Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT Khoa Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.93 KB, 10 trang )

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT


Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ- Địa chất
Khoa Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai
Em tên là: Lê Thị Cúc
Lớp: Địa chính K57
MSSV: 1221030261
Nơi thực tập: Xí nghiệp địa chính và công trình CTTNHH tư vấn triển khai
công nghệ trường Đại học Mỏ- Địa chất.
Thời gian thực tập : 22/2/2017 đến 22/3/2017
Qua thời gian học tập trên lớp với nhiều kiến thức mà thấy (cô) truyền đạt
nhưng em vẫn thiếu các kiến thức thực tế. Được sự đồng ý của ban giám hiệu cũng
như khoa trắc địa bản đồ và quản lý đất đai trường đại học Mỏ - Địa chất đã cho em
thực tập tại Xí nghiệp địa chính và công trình CTTNHH tư vấn triển khai công nghệ
trường Đại học Mỏ- Địa chất.
Trong quá trình thực tập em đã học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế bổ ích
mà trước nay em vẫn nặng về lý thuyết hơn. Do vậy em viết báo cáo này trình lên
ban giám hiệu nhà trường trong thời gian em thực tập tại Xí nghiệp địa chính và
công trình CTTNHH tư vấn triển khai công nghệ trường Đại học Mỏ- Địa chất.

Đặc điểm tình hình
Thuận lợi:
+ Trong quá trình học tại trường em đã được sự chỉ bảo của thầy cô các kiến
thức cơ bản về trắc địa để làm tiền đề cho đợt thực tập này.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô chủ nhiệm trung tâm và các cán bộ kĩ sư
giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Khó khăn:


Vì thời gian thực tập còn hạn chế mà những kiến thức về các phần mềm thì rất
nhiều cho nên hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức quan trọng trong đề cương thực
tập mà nhà trường đã hướng dẫn.
Vì là lần đầu em thực tập sản xuất nên còn bỡ ngỡ trong việc tiếp thu kinh
nghiệm thực tế.


I . Giơí thiệu về cơ quan thực tập
Xí nghiệp địa chính và công trình trực thuộc công ty TNHH tư vấn, triển khai
công nghệ và xây dựng Mỏ- Địa chất (CODECO)
Văn phòng: GD: Tầng 1 nhà A, Trường Đại học Mỏ- Địa chất, P.Đức Thắng,
Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ: Số 36 ngõ 30, phố Tạ quang Bửu, P.Bách Khoa, Q.Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Điện thoại: 84(4) 37550428
Fax: 84(4) 37550428
Email:





Tổ chức bộ máy Công ty:


Phòng Kế hoạch - Tài chính.



Phòng Tổ chức - Hành chính.




XN Khảo sát & Triển khai Công nghệ.



XN CP Công nghệ GIS & MĐC.



XN Địa chính & Công trình.



TT Công nghệ Laser & Môi trường MĐC.

Lĩnh vực hoạt động sản xuất:


Hoạt động đo đạc bản đồ.



Hoạt động thăm dò địa chất nguồn nước: Khoan, khai thác nước dưới đất.



Thiết kế bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công các loại công trình.




Khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn.



Khảo sát địa hình.



Thể nghiệm, triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của trường và những

thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực mỏ, trắc địa, dầu khí.


Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.



Thi công các loại công trình (dân dụng, công nghiệp, ...)



Kinh doanh sản phẩm, thiết bị vật tư kỹ thuật ngành mỏ địa chất.



Tư vấn các công việc thuộc lĩnh vực mỏ, địa chất, trắc địa, dầu khí.




Hoạt động tư vấn kỹ thuật:Chuẩn bị, thực hiện các dự án liên quan đến kỹ

thuật khai khoáng.


Cung cấp thông tin về môi trường.




Tư vấn về môi trường.



Quan trắc, phân tích, đánh giá tác động môi trường.



Giáo dục khác.



Khai khoáng khác gồm: Khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng



Giáo dục nghệ nghiệp.




Khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn.



Khảo sát địa hình.



Thể nghiệm, triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của trường và những

sản.

thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực mỏ, trắc địa, dầu khí.
Các Giấy phép hoạt động:


Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (số 935 ngày 05/02/2015).



Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đát (số 1008/GP-BTNMT, ngày

25/04/2015).

II.

