Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón và mật độ đến sinh trưởng, phát triển giống ngô lai NK 66 trong vụ xuân muộn trên đất dốc tại huyện mù cang chải, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN LỊCH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
TỔ HỢP PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ LAI NK 66 TRÊN ĐẤT DỐC
TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN LỊCH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
TỔ HỢP PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ LAI NK 66 TRÊN ĐẤT DỐC
TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ BÍCH THẢO

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tôi cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Văn Lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi luôn nỗ
lực cố gắng để hoàn thành các nội dung theo chương trình đào tạo, để hoàn
thành luận văn nghiên cứu của mình trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn
tới TS. Hoàng Thị Bích Thảo, người Cô đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thày, Cô giáo khoa Nông học, Phòng
Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Ủy ban nhân dân huyện
Mù Cang Chải; Phòng Nội vụ, huyện Mù Cang Chải; Ủy ban nhân dân xã Lao
Chải, huyện Mù Cang Chải đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và và làm luận văn vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Văn Lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu.......................................................... 4
1.2. Giá trị kinh tế của cây ngô ......................................................................... 5
1.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu về mật độ, khoảng cách và phân bón
cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................. 6
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 11
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải ....... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 23
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.......................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.3.1. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng và theo dõi các chỉ tiêu khoa học .......... 24
2.3.2. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm: ............................. 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv


2.3.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích đất ...................................................... 30
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 32
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến
thời gian sinh trưởng, phát triển của giống ngô lai NK 66 trong vụ Xuân
muộn trên đất dốc tại huyện Mù Càng Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2016 ........... 32
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến
một số chỉ tiêu hình thái của giống ngô lai NK 66 trong vụ Xuân muộn
trên đất dốc tại huyện Mù Càng Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2016 ..................... 34
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến khả
năng chống chịu và sâu bệnh của giống ngô lai NK 66 trong vụ Xuân muộn
năm 2016 trên đất dốc tại huyện Mù Càng Chải, tỉnh Yên Bái ......................... 38
3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống ngô lai NK 66 trong vụ Xuân muộn
năm 2016 trên đất dốc tại huyện Mù Càng Chải, tỉnh Yên Bái ...................... 43
3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến
hiệu quả kinh tế của giống ngô lai NK 66 trong vụ Xuân muộn năm 2016
trên đất dốc tại huyện Mù Càng Chải, tỉnh Yên Bái ....................................... 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 57
1. Kết luận ....................................................................................................... 57
2. Đề nghị ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 64
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA THÍ NGHIỆM ............................................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTB và DHMT

: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

CV%

: Hệ số biến động

Đ/C

: Đối chứng

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL


: Đồng bằng sông Cửu Long

LSD.05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%

NBĐ

: Ngày bắt đầu

NKT

: Ngày kết thúc

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

ns

: Không có ý nghĩa

P

: Xác suất


PC

: Phân chuồng

STPT

: Sinh trưởng phát triển

TGSTPT

: Thời gian sinh trưởng phát triển

T.G

: Thời gian

TDVMNPB

: Trung du và miền núi phía Bắc

VCK

: Vật chất khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất sản lượng ngô trên thế giới năm 2012-2014 ....... 10
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngôở các châu lục năm 2014 ....... 11
Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong các giai đoạn sinh trưởng.... 13
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng ngôở Việt Nam từ 2013-2015 ...... 18
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô tỉnh Yên Bái năm 2013-2015 ... 20
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của huyện Mù Cang
Chải năm 2015 ................................................................................ 22
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển của giống ngô NK 66 trong vụ Xuân
muộn tại huyện Mù Cang Chải, năm 2016 ..................................... 33
Bảng 3.2. Ảnh hưởng tổ hợp phân bón và mật độ đến chiều cao cây,
chiều cao đóng bắp và số lá của giống ngô lai NK 66 trong vụ
Xuân muộn tại huyện Mù Cang Chải, năm 2016 ........................... 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến khả năng
chống chịu sâu bệnh của giống ngô NK 66 trên đất dốc trong
vụ Xuân muộn tại Mù Cang Chải, năm 2016 ................................. 39
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến tỷ lệ gãy thân,
đổ rễ của giống ngô lai NK 66 trên đất dốc trong vu Xuân
muộn tại huyện Mù Cang Chải, năm 2016 ..................................... 42
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ số bắp/cây, chiều
dài bắp và đường kính bắp của giống ngô NK 66 vụ Xuân
muộn 2016....................................................................................... 44
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến số
hàng/bắp, số hạt/hàng và P1000 hạt của giống ngô NK 66
vụ Xuân muộn 2016 ...................................................................... 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến năng suất lý
thuyết và năng suất thực thu của giống ngô NK 66 trong vụ
Xuân muộn trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải, năm 2016 ....... 51
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến hiệu quả kinh
tế của giống ngô NK 66 vụ Xuân muộn năm 2016 ........................ 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến thời gian sinh
trưởng và phát triển của giống ngô lai NK 66 trong vụ Xuân
muộn tại huyện Mù Cang Chải, năm 2016 ..................................... 34
Hình 3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến chiều cao
cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô lai NK 66 trên đất
dốc tại huyện Mù Cang Chải, năm 2016 ...................................... 37
Hình 3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến số lá/cây của
giống ngô lai NK 66 trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải,
năm 2016 ......................................................................................... 38
Hình 3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến khả năng
chống chịu sâu bệnh hại ngô của giống NK 66 trên đất dốc tại

huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2016 .............................. 41
Hình 3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến chỉ tiêu khối
lượng nghìn hạt của giống ngô lai NK 66 trên đất dốc trong vụ
Xuân tại huyện Mù Cang Chải, năm 2016 ...................................... 50
Hình 3.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến năng suất lý
thuyết và năng suất thực thuc của giống ngô lai NK 66 trên đất
dốc tại huyện Mù Cang Chải, năm 2016 ........................................ 54
Hình 3.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến hiệu quả kinh
tế của giống ngo lai NK 66 trong vụ Xuân trên đất dốc tại
huyện Mù Cang Chải, năm 2016 .................................................... 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm ở khu
vực phía Tây của tỉnh, cách trung tâm tỉnh lị 180 km theo quốc lộ 32. Phía
Bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lao Cai; phía Nam giáp huyện Mường La tỉnh Sơn La; phía Đông giáp huyện Văn Chấn; phía Tây giáp huyện Than
Uyên - tỉnh Lai Châu. Là khu vực núi cao bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn,
bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Giữa các dãy núi là các khe suối thuộc lưu vực sông Hồng và sông Đà. Có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính ôn đới, chia thành 2 mùa: Mùa khô hanh
và mùa mưa. Nhiệt độ bình quân trong năm: 18,5 oc, tổng diện tích đất tự
nhiên trong toàn huyện là 119.788 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là
13.989 ha, đất lâm nghiệp là 78.411 ha. Dân số năm 2015 là 56.370 người,

chủ yếu là dân tộc Mông sinh sống (Cục thống kê tỉnh Yên Bái, 2016 [7]).
Huyện có 14 xã và thị trấn đều thuộc khu vực 3, đây là huyện thuần nông, chủ
yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó cây trồng chủ lực đảm bảo an ninh
lương thực là lúa và ngô.
Trong những năm vừa qua, sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và sản
xuất ngô nói riêng của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã hình
thành những vùng vùng sản xuất ngô lớn trên đất dốc, được chuyển đổi từ đất
trồng lúa nương. Đây là một chủ trương lớn của tỉnh và của huyện nhằm hạn
chế diện tích lúa nương, tăng diện tích ngô nhằm hạn chế xói mòn trên đất
dốc, tăng thu nhập cho người dân. Tổng diện tích ngô toàn huyện năm 2015
đạt 4.296 ha, năng suất trung bình đạt 33,08 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 14.213
tấn (Chi Cục thống kê huyện Mù Cang Chải, 2016 [6]). Diện tích ngô trên địa
bàn toàn huyện tập trung chủ yếu tại một số xã như Lao Chải: 964,0 ha, Nậm
Có: 545 ha, Cao Phạ: 392 ha…(Chi Cục Thống kê huyện Mù Cang Chải,
2016 [6]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

Mặc dù huyện đã có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ về giống, phân bón
và chỉ đạo phát triển sản xuất ngô, song năng suất ngô trên địa bàn huyện hiện
tại còn thấp chỉ đạt trung bình 33,08 tạ/ha (Chi Cục Thống kê huyện Mù Cang
Chải, 2016 [6]), bằng 75,4% năng suất bình quân của cả nước và mới chỉ đạt
40 - 50% tiềm năng năng suất của giống ngô lai. Một trong những nguyên
nhân chính khiến năng suất, sản lượng ngô của toàn huyện thấp phải kể đến là
nhiều diện tích trồng ngô người dân chưa quan tâm đầu tư đồng bộ, kĩ thuật
canh tác ngô trên đất dốc còn nhiều hạn chế như mật độ thưa, trồng 3 - 4

