Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý điểm của trường Trung Học Phổ Thông Vũ Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.14 KB, 39 trang )

Lời mở đầu
Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ nhanh như vũ bão
và các ứng dụng tin học giúp ích rất nhiều cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực.
CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới,
cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Nếu như trước
đây, sự hiện diện của một chiếc máy tính trong văn phòng làm việc là một cái gì
đó hơi xa xỉ thì hiện nay nó đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, có thể
nói như vậy vì các ứng dụng trong tin học được tạo ra rất nhiều đáp ứng mọi nhu
cầu của con người, cuộc sống.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về phần cứng máy tính, các phần
mềm ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả
cho con người. Các phần mềm hiện nay ngày càng mô phỏng được rất nhiều
nghiệp vụ khó khăn, hỗ trợ cho người dùng thuận tiện sử dụng, thời gian xử lý
nhanh chóng, và một số nghiệp vụ được tự động hóa cao. Đối với những người
làm công tác kế toán hay quản lý thì sự ra đời của các phần mềm quản lý thực sự
mang lại cho họ cảm giác vui sướng và hưng phấn làm việc vì thay phải đau đầu
làm việc trên những con số thì nay họ chỉ cần nhập các số liệu cần thiết và phần
mềm tin học sẽ tính toán giúp cho họ trong tích tắc đồng thời đưa ra những số
liệu tổng kết một cách chính xác nhất. Điều này giúp họ tiết kiệm được tương
đối thời gian, công sức và còn tạo cho họ một phong cách làm việc khoa học
hiện đại.
Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục là vô cùng cần thiết.
Ứng dụng trong việc tính toán điểm, quản lý điểm của học sinh đã được nhiều
trường thực hiện. Nhưng nhìn chung các trường sử dụng những phần mềm ấy
vẫn chưa được đồng bộ, chưa phát huy được hết tính năng của CNTT, còn gây
cho nhà trường, giáo viên và học sinh nhiều phiền toái nhất định.
1


Đối với trường Trung học Phổ thông Vũ Tiên là một trường được thành
lập từ tháng 8/1965 và phát triển tới nay. Trước đây do trang thiết bị của nhà


trường còn lạc hậu, còn nhiều công việc các cán bộ nhân viên của nhà trường
phải thực hiện bằng phương pháp thủ công tốn kém, mất nhiều thời gian cho
việc tính lương hay tính điểm cho học sinh và còn xảy ra nhiều sai sót chưa
được chính xác. Trong đó quản lý điểm của học sinh là một công việc đòi hỏi có
độ chính xác cao, dành nhiều thời gian và công sức mà vẫn xảy ra sai sót nhầm
lẫn và chưa thực sự triệt để. Để giải quyết bài toán này, em đã chọn đề tài “ Xây
dựng phần mềm quản lý điểm của trường Trung Học Phổ Thông Vũ Tiên”.
Chương trình quản lý này có hầu hết các yêu cầu trong việc tính điểm,
quản lý điểm, quản lý hồ sơ học sinh, giáo viên, cán bộ trong nhà trường.
Chương trình này sẽ trợ giúp một cách thiết thực và vô cùng hiệu quả cho ban
giám hiệu nhà trường, cho giáo vụ, cho tổ trưởng, trưởng nhóm chuyên môn và
đặc biệt hơn là cả giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để các lực lượng này
toàn tâm toàn ý cho công tác giảng dạy, góp phần một cách tích cực nâng cao
chất lượng dạy học. Đối với phụ huynh và học sinh, chương trình này nếu được
sử dụng một cách đầy đủ thì hiệu quả rất cao vì thông tin về điểm số đến với học
sinh kịp thời nhanh chóng.

1.1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Giới thiệu về công ty thực tập
“Công ty Cổ phần Quant edge” hay còn gọi là “Công ty Cổ phần

Công nghệ Bằng Hữu” được thành lập năm 2008 là một công ty phát triển với
định hướng mang tới cho khách hàng các dịch vụ Tài chính, Công nghệ hiện đại
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thị trường
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đã triển khai nhiều dự án lớn và
phức tạp, chúng tôi hiểu rõ các yêu cầu nghiệp vụ của khách hàng và đem đến
2



cho khách hàng sản phẩm phần mềm có chất lượng cao nhất. Các dịch vụ phần
mềm mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng bao gồm:
-

