Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tình trang dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 3 4 tuổi taiij trường mầm non ngọc linh và trường mầm non hua la thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.78 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở TRẺ 3- 4 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON NGỌC LINH VÀ
TRƢỜNG MẦM NON HUA LA - THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành: Khoa học - Giáo dục

Sơn La, tháng 05 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở TRẺ 3 - 4 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON NGỌC LINH VÀ
TRƢỜNG MẦM NON HUA LA - THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành: Khoa học - Giáo dục

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lịnh

Nam, Nữ: NữDân tộc:

Mường
Đinh Thị Giang

Nam, Nữ: NữDân tộc: Kinh



Nguyễn Thị Ngọc

Nam, Nữ: NữDân tộc: Kinh

Lớp: K55 ĐHGD Mầm non A

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ : 3/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Giáo dục Mầm non
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Bùi Thị Lịnh
Người hướng dẫn: ThS. Khúc Thị Hiền


Sơn La, tháng 5năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin tỏ lòng biết ơn đến ThS Khúc Thị Hiền đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế,
Trung tâm Thông tin Thư viện.
Xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học –
mầm non, cùng các thầy cô giáo bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn
thành đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các cô giáo, cùng các trẻ em trường mầm
non Ngọc Linh và trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sơn La, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện:
Bùi Thị Lịnh

Nguyễn Thị Ngọc
Đinh Thị Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................3
7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................3
NỘI DUNG ......................................................................................................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................4
1.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ em mầm non ......................................................................4
1.2. Tình trạng dinh dưỡng ...............................................................................................5
1.2.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng.......................................................................5
1.2.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ...........................................................6
1.2.3. Suy dinh dưỡng .......................................................................................................9
1.2.4. Thừa cân - béo phì ................................................................................................16
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................25
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ..........................................................................25
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................25
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................26
2.2.1. Chọn mẫu ..............................................................................................................26
2.2.2. Thu thập số liệu.....................................................................................................27
2.2.3. Các bước tiến hành ...............................................................................................31

2.3. Xử lý số liệu .............................................................................................................31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................32
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..............................................................32
3.1.1. Đặc điểm cơ bản hộ gia đình của đối tượng điều tra ...........................................32
3.1.2 Thông tin về trẻ ......................................................................................................34
3.2. Tình trạng dinh dưỡng .............................................................................................35


3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chung ...............................................................................35
3.2.2. Tỉ lệ suy dinh dưỡng .............................................................................................36
3.2.3. Tỉ lệ thừa cân – béo phì ........................................................................................39
3.3. Khẩu phần dinh dưỡng ............................................................................................39
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ................................................41
3.4.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng dinh dưỡng CN/T của trẻ em ..41
3.4.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng dinh dưỡng CC/T của trẻ em ..42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................45
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................45
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................47


DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt

Kí tự viết tắt

Diễn giải

1


SDD

suy dinh dưỡng

2

CN/T

cân nặng/tuổi

3

CC/T

chiều cao/tuổi

4

TC – BP

thừa cân - Béo phì

5

BP

béo phì

6


TC

thừa cân

7

CN/CC

cân nặng/chiều cao

8

MN

mầm non

9

BT

bình thường

10

TTDD

tình trạng dinh dưỡng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thông tin chung về đặc điểm cơ bản hộ gia đình của đối tượng tham gia nghiên
cứu...................................................................................................................................................... 32
Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu ...............................................34
Bảng 3.3. Đặc điểm nhân trắc của trẻ em trong nghiên cứu .........................................34
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng chung........................................................................35
Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em theo trường................................................36
Bảng 3.6. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em theo giới tính .............................................38
Bảng 3.6. Tỉ lệ thừa cân – béo phì của trẻ em nghiên cứu ............................................39
Bảng 3.7. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu .............................39
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng dinh dưỡng CN/T của trẻ
em ....................................................................................................................................41
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng dinh dưỡng CC/T của trẻ
em ....................................................................................................................................42


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Diễn biến SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc (2008-2015) ..............15
Biểu đồ 3.1. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ em nghiên cứu ...............................35
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em theo trường ............................................36


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa Tiểu học – Mầm non
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Tình trạng dinh dƣỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 3- 4 tuổi
tại trƣờng mầm non Ngọc Linh và trƣờng mầm non Hua La – thành phố
Sơn La.
- Sinh viên thực hiện:
1) Bùi Thị Lịnh

