Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ MT KHU ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.83 KB, 27 trang )

QUẢN LÝ MT KHU ĐÔ THỊ 216
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP




-

Quản lý môi trường đô thị
Câu 1.Phân loại đô thị. Ý nghĩa việc phân loại (NĐ 42:2009)
Phân loại đô thị :Đô thị được phân thành 6 loại như sau:
1.Đô thị loại đăc biệt là thành phố trực thuộc trung ương có các
quận nội thành ,huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc (Hà
Nôi,TP Hồ Chí Minh )
2.Đô thị loại I, II là tp trực thuộc trung ương có các quận nội
thành,huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô
thị loại I, II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và
các xã ngoại thành.
3.Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các
phường nôi thành ,nội thị và các xã ngoại thành ,ngoại thị..
4.Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh coc các phường nội thị và ác
xã ngoại thị .
5.Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng
tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Ý nghĩa việc phân loại:Việc phân loại đô thị nhằm:
Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước
Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị
Nâng cao chất lượng đô thị và phát triển đô thị bền vững
Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý đô thị và phát triển đô
thị.



1

1






Câu 2. Hiện trạng môi trường đô thị: không khí, nước, Chất
thải rắn, môi trường đất, vấn đề xã hội (BC HTMT quốc gia
giai đoạn 2011 – 2015)
MT nước:Quá trình đô thị hóa đã và đang tác động sâu sắc đến
các hoạt động KT-XH. Do tác động của quá trình này, các đoạn
sông chảy qua các khu đô thị thường xuyên nằm trong tình trạng
báo động.. Không chỉ tác động về mặt KT-XH, quá trình đô thị
hóa cũng là nguyên nhân gây biến động nguồn tài nguyên đất,
theo đó, các sông, hồ trong các đô thị ngày một bị thu hẹp dòng
chảy, thậm chí bị lấp hoàn toàn để lấy đất phục vụ cho quá trình
phát triển KT-XH, xây dựng các công trình giao thông, khu dân
cư, KCN, nhà máy, xí nghiệp,...
- Ô nhiễm nước mặt tại các khu vực hồ, kênh, rạch trong nội
thành, nội thị với đặc trưng là ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD),
chất dinh dưỡng (Amoni).
- Tổng lượng khai thác nước dưới đất khoảng 10,53 triệu
m3/ngày trong đó đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ là
hai khu vực khai thác nhiều nhất. Lượng nước khai thác tập
trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với tổng
lượng nước khai thác khoảng 2,63 triệu m3/ngày chiếm gần 25%

tổng lưu lượng khai thác toàn quốc.
- Hiện nay, nước dưới đất được khai thác sử dụng chủ yếu cho
cấp nước sinh hoạt và công nghiệp trong đó khoảng 40% lượng
nước cấp sử dụng cho sinh hoạt đô thị.
MT đất :Sự suy giảm chất lượng đất (thoái hóa đất) có xu hướng
tăng cả về quy mô và mức độ do các tác động tiêu cực của
BĐKH và các hoạt động phát triển KT – XH. Ô nhiễm đất do
chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt thể
hiện rõ nhất ở các vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ
Chí Minh. Các phương pháp xử lý CTR đô thị hiện nay phổ biến
là chôn lấp CTR không có xử lý cũng là nguyên nhân làm suy
giảm chất lượng đất.
2

2






MT không khí:Trong giai đoạn 2011 - 2015, chất lượng không
khí tại các đô thị lớn chưa có nhiều cải thiện. Các đô thịlớn như
Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh hay đô thị có hoạt động công nghiệp
mạnh như Việt Trì (Phú Thọ), ô nhiễm bụi trong không khí có xu
hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt là các khuvực gần các trục
giao thông chính.
-Kết quả đánh giá chất lượng không khí thông qua chỉ số chất
lượng không khí AQI cho thấy, tại các đô thị lớn, số ngày có AQI
ở mức kém (AQI = 101 - 200) và xấu (AQI = 201 - 300) chiếm

