ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM VŨ THƢ
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG SẮN KM94 NĂM 2016
TẠI HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Khoa:
: Nông học
Khóa học
: 2013-2017
Thái Nguyên – năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM VŨ THƢ
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG SẮN KM94
NĂM 2016 TẠI HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Lớp
: K45 - Trồng trọt
Khoa
: Nông học
Khóa học
: 2013- 2017
Giáo viên hƣớng dẫn
: PGS.TS Nguyễn Viết Hƣng
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận đƣợc sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Em xin tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới Ban
giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo, cô
giáo Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Viết Hưng trƣởng khoa Nông học đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và
giúp đỡ em vƣợt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp
đỡ em về tinh thần, vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phạm Vũ Thƣ
ii
DANH MỤC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 1.1: Một số thành phần dinh dƣỡng ......................................................... 5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới từ năm 2010 2014 ................................................................................................................... 6
Bảng 1.3: Sản lƣợng một số loại cây lƣơng thực chính ở Việt Nam . .............. 8
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn ở Việt Nam .......................... 9
giai đoạn từ năm 2010-2015 ............................................................................. 9
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Yên Bái ........................................ 10
Bảng 4.1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trƣởng
của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái................................... 24
Bảng 4.2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của
giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ......................................... 26
Bảng 4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến tuổi thọ lá của
giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ......................................... 27
Bảng 4.4: Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm nông
sinh học của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. ................... 29
Bảng 4.5. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến một số yếu tố cấu
thành năng suất của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ........ 33
Bảng 4.6. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chỉ số
thu hoạch của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái .................. 36
Bảng 4.7: Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến chất lƣợng của
giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ......................................... 40
Bảng 4.8. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế
của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái................................... 43
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống sắn
KM94 ............................................................................................................. 36
Hình 4.2: Biểu đồ chỉ số thu hoạch của giống sắn KM94 .............................. 39
Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ chất khô và tỷ lệ
tinh bột của giống sắn KM94 .......................................................................... 40
Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến năng suất tinh bột và
năng suất củ khô của giống sắn KM94 ........................................................... 41
Hình 4.5: Hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 ........................................... 42
iv
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất ............................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dƣỡng củ cây sắn ................................................. 4
2.1.1. Nguồn gốc .............................................................................................. 4
2.1.2. Giá trị dinh dƣỡng ................................................................................... 5
2.2. Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam ............................................ 6
2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên Thế Giới ...................................................... 6
2.2.2 Tình hình sản xuất tại Việt Nam .............................................................. 7
2.2.3. Tình hình sản xuất tại Yên Bái................................................................ 9
2.2.4. Tình hình sản xuất tại huyện Văn Yên .................................................... 10
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới và
Việt Nam ......................................................................................................... 11
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới ............ 11
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn ở Việt Nam .............. 14
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 16
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 16
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ............... Error! Bookmark not defined.
v
3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõiError! Bookmark not defined.
3.4.4. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu ............................................. 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
4.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trƣởng và
phát triển của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái .................. 23
4.1.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trƣởng
chiều cao cây của giống sắn KM94 ................................................................ 23
4.1.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM94
................................................................................................................................25
4.1.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến tuổi thọ lá của giống sắn
KM94 ............................................................................................................... 27
4.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm nông sinh học
của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái................................... 28
4.2.1. Chiều cao thân chính ............................................................................. 29
4.2.2. Chiều dài cành các cấp .......................................................................... 30
4.2.3. Đƣờng kính gốc ..................................................................................... 30
4.2.4. Chiều cao cây cuối cùng ....................................................................... 31
4.2.5. Tổng số lá .............................................................................................. 31
4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
......................................................................................................................... 32
4.3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến một số yếu tố cấu
thành năng suất của giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ........ 32
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống
sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ................................................... 35
4.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến chất lƣợng của giống
sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ................................................... 39
vi
4.5. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái......................................... 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47
vii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CIAT
FAO
IITA
NSSVH
NSCT
NSTB
NSCK
NSTL
TLCK
TLTB
: Trung tâm Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới
: Tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực thế giới
: Viện quốc tế Nông nghiệp nhiệt đới
: Năng suất sinh vật học
: Năng suất củ tƣơi
: Năng suất tinh bột
: Năng suất củ khô
: Năng suất thân lá
: Tỷ lệ chất khô
: Tỷ lệ tinh bột
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây lƣơng thực, thực phẩm chủ
yếu của hơn 500 triệu ngƣời trên thế giới, và là nguồn nguyên liệu để chế biến
thức ăn gia súc, bột ngọt, rƣợu, cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, phụ gia thực phẩm
và thuốc kháng sinh. Cây sắn có nguồn gốc ở Nam Mỹ sau đó đƣợc du nhập
vào Châu Á, Châu Phi đến nay đƣợc trồng ở trên dƣới 100 quốc gia có khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới từ 30 độ N đến 30 độ S của ba châu lục..