2) Nguyễn Thị Ngọc
3) Đinh Thị Giang
- Lớp: K55 ĐHGD Mầm non A

Khoa: Tiểu học – mầm non

- Năm thứ: 3
- Người hướng dẫn: ThS Khúc Thị Hiền
2. Mục tiêu đề tài:
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Ngọc Linh và trường
mầm non Hua La – thành phố Sơn La dựa trên các chỉ số thể lực (chiều cao và cân nặng).
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm
non Ngọc Linh và trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Thu thập được bộ số liệu về chỉ số nhân trắc của trẻ 3 – 4 tuổi tại 2 trường
mầm non: Ngọc Linh và Hua La – thành phố Sơn La.
- Đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của trẻ trẻ 3 – 4 tuổi tại 2 trường mầm
non: Ngọc Linh và Hua La – thành phố Sơn La bằng phần mềm WHO Anthro.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 3 –
4 tuổi tại hai khu vực tại thành phố Sơn La. Từ đó giúp các nhà quản lý, các giáo
viên mầm non và cha mẹ trẻ nơi đây xây dựng được biện pháp phù hợp nhằm
khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì của trẻ.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Xác định được tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 3 - 4 tuổi tại trường mầm non
Ngọc Linh và trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La.
- Tìm hiểu được một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 3
- 4 tuổi tại trường mầm non Ngọc Linh và trường mầm non Hua La – thành phố
Sơn La.



5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, khoa Tiểu
học – mầm non, trường Đại học Tây Bắc.
- Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trường mầm non Ngọc Linh và
trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả
nghiên cứu (nếu có):
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày tháng năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Xác nhận của Khoa

Ngày
tháng năm 2017
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)



TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Tiểu học – Mầm non
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN

Ảnh 4x6

Họ và tên: Bùi Thị Lịnh
Sinh ngày: 29 tháng 7 năm 1995
Nơi sinh: Liên Vũ – Lạc Sơn – Hòa Bình
Lớp: K55 Đại học Giáo dục mầm non A

Khóa học: 2014 – 2018

Khoa: Tiểu học – mầm non
Địa chỉ liên hệ: Bản dửn – Chiềng ngần – tp. Sơn La
Điện thoại: 01699977626
Email:
QÚA TRÌNH HỌC TẬP (Kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Giáo dục mầm non

Khoa: Tiểu học – mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:

Được giấy chứng nhận Sinh viên có thành tích cao trong học tập
môn Giáo dục Quốc phòng an ninh, tham gia cuộc thi “Sinh viên yêu thích bộ
môn” và đạt giải ba, đạt giải ba môn Điền kinh, tham gia Tiếng hát sinh viên cấp
khoa, tham gia vào đội văn nghệ của khoa, đội văn nghệ của trường và đạt được
nhiều giải cao.
* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục mầm non

Khoa: Tiểu học – mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
Tham gia cuộc thi “TBU got talent” và đạt giải khuyến khích, đạt giải nhất
môn Điền kinh, tham gia Tiếng hát sinh viên cấp khoa và được công nhận, tham
gia vào đội văn nghệ của khoa, đội văn nghệ của trường và đạt nhiều giải cao.


* Năm thứ 3:
Ngành học: Giáo dục mầm non

Khoa: Tiểu học – mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
Đạt giải nhất thi giảng mầm non, đạt giải ba Tiếng hát sinh viên cấp khoa,
đạt giải khuyến khích cuộc thi “Gala Tiếng hát Học sinh - Sinh viên” cấp
trường, tham gia cuộc thi nghiệp vụ sư phậm cấp trường và đạt giải nhì, t ham
gia cuộc thi “Sinh viên yêu thích nghệ thuật” và đạt giải nhất, tham gia vào đội
văn nghệ của khoa, đội văn nghệ của trường và đạt nhiều giải cao.
Sơn La, Ngày


tháng 5 năm 2017

Xác nhận của trƣờng đại học

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở tất cả
các nước trên thế giới. Đầu tư cho dinh dưỡng chính là đầu tư cho nguồn phát triển
nhân lực có chất lượng. Như chúng ta đã biết, Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên
trong hệ thống Giáo dục quốc dân và mục đích chung của Giáo dục mầm non là phát
triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con
người, tạo điệu kiện cho trẻ em có nhiều cơ may thắng lợi trên con đường học hành
cũng như trên cuộc sống. Hơn nữa, trẻ em còn là một tài sản quý giá, là nguồn nhân
lực mới cho tương lai của đất nước, là những con người sẽ tiếp bước kế tục sự nghiệp
của cha ông. Chính vì thế mà mọi quốc gia, mọi xã hội đều dành cho trẻ những điều
kiện tốt nhất để phát triển. Một quốc gia cường thịnh, văn minh chỉ khi có những con
người khỏe mạnh, trí tuệ cao. Vì vậy, chăm sóc – Giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa
nhân văn cụ thể và trở thành một đạo lý của thế giới văn minh.
Ngày nay, khoa học phát triển đã chứng minh được vai trò quan trọng của dinh
dưỡng trên cơ thể con người. Con người muốn sinh trưởng và phát triển tốt thì nhất
thiết phải được cung cấp một chế độ Dinh dưỡng phù hợp. Dinh dưỡng không hợp lí sẽ

