Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Mô hình thanh toán điện tử phục vụ cho các giao dịch trực tuyến có giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

VŨ TRƢỜNG GIANG

MÔ HÌNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
PHỤC VỤ THANH TOÁN CHO CÁC
GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN CÓ GIÁ TRỊ NHỎ

Chuyên ngành : Công nghệ thông tin

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. Đặng Văn Chuyết

Hà Nội – Năm 2014


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................6
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................8


MỞ ĐẦU .........................................................................................................9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................14
1.1.

Tổng quan về mô hình thanh toán điện tử .....................................14

1.1.1. Từ mô hình thanh toán truyền thống tới thanh toán điện tử. ....14
1.1.2. Mô hình thanh toán điện tử, cài đặt và ứng dụng trong thực tế. ...
...................................................................................................16
1.1.3. Lợi ích và rủi ro trong mô hình thanh toán điện tử ...................17
1.2.

Các khái niệm trong mô hình thanh toán điện tử nói chung ..........19

1.3.

Phân loại mô hình thanh toán điện tử dựa trên giá trị giao dịch ....21

1.4.

Lý thuyết về mã hóa và bảo mật, ứng dụng trong xử lý giao dịch

trực tuyến

........................................................................................................23

1.4.1. Vai trò của mã hóa và bảo mật trong thương mại điện tử, áp
dụng thực tế. ...................................................................................................23
1.4.2. Áp dụng mã hóa bảo mật trong giao dịch điện tử .....................24
1.4.3. Các phương pháp mã hóa và bảo mật trong thương mại điện tử ..

...................................................................................................26
CHƢƠNG 2: MÔ HÌNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ THANH
TOÁN CHO CÁC GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN CÓ GIÁ TRỊ NHỎ ...............34

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

2


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

2.1.

Vi thanh toán: khái niệm, sự hình thành và lịch sử phát triển. ......34

2.2.

Mô hình vi thanh toán tổng quan. ..................................................37

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VI THANH TOÁN TRONG THỰC TẾ
...................................................................................................................................41
3.1.

Ghi nhớ thanh toán giữa bên mua và bên bán. Giải pháp PayWord ..
........................................................................................................41

3.1.1. Ý tưởng .....................................................................................41
3.1.2. Giải pháp PayWord ...................................................................42
3.1.3. Nhận xét ....................................................................................47

3.2.

Đơn vị trung gian cung cấp tiền tệ số. Giải pháp MicroMint. .......48

3.2.1. Ý tưởng .....................................................................................48
3.2.2. Giải pháp MicroMint ................................................................49
3.2.3. Nhận xét ....................................................................................53
3.3.

Phát hành quy ước giao dịch bên bán. Giải pháp MilliCent. .........54

3.3.1. Ý tưởng .....................................................................................54
3.3.2. Giải pháp MilliCent ..................................................................55
3.3.3. Nhận xét ....................................................................................59
3.4.

Tiền số vận hành qua mạng ngang hàng. Giải pháp Bitcoin. ........60

3.4.1. Định nghĩa & lịch sử phát triển Bitcoin ....................................60
3.4.2. Giải pháp Bitcoin ......................................................................62
3.4.3. Bitcoin và vi thanh toán ............................................................66
3.5.

Đánh giá về các giải pháp vi thanh toán ........................................67

CHƢƠNG 4: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VI THANH TOÁN Ở VIỆT
NAM .........................................................................................................................73

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT


3


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

4.1.

Hiện trạng Thương Mại Điện Tử và Vi thanh toán tại Việt Nam..73

4.1.1. Hạ tầng phát triển Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam trong
những năm gần đây (tính đến 2013) .................................................................73
4.1.2. Bài toán Vi Thanh Toán tại Việt Nam ......................................76
4.2.
Nam

Hướng phát triển và khả năng thành công Vi thanh toán tại Việt
........................................................................................................80

4.2.1. Mục tiêu phát triển của Vi thanh toán tại Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay ...................................................................................................80
4.2.2. Các hướng phát triển của Vi thanh toán tại Việt Nam ..............83
KẾT LUẬN ...................................................................................................85
1.

Các kết quả đạt được .........................................................................85

2.

Hạn chế ..............................................................................................85


3.

Hướng phát triển của đề tài ...............................................................85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................87

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

4


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới
sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS.Đặng Văn Chuyết.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
4. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Trƣờng Giang


Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

5


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Chữ viết tắt
TMĐT

Thương Mại Điện Tử

VTT

Vi Thanh Toán

Hash

Hàm băm

PayWord

Giải pháp PayWord


MicroMint

Giải pháp MicroMint

MilliCent

Giải pháp MilliCent

Bitcoin

Giải pháp Bitcoin

Ý nghĩa

IDI – ICT Development Chỉ số phát triển Công Nghệ
Index

Thông Tin quốc gia

NSD

Người Sử Dụng

USD

Đồng tiền Mĩ

VNĐ

Đồng tiền Việt Nam


OTP

Tin nhắn xác thực một lần (One
Time Password)

Script

Mã trao đổi

Broker

Trung gian thanh toán

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

6


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. So sánh MD5 và SHA-1 ...................................................................31
Bảng 2. Bảng so sánh các giải pháp cho vi thanh toán. .................................70