tỷ lệ khá lớn. Điển hình như tại thủ đô Hà Nội, số ngày trong
năm 2014 có AQI ở mức kém chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số ngày
quan trắc trong năm.
-Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí (đặc biệt tại
khu vực đô thị) cũng có những thay đổi theo quy luật trong ngày, thể
hiện rõ nhất tại các khu vực gần trục giao thông. Nồng độ chất ô
nhiễm tăng cao nhất vào các giờ cao điểm giao thông.
- Chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải.=> ô nhiễm bụi, ô
nhiễm SO2, ô nhiễm tiếng ồn,…
- Gây ra các hiện tượng nghiệm trọng như đảo nhiệt đô thị: diện tích
bê tông hóa tăng, ít cây xanh, nhiệt độ gia tăng,…hiện tượng sương
mù quang hóa
Chất thải rắn:Ô nhiễm chất thải rắn (CTR) tiếp tục là một trong
những vấn đề môi trường trọng điểm. Chất thải y tế, công nghiệp,
nông nghiệp,du lịch và chất thải sinh hoạt,…
- Tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 70-80%
- Hiện nay ở các thành phố lớn chưa có biện pháp xử lý rác thải
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Các bệnh viện hầu hết chưa có lò đốt rác hợp vệ sinh, không được
phân loại rác mà đổ chung với rác thải thông thường không qua xử
lý, khu vực đặt lò đốt rác sát ngay khu dân cư, khi đốt dân cư xung
quanh sẽ hít phải những mùi rất khó chịu và rất độc hại.
- Phương pháp xử lý rác phổ biến hiện nay ở các đô thị là chôn ủ tại
các bãi rác tập trung. Nhưng chưa có bãi rác nào được coi là đảm

3

3





bảo được vệ sinh môi trường=> ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và
ô nhiễm không khí khu vực lân cận.
MT xã hội: Đô thị là nơi thu hút rất nhiều lao động đổ về => sức ép
về dân số
- Việc dân số quá đông dẫn đến các vấn đề về tệ nạn xã hội gia tăng,
sức khỏe, giáo dục của ng dân k được đảm bảo,…
=> Nguyên nhân chung của các vấn đề môi trường đô thị:
- Sự phát triển hệ thống hạ tầng chưa theo kịp vs sự gia tăng dân số
- Quy hoạch đô thị chưa lồng ghép với yếu tố bvmt, Hệ thống quản
lý bvmt còn yếu kém
-Ý thức bvmt của ng dân còn chưa cao

Câu 3. Nguyên nhân của các vấn đề môi trường đô thị
- Phát triển dân số và quá trình đô thị hóa :Trong 5 năm qua,
dân số Việt Nam đã tăng thêm khoảng hơn 4,5 triệu người, trung
bình mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người.
=>những nhu cầu ngày càng tăng về sinh hoạt, giáo dục, đào tạo,
chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm,di dân... ảnh
hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, gây
mất cân bằng sinh thái .
Do đô thị hóa quá nhanh=> Chất lượng các đô thị chưa tương
xứng với loại đô thị; kết nối hạ tầng giữa các khu đô thị chưa
được quan tâm đầy đủ, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã
hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ; đầu tư phát triển đô thị còn
theo phong trào, dàn trải, gây lãng phí tài nguyên đất đai và
nguồn lực xã hội.
- Công tác quản lý đô thị chưa lồng ghép với yếu tố BVMT:
thiếu các công cụ quản lý phát triển đô thị (thiếu quy hoạch phân

khu, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT, quy hoạch chi
tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc; cơ sở
hạ tầng cấp thoát nước, thu gom và xử lý nước thải CTR không
đáp ứng yêu cầu)

4

4








- Hệ thống quản lý BVMT còn yếu kém, thụ động, thiếu tính
chặt chẽ: Trách nhiệm chưa cao và đầy đủ; Các quy định về QL
và BVMT chưa hợp lý; Cơ chế phân công còn chồng chéo, chưa
đồng bộ, chưa quy định rõ ràng; Ngân sách cho BVMT còn
thấp.=> tình trạng vi phạm vẫn còn phổ biến; Trình độ quản lý
của các cấp, chính quyền còn kém; hoạt động tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người dân và DN chưa đc đẩy mạnh.
- Ý thức BVMT của người dân còn kém: hiện tượng xả rác
bừa bãi phổ biến =>nếp sống thiếu văn hóa, kém văn minh; sự
chấp hành pháp luật về MT chưa nghiêm của các DN, cơ sở sx
- Chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải.
- Sự phát triển hệ thống hạ tầng k theo kịp tốc độ gia tăng
dân số.
Câu 4. Thực trạng công tác quản lý và đề xuất giải pháp cho

một vấn đề ở một đô thị cụ thể
a,Thực trạng quản lý (Đô thị tại TP Vĩnh Yên )
Về cơ cấu tổ chức:
-Bộ máy quản lý mt còn rất mỏng ,công tác thanh tra còng nhiều
hạn chế ,bất cập.
-Năng lực cán bộ quản lý và trình độ nhận thức của người dân
chưa cao.
-Cán bộ làm công tác quản lý môi trường tại Phòng Tài nguyên
và môi trường còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác. Cán bộ địa
chính cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm công tác quản lý môi trường
và chưa có kinh nghiệm chuyên môn về quản lý môi trường.
Thể chế chính sách :
-Hệ thống văn bản pháp luật thường xuyên thây đổi ,có hiện
tượng chồng chéo, không thống nhất giữa các nghành và lĩnh
vực .
-Chính sách đầu tư chưa rỗ ràng để hỗ trợ cho các hoạt động
BVMT.
Đầu tư cho BVMT :
5

