Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO KHU ĐÔ THỊ MỚI CỬA TIỀN, PHƯỜNG VINH TÂN, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ HIỀN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO
KHU ĐÔ THỊ MỚI CỬA TIỀN, PHƯỜNG VINH TÂN,
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ HIỀN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO
KHU ĐÔ THỊ MỚI CỬA TIỀN, PHƯỜNG VINH TÂN,
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
Ngành
Mã ngành

: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
: 52510406

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1 : ThS. MAI QUANG TUẤN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2 : TS. VŨ PHƯƠNG THẢO


HÀ NỘI, 2017


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Các số liệu, kết quả đưa ra trong đồ án này là trung
thực và hoàn toàn mới.
Mọi tài liệu tham khảo trong đồ án này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ cũng như sự quan tâm của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến:
Quý thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện
tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, đã trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Dưới sự giảng dạy nhiệt
tình, truyền đạt những kinh nghiệm hay và quý báu của cô, em không chỉ tiếp thu
thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên
cứu nghiêm túc, hiệu quả từ cô. Đó là những điều cần thiết với em trong quá trình
học tập và công tác sau này.
Cùng với lòng biết ơn ấy, em xin chân thành cảm ơn chính quyền địa
phương xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp
thông tin, số liệu và kiến thức cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em

trong thời gian thực địa tại địa phương.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn
thành đồ án tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đồ án có hạn cũng như kinh nghiệm, năng
lực, kiến thức còn hạn chế, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để em có điều
kiện bổ sung đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và những tác động mạnh mẽ của nó trong thời gian
gần đây là mối quan ngại to lớn của nhân loại. Để chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế
giới đã tập trung nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, đưa ra nhiều giải pháp;
trong đó có việc đưa rừng vào công cuộc thích ứng với biến đổi khí hậu bởi vì sự

suy giảm nghiêm trọng về diện tích RNM chính là nguyên nhân chủ yếu làm gia
tăng lượng khí CO2 trong khí quyển và sự gia tăng khí nhà kính là nguyên nhân
chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu, trong tất cả cacbon sinh học được
cố định trên thế giới, có hơn một nửa (55%) được cố định bằng rừng ngập mặn.
Đa Lộc là xã đồng bằng ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng. Nơi đây có
những cánh rừng ngập mặn phát triển, tạo thành một vành đai vững chắc bảo vệ đê
biển và mang lại lợi ích cao về kinh tế. Tuy nhiên, rừng ngập mặn ở Việt Nam nói
chung và rừng ngập mặn thuộc xã Đa Lộc nói riêng đã và đang bị suy giảm về số
lượng cũng như chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở xã Đa Lộc, việc
trồng, bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn một phần do điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt, cây con bị hà gây hại cộng với việc một số người dân đã phá rừng lấy củi
hoặc làm đầm nuôi thủy sản… Diện tích rừng ngập mặn trồng còn sống được (sau
hai cơn bão năm 2005 và 2007) đến nay là 89 ha. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu
có xu hướng rõ rệt, dẫn đến sự gia tăng bão và thiên tai thì việc bảo vệ, quản lý tốt
rừng ngập mặn ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết để có thể hiện thực hoá phát
triển bền vững tại Việt Nam và trên thế giới.
Một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên rừng và môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam là tham gia chương trình REDD và REDD+ [7].
-

REDD (Reducing Emission from Deforestation and Degradation in developing
countries): Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và
suy thoái rừng tại các nước đang phát triển .

8


-


REDD+ Giai đoạn sau của REDD, Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực
hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng cacbon rừng; Quản lý bền
vững tài nguyên rừng, và Tăng cường trữ lượng cacbon rừng.
Việt Nam là nước chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, vì vậy
REDD+ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng này.
Chương trình hành động quốc gia về REDD + đã được phê duyệt tháng 6/2012. Mục
tiêu của Việt Nam khi tham gia chương trình này là đóng góp vào việc giảm phát
thải khí nhà kính, tăng trữ lượng cacbon rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần
xoá đòi giảm nghèo, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt
Nam.
Điều kiện cần để tham gia chương trình REDD và REDD + là chúng ta phải
tính toán được trữ lượng cacbon của rừng có thể lưu trữ là bao nhiêu. Từ đó, có thể
xác định tín chỉ phát thải cacbon và thu được nguồn tài chính từ dịch vụ môi trường
hấp thụ CO2 từ rừng. Đây chính là nhu cầu cấp thiết nhằm cung cấp thông tin, dữ
liệu có cơ sở khoa học đáng tin cậy về khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng.
Theo IPCC (2006) và CIFOR (2012), để định lượng cacbon rừng tham gia
vào chương trình REDD và REDD+ thì có 5 bể chứa cacbon được xác định, đó là:

1. Bể chứa cacbon trong thực vật ở trên mặt đất (thân, cành) (Above Ground Biomass
− AGB)
2. Bể chứa cacbon trong thực vật dưới mặt đất (rễ) (Below Ground Biomass − BGB)
3. Bể chứa cacbon trong thảm mục hay còn là lượng rơi (Litter)
4. Bể chứa cacbon trong cây gỗ chết (chết đứng hoặc đã đổ) (Dead Wood)
5. Bể chứa cacbon trong đất dưới dạng cacbon hữu cơ (Soil Organic Cacbon)
Từ nhận thức trên và căn cứ vào thời gian làm đồ án tốt nghiệp em đã lựa
chọn nghiên cứu bể chứa thứ (5) với tên đồ án như sau: “Nghiên cứu định lượng
cacbon trong đất rừng trang (Kandelia obovata) trồng tại xã Đa Lộc, huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-


Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất rừng trang trồng tại xã Đa Lộc, huyện
Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính ứng phó với
biến đổi khí hậu.
9


-

Cung cấp thông tin và số liệu khoa học cho công việc triển khai và thực hiện các
chương trình REDD và REDD+ ở Việt Nam.

