Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BỌ XÍT XANH Nezara viridula L. TRONG ĐIỀU KIỆN Ô LƯỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VINH LÊ HỮU TRÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
=== & ===

LÊ HỮU TRÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌCCỦA BỌ XÍT XANH Nezara viridula L.
TRONG ĐIỀU KIỆN Ô LƯỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

NGHỆ AN, THÁNG 5/2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
=== & ===


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA BỌ XÍT XANH Nezara viridula L.
TRONG ĐIỀU KIỆN Ô LƯỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Người thực hiện : Lê Hữu Trà
Lớp

: 52K - KS Nông học



Người hướng dẫn: ThS. Thái Thị Ngọc Lam

NGHỆ AN, THÁNG 5/2015

2

2
2


LỜI CAM ĐOAN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để người sinh viên có điều kiện rèn
luyện tính tự lực, va chạm thực tế, độc lập trong suy nghĩ, bổ sung những kiến
thức mới mẻ từ thực tiễn, nâng cao trình độ chuyên môn. Để hoàn thành khóa
luận này, tôi xin cam đoan:
- Trong quá trình nghiên cứu, bản thân luôn nhiệt tình với công việc
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu của bản thân có được là nhờ sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo hướng dẫn ThS. Thái Thị Ngọc Lam
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nghệ An, ngày 16 tháng 5 năm 2015
Tác giả

Lê Hữu Trà

3

3



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm Ngư,
trường Đại học Vinh.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Thái Thị Ngọc Lam, đã tận
tình hướng dẫn khoa học và cả những bước đi ban đầu trong lĩnh vực nghiên
cứu của tôi. Đặc biệt, Cô luôn động viên khuyến khích và mang đến cho tôi
niềm tin, lòng say mê nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, cán bộ khoa Nông Lâm
Ngư, tổ bộ môn Bảo vệ thực vật tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cũng như
điều kiện vật chất, thiết bị thí nghiệm cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi còn nhận được sự động viên, hỗ
trợ rất lớn về vật chất, về tinh thần của gia đình, bạn bè. Tôi xin trân trọng và
biết ơn những tình cảm cao quý đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, ngày 16 tháng 5 năm 2015
Tác giả

4

4


Lê Hữu TràMỤC LỤC

5


5


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

6

BXX

Bọ xít xanh

KH

Kiểu hình

TN

Thí nghiệm

TT

Trưởng thành

TB

Trung bình

TGPD


Thời gian phát dục

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

7

7


DANH MỤC CÁC HÌNH

8

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lúa và ngô là những cây lương thực được trồng chính ở nước ta. Lúa là
cây lương thực quan trọng hàng đầu nước ta và nhiều nước trên thế giới,
chúng có vai trò to lớn trong nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói
riêng. Lúa được trồng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, diện tích trồng lúa
lớn nhất là Châu Á (chiếm 90% tổng diện tích lúa thế giới). Sản xuất lúa gạo
ở Việt Nam kể từ thực hiện chính sách đổi mới, sản lượng lúa gạo đã gia tăng
nhanh chóng. Trong 10 năm (1991 - 2001), bình quân diện tích tăng
1,73%/năm, năng suất tăng 3,2%/năm và sản lượng tăng 5%/năm. Việt Nam
từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới,

chiếm khoảng 17% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Hiện nay, theo mức kim
ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 726 triệu USD, tăng hơn
3 lần so với năm 1991 và chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu (kể cả xuất khẩu
dầu thô). Bên cạnh đó thì sản lượng ngô của nước ta ngày một cũng tăng, chỉ
tính từ năm 1995 đến năm 2001 sản lượng đã tăng gần 2 lần và đạt 2123 ngàn
tấn (Tổng cục thống kê, 2002). Sản lượng sản xuất ngô ở thế giới trung bình
hàng năm từ 6962 đến 7233 triệu tấn (năm 2005-2007). Ngoài những thành
tựu về sử dụng giống mới, thâm canh cao, những thành tựu về bảo vệ cây lúa,
cây ngô cũng đóng vai trò trong việc nâng cao sản lượng lúa, ngô.
Ở miền bắc Theo kết quả điều tra cơ bản năm 1967 - 1968 cho thấy có
88 loài sâu hại lúa nhưng cho đến nay con số này đã lên tới 461 loài và
khoảng 100 loài côn trùng phá hại trên cây ngô. Một trong những loài côn
trùng gây hại cho lúa và ngô thì có loài bọ xít xanh (Nezara viridula Linn)
thuộc họ Pentatomidae, bộ: Hemiptera là một đối tượng gây hại quốc tế làm
ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lúa, ngô nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói
chung. Bọ xít xanh chích hút dịch cây trồng làm cho cây chuyển sang màu

9

9


vàng, sinh trưởng kém, đối với lúa thì làm cho lúa khó trổ, hạt lép lửng, gạo
đen, đắng, ảnh hưởng tới năng suất lúa.
Bọ xít xanh (Nezara viridulaL.) là một trong ba loài bọ xít gây hại
nghiêm trọng cho cây lúa. Chúng chích hút nhựa, chích hút sữa hạt thóc làm
cho cây sinh trưởng kém, vàng lá, hạt lép lửng. Chúng còn chích hút hoa, quả,
chồi non nhiều loại cây trồng nông nghiệp khác như cây ngô, cây lạc, cây
vừng, cây khoai tây, cây đậu tương, …