Phần mềm đóng gói.
Phần mềm theo lĩnh vực, ngành nghề.
Gia công Phần mềm.
Nhiều sản phẩm của Quant Edge đã và đang được sử dụng hiệu quả tại

nhiều khách hàng với nhiều lĩnh vực như Ngân hàng, Tài chính, Giáo dục, Bộ
ngành chính phủ.
Tài sản quý giá và nhân tố đưa Quant Edge gia nhập thị trường chính từ
sự quyết tâm, ý tưởng xây dựng sản phẩm cùng chí hướng của đội ngũ lãnh đạo
và các thành viên sáng lập ngay từ ngày đầu thành lập. Cho đến nay, chặng
đường đi chưa được nhiều tuy nhiên Quant Edge tự tin khẳng định những bước
đi vững chắc trên con đường chinh phục thị trường trong nước làm tiền đề
hướng tới thị trường Châu Á trong thời gian ngắn nhất.
Địa chỉ: 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Quy mô công ty: Khoảng 40 nhân viên.
Ngành nghề: Công Ty kinh doanh về CNTT gồm: Tư vấn, xây dựng và phát
triển, khai thác các dự án phần cứng, phần mềm, mạng,… và đặc biệt là mạnh về
các phần mềm phục vụ cho tài chính, ngân hàng.
Điện thoại: 473008999
Website Công ty: www.quant-edge.com
Bộ máy tổ chức
-

Chủ tịch: Trần Quang Đức.
Thành viên hội đồng: Nguyễn Trọng Hải Hoàng, Hoàng Việt, Trần


Thùy Nguyên.
CEO: Hoàng Việt.
COO: Hoàng Minh Thanh.
Bộ phận Nhân sự: 2 nhân viên.
3


-

1.2

Bộ phận Dev(lập trình): 17 người.
Bộ phận QA(kiểm tra chất lượng): 10 người.
Bộ phận BA(phân tích nghiệp vụ): 6 người.
Bộ phận IT(trực vận hành): 5 người.
Bộ phận SEO(quảng cáo): 2 người.
Và một bộ phận cộng tác viên của công ty.

Lý do chọn đề tài

Công ty cổ phần Quant Edge nhận rất nhiều dự án với tính chất, đặc thù
riêng. Trong đó có những dự án liên quan đến giáo dục, em đã chọn làm một đề
tài trong số đó.
Hiện nay số lượng học sinh tại trường ngày càng tăng để quản lý học sinh
một cách tốt nhất về: điểm, số ngày nghỉ, số học sinh nghỉ học….. đòi hỏi cần
phải có một phần mềm quản lý học sinh để công việc quản lý học sinh dễ dàng
hơn hiệu quả hơn và chính xác hơn .
Các công việc chính đang phải thực hiện:
-


Quản lý hồ sơ, lý lịch học sinh: : Bao gồm các chức năng giúp Nhà trường
theo dõi và quản lý thông tin lý lịch học sinh. Quản lý học sinh theo danh

-

sách từng lớp học.
Quản lý điểm, quá trình học tập , rèn luyện học sinh: Bao gồm việc quản
lý điểm thành phần (theo sổ ghi điểm), tính điểm trung bình môn (học, cả
kỳ, cả năm), xét kết quả học tập (học kỳ, cả năm), quản lý xếp loại hạnh
kiểm, theo dõi và quản lý chuyên cần, in ấn đánh giá các báo cáo đánh giá
chất lượng về học tập, hạnh kiểm, kết quả học tập rèn luyện, sổ điểm, học
bạ học sinh.Thống kê số học sinh giỏi,học sinh khá, học sinh trung bình

-

theo từng lớp, khối trong trường…
Quản lý giáo viên : Quản lý thông tin đội ngũ giáo viên trong nhà trường,
quản lý phân công giảng dạy, phân công chủ nhiệm, tự động lập các báo
cáo chuyên môn, báo cáo chủ nhiệm cho từng giáo viên.

4


Vì vậy mà em chọn đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý điểm của trường
Trung học Phổ Thông Vũ Tiên”.
Nội dung nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở mục tiêu đặt ra với đề tài trên, đề tài
bao gồm các nội dung nghiên cứu sau:
-


Nghiên cứu cách quản lý điểm của trường và quy trình quản lý thông tin

-

nhà trường.
Tìm hiểu quy trình quản lý thông tin điểm và các phần mềm đang được sử

-

dụng trong công tác quản lý điểm của trường.
Hệ thống hóa và tìm hiểu các công cụ để thiết kế và xây dựng một hệ
thống thông tin quản lý điểm của trường.

1.3

Khái quát chung về Trường THPT Vũ Tiên

Trường THPT Vũ Tiên trực thuộc sở giáo dục đào tạo Thái Bình là một trong
các trường công lập của huyện Vũ Thư – Thái Bình.
Trường THPT Vũ Tiên được thành lập được thành lập từ tháng 8/1965 .
Trường có trên 1500 học sinh cấp trên tổng số 33 lớp học chưa kể gần 100
giáo viên.

