
0,6
0,6
0,6
0,6

85839,00
86783,40
87738,00
88703,40
89679,00
90665,40
91662,60
92671,20
93690,60
94720,80
95763,00
997916,4

77255,10
78105,06
78964,20

79833,06
80711,10
81598,86
82496,34
83404,08
84321,54
85248,72
86186,70
898124,76

16

Lượng rác
(tấn/năm)
28198,11
28508,35
28821,93
29139,07
29459,55
29783,58
30111,16
30442,49
30777,36
31115,78
31458,15
327815,53


Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phối Hội An [1]
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Các thành phần cơ bản
Chất hữu cơ
Giấy và carton
Vải
Gỗ
Nhựa
Da và cao su
Kim loại
Thủy tinh
Sành sứ
Đất và cát
Xỉ than
Nguy hại
Bùn
Các loại khác

Tổng cộng

Tỉ lệ (%)
68,47
5,07
1,55
2,79
11,36
0,23
1,45
0,14
0,79
6,75
0,00
0,02
1,35
0,03
100

Thành phần chất thải rắn phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức sống
thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quan trọng trong thành phần chất
thải rắn sinh hoạt.
Nhận thấy, trong thành phần rác thải đưa đến khu xử lý, thành phần rác có thể
sử dunggj làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao (68,47%); tiếp theo là thành
phần nhựa (11,36%); CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%.
2.1.2. Dự báo CTR y tế

Trên địa bàn thành phố Hội An có: 2 bệnh viện: bệnh viện đa khoa Hội An,
bệnh viện Thái Bình Dương ( 380 giường bệnh) và 13 trạm y tế ( 130 giường bệnh)
-


Số lượng giường bệnh: 510 giường
Tổng lượng rác thải bệnh viện phát sinh:
N×g
Trong đó:
N: số giường bệnh
g: tiêu chuẩn thải rác/1 giường bệnh; g = 0,73 kg/gb.ngđ [1]

-

Tỉ lệ gia tăng giường bệnh hằng năm = tỉ lệ tăng dân số = 1,1%
Bảng 2.3: Thống kế lượng chất thải rắn y tế hằng năm giai đoạn 2020-2030

17


Tỉ lệ
Năm

2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030

Tổng
2.1.3.
-

Tiêu

tăng

Số

chuẩn

giường

giường

thải rác

bệnh

bệnh

(kg/hs.ng

527
533
539
545
551
557

563
569
575
582
588

đ)[1]
0,73
0,73
0,73
0,73
0,73
0,73
0,73
0,73
0,73
0,73
0,73

(%)
1,1
1,1
1,1
1,1
1,1
1,1
1,1
1,1
1,1
1,1

1,1

Tổng lượng
rác thải
phát sinh
(kg/ngđ)

Tổng rác thải
thu gom
(kg/ngđ)

384,71
389,09
393,47
397,85
402,23
406,61
410,99
415,37
419,75
424,86
429,24
4474,17

346,24
350,18
354,12
358,07
362,01
365,95

369,89
373,83
377,78
382,37
386,32
4026,76

Tổng
lượng rác
thải
(tấn/năm)
126,38
127,82
129,25
130,70
132,13
133,57
135,01
136,45
137,89
139,57
141,01
1469,78

Dự báo CTR trường học
Trên địa bàn thành phố Hội An có 39 trường học ( mầm non, tiểu học, THCS, THPT)
trong đó:
+ 12 trường mầm non ( 5 lớp mỗi lớp 20 học sinh)
+ 12 trường tiểu học (15 lớp, mỗi lớp 35 học sinh)
+ 12 trường THCS ( 12 lớp, mỗi lớp 45 học sinh)

+ 3 trường THPT ( 15 lớp, mỗi lớp 45 học sinh) [8]

-

Hệ thống các trường trung cấp cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố: Trường Cao
đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung, trường Cao đẳng Điện lực Miền
Trung, trường đại học Phan Chu Trinh( không có số liệu cụ thể, nhưng theo quy
hoạch đến năm 2020 thì: trường đại học Phan Chu Trinh (ĐH1) có 10500 sinh viên,
trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung (CĐ1) có 7000 sinh viên nội trú, trường Cao
đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi Miềm Trung (CĐ2) có 4200 sinh viên nội trú,