Để phòng trừ bọ xít xanh có hiệu quả chúng ta cần nắm rõ đặc điểm
sinh học sinh thái của bọ xít xanh.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ xít xanh Nezara
viridula L. trong điều kiện ô lưới”
2. Mục đích nghiên cứu
Bọ xít xanh (Nezara viridula L.) là loại dịch hại nguy hiểm cho các loại
cây trồng lương thực, thực phẩm gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất
lượng nông sản. Bởi vậy trên cơ sở trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học
của bọ xít xanh sẽ góp phần xây dựng thành công biện pháp quản lý tổng hợp
(IPM) sâu hại cây lương thực, thực phẩm.
Qua việc nghiên cứu đề tài này giúp bản thân nâng cao hiểu biết về một
số nội dung tri thức, kiến thức đã học trong các giáo trình như: Sinh thái học,
Bảo vệ thực vật, Côn trùng học, IPM,… Từ đó đóng góp cho việc đánh giá
những dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho biện pháp phòng trừ bọ xít xanh hại
cây trồng.

10

10


3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những nội dung sau:
(1) Nghiên cứu một số đặc điếm sinh học của bọ xít xanh trong điều
kiện bán ô lưới
(2) Khả năng qua đông của bọ xít xanh trong điều kiện ô lưới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Bọ xít xanh (Nezara viridula Linn.) (Heteroptera: Pentatomidae).

* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ xít xanh trong điều kiện ô
lưới được tiến hành tại trại thực hành Nông Học, khoa Nông Lâm Ngư,
trường Đại học Vinh.
5. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ xít xanh đóng
góp thêm những dữ liệu làm cơ sở khoa học cho biện pháp quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM). Góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người sản
xuất và người tiêu dùng ngoài ra còn giảm chi phí và nâng cao năng suất cây
trồng.

11

11


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Mối quan hệ giữa loài gây hại và cây trồng
Trong hệ sinh thái nông nghiệp quan hệ giữa sâu bệnh với cây trồng là
mối quan hệ qua lại 2 chiều giữa kí sinh và kí chủ hay giữa các loài sinh vật,
trong đó sinh vật gây hại là nhân tố chủ động, “kẻ xâm lược”, cây trồng là
nhân tố bị động “kẻ bị xâm lược”.
Côn trùng gây hại luôn tìm cách tấn công lên cây trồng, đồng thời cây
trồng luôn phản ứng trở lại để tự vệ theo bản năng sinh vật. trong mối quan hệ
đấu tranh này, cả 2 bên đều chịu tác động ảnh hưởng của nhau và các yếu tố
môi trường.

Theo quy luật tiến hóa và đấu tranh sinh tồn, cả 2 bên (cây trồng và
sinh vật hại) đều tự biến đổi để cạnh tranh có hiệu quả hơn, phù hợp hơn với
đối thủ của mình và yếu tố tác động trực tiếp của môi trường. nhân tố thúc
đẩy sự biến đổi này là sức ép chọn lọc của mỗi bên, gây ra từ phía bên kia.
Xét về lâu dài mối quan hệ này là mối quan hệ động, nó không dừng ở một
thời điểm một trạng thái nào. Kết quả của việc đấu tranh nay là cả 2 bên cùng
biến đổi, côn trùng gây hại hình thành các kiểu di truyền mới (Trần Ngọc Lân,
2007) [3].
1.1.2. Đặc điểm sinh học sinh thái của bọ xít xanh (Nezara viridula L.)
Bọ xít xanhNezara viridula (Linnaeus) là một loài côn trùng thuộc họ
Pentatomidae (Bọ Xít Năm Cạnh), bộ Hemiptera (Cánh Nửa Cứng).
Phân bố: Phân bố ở các nước Bangladet, Brunei, Cambodia, Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Lào, Malaixia, Singapore, Thái Lan, Việt
Nam….Bọ xít xanh có phố ký chủ rộng nhưng gây hại chủ yếu trên lúa, ngô,
và cây ăn quả…
Triệu chứng gây hại:

12

12


Bọ xít xanh gây hại cây trồng bằng cách chích hút dịch cây trồng làm
cho cây trồng chuyển sang màu vàng. Bọ xít xanh có thể gây hại hầu hết các
loại cây trồng : từ cây lương thực, thực phẩm đến các cây nông nghiệp ngắn,
dài ngày, nhưng gây hại nhiều nhất là lúa, ngô. Bọ xít xanh gây hại trên lúa làm
cho lúa khó trổ, hạt lép lửng, màu hạt gạo đen, ảnh hưởng tới năng suất lúa.
Đối với các loại cây ăn quả bọ xít xanh tấn công trái khi trái rất nhỏ, cả thành
trùng lẫn ấu trùng đều dùng vòi để chích hút trái. Khi trái nhỏ bị gây hại, trái sẽ
vàng, chai và rụng sau đó. Nếu trái lớn bị tấn công, trái có thể bị thối do bị hội