Cây sắn hiện đƣợc cộng đồng quốc tế (FAO, CIAT, ITTA…) quan tâm
nghiên cứu phát triển. Vì sắn còn đƣợc coi là nguồn lƣơng thực chủ yếu đảm
bảo an ninh lƣơng thực đặc biệt là Châu Phi nơi tình trạng suy dinh dƣỡng
tăng lên gấp đôi trong hai thập kỉ qua, đồng thời nhu cầu đối với sắn là nguồn
ethanol sinh học đƣợc phát triển nhanh chóng nhờ vào sự phát triển của ngành
công nghệ sinh học.
Ở Việt Nam sắn là cây lƣơng thực và thức ăn chăn nuôi quan trọng sau
lúa và ngô, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy
chế biến tinh bột cũng nhƣ thức ăn gia súc với nhiều sản phẩm đa dạng và
phong phú. Năm 2015 diện tích sắn trên toàn quốc là 566.5 nghìn ha, năng
suất bình quân đạt 18,84 tấn/ha, sản lƣợng đạt 10.673,7 nghìn tấn. (Nguồn số
liệu của tổng cục thống kê Việt Nam) [13]
Tại tỉnh Yên Bái cây Sắn đã có từ lâu đời ở tất cả các huyện, thị xã
trong tỉnh, sắn đƣợc trồng để làm lƣơng thực thực phẩm, thức ăn cho gia súc
và để bán vì vậy tỉnh Yên Bái coi cây sắn là cây lƣơng thực quan trọng sau
cây lúa và cây ngô; Do công nghiệp chế biến tinh bột sắn xuất khẩu phát triển
năm 2001 cây sắn cao sản đƣợc đƣa vào trồng thử nghiệm 20 ha gồm các
giống (KM94, KM60, HN124) tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái do tính hiệu
quả vƣợt trội của các giống sắn cao sản năm 2002 huyện Văn Yên đã mở rộng
2
diện tích trồng lên 1.000 ha, năm 2003 mở rộng vùng trồng sắn cao sản sang
huyện Yên Bình. Để đáp ứng nhu cầu chế biến Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái
đã ban hành 2 quyết định: (Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 04/6/2003 về
việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn huyện Yên bình
với tổng diện tích là: 3.940 ha, trên địa bàn 20 xã và Quyết định số 316/QĐUBND ngày 18/10/2004 về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vùng
nguyên liệu Sắn Huyện Văn Yên với tổng diện tích là: 3.520 ha; trên phạm vi
13 xã); Để tạo ra nguyên liệu sắn tập trung cung cấp cho 2 nhà máy chế biến tinh
bột sắn (Văn Yên với công suất chế biến 5.100tấn/ngày; Yên Bình với công suất
chế biến 6.300 tấn/ngày). Tuy nhiên do nhu cầu của công nghiệp chế biến và thị
trƣờng tiêu thụ tính đến thời điểm 01/1/2010 toàn tỉnh Yên Bái đã trồng đƣợc
13.553 ha (trong đó Văn Yên 5.947 ha, Yên Bình 3.148 ha), năng suất bình
quân đạt 191,51 tạ/ha, sản lƣợng đạt 259.557 tấn, (Nguồn số liệu của cục
thống kê tỉnh Yên Bái)[14]. Vì vậy tỉnh Yên Bái lại tiếp tục điều chỉnh quy
hoạch diện tích đất trồng sắn cho phù hợp với thực tế sản xuất. Từ năm 20112015 diện tích trồng sắn luôn tăng dao động trong khoảng 15.000- 17.000 ha.