cây/hốc; phân bón không cân đối, các biện pháp kĩ thuật áp dụng chủ yếu còn
mang nặng tính truyền thống.
Để đưa năng suất ngô của huyện Mù Cang Chải bắt kịp các huyện trên
địa bàn tỉnh Yên Bái trong những năm tới cần mở rộng diện tích ngô lai một
cách hợp lý, đồng thời xây dựng kế hoạch chỉ đạo tăng cường đầu tư thâm
canh đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, song song với giống
tốt phải chú trọng xác định được những biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp
để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nhiều giống ngô lai đã
được người dân sử dụng theo định hướng của sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Yên Bái, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù
Cang Chải và sự thích nghi của các giống ngô lai như các giống NK 4.300,
NK 66, C919…Trong các giống ngô lai đang được trồng thì giống ngô lai NK
66 có diện tích trồng lớn nhất ở cả 2 vụ trong năm và có năng suất cao, ổn
định. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật phù hợp cho
giống ngô lai NK 66 trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải là việc hết sức
quan trọng và cần thiết, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình trình
diễn để hướng dẫn người dân sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong điều kiện
hiện nay tại huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón và mật độ đến sinh trưởng,
phát triển giống ngô lai NK 66 trong vụ Xuân muộn trên đất dốc tại huyện

Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái".
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Xác định được tổ hợp phân bón và mật độ thích hợp cho giống ngô lai
NK 66 trong vụ Xuân muộn năm 2016 trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải,
tỉnh Yên Bái.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của tổ hợp phân bón và mật độ đến các chỉ
tiêu về sinh trưởng của giống ngô lai NK 66.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ngô
lai NK 66 ở các công thức thí nghiệm.
- Đánh giá được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống
ngô lai NK 66 ở các công thức thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về giống ngô NK66 trên đất
dốc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được tổ hợp
phân bón và mật độ thích hợp cho giống ngô lai NK 66 trên đất dốc tại huyện
Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được tổ hợp phân bón và mật độ thích hợp cho giống ngô
lai NK 66 trên đất dốc, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngôtại
huyện Mù Cang Chải nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. là một trong những loại cây
lương thực quan trọng trên thế giới và ở Việt Nam. Ngô còn là nguồn nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến, như chế biến rượu, nhiên liệu sinh
học…Với ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, cùng với tính thích ứng rộng
và tiềm năng năng suất cao, cây ngô được hầu hết các quốc gia trên thế giới
gieo trồng và diện tích ngày càng mở rộng trong đó có Việt Nam.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò quan trọng góp phần
nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Khả năng thích ứng và sản lượng
thu được của giống liên quan chặt chẽ, phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của
các vùng miền cũng như trình độ và tập quán canh tác của các vùng miền đó.
Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, nhất là những giống mới có
tiền năng năng suất cao thì một trong những yêu cầu quan trọng đầu tiên là
phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng thích ứng cũng như thử nghiệm
các biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón...) đối với giống mới đó trên những
nền đất khác nhau ở mỗi địa phương.
Trên cơ sở các nghiên cứu thử nghiệm của giống mới hoặc những
giống đã được trồng nhưng còn thiếu về biện pháp kĩ thuật mà các nhà sản
xuất giống chưa kịp nghiên cứu trên những loại đất đặc thù như đất dốc vùng
cao ta để từ đó đưa ra được những kết quả nghiên cứu về mật độ, lượng phân
bón tối ưu mà giống đó cho hiệu quả cao nhất.
Ngày nay, sản xuất ngô muốn phát triển theo hướng hàng hóa với sản
lượng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, cần phái có các biện
pháp hữu hiệu như thay thế các giống cũ, năng suất thấp bằng các giống mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