nhiễm nấm hoặc một số vi sinh vật khác. Nơi vết chích có một chấm nhỏ với
một quầng màu nâu. Sự thiệt hại quan trọng nhất vào giai đoạn trái nhỏ. Một
con bọ xít trong một ngày có thể chích nhiều trái.
Đặc điểm sinh học sinh thái:
Bọ xít xanh thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn, quá trình sinh trưởng
và phát triển trải qua 3 giai đoạn: Trứng, sâu non (thiếu trùng) và trưởng thành.
Tập tính sinh sống của bọ xít non và trưởng thành cũng có những
điểm gần giống nhau chỉ khác trưởng thành số đốt của râu đầu có thể ít hơn,
chưa có cánh và bộ phận sinh dục chưa phát triển. Sâu non sau một vài lần
lột xác các bộ phận còn thiếu trên cũng dần dần xuất hiện và hoàn thiện để
trở thành trưởng thành. Chúng đều chích hút nhựa cây trồng gây thiệt hại lớn
đối với sản xuất nông nghiệp. Bọ xít xanh có phổ gây hại rất lớn nhưng gây
thiệt hại lớn nhất trên cây ngô và cây lúa. Trong năm bọ xít xanh gây hại cả
2 vụ lúa: Vụ xuân hại nặng trà lúa sớm trỗ trong tháng 4, trà lúa muộn trỗ
vào cuối tháng 5; vụ mùa hại nặng trà lúa sớm trỗ trong tháng 8; trà lúa
muộn trỗ vào cuối tháng 9. Dựa vào đặc điểm hình thái của bọ xít xanh có
thể phân biệt tuổi của bọ xít. Bọ xít xanh gồm 5 tuổi, mỗi tuổi đều có đặc
điểm hình thái khác nhau.
Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, trứng được đẻ
thành từng ổ, mỗi ổ trứng có từ 30-130 trứng; mỗi con cái đẻ từ 50-500 trứng
theo nghiên cứu từ năm 2004 của các tác giả (Đỗ Hồng Anh, Nguyễn Thị
13

13


Hoa, Nguyễn Hồng Anh) [1]. Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông và qua
đông trong vỏ cây, tàn dư lá cây hoặc những khu vực khác. Mùa xuân đến,
nhiệt độ ấm lên, bọ xít xanh chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng. con
cái có thể bắt đầu đẻ sau khi hóa trưởng thành 3-4 tuần. Bọ xít trưởng thành

thích ánh sáng đèn. Truỏng thành có thể di chuyển xa với khoảng cách hàng
cây số.
1.2.

Cơ sở thực tiễn

Ở các vùng trồng lúa và ngô trong cả nước nói chung và Nghệ An nói
riêng, hàng năm người nông dân phải đối phó với sự phá hoại của bọ xít xanh
Nezera viridula L.. chúng gây hại nặng đến năng suất và chất lượng nông sản.
Điều kiện phát sinh của bọ xít xanh: Về mùa: mùa xuân và hè thu; Về
vụ: vụ mùa sớm và xuân muộn. Mặt khác phổ gây hại của bọ xít xanh rất
rộng, nó có thể hại hầu hết các loại cây trồng: từ cây lương thực, thực phẩm
đến các cây nông nghiệp ngắn, dài ngày. Bọ xít xanh hại trên lúa, làm cho lúa
bị lép lửng. Bọ xít xanh xuất hiện tại khắp các vùng ở Việt Nam và thế giới.
Khả năng sinh sản rất cao chúng đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ
trứng có từ 30-130 trứng; mỗi con cái đẻ từ 50-500 trứng (Đỗ Hồng Anh,
Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Hồng Anh, 2004)[1]. Vì vậy công tác phòng trừ
đang gặp không ít khó khăn. Hiện nay việc phòng trừ bọ xít xanh chủ yếu là
dùng biện pháp hóa học. Việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng
bất lợi đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Hiện tượng ngộ độc
do thuốc bảo vệ thực vật trong những năm gần đây tăng cao. Theo số liệu
thống kê, số vụ ngộ độc do hóa chất trong 6 tháng đầu năm 2002 tăng 2,1 lần
so với cùng kì năm 2001, trong đó ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật là 843
người, tử vong 28 người chiếm 56% số người chết do ngộ độc thực phẩm. Chỉ
tính riêng Hà Nội đã có 14/20 vụ ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật, nguyên
nhân đều do lượng thuốc bảo vệ thực vật đã vượt quá dư lượng tối đa cho
phép, hầu hết là các thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục (Nguyễn Đức Hạnh,
2002) [2].
14


14


Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng
cao thì nhu cầu đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp không những về số lượng mà
chất lượng cũng phải tăng lên, việc giảm thuốc hóa học trong việc sử dụng
phòng trừ sâu bệnh là rất quan trọng. Vì vậy để có thể phòng trừ sâu hại hợp lý
thì cần hiểu rõ được đặc điểm sinh học sinh thái của sâu gây hại nói chung và
bọ xít xanh hại cây trồng nói riêng.
1.3.

Tình hình nghiên cứu điểm sinh học, sinh thái, ngừng dục của
bọ xít xanh Nezera viridula L.trên thế giới

Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ xít xanh trên thế giới đã được
nghiên cứu từ rất lâu và có tính hệ thống. Theo Harris và Todd (1980) [20] đã
nghiên cứu vòng đời và tập tính của Nezaraviridula ở nhiệt độ khác nhau, trên
một số cây ký chủ. Ở nhiệt độ 25-28 oC, độ ẩm 55-65%, thời gian chiếu sáng
14h thì thời gian phát triển của các pha như sau: 4,8 ngày ở pha trứng; tuổi 1,
3,8 ngày; tuổi 2, 5,2 ngày; tuổi 3, 4,5 ngày; tuổi 4, 6,4 ngày; tuổi 5, 11,9 ngày.
Trưởng thành đẻ 80- 120 trứng, trứng nở trong 4 - 9 ngày và thời gian phát
dục của thiếu trùng 24 - 60 ngày. Ở Hawaii vòng đời (trứng - tưởng thành)
được hoàn thành trong 35 - 45 ngày.
Jorge and Adriana (2008) nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái
và khả năng sinh sản của Nezara viridula (Hemitera: Pentatomidae): Nezara
viridula ăn trái cây thuộc họ Fabaceae ở các điều kiện: Nhiệt độ 28 ± 1°C, độ
ẩm tương đối 60-70% và thời gian chiếu sáng: 14h sáng - 10h tối. Các kết quả
thu được: Giai đọan phát triển của trứng và sâu non là 41 ± 9 ngày, tuổi thọ
của trưởng thành là 41 ± 6 ngày, với tỷ lệ cái/đực: 1:1,24. Tỷ lệ tử vong cho
từng giai đoạn là: Trứng: 8,6 %; tuổi 1:17,3%; tuổi 2: 36,6%; tuổi 3: 54%;

tuổi 4: 42,6%; tuổi 5: 60,1; khả năng sinh sản 112 trứng/cái [22].
Bọ xít xanh hoàn thành chu kỳ sống dao động 65 đến 70 ngày. Chúng
xuất hiện rộ nhất vào 2 đợt trong năm: Tháng mười đến tháng mười hai và tháng
ba đến tháng tư. Bọ xít xanh có đến 4 lứa trong một năm ở vùng khí hậu ấm áp.
Màu xanh lá cây của bọ xít trưởng thành giúp chúng ẩn nấp trong vỏ cây, thảm
15

15


thực vật, hoặc các địa điểm khác để tránh thời tiết bất lợi. Khi nhiệt độ mùa xuân
bắt đầu ấm lên, bọ xít xanh di chuyển ra khỏi chổ ẩn nấp, bắt đầu ăn và đẻ
trứng (Davis, 1964) [14].
Nghiên cứu về tập tính sau khi nở, thiếu trùng giai đoạn đầu sẽ tập
trung xung quanh trứng. Chúng sẽ sống tập trung đến tuổi 4. Người ta cho
rằng hành vi này là giúp rút ngắn thời gian vào tuổi 2, giảm tỷ lệ tử vong, và
tăng nhanh trọng lượng cơ thể của trưởng thành (Nishida, 1966) [27].
Khi bị tấn công chúng sẽ bay đi hoặc rơi xuống mặt đất hoặc phần thấp
hơn của cây ký chủ, "Bọ xít hôi" có tên gọi như vậy vì những mùi mạnh phát
ra từ các tuyến hôi khi bị quấy rầy. Màu xanh của chúng pha trộn với những
tán lá giúp chúng trốn tránh (Hoffman et al., 1987) [21].
Waite (1980) [34] đã chỉ ra rằng cả trưởng thành và thiếu trùng đều có
xu hướng chích trên bề mặt lá cây rất sớm trong ngày và chích hút hàng giờ.
Tập tính này có thể áp dụng trong kiểm soát bọ xít xanh bằng biện pháp hóa
học.
Theo Meglix et al. (2001), bọ xít xanh có tổ tiên bắt nguồn từ châu Phi
hoặc Địa Trung Hải và hiện nay đã phân bốtrên toàn thế giớitronghai thế kỷ
quadocon ngườivàthương mại. Bọ xít xanh tìm thấytrên các lục
địakhácnhaukhông khác biệtvề mặt hình thái, tuy nhiên cóđáng kể sự
khácbiệttrong hành vigiao phốicủachúng. Sử dụngđiện digelđể xác địnhsự

phù hợp của đánh dấu sinh hóatừ đóđánhgiácác biến dịditruyềngiữa các quần
thểbị cô lậpvề mặt địa lýcủaN. viridula. Kết quảcho thấycó sự khác biệtrõ rệt
giữa cácquần thểthử nghiệmtừSlovenia, Pháp, Tây ẤnPhápvà Brazil. Sự quyết
định tính đa hìnhbởi cáchệ thốngenzymenhư: GPI, IDH, MDH, ME, MPI,
PGM [25].
Tập tính đẻ trứng của bọ xít xanh đã dược mô tả, theo Antonio (2006)
[12], trongquátrìnhđẻ trứng,ngay sau khi trứng đượcđược đẻ ra, bọ xít mẹ
chạm vào bề mặt ổ trứng bằng cách dùng 1 chân của đôi chân sau nhằm sắp
xếp vị trí dính keo của quả trứng rồi mới đẻ quả trứng khác.
16