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

7



Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
No table of figures entries found.
Hình 1. Mô hình thương mại điện tử nói chung ............................................15
Hình 2. Mô hình thanh toán điện tử có sự tham gia của đơn vị trung gian ...16
Hình 3. Xác thực người dùng bằng thiết bị Token ........................................24
Hình 4. Ví dụ về hàm băm .............................................................................28
Hình 5. So sánh tốc độ các hàm băm .............................................................30
Hình 6. Ví dụ về thanh toán lớn .....................................................................36
Hình 7. Ví dụ về vi thanh toán .......................................................................36
Hình 8. Mô hình cổ điển vi thanh toán ..........................................................37
Hình 9. Chuỗi mã hóa trong giải pháp PayWord ...........................................42
Hình 10. Mô hình hóa giải pháp PayWord ....................................................43
Hình 11. Giải pháp MicroMint ......................................................................49
Hình 12. Giải pháp MicroMint ......................................................................50
Hình 13. Mô hình MilliCent ..........................................................................55
Hình 14. Mô hình hóa giải pháp MilliCent - Các thành phần định danh Script
...................................................................................................................................56
Hình 15. Giải pháp MilliCent – Tương tác các đối tượng tham gia. .............57
Hình 16. Giải pháp MilliCent – thông điệp trong hệ thống ...........................58
Hình 17. Mô hình giao dịch điện tử Bitcoin ..................................................61
Hình 18. Bitcoin – Block chain......................................................................64
Hình 19. Bitcoin – Mã hóa thông tin giao dịch..............................................65
Hình 20. Bitcoin – Mối liên hệ giữa các Block .............................................66

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT


8


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21, nền công nghê thông tin đã có
sự tăng trưởng mạnh mẽ và hỗ trợ rất đắc lực vào nhiều mặt của cuộc sống. Với cơ
sở hạ tầng công nghê thông tin hiện có, việc tương tác trở nên dễ dàng hơn bao giờ
hết. Ngành thương mại cũng được hưởng rất nhiều lơi ích từ sự phát triển này và
hình thành lên khái niệm: “Thương mại điện tử”. Thương mại điện tử là hình thức
trao đổi thương mại trên nền tảng hệ thống tin học và mạng máy tính. Sự ra đời của
“Thương mại điện tử” là sự phát triển tất yếugóp phần giúp cho việc trao đổi thương
mại trở lên dễ dàng tiện lợi hơn, phù hợp với sự phát triển lịch sử.
Thương mại điện tử cũng như thương mại truyền thống là tạo ra môi trường
trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán. Trong TMĐT có một loại hàng hóa
mà không thể trao đổi theo cách của thương mại truyền thống đó là hàng hóa nội
dung số. Hàng hóa nội dung rất phong phú và đa dạng, ví dụ: phần mềm, tệp tin âm
nhạc, một mẩu tin, một tư vấn chuyên gia hoặc mua một trang bị trong trò trơi trực
tuyến…. Bên cạnh các sản phẩm có giá trị lớn và rất lớn từ hàng triệu tới hàng trăm
triệu VNĐ, ta cũng dễ dàng gặp các sản phẩm có giá trị nhỏ chỉ vài nghìn VNĐ.
Rào cản lớn trong việc mua bán các sản phẩm giá trị nhỏ đó là chi phí thực hiện trên
mỗi giao dịch như vậy thường quá cao so với giá trị hàng hóa. Đó là lý do dẫn đến
sự xuất hiện của hình thức vi thanh toán,mô hình chuyên phục vụ thanh toán cho
các giao dịch trực tuyến có giá trị nhỏ.
Trong bài luận văn này đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về mô hình thanh
toán điện tử, đi sâu vào mô hình vi thanh toán; đưa ra các mô hình cài đặt vi thanh

toán trong thực tế từ giai đoạn sơ khai tới thời điểm hiện tại; so sánh & đánh giá
giữa các mô hình đó cũng như đánh giá khả năng thành công khi áp dụng tại Việt
Nam.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

9


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

2. Lịch sử nghiên cứu
Thương mại điện tử phát triển bắt đầu từ năm 1971 nghĩa là muộn hơn so với
nhiều ứng dụng công nghệ thống tin khác, đối với vi thanh toán tính tới nay cũng
mới phát triển được khoảng 20 năm, tuy nhiên giai đoạn gần đây TMĐT và vi thanh
toán đã có sự phát triển và đạt rất nhiều thành tựu đáng kể. Trong phần này chúng ta
sẽ cùng đi qua một vài điểm nhấn đáng chú ý của TMĐT và Vi thanh toán, theo
từng giai đoạn.
Giai đoạn trước năm 1990, giai đoạn sơ khai của thương mại điện tử. Năm
1971 – 1972 sinh viên 2 trường Stanford và Massachussetts thực hiện trao đổi hàng
hóa qua hệ thống ARPAnet. Năm 1979 Micheal Aldrich đưa ra bản đầu tiên cho hệ
thống mua hàng trực tuyến (Online Shopping system). Sau đó TMĐT được xây
dựng và chuẩn hóa hơn nhưng mới chỉ đơn thuần là kênh tương tác giản đơn giữa
bên mua và bên bán, chưa được phổ thông với nhiều đối tượng. Trong giai đoạn này
bắt đầu hình thành các khái niệm B2B (doanh nghiệp và doanh nghiệp), B2C
(doanh nghiệp và khác hàng).Tại thời điểm nàyvi thanh toán chưa hình thành.
Giai đoạn 1990 – 2000, sự bùng nổ của Internet và các công ty công nghệ
thống tin (Bong bóng Dotcom). Năm 1990, Tim Berners Lee phát triển trình duyệt
WorldWideWeb đầu tiên trên máy tính NeXT. Sự xuất hiện của WorlWideWeb