nhƣng năng suất không tăng chỉ đạt dƣới 20 tấn/ha. Vì cây sắn đa phần đƣợc
trồng liên tục trên đất dốc với tập quán canh tác lâu đời là quảng canh ít trú
trọng đến thâm canh, đất trồng sắn thƣờng bị xói mòn, rửa trôi, độ màu mỡ
kém đã làm giảm năng suất củ tƣơi và hàm lƣợng tinh bột do vậy ảnh hƣởng
đến thu nhập của ngƣời trồng sắn; Đặc biệt đối với cây sắn cao sản phục vụ
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột tại địa phƣơng; Mặc dù đã có
nhiều nghiên cứu về phân bón cho cây sắn đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT
công nhận qui trình canh tác đối với loại cây trồng này tuy nhiên trong quá
trình ứng dụng vào sản xuất còn thể hiện một số bất cập vì địa hình là miền
núi bị chia cắt dẫn đến độ phì của đất không đồng đều trong các tiểu vùng sản
xuất và nhu cầu dinh dƣỡng của các giống sắn cũng khác nhau do vậy rất cần
có các nghiên cứu cụ thể hơn về các tổ hợp phân bón cho từng giống sắn trên
3
các loại đất canh tác khác nhau để đƣa ra khuyến cáo giúp nông dân ứng dụng
vào sản xuất thâm canh sắn đạt hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ thực tế đó em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của
giống sắn KM94 tại huyện Văn Yên- Yên Bái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trƣởng và
phát triển của giống sắn KM94 nhằm xác định đƣợc tổ hợp phân bón mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời sản xuất tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
1.3. Ý nghĩa của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, tạo điều
kiện học hỏi trên cơ sở áp dụng lý thuyết vào thực tiễn
- Kết quả của nghiên cứu sẽ xác định cơ sở của biện pháp kỹ thuật canh
tác tổ hợp phân bón thích hợp đối với giống sắn KM94 nhằm đạt năng suất và
chất lƣợng cao cũng nhƣ nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Đề tài góp phần vào việc tạo cơ sở xác định tổ hợp phân bón hiệu quả
nhất cho cây sắn nhằm bổ sung vào quy trình sản xuất canh tác sắn.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dƣỡng củ cây sắn
2.1.1. Nguồn gốc
Cây sắn (Manihot esculenta) là cây lƣơng thực ăn củ hàng năm, có thể
sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2-3m, đƣờng
kính tán 50-100cm, rễ ngang phát triển thành củ và tích lũy tinh bột đƣợc
trồng cách đây khoảng 5000 năm (CIAT, 1993)
Sắn có nguồn gốc từ Châu Mỹ với trung tâm phát sinh của nó nằm ở
Đông Bắc Brasil thuộc lƣu vực sông Amazon. Nơi có nhiều chủng loại sắn
trồng và hoang dại (De Candolle, Rogers, 1965) [16].
Còn các địa điểm ở Trung Mỹ và Mehico là những trung tâm phân hóa
phụ. Bằng chứng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2700 năm
trƣớc công nguyên, những lò nƣớng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía
bắc Colombia niên đại khoảng 1200 năm trƣớc công nguyên, những hạt tinh
bột sắn ở trong phần hóa thạch đƣợc phát hiện tại Mehico có tuổi khoảng 900
năm đến 200 năm trƣớc công nguyên (Roger, 1963, 1965) [18].
Ở Châu Phi, cây sắn đƣợc ngƣời Bồ Đào Nha đƣa vào khoảng giữa thế
ký thứ 16, tuy nhiên cây sắn chỉ thực sự phát triển ở châu lục này vào thế kỷ
19, nhờ các nô lệ đƣợc phóng thích mang theo các kỹ thật canh tác, chế biến
và sử dụng sắn.
Ở Châu Á, sắn đƣợc du nhập vào Sri Lanka và Calcuta vào cuối thế kỉ
18. Một quan điểm khác lại cho rằng sắn đƣợc ngƣời Bồ Đào Nha ở Goa ( Ấn
Độ) và ngƣời Tây Ban Nha ở Philippines du nhập vào châu Á từ thế kỷ 16.
Sau đó, sắn đƣợc trồng ở Trung Quốc, Mianma và các nƣớc châu Á khác ở
cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 (Fanf Baiping 1992. U Thun Than 1992) [17]. Ở
Châu Úc sắn đƣớc trồng từ thế kỉ 20 ở Queenland.
5
Sắn đƣợc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỉ 18 (Phạm Văn
Biên, Hoàng Kim,1991) [1]. và đƣợc trồng trên khắp lãnh thổ nƣớc ta từ Bắc
đến Nam, vùng núi và trung du phía Bắc, vùng ven biển Nam Trung Bộ, vùng
khu 4 cũ và vùng Đông Nam Bộ do khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí
hậu thổ nhƣỡng.
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Bảng 1.1: Một số thành phần dinh dƣỡng
Thành phần dinh dƣỡng
Tỷ lệ chất khô (%)
Sắn
35,1-39
Hàm lƣợng tinh bột (%)
28,7
Đƣờng tổng số (% FW)
0,5- 2,5
Đạm tổng số (%FW)
0,5- 2,0
Chất xơ (%FW)
1,0
Chất béo (%FW)
0,5
Chất khoáng (%FW)
0,5- 1,5
Vitamin A (mg/100gFW)
17
Vitamin C (mg/100gFW)
50
Năng lƣợng (KJ/100g)
607
Nƣớc (%)
65.5
Tỷ lệ trích tinh bột (%)
Protein (%)
Amylose (%)
Lipit(%)
22- 25
1
15-29
0.2
Xenlulozo (%)
1.2
(Christopher Wheatley,Gregory J.Scott, Rupert Best and Siert Wiersema 1995).