3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đồ án, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu các nội dung sau:
-

Nghiên cứu định lượng cacbon tích lũy trong đất của rừng trang trồng tại xã Đa
Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

-

Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon dưới dạng chất hữu cơ trong đất của rừng
trang trồng tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Hiện trạng và xu thế biến đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), hiện trạng diện tích
rừng ngập mặn của Việt Nam tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 cho thấy, tổng
diện tích rừng tự nhiên là 19.559 ha, tổng diện tích rừng trồng là 37.652 ha (bảng
1.1). Diện tích rừng ngập mặn trồng cao gấp 2 lần so với diện tích rừng tự nhiên.
Trong rừng trồng, diện tích rừng đặc dụng là 1.215 ha, diện tích rừng phòng hộ là
13.763 ha, diện tích rừng sản xuất là 21.545 ha [16].
Bảng 1.1. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn toàn quốc tính đến ngày
31/12/2015 (đơn vị: ha)
Loại rừng
Rừng tự
nhiên
Rừng trồng

Tổng
19.559
37.652

Thuộc quy hoạch 3 loại rừng
Rừng đặc
Rừng
Rừng sản
dụng
phòng hộ
xuất
296

14.420

3.964


Ngoài quy
hoạch 3
loại rừng
878

1.215
13.763
21.545
1.129
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016)

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất
cao nhất trên thế giới nói chung và đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế xã hội
của người dân ven biển Việt Nam nói riêng.
Rừng ngập mặn là nơi lưu giữ và phân hủy các chất thải kể cả các hợp chất
hữu cơ khó phân hủy từ nội địa chuyển ra, các chất ô nhiễm ven biển như dầu mỏ.
Nhờ các vi sinh vật mà các chất này trở thành chất dinh dưỡng cho nhiều sinh vật
khác và môi trường được trong sạch. Khả năng sinh kháng sinh của nhiều loài vi
khuẩn, nấm men, đặc biệt là nấm sợi có hoạt tính kháng sinh mạnh có tác dụng ức
chế các vi sinh vật gây bệnh cho động, thực vật, làm sạch môi trường bị ô nhiễm
ven biển. Trong đất rừng ngập mặn có vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) tạo ra
protein tinh thể độc có khả năng tiêu trừ đặc hiệu một số loài côn trùng gây hại cho
người và động thực vật như các loài sâu róm, sâu tơ, bọ nẹt, ấu trùng muỗi, sốt rét
và sốt xuất huyết [15].
11


Hệ sinh thái RNM còn đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ, phát triển tài
nguyên và môi trường cửa sông, ven biển phục vụ cho kinh tế − xã hội và cộng

đồng thể hiện qua các chức năng và dịch vụ như: Cung cấp O 2 và hấp thụ CO2 cải
thiện điều kiện khí hậu khu vực như các loại rừng khác; Tích luỹ cacbon; Cung cấp
thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và là vườn ươm cho các loài thủy sản ven
biển, nơi ở cho các loài chim di cư; Góp phần giảm thiểu tác hại của gió, bão, nước
biển dâng và sóng thần; Làm tăng lượng bồi tụ trầm tích, mở rộng đất đai bờ cõi;
Lọc nước và hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửa sông ven biển; Lưu giữ
nguồn gen; Cung cấp phương tiện thông tin cho nghiên cứu, giáo dục và đào tạo,
giữ gìn bản sắc văn hoá và tín ngưỡng; Du lịch và các dịch vụ khác.
Mặc dù RNM có đóng vai trò quan trọng nhưng theo Mai Sỹ Tuấn, Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn, thuộc Đại học Sư Phạm Hà Nội thì diện
tích rừng ngập mặn của nước ra trong nửa thế kỷ qua đã bị giảm đi đáng kể (khoảng
80%). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất RNM là do chuyển đổi mục đích sử dụng
đất từ RNM sang nuôi trồng thủy sản; sóng biển, bão và các thảm họa thiên nhiên; ô
nhiễm môi trường do dư lượng hóa chất từ sản xuất nông nghiệp và chất thải và cơ
chế chính sách còn yếu kém, bất cập nên không khuyến khích được cộng đồng địa
phương và người dân tham gia bảo vệ và phát triển bền vững RNM. Rừng ngập
mặn bị mất do cả nguyên nhân tự nhiên và hoạt động của con người là vấn đề rất
đáng lo ngại. Các nguyên nhân tự nhiên gồm bão, lũ và hiện tượng xói lở tự nhiên
và thay đổi quá trình bồi lắng phù sa... Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất
RNM ở Việt Nam thường liên quan mật thiết đến hoạt động phát triển kinh tế và áp
lực dân số cao tại các khu vực gần RNM [15].
Từ thế kỉ XX, tại Cà Mau nơi có diện tích RNM lớn nhất Việt Nam, hầu hết
RNM được xếp vào loại rừng sản xuất và khai thác luân kỷ (25 − 30 năm). Sản
phẩm chính là gỗ, than, tà nanh và củi. Trong chiến tranh hóa học của Mỹ (1962 −
1969) hơn 150.000 ha RNM Nam Bộ đã bị hủy diệt (Phan Nguyên Hồng và cộng
sự, 1997). Vào những năm 80, phong trào nuôi tôm xuất khẩu phát triển mạnh, một
diện tích lớn RNM miền Nam bị chuyển đổi thành đầm nuôi tôm. Trong thời gian
gần đây, diện tích RNM Cà Mau và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng lên do
trồng cây theo mô hình lâm ngư kết hợp và trồng rừng phòng hộ do tổ chức Ngân
12