giúp cho Internet trở nên thân thiện và phổ biến tới người dùng và tạo cơ hội cho
TMĐT phát triển mạnh mẽ, bắt đầu từ việc xây dựng những hệ thống giới thiệu
hàng hóa, các kênh tương tác với khách hàng tới xây dựng các phương thức thanh
toán chuyên biệt hỗ trợ thực hiện giao dịch... TMĐT phát triển kèm theo chuẩn hóa
với các yêu cầu về bảo mật, hiệu năng và sự thích ứng với các mô hình giao dịch
khác nhau. Giao dịch trực tuyến giúp người bán và người mua dễ dàng tiếp cận và
đạt được độ tin cậy rất tốt trong cách thức giao dịch.Giai đoạn này, vi thanh toán
cũng bắt đầu manh nha với nhiều sản phẩm như PayWord, MicroMint, MilliCent..
và đặt nền móng tốt cho nền tảng “vi thanh toán” sau này. Tuy nhiên vì nhiều lý do
khác nhaucác giải pháp đó đều đều chưa tạo được thành công như kỳ vọng. Tuy

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

10


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

nhiên,giai đoạn này được coi là giai đoạn quan trọng khai sinh ra hình thứcvi thanh
toán.
Giai đoạn 2000 tới nay được đặt dấu ấn bằng việc bùng nổ Dotcom. Bong
bóng Dotcom cũng tạo điều kiện rất tốt cho các nhà đầu tư, các lập trình viên phát
triển nhiều mặt ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT là một mảnh đất mầu mỡ và
có nhiều tiềm năng cũng bắt đầu được khai phá. Đã có rất nhiều tên tuổi còn nổi
tiếng tới ngày nay bởi đã nhanh nhậy thâm nhập vào thị trường TMĐT. Năm 2000
trang web Alibaba.com của tập đoàn Alibaba Trung Quốc đã bắt đầu thu được lợi
nhuận (mặc dù thành lập từ 1998). Năm 2002, eBay mua lại Paypal, một công ty
cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến mua lại một đơn vị cung cấp giải pháp thanh
toán trên nền Internet chính là dấu hiệu rõ nhất sự phát triển lớn mạnh của TMĐT.

Năm 2003, Amazon.com đã báo cáo lợi nhuận năm đầu tiên.... Liên tiếp trong các
năm sau đó TMĐT có nhiều thành viên mới với nhiều cách thức kinh doanh khác
nhau và phát triển tới mọi lĩnh vực của cuộc sống. Về TMĐT gần đây nhất là sự
xuất hiện của đồng tiền số Bitcoin, bỏ qua những vấn đề về luật pháp, đó cũng cho
thấy một công cụ hỗ trợ đắc lực cho thương mại điện tử đặc biệt là vi thanh toán.
Đồng thời với sự phát triển đó, nhu cầu về nội dung số, đặc biệt các sản phẩm có
giá trị nhỏ và siêu nhỏ càng cao hơn. Đó chính là cơ hội cho “vi thanh toán” ứng
dụng vào thị trường với nhiều hướng phát triển mới ngày càng toàn diện hơn.

3. Mục đích nghiên cứu
Với sự phát triển nội dung số như hiện nay, nhu cầu mua bán trao đổi các sản
phẩm có giá trị nhỏ rất lớn. Tuy nhiên nếu áp dụng các một mô hình thanh toán
chung cho vi thanh toán giống như thanh toán cỡ vừa và lớn thì sẽ tiêu tốn một
khoản phí cố định tương đối lớn, đó là phí thực hiện giao dịch, phí tương tác với các
nhà băng hoặc nhà phát hành thẻ…, đôi khi phụ phí cũng sấp xỉ hoặc thậm chí lớn
hơn giá trị của chính sản phẩm trong những giao dịch có giá trị nhỏ.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

11


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

Hơn thế nữa, số lượng các giao dịch nhỏ đang ngày càng gia tăng và sẽ đạt
tới một số lượng khổng lồ, lớn hơnrất nhiều số lượng giao dịch có giá trị lớn và rất
lớn. Khi số lượng giao dịch gia tăng dẫn đến hiện tượng nghẽn cổ chai và kết quả là
thời gian phản hồi chậm hoặc không có phản hồi, gây ra đình trệ giao dịch, do đó ta
cần một giải pháp phù hợp hơn, cân bằng hơn nhằm đảm bảo hiệu năng cũng như

tính an toàn trong giao dịch có giá trị nhỏ.
Trên đây là hai lý do cần phải tách biệt hê thống thanh toán điện tử thành hai
hệ thống thanh toán: thanh toán thông thường và vi thanh toán. Trong bài nghiên
cứu này tập trung vào các vấn đề gặp phải trong mô hình vi thanh toán cũng như
các giải pháp đã từng được triển khai trong quá khứ.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Bài luận văn này tập trung vào mô hình hệ thống thương mại điện tử phục vụ
thanh toán các sản phẩm trực tuyến có giá trị nhỏ hay còn gọi là vi thanh toán bao
gồm khái niệm, yêu cầu chuẩn hóa và các giải pháp trong thực tế, đánh giá hiện
trạng vi thanh toán tại Việt nam. Các đối tượng sẽ được nhắc đến bao gồm:mô hình
thanh toán điện tử nói chung, mô hình thanh toán điện tử dành riêng cho vi thanh
toán, các giải pháp chuyên biệt cho hình thức vi thanh toán.
5. Phạm vi nghiên cứu
Mô hình thanh toán điện tử nói chung, phân tíchmục tiêu và các yêu cầu vi
thanh toán,điểm đặc trưng & sự khác biệt của mô hình vi thanh toán và thanh toán
thông thường (thanh toán có giá trị giao dịch lớn và rất lớn).
Các đặc điểm chuyên biệt trong mô hình vi thanh toán.
Các giải pháp trong lịch sử quá trình phát triển vi thanh toán.
Đánh giá giải pháp vi thanh toán tại Việt Nam