5






-Đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
-Hạn chế trong huy động vốn đầu tư cho BVMT.
-Qũy BVMT của tính hoạt động chưa hiệu quả, chưa có hệ thống

VB hướng dẫn cụ thể .
Công tác quan trắc và cảnh báo mt
- Trang thiết bị, máy móc, vật liệu, dụng cụ phục vụ công tác
quản lý môi trường cấp huyện, xã chưa được đầu tư .
-Chưa có đầy đủ VB hướng dẫn về quan trắc MT.
-Chưa có quy định hướng dẫn kỹ thuật bài bản cụ thể. Đặc biệt,
định kì công tác điều tra nguồn thải .
Hệ thống quản lý thông tin :
-Nhiều số liệu chưa được công bố cụ thể, rõ ràng.
-Thiếu nguồn nhân lực quản lý, cập nhật thông tin.
b. Đề xuất biện pháp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên về môi trường
đến với người dân, tập huấn đưa nội dung BVMT vào hương
ước, quy ước xã, tiểu khu.
- Xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc,Thu gom và
xử lý triệt để chất thải độc hại từ sinh hoạt và các dịch vụ khác
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường đối với
các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh
- Đề xuất với Sở TNMT tỉnh, Công ty TNHH NN MTV Môi
trường đô thị tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, các ngành xây
dựng mô hình cộng đồng tự quản lý môi trường trong các điểm
dân cư
- Kiện toàn cán bộ phụ trách môi trường từ cấp huyện đến cơ sở;
đầu tư trang bị thiết bị, máy móc, vật liệu và dụng cụ phục vụ
công tác kiểm tra, giám sát, quan trắc chất lượng môi trường
- Tổ chức sản xuất không phế thải: sản xuất theo chu trình khép
kín, sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên, không độc hại đối với
môi trường; cải tiến công nghệ cũ, tài nguyên hoá các chất thải.
6


6


- Thu gom và xử lý triệt để chất thải độc hại từ sinh hoạt và các
dịch vụ khác

7

7






Quản lý môi trường khu công nghiệp
Câu 1 :Hiện trạng môi trường khu CN: không khí, nước, Chất
thải rắn, môi trường đất, vấn đề xã hội. (BC HTMT quốc gia
giai đoạn 2011 -2015)
MT đất:Theo số liệu điều tra của Tổng cục Môi trường, tính đến
hết năm 2015, cả nước có 283 KCN đã đi vào hoạt động; tỷ lệ
lấp đầy diện tích đất các KCN đã vận hành đạt khoảng 60%.
- Chuyển đổi đất nông nghiệp để đầu tư các dự án về KCN, KKT
đang diễn ra mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Tp.
Hồ Chí Minh, Bình Dương.. đã và đang tác động đến môi
trường, làm đất sản xuất nông nghiệp bị chia cắt hay tình trạng
đất bị bỏ hoang, làm suy giảm tài nguyên đất do nhiều dự án quy
hoạch treo..
- Đất tại các khu vực chịu tác động của các chất thải từ hoạt
động công nghiệp đang đứng trước thựctrạng ô nhiễm kim loại

nặng ngày một tăng.
- Quy trình thu gom và xử lý chưa được thực hiện đúng quy định
dẫn đến thải trực tiếp ra đất
- Chất thải công nghiệp bao gồm các hóachất độc hại và các kim
loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Niken, Cadimi... Chúng thường
có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp và tích
luỹ trong đất trong thời gian dài.
MT nước : Tổng lượng khai thác nước dưới đất khoảng 10,53
triệu m3/ngày, trong đó đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam
Bộ là hai khu vực khai thác nhiều nhất với tổng lượng khai thác
của 2 vùng khoảng 5,87 triệu m3/ngày.
- Trong tổng số 283 KCN đang hoạt động trong cả nước có 212
KCN đã xây dựnghệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm
74,9%), 24 KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung (chiếm 11,5%), các KCN còn lại đang xây dựng lộ trình
đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các hệ thống xử lý
nước thải tập trung ở các KCN chỉ xử lý được khoảng 60%
8