hàng Thế giới tài trợ từ năm 2000 − 2005 nhưng chất lượng chưa cao, tình trạng phá
rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương [16].
Ở ven biển miền Trung, những năm 1960 có 20.000 ha RNM, nhưng do phá
rừng để nuôi tôm nên nhiều nơi RNM hầu như đã biến mất trên bản đồ như Cam
Ranh, Bình Định, Khánh Hòa.
Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng có những dải RNM trồng từ những năm đầu
thế kỉ XX nhưng vào cuối thế kỉ này hầu hết RNM đã bị phá để trồng cói và nuôi
tôm. Từ 1997 đến nay nhờ sự hỗ trợ của một số Tổ chức phi Chính Phủ như Quỹ
Cứu trợ Nhi đồng Anh (SCF UK), Hội chữ thập đỏ Nhật Bản (JRC) nên đã trồng
được 24.200 ha (gồm diện tích cây đâng và bần chua trồng xen vào diện tích cây
trang) đạt tỷ lệ sống cao (trên 62%) tạo thành những dải rừng phòng hộ ven biển
[15].
Ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ cũng có những dải RNM trồng từ những năm
đầu thế kỷ 20, nhưng vào cuối thế kỷ này hầu hết RNM cũng bị phá để trồng cói
xuất khẩu rồi chuyển sang nuôi tôm. Từ 1994 đến nay nhờ sự hỗ trợ của Hội Chữ
thập đỏ Đan Mạch (DRC) và JRC nên một diện tích khá lớn RNM phục hồi và
trồng thêm. Những năm gần đây, do đẩy mạnh các chương trình trồng rừng, diện
tích rừng ngập mặn tăng dần nhưng chủ yếu là rừng mới trồng. Năm 2010, tổng
diện tích đất rừng ngập mặn là 171.514 ha. Trong khi rừng tự nhiên có mức đa dạng
sinh học cao tiếp tục suy giảm, 62% diện tích rừng ngập mặn hiện có là rừng trồng
đơn loài, có mức độ đa dạng sinh học và tổng sinh khối thấp. Tuy nhiên, có một số
khu vực chưa thể trồng RNM do trước đê không còn bãi hoặc bãi bị sạt lở, bùn, phù
sa loãng. Cho nên song song với việc trồng RNM cần có các giải pháp công trình
như xây kè, mỏ hàn, đóng cọc, bổ sung đất, bùn [12].
Đa Lộc là xã ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Bãi bồi ven biển xã
Đa Lộc là khu vực bãi ngang nên việc trồng và phục hồi hệ sinh thái RNM là rất
khó khăn Từ năm 1952 − 1953, diện tích rừng ngập mặn của xã vào khoảng 20 ha.
Do hai cuộc chiến tranh đã làm diện tích rừng ngập mặn giảm xuống nghiêm trọng

còn lại không đáng kể.
Đến năm 1987 được sự quan tâm của chính quyền với dự án 773 đã trồng
mới 50 ha.
13


Năm 1995, 1996 Quỹ nhi đồng Anh đầu tư dự án trồng 159 ha.
Năm 1998 đến 2002 Hội chữ thập đỏ đầu tư dự án trồng 250 ha.
Năm 2003, 2004 dự án 661 của nhà nước trồng 50 ha.
Năm 2007 đến năm 2011 với dự án của tổ chức CARE trồng 250 ha.
Năm 2013 trồng 10 ha trên diện tích các đầm nuôi tôm và dự án Bắc miền
trung trồng 30 ha.
Ngoài ra, còn nhiều tổ chức tham gia trồng rừng nhưng số lượng không
nhiều.
Tuy có nhiều tổ chức tham gia trồng rừng nhưng đến nay diện tích rừng ngập
mặn ở xã Đa Lộc chỉ vào khoảng trên 400 ha.
Khi tình trạng mất rừng và suy thoái rừng ngập mặn thường xuyên xảy ra sẽ
dẫn đến một hệ quả tất yếu là mất đi các giá trị của rừng. Khả năng phòng hộ bờ
biển và hệ thống đê biển bị phá vỡ đồng nghĩa với việc gia tăng xói lở bờ biển và
các tác hại do thiên tai như xâm nhập mặn kéo dài, gió lốc, triều cường, ngoài ra
khả năng tích lũy khí nhà kính cũng sẽ giảm sút, gia tăng hiệu ứng nhà kính.
1.2.