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

12


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vi thanh toán là một phần của Thanh toán điện tử nên phương án tiếp cận ở

trong bài luận này là hình thức tiếp cận từ khái quát tới chi tiết, bắt đầu từ phân tích
mô hình hệ thống TMĐT nói chung, tới mô hình vi thanh toán nói riêng. Trong mô
hình vi thanh toán sẽ đi cụ thể vào các đặc điểm liên quan gồm có: tính bảo mật,
hiệu năng hệ thống. Sau đó sẽ đi cụ thể vào các mô hình vi thanh toán đã hình thành
trong lịch sử phát triển.
Sau khi phân tích mô hình vi thanh toán ta sẽ dùng để đánh giá về mức độ áp
dụng vào thực tiễn Việt Nam bắt đầu từ điều kiện phát triển tới các hướng tiếp cận
mà có thể giúp cho vi thanh toán thành công tại nước ta.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

13


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
Chương này sẽ trình bày các vấn đề sau:
 Tổng quan về mô hình thanh toán điện tử
 Các khái niệm trong mô hình thanh toán điện tử nói chung
 Lý thuyết về mã hóa và bảo mật, ứng dụng trong xử lý giao dịch trực
tuyến
 Tổng quan về mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các
giao dịch trực tuyến có giá trị nhỏ (vi thanh toán)

1.1.

Tổng quan về mô hình thanh toán điện tử


1.1.1. Từ mô hình thanh toán truyền thống tới thanh toán điện tử.
Lịch sử phát triển loài người gắn liền với sự phát triển của các hình thức
thương mại.
 Thời kì ban đầu thương mại chưa có khái niệm rõ ràng mà mới chỉ là
hình thức manh nha khi nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa con người với nhau, tiếp
theo là sự ra đời của tiền tệ làm quy chuẩn để việc trao đổi trở nên dễ dàng và thống
nhất hơn.Hàng hóa phổ biến nhất trong thương mại là các sản phẩm phục vụ nhu
cầu thiết yếu trong cuộc sống & sản xuất như: thực phẩm, đồ gia dụng … cho tới
máy móc, thiết bị điện tử … được trao đổi buôn bán tập trung tại một số địa điểm
địa lý như chợ, siêu thị, phố mua sắm..
Ngày nay, với sự phổ biến của Internet, thương mại dần dịch chuyển từ
phương thức truyền thống lên hình thức mới – Thương mại điện tử. Một số sự thay
đổi lớn trong thương mại điện tử so với thương mại truyền thống:
-

Nơi thực hiện giao dịch là trên Internet. Điều này đồng nghĩa người mua
và người bán không cần gặp nhau trực tiếp. Việc thực hiện giao dịch một
phần hoặc hoàn toàn trên mạng, khoảng cách địa lý chỉ ảnh hưởng tới quá
trình vận chuyển hàng hóa.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

14


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

-


-

Hàng hóa đã được mở rộng và phong phú hơn trước rất nhiều,bao gồm :
hàng hóa hiện hình có thể mang vác được và hàng hóa nội dungdịch
chuyểntrên nền Internet.
Phương thức thanh toán cũng linh động hơn trước: chuyển tiền mặt
(COD) hoặc qua hệ thống thẻ ngân hàng (ATM); chuyển tiền trực tuyến
thông qua các kênh giao dịch ngân hàng, đơn vị trung gian (Internet
banking); sử dụng một đơn vị chung cho giao dịch (Ví tiền điện tử, các
loại tiền tệ ảo như Bitcoin)

Dưới đây là hình ảnh tổng quan về thương mại điện tử:

Hình1. Mô hình thương mại điện tử nói chung

Ở hình ảnh trên ta thấy có sự khác biệt của TMĐT so với thương mại truyền
thống là sự hiện hữu của internet và các phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt. Tiền dùng để trao đổi mua bán có thể lưu trữ ở ngân hàng, thẻ hoặc các cam
kết trao đổi khác phù hợp với bên mua và bên bán.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

15


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

1.1.2. Mô hình thanh toán điện tử, cài đặt và ứng dụng trong thực tế.
Dưới đây là một mô hình đơn giản về thanh toán điên tử có sự tham gia của

trung gian thanh toán (Broker)