5

năng suất cao, chống chịu tốt, quy hoạch, tạo vùng sản xuất, khuyến cáo
người dân áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật. Đặc biệt là ở các tỉnh Trung
du và miền núi phía Bắc, ngoài sử dụng giống có khả năng chống chịu tốt đặc
biệt chịu hạn, cho năng suất cao cần phải tuyên truyền vận động khuyến cáo
người dân đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào trong canh tác ngô sẽ góp phần phát
huy hiệu quả kinh tế của giống, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào các dân tộc thiểu số (Đinh Khắc Tiến, 2013 [27]).
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai
NK 66 trên đất dốc tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nhằm kịp thời bổ
sung, đưa ra được biện pháp kỹ thuật thích hợp góp phần nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế đối với giống ngô lai mới NK 66 tại địa phương.
1.2. Giá trị kinh tế của cây ngô
Cây ngô là một trong những cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế
cao. Hiện nay, ngô là cây lương thực quan trọng ở đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh
trung du và miền núi phía Bắc cũng là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi vì
ngô có thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo (Trần Hồng Uy, 1999 [29]).
Trong hạt ngô chứa 7- 12% protein; 1,8 - 4,45% lysin và 0,4 - 1,0%
tryptophan tùy theo loại hạt (Krishnaveni, 1993 [43]). Thân ngô ủ chứa 193 238g/kg cellulose, 8- 29g/kg lignin, protein và các loại amin acid như lysin,
arginin, leucin, prolin, glutamic acid. Đường trong hemicellulose nhiều nhất
là xylose (0,77g/g), ngoài ra còn có arabinose (0,17g/g), galactose (0,66g/g)
và mannose (0,01g/g). Bắp ngô còn chứ một số loại khoáng chất và kim loại
như: Na, K, Mg, Ca, Fe, P, S cà Cl (G. Ajon, 1939). Có thể khẳng định Ngô là
nguyên liệu lý tưởng để chế biến thức ăn cho gia súc, 70% chất tinh trong
thức ăn tổng hợp là từ ngô. Ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Bồ
Đào Nhà, Trung Quốc ….phần lớn sản lượng ngô được dung cho chăn nuôi

(Ngô Hữu Tình, 2003 [26]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Ngoài việc làm lương thực cho con người, thức ăn trong chăn nuôi sản
phẩm từ ngô còn có nhiều tác dụng trong đông y. Mỗi bộ phận trên cây ngô
đều có tác dụng chữa các bệnh khác nhau. Râu ngô và ruột cây ngô có vị
ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, cầm máu. Cây ngô
còn được sử dụng chữa bệnh huyết áp cao bằng cách uống nước luộc bắp
hàng ngày, mỗi ngày 2 - 3 lần, uống liền hai, ba tháng. Chữa đái đường bằng
cách uống mỗi ngày 20 - 30g bột mầm bắp ngô khô trong nước sắc đọt khoai
lang đỏ, hay hàng ngày ăn chè bắp sữa nấu với củ mài, đồng thời ăn rau lang
đỏ nấu canh, chữa phù thũng, viêm thận cấp, đái đỏ hay viêm gan tắc mật, đái
vàng và da vàng theo tỷ lệ 40g râu bắp hay 150g ruột cây bắp sắc uống (Viện
dược liệu, 1990 [30]).
1.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu về mật độ, khoảng cách và phân bón
cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên
thế giới
Một trong những yếu tố để tăng năng suất ngô là yếu tố mật độ, giống
tốt, phân bón đầy đủ nhưng mật độ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến năng
suất. Chính vì vậy, việc tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục
tiêu quan trọng của các nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta
đã không ngừng cải thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới.
Năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% là nhờ

đóng góp của giống ngô lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp
khoảng cách hàng (Minh Tang Chang and Peter L. K., 2005 [39]).
Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được
nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác cây ngô. Rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

nhiều thí nghiệm liên quan đến mật độ và khoảng cách ở vành đai ngô nước
Mỹ và nhiều khu vực trên thế giới đã được nghiên cứu thử nghiệm. Trước
năm 1988, mật độ và khoảng cách trồng ngô đã được đánh giá khá hệ thống
trong cuốn sách do các nhà khoa học nổi tiếng thế giới biên tập “Corn and
Corn Improvement” (Sprague và Dudley, 1988 [42]). Người ta đã nghiên
cứu với khoảng cách giữa các hàng từ hơn 30 cm đến hơn 200 cm và mật độ
từ 0,5 đến 24 vạn cây/ha. Giai đoạn trước 1940, khoảng cách giữa các hàng
chủ yếu phụ thuộc vào kích thước của ngô (vốn được dùng chủ yếu trong
canh tác ngô ở Mỹ thời đó), và khoảng cách thuận lợi cho việc canh tác là
100 - 112 cm.
Tác giả Barbieri và cs (2000) [34] ở Argentina đã công bố kết quả
nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng gieo 35 cm và 70 cm với cùng
mật độ 7,6 vạn cây/ha ở 2 giống ngô lai DK636 và DK639 trong 2 năm 1996
và 1997 cho thấy: Trong điều kiện gieo hàng hẹp (35 cm) năng suất cao hơn
hẳn so với khoảng cách truyền thống.
Tác giả William và cs (2002) [47] đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô
khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 địa
điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1998 - 1999, với 5 mật độ từ 56.000 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm và 76 cm đã rút ra các