5


1.4

Mô tả quy trình nghiệp vụ của bài toán Quản Lý điểm của


trường THPT Vũ Tiên.
Công tác Quản Lý điểm của trường THPT Vũ Tiên bao gồm các nghiệp vụ
a.

sau:
Nhập điểm và tổng kết điểm
Nhập điểm và tổng kết điểm là một công việc hết sực quan trọng. Trong quá

trình giảng dạy giáo viên phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để lấy
điểm của học sinh trong lớp. Giáo viên bộ môn đánh giá học sinh qua việc chấm
điểm, đánh giá này phải khách quan, chính xác, đầy đủ và chi tiết. Có nhiều
điểm nhưng chung quy lại thì có những loại điểm như sau:
-

Điểm hệ số 1: bao gồm điểm miệng, điểm kiểm tra 15 phút.
Điểm hệ số 2: bao gồm những điểm kiểm tra từ một tiết trở lên.
Điểm hệ số 3: là điểm thi học kỳ, được tính đặc biệt hơn so với điểm hệ số
1 và điểm hệ số 2.

Khi giáo viên bộ môn lấy được điểm đầy đủ của học sinh, cuối học kỳ giáo
viên bộ môn sẽ tổng kết lại điểm trung bình của môn học do mình giảng dạy.
Sau đó, giáo viên bộ môn đưa lại cho giáo viên chủ nhiệm điểm trung bình của
môn học.
Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ và có trách nhiệm tổng kết lại điểm trung
bình cả học kỳ và cả năm khi đã có số liệu về điểm trung bình môn học. Giáo
viên chủ nhiệm sẽ chuyển những điểm tổng kết cuối cùng lại cho quản lý học
sinh để phòng học sinh lưu lại số liệu và điểm một cách chi tiết nhất.

6



Học bạ ghi chép điểm trung bình môn của học kỳ và cả năm

b.

Chế độ cho điểm của học sinh được xác định như sau:
Tùy theo khung chương trình mà Ban giám hiệu đã quy định trong mỗi
năm học và dựa vào đặc điểm đặc thù của nhà trường, Ban giám hiệu và
phòng quản lý học sinh sẽ phân công lịch giảng dạy cho các giáo viên và số
tiết dạy của từng môn học. Và cũng theo phân phối chương trình đó để giáo
viên có thể đề ra số lần kiểm tra cho mỗi học kỳ:

Xác định hệ số các loại điểm
Hệ số 1: Điểm kiểm tra miệng, viết 15 phút, thực hành.
Hệ số 2: Điểm kiểm tra 1 tiết trở lên.
Hệ số 3: Điểm kiểm tra học kỳ nhưng với cách tính đặc biệt hơn.

7


Quy trình tổng hợp điểm

c.

Giáo viên bộ môn có trách nhiệm giảng dạy và kiểm tra để lấy điểm, sau đó
tổng kết điểm trung bình môn học của từng học sinh trong lớp. Sau khi đã tổng
kết đánh giá toàn bộ học sinh thì giáo viên bộ môn sẽ chuyển bản tổng kết cho
giáo viên chủ nhiệm có kèm theo danh sách cụ thể để giáo viên chủ nhiệm có
thể kiểm tra chi tiết lại xem điểm trung bình môn học đã được tính chính xác
chưa?

Sau đó tổng kết lại điểm trung bình học kỳ của học sinh thì giáo viên lại
phải chuyển bản tổng kết điểm học kỳ (có kèm theo chi tiết bảng điểm của từng
môn học) cho phòng quản lý học sinh. Phòng quản lý học sinh có nhiệm vụ lưu
trữ điểm trên sổ sách. Cuối mỗi học kỳ, hoặc cuối mỗi năm thì phòng quản lý
học sinh sẽ phải tổng kết lại điểm của toàn trường, căn cứ vào điểm để làm cơ sở
xét duyệt khen thưởng, kỷ luật, xét học sinh giỏi, tiên tiến, lưu ban.

d.

Cách thức xếp loại
- Xếp loại học kỳ

Loại Giỏi: Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBMHK) ≥ 8.0 và không có
môn nào dưới 6.5.
Loại Khá: ĐTBMHK ≥ 6.5 và không có môn học nào dưới 5.0.
Loại Trung Bình: ĐTBMHK ≥ 5.0 và không có môn nào dưới 4.0.
Loại Yếu: 3.5≤ĐTBMHK≤5.0 và không có môn nào dưới 3.0.
Loại Kém: ĐTBMHK≤3.5.
-

Xếp loại cả năm

Loại giỏi: Điểm trung bình chung các môn học cả năm (ĐTBMCN) ≥ 8.0 và
không có môn nào dưới 6.5.
8


Loại Khá: ĐTBMCN ≥6.5 và không có môn nào dưới 5.0.
Loại Trung Bình: ĐTBMCN ≥ 5.0 và không có môn nào dưới 4.0.
Loại Yếu: 3.5≤ĐTBMCN≤5.0.