Phần ăn đƣợc có tỷ lệ chất khô 35.1-39% trọng lƣợng mẫu tƣơi, tỉ lệ
tinh bột 28.7%, đƣờng tổng số 0,5-2,5% (trong đó saccarose 71%,
glucose13%, fructose 9%, mantose 3%)… Củ sắn giàu chất bột, năng lƣợng,
6
khoáng, vitamin C, hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao nhƣng nghèo chất béo và
nhất là nghèo đạm, hàm lƣợng các acid amin không cân đối, thừa arginin
nhƣng thiếu các acid amin chứa lƣu huỳnh. Tùy theo giống sắn, vụ trồng, số
tháng thu hoạch sau trồng và kỹ thuật phân tích mà tổng số vật chất khô và
hàm lƣợng đạm, béo, khoáng, xơ, đƣờng, bột có sự thay đổi..
2.2. Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên Thế Giới
Tính đến năm 2015 sản lƣợng sắn tại Châu Phi đạt 14,577 triệu tấn,
Châu Mỹ đạt 32,421 triệu tấn và Châu Á đạt 89,833 triệu tấn sản lƣợng ở
châu Á tăng mạnh là nhờ sự gia tăng sản lƣợng ở Insonesia và Campuchia.
Sản lƣợng sắn qua các năm vẫn có xu hƣớng tăng mạnh, nguồn ethanol sinh
học đƣợc phát triển nhanh chóng. Theo tổ chức Nông lƣơng liên hợp quốc
(FAO) dự báo sản lƣợng toàn cầu của bio-ethanol có thể đạt 155 tỷ lít vào
năm 2020
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới từ
năm 2010 - 2014
Diện tích
Năng suất
Sản lƣợng
(triệu ha)
(tấn/ha)
(triệu tấn)
2010
19,68
12,23
240,82
2011
20,60
12,30
253,45
2012
23,27
11,05
257,37
2013
23,52
11,09
261,10
2014
23,86
11,24
268,27
Năm
(Nguồn: FAOSTAT, 2016 [19])
Hiện nay sắn đƣợc trồng trên 100 quốc gia trong đó 64.8% đƣợc trồng
ở Châu Phi, Châu Á chiếm 21% và Châu Mỹ 14%. Với tổng sản lƣợng toàn
thế giới năm 2014 đạt 268.27 triệu tấn tăng 27,45 triệu tấn so với năm 2010,
diện tích tăng 14.18 triệu ha so với năm 2010. Mức tiêu thụ sắn bình quân thế
7
giới khoảng 18kg/ngƣời/năm. Sản lƣợng sắn của thế giới đƣợc tiêu dùng
trong nƣớc khoảng 85% (lƣơng thực 58%, thức ăn gia súc 28%, chế biến công
nghiệp 3%, hao hụt 11%), còn lại 15% (gần 30 triệu tấn) đƣợc xuất khẩu dƣới
dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh bột (CIAT, 1993). Sắn chiếm tỷ trọng cao ở
khu vực Châu Phi bình quân 96kg/ngƣời/năm do nhu cầu lƣơng thực ở cả
dạng củ tƣơi và sản phẩm chế biến
Thái Lan chiếm trên 85% lƣợng xuất khẩu sắn, thị trƣờng chủ yếu xuất
sang các nƣớc Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Châu Âu với tỷ trọng xuất
khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên
Viện nghiên cứu chính sách lƣơng thực thế giới (IFPRI) ƣớc tính sản
lƣợng sắn toàn cầu đến năm 2020 ƣớc đạt 275,10 triệu tấn, mức tiêu thụ sắn ở
các nƣớc đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nƣớc đã phát
triển là 20,5 triệu tấn.
2.2.2 Tình hình sản xuất tại Việt Nam
Sắn là cây lƣơng thực và thức ăn chăn nuôi quan trọng thứ ba sau ngô
và lúa (Phạm Văn Biên, 1998) [2], và đang có xu hƣớng tăng ở vùng Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ do đặc tính đa năng của
nó.