Hình2. Mô hình thanh toán điện tử có sự tham gia của đơn vị trung gian

Nhìn vào mô hình trên có 3 đối tượng trực tiếp tham gia mua bán là: khách
hàng (quy ước là U), người bán hàng (quy ước là V) và một đơn vị trung gian thực
hiện các thanh toán này (quy ước là B). Đơn vị trung gian B có nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ tiện ích hỗ trợ tối đa tương tác mua bán giữa U-V. Bản thân B ngoài nhiệm
vụ hỗ trợ giao dịch điện tử giữa U-V còn tương tác với đơn vị quản lý tiền là ngân
hàng và trung tâm thẻ nhằm chuyển đổi giá trị giao dịch thành đồng tiền pháp lý.
Đối với từng cách thức cung cấp sản phẩm và hình thức thanh toán mà ta cần
cài đặt những thành phần khác nhau lên các đối tượng khác nhau. Đối với người sử
dụng thì có thể dùng trình duyệt web hoặc thiết bị di động. Đối với ngân hàng thì
cần các đầu dịch vụ tích hợp tương tác ra bên ngoài (thông thường là các dịch vụ:
xác nhận tài khoản, dịch vụ thực hiện giao dịch gửi nhận tiền& chuyển tiền). Đối
với các đơn vị trung gian thì tùy theo các mô hình giao dịch khác nhau mà có yêu
cầu chi tiết khác nhau, thông thường đơn vị trung gian cung cấp phương thức tương
tác giữa các bên, lưu trữ và quản lý tài khoản khách hàng, đảm bảo thực hiện giao

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

16


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

dịch thành công. Đơn vị trung gian là đơn vị đóng vai trò trong tất cả các giao dịch,
do đó hệ thống máy chủ phải được thiết kế đặc biệt để cung cấp hiệu năng tốt nhất,
có thể phản hồi thông tin khách hàng kịp thời, đây chính là nơi thường xuyên chịu

áp lực cao trong giao dịch điện tử.
1.1.3. Lợi ích và rủi ro trong mô hình thanh toán điện tử
Các lợi ích của mô hình thanh toán điện tử:
+ Nhà sản xuất dễ dàng quảng bá sản phẩm của mình.
+ Cung cấp tiện lợi cho người mua trong chọnvà thanh toán sản phẩm:
o Người mua dễ dàng tìm được sản phẩm mình cần thông qua
website hoặc các công cụ giới thiệu sản phẩm khác.
o Người mua chọn, lưu danh sách sản phẩm cần mua và thực hiện
thanh toán vào một thời điểm khác.
o Thanh toán nhanh gọn nhẹ: tất cả đều trực tuyến và ngay lập tức
(thời gian xác nhận giao dịch rất nhanh), bỏ qua các công đoạn cần
có sự can thiệp của con người (có thể dẫn đến những nhầm lẫn).
o Dễ dàng kiểm tra theo dõi các giao dịch. Yêu cầu cần phải có lịch
sử giao dịch giữa nhà bán hàng, người mua hàng, ngân hàng và
đơn vị hạch toán trung gian. Về mặt luật pháp yêu cầu này tương
đối đầy đủ rõ ràng, tuy nhiên trong bản thân giao dịch không nhất
thiết mọi giao dịch đều phải được ghi lại lịch sử (history log) đặc
biệt với vi thanh toán vì số lượng giao dịch là rất lớn, và đã có rất
nhiều trường hợp bản ghi lịch sử giao dịch không được công bố
hay cung cấp cho Nhà Nước quản lý – điển hình gần đây nhất là
TMĐT sử dụng đồng Bitcoin.

Song song với lợi ích là rủi ro trong thương mại điện tử:
+ Rủi ro tiềm ẩn trong bất cứ một hệ thống tin học.
+ Rủi ro trong việc truyền tải thông tin qua mạng dẫn đến lộ thông tin
về tài khoản của khách hàng.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

17



Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

+ Rủi ro về gian lận thương mại. Trong thương mại, việc các bên lừa
đảo hoặc trốn tránh trách nhiệm có tỷ lệ rất cao; đặc biệt thương mại điện tử
khi người mua người bán không phải lúc nào cũng gặp được nhau và trao đổi
dựa trên uy tín là chính

Đối với vi thanh toán:
-

-

Giao dịch trong vi thanh toán có thể không thực hiện được vì nhiều
nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân thứ nhất: hệ thống thanh toán
không đủ hiệu năng để giải quyết số lượng lớn giao dịch dẫn đến việc trả
kết quả quá chậm và bị hủy vì hết hạn giao dịch. Nguyên nhân tiếp theo
là ở tương tác với ngân hàng bị chặn hoặc bị quá tải. Nguyên nhân thứ
ba: tài khoản ngân hàng của khách hàng bị khóa hoặc việc chuyển tiền
giữa các đơn vị gặp vấn đề về pháp lý. Nguyên nhân thứ tư: thực sự rất
rủi ro đối với vi thanh toán đó là bị tấn công từ chối dịch vụ DDOS (mục
tiêu của thanh toán nhỏ là đáp ứng được số lượng giao dịch càng nhiêu
càng tốt trong khi tấn công kiểu này sẽ làm tăng trưởng số lượng giao
dịch nhiều tới nỗi không một hệ thống nào đủ sức chịu tải được)
Rủi ro về vấn đề về bảo mật. Khi thông tin khách hàng bị lộ thì hoàn toàn
có thể tin tặc chiếm đoạt tài khoản và ăn cắp tiền. Giao dịch điện tử dựa
trên việc truyền thông điệp nên rủi ro này là cao nhất. Vấn đề mã hóa và
an ninh mạng được đặt trước rất nhiều thách thức, các thuật toán mã hóa

vẫn chứa nhiều lỗ hổng và có thể bị phá, nếu áp dụng thuật toán quá phức
tạp thì lại ảnh hưởng tới hiệu năng. Đặc biệt với vi thanh toán, số lượng
giao dịch là rất lớn, nhưng giá trị lại không quá lớn nên việc cân nhắc một
phương pháp bảo mật sao cho việc giải mã ít gặp rắc rối nhất nhưng vẫn
đảm bảo độ an toàn thông tin ở mức cho phép.