gây ra những hậu quả xấu về mặt thể lực, ảnh hưởng đến khả năng học tập và làm việc
của con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Như ta thấy: thời kì quan trọng nhất của cuộc
đời trẻ chính là thời kì trẻ mầm non, bởi vì lúc này não bộ của trẻ đang ở giai đoạn
phát triển mạnh nhất và các tế bào thần kinh cũng được vận dụng tối đa để trẻ có thể tự
có những suy nghĩ và hành động riêng của mình. Đây là giai đoạn phát triển nền tảng,
có ý nghĩa quan trọng trong các giai đoạn tiếp theo.
Sơn La là một tỉnh nghèo miền núi phía Bắc, giao thông không thuận lợi, kinh tế
dựa chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp.
Dân cư chủ yếu là dân tộc Thái, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Chính vì thế,
việc chăm sóc - giáo dục trẻ còn chưa được chú trọng nên tỉ lệ SDD của trẻ em nơi đây
còn rất cao. Bên cạnh đó, hiện tượng thừa cân – béo phì bắt đầu có xu hướng gia tăng.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng
dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non Ngọc Linh
và trường mầm non Hua La - thành phố Sơn La”

1


2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Ngọc Linh và
trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La dựa trên các chỉ số thể lực (chiều cao và
cân nặng).
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường
mầm non Ngọc Linh và trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tình trạng dinh dưỡng của 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Ngọc Linh và trường
mầm non Hua La – thành phố Sơn La.
Các trẻ được lựa chọn để nghiên cứu có sức khỏe bình thường, không có dị tật
bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm, trạng thái tâm - sinh lý bình thường.
Trường mầm non Ngọc Linh - thành phố Sơn La và trường mầm non Hua La thành phố Sơn La.

Khách thể điều tra gồm: 300 trẻ 3-4 tuổi, thuộc 3 lớp của trường mầm non Ngọc
Linh và trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định tình trạng thể lực (chiều cao và cân nặng) của trẻ em trường mầm non
Ngọc Linh và trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Ngọc Linh và
trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La dựa trên phần mềm Anthro.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường
mầm non Ngọc Linh và trường mầm non Hua La – thành phố Sơn La.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu sách tài liệu có liên quan đến đề tài, đọc và hệ thống hóa các tài liệu
có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến dinh
dưỡng của trẻ mầm non.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn bố, mẹ trẻ
Trước khi đi vào phỏng vấn, người phỏng vấn phải giải thích rõ mục đích, ý
nghĩa và tầm quan trọng của cuộc điều tra với đối tượng được điều tra để họ hiểu và
cùng hợp tác.

2


Người điều tra phỏng vấn bố, mẹ của trẻ về những thực phẩm mà gia đình đã cho
trẻ ăn trong một tuần qua. Hỏi riêng từng bữa: bữa sáng, bữa giữa bữa sáng và bữa
trưa, bữa trưa, bữa giữa bữa trưa và bữa tối, bữa tối, bữa giữa bữa tối cho đến trước khi
thức dậy của ngày hôm sau. Người phỏng vấn hỏi thông tin từ bữa gần nhất là bữa
sáng hôm phỏng vấn, rồi tiếp tục bữa ngày hôm qua trẻ ăn cho đến bữa cuối cùng của
ngày cuối tuần trước. Rồi ghi nhanh vào phiếu điều tra phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát tự nhiên và dài hạn để theo dõi sự thay đổi về mặt tâm sinh lí và cơ thể

của trẻ.
- Phương pháp nhân trắc:
Đo chiều cao và cân nặng của trẻ mầm non
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học:
Các số liệu thu thập được sẽ được nhập vào máy tính và xử lí trên phần mềm
Microsoft Excel, phần mềm WHO Anthro.
6. Đóng góp của đề tài
Thống kê số liệu về chiều cao, cân nặng để qua đó đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ trường mầm non Ngọc Linh và trường mầm non Hua La – thành phố
Sơn La bằng phần mềm WHO Anthro và WHO Anthroplus. Đây sẽ là tư liệu để tham
khảo, thông qua đó các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên mầm non, các sinh viên
ngành Giáo dục mầm non có cơ sở thực tế để từ đó xây dựng được các biện pháp phù
hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

3


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 . Đặc điểm sinh lý của trẻ em mầm non
Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình sinh trưởng và phát triển của
trẻ em là quá trình liên tục. Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng tuân theo quy
luật chung của sự tiến hóa sinh vật: đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá
trình tiến hóa này không phải là một quá trình tuần tiến mà có những bước nhảy vọt,
có sự khác nhau về chất chứ không đơn thuần về mặt số lượng.