kết luận: với mật độ cao thì năng suất ngô tăng lên, tuy nhiên năng suất ngô
đạt cao nhất ở mật độ trong khoảng từ 6 - 7 vạn cây/ha.
Theo tác giả Neradic và Slovic (1999) [40], đã thí nghiệm trên giống
ngô lai ZPSP 704 với mật độ 40.016 - 90.416 cây/ha và được bón 100 - 125
N/ha. Kết quả cho thấy năng suất ngô tăng khi mật độ tăng và đã đạt năng
suất cao nhất 12,2 tấn/ha ở mật độ 80.256 cây/ha.
Mật độ gieo trồng có quan hệ mật thiết với năng suất ngô. Tại vùng
Simnic, Rumani tác giả Borleanu Ioana Claudia (2010) [35] đã nghiên cứu về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

mật độ trong 2 năm 2009 - 2010 với các giống ngô lai Fundulea 475,
Kamelias, Danubian, KWS 2376, Rapsodia và Kitty. Trong cả hai năm ngô
được gieo vào ngày 15/4 với 3 mật độ thí nghiệm: 40.000 cây/ha, 50.000
cây/ha và 60.000 cây/ha. Kết quả cho thấy mật độ gieo trồng 60.000 cây/ha
cho năng suất cao nhất 8.190 kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng
suất đạt 7.570 kg/ha và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7.430
kg/ha.
Từ những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho
thấy, khi tăng mật độ thì năng suất ngô tăng, tuy nhiên đi cùng với mật độ
tăng cần có chế độ phân bón và các biện pháp kĩ thuật phù hợp trên từng loại
đất khác nhau là rất quan trọng. Có nghĩa không phải cứ tăng mật độ thì năng
suất ngô sẽ tăng mà cần có biện pháp kĩ thuật phù hợp thì năng suất mới tăng
và không phải là vô hạn.
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới
Để đạt năng suất cao và ổn định, ngô cần được bón phân cân đối, đặc

biệt là giữa các yếu tố NPK. Điều này được chứng minh rất rõ qua các thí
nghiệm về phân bón cho ngô trong suốt 28 vụ của Viện Kali quốc tế cho thấy
chỉ có bón cân bằng NPK năng suất ngô mới cao và ổn định.
Theo tác giả Shan Ney Huang (1994) [41], mức bón phân được khuyến
cáo cho ngô ở Đài Loan là 175 kg N + 95 kg P2O5 + 70 kg K2O/ha.
Đạm là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây và là thành phần của
tất cả các Protein. Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất để tăng năng
suất ngô. Khi thiếu N chồi lá mầm sẽ không phát triển đầy đủ, sự phân chia tế
bào ở đỉnh sinh trưởng bị kìm hãm và kết quả là giảm diện tích lá, kích thước
của cây và năng suất giảm. Phân đạm có thể tạo ra sự tăng diện tích lá hiệu
quả ngay từ đầu vụ và duy trì một diện tích lá xanh lớn vào cuối vụ để quá
trình đồng hóa quang hợp đạt cực đại (Wolfe và cs, 1988 [48]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

Theo tác giả Debreczeni (2000) [36] các giống ngô lai khác nhau yêu cầu
về đạm ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển là khác nhau và nhận thấy rằng 13
- 36 kg N/ha đã bị rửa trôi bên dưới vùng rễ ngô trong thời kỳ sinh trưởng.
Khi cây ngô thiếu đạm làm chậm sinh trưởng của hai giai đoạn sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, giảm tốc độ ra lá, hạn chế đến sự
phát triển diện tích lá. Thiếu đạm hạn chế đến hiệu quả sử dụng bức xạ, nhất
là thời kỳ ra hoa, ảnh hưởng đến năng suất bắp tổng số (Uhart và Andrade,
1995 [46]).
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vai trò của phân đạm và S đến sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của giống ngô lai Cargill 707, tác giả Hussain
và cs (1999) [37], cho rằng sự cung cấp phân bón ở các mức 150 kg N + 30

kg S và 150 kgN + 20 kg S làm tăng một cách tương ứng khối lượng chất
khô/cây, số hạt/ bắp và khối lượng hạt/ bắp so với các xử lý khác. Năng suất
ngô đạt cao nhất (5,59 tấn/ ha) ở công thức bón 150N + 30S (kg/ha).
Ngoài nguyên tố đạm, kali có vai trò cũng rất quan trọng đến cây ngô,
kali tham gia vào quá trình tạo ra hợp chất cao năng ATP liên quan đến sự
tổng hợp tinh bột cũng như protein (Tisdale và cs 1985 [45]). Sự thiếu hụt
kali là kết quả của việc cây trồng lấy đi một lượng lớn kali, tỷ lệ cung cấp kali
thấp, tình trạng thiếu kali trong một số loại đất cũng như sự rửa trôi kali ở
những vùng mưa nhiều.
Theo tác giả Thomas Dieroff và cs (2001) [44], lượng dinh dưỡng mà
ngô hút như sau:
- Ngô lai năng suất 4,5 tấn/ha tổng lượng hút 115 kg N; 20 kg P 2O5; 75
kg K2O; 9 kg Ca; 16 kg Mg; 12 kg S/ha.
- Ngô địa phương năng suất 2,5 tấn/ha tổng lượng hút 65 kg N; 11 kg
P2O5; 42 kg K2O; 5 kg Ca; 16 kg Mg; 12 kg S/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