Hệ thống thanh toán điện tử nói chung và vi thanh toán nói riêng luôn gặp 2
vấn đề lớn nhất là hiệu năng và bảo mật, đối với vi thanh toán, yêu cầu dành cho
hiệu năng được ưu tiên hơn, tuy nhiên bảo mật là chuẩn chung của bất cứ một hệ
thống thanh toán trực tuyến nào và cũng phải đạt yêu cầu tối thiểu nhất có thể.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

18


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

Trong các phần tiếp theo ta sẽ đi qua một vài giải pháp hiệu quả nhất và có thể áp
dụng trong thực tế.

1.2.

Các khái niệm trong mô hình thanh toán điện tử nói chung
Phạm vi áp dụng thương mại điện tử là quy mô mà mô hình thanh toán điện

tử có thể áp dụng, các đối tượng sẽ sử dụng phương thức thương mại điện tử được
đánh giá. Thực tế thương mại điện tử có phạm vi rất rộng rãi và đa dạng gồm có:
G2G, G2B, G2C, B2B, C2C, trong đó G là từ viết tắt đại diện cho chính phủ, B là

từ viết tắt đại diện cho doanh nghiệp, C là từ viết tắt đại diện cho khách hàng. Ví
dụ: G2G là các phạm vi mà giao dịch điện tử có thể thực hiện giữa 2 hoặc nhiều
chính phủ với nhau, tương tự thế B2C là phạm vi giao dịch điện tử giữa doanh
nghiệp cung cấp sản phẩm tới khách hàng.
Trong phần này chúng ta đi vào các khái niệm cốt lõi hình thành lên mô hình
thanh toán điện tử, trong đó tập trung vào hình thức thanh toán phục vụ mối quan
hệ B2C và C2C, đây là những mối quan hệ trọng tâm của hình thức vi thanh toán.
Các đối tượng tham gia thương mại điện tử
Người mua (quy ước là U: User): là những người có nhu cầu mua hàng trên
Internet, nhóm đối tượng này tập trung vào giới trẻ. Để đáp ứng nhu cầu của nhóm
người này thì cần một công cụ tiên lợi dễ sử dụng có thể quản lý quỹ hộ nhằm thực
hiện các giao dịch nhanh chóng
Người bán (quy ước là V: Vendor): là những nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ
giới thiệu sản phẩm và thực hiện giao dịch mua bán thông qua hệ thống Thương
Mại Điện Tử. Số lượng và chủng loại sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Trong
khuôn khổ luận văn này ta nhắc đến nhiều các sản phẩm có giá trị nhỏ, là trọng tâm
sản phẩm hướng tới của vi thanh toán

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

19


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

Ngân hàng (quy ước làBank): Đơn vị quản lý tài khoản của các bên liên
quan, có nhiệm vụ lưu trữ tiền mặt cũng như tiền hiện hữu trên tài khoản.
Nhà cung cấp thẻ (quy ước là Card): Cung cấp phương thức lưu trữ tiền,
chuyển tiền và tương tác liên quan trong thương mại điện tử.

Đơn vị thanh toán trung gian (quy ước là B: Broker): Đơn vị cung cấp và vận
hành hệ thống thanh toán trực tuyến. Đơn vị thanh toán trung gian là nơi cài đặt các
giải pháp và thuật toán sao cho tối ưu nhất các giao dịch trong thương mại điện tử.
Tiền tệ:
Tiền mặt: tiền do ngân hàng Trung Ương phát hành, có độ an toàn cao nhưng
bất tiện và không sử dụng được trong các giao dịch trực tuyến
Tiền lưu giữ ở thẻ hoặc tài khoản ngân hàng (tín dụng, ghi nợ, thẻ trả trước):
là đại diện cho tiền mặt của khách hàng lưu gửi tại ngân hàng. Dễ dàng dùng để
giao dịch trực tuyến.
Tiền số: trong TMĐT có xuất hiện một loại tiền nữa là tiền số do đơn vị hoặc
nhiều đơn vị trung gian thống nhất chấp nhận thanh toán, loại tiền này không có giá
trị thực tế cho tới khi nó được chuyển vào tài khoản ngân hàng của khách hàng. Các
loại tiền này có thể được quản lý (ví dụ đồng Vcoin của công ty VTC do VTC quản
lý) hoặc không được quản lý (ví đụ đồng Bitcoin đang được chia sẻ phổ biến trên
mạng). Thương mại điện tử trở nên dễ dàng và phát triển hơn rất nhiều với sự xuất
hiện của đồng tiền số này. Tiền số muốn vận hành trong hệ thống TMĐT thì cần
phải có cơ chế chống chi trả kép, nghĩa là 1 đồng tiền được dùng thanh toán 2 lần
cho 2 giao dịch khác nhau. Đây là yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất tất cả các hệ
thống thanh toán trực tuyến sử dụng đồng tiền số.
Thẻ:
Thẻ là thiết bị có nhiệm vụ hỗ trợ thanh toán của khách hàng tại ATM hoặc
giao dịch trên mạng thay vì sử dụng tiền mặt. Các loại thẻ: thẻ trả trước, thẻ trả sau.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

20


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ


Các đơn vị cung cấp thẻ: Master Card, Visa Card, American Express. Thông
thường mỗi giao dịch trực tuyến có yêu cầu chuyển tiền giữa các tài khoản thông
qua thẻ thì sẽ chịu một khoản phí nhất định theo chính sách của nhà cung cấp thẻ và
bên bán sản phẩm. Phí thực hiện trên thẻ: tùy theo loại thẻ, loại giao dịch, vùng
miền.
Ví điện tử
Là một sản phẩm trực tuyến có thể cài đặt trên máy tính cá nhân hoặc lưu trữ
online trên hệ thống web với nhiệm vụ lưu trữ thông tin tài khoản cá nhân
Ví điện tử có thể thay thế như một địa chỉ định danh khách hàng, bao gồm
thông tin cá nhân khách hàng nhằm tự động điền vào hóa đơn và số dư tiền trong tài
khoản khách hàng để thực hiện trao đổi mua bán hàng hóa.
1.3.