-

trường nội trú Dân tộc (DTNT) có 1000 sinh viên nội trú) [6]
Số lượng học sinh:
+ 16005 học sinh cấp cơ sở

18


+ 22700 sinh viên
-

Ta lấy tỉ lệ tăng số học sinh = tỉ lệ tăng dân số = 1,1%
Tiêu chuẩn thải rác: 0,07kg/hs.ngđ
Tổng rác thải trường học thu gom:
N×g
Trong đó:
N: số học sinh
g: tiêu chuẩn thải rác trường học: 0,07kg/hs.ngđ


19


Bảng 2.4: Lượng rác thải của các trường nội trú, cao đẳng, đại học năm 2030

Năm

2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
Tổng

Tỉ lệ
tăng số
học sinh
(%)
1,1
1,1
1,1
1,1
1,1

1,1
1,1
1,1
1,1
1,1
1,1

Số học sinh
ĐH
10500
10616
10732
10850
10970
11090
11212
11336
11460
11586
11714

CĐ1
7000
7077
7155
7234
7313
7394
7475
7557

7640
7724
7809

CĐ2 DTNT
4200 1000
4246 1011
4293 1022
4340 1033
4388 1045
4436 1056
4485 1068
4534 1080
4584 1091
4635 1103
4686 1116

Tiêu
chuẩn thải
(kg/ng.
ngđ)
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07

0,07
0,07

Lượng rác phát sinh
(kg/ngđ)
ĐH
735,00
743,12
751,24
759,50
767,90
776,30
784,84
793,52
802,20
811,02
819,98

Tổng CTR năm 2030
Tổng CTR năm 2020-2030

20

CĐ1
490,00
495,39
500,85
506,38
511,91
517,58

523,25
528,99
534,80
540,68
546,63

CĐ2
294,00
297,22
300,51
303,80
307,16
310,52
313,95
317,38
320,88
324,45
328,02

Lượng rác thu gom (kg/ngđ) (H = 90%)
DTNT
70,00
70,77
71,54
72,31
73,15
73,92
74,76
75,60
76,37

77,21
78,12

ĐH
CĐ1
CĐ2
DTNT
661,50
441,00
264,60
63,00
668,81
445,85
267,50
63,69
676,12
450,77
270,46
64,39
683,55
455,74
273,42
65,08
691,11
460,72
276,44
65,84
698,67
465,82
279,47

66,53
706,36
470,93
282,56
67,28
714,17
476,09
285,64
68,04
721,98
481,32
288,79
68,73
729,92
486,61
292,01
69,49
737,98
491,97
295,22
70,31
7690,16 5126,81 2780,88
732,38
1593,48 (kg/ngđ) = 581,62 (tấn/năm)
16330,23 ( kg/ngđ) = 5960,53 (tấn)


Bảng 2.5: Lượng rác thải của các trường cấp cơ sở năm 2030
Tổng lượng Tổng rác
Tỉ lệ tăng

số học

Tổng

Tiêu chuẩn

rác thải

thải thu

lượng rác

thải rác

phát sinh

gom

thải

Số học

Năm sinh (%) sinh (hs) (kg/hs.ngđ) (kg/ngđ)
(kg/ngđ)
2020
1,1
16005
0,07
1120,35
1008,32

2021
1,1
16359
0,07
1145,13
1030,62
2022
1,1
16539
0,07
1157,73
1041,96
2023
1,1
16721
0,07
1170,47
1053,42
2024
1,1
16905
0,07
1183,35
1065,02
2025
1,1
17091
0,07
1196,37
1076,73

2026
1,1
17279
0,07
1209,53
1088,58
2027
1,1
17469
0,07
1222,83
1100,55
2028
1,1
17661
0,07
1236,27
1112,64
2029
1,1
17855
0,07
1249,85
1124,87
2030
1,1
16005
0,07
1120,35
1008,32

Tổng
13012,23
11711,01
Tổng lượng CTR thu gom cuối năm 2030:
581,62 + 368,03 = 949,65 (tấn/năm)
Tổng lượng CTR thu gom từ năm 2020-2030 là:
5960,53 + 4274,52 = 10235,05 (tấn)