Ở tỉnh Jinlin - Trung Quốc, bón 150 - 169 kg K2O tăng năng suất ngô
từ 1,2 - 1,6 tấn/ha (tăng từ 12 - 21%). Ở tỉnh Liaoning, trên nền NP bón 112,5
kg K2O/ha tăng năng suất ngô từ 17,3 - 23,2%, bón 225 K2O/ha tăng năng
suất ngô từ 20,1 - 26,2 % (Lei và cs, 2000 [38]).
Lân là một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính của cây trồng nói
chung và cây ngô nói riêng, lân tham gia vào quá trình tổng hợp các vật chất
hữu cơ và được vận chuyển về bộ phận dự trữ là hạt. Vì vậy, lân có vai trò

quan trọng đến năng suất ngô, theo các nhà khoa học trên thế giới thì nguyên
tố lân cần cho ngô dao động từ 70kg P2O5 đến 120 kg P2O5 tùy từng loại đất
và giống ngô khác nhau.
1.3.1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Năm 2012 đến năm 2014 diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế
giới có sự thay đổi đáng kể, được biểu hiện cụ thể tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất sản lượng ngô trên thế giới năm 2012-2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(Triệu tấn)

2012

178,55

48,88

872,79

2013

184,24


55,17

1.016,43

2014

183,32

55,73

1.021,61

Năm

(Nguồn: Faostat, 2016 [11])
Qua bảng 1.1. cho thấy năm 2012 tổng diện tích ngô của thế giới đạt
178,55 triệu ha, năng suất đạt trung bình là 48,88 tạ/ha, sản lượng đạt 872,79
triệu tấn. Năm 2013 tổng diện tích ngô của thế giới đạt 184,24 triệu ha, năng
suất đạt trung bình là 55,17 tạ/ha, sản lượng đạt 1.016,43 triệu tấn. Đến năm
2015, tổng diện tích ngô thế giới đạt 183,32 triệu ha, tăng 4,77 triệu tấn, năng
suất đạt trung bình 55,73 tạ/ha, tăng 6,85 tạ/ha, sản lượng đạt 1.021,61 triệu
tấn, tăng 148,82 triệu tấn so với năm 2012. Qua đó thấy rằng diện tích, năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11


suất và sản lượng ngô trên thế giới không ngừng tăng lên cả số lượng và tổng
sản lượng.
Tuy nhiên, diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới giữa các
châu lục không có sự đồng đều, được biểu hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngôở các châu lục năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(Triệu tấn)

Châu Mỹ

68,40

76,97

526,45

Châu Á

59,10


51,47

304,14

Châu Âu

18,75

60,12

112,74

Châu Phi

37,00

20,99

77,64

Khu vực

(Nguồn: Faostat, 2016 [11])
Về diện tích năm 2014, nhiều nhất ở châu Mỹ với 68,40 triệu ha, sau đó
đến châu Á với 59,10 triệu ha, thấp nhất là châu Âu với 18,75 triệu ha.
Năng suất cao nhất là 76,97 tạ/ha ở châu Mỹ, thấp nhất là châu Phi
năng suất chỉ đạt trung bình là 20,99 thấp hơn châu Mỹ là 55,98 tạ/ha. Châu Á
năng suất cũng thuộc diện thấp sau châu Phi đạt trung bình là 51,47 tạ/ha.
Sản lượng ngô cao nhất là châu Mỹ với 526,45 triệu tấn, cao hơn châu
Phi là 448,81 triệu ha. Châu Âu sản lượng đạt 112,74 triệu tấn, châu Á sản

lượng đứng thứ 2 thế giới với 304,14 triệu ha, nhờ vào diện tích lớn, mặc dù
năng suấtchỉ đứng thứ 2 so với các châu lục khác.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam
Những năm 1984-1986, Trung tâm Nghiên cứu ngô Sông Bôi đã trồng
giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70 x 15 cm), 7,14 vạn
cây/ha (70 x 20 cm) và 5,7 vạn cây/ha (70 x 25 cm), với 3 mức phân bón khác
nhau. Kết quả cho thấy ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón 120 N: 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