Chu trình cacbon trong hệ sinh thái rừng
Chu trình cacbon trong hệ sinh thái rừng là một chu trình khép kín. Cây rừng
hấp thụ khí CO2 từ khí quyển để tổng hợp chất hữu cơ trong sinh khối (rễ, thân, lá,
cành, hoa, quả) thông qua quá trình quang hợp của chúng. Song song với quá trình
tích lũy là quá trình phát thải cacbon ra khỏi hệ sinh thái, một phần được trả lại cho
đất rừng thông qua lượng rơi, một phần cacbon quay trở lại không khí dưới dạng
CO2 qua hoạt động hô hấp (soil respiration). Lượng CO 2 tích lũy còn lại trong rừng

sau quá trình hô hấp đất phát thải CO 2 chính là lượng CO2 “tín chỉ” (credit) của
rừng. Có thể tóm tắt chu trình cacbon qua hình 1.1.

14


Hình 1.1. Chu trình cacbon trong hệ sinh thái rừng ngập mặn
(Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009)
Để đánh giá khả năng tích lũy cacbon của rừng ta dựa trên mối quan hệ trong
hình 1.1.
Xét một vòng chu trình cacbon trong rừng có thể chia thành 2 giai đoạn:
− Giai đoạn 1: Cacbon tích lũy trong cây, trong đất rừng.
− Giai đoạn 2: Hô hấp đất phát thải CO2 vào khí quyển
Khả năng tích lũy cacbon của rừng trang được tính như sau:
A = ( CCt + CĐt ) − CRt
Trong đó:
A [tấn/ha/năm] : Hàm lượng cacbon tích lũy của rừng
CCt [tấn/ha/năm] : Hàm lượng cacbon tích lũy trong cây thời điểm t
CĐt [tấn/ha/năm] : Hàm lượng cacbon tích lũy trong đất rừng tại thời điểm t
CRt [tấn/ha/năm] : Hàm lượng cacbon phát thải từ quá trình hô hấp đất tại thời
điểm t.
15


1.3.

Nghiên cứu sự tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Nhận biết được tầm quan trọng của việc hạn chế sự gia tăng của khí nhà kính
và sự ấm dần lên của Trái đất, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí

hậu (UNFCCC – United Nation Framework Convention on Climate Change) đã
soạn thảo và thông qua tại hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và Phát triển năm
1992 và chính thức có hiệu lực vào tháng 3/1994, trong đó Nghị định thư Kyoto
được thông qua tháng 12/1997 dựa trên Công ước khung đã tạo cơ sở pháp lý cho
việc cắt giảm khí nhà kính. Theo đó, các nghiên cứu liên quan tập trung vào tìm dẫn
chứng về kho dự trữ cacbon tại các lớp phủ thực vật và làm thế nào để các bể dự trữ
này có thể gia tăng lưu trữ CO2 từ khí quyển. Đấy là những nghiên cứu rất quan
trọng, đặc biệt đối với các nước công nghiệp cần đạt được sự giảm phát thải theo
Nghị định thư Kyoto.
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về hàm lượng cacbon dự trữ trong đất
RNM. Vào thập kỉ 90 của thế kỷ trước một số nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến
vai trò của RNM trong việc tích lũy cacbon trong đất. Năm 1996, Ong J.E. đã
nghiên cứu hàm lượng cacbon tích lũy trong đất RNM Matang và Sungai ở
Peninssular, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng cacbon tích lũy
trong đất RNM là 1,5 tấn/ha/năm. Tiếp theo là Sotomayor và cộng sự (1994) đã
nghiên cứu hàm lượng cacbon trong đất RNM ở miền Nam Ấn Độ và cho biết hàm
lượng cacbon tích lũy trong đất RNM trung bình là 5,7− 8,3% (dẫn theo Nguyễn
Thị Hồng Hạnh, 2009) [5]. Năm 1996, Cahoon và cộng sự cũng nghiên cứu hàm
lượng cacbon trong đất RNM ở cửa sông Tijuana Mexico và cho kết quả là hàm
lượng cacbon tích lũy trong đất RNM trung bình là 343 g/m 3/năm tương ứng là 3,4
tấn/ha/năm. Kết quả nghiên cứu của Cahoon tương tự với kết quả nghiên cứu của
Matsui (1998) khi ông nghiên cứu hàm lượng cacbon trong rễ và trầm tích của
RNM ở Australia, hàng năm HST RNM tích lũy vào khoảng 3,7 tấn/ha/năm. Năm
1999, Fujimoto và cộng sự nghiên cứu sự tích lũy cacbon trong RNM ở đảo
Pohnpei, Micronesian và cho kết quả là trung bình 1 năm đất RNM tích lũy 93
g/m3/năm tương ứng là 0,9 tấn/ha/năm.