16


Kavar et al. (2006), nghiên cứu giải mã kiểu gen của bọ xít xanh thu
thập ngẫu nhiên từ 11 vùng địa lý (Slovenia, France, Greece, Italy, Madeira,
Japan, Guadeloupe, Galapagos, California, Brazil and Botswana) bằng gen
16S and 28S rDNA, cytochrome b và cytochrome c thu được 3 dòng A, B, C
khác nhau. Dòng C chỉ có ở Botswana. Nhóm B thu thập ở Nhật và Đông
Nam Á. Các loài thu thập từ Châu Âu và Mỹ thuộc dòngA. Các mẫu thu thập
từ Pháp, Slovenia, Madeira and Brazil có sự tương đồng cao (>99%) thuộc
dòng phụ A1, trong khi tất cả các mẫu thu thập từ Greece, California,
Galapagos and Guadeloupe thuộc dòng phụ A2 [23].
Guvà Walte (2009), đã nghiên cứu thời gian bay của bọ xít xanh. Thời
gian các chuyến baycủabọ xít xanh, được đonhưlàmột chức năng củasự lột
xác biến thái và đạt đỉnh điểmvào ngày thứ támvà sau đógiảm đáng kểcùng
với tuổi thọ. Không cósự khác biệt trongkhảnăngbaygiữa bọ xít đực và bọ xít cái,
nhưngthời gianchuyến baykhác nhau đáng kểgiữa cácbọ xít chưa cặp đôivàcáccác
bọ xít đã giao phối 6 đến12 ngày sau khilột xác biến thái. Tăngnhiệt độ (20-30°C),
trong số các bọ xít thử nghiệm, chúng baytrong 30 phúthoặc lâu hơnở nhiệt

độ30°C.Quan sát thực địacho thấyrằngbọ xít xanhcóthểthực hiện các chuyến baydi
cưtrước khi bước vào giai đoạn ngừng dục, và được thực hiện bởi các cá thể cái
chưa giao phối [19].
Andrej Cokl (2008), nghiên cứutín hiệu trong giao phối của bọ xít xanh. Tất
cả các bọ xít xanh liên lạc với nhau bằng các tín hiệu âm thanh thông qua việc rung
bụng. “Bài hát” kêu gọi bạn tình của bọ xít xanh có tần số thấp, lặp đi lặp lại phát ra
từ cùng một vị trí trên cây. Tín hiệu âm thanh với tần số cơ bản 100 Hz và các
giai điệu âm dưới 1000 Hz được điều chỉnh cộng hưởng nhờ cấu trúc cơ thể
của bọ xít xanh [11].
Marc Coombs (2004), nghiên cứu sự tương tác giữahiện tượng ngừng dục
của bọ xít xanh và ruồi ký sinhTrichopodagiacomelliitại Moree ởphía bắcNSW,
Australia. Trưởng thành bọ xít xanh bước vào giai đoạn ngừng dục trong khoảng
thời gian6-8tuầnbắt đầuvào giữa tháng 5. Có 50% bọ xít đực và 60% bọ xít cái sống
17

17


sót quamùa đônglạixuất hiệntrên đồng ruộng vào đầu tháng 8. Quần thể này duy
trì đến cuối mùa xuân vàcókhả năng sinh sảnsaungừng dục trung
bình146trứng/ bọ xít cái [24].
Cơ thể N.viridulacó mộtloại vi khuẩntồn tại trongdạ dày, màbọ xít
cáicungcấpcho con nonbằngcáchbôi dịch có chứa vi khuẩn nàylên bề
mặtcủatrứng trong quá trìnhđẻ. Simone et al. (2009), đã nghiên cứu tác động
củanhiệt độ vàkhử trùngbề mặtổtrứngđếntốc độ phát triểncủa thiếu trùng
N.viridulavàsức sinh sản. Kết quả cho thấy rằngsự duytrìcủavi sinh vật cộng
sinhbị ảnh hưởngbởi nhiệt độ khi khử trùngbề mặtổtrứng. Vi sinh vật cộng
sinh được phát hiện chiếm 100%, 84%, và 8,3%của các côn trùng không khử
trùng ở nhiệt độ 20, 25, và 30°C, tương ứng, bằng cách sử dụngphản ứng
chuỗi polymerase. Trongcácloài bọ xít nở ra từ các ổ trứng khử trùng, vi sinh

vật

cộng

sinhkhông

thấy

xuất

hiệnở

20oChoặc

30°Cvàchỉ

phát

hiện1trongsố21cá thểở 25°C [31].
Peter et al. 2009, nghiên cứu tác hại của bọ xít xanh đối với cây
Macadamia (Macadamia integrifolia) tại Hawaii. Kết quả cho thấy, bọ xít
xanh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng [28].
Petra et al. 2008, nghiên cứu cấu trúc quần thể gen của bọ xít xanh, lấy
mẫutừ 11địa điểm (Slovenia, Italy,Hy Lạp,Pháp, Madeira, Guadeloupe,
Galapagos, California, Brazil,Nhật Bản, vàBotswana) nghiên cứu bằng trình
tự16Svà28SrDNA, cytb, genCOI và phân tíchkhuếch đại ngẫu nhiên DNA
(RAPD). Giải trình tựcho thấy11haplotypekhác biệtphân nhómvàoba dòng
chính. DòngCđượcthu đượcmộtmẫu vậtduynhấttừBotswanavàdòngB thu được
từNhật Bản, trong khidòngAhaplotype tìm thấy trong các quần thểcònlại.
Trình tựvàkết quảRAPDđã bổ sung dữ liệu vềnguồn gốc từ châu

PhicủaN.viridula, sau đó phân tánđến châu Á và mở rộngsang châu Âuvà
Mỹ[29].
Geoffrey et al., 2010, nghiên cứu các yếu tố nội tiết ảnh hưởng đến
hoạt động bài tiết của ống Malpighi trong cơ thể của bọ xít xanh [18].
18