P205: 40 K20 kg/ha cho năng suất cao nhất (55,30 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn
cây/ha cho năng suất thấp nhất. Tuy nhiên, sự sai khác về năng suất giữa các
công thức không đáng kể (Ngô Hữu Tình, 1987 [25]).
Đến năm 2005, Bộ Nông nghiệp đã ban hành Hướng dẫn quy trình kỹ
thuật thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc (Cục
Trồng trọt, 2006 [8]). Trong đó khuyến cáo, với các giống dài ngày nên trồng
với mật độ từ 5,5 - 5,7 vạn cây/ha, các giống ngắn và trung ngày trồng 6,0 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là 60 - 70 cm. Tuy vậy, nhiều
nơi bà con nông dân chưa trồng đạt mật độ khuyến cáo, có nơi chỉ đạt khoảng
3 vạn cây/ha (một sào Bắc Bộ chỉ đạt 1.200 - 1.300 cây). Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến năng suất ngô trong sản xuất của nước ta chỉ mới đạt 30 - 40%
so với tiềm năng trong thí nghiệm (Phan Xuân Hào, 2007 [13]).
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ngô - Việt Nam từ 2006 2008 đã xác định được mật độ cho năng suất cao nhất đối với phần lớn các
giống thí nghiệm là 8 vạn cây/ha và giống LVN10 là 7 vạn cây/ha, với
khoảng cách hàng là 50 cm (hoặc 40 cm). Ở mật độ và khoảng cách này,
năng suất các giống cao hơn so với mật độ và khoảng cách đã được khuyến

cáo lâu nay (5,7 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 70 cm) trung bình trên 30%.
Đề tài đã xác định được ưu thế của việc thu hẹp khoảng cách hàng, ở mật độ
tương đối cao thì ưu thế về tăng năng suất càng rõ; ở mật độ 5 vạn cây/ha,
năng suất ở khoảng cách hàng 50 cm vượt khoảng cách hàng 70 cm và 90
cm tương ứng là 6,0 và 11,9%, còn ở 8 vạn cây/ha là 17,8 và 25,4% (Viện
Nghiên cứu Ngô, 2009 [31]).
Tác giả Lê Văn Hải (2011) [12] khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ và khoảng cách hàng gieo đến năng suất của giống ngô lai LVN66 tại
vùng Đông Nam Bộ cho thấy ở mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách 50
cm x 28 cm, vượt năng suất so với mật độ 5,7 vạn cây/ha với khoảng cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

70 cm x 25 cm từ 46,1 - 57,6%. Với cùng khoảng cách hàng (50 cm hoặc
70 cm) năng suất giống LVN66 đạt cao nhất ở mật độ 7,1 vạn cây/ha. Khi
thu hẹp khoảng cách hàng từ 70 cm xuống 50 cm, năng suất giống LVN66
tăng từ 9,3 - 18,6%.
Tác giả Dương Thị Nguyên và cs (2011) [21] khi nghiên cứu vụ xuân
và thu năm 2010 trên tổ hợp lai IL3 x IL6 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
Sơn Dương - Tuyên Quang, Chợ Mới - Bắc Kạn cho thấy mật độ 7,1 vạn
cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm và cây cách cây 28 cm thích hợp cho tổ
hợp lai IL3 x IL6 năng suất thực thu đạt cao nhất (dao động từ 82,34 - 86,23
tạ/ha), vượt đối chứng từ 16,8 - 18,9%.
1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam
Tác giả Tạ Văn Sơn (1995) [23] khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng

cây ngô ở vùng Đồng bằng sông Hồng, thu được kết quả như sau:
- Để tạo ra 1 tấn hạt, ngô lấy đi từ đất trung bình một lượng đạm, lân,
kali là: N = 22,3 kg; P2O5 = 8,2 kg; K2O = 12,2 kg.
- Lượng NPK tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn ngô hạt là: N = 33,9 kg;
P2O5 = 14,5 kg; K2O = 17,2 kg.
- Tỉ lệ nhu cầu dinh dưỡng NPK là: 1: 0,35: 0,45.
- Tỉ lệ N: P: K thay đổi trong quá trình sinh trưởng phát triển như sau:
Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong các giai đoạn sinh trưởng
ĐVT: %
Nguyên tố

6 - 7 lá

Trỗ cờ

Thu hoạch

N

51,7

47,4

52,2

P2O5

8,3

9,8


19,1

K2O

40,0

42,7

28,7

(Nguồn: Tạ Văn Sơn, 1995 [23])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