(tấn/năm)
368,03
376,18
380,31
384,50
388,73
393,01
397,33
401,70
406,11
410,58
368,03
4274,52

2.1.4. Dự báo CTR công nghiệp
Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh được tính toán trên cơ sở ước
tính hệ số phát sinh dao động từ 0,1 – 0,3 tấn/ha.ngđ.
Chọn khối lượng CTR công nghiệp phát sinh: 0,2 tấn/ha.ngđ
Tỉ lệ thu gom: 90%
-

Cụm công nghiệp Thanh Hà: S = 30,33 ha

+ Lượng CTR phát sinh năm 2030: 0,2 × 30,33 = 6,07 ( tấn/ngđ) = 2215,55
(tấn/năm)
+ Lượng CTR thu gom năm 2030: 2215,55 × 90% = 1994 (tấn/năm)
+ Lượng CTR thông thường chiếm 10% lượng CTR công nghiệp năm 2030 là:
1994 × 10% = 199,4( tấn/năm) = 546,3 ( kg/ngđ)
+ Lượng CTR thu gom từ năm 2020 – 2030 là:
11 × 199,4 = 2193,4 (tấn)

-

KCN Tân An: S = 6,5ha
+ Lượng CTR phát sinh năm 2030: 0,2 × 6,5 = 1,3 ( tấn/ngđ) = 474,5 (tấn/năm)
+ Lượng CTR thu gom năm 2030: 474,5 × 90% = 427,05 (tấn/năm)
+ Lượng CTR thông thường chiếm 10% lượng CTR công nghiệp năm 2030 là:
21


427,05 × 10% = 42,71 ( tấn/năm) = 117,01 (kg/ngđ)
+ Lượng CTR thu gom từ năm 2020 – 2030 là:
-

11 × 42,71 = 469,81 ( tấn)
Tại 2 cụm công nghiệp chất thải rắn chủ yếu là:
+ Rác thải điện tử sẽ được đưa đi xử lý riêng
+ Phế phẩm trong quá trình chế biển thủy hải sản kí kết với công ty chế biến

thức ăn gia súc
+Bông, vải được kí kết với công ty sản xuất chăn gối, nguyên liệu cho việc
chạy lò hơi.
=> Chất thải thông thường còn lại mang xử lý cùng CTR sinh hoạt cùng khu

vực.
2.1.5. Dự báo CTR công cộng ( từ các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng)
Số lượng khách du lịch: 2000000 (người/năm) = 5480 (người/ngày)
Tiêu chuẩn thải rác: 0,6kg/người .ngđ
Tổng lượng rác phát sinh từ hoạt động du lịch năm 2030:
5480 ×0,6 = 3288 ( kg/ngđ) = 1200,12 ( tấn/năm)
Lượng CTR từ hoạt động du lịch thu gom trong năm 2030:
3288 × 90% = 2959,2 (kg/ngđ) = 1080,11 (tấn/năm)
Lượng CTR từ hoạt động du lịch thu gom từ năm 2020 -2030:
1080,11 × 11 = 11881,19(tấn)
2.1.6. Tổng lượng rác
Tổng lượng rác thu gom trong năm 2030 là:
Rác dân cư + Rác y tế + Rác trường học+ Rác công nghiệp + Rác công cộng
=31458,15 + 141,01 + 949,65 + (199,4 + 42,71) + 1080,11 = 33871,03(tấn/năm)
= 92,80 (tấn/ngđ) = 89134,29(m3/năm)
Tổng lượng rác thải thu gom từ năm 2020 – 2030 là:
Rác dân cư + Rác y tế + Rác trường học+ Rác công nghiệp + Rác du lịch
= 327815,53 +1469,78 + 10235,05 + (2193,4 + 469,81) + 11881,19
= 354064,76(tấn) = 931749,37(m3)
2.2.