Nội dung thực tập

1.Tìm hiểu về đất đai đa mục tiêu

Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu không còn là khái niệm mới mẻ đối với
các nước trong khu vực, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Một thực tế đơn giản
cần có một cơ sở dữ liệu đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa đối tượng sử dụng vì
đất đai là có hạn và việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì sự phát triển bền vững là
một đòi hỏi tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Muốn xây dựng được một cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu thì việc ứng
dụng công nghệ thông tin là tất yếu khách quan và đó cũng là một trong các định
hướng quan trọng của ngành tài nguyên và môi trường trong giai đoạn hiện nay.
Thiết lập và phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, tích hợp,
đồng bộ dữ liệu và chia sẻ, phân phối thông tin đất đai trực tuyến qua hệ thống
mạng thông tin ngành tài nguyên và môi trường, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ
thống được thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, để xây dựng được một cơ sở dữ liệu như yêu cầu cần đánh giá


nghiêm túc thực trạng hệ thống hiện nay để có một lộ trình và bước đi hợp lý.


Thực trạng vấn đề

Hệ thống phần mềm thông tin đất đai được thiết kế là một hệ thống bao gồm
nhiều mô đun liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác
quản lý đất đai. Hệ thống phần mềm thể hiện bằng các nhóm chức năng của hệ
thống và được thiết kế theo nguyên tắc sau:
-

Là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun, được chia thành các hệ thống

con. Mỗi hệ thống con bao gồm một nhóm các chức năng phù hợp với một dạng
công việc trong công tác quản lý đất đai.

-

Hệ thống có tính phân cấp theo 3 mức: tỉnh, huyện, xã.

Nhìn chung, phần mềm Hệ thống thông tin đất đai chia thành các hệ thống
phần mềm con như sau:
-

Hệ thống quản lý điểm toạ độ, độ cao cơ sở, lưới khống chế và bản đồ địa

chính;
-

Hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký, thống kê đất đai;

-

Hệ thống hỗ trợ qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phân hạng, đánh giá,

định giá đất;
- Hệ thống hỗ trợ quản lý về thuế đất, giá trị đất và các công trình trên đất;
- Hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp và khiếu
nại tố cáo về đất đai.
Thông thường được thiết kế theo bốn phiên bản tương ứng với 4 cấp hành
chính về quản lý về đất đai:
- Hệ thống thông tin đất đai cấp trung ương;
- Hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh;
- Hệ thống thông tin đất đai cấp huyện;
- Hệ thống thông tin đất đai cấp xã.



Một số định hướng về cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu

Để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu trước hết chúng ta


phải phân tích được nhu cầu của các đối tượng có liên quan đến việc sử dụng và xây
dựng cơ sở dữ liệu từ Chính phủ, đến các Bộ, ngành; từ Trung ương đến địa phương
và đến người dân. Trên cơ sở nhu cầu và nhiệm vụ đề xuất một thiết kế tổng thể về
thể chế, chính sách, kỹ thuật; cơ chế xây dựng, chia sẻ và cập nhật cơ sở dữ liệu.
Muốn đáp ứng được yêu cầu đa người sử dụng thì cơ sở dữ liệu đất đai phải
thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan đến thửa đất: bao gồm trong lòng đất, trên
bề mặt đất, trên không gian của thửa đất.

2. Tìm hiểu về công trình đô thị
• Hệ thống cấp thoát nước
• Hệ thống đường dây điện
• Hệ thống các công trình ngầm đô thị
• Các thông tin thuộc tính đô thị: trường học, các công trình xã
hội,các khu di tích lịch sử-văn hóa, các thông tin liên quan đến các
công trình xây dựng trên thửa đất, ...
3. Điều tra thu thập thông tin về đường dây điện


Thiết kế mẫu điều tra ( mẫu phiếu đi kèm)



Thu thập thông tin thực tế ( bảng excel đi kèm)



UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI

BIỂU ĐIỀU TRA DỮ LIỆU CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ TP. HÀ NỘI

Người thống kê:...........................................................................................................
Tên cơ quan:................................................................................................................
Thời gian thống kê từ:……………………………đến…………………………………
Địa điểm: ……………………………………………………………………………......
Điện thoại:……………………………………………………………………………….
Các thông tin về côngtrình:
Chủ
sở
hữu

Tên:……………………………………………………………….................
Địachỉ:………………………………………………………………………
Điệnthoại:………………………………………………………………..........