Trẻ 3 – 4 tuổi được xếp vào giai đoạn răng sữa. Giai đoạn này, sự phát triển
của cơ thể trẻ diễn ra chậm hơn so với thời kì bú mẹ nhưng lại có sự thay đổi rõ rệt
về chất lượng.
Tốc độ tăng trưởng rất nhanh, do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng rất cao. Chức
năng của các bộ phận trong cơ thể phát triển nhanh chóng, những vẫn chưa hoàn thiện.
Cơ lực tăng mạnh, chức năng vận động phối hợp động tác tăng dần. Vì vậy, trẻ ngày
càng thực hiện được những động tác khéo léo, gọn gàng hơn
Các hệ cơ quan phát triển rất nhanh về hình thái và hoàn thiện dần về chức năng,
đồng thời trẻ cũng rất hay nhạy cảm với các yếu tố thuận lợi cũng như bất lợi tác động
đến cơ thể.
Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa,
chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện
ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phả xạ có điều kiện tốt, trí tuệ phát triển nhanh. Khả
năng hoạt động của các tế bào thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển nên
trẻ có thể tiến hành hoạt động trong thời gian lâu hơn.
Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện,các men tiêu hóa được tăng cường, bộ răng sữa đã
có đầy đủ, sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn ngày càng tăng lên.
Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần. Ở giai đoạn này, ngôn ngữ đóng
vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ.
Khả năng miễn dịch của trẻ giai đoạn này còn yếu, do khả năng tạo miễn dịch chủ
động kém. Chính vì vậy, thời điểm này, trẻ vẫn hay mắc bệnh. Các bệnh thường gặp là
các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm, các bệnh dị ứng (hen, thấp, mề đay...) và đặc
biệt trẻ hay mắc các bệnh về dinh dưỡng và chuyển hóa: suy dinh dưỡng, thiếu máu do
thiếu sắt, thiếu I ốt…
4


Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ trên 3 tuổi chậm hơn so với giai
đoạn trước đó, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn phát
triển với tốc độ cao.

Ở tuổi lên 3, bé cao 90 - 93 cm là tốt. Sau đó, mỗi tháng bé cao thêm 0,5 - 1 cm.
Lúc 4 tuổi, bé cao 1m là đúng tiêu chuẩn. Cân nặng lúc 3 tuổi của trẻ khoảng 14 -14,5
kg. Lúc này, trẻ tăng cân chậm, khoảng 100 - 200g mỗi tháng. Nếu trẻ tăng cân nhanh
trên 500g mỗi tháng và trong nhiều tháng liên tiếp, cần xem chừng nguy cơ béo phì.
Sau 1 năm đến khi tròn 4 tuổi, trẻ tăng thêm 2 kg, tức là nặng khoảng 16 - 16,5 kg.
Chiều cao và cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền,
dinh dưỡng trong quá trình nuôi hoặc yếu tố bệnh tật.
Để tạo điều kiện cho các cơ quan trong cơ thể có thể hoàn thiện vào cuối giai
đoạn này trong điều kiện hệ thần kinh chưa hoàn thiện, cần tổ chức chế độ sinh hoạt
hợp lý, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân đối và tăng cường các biện pháp rèn luyện cơ
thể cho trẻ.
1.2 . Tình trạng dinh dƣỡng
1.2.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng
Từ lâu người ta đã biết có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và tình trạng
sức khoẻ. Tình trạng dinh dưỡng có thể được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm cấu
trúc, các chỉ tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng. Khi mới hình thành khoa học dinh dưỡng, để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng, người ta chỉ dựa vào các nhận xét đơn giản như gầy, béo; tiếp đó là
một số chỉ tiêu nhân trắc như Brock, Quetelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các
chất dinh dưỡng và các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
ngày càng hoàn thiện và ngày nay trở thành một chuyên khoa của dinh dưỡng học.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các nhu
cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý (ví dụ:
thời kỳ có thai, cho con bú...) và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Cơ thể sử dụng
các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm không những phải trải qua quá trình tiêu hoá,
hấp thu, phụ thuộc vào các yếu tố khác như sinh hoá và sinh lý trong quá trình chuyển
hoá. Việc sử dụng thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá thể. Ví
dụ: tiêu chảy ảnh hưởng tức thì đến tiêu hoá hấp thu thức ăn. Tình trạng dinh dưỡng
tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể có tình
5



trạng dinh dưỡng không tốt, (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề về sức
khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai.
Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các
cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0
đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của
toàn bộ cộng đồng. Đôi khi người ta cũng lấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi
sinh đẻ làm đại diện. Các tỷ lệ trên phản ánh tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần
thể dân cư ở cộng đồng đó, ta có thể sử dụng để so sánh với số liệu quốc gia hoặc cộng
đồng khác.
1.2.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
Các cách phân loại tình trạng dinh dưỡng:
- Trong điều kiện thực tế, người ta chủ yếu dựa trên chỉ số cân nặng theo tuổi
quy ra phần trăm của cân nặng chuẩn (quần thể tham khảo Harvard).
% cân nặng/tuổi so
với chuẩn