Đề xuất phương án thu gom chất thải rắn

2.2.1. Phương án 1: Rác sinh hoạt được phân loại tại nguồn
2.1.1.1.

Vạch tuyến mạng lưới thu gom chất thải rắn

22



a) Phương án thu gom

Theo phương án này chất thải rắn sẽ được phân loại tại nguồn. Do trong rác thải
chất thải rắn hữu cơ chiếm đến hơn 60% nên:
-

Tại các khu dân cư: Trong mỗi gia đình có hai thùng đựng rác, một loại đựng rác
hữu cơ ( hoa, rau, quả, thức ăn thừa, bã chè, cà phê, lá cây, cây thân cỏ...) và một loại
đựng rác thải vô cơ ( xương, cành cây, vỏ sò, sến, sành sứ, vải, than tổ ong, mẩu
thuốc lá, tả bỉm...). Thùng đựng rác phải ó nắp đậy kín, đảm bảo vệ sinh mỹ quan.
Mỗi gia đình có thể sử dụng túi lót bên trong thùng đựng rác, là loại túi đứng rác
không thu hồi ( túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo), kich thước màu sắc của
túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi vào mục đích khác, túi màu xanh đựng

-

rác thải hữu cơ, túi màu vàng đựng rác thải vô cơ.
Tại bệnh viện, trường học, vỉa hè, công viên...sử dụng thùng phân loại với màu sắc

-

khác nhau: màu xanh đựng chất thải hữu cơ, màu vàng đựng rác thải vô cơ.
Thu gom sơ cấp: sử dụng xe đẩy tay thu gom tại các khu dân cư và các khu vực công

-

cộng, các xe đẩy tay này có màu sắc khác nhau, giống màu của túi đựng rác...
Thu gom thứ cấp: sử dụng xe ép rác, thu gom tại các bãi tập kết CTR chuyển về khu
xử lý.

Ưu điểm:

-

Vừa tái chế vừa làm phân compost nên tận dụng được nguồn tài nguyên trong rác

-

thải
Giải quyết việc làm cho một số người dân địa phương
Công tác phân loại tại nguồn có thể thu hồi và tái chế vật liệu từ chất thải một cách
hiệu quả nhất.
Nhược điểm:

-

Tốn chi phí xây dựng bãi chôn lấp cũng như các vấn đề phát sinh từ nước rỉ rác, mùi

-

hôi
Đầu ra phân compost ít do nhu cầu sử dụng chưa rộng cũng như hiệu quả sử dụng
phải có thời gian lâu dài không đáp ứng được thị hiếu của người sử dụng.

23


Hình 2: Sơ đồ thu gom phương án 1
b) Hệ thống vận chuyển
- Thu gom sơ cấp bằng xe đẩy tay:


+ Sử dụng xe đẩy tay V = 660l, công nhân đẩy các thùng tới thu gom ở các ngõ
hẽm, sau đó đưa thùng đẩy tới điểm tập kết chờ xe ép rác tới vận chuyển rác.
Mỗi điểm tập kết gồm 3 đến 8 xe đẩy tay.
+ Phương tiện: Xe đẩy tay V = 660l
+

Hệ số sử dụng: f = 0,85

Thu gom thứ cấp bằng xe ép rác:
Cuối ngày công nhân đẩy xe đẩy tay về điểm tập kết. Xe ép rác đến thu gom từ điểm
tập kết và chở về khu xử lý
+ Sử dụng: Loại xe ép rác Dongfeng V = 14m3 thu gom CTR hữu cơ
Loại xe ép rác Dongfeng V = 9m3 thu gom CTR vô cơ
Hệ số nén r = 2

 Số xe đẩy tay đầy 1 xe ép rác hữu cơ:

24


= = = 50 (xe)
Số chuyến hoạt động trong ngày:
N = = = 7,5(tuyến) lấy tròn 8 tuyến
Số xe đẩy tay trung bình thực tế thu gom mỗi tuyến là:
Nxe = 47(xe)
Số xe đẩy tay tại các điểm tập kết thu gom CTR hữu cơ (xem chi tiết ở mục 3.1
phụ lục 3)
 Số xe đẩy tay đầy 1 xe ép rác vô cơ:


= = = 33 (xe)
Số chuyến hoạt động trong ngày:
N = = = 5 (tuyến)
Số xe đẩy tay tại các điểm tập kết thu gom CTR hữu cơ (xem chi tiết ở muc 3.2
phụ lục 3)
c) Tính toán thời gian thu gom, vận chuyển CTR

CTR hữu cơ
 Tuyến 1:
Thời gian yêu cầu cho một chuyến xe
Tyêu cầu = (Tbốc xếp + Tchuyên chở + Tbãi) ×

25


×