Loại Kém: ĐTBMCN≤3.5.
Cách xét loại học sinh, học sinh lưu ban, học sinh lên lớp

e.

Học sinh Giỏi: học sinh có học lực học loại giỏi và hạnh kiểm trong từng kỳ là
rất tốt.
Học sinh Tiên Tiến: học sinh có học lực học loại khá và hạnh kiểm chỉ loại
trung bình hoặc khá.
Học sinh Trung Bình: học sinh có học lực học loại trung bình và có một trong
các laoij hạnh kiểm như: tốt, khá, trung bình.
Học sinh Yếu: học sinh có học lực loại yếu , hoặc học sinh có hạnh kiểm loại
yếu.
Học sinh Kém: học sinh có học lực loại kém, hoặc học sinh có hạnh kiểm loại
yếu.
Học sinh lên lớp: học sinh có học lực loại trung bình trở lên và hạnh kiểm
không phải loại yếu.
Học sinh lưu ban: học sinh có học lực loại yếu, kém hoặc học sinh có hạnh
kiểm loại yếu.


Hệ thống quản lý điểm cũ

Hệ thống tổ chức quản lý điểm ở trường THPT Vũ Tiên được phân công như
sau:
Học sinh: có nhiệm vụ cung cấp hồ sơ với đầy đủ thông tin theo yêu cầu của
nhà trường quy định. Tham gia học tập và làm bài kiểm tra theo yêu cầu của
9



giáo viên để lấy điểm. Khi cần xem thông tin về điểm số, hoặc tìm kiếm, kiểm
tra từng năm của mình thì phải báo cáo lại với phòng quản lý học sinh để được
đáp ứng yêu cầu.
Giáo viên bộ môn: có trách nhiệm giảng dạy, kiểm tra học sinh và lấy điểm
của các em. Cuối mỗi học kỳ phải tổng kết lại điểm trung bình môn học cho
từng học sinh. Sau đó đưa báo cáo tổng kết điểm trung bình môn học cho giáo
viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm: có trách nhiệm tổng kết lại điểm trung bình của từng
học kỳ và trong từng năm để tổng kết được tình hình học tập chung của học sinh
toàn trường. Mỗi khi cần xem thông tin của học sinh trong trường để kiểm tra
đột xuất thì Ban giám hiệu phải có bản tổng kết học tập của tất cả học sinh trong
trường để có cơ sở xếp loại và có quyết định khen thưởng hay kỷ luật đối với
từng trường hợp vi phạm.
Phòng quản lý học sinh: có trách nhiệm quản lý điểm của học sinh trong
trường, cập nhật thông tin học sinh mới vào sổ sách. Trong quá trình học sinh
học tập phòng quản lý học sinh nhận điểm của từng môn học, nhận điểm tổng
kết môn học, nhận điểm tổng kết học kỳ, nhận điểm tổng kết cả năm và tổng kết
lại một lần nữa. Sau khi đã đối chiếu với kết quả của giáo viên chủ nhiệm đã
tổng kết, để từ đó phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường xét khen thưởng, kỷ
luật, lưu ban, xét học sinh giỏi.



Đánh giá hệ thống cũ

Hiện tại nhà trường đang sử dụng phương pháp truyền thống, ghi chép sổ
sách, chép điểm, lưu điểm trên học bạ của học sinh và trên sổ điểm của giáo viên
chủ nhiệm.

-


Ưu điểm của hệ thống cũ
Không cần hệ thống máy tính.
10


-

Công cụ và phương tiện làm việc rẻ tiền.
Ít phụ thuộc vào những ảnh hưởng sự cố bất thường và những tác động


-

khách quan.
Gắn liền với thực tiễn.
Nhược điểm của hệ thống cũ
Mất thời gian lưu trữ, công sức ghi chép và đòi hỏi cần phải cẩn thận để
số liệu và thông tin học sinh cũng như thông tin điểm của học sinh không

-

bị mất mát, đảm bảo an toàn, chính xác, đầy đủ.
Khi có yêu cầu công việc tìm kiếm, báo cáo rất mất nhiều thời gian.
Việc cập nhật, sửa đổi thông tin thiếu chính xác, chưa mang tính khoa

-

học.
Việc chuyển lưu thông tin chậm, hiệu quả kém

Sổ sách có thể bị mất mát, không đảm bảo tuyệt đối do thời gian quá lâu
khi muốn lưu trữ hồ sơ và thông tin điểm của học sinh cũ không thể thực
hiện được.Và do đó việc điều phối hoạt động mất thời gian, phải cẩn thận
tỉ mỉ.