16



Từ đầu thế kỉ XX đến nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn đến
chu trình cacbon trong các HST ven biển nhiệt đới. Các công trình nghiên cứu như
của Batjes (2001), nghiên cứu hàm lượng cacbon tích lũy trong đất RNM ở đầm lầy
Senegal và cho kết quả về hàm lượng cacbon tích lũy trong đất RNM là 90 − 257
tấn/ha. Năm 2003, Buoillon và cộng sự nghiên cứu nguồn cacbon tích lũy trong
trầm tích RNM ở châu thổ sông Godovari, Ấn Độ và phía Tây Nam Srilanka và cho
biết kết quả nghiên cứu về hàm lượng cacbon tích lũy trong trầm tích RNM trung
bình là 0,6 − 31% trọng lượng khô, có khi lên tới 75%.
Năm 2000, Fujimoto và cộng sự đã nghiên cứu một số loại RNM ở Thái Lan
và đã tính hàm lượng cacbon trong đất ở các độ sâu khác nhau. Kết quả cho thấy,
lượng cacbon tích lũy trong đất RNM giảm dần theo độ sâu của đất, cụ thể: Lượng
cacbon tích lũy trong đất RNM đước đôi − cúc đỏ (Rhizophora apiculata −
Lumnitzera littirea (jack) Voigt) ở Khlong Thom, Thái Lan ở độ sâu (0 − 90 cm)
dao động từ 464,7 − 627,0 tấn/ha, ở độ sâu (0 − 230 cm) dao động khoảng 1093,5 −
1126,1 tấn/ha. Còn trong đất RNM dà vôi (Ceriops tagal (Perrtter) Robinson) ở
Satun ở độ sâu (0 − 150 cm) lượng cacbon tích lũy dao động trong khoảng 460,1 −
633,9 tấn/ha. Lượng cacbon tích lũy trong đất RNM giảm dần theo độ sâu của đất,
nguyên nhân là do quá trình sunfat hóa các chất hữu cơ và hô hấp kỵ khí của đất
(dẫn theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [5].
Theo một nghiên cứu năm 2004 của Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước
quốc gia − Mĩ, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 21% so với thời kì tiền công
nghiệp và dự đoán có thể sẽ tăng gấp đôi trong thế kỷ này. Năng lực của RNM,
thảm cỏ biển, đầm lầy và muối đã cô lập CO 2 từ không khí đang được quốc tế công
nhận. Trong tất cả cacbon sinh học được cố định trên thế giới, có hơn một nửa
(55%) được cố định bằng RNM [4]. Những thảm thực vật ngập mặn ven biển đã
hấp thụ cacbon rất hiệu quả, những nghiên cứu gần đây của Chandra Siori (2011) đã
chỉ ra rằng “Mỗi ha rừng ngập mặn đã lưu giữ cacbon hơn 5 lần so với khu rừng
nhiệt đới trên cạn”. Hệ thống rễ cây ngập mặn chằng chịt trên bề mặt bùn đã làm
chậm dòng chảy thuỷ triều, cho phép vật liệu hữu cơ và vô cơ ổn định vào bề mặt
trầm tích. Các lớp trầm tích phía dưới có đặc điểm oxy thấp, làm chậm quá trình

phân huỷ, đưa đến lượng cacbon tích luỹ trong đất cao. Trong thực tiễn, RNM có
17


nhiều cacbon trong đất hơn các khu rừng nhiệt đới. Do đó thu hẹp diện tích rừng
ngập mặn có nghĩa là tăng thêm lượng cacbon trong khí quyển.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Với vai trò là 1 trong 9 nước làm mô hình thử nghiệm về REDD, các mục
tiêu của chương trình REDD+ ở Việt Nam chú trọng ưu tiên vào các vùng suy giảm
rừng và có nguy cơ mất rừng. Những ưu tiên trước mắt bao gồm trồng rừng nhằm
bảo tồn đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới, tăng trữ lượng cacbon rừng và thực
hiện quản lý rừng bền vững. Vì REDD+ được xem như là một chương trình đa
ngành, mang tính khu vực và đòi hỏi sự tham gia tích cực của rất nhiều đối tượng,
cần có những cải cách chính sách nhằm để cải thiện sự phối hợp giữa các bên đồng
thời đảm bảo cơ chế hiệu quả và minh bạch. REDD + đã được lồng ghép vào ba
chính sách lâm nghiệp chủ yếu ở Việt Nam: Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc
Gia 2006 – 2020; Kế hoạch Quốc Gia về Bảo vệ và Phát triển rừng; và Chiến lược
REDD+ Quốc gia Việt Nam [13]. Nhờ các chính sách này, mà các công trình nghiên
cứu về sự tích luỹ cacbon tại Việt Nam ngày càng được thúc đẩy và mang lại nhiều
kết quả to lớn.
Để đánh giá ảnh hưởng của tuổi cây và sự ngập nước của thủy triều đến
nguồn tích lũy cacbon trong đất. Năm 2004, Nguyễn Thanh Hà và cộng sự đã
nghiên cứu sự tích lũy cacbon dưới mặt đất (cacbon trong đất, rễ sống, rễ chết) của
rừng trang (Kandelia obovata) 9, 8, 6, 4 và 3 tuổi trồng ở huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định (dẫn theo Trịnh Thị Thanh Hà, 2014) [2]. Kết quả nghiên cứu cho biết,
hàm lượng cacbon tích lũy dưới mặt đất ở rừng 9 tuổi là 95,8 tấn/ha, rừng 8 tuổi là
75,2 tấn/ha, rừng 6 tuổi là 78,1 tấn/ha, rừng 4 tuổi là 77,4 tấn/ha, rừng 3 tuổi là 83,6
tấn/ha. Sự ngập nước của thủy triều ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến môi trường kỵ khí
của trầm tích, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích lũy cacbon trong đất.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu khả năng

tích lũy cacbon của rừng trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) trồng ven
biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” [5], kết quả cho thấy lượng cacbon tích lũy
trong đất ở độ sâu 0 − 100cm của rừng trang (Kandelia obovata) trong khoảng
68,373 − 92,183 tấn/ha, thấp nhất là rừng 1 tuổi với 68,373 tấn/ha. Khu vực đất
trống không có rừng lượng cacbon trong đất là không đáng kể với 50,70 tấn/ha. Từ
18