8
Bảng 1.3: Sản lƣợng một số loại cây lƣơng thực chính ở Việt Nam
ĐVT:1000 tấn
Năm
Lúa gạo
2010
2011
2012
2013
2014
2015
40.005,60 42.398,50 43.737,80 44.039,10 44.975,00 45.100,00
Chỉ số phát
triển (Năm
102,71
105,98
103,16
100,69
102,13
100,28
trƣớc =100)
Ngô (bắp)
4.625,70 4.835,60 4.973,60 5.191,20 5.191,70
5.800,00
Chỉ số phát
triển (Năm
105,81
104,54
102,85
104,38
100,01
111,72
8.595,6
9.897,9
9.735,4
9.757,3
100,76
115,15
98,36
100,22
104,80
104,64
1.318,5
1.362,1
1.427,3
1.358,1
1.401,0
1.450,00
108,85
103,31
104,79
95,15
103,16
103,50
trƣớc =100)
Sắn (củ mì)
10.225,3 10.700,00
Chỉ số phát
triển (Năm
trƣớc =100)
Khoai lang
Chỉ số phát
triển (Năm
trƣớc =100)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn[3])
Theo Bộ NN&PTNT, ƣớc tính sản lƣợng sắn cả nƣớc năm 2015 đạt
10,7 triệu tấn củ tƣơi, tăng 4,64% so với năm 2014. Với tổng diện tích cả
nƣớc 566,5 nghìn ha. Trong số sản lƣợng sắn này, có trên 4 triệu tấn dùng để
cung cấp cho các nhà máy sản xuất tinh bột; số còn lại đƣợc chế biến thành
sắn lát khô (đạt khoảng 2,5 - 3,0 triệu tấn sắn khô/năm) phục vụ xuất khẩu,
chế biến thức ăn gia súc, nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu cho sản xuất
cồn...
9
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2015
Diện tích
Năng suất
Sản lƣợng
(nghìn ha)
(tấn/ha)
(nghìn tấn)
2010
498,0
17,26
8.595,6
2011
558,4
17,73
9.897,9
2012
551,7
17,64
9.735,4
2013
544,1
17,60
9.757,3
2014
552,7
18,48
10.209,9
2015
566,5
19.18
10.673,7
Năm
(Nguồn: FAOSTAT, 2016[19])
Trong 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sắn và sản phẩm của sắn đạt
3,451 triệu tấn với kim ngạch 1,109 tỷ USD, tăng 23,5% về lƣợng và tăng
20,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. xuất khẩu sắn và sản phẩm của sắn sẽ
đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Trong đó, khoảng 80% sắn vẫn đƣợc xuất khẩu sang
Trung Quốc. Giá xuất khẩu tinh bột sắn năm 2015 đạt khoảng 420 - 430
USD/tấn, giá sắn lát ở mức 225 - 232 USD/tấn
Năm 2016, giá sắn tƣơi do các nhà máy thu mua dao động từ 1100 1500 đồng/kg. Năm 2015 là 1.600 - 2.000 đồng/kg với chất lƣợng đảm bảo,
độ tinh bột 28 - 30% (trong khi đó, mức giá này của năm 2014 là 1.800 2.200 đồng/kg, năm 2013 là 2.000 - 2.500 đồng/kg. Với mức giá nguyên liệu
sắn hiện nay, giá thành của sản phẩm tinh bột sắn vào khoảng 8.000 - 8.900
đồng/kg, giá tinh bột khoảng 9.000 - 9.500 đồng/kg.
2.2.3. Tình hình sản xuất tại Yên Bái
Diện tích trồng sắn tập trung tại các huyện: Huyện Văn Yên 7.506 ha,
huyện Yên Bình 3.140 ha, huyện Văn Chấn 1.564 ha, huyện Lục Yên 1.536
ha, huyện Trấn Yên 1.140 ha…)
10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Yên Bái
Diện tích
Năng xuất
Sản lƣợng
(nghìn ha)
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
2010
13,55
191,51
259,55
2011
15,29
185,08
283,03
2012
16,17
188,02
304,09
2013
16,93
191,95
325,03
2014
16,50
192,16
317,04
2015
15,99
192,5
307,84
Năm
Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích sắn trên địa bàn tỉnh (năm
2015) tăng 2.439 ha so với năm 2010. Từ năm 2011-2015 diên tích sắn dao
động trong khoảng 15.000 - 17.000 ha.
2.2.4. Tình hình sản xuất tại huyện Văn Yên
Địa hình huyện Văn Yên tƣơng đối phức tạp, hệ thống sông ngòi dầy đặc
và các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lƣợn
sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven
sông Hồng.
Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên 139.154,11ha trong đó đất nông
nghiệp: 122.010,59ha chiếm 87,68% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp: 17.351,32ha, chiếm 12,47% tổng diện tích đất tự nhiên, bao
gồm: Đất trồng cây hàng năm: 12.879,78ha; đất trồng cây lâu năm: 4.471,54ha;
đất lâm nghiệp: 104.403,94ha, chiếm 75,03%, trong đó đất rừng sản xuất:
67.073,78ha; đất nuôi trồng thủy sản: 207,00 ha; đất nông nghiệp khác: 48,33ha.