Giải pháp quản lý

Cần xây dựng một hệ thống thông tin, tin học hóa công tác quản lý điểm để
lượng lớn công việc làm bằng tay với sự tham gia của rất nhiều người được làm
bằng máy. Thay cho công việc ghi và tính điểm của tất cả các giáo viên, lúc này
chỉ cần một người làm công tác giáo vụ với phần mềm quản lý điểm để có thể
đảm nhận hết mọi công việc tra cứu, tìm kiếm, tổng hợp, in ấn đều do máy thực
hiện. Giao diện màn hình để nhập dữ liệu, khai thác dữ liệu một cách đơn giản
tiện lợi cho người sử dụng, cho phép nhận các thông tin theo biểu mẫu xác lập.
Giao diện được tiếng việt hóa, dễ sử dụng, dễ hiểu, dễ nhớ và có hệ thống trợ
giúp đảm bảo:


Tính toàn vẹn, an toàn dữ liệu

Khi cập nhật thay đổi đối tượng và các thông tin khác …các thông tin thuộc
hồ sơ của học sinh. Khi cập nhật sửa đổi thông tin nào đó hồ sơ phải tự động sửa
đổi theo, không cho phép xóa một thông tin này khi nó đã được sử dụng trong
11


hồ sơ. Cơ chế sao lưu, khôi phục dữ liệu hợp lý, thuận tiện: có thể sao lưu ra file
Excel, lưu trữ trên ô đĩa sao lưu (băng từ, đĩa cứng, đĩa CD, ….)



Tính chặt chẽ của thông tin

Khi sửa chữa một hồ sơ thì toàn bộ những mục tiêu khác được cập nhật
lại(Ví dụ: thay đổi điểm môn Toán thì điểm Tb các môn cũng sẽ được thay đổi).
Khi nhập dữ liệu của đối tượng cần quản lý điểm như điểm, mã học sinh…
thì phải vào mã cho các đối tượng này. Khi vào thiếu chương trình sẽ thông báo.
Chỉ cho phép cập nhật những dữ liệu sẵn có mã như: mã học sinh, điểm, số
ngày nghỉ có sẵn. Nếu chưa có thì có thể thêm mới trước khi sử dụng các thông
tin này.


Tính bảo mật của hệ thống

Hệ thống chương trình sẽ bảo mật cho từng nghiệp vụ theo yêu cầu quản lý.
Mỗi người sử dụng có một tên và mật khẩu riêng và được sử dụng, khai thác các
chức năng của chương trình phần mềm theo quyết định của người quản lý.
1.5

Xác định yêu cầu của đề tài

Đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý điểm của trường THPT Vũ Tiên”
được xây dựng nhằm hỗ trợ cho công việc quản lý điểm của trường được dễ
dàng, thuận tiện và chính xác hơn với giao diện trực quan, thao tác sử dụng đơn
giản trên cơ sở khảo sát quy trình quản lý điểm của trường. Với mong muốn xây
dựng được phần mềm thật sự góp ích cho trường cũng như hoàn thành tốt đồ án
tốt nghiệp, em xác định mục tiêu đề tài Phần mềm được xây dựng để thực hiện
được các chức năng chính sau:
-


Cập nhật thông tin: học sinh, điểm, lớp, hạnh kiểm, môn học của học sinh.
Tính điểm, xếp loại cho học sinh cuối kỳ, cuối năm.
In báo cáo, thống kê: danh sách điểm, danh sách xếp loại cuối năm của

-

học sinh.
Tìm kiếm: học sinh, lớp, hồ sơ,…
12


Mô hình tiến trình nghiệp vụ của hệ thống quản lý điểm.


-

Nghiệp vụ
Tiếp nhận học sinh: sẽ thêm thông tin học sinh vào bảng học sinh.
Lập danh sách phân lớp: khi có danh sách học sinh, người quản lý sẽ phân
bố học sinh đến các lớp học, sĩ số mỗi lớp phù hợp cho đồng đều giữa các

-

lớp.
Nhập bảng điểm môn: giáo viên sẽ cung cấp điểm môn cho người quản lý
và sau khi tiếp nhận được điểm từ các giáo viên người quản lý có nhiệm


-


vụ nhập điểm vào phần mềm.
Tra cứu điểm theo mã học sinh hoặc theo môn học.
Tra cứu lớp theo mã lớp .
Tra cứu học sinh theo mã học sinh, tên học sinh hoặc theo lớp.
Tra cứu môn học theo tên môn học,mã môn học hoặc tên giáo viên.
Chuyển lớp.
Hạnh kiểm.
Lập báo cáo.
Hệ thống báo cáo
Danh sách lớp.
Bảng điểm cá nhân.
Điểm môn học theo lớp.
Điểm môn học theo khối.
Báo cáo kết quả học tập theo lớp.
Báo cáo kết quả học tập theo khối.
Bản mẫu điểm theo môn học của học sinh.