18


Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của bọ xít xanh đã
được nghiên cứu trên thế giới.
Antônio et al. 2000, nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến bọ
xít xanh. Chế độ ănnhântạogồm có:proteinđậu tương (15g); tinh bộtkhoai tây
(7,5g); dextrose (7,5 g), sucrose (2,5g); cellulose (12,5g), vitaminhỗn hợp
(niacinamide 1 g, canxipantothenate 1 g, thiamine0,25 g, riboflavin0,5 g,
pyridoxine0,25 g, axit folic0,25 g, biotin 0,02mL, vitamin B12 1g-được thêm
vào1.000mlnước cất) (5,0 mL), dầu đậu tương (20mL), mầm lúa mì (17,9g); và
nước (30mL). Kết quả cho thấy, thiếu trùng có hành vi ăn bình thường trong điều
kiện thí nghiệm. Thời gian phát triển của thiếu trùng dài hơnhoặctương tự
nhưănquảđậu tương. Tỷ lệ chết của thiếu trùngthấp (30%). Khối lượng cơ thể
trưởng thànhcó sự sai khác có ý nghĩa (P <0,01) với bọ xít ăn quảđậu tương.
Tuổi thọcủa bọ xít trưởng thành khi cho ăn thức ăn nhân tạo thấp hơn khi cho
ăn quả đậu tương [13].
Takashi Noda và Seiya Kamano (2002), nghiên cứu ảnh hưởng của
thức ăn bán rắn-lỏng và thức ăn từ hạt đậu tương, lạc đến thời gian phát dục
của bọ xít xanh. Thời gian phát dục từ thiếu trùng tuổi 2 đến trưởng
thànhlà27,6-28,2ngàyđối với trưởng thành cáivà26,8- 27,5đối trưởng thành
đựcở 25°C.Tỷ lệ sốngcủa thiếu trùng đạt 87%. Trọng lượng cơ thểcủa trưởng
thành


daođộngtừ157,6-160,1mgđối

vớitrưởng

thành

cáivàtừ123,1-

128,3mgđối với trưởng thành đực. Thời gian tiềnđẻ trứng20,8 - 25,8ngàyở
25°Ckhi cho ănchế độ bán rắn - lỏng, dài hơnkhi cho ănhạtlạc vàđậu tương.
Khả năng sinh sảnvà tỷ lệ nở của trứngcủa bọ xít xanh tương tự nhau ở cả 2
loại thức ăn. Caseinlàthành phầnduynhấtcủachế độ ănbán rắn - lỏngcần thiết
chopháttriển thiếu trùng củaN. viridula[32].
Priscila et al. (2006), nghiên cứu chế độ ăn nhân tạo gồm với mầm
lúa mì, protein đậu tương, dextrosol, tinh bột khoai tây, dầu sucrose,
cellulose, đậu tương, dầu hướng dương nuôi trong điều kiện (25 ± 1° C),
RH (60 ± 10%), và thời gian chiếu sáng (14hL). So sánh 3 chế độ ăn: thức
19

19


ăn hỗn hợp nhân tạo, hạt lạc và đậu tương, và trái cây Ligustrum lucidum
Ait. cho thấy bọ xít xanh phát triển bình thường. Chế độ ăn có chứa dầu
hướng dương là thích hợp nhất cho N. viridula sinh trưởng, phát triển. Kết
quả chỉ ra rằng chế độ ăn nhân tạo kém hơn so với chế độ ăn tự nhiên của
bọ xít xanh [30].
Bọ xít xanh có đặc điểm ngừng dục qua đông trong tự nhiên. Trên thế
giới đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến đặc điểm sinh học
đặc biệt này.

Vincent and Daphne (2002) [33],nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi
mùa vụ dựa trên yếu tố nhiệt độ và chu kỳ quang đối với khả năng kí sinh của
ong

Trissolcusbasalis

(Hymenoptera:

Scelionidae)

đối

với

bọ

xít

xanhNezaraviridula (Hemiptera: Pentatomidae) trong điều kiện phòng thí
nghiệm. Không thấy xuất hiện hiện tượng “diapause” của bọ xít xanh xảy ra
trong điều kiện mùa hè và mùa đông mô phỏng ở phòng thí nghiệm. Ngoài ra,
mặc dù"diapause" màu sắcđãthuđượctrong phòng thí nghiệm, nhưng
khôngtương quan vớitình trạngsinh sản. Nghiên cứu khả năng sống sót
củaT.basalisbằng thức ăn là mật ongtrong điều kiệnmô phỏngtươngtựchothấy:
Điều kiệnmùa hè, chỉcó2,1%ong cáivà 13,5%ong đựcsống sótđến 60ngày.
Khicung cấpcác ổ trứngN.viridulaở thời điểm 30ngày, tỷ lệ trứng kí sinh đạt
79,4%trong 3h. Trongđiềukiệnmùa đông,54,3, 28,3, và 14,5%ong cáicòn
sốngở 30, 60, và90 ngày,saukhivũ hóa. Khicung cấpcác ổtrứngN.viridula ở
thời điểm30, 60, và 90ngày (sau khi ong vũ hóa) trong 3 giờ, tỷ lệ trứng bị ký
sinh là 57,6, 32,8, và47,1%.