Phân loại mô hình thanh toán điện tử dựa trên giá trị giao dịch
Mô hình thanh toán điện tử có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác

nhau. Trong phạm vi luận văn này tập trung vào hình thức vi thanh toán nên ta sẽ
tập trung thực hiện phân loại mô hình thanh toán điện tử dựa trên giá trị giao dịch:
gom nhóm các hình thức thanh toán điện tử dựa trên giá trị trao đổi giữa bên mua và
bên bán thông qua các hợp đồng mua-bán. Ví dụ mua một bài hát trên mạng có giá
trị 1 USD thì có thể sắp vào loại vi thanh toán theo tiêu chuẩn Paypal (vì có giá trị
giao dịch <5 USD), tương tự nếu thực hiện mua một album có giá trị 15 USD lại
được xếp vào thanh toán lớn theo tiêu chuẩn Paypal vì nó có giá trị >5 USD…
Cách thức phân loại này có những ý nghĩa cụ thể trong thực tế: xác định
được giá trị giao dịch, so sánh với mức chi phí thực hiện giao dịch để từ đó xây
dựng những giải pháp phù hợp nhằm giảm chi phí mức tối đa. Thông thường các
giao dịch có giá trị khác nhau cũng yêu cầu về mặt hiệu năng thực hiện khác nhau
(giao dịch càng lớn thì thường ít giao dịch và thời gian thực hiện giao dịch sẽ cho
phép lâu hơn, ngược lại với các giao dịch có giá trị thấp), yêu cầu về mặt bảo mật


Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

21


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

khác nhau (các giao dịch lớn yêu cầu bảo mật rất cao chống được mọi hình thức tấn
công có thể, yêu cầu bảo mật giảm dần với những giao dịch có giá trị thấp hơn).
Cách thức phân loại hình thức thanh toán dựa trên giá trị giao dịch có thể
được định nghĩa rất linh động và phụ thuộc vào:
+ Giai đoạn kinh tế, độ trượt giá của đồng tiền các chính phủ
+ Đánh giá theo từng nhà cung cấp giải pháp hay phạm vi áp dụng của các
giải pháp trong thực tế.
Trong giao dịch điện tử ta có thể phân tách theo giá trị giao dịch thành các
loại như sau (theo đánh giá chung của đa số các nhà cung cấp giải pháp cho giai
đoạn kinh tế hiện tại):
+ Không thanh toán (Zeropayment): các giao dịch trực tuyến mà có giá trị
giao dịch bằng 0 nghĩa là người mua không phải trả cho người bán bất cứ một
khoản tiền nào. Thường là các giao dịch với mục đích truy cứu tra soát thông tin
thuộc về trách nhiệm của người bán hoặc bên trung gian với khách hàng của mình
(người mua)
+ Thanh toán rất nhỏ (Namnopayment): các giao dịch trực tuyến mà có giá
trị giao dịch dao động trong khoảng 0.0001 tới 0.1 USD
+ Thanh toán nhỏ (Micorpayment): các giao dịch trực tuyến mà có giá trị
giao dịch trong khảng 0.1 tới 5 USD. Đây là đối tượng trọng tâm của luận văn này
khi các giao dịch có giá trị cũng không quá nhỏ nhưng cũng sấp sỉ phí cho các đơn
vị trung gian thực hiện một thanh toán, do đó phải tìm các giải pháp chuyên biệt để

giảm chi phí này tới mức thấp vừa đủ để khách hàng có thể chấp nhận thanh toán.
+ Thanh toán trung bình (Mediumpayment): giá trị giao dịch từ 5 tới 1000
USD.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

22


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

+ Thanh toán lớn (Macropayment): giá trị giao dịch lớn hơn 1000 USD. Đối
với các giao dịch này phải yêu cầu một giải pháp thanh toán với độ bảo mật cực
cao, tránh rủi ro toàn diện, đảm bảo lợi ích các bên tham gia thanh toán.
1.4.

Lý thuyết về mã hóa và bảo mật, ứng dụng trong xử lý giao dịch trực
tuyến
Nhằm đảm bảo an toàn, chống rủi ro khi truyền gửi thông tin, chống việc lấy

cắp tài khoản khách hàng, trong các thông điệp thực hiện giao dịch điện tử đều áp
dụng các công nghệ về mã hóa và bảo mật. Đây chính là vấn đề cốt lõi trong tất cả
các mô hình thanh toán điện tử.
1.4.1. Vai trò của mã hóa và bảo mật trong thương mại điện tử, áp dụng thực tế.
Khi việc trao đổi thương mại chuyển dịch từ phương pháp truyền thống lên
trên nền tảng mạng Internet thì đi kèm với nó là những rủi ro về bảo mật thông tin.
Vậy trong toàn bộ quy trình giao dịch điện tử, ta cần phải thực hiện mã hóa theo
từng rủi ro có thể mắc phải:
+ Rủi ro về lộ thông tin bên mua và bên bán