13


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VỀ XỬ LÝ
2.1 Phân tích các yêu cầu về xử lý.
Dựa vào các kết quả đánh giá hiện trạng trong quá trình em đi khảo sát thì hệ
thống có các chức năng chính:
-

Cập nhật thông tin về hồ sơ về thông tin học sinh, môn học, lớp học, và

-


điểm
Chức năng chuyển lớp, thêm hạnh kiểm cho học sinh
Xử lý thông tin: tính toán, xử lý điểm (tính điểm trung bình bộ môn, tính
điểm trung bình học kỳ, tính điểm trung bình cả năm, xét học lực, hạnh
kiểm, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh trung bình, học sinh

-

yếu ).Xem thông tin khi có yêu cầu
Thống kê điểm của từng học sinh, từng lớp, từng môn học từng khối trong

-

toàn trường.
In bảng điểm theo yêu cầu của ban giám hiệu hoặc của học sinh, in ấn
bảng điểm tổng kết chung của toàn trường về những thành tích đạt được
trong học tập, in danh sách điểm của từng lớp.

Cụ thể các chức năng


-

Cập nhật thông tin
Cập nhật hồ sơ học sinh
Cập nhật môn học
Cập nhật điểm
Cập nhật lớp học
Cập nhật hạnh kiểm

Xử lý thông tin
Phân lớp
Tính điểm
Xét học lực học sinh
Tìm kiếm hồ sơ học sinh
Tìm kiếm điểm học sinh
14





2.2

Thống kê
Danh sách học sinh
Điểm cá nhân học sinh
Điểm môn học
Báo cáo kết quả học tập theo lớp
In ấn
Điểm cá nhân học sinh
Điểm môn học
Báo cáo kết quả học tập theo lớp
Báo cáo kết quả học tập theo khối
Học sinh lưu ban học sinh lên lớp
Học sinh tiên tiến, học sinh giỏi.
Trợ giúp
Hướng dẫn sử dụng
Thông tin phần mềm


Các chức năng của hệ thống mới.
Chức năng 1: Đăng nhập.
Mục đích: Các chức năng quan trọng của hệ thống được bảo vệ, chỉ có



người có quyền mới được phép sử dụng. Để sử dụng được các chức năng
này của hệ thống yêu cầu người dùng phải có tài khoản đăng nhập. Nếu
đăng nhập thành công sẽ cho phép thao tác với các chức năng này. Tránh
được sự xâm nhập phá hoại từ bên ngoài cũng như sơ ý của người thiếu
trình độ chuyên môn.
Đầu vào : Tài khoản và mật khẩu quản trị.



Chức năng 2: Đăng xuất.
Mục đích : Thoát khỏi quyền đăng nhập.



Chức năng 3: Đổi mật khẩu.
Mục đích: Thay đổi mật khẩu quyền quản trị khi cần thiết.
Đầu vào: Mật khẩu hiện tại của tài khoản quản trị và mật khẩu mới.




Chức năng 4: Thoát.



Mục đích: Thoát khỏi chương trình.
15


Chức năng 5: Học sinh.



Mục đích: Thêm thông tin học sinh, quản lý thông tin học sinh.
Đầu vào : Thông tin về học sinh: Họ tên, mã học sinh, quê quán, năm
sinh, tên lớp, giới tính.

Chức năng 6: Lớp.



Mục đích: Thêm, sửa, xóa thông tin lớp.
Đầu vào: Thông tin lớp học: mã lớp, tên lớp, sĩ số, niên khóa, giáo viên
chủ nhiệm.

Chức năng 7: Môn học.



Mục đích: Thêm, sửa, xóa môn học.
Đầu vào: Thông tin môn học: mã môn học, tên môn học, tên giáo viên,
Số tiết.

Chức năng 8: Điểm.



Mục đích: Nhập điểm, tính toán điểm trung bình và lưu trữ điểm cho học



sinh, thêm sửa xóa điểm học sinh.
Đầu vào: thông tin điểm: tên môn học, mã môn học, mã học sinh, năm
học, học kỳ, điểm miệng 1, điểm miệng 2, điểm 15 phút, điểm 1 tiết 1,
điểm 1 tiết 2, điểm kiểm tra học kỳ của từng học kỳ.