Phân loại dinh dƣỡng

Độ suy dinh dƣỡng

> 90%

Bình thường

Bình thường

75 – 90%


Suy dinh dưỡng nhẹ

Suy dinh dưỡng độ I

60 – 75%

Suy dinh dưỡng trung bình

Suy dinh dưỡng độ II

< 60%

Suy dinh dưỡng nặng

Suy dinh dưỡng độ III

Cách phân loại này không phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor cũng như
suy dinh dưỡng cấp hay mãn bởi vì cách phân loại này không để ý tới chiều cao.
- Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em chủ yếu dựa vào 3
chỉ tiêu sau:
+ Cân nặng theo tuổi
+ Chiều cao theo tuổi
+ Cân nặng theo chiều cao
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistics) để coi
là nhẹ cân. Từ đó có thể chia thêm các mức độ sau đây:
Từ dưới -2SD đến -3SD : suy dinh dưỡng độ I
Từ dưới -3SD đến -4SD : suy dinh dưỡng độ II
Dưới -4SD : suy dinh dưỡng độ III
6



+ Cân nặng theo tuổi: Cân nặng theo tuổi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng
nói chung, chỉ tiêu cân nặng theo tuổi phản ánh tốc độ phát triển của đứa trẻ. Đây là
một chỉ tiêu nhạy, dễ thu thập và xử lý, thường được áp dung trong các nghiên cứu
được triển khai tại cộng đồng.
+ Chiều cao theo tuổi: Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh
dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị còi (stunting). Thường lấy
điểm ngưỡng ở -2SD và -3SD so với quần thể tham chiếu NCHS.
+ Cân nặng theo chiều cao: Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh tình trạng
thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt
cân nên bị còm (wasting). Các điểm ngưỡng giống như hai chỉ tiêu trên. Khi cả hai chỉ
tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp hơn ngưỡng đề nghị, đó là
thiếu dinh dưỡng thể phối hợp, đứa trẻ vừa còi vừa còm.
Gần đây, tình trạng thừa cân ở trẻ em đang là vấn đề được quan tâm ở nhiều
nước. Trong các điều tra sàng lọc, "ngưỡng" để coi là thừa cân khi số cân nặng theo
chiều cao trên +2SD. Để xác định là "béo", cần đo thêm bề dày lớp mỡ dưới da. Tuy
vậy, trong các điều tra cộng đồng, chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao là đủ đánh giá, vì
đa số cá thể có cân nặng cao so với chiều cao đều béo.
Cách nhận định kết quả: Muốn nhận định các kết quả về nhân trắc, cần phải chọn
một quần thể tham chiếu (reference population) để so sánh. Không nên coi quần thể
tham chiếu là chuẩn (standard), nghĩa là mục tiêu mong muốn, mà chỉ là cơ sở để đưa
ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Do nhận thấy ở trẻ
em dưới 5 tuổi, nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả
năng lớn không khác nhau theo chủng tộc, Tổ chức Y tế thế giới đã đề nghị lấy quần
thể NCHS của Hoa Kỳ làm quần thể tham chiếu và đề nghị này hiện nay đã được ứng
dụng rộng rãi, mặc dù cũng còn một số nước áp dụng các quần thể tham chiếu địa
phương. Người ta sử dụng các giới hạn "ngưỡng" (cut-off-point) các cách như sau:
+ Theo % so với quần thể tham chiếu như các thang phân loại của Gomez và Jelliffe.
+ Theo phân bố thống kê, thường lấy -2SD của số trung bình làm giới hạn
ngưỡng. Từ đó người ta tính được tỷ lệ ở dưới hoặc trên các ngưỡng đó.

+ Theo độ lệch chuẩn (Z score hay SD score):
Zscore hay SD score = (Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham
chiếu) / Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
7


Cách biểu hiện theo tỷ lệ % dưới giới hạn ngưỡng cho một kết luận tổng quát,
nhưng để so sánh hiệu quả các can thiệp thì cách so sánh số trung bình (+SD) hoặc số
trung bình của Z score tỏ ra thích hợp hơn. Giữa số trung bình Z score và tỷ lệ % dưới
-2SD có mối tương quan với nhau.
- Theo Xentin (Percentile): Nhiều khi người ta sắp xếp các kích thước nhân trắc
theo xentin so với quần thể tham chiếu. Ở mốc 3 xentin (nghĩa là có 3% số trẻ dưới
mốc này) gần tương đương với -2SD (chính xác là -1,881SD), nên dưới mốc này có
thể xếp vào loại thiếu dinh dưỡng. Thường các bảng xentin lấy mốc 3 và 97 xentin để
phân loại tình trạng dinh dưỡng. Khi áp dụng các chỉ tiêu nhân trắc để nhận định tình
trạng dinh dưỡng, cần chú ý rằng chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng cấp tính là cân nặng theo chiều cao, do đó nên sử dụng trong các đánh giá
nhanh sau thiên tai, các can thiệp ngắn hạn. Chiều cao theo tuổi lại là chỉ tiêu thích
hợp nhất để đánh giá tác động dài hạn, nghĩa là để theo dõi ảnh hưởng của các thay đổi
về điều kiện kinh tế xã hội.
Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi là một chỉ tiêu chung, không mang giá trị đặc hiệu như
hai chỉ tiêu trên. Người ta không phủ nhận giá trị tương đối của nó, nhưng trong các
cuộc điều tra dinh dưỡng, việc thu thập cả cân nặng, chiều cao và tuổi là cần thiết để
tính ra các chỉ tiêu trên. Đồng thời, bên cạnh việc tính các tỷ lệ dưới một "Ngưỡng"
nào đó, nên tính số trung bình (hoặc trung bình Z score) cùng với độ lệch chuẩn để các
nhận định được toàn diện hơn, nhất là khi có ý định so sánh.
- Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi:
Các thể suy
dinh dƣỡng
Tỷ lệ % suy