kết quả nghiên cứu này, đã xác định quá trình tích lũy cacbon và nitơ trong đất phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi của cây rừng, sự phân giải vật chất hữu cơ trong
đất, sự ngập triều và loài cây trồng. Trong đó, sinh khối rễ và sự ngập nước thường
xuyên của thủy triều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cacbon tích lũy
trong đất, còn lượng nitơ tích lũy trong đất phụ thuộc chủ yếu vào sự bồi tụ trầm
tích và năng suất lượng rơi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (2004), nghiên cứu
sự tích luỹ cacbon trong đất của rừng trang (Kandelia obovata) 9, 8, 6, 4 và 3 tuổi
trồng ở huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định (dẫn theo Trịnh Thị Thanh Hà, 2014) [2].
Kết quả nghiên cứu của họ cho biết, hàm lượng cacbon tích luỹ dưới mặt đất rừng 9
tuổi là 95,8 tấn/ha, rừng 8 tuổi là 75,2 tấn/ha, rừng 6 tuổi là 78,1 tấn/ha, rừng 4 tuổi
là 77,4 tấn/ha, rừng 3 tuổi là 83,6 tấn/ha. Sự ngập nước của thuỷ triều ảnh hưởng rất
mạnh mẽ đến môi trường kỵ khí của trầm tích, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
sự tích luỹ cacbon trong đất.
Năm 2012, để so sánh kết quả nghiên cứu sự tích lũy cacbon và ảnh hưởng
của các yếu tố đến sự tích lũy giữa rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) và một số
rừng khác, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu sự tích lũy
cacbon trong đất rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) 4,3,2 tuổi ở xã Nam Hưng,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình [6]. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hàm lượng
cacbon tích lũy trong đất rừng giảm dần theo tuổi rừng. Đạt giá trị cao nhất trong
nghiên cứu là rừng 4 tuổi với 85,80 tấn/ha, giảm dần là rừng 3 tuổi với 78,68 tấn/ha,
rừng 2 tuổi tích lũy được 72,86 tấn/ha và thấp nhất là khu vực đất không có rừng

trồng với 49,67 tấn/ha.
Để đánh giá hiệu quả tích lũy cacbon của rừng trồng ngập mặn trồng hỗn
giao hai loài, từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn
trồng hỗn giao hai loài trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia
caseolaris) 13 tuổi, 11 tuổi và 10 tuổi ở xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình [7]. Kết quả cho thấy, hàm lượng cacbon tích lũy đạt giá trị cao nhất trong
nghiên cứu này là rừng trang 13 tuổi với 42,28 tấn/ha, kế tiếp là rừng trang 10 tuổi

19


với 22,36 tấn/ha, thấp nhất là rừng bần chua 11 tuổi với 17,04 tấn/ha. Hàm lượng
cacbon tích lũy trong rừng phụ thuộc vào loài cây, độ tuổi và mật độ cây trồng.
Năm 2015, Nguyễn Thị Hồng Hạnh cùng cộng sự tiếp tục tiến hành nghiên
cứu sự tích lũy cacbon trong đất rừng trang (Kandelia obovata) 13,11,10 tuổi trồng
ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định [8]. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
rừng trồng có ảnh hưởng đến sự tích lũy cacbon trong đất. Sự tích lũy cacbon trong
đất không những phụ thuộc vào yếu tố tuổi cây, sự ngập triều mà còn phụ thuộc vào
loài cây trồng, mật độ cây và điều kiện tự nhiên. Sự tích lũy cacbon trong rừng là
một quá trình tích lũy theo thời gian, có khuynh hướng tăng cùng với sự phát triển
của cây rừng. Lượng cacbon tích lũy trong đất rừng trang (Kandelia obovata) đạt
giá trị cao nhất trong nghiên cứu này là rừng 13 tuổi với 127,74 tấn/ha, tiếp theo là
rừng 11 tuổi với 111,56 tấn/ha, thấp nhất là rừng 10 tuổi với 103,62 tấn/ha. Khu vực
đất trống không có rừng lượng cacbon tích lũy trong đất là 51,38 tấn/ha, thấp hơn so
với khu vực có rừng. Nhận định này phù hợp với kết quả nghiên cứu ở Matsui
(2000) về sự tích lũy cacbon hữu cơ trong đất rừng ngập mặn ở vịnh Sawi của miền
Nam Thái Lan. Ngoài ra, đặc điểm sinh học của loài cây cũng là một trong những
yếu tố tác động đến sự tích lũy cacbon trong đất rừng.
Mới đây nhất vào năm 2016, Nguyễn Thị Hồng Hạnh với đề tài khoa học và