Dmitry L. Musolin và Hideharu Numata (2003) [16], nghiên cứu ảnh
hưởng của nhiệt độ và chu kỳ quang đến thời gian phát dục của thiếu trùng,
cảm ứng “diapause” và sự thay đổi màu sắc của trưởng thành bọ xít xanh ở
Nhật Bản trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ở nhiệt độ 20°C, thời gian
phátdục của thiếu trùng trong điều kiện 10hL:14hD (ngày ngắn)và 16hL: 8hD
(ngày dài) ngắn hơn ở điều kiện thời gian chiếu sáng trung gian, sự sai khác
20

20


này có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở25°C, thời gian phát dục của thiếu trùng
trong điều kiện thời gian chiếu sáng trung gian ngắn hơn so với điều kiện
ngày ngắn và ngày dài. Nezaraviridulacóhiện tượng ngừng dục ở pha trưởng
thành được điều khiển bởi phản ứng quang chu kỳ ngày dài.Ở20°C đến 25°Cở
cả con đực và con cái đều cócácphản ứngquang chu kỳtương tự
vàcóngưỡnggần12,5 giờ. Nhiệt độ vàđộ dài ngàyđóngvai tròquan trọng nhất
trongcảm ứngdiapause.
Bọ xít cái trải qua thời kỳ ngừng dục thì khả năng sinh sản không có sự
sai khác đối với bọ xít cái không trải qua ngừng dục (Musolin and Numata,
2003) [26].
Hiện tượng ngừng dục của bọ xít xanh xuất hiện từ tháng 9 đến tháng
10 tại Osaka, Nhật Bản. (Dmitry & Hideharu (2004) [17].
Dmitry et al. (2006) [15] nghiên cứu ảnh hưởng của độ dài ngày đến
hiện tượng ngừng dục của bọ xít xanh, mối quan hệ giữa hiện tượng này với
sự thay đổi màu sắc và sự sinh sản sau ngừng dục tại Nhật Bản.
Nhiệt độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, tỷ lệ
sống và tỷ lệ ngừng dục của bọ xít xanh. Tốc độ phát triển lớn nhất của giai
đoạn trước trưởng thành ở nhiệt độ 25°C.Thời gian chiếu sángdàivà ngắn,ảnh
hưởng đếntốc độ phát triển của bọ xít xanhở 20°Cvà 25°C, tuy nhiên, ảnh

hưởng này hoàn toànbiếnmấtở 30°C (Ali và Ewiess, 2009) [10].
1.4.

Tình hình nghiên cứu bọ xít xanh N. viridula ở Việt Nam

Ở Việt Nam mấy năm gần đây tình hình nghiên cứu về bọ xít xanh cũng đã
bắt đầu được chú ý.
Nguyễn Thị Ngọc (2010)[6] nghiên cứu tính đa hình của bọ xít xanh cho
thấy có 10 loại kiểu hình của bọ xít xanh gồm: Kiểu hình G, O, F, R, OR, GO,
OG, Y, B, C.
Kiểu hình G Nezara viridula (f. Smaragdula Fabr) là kiểu hình có cơ
thể hoàn toàn màu xanh lá cây là loại kiểu hình phổ biến nhất chiếm 72,6%,
với 2904 cá thể thu thập, tỷ lệ cái : đực (1,40) điều này chứng tỏ các cá thể
21

21


cái chiếm ưu thế vì vậy kiểu hình G có khả năng tăng số lượng ngoài tự
nhiên rất lớn.
Kiểu hình O Nezara viridula (f. Torquata Fabr) có màu xanh lá cây ở
giữa và 2 thùy bên (lobes) và riêng mép phía trước của đốt ngực trước
(Pronotum) có màu vàng hoặc da cam. Kiểu hình này là loại phổ biến thứ 2
với 720 cá thể thu thập, chiếm 17,9%, tỷ lệ cái : đực (1,1), kiểu hình này cũng
có xu hướng tăng về số lượng khá nhanh trong điều kiện tự nhiên.
Kiểu hình F Nezara viridula là kiểu hình O có thêm màu xanh hoặc da
cam ở dọc hai bên bờ mép bụng (màu xanh pha trắng, màu trắng - pha đen).
Kiểu hình này có số lượng cao thứ 3 trong 10 kiểu hình thu thập được ngoài
điều kiện tự nhiên. Tỷ lệ cái : đực (1,00) trong tự nhiên kiểu hình này có số
lượng cái bằng số lượng con đực.

Kiểu hình Y Nezara viridula (f. Aurantica Costa): Toàn bộ cơ thể có
màu vàng (yellow) (tổ hợp màu vàng và màu xanh), kiểu hình này là kiểu
hình hiếm trong quá trình thu mẫu chỉ thu được 12 cá thể chiếm tỷ lệ (0,3%),
trong đó cá thể đực nhiều hơn cá thể cái, tỷ lệ giới tính 0,1%.
Kiểu hình R Nezara viridula (f. Viridula Linn): Có các điểm màu xanh
trên nền màu vàng hoặc da cam toàn bộ cơ thể. Kiểu hình này có số lượng 59
cá thể chiếm tỷ lệ 1,47% và số lượng cá thể cái lớn hơn cá thể đực 1,2. Do đó
số lượng cá thể Y ngoài tự nhiên có xu hướng tăng.
Kiểu hình OR: Kiểu trung gian giữa O và Y, kiểu hình này chiếm tỷ lệ
cao thứ 4 trong 10 kiểu hình thu thập được với số lượng 72 cá thể, chiếm
1,8%, tỷ lệ con cái thấp hơn con đực 0,7%.
Kiểu hình GO: Kiểu hình G Brazin với cơ thể màu xanh - hơi vàng,
kiểu hình này có số lượng (45 cá thể) chiếm tỷ lệ thấp 1,12%, tỷ lệ cái : đực
0,9%. Như vậy cá thể cái chiếm tỷ lệ thấp hơn cá thể đực nên khả năng tăng
số lượng cá thể có xu hướng giảm.
Kiểu hình OG: Kiểu hình O Brazin với cơ thể màu xanh - hơi vàng, kiểu
hình này chiếm tỷ lệ thấp (0,97%) với số lượng (39 cá thể), tỷ lệ giới tính 2%,
22