Chức năng 9: Hạnh kiểm.


Mục đích: Đành giá ý thức học sinh khi còn đang theo học tại nhà trường



theo từng năm học.
Đầu vào: Lớp, học sinh.

Chức năng 10: Chuyển lớp


Mục đích: Chuyển lớp cho học sinh có yêu cầu của phía gia đình của học



sinh, hoặc theo yêu cầu của phía nhà trường.
Đầu vào: Lớp, học sinh.


Chức năng 11: Danh sách lớp
16




Mục đích: In bảng điểm của từng môn học theo lớp.

Chức năng 12: Điểm Môn học theo lớp


Mục đích: In bảng điểm của từng môn học theo lớp.

Chức năng 13: Điểm cá nhân


Mục đích : In bảng điểm tất cả các môn của học sinh theo học kỳ và cả
năm.

Chức năng 14: Báo cáo kết quả học tập theo tổng kết học kỳ


Mục đích: Dựa vào mức điểm chuẩn để đánh giá năng lực của học sinh.

Chức năng 15: Báo cáo kết quả học tập theo khối


Mục đích: Dựa vào điểm trung bình môn học cả năm, hạnh kiểm cả năm
để xét học sinh có đạt tiêu chuẩn lên lớp hay không và kết quả học tập sẽ
được in theo khối.


Chức năng 16: Bảng điểm mẫu


Mục đích: Bảng điểm mẫu sẽ được cấp cho giáo viên và mỗi giáo viên
có nhiệm vụ điền điểm vào bảng yêu cầu sau mỗi lần kiểm tra để cho
giáo vụ nhập điểm vào hệ thống.

Chức năng 17: Hướng dẫn sử dụng


Hướng dẫn sử dụng phần mềm.

Chức năng 18: Thông tin phần mềm
Những thông tin về phần mềm
Một số chức năng khác: ở trên là 18 chức năng chính của hệ thộng,
nhưng trong các chức năng trên sẽ gồm những chức năng nhỏ kèm theo vào và
được gom vào thành 6 nhóm chính:

17




Nhóm 1 hệ thống: Nhóm chức năng này sẽ bao gồm các chức năng thao
tác với hệ thống như: thông tin, cấu hình, người dùng, đổi mật khẩu, sao



lưu, phục hồi, đăng nhập, đăng xuất, thoát.

Nhóm 2 quản lý danh mục: Nhóm chức năng này bao gồm các thao tác
nhập, sửa, xóa dữ liệu cần thiết cho quá trình cung cấp thông tin lưu trữ
điểm và thông tin học sinh. Trước khi cung cấp dữ liệu vào, hệ thông sẽ
yêu cầu người dùng điền đầy đủ thông tin vào hệ thống hay chưa.Nếu



chưa hoặc có gì chưa chính xác thì cần tiến hành thêm mới hoặc sửa.
Quản lý lớp: Khi bắt đầu mỗi khóa học mới, thì việc đầu tiên là lập danh

-

sách các lớp học:
Nhập thông tin hồ sơ: Sau khi thêm một lớp mới ta điền đầy đủ các thông
tin của một lớp như: mã lớp, tên lớp, sĩ số, giáo viên….để lưu vào hệ

-

thống.
Sửa thông tin hồ sơ: Chức năng này cho phép bổ sung những thông tin
còn thiếu hoặc sửa những thông tin chưa chính xác bởi sai sót trong quá

-

trình nhập.
Xóa thông tin hồ sơ: Hệ thống còn cho phép xóa hồ sơ của những lớp sẽ

-

không mở trong năm nay dựa vào lượng học sinh học trong năm học tới.

Lưu thông tin hồ sơ: Sauk hi tất cả các thông tin đã chính xác thì chúng ta



sẽ lưu các thông tin đã điền vào hệ thống.
Quản lý học sinh: Chức năng này có tác dụng lưu trữ các thông tin của

-

học sinh trong suốt thời gian học tại trường.
Nhập thông tin hồ sơ: Sau khi tạo các lớp sẽ tiến hành nhập hồ sơ học
sinh thuộc lớp đó.Mỗi học sinh sẽ được gán mã riêng nhằm tăng tốc độ

-

truy nhập khi tìm kiếm.
Sửa thông tin hồ sơ: Chức năng này cho phép bổ sung những thông tin
còn thiếu hoặc sửa những thông tin chưa chính xác bởi sai sót trong quá

-

trình nhập.
Xóa thông tin hồ sơ: Hệ thống còn cho phép xóa hồ sơ của những học sinh
thôi học hoặc còn đang học nhưng bị đuổi học ra khỏi danh sách của các
lớp