công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu định lượng cacbon tích lũy để đánh giá khả năng
tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ” [8] đã
đánh giá được khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn trồng thuần loài, rừng
trồng hỗn giao hai loài vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Khả năng tích lũy cacbon
hằng năm của rừng ngập mặn tương ứng với lượng CO 2 “tín dụng” (credit) tăng
theo tuổi của rừng, hiệu quả tích lũy đạt giá trị cao ở rừng trồng thuần loài trang,
sau đó đến rừng trồng hỗn giao, thấp hơn là rừng trồng thuần loài bần chua. Cụ thể,
hiệu quả tích lũy hàng năm đối với rừng trồng thuần loài trang (Kandelia obovata)
đạt giá trị cao nhất là R13T với 26,22 tấn/ha/năm; kế đến là R11T với 23,29
tấn/ha/năm; tiếp theo là R10T với 22,18 tấn/ha/năm; tiếp theo là R5T với 21,70
tấn/ha/năm; sau đó là R4T với 17,46 tấn/ha/năm; thấp nhất là R3T với 16,24
tấn/ha/năm. Hiệu quả tích lũy hàng năm đối với rừng trồng hỗn giao hai loài bần
chua (S.caseolaris) và trang (K.obovata) đạt giá trị cao nhất là R13T với 21,41
tấn/ha/năm; kế đến là R10T với 16,98 tấn/ha/năm; tiếp theo là R11T với 15,66
20


tấn/ha/năm. Hiệu quả tích lũy hàng năm đối với rừng trồng thuần loài bần chua
(Sonneratia caseolaris) đạt giá trị cao nhất là R13T với 19,45 tấn/ha/năm; kế đến là
R11T với 18,26 tấn/ha/năm; tiếp theo là R10T với 15,15 tấn/ha/năm.
1.4.

Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

1.4.1. Vị trí địa lý
Đa Lộc là xã vùng đồng bằng ven biển của của huyện Hậu Lộc, cách thị trấn
Hậu Lộc khoảng 18 km về phía Đông, có trục tỉnh lộ 5 chạy qua thuận lợi cho giao
lưu với các xã lân cận và với vùng. Diện tích tự nhiên toàn xã năm 2016 là 1.352,82
ha. Tổng dân số năm 2016 là 8.448 người; mật độ dân số là 609 người/km2 [17].


Hình 1.2: Vị trí khu vực nghiên cứu xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hóa
Đa Lộc là xã ven biển nằm ở phía đông của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa,
và thuộc hữu ngạn sông Lèn. Xã Đa Lộc có ranh giới:
Phía đông và phía nam giáp Vịnh Bắc Bộ;
Phía tây giáp xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Nga Thạch, huyện Nga
Sơn;
Phía bắc giáp các xã Nga Bạch và Nga Thủy, huyện Nga Sơn.

21


1.4.2. Khí hậu
Đa Lộc nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên lại nằm ở ven biển
nên tại Đa Lộc, ngoài khí hậu lục địa còn mang đặc trưng của khí hậu vùng duyên
hải khá rõ rệt; mùa đông không lạnh lắm, mùa hè nóng vừa phải so với khí hậu khu
vực ở sâu trong nội địa.
Có hai thời kỳ khô ngắn và không ổn định vào đầu hè (tháng 5 và 6), hạn và
rét đậm kéo dài vào thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Từ tháng
7 đến tháng 11, có nhiều cơn bão xuất hiện và có thể gây ảnh hưởng lớn. Thiên tai
thường xảy ra là bão, nước dâng trong bão, mưa lớn gây úng, lụt, lũ tập trung vào
tháng 9 hàng năm. Ngoài ra, lốc, vòi rồng, mưa đá có thể xảy ra ở vùng này (bảng
1.2).
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu khí hậu trung bình tháng tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hóa từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017
Tháng
1/2016
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
1/2017
2
3
Nhiệt độ:

22

Nhiệt độ
Lượng
Lượng bốc
Số giờ
Độ ẩm (%)
0
( C)
mưa (mm)
hơi (mm)
nắng (giờ)
17,5
22,9
86
63,7
128,0

18,9
53,5
88
33,3
23,1
21,4
68,7
91
24,4
41,0
24,1
23,5
90
60,1
153,1
30,4
16,3
86
122,5
258,7
30,8
104,9
81
138,4
243,7
29,4
157,6
79
123,0
129,2

29,5
108,4
84
98,8
227,9
28,2
568,9
85
68,3
159,1
25,8
331,7
83
84,1
167,9
24,6
204,4
81
59,1
110,6
18,9
64,2
82
54,9
42,8
17,6
92,9
87
35,1
31,7

16,0
11,9
86
71,5
101,5
19,2
34,8
89
33,0
24,2
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia 2016, 2017


Nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C − 240C, tổng nhiệt độ
năm vào khoảng 8.5000C − 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp
dưới 200C (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung
bình cao hơn 200C (từ tháng 4 đến tháng 11). Biên độ ngày từ 5,5 0C − 70C, biên độ
năm từ 110C − 130C.
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm khoảng 85%. Độ ẩm không khí biến
đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Mùa mưa độ
ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 − 18%. Mùa xuân (tháng 2,3,4) độ ẩm
trung bình là 89%, mùa hạ (tháng 5,6,7) độ ẩm trung bình là 82%, mùa thu (tháng
8,9,10) trung bình 84%, mùa đông (tháng 11,12,1) độ ẩm trung bình 83%.
Lượng mưa:
Lượng mưa khá lớn, trung bình năm đạt từ 1730 − 1980mm/năm, nhưng
phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 5
năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 − 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là
tháng 1,2 ( khoảng 11,9 − 22,9mm). Ngược lại mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 11)
tập trung tới 80 − 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 11 có 15 đến

19 ngày mưa với lượng mưa lên tới khoảng 440 − 677mm. Ngoài ra trong mùa này
thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt.
Lượng bốc hơi:
Tổng lượng bốc hơi trung bình trong năm khoảng 78mm. Lượng bốc hơi cao
nhất vào tháng 5,6 và tháng 7 (139mm/tháng), thấp nhất vào tháng 3 (25mm/tháng).
Số giờ nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 140,4 giờ. Các tháng có số giờ
nắng nhiều nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7 đạt từ 243,7 − 258,7 giờ/tháng, các
tháng 2,3 có số giờ nắng thấp nhất từ 23,1 − 41,0 giờ/tháng.
Chế độ gió:
Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ nên hàng năm thường có ba
mùa gió:
+ Gió Bắc (còn gọi là gió Bấc): Do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ
Trung Quốc thổi vào.