Đất phi nông nghiệp: 5039,87ha chiếm 3,62 tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chƣa
sử dụng: 12.103,65 ha, chiếm 8.7% tổng diện tích đất tự nhiên
Theo bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Yên Bái và kết hợp với tài liệu thu thập
thông qua điều tra khảo sát thực tế thực trạng đất trồng sắn trên địa bàn 2
huyện: Văn Yên, Yên Bình Chủ yếu gồm các loại đất chính nhƣ sau:
11
- Đất đỏ vàng (Fs) chiếm: 94,5 %
- Đất vàng đỏ (Fp) chiếm: 2,3 %
- Đất vàng nâu (Fq) chiếm: 3,1%
- Đất đỏ nâu xám (FL) chiếm: 0,1%
Các loại đất trên đều đƣợc hình thành và phát triển trên nền đá mẹ Gnai,
Phiến sét, Nhóm đá Bazơ trung tính, Nhóm đá biến chất, Trầm tích Neo zen và
Phù sa cổ.
Đặc điểm của các loại đất trên đều có mầu đỏ vàng, vàng đỏ và vàng nâu;
độ sâu tầng canh tác bình quân từ 50 - 120cm. Nhìn chung các nhóm đất trên có
độ phì nhiêu khá cao thích hợp với cây công nghiệp dài ngày (cây chè, mía,
quế, sắn..)
Giống sắn KM94 với năng suất củ tƣơi và hàm lƣợng tinh bột cao hơn các
giống sắn cao sản đã đƣợc đƣa vào trồng tại địa bàn Huyện và đáp ứng nhu cầu
cho nghành công nghiệp chế biến nên vẫn đƣợc trồng phổ biến tuy nhiên do đƣợc
trồng liên tục từ năm 2001 đến nay bằng phƣơng pháp nhân giống vô tính nông
dân tự trồng, tự để giống chƣa có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nƣớc về công
tác chọn lọc, quản lý, nhân giống phục vụ cho sản xuất đại trà, áp dụng đúng
cách các biện pháp thâm canh tăng năng suất dẫn đến giống sắn KM94 có một
số biểu hiện thoái hóa nhƣ: Tỷ lệ phân cành nhiều hơn so với giống gốc làm
hạn chế khả năng chống đổ; bị nhiễm các loại sâu hai (nhện đỏ..), bệnh hại
(thối củ..) ngày càng nhiều hơn; Năng suất củ tƣơi, hàm lƣợng tinh bột, sản
lƣợng sắn ngày càng giảm sút do thâm canh không đồng bộ, thiếu tính bền
vững, đã làm ảnh hƣởng đến thu nhập và đời sống của ngƣời dân, vì vậy việc
áp dụng các kỹ thuật thâm canh vào sản xuất là điều cần thiết..
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới
Trên thế giới sắn có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất
từ cát nhẹ đến sét nặng, pH từ 3,5 đến 7,8, ngoại trừ đất úng nƣớc hoặc đất có
12
hàm lƣợng muối cao. Sắn đạt năng suất cao nhất ở đất có tƣới, hàm lƣợng
dinh dƣỡng cao với pH khoảng 6,0-7,0. Dinh dƣỡng cho sắn là vấn đề mà
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo Howeler (1981) đã tổng kết kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả
khác nhau và chỉ ra rằng: Sắn có nhu cầu cao về dinh dƣỡng khoáng, cao nhất
là K, kế đến là N, Ca, sau đó là P. Nếu đất đƣợc bón phân đầy đủ và cân đối
giữa các loại phân vô cơ, hữu cơ cây sinh trƣởng mạnh đến đến năng suất củ
tƣơi, tỷ lệ tinh bột, năng suất sinh vật học cao. Nhƣng nếu cung cấp P, K vƣợt
hạn mức cho phép dẫn đến ức chế sự hấp phụ dinh dƣỡng của các chất dinh
dƣỡng khác nhƣ Fe, Zn, Ca, Mg làm sắn sinh trƣởng phát triển kém dẫn đến
giảm năng suát chất lƣợng củ. Vì vậy việc đảm bảo cân đối dinh dƣỡng cho
cây sắn là rất cần thiết. Tuỳ theo điều kiện đất đai, giống, thời gian thu hoạch
mà trung bình một tấn sắn củ tƣơi thu hoạch sẽ lấy đi của đất: 4,1 kg K; 2,3
kg N; 0,6 kg Ca; 0,5 kg P và 0,3 kg Mg.
Để đạt năng suất 15 tấn củ tƣơi/ha, cây sắn lấy đi lƣợng dinh dƣỡng
trung bình là 74kg N, 16kg P2O5, 87kg K2O, 27kg Ca, 12kg Mg. Còn theo tác
giả Anneke (2005) cho rằng để đạt mức năng suất củ tƣơi 20 tấn/ha thì cây
sắn đã hấp thu một lƣợng dinh dƣỡng là 87kg N, 37kg P2O5,177kg K2O,
35,1kg MgO.