dinh dưỡng thể

Mức độ thiếu dinh dƣỡng
Thấp

Trung bình

Cao

20 - 29

30 – 39

< 10

10 – 19

20 – 29

<5

5–9

10 – 14

< 20

nhẹ cân
Tỷ lệ % suy
dinh dưỡng thể

thấp còi
Tỷ lệ % suy
dinh dưỡng thể
gầy còm
8

Rất cao


1.2.3. Suy dinh dưỡng
1.2.3.1. Khái niệm
Suy dinh dưỡng là trình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dưỡng bình thường
của cơ thể không đáp ứng được, hậu quả là thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng trẻ em gọi đầy đủ là suy dinh dưỡng là một rối loạn dinh dưỡng
thường gặp ở trẻ em do thiếu nhiều chất dinh dưỡng, chứ phải thiếu protetin - năng
lượng đơn thuần.
Suy dinh dưỡng là biểu hiện của sự chậm lớn, chậm tăng trưởng chủ yếu
là yếu tố nuôi dưỡng, bệnh tật hơn là nguyên nhân do di truyền, trẻ em dưới 5
tuổi nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, mọi trẻ em có thể phát triển như nhau.
Suy dinh dưỡng thứ phát nếu thực phẩm cung cấp đủ về số lượng chất
lượng nhưng do trẻ không muốn ăn, do rối loạn hấp thu, do tăng chuyển hoá
bất thường, do sai lạc chuyển hoá hoặc sự bất thường khiến cho nhu cầu bên
trong cơ thể bị thiếu hụt.
1.2.3.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng đó là các nguyên nhân:
nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa và một số các
nguyên nhân khác.
a. Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến là khẩu phần (thiếu ăn về số lượng và mất
cân đối về chất lượng) và mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
* Yếu tố về khẩu phần:

Khẩu phần thiếu về số lượng và chất lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp tới tình trạng dinh dưỡng. Chất lượng khẩu phần cần quan tâm đồng thời với số
lượng khẩu phần, trong đó vai trò của protein động vật, chất béo, các vi chất, vitamin,
các axit amin và axit béo cần thiết là rất quan trọng.
Theo Jelliffe, các thể bệnh SDD protein - năng lượng đều có liên quan tới khẩu
phần ăn thiếu protein và thiếu năng lượng ở các mức độ khác nhau. Trẻ em trước tuổi
học đường là đối tượng bị SDD cao, nếu không được ăn đầy đủ số lượng và chất lượng
sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ em sống ở các vùng có khẩu phần chủ yếu
từ các loại ngũ cốc, khoai củ thường có nguy cơ thiếu protein, thiếu acid amin cần thiết
mà cơ thể không tự tổng hợp.
9


Ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến SDD là: không đảm bảo an ninh thực
phẩm, thiếu chăm sóc và bệnh tật. Các yếu tố này chịu ảnh hưởng lớn của đói nghèo.
Thực phẩm nguồn gốc động vật có vai trò quan trọng trong chế độ ăn của trẻ, vì đó là
nguồn cung cấp protein có giá trị sinh học cao và các vi chất dinh dưỡng. Chế độ ăn
nghèo thức ăn động vật là một yếu tố nguy cơ quan trọng của SDD thấp còi.
Sữa mẹ và thức ăn bổ sung đóng vai trò quan trọng đối với thời gian bị SDD và
thể loại SDD. Các quan niệm dinh dưỡng sai lầm của người mẹ hoặc gia đình trong
vấn đề chăm sóc thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung là những nguyên nhân
quan trọng, trực tiếp làm cho trẻ dễ bị SDD. Trẻ không được bú sữa mẹ, hoặc bú chai
nhưng số lượng sữa không đủ, dụng cụ bú sữa không đảm bảo vệ sinh đều có thể dẫn
đến SDD. Khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, như ở một số nước châu Phi, các trường hợp
SDD nặng thường xảy ra lúc trẻ được 2 tuổi. Cho ăn bổ sung quá sớm, hoặc cho trẻ ăn
thức ăn đặc quá, số lượng không đủ, năng lượng, protein trong khẩu phần thấp cũng là
những nguyên nhân làm trẻ dễ mắc SDD.
Vi chất dinh dưỡng và thấp còi: cho đến nay, các nghiên cứu can thiệp nhằm bổ
sung các chất dinh dưỡng riêng rẽ như protein, kẽm, iod và các vitamin A cho các kết