18


-


Lưu thông tin hồ sơ: Sau khi tất cả các thông tin đã chính xác thì chúng ta


-

sẽ lưu các thông tin đã điền vào hệ thống.
Quản lý môn học: Các môn học sẽ có trong năm học
Nhập thông tin hồ sơ: Chúng ta sẽ điền đầy đủ thông tin của môn học với

-

đặc thù khác nhau và từng giáo viên cụ thể
Sửa thông tin hồ sơ: Chức năng này cho phép bổ sung những thông tin
còn thiếu hoặc sửa những thông tin chưa chính xác bởi sai sót trong quá

-

trình nhập.
Xóa thông tin hồ sơ: Nếu môn đó sẽ hủy trong hệ thống giáo dục thì sẽ

-

xóa môn đó khỏi hệ thống.
Lưu thông tin hồ sơ: Sau khi tất cả các thông tin đã chính xác thì chúng ta



sẽ lưu các thông tin đã điền vào hệ thống
Quản lý điểm: Sự đánh giá của các giáo viên với học sinh qua các bài





kiểm tra
Nhập thông tin hồ sơ: có 2 cách nhập điểm cho học sinh:
Cách nhập từng điểm với mã học sinh và với tên môn học
Giáo vụ cấp cho mỗi giáo viên một bảng mẫu điểm bằng file excel.Giáo
viên có nhiệm vụ điền điểm vào bảng mẫu đó sau khi có bảng điểm mà

-


-

giáo viên gửi lên giáo vụ có nhiệm vụ import vào hệ thống.
Sửa thông tin hồ sơ: Khi giáo vụ nhập điểm thừa thiếu cho học sinh
Lưu thông tin hồ sơ: Sau khi tất cả các thông tin đã chính xác thì chúng ta
sẽ lưu các thông tin đã điền vào hệ thống.
Nhóm 3: Nhóm chức năng:
Hạnh kiểm: dựa vào điểm đánh giá ý thức của học sinh trong năm học của
giáo viên chủ nhiệm mà giáo vụ sẽ cho mức hạnh kiểm tương ứng với học

-

sinh đó
Chuyển lớp: Mỗi năm số học sinh sẽ được lên lớp, giáo vụ có nhiệm vụ
chuyển học sinh đó lên lớp hoặc do một việc nào đó mà học sinh có yêu
cầu chuyển lớp từ phía gia đình hoặc từ phía Nhà trường, giáo vụ sẽ
chuyển lớp cho học sinh đó.Nếu học sinh đó học cuối cấp thì sẽ chuyển



-

trường cho học sinh đó lên học cấp cao hơn.
Nhóm 4: Chức năng thống kê:
Thống kê chủ yếu phục vụ cho việc tính toán, lập và in bảng điểm tổng
kết theo mỗi học kỳ và mỗi năm học.Thống kê xếp loại học sinh trong
19


trường. Đồng thời phải đưa ra được danh sách học sinh giỏi, tiên tiến,
trung bình, yếu kém. Ngoài ra cuối mỗi học kỳ cũng như cuối mỗi năm

-


-

học phải đưa ra được bảng hạnh kiểm từng lớp.
Nhóm 5: Nhóm trợ giúp:
Nhóm chức năng này tập hợp các chức năng hướng dẫn và sử dụng phần
mềm cũng như giới thiệu về phần mềm, tác giả, bản quyền của phần mềm.
Nhóm 6: Nhóm bảng mẫu:
Nhóm này có nhiệm vụ in ra bảng mẫu danh sách học sinh và bảng điểm
của học sinh để giáo vụ gửi đến từng giáo viên. Trong quá trình học tập
giáo viên sẽ đánh giá học sinh qua các cuộc kiểm tra và thi cuối kỳ và với
số điểm của mỗi học sinh nhận được giáo viên sẽ điền vào bảng mẫu mà
giáo vụ cấp cho để giúp công việc nhập điểm vào hệ thống dễ dàng hơn.


2.3

Biểu đồ phân cấp chức năng.

Hình 3. 1. Biểu đồ phân cấp chức năng

20


2.4

Biều đồ luồng dữ liệu.
a.

Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh

Hình 3. 2. Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh
b.

Biểu đồ dữ liệu mức đỉnh

21


Hình 3. 3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

22


2.5


Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
a. Chức năng quản lý hồ sơ

Hình 3. 4. Chức năng quản lý hồ sơ
b.

Chức năng tìm kiếm

23


Hình 3. 5. Chức năng tìm kiếm
c.

Chức năng cập nhật

24


Hình 3. 6. Chức năng cập nhật
d.

Chức năng thống kê, báo cáo

25


×