+ Rủi ro về thông tin trao đổi tiền và sản phẩm trong giao dịch
+ Rủi ro về tài khoản khách hàng và ngân hàng
Với từng rủi ro, tùy mô hình và mục đích sản phẩm thanh toán, ta sẽ đặt độ
ưu tiên mã hóa và bảo mật cao hơn, song song với nó vẫn đảm bảo hiệu năng phù
hợp.Có thể dùng hình ảnh bên dưới để mô tả việc mã hóa một thông điệp trong giao
dịch điện tử.
Trong ví dụ trên ta thấy mỗi giao dịch điện tử được thực hiện thì có thể phải
mã hóa toàn bộ bản tin (chứa thông tin giao dịch) gửi từ bên bán sang bên mua hoặc
ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế, việc mã hóa đó khá phức tạp, gây ảnh hưởng hiệu
năng và tốn kém chi phí, nên nhiều trường hợp sẽ thực hiện mã hóa một phần. Điển
hình trong vi thanh toán việc mã hóa sẽ rất linh động.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

23


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

1.4.2. Áp dụng mã hóa bảo mật trong giao dịch điện tử
1.4.2.1.

Xác thực điện tử

Nhắc lại định nghĩa: Giao dịch điện tử là giao dịch giữa người mua và người
bán trên môi trường mạng Internet, có thể có bên trung gian làm cầu nối để thực
hiện thanh toán. Tuy nhiên môi trường trên Internet bản chất là không an toàn và
hoàn toàn có thể bị giả mạo tương tác giao dịch nhằm: lừa đảo người mua hoặc
người bán, thực hiện lấy thông tin cá nhân người mua và người bán với mục đích

xấu.
Do đó trong tương tác điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng cần
có cơ chế để xác thực người dùng hay gọi là xác thực điện tử. Bằng các kỹ thuật bảo
mật và phương thức rà soát kiểm tra nhiều bước để hoàn thiện quy trình xác thực
điện tử với mục đích cuối cùng để người mua chắc chắn là đang tương tác với người
bán hay với đơn vị trung gian chứ không phải đang tương tác sai người, tương tư
nhự vậy với các đối tượng khác trong giao dịch điện tử. Một trong những phương
án xác thực điện tử phổ thông nhất hiện nay là sử dụng thiết bị token để xác nhận
giao dịch được xuất phát từ đúng đối tượng cho phép

Hình 3. Xác thực người dùng bằng thiết bị Token
Xác thực điện tử cũng được thể hiện trong thông tin giao dịch nhằm đảm bảo
giao dịch đó là hợp lệ và được tất cả các bên có đều xác nhận và có trách nhiệm trên
thông tin giao dịch đó.

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

24


Đề tài: Mô hình thanh toán điện tử phục vụ thanh toán cho các giao dịch
trực tuyến có giá trị nhỏ

1.4.2.2.

Chữ ký mù chữ ký kép che dấu thông tin cá nhân, tài khoản

Như ta thấy một giao dịch điện tử được chấp nhận là hợp lệ cần có sự đảm
bảo xác nhận của các bên tham gia mà cách dễ hình dung nhất nghĩa là trên mỗi
thông tin giao dịch đó có chữ ký của người mua và người bán cũng như đơn vị trung

gian thanh toán.
Do giao dịch điện tử nên chữ ký ở đây cũng là chữ ký điện tử thực hiện trên
môi trường mạng Internet và đảm bảo yêu cầu như một chữ ký trong thực tế. Yêu
cầu bắt buộc đối với chữ ký điện tử là:
-

-

Chứng thực (xác định chữ ký là hợp lệ hay không)
Chống giả mạo (không thể làm giả chữ ký)
Chống tái sử dụng (đối với 2 giao dịch khác nhau của cùng 1 đối tượng
ký với cùng vài trò thì vẫn phát sinh ra 2 chữ ký khác nhau và vẫn cùng
được chứng thực theo tiêu chuẩn, không thể đem chữ ký ở giao dịch này
đặt vào giao dịch khác mà vẫn hợp lệ)
Chống thay đổi văn bản (khi giao dịch thay đổi thông tin thì chữ ký cũ
không còn hợp lệ nữa)
Chống phủ nhận (một khi đã ký lên văn bản hay giao dịch nào đó thì
người ký không được chối bỏ trách nhiệm của mình khi thực hiện giao
dịch)

Trong thương mại điện tử tùy theo mục đích khác nhau dẫn đến nhiều hình
thức chữ ký điện tử khác nhau:
+ Chữ ký mù: một dạng đặc biệt của chữ ký điện tử và có tầm quan trọng đặc
biệt đối với thương mại điện tử nhẳm đảm bảo không lộ thông tin cá nhân trong
giao dịch điện tử. Cách thức chữ ký mù là việc đối tượng được yêu cầu ký trên văn
bản hoặc giao dịch mà bản thân họ không thể biết gì về văn bản mà anh ta phải ký,
ví dụ trường hợp bên trung gian thanh toán được yêu cầu ký trên một giao dịch mua
bán mà cả bên mua và bên bán yêu cầu không bị lộ thông tin cá nhân, hay thông tin
về giao dịch
+ Chữ ký kép: là cách thức ký mà mỗi bên thực hiện ký một phần nội dung

và được ghép nối từ các đơn vị độc lập đó thành một chữ ký hợp lệ duy nhất gọi là

Học viên thực hiện: Vũ Trường Giang – CB110201 - Lớp: 11BCNTT.KT

25


×