quả chưa nhất quán, nhiều khả năng do các quần thể dân cư đó thiếu đồng thời nhiều
chất dinh dưỡng. Mặt khác, phần lớn các can thiệp có thể chưa tập trung vào lứa tuổi
nhỏ nhất và thời kỳ tăng trưởng chiều cao nhiều nhất. Nhiều chuyên gia cho rằng các
can thiệp về thực phẩm, thông qua đường ăn uống là các can thiệp hiệu quả và bền
vững, cần được quan tâm hơn là các can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng tập trung
vào một số chất dinh dưỡng đơn lẻ (trừ can thiệp cải thiện tình trạng thiếu iốt).
* Yếu tố về bệnh nhiễm trùng:
Vòng xoắn bệnh lý giữa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và SDD đã được chứng
minh. Bệnh nhiễm trùng dẫn đến SDD, SDD làm trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, làm
tăng mức độ trầm trọng của bệnh, vòng xoắn bệnh lý cứ thế tiếp diễn nếu không có can
thiệp hoặc xử trí phù hợp. Nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy ảnh hưởng đến tình trạng
dinh dưỡng của trẻ em. Tiêu chảy dẫn đến các tổn thương đường tiêu hóa do đó làm
giảm hấp thu, đặc biệt các vi chất, làm cho kháng nguyên và các vi khuẩn đi qua nhiều
hơn và dễ dàng xâm nhập. Nhiễm trùng làm tăng sự hao hụt các chất dinh dưỡng, trẻ
biếng ăn và ăn với số lượng ít hơn do giảm ngon miệng. Các nghiên cứu ước tính rằng
nhiễm trùng ảnh hưởng đến 30% sự giảm chiều cao ở trẻ em. Những trẻ có HIV
10


thường bị tiêu chảy và kéo theo là tình trạng SDD. Nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do
rối loạn tiêu hoá, và ngược lại SDD dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề kháng giảm. Do đó,
tỷ lệ SDD có thể dao động theo mùa và thường cao trong những mùa có các bệnh
nhiễm khuẩn lưu hành ở mức cao (tiêu chảy, viêm hô hấp, sốt rét). Bên cạnh tiêu chảy,
các bệnh nhiễm trùng khác cũng ảnh hưởng nhiều tới dinh dưỡng như nhiễm khuẩn
đường hô hấp, sởi và các bệnh ký sinh trùng đường ruột.
b. Nguyên nhân tiềm tàng.
Nguyên nhân tiềm tàng của SDD do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ
trẻ em, thiếu kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố chăm sóc của gia đình, các
vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ
sinh. Yếu tố không kém quan trọng đó là sự chăm sóc của mẹ đối với con. Khi đời

sống khá hơn, gia đình ít con, trình độ văn hóa người mẹ cao hơn thì thời gian
người mẹ dành cho đứa trẻ nhiều hơn và thực hành dinh dưỡng cũng như chăm sóc trẻ
tốt hơn và ngược lại.
c. Nguyên nhân cơ bản (nguyên nhân gốc rễ).
Nguyên nhân cơ bản của SDD là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát
triển nói chung, bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh
tế hiện nay của các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, tác
động đến xã hội ngày càng sâu sắc. Tổng điều tra dinh dưỡng Việt Nam (2000) đã chỉ
ra yếu tố kinh tế góp phần quan trọng liên quan đến dinh dưỡng. Nhìn chung các hộ
gia đình phải dành từ 40-60% kinh phí chi tiêu để dùng cho ăn uống, tỷ lệ cao nhất là ở
vùng Tây Bắc và các xã nghèo (64%). Chi tiêu cho ăn uống càng nhiều thì các khoản
chi tiêu cho chăm sóc y tế, giáo dục và các nhu cầu khác sẽ giảm đi, ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng đời sống và việc chăm lo cho con cái.
Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự tương quan giữa mức độ SDD thấp còi và các chỉ
số về sự mất cân bằng kinh tế trong xã hội (chỉ số mức độ nghèo). Đó là sự tương quan
ngược chiều giữa chỉ số tập trung về công bằng kinh tế xã hội ở nhóm nghèo với nhóm
người giàu, người nghèo có nguy cơ SDD cao hơn người giàu, tỷ lệ SDD thấp còi cao
hơn ở nhóm nghèo và nước nghèo.
1.2.3.3. Tác hại của suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng trẻ em mà chủ yếu suy dinh dưỡng protein năng lượng đang còn
là vấn đề thời sự ở các nước nghèo và đang phát triển.
11