8




lượng nước thải phát sinh. Lượng nước thải còn lại, một phần do
các cơ sở đã được miễn trừ đầu nối và tự xử lý, một phần không
qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường.
- Mức độ phát thải trên đơn vị diện tích của các CCN không thua
kém các KCN với trung bình 15 - 20 m3 nước thải/ngày đêm..
Cả nước chỉ có 66 CCN có hệ thống xử lý nước thải chung đi

vào hoạt động chiếm 10,5% so với các CCN đang hoạt động.
=>a/h’ MT nước mặt
MT không khí:Vấn đề đối với MT không khí ở các KCN là ô
nhiễm bụi.
- Tại miền Bắc, gần các KCN tập trung cũng có nhiều các nhà
máy nhiệt điện, sản xuất xi măng với quy mô lớn tiêu thụ
nhiềunhiên liệu hóa thạch nên đã dẫn tới phát thải lượng bụi lớn.
Nhiều KCN miền Bắc còn nằm gần các khu đô thị, trục giao
thông lớn nên nồng độ TSP xung quanh các KCN này cũng bị
ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng hạ tầng đô thị và giao thông
vận tải.
- Hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất điện, xi măng làm
phát sinh lượng bụi thải lớn hơn hẳn các ngành khác. Tại các khu
vực khai thác vật liệu xây dựng, nồng độ bụi thường vượt QCVN
từ 8 - 12 lần
- Các loại hình công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu đốt như
nhiệt điện, lọc dầu, lò đốt công nghiệp có công suất lớn sẽ phát
thải lượng SO2 nhiều hơn các ngành khác. Nồng độ khí SO2 đo
được xung quanh các KCN miền Bắc cao hơn hẳn so với các
KCN ở các tỉnh phía Nam, do các loại hình công nghiệp nêu trên
tập trung nhiều hơn ở các tỉnh miền Bắc
- Nồng độ khí NO2 xung quanh các KCN miền Nam lại cao hơn
các KCN miền Bắc. Nguyên nhân có thể do tại khu vực miền
Nam tập trung các loại hình sản xuất như hóa chất, các sản phẩm
kim loại, điện tử...
9

9









- Hiện tượng ô nhiễm mùi do khí thải phát sinh từ khu vực như
bãi chôn lấp rác , nhà máy chế biến
CTR: Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 17% CTR từ hoạt động
sản xuất công nghiệp. Đối với khu vực sản xuất công nghiệp,
lượng CTR phát sinh xấp xỉ 4,7 triệu tấn chất thải mỗi năm. So
sánh với giai đoạn 2006 - 2010, lượng CTR phát sinh từ hoạt
động sản xuất công nghiệp vẫn khá ổn định.
- CTR công nghiệp tập trung chủ yếu ở 2 vùng ĐBSH và Đông
Nam Bộ nơi tập trung 2 vùng KTTĐ của cả nước. Đông Nam Bộ
vẫn là khu vực có mức phát sinh CTR cao nhất, chiếm 34% tổng
lượng phát sinh trong cả nước, tiếp đến là khu vực ĐBSH (29%)
và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (24%)
- CTR công nghiệp thông thường chủ yếu phát sinh từ các KCN,
KCX, khu công nghệ cao và các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm
ngoài KCN. Trong đó, đáng chú ý là CTR từ các ngành công
nghiệp khai thác; công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển;
công nghiệp nhiệt điện; công nghiệp rượu, bia, nước giải khát..
- Trong CTR công nghiệp, lượng CTNH chiếm tỷ lệ khoảng 20 30%, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, hóa chất là những
ngành có tỷ lệ CTNH cao
MT xã hội:
-Bảo hiểm xã hội không được coi trọng
- Đời sống tinh thần của công nhân rất thấp
- Tỷ lệ lao động ngành may mặc, da giày chiếm 90% là nữ =>
chậm kết hôn=> sau tết thường có thời gian lập GD => thiếu

nguồn lđ.
Câu 2. Nguyên nhân của các vấn đề môi trường KCN
Khách quan:
- Cơ chế, chính sách – quản lýyếu kém, thụ động, thiếu tính chặt
chẽ:
+ Trách nhiệm chưa cao và đầy đủ;
10

10




+ Các quy định về QL và BVMT chưa hợp lý; hệ thống chính
sách PL còn nhiều bất cập
+ Cơ chế phân công còn chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa quy
định rõ ràng;
+ Ngân sách cho BVMT còn thấp.=> tình trạng vi phạm vẫn còn
phổ biến
+Công tác lập quy hoạch chưa được chú trọng thích đáng: Nhiều
KCN được quy hoạch sát các khu đô thị, dân cư, các dòng sông,
trục giao thông; KCN chưa đủ nguồn lực quy hoạch
+ Trình độ quản lý của các cấp, chính quyền còn kém;
+Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và
DN chưa đc đẩy mạnh.
+ Chế tài xử lý còn thiếu, chưa đủ răn đe
Chủ quan:
-Nhận thức, cam kết của lãnh đạo, của người đứng đầu các KCN
chưa cao, chưa đầy đủ, chấp hành chưa nghiêm PL về MT; xem
nhẹ việc BVMT

Một số KCN có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng hầu
như không vận hành hay vận hành nhưng không đạt tiêu chuẩn
hay mang tính chất đối phó.
- Đối với việc xử lý nước thải, rất ít các KCN xây dựng nhà máy
xử lý nước thải tập trung nên hầu hết nước thải đều thải thẳng ra
MT