23


+ Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất
nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian chịu ảnh
hưởng của không khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
+ Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí mát
mẻ.
Ở Đa Lộc, gió thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 −
2m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 − 40m/s. Vào mùa hè, hướng gió thịnh
hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông hướng gió thịnh hành là
hướng Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới
20m/s.
1.4.3. Thủy văn
Huyện có hệ thống sông đào khá dày đặc. Hằng năm cung cấp nước tưới cho

nông nghiệp và thoát lũ vào mùa mưa. Do vậy, tình trạng hạn hán và ngập lụt ít khi
xảy ra.
Về thủy triều, vùng biển Thanh Hóa nhìn chung thuộc vùng có chế độ nhật
triều khá đều đặn và chiếm ưu thế. Một lần triều lên và xuống trong một ngày đêm.
Độ cao mực nước triều trung bình biến đổi trong khoảng 1,2 − 2,5m. Tốc độ dòng
triều ở khu vực biển Thanh Hóa là khá lớn, điều này cũng ảnh hưởng tới tốc độ sinh
trưởng của cây, gây xói lở ở các bãi lầy ven biển và ngăn cản sự định cư của cây
con, quả, hạt của cây ngập mặn.
1.4.4. Thổ nhưỡng
Đa Lộc là một trong những xã nằm trong nhóm đất cát và nhóm đất mặn của
huyện Hậu Lộc. Nhóm đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng,
khả năng giữ nước, giữ màu kém; nằm ở phía trong các bãi cát, có địa hình lượn
sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 − 6m. Nhóm đất mặn thường có độ phì
nhiêu khá cao, độ pH từ 6,0 − 7,5. Cả hai nhóm đất đều dễ canh tác, thích hợp cho
nhiều loại cây trồng như hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển rừng
ngập mặn... Tuy nhiên trong quá trình canh tác cần tăng cường bón phân cho đất và
áp dụng các biện pháp cải tạo đất.
Điều kiện tự nhiên và thời tiết là một trong những yếu tố tác động chính tới
hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đa Lộc nằm ven biển với điều kiện tự nhiên và thời tiết
24


khắc nghiệt thường xảy ra thiên tai như bão, lũ, nước biển dâng làm thiệt hại nhiều
ha rừng ngập mặn. Điển hình là các cơn bão xảy ra vào các năm gần đây: Cơn bão
số 6 năm 2012 phá hại 06 ha; cơn bão số 11 và gió mùa năm 2013 làm thiệt hại 05
ha rừng trồng mới. Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực của người dân và dự án trồng
rừng ngập mặn, hiện nay rừng ngập mặn đã được phủ dài gần hết 5 km đê biển bao
quanh xã, như lá chắn mềm giúp người dân yên tâm phát triển sản xuất.
1.5.


Đặc điểm kinh tế − xã hội

1.5.1. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê tại xã, dân số xã Đa Lộc tính đến năm 2016 là 8.448
người, tương ứng với 1.997 hộ gia đình được phân bố ở 10 thôn. Trong đó, nam là
4.156 người chiếm 49,2%, nữ là 4.292 người chiếm 50,8%. Bình quân 1 hộ gia đình
có khoảng 4,26 người, trong tổng số hộ gia đình trên, tính theo cơ cấu ngành kinh tế
thì số hộ làm ngành nghề nông nghiệp, thủy hải sản chiếm khoảng 70%. Lao động
trong độ tuổi là 3.792 người. Tỉ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 0,8% [17].
Tổng số lao động năm 2016 là 3.792 người, nguồn lao động chủ yếu của xã
tập trung ở ngành nông nghiệp − thuỷ hải sản; sau đó là ngành dịch vụ − thương
mại, công nghiệp − xây dựng và ngành nghề khác. Phần lớn lao động trong xã là
chưa qua đào tạo, chủ yếu lao động ngành nông nghiệp − thuỷ hải sản, lượng này
chiếm khoảng 70%. Sau đó là lao động đã qua đào tạo nghề chiếm khoảng 30%.
Nhìn chung về trình độ lao động hàng năm, kể từ năm 2005 cho đến nay, số lượng
lao động qua đào tạo tăng lên không nhiều. Ngoài ra, tỷ lệ những người học trên cấp
3 hoặc đại học chỉ tập trung vào cán bộ hoặc nhóm người hành chính hoặc quản lý
nguồn lợi thuỷ sản, hoặc ban quản lý rừng ngập mặn. Điều này, sẽ dẫn đến những
hạn chế nhất định về nhận thức của người dân về rừng ngập mặn, cũng như việc bảo
tồn, phát triển rừng ngập mặn trong tương lai.
1.5.2. Tình hình phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, sự điều
hành của chính quyền cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân nên kinh tế, văn
hóa, xã hội ngày càng phát triển.
+ Tổng thu nhập đạt: 250 tỷ đồng/ năm
25



×