Tác giả Duangpatra (1987) cho biết đạm là nguyên tố quan trọng nhất
đối với sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Cây hấp thu lƣợng lớn N từ đất
nên bón đạm làm tăng số lá trên thân, số đốt, tăng năng suất củ tuy nhiên theo
các tác giả khác thì bón nhiều đạm là giảm tỷ lệ tinh bột chứa trong củ. Ngoài
ra khi bón đạm vào đất tăng thì hàm lƣợng N trong lá tăng.
Theo tác giả Weite, Z (1996) cho rằng sắn đƣợc trồng trên đất giầu dinh
dƣỡng và bón phân đầy đủ thì sức sinh trƣởng mạnh, tỷ lệ tinh bột cao. Bón
quá nhiều đạm với giống sắn có tốc độ sinh trƣởng nhanh dẫn đến thân lá phát
triển nhiều, năng suất sinh vật học cao, tỷ lệ tinh bột giảm. Nếu lúc thu hoạch
13
ngƣời ta lấy toàn bộ sinh khối cúa sắn có trên đồng ruộng (củ tƣơi, các bộ
phận thân lá) thì họ lấy đi hầu hết các chất hữu cơ do sắn hấp thu đƣợc trong
quá trình sinh trƣởng và phát triển gồm 75%N, 92%Ca, 76%Mg. Số liệu phân
tích cho thấy tổ hợp lân chứa trong củ lúc thu hoạch tƣơng đƣơng với lƣợng P
ở bộ phận trên mặt đất nhƣ thân, lá khi thu hoạch cộng với lƣợng P ở nhiều bộ
phận lá già đã rụng. ở rễ và củ sắn tỷ lệ N:P:K bị lấy đi khi thu hoạch là 2:1:4.
song tính chung bộ phận ở dƣới và trên mặt đất thì tỷ lệ là 3:1:3.
Theo tác giả Sittibusaye (1984), Weite (1996) từ những kết quả nghiên
cứu của hơn 100 thì nghiệm trên đồng ruộng của nông dân tại Thái Lan và
Trung Quốc cho thấy rằng cây sắn phản ứng mạnh với mức bón phân N từ 50
đến 200kgN/ha và sự phản ứng khác nhau còn tùy thuộc vào giống.
Kết quả nghiên cứu của Ashokan và Sreedhanan (1985) về vai trò của
P2O5 cho thấy sắn hấp thu một lƣợng P2O5 rất thấp nhƣng P2O5 có thể làm
tăng tỷ lệ tinh bột và giảm axit cyanhydric (HCN) trong củ. K là nguyên tố
đƣợc cây hấp phụ nhiều nhất. Theo các kết quả nghiên cứu tại Clombia bón
K2O làm tăng năng suất sắn từ 23.0 lên 43.7 tấn/ha và có sự tƣơng quan thuận
giữa năng suất và hàm lƣợng K2O chứa trong lá. Kết quả nghiên cứu của
Quinol và Amora (1987) cho thấy trên đất độc canh sắn, nếu hàng năm đều
bón phân đầy đủ thì năng suất sắn sẽ không bị giảm.
Theo kết quả cyar Annke M.Fermont và cộng sự, (2005) [15], ở Kenya,
Uganda cho thấy mức phân bón (100kgN+22kg P2O5+80kgK2O)/ha là phù
hợp để cho năng suất từ 14,4- 25,7 tấn/ha.
Nghiên cứu tại Colombia và nhiều nƣớc Châu Á khác đã chỉ ra rằng
việc áp dụng phân khoáng giúp tăng cƣờng kiểm soát sói mòn giúp cho quá
trình phủ xanh đất đƣợc nhanh hơn bởi các tán cây. Việc bón phân cân đối N,
P, K có thể làm tăng năng suất lên 48% so với không bón phân. Mức bón
phân dao động trong khoảng: (100kgN + 50kg P2O5 + 100kg K2O)/ha;
(60kgN + 60kg P2O5 + 120kg K2O)/ha ; (80kgN + 40kg P2O5 + 80kg K2O)/ha.
14
Nghĩa là tỷ lệ bón NPK là 2:1:2 và 2:2:4 để cho năng suất và tỷ lệ tinh bột
cao, đồng thời có thể duy trì đƣợc độ phì của đất. Công thức phân bón của
tiến sĩ Lian thực hiện trên đất than bùn ở malaysia cho thấy công thức phân
bón N, P, K thích hợp cho sắn là 150-250kg N + 30kg P2O5 + 80-160kg
K2O/ha.
Tại Cộng hòa Dân chủ Congo việc sử dụng các giống cải tiến và phân
khoáng dẫn đến sự gia tăng sản lƣợng sắn từ 30 đến 160 %.