SDD trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 54% trong số 11,6 triệu trẻ tử vong trên toàn cầu
trong đó có trẻ em 3-4 tuổi. Hàng năm giai đoạn 1980-1995 và là nguyên nhân sâu xa
của hơn 2,6 triệu trẻ em tử vong mỗi năm hiện nay. Thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm
liên quan đến tử vong trẻ em dưới 5 tuổi lần lượt là 19%, 14,5% và 4,4%.
Thiếu vi chất dinh dưỡng liên quan với 10% tất cả trường hợp tử vong trẻ em,
hay khoảng một phần ba số trẻ em tử vong do SDD.

Suy dinh duỡng làm cho trẻ em dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng, nhất
là các bệnh đường hô hấp, đường ruột và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng tỉ lệ
tử vong.
SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, làm cho trẻ em
ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng nên SDD ngày càng trở nên nặng nề hơn.
SDD làm trẻ em kém phát triển về thể chất. Mức độ chậm phát triển tăng song
song với thời gian kéo dài của bệnh và nhóm tuổi của trẻ. Các bằng chứng khoa học đã
cho thấy, giai đoạn đầu tiên của cuộc đời từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi, nếu trẻ em bị
SDD có thể để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không phục hồi được và kéo
sang thế hệ sau. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ
em sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.
SDD làm trẻ em chậm phát triển tâm thần, nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển
bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ em dưới 6 tuổi. Trí thông minh dễ dàng bị
ảnh hưởng nếu trẻ bị SDD bào thai và dưới 12 tháng tuổi. Tác hại của SDD càng nặng,
nếu bệnh xuất hiện lúc cơ quan chưa trưởng thành.
Ngoài ra, SDD tác động tiêu cực về mặt xã hội: tầm vóc của dân tộc sẽ chậm
tăng trưởng nếu tình trạng SDD không được cải thiện qua nhiều thế hệ. Khả năng lao
động về thể lực cũng như về trí lực của những người SDD trong quá khứ hay trong
hiện tại đều không thể đạt đến mức tối ưu, là một sự lãng phí vô cùng lớn đối với các
nước đang phát triển. Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc
và thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Như vậy, SDD vừa ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến phát triển của trẻ; vừa dẫn
đến các hậu quả không khắc phục được như tầm vóc người trưởng thành thấp bé, kết
quả học tập kém, giảm khả năng lao động người lớn và ảnh hưởng tới thu nhập quốc
dân. Mặt khác, điều trị SDD phức tạp, tốn kém, trong khi việc phát hiện sớm và dự
phòng SDD có thể thực hiện được nhờ các biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
12


1.2.3.4. Phân loại suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng trong cộng đồng được chia làm 3 thể đó là: thể nhẹ cân
(underweight), thấp còi (stunting) và gầy còm (wasting). Các thể này được đánh giá
thông qua 2 số đo nhân trắc là cân nặng, chiều cao theo giới và độ tuổi của trẻ dưới
ngưỡng âm 2 độ lệch chuẩn (< -2SD: Standard Deviation) so với quần thể tham khảo
WHO - 2006 do WHO công bố, áp dụng thống nhất toàn cầu.
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:
SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) được chia thành 3 mức độ:
- SDD vừa (độ I): khi cân nặng theo tuổi từ dưới -2SD đến -3SD.
- SDD nặng (độ II): khi cân nặng theo tuổi từ dưới -3SD đến -4SD.
- SDD rất nặng (độ III): khi cân nặng theo tuổi dưới -4SD.
Suy dinh dưỡng thể thấp còi:
SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) được chia thành 2 mức độ:
- Thấp còi độ I khi chiều cao theo tuổi từ dưới -2SD đến -3SD.
- Thấp còi độ II khi chiều cao theo tuổi từ dưới -3SD.
Suy dinh dưỡng thể gầy còm:
SDD thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao) khi dưới ngưỡng -2SD.
1.2.3.5. Tình hình SDD của trẻ em
a. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển. Ở cộng
đồng người ta thường gặp những trẻ em SDD thể thấp còi (Chiều cao theo tuổi thấp),
SDD thể nhẹ cân (Cân nặng theo tuổi thấp) và SDD thể gầy còm (Cân nặng theo chiều
cao thấp). Nguyên nhân SDD rất phức tạp và đa dạng: do chế độ ăn không đầy đủ và
hợp lý, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở lứa tuổi này.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 800 triệu người bị
nghèo đói kéo dài và 150 – 160 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân,
182 triệu trẻ em còi cọc. Suy dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển,
nhất là các nước châu Á và châu Phi.
b. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam
Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội nước ta cũng như đời sống của người
dân đang ngày càng được cải thiện, các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhiều
13


×