Theo tác giả Đường Hồng Dật (2003) [9] trung bình với năng suất 60
tạ/ha ngô hạt, cây ngô lấy từ đất 155 kg N, 60 kg P 2O5, 115 kg K2O (tương
đương 337 kg urê, 360 kg supe lân, 192 kg clorua kali). Cũng theo tác giả
Ngô Hữu Tình (1995) [24], trên đất phù sa sông Hồng tỷ lệ nhu cầu dinh
dưỡng của N, P, K cho cây ngô đạt năng suất cao là 1: 0,35 : 0,45 và liều
lượng bón phân cho năng suất cao là: 180N - 60P2O5 - 120K2O; ở Duyên hải
miền Trung: 120N - 90P2O5 - 60K2O; miền Đông Nam bộ: 90N - 90P2O5 30K2O; Đồng bằng sông Cửu Long: 150N - 50P2O5 - 0K2O.
Theo Phạm Kim Môn (1991) [18], với ngô Đông trên đất phù sa sông
Hồng liều lượng phân bón thích hợp là: 150 - 180 kg N; 90 kg P2O5; 50 - 60
kg K2O/ha. Tác giả Trần Hữu Miện (1987) [19] cho rằng trên đất phù sa sông
Hồng lượng phân bón phù hợp là: 120N - 90P2O5 - 60K2O cho năng suất 40 50 tạ/ha; 150N - 90P2O5 - 100K2O cho năng suất 50 - 55 tạ/ha; 180N - 90P2O5

- 100K2O cho năng suất 65 - 75 tạ/ha.
Tác giả Nguyễn Văn Bộ (2007) [5], khuyến cáo lượng phân bón cho
ngô phải tuỳ thuộc vào đất, giống ngô và thời vụ. Giống có thời gian sinh
trưởng dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bón lượng phân cao hơn. Đất
chua phải bón nhiều lân hơn, đất nhẹ và vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần
bón nhiều kali hơn. Liều lượng khuyến cáo chung cho ngô là:
+ Đối với giống chín sớm:
- Trên đất phù sa: 8 - 10 tấn phân chuồng; 120 - 150 kg N; 70 - 90 kg
P2O5 ; 60 - 90 kg K2O/ha.
- Trên đất bạc màu: 8 - 10 tấn phân chuồng; 120 - 150 kg N; 70 - 90 kg
P2O5; 100 - 120 kg K2O/ha.
+ Đối với giống chín trung bình và chín muộn:
- Trên đất phù sa: 8 - 10 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 70 - 90 kg
P2O5 ; 80 - 100 kg K2O/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

- Trên đất bạc màu: 8 - 10 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 70 - 90 kg
P2O5 ; 120 - 150 kg K2O/ha.
Theo Nguyễn Văn Bào (1996) [1], liều lượng phân bón thích hợp cho
ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang là 120 kg N - 60 kg P2O5 - 50
kg K2O/ha cho các giống thụ phấn tự do và 150 kg N - 60 kg P2O5 - 50 kg
K2O/ha cho các giống lai.
Tác giả Đỗ Trung Bình (2000) - Viện Khoa học Nông nghiệp miền
Nam, liều lượng phân bón cho 1 ha ngô ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên

là: 120 kg N - 90 kg P2O5 - 60 kg K2O cho vụ Hè Thu, còn vụ Thu Đông (vụ
2) có thể tăng lượng K2O lên 90 kg.
Tác giả Bùi Đình Dinh (1988, 1994) cho rằng để đảm bảo cho cây
trồng có năng suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh
dưỡng, còn 75% phân hoá học. Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy
đầy đủ khi có chế độ phân bón hợp lý, bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón
phân cho ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao phải căn cứ vào đặc tính của loại
giống ngô, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ sinh trưởng, tình trạng
của cây trên đồng ruộng, tính chất đất, đặc điểm loại phân bón, kỹ thuật trồng
trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.
Bón cân đối đạm - lân - kali cho ngô có hiệu lực cao hơn nhiều so với
lúa. Bội thu do bón cân đối (trung bình của nhiều liều lượng đạm) có thể đạt 33
tạ/ha trên đất phù sa sông Hồng; 37,7 tạ/ha trên đất bạc màu; 11,7 tạ/ha trên đất
xám và 3,9 tạ/ha trên đất đỏ vàng. Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối
cho ngô trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với đất phù sa và đất đỏ
vàng (Nguyễn Văn Bộ, 2007 [5], Trần Trung Kiên, 2010 [17]).
Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002) [14], từ năm 1985 đến nay tình
hình sử dụng phân đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là
13,9%/năm, phân kali là 23,9%/năm. Tổng lượng N + P 2O5 + K2O trong 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×