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn ở Việt Nam
Sắn đƣợc trồng ở nhiều vùng miền trên cả nƣớc, hầu hết các vùng trồng
sắn của nƣớc ta đều là vùng đất bạc màu, đất nghèo dinh dƣỡng và có độc tố
nhƣ chua, mặn, phèn. Sắn cũng đƣợc trồng trên đất dốc ở miền Bắc cho đến
đất cát xám ven biển miền Trung và đất phù sa nhiễm phèn vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Công Doãn Sắt và Hoàng Văn
Tám cho thấy sắn đƣợc trồng chủ yếu trên các loại đất có độ phì thấp, quá
trình canh tác không bón phân hoặc ít bón và chƣa áp dụng các biện pháp bảo
vệ đất trồng sắn. Hằng năm cây sắn đã lấy đi một lƣợng dinh dƣỡng khá lớn.
Ngƣời dân quen với tập quán sản xuất độc canh làm tăng độ chua trong đất,
hàm lƣợng mùn, độ phì đất giảm. Mặt khác trồng sắn với mật độ thƣa, diện
tích che phủ thấp làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn đất dẫn đến sự cạn kiệt,
mất cân bằng dinh dƣỡng.
Theo tác giả Lê Hồng Lịch, Võ Thị Kim Oanh (2000) lƣợng phân bón
cho đất trồng sắn trên đất phiến thạch sét và đất bazan nâu đỏ ở Đắc Lắc cho
thấy sắn đạt năng suất củ và hiệu quả kinh tế cao là 70kgN+ 50kg P2O5 +
100kg K2O /ha. Trên đát xám ở miền Đông Nam Bộ công thức phân bón thích
hợp là: (80kgN + 40kg P2O5 + 80kg K2O)/ha và (160kgN+80kgP2O5+160kg
K2O)/ha. Ngƣời ta khuyến cáo bón phân NPK với theo tỷ lệ 2:1:2 nếu phân
15
nền là vôi, hay 3:1:3 nếu phân nền là lân nung chẩy hoặc super lân sẽ cho kết
quả tốt.
Theo Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998) cho thấy bón phân
cân đối cho sắn có hiệu quả rõ rệt so với không bón phân hoặc bón không cân
đối giữa các yếu tố. Công thức phân bón đem lại hiệu quả trên đất nâu đỏ ở
Bình Long là 160kgN + 80kg P2O5 + 100kgK2O/ha và 120kgN + 80kgP2O5
+ 160kgK2O/ha.
Theo tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) khi trồng sắn 3
năm liên tục trên cùng một diện tích dất ở miền Bắc Việt Nam thì năng suát
sắn giảm xuồng chỉ còn 10 tấn/ha nếu không bón phân, ngƣợc lại nắng suất sẽ
tăng 20 tấn/ha nếu cân đối đủ lƣợng phân bón cho cây, đặc biệt khi bón K ở
mức cao.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Đặng, Thái Phiên và cộng sự (1994)
cho thấy bón phân khoáng hợp lý cho sắn có tác dụng tốt đến việc cải thiện
đặc tính lý, hóa của đất cũng nhƣ nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Trung tâm nghiên cứu cây có củ thuộc Viện cây lƣơng thực và thực
phẩm đã nghiên cứu ảnh hƣởng phân bón trên giống sắn BK tại Mậu Đông –
Văn Yên – Yên Bái năm 2014 đƣa ra kết luận để đạt năng suất trên 45 tấn/ha
nên bón mức phân bón: N:P:K= 60:40:80, tƣơng đƣơng 916 kg NPK Lâm
Thao + 86 kg đạm ure + 115 kg Kalyclorua với mật độ trồng 10.000 khóm/ha.
16
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Giống sắn KM94
KM94 là con lai của tổ hợp lai Rayong1 x Rayong90. Giống đƣợc nhập
nội vào Việt Nam trong nguồn gen khảo nghiệm liên Á. Trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hƣng Lộc đã chọn dòng và khảo nghiệm DUS
từ năm 1989 đến năm 1991, khảo nghiệm VCU từ năm 1991 đến 1994. Giống
sắn KM94 đƣợc công nhận quốc gia tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ
ngày 25/11/1995.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu từ tháng 5/2016 đến tháng 12/2016
- Địa điểm: Thôn Khe Voi, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Trên đất đồi thấp có độ dốc khoảng 80
(Tiếp tục theo dõi đề tài nghiên cứu của CIAT đang triển khai tại thôn
Khe Voi, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2016)
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trƣởng và
phát triển của giống sắn KM94.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 6 công thức phân bón
- Công thức 1 (CT1): N0P0K0
- Công thức 2 (CT2): N0P1K1
- Công thức 3 (CT3): N1P1K1
- Công thức 4 (CT4): N1P0K1
- Công thức 5 (CT5): N1P1K0
- Công thức 6 (CT6): N2P2K2