22


số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Hai kiểu hình rất hiếm có tỷ lệ thấp là
kiểu hình B (màu nâu điển hình và kiểu hình C (màu cô ban điển hình), mỗi
kiểu hình chỉ thu thập được 1 cá thể chiếm tỷ lệ 0,02% và đều là cá thể cái.
Trần Thị Lệ (2011)[4] nghiên cứu sử dụng chế phẩm từ thảo mộc từ lá
na và hoa cúc đã xác định nồng độ sử dụng hiệu quả cao nhất là 7% với hiệu
lực đạt 71,43%.
Trần Thị Linh (2011)[5] nghiên cứu sử dụng nấm Isaria javanica và
Beauveria bassianna phòng trừ bọ xít xanh Nezara viridula L. Cho thấy hiệu

lực phòng trừ bọ xít cao nhất là ở tuổi 3, với liều lượng 0,5 gam bột chế phẩm
pha loãng với 150ml nước sau 10 ngày là 85,46 %.
Theo Đặng Thị Vân (2011) [9] nghiên cứu sử dụng thuốc hóa học
Fastac 5EC để phòng trừ bọ xít xanh nên phun thuốc ở nồng độ 0,025%/1m 2
vừa có hiệu lực cao, hiệu quả kinh tế cao và hạn chế ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái. (61,11%-80,00%).
Theo Hồ Kiên Trung (2012) [8] nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
và sinh thái của bọ xít xanh Nezara viridula L. Điều kiện nuôi và thức ăn có
ảnh hưởng đến thời gian phát dục, sức sinh sản và sức sống của bọ xít xanh. Ở
điều kiện tủ định ôn (30oC, 49%RH) là 32,4 ngày, điều kiện phòng thí nghiệm
(25,3oC, 82%RH) là 38,0 ngày. Khi nuôi bằng bắp ngô dài hơn (trung bình
37,0 ngày) so với sử dụng quả đậu với 29,3 ngày.
Theo Bùi Minh Trang (2013) [7] nghiên cứu tính đa hình của bọ xít
xanh Nezara viridula L. và biên pháp phòng trừ. Kiểu hình của bố mẹ không
ảnh hưởng đến thời gian phát dục, sức sinh sản và tỷ lệ sống của thế hệ con.
Sự phân li kiểu hình có sự sai khác ở các cặp bố mẹ khác nhau, cặp G x G tạo
ra 3 kiểu hình G, O, R; cặp ♀G x ♂O tạo ra chỉ 2 kiểu hình (G, O).Thiếu
trùng tuổi 4 và tuổi 5 của bọ xít xanh có 2 dạng màu sắc (màu xanh và màu
đen). Hai dạng màu sắc ở tuổi 4 khi lột xác tạo ra dạng màu xanh chiếm ưu
thế ở tuổi 5 lần lượt là 87,3% (tuổi 4 xanh) và 75% (tuổi 4 đen). Hai dạng
màu sắc ở tuổi 5 khi lột xác tạo ra kiểu hình G chiếm ưu thế.Chế phẩm từ lá
23

23


Na phun bọ xít xanh trong điều kiện thực nghiệm đạt hiệu lực cao nhất ở nồng
độ 13% với 86,60% sau 11 ngày xử lý.

24


24


CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2015
- Địa điểm nghiên cứu:
Trại Thực hành Nông học, khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại Học Vinh.
2.2.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Bọ xít xanh (Nezara viridula Linn.), họ Pentatomidae (Bọ Xít Năm
Cạnh), bộ Hemiptera (Cánh Nửa Cứng).
* Vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ: sổ tay, bút chì,vải màn, hộp nhựa, panh, băng dính vải, kéo,
cọc tre, chậu trồng cây, kim, chỉ, hạt đậu giống, hạt vừng giống....
2.3.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ xít xanh trong điều kiện ô
lưới:Nuôi bọ xít xanh N. viridulatrong điều kiện ô lưới theo từng cặp (1 đực,
1 cái) và theo nhóm cá thể. Nuôi bọ xít xanh trong các chậu trồng đậu hoặc

vừng được vây quanh bởi vải màn. Bổ sung thức ăn là: quả đậu cove tươi.
Hàng ngày theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của bọ xít. Tiến hành theo dõi
hằng ngày để thu thập số liệu về thời gian phát dục, sức sinh sản, tỉ lệ giới
tính, sự phân ly kiểu hình, sức sống của bọ xít xanh ở các cặp bố mẹ khác
nhau. Số cặp nuôi ban đầu là 14 cặp GxG. Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm:
Nhiệt độ: Ttb =28,7, Tmin =21,0; Tmax=40,2
Độ ẩm trung bình : 81,7%
Nghiên cứu sự qua đông của bọ xít trong điều kiện thực nghiệm:
Theo dõi sự thay đổi màu sắc và tập tính qua đông của trưởng thành thế hệ 3
trong các ô thí nghiệm. Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm:
Nhiệt độ: Ttb =20,8, Tmin =10,4; Tmax= 33
25

25


×