Thông tin về dữ liệu công trình ngầm được cung cấp:
Loại công trình: Đường dây điện…………………………………………………
Kích thước :.............................................................................................................
Số lượng :................................................................................................................
Vật liệu :..................................................................................................................
Năm hoàn thành:

1. Tình trạng sử dụng: Đã đi vào sử dụng¨

Có¨

Chưa¨

2. Thông số phần ngầm công trình
Chất liệu : ...................................................................................................................
Chiều dài : ..................................................................................................................
Ghichú:

Xác nhận của phường xã
hoặc cơ quan, đơn vị quản lý công trình

Cán bộ điều tra


4. Thực hành trên phần mềm Microstation
 Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation
Nhập các số liệu thu thập được trong thời gian thực tập đưa vào Microstation
để biên tập thành một tờ bản đồ hoàn chỉnh theo đúng quy phạm .
 Xuất nhập dữ liệu bằng Arcgis
Chuyển các trường dữ liệu của Microstation sang Arcgis, và xuất các dữ liệu
ra các file excel và ngược lại.
5. Phần mềm sử dụng
Trong quá trình thực tập tại, em đã được làm quen với một số phần mềm mà
trung tâm sử dụng để xử lý số liệu sau:
Phần mềm Microstation
MicroStation là một phần mềm đồ họa phát triển từ CAD với mục đính trợ
giúp việc thành lập bản đồ hoặc các bản vẽ kỹ thuật. Nó có khả năng quản lý khá

mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản
đồ.Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai
thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy
MicroStation là một công cụ khá thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa
hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau.
Ngoài ra MicroStation còn là môi trường đồ họa làm nền để chạy các
Modul phần mềm ứng dụng khác như Famis, TMV.map I/RASB, I/GEOVEC,
MSFC... Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng nền
ảnh quét (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Nó còn cung cấp
các công cụ xuất, nhập (Export, Import) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua
các File.DXF hoặc File.DWG.
Phần mềm Arcgis
Arcgis Desktop là một sản phẩm của Viện Nghiên cứu hệ thống môi trường
(ESRI) . Có thể nói đây là một phần mềm về Gis hoàn thiện nhất. Arcgis cho phép


người sử dụng thực hiện những chức năng của Gis ở bất cứ nơi nào họ muốn: trên
màn hình, máy chủ, trên web, trên các field … Phần mềm Arcgis Desktop bao gồm
3 ứng dụng chính sau:

ArcMap
- ArcMap để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ.
+ tạo các bản đồ từ các rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau
+ truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa
đối tượng không gian
+ tạo các biểu đồ
+ hiển thị trang in ấn

ArcCatolog
- ArcCatalog: dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý

+ tạo mới một cơ sở dữ liệu
+ explore và tìm kiếm dữ liệu
+ xác định hệ thống toạ độ cho cơ sở dữ liệu

ArcToolbox
- ArcToolbox: cung cấp các công cụ để xử lý, xuất-nhập các dữ liệu từ các
định dạng khác nhau MapInfo, MicroStation, AutoCad

III.

Tài liệu, quy chuẩn được áp dụng cho các công trình

Trong quá trình thực tập sản xuất tại trung tâm, em đã được đọc, tham khảo và
ứng dụng vào công việc được giao một số tài liệu sau:
Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT về Quy định về bản đồ địa chính.
Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT về quyết định ban hành quy phạm
thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000.
Nghị định 39/2010/nđ-cp Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
Giáo trình ArcGis cơ bản.
Và còn nhiều tài liệu khác nữa có mặt ở xí nghiệp
Kết luận đánh giá
Qua quá trình thực tập đã tạo điều kiện cho em được vận dụng những kiến


thức học ở trường như phương pháp đo đạc, vận dụng các phần mềm để chỉnh sửa,
các loại bản đồ.
Học tập thêm được ở các nhân viên kỹ thuật trong trung tâm về kinh nghiệm
thực hiện các công tác trắc địa trong thi công nhà cao tầng



Trong quá trình thực tập luôn cố gắng vận dụng những kiến thức lý thuyết đã
học vào những việc được dao của công ty có liên quan đến ngành như đo đạc, luôn
học hỏi và nắm bắt những kiến thức mới từ các nhân viên kỹ thuật trong trung tâm
truyền đạt như thiết kế công trình.

Hà Nội ,ngày 18 tháng 3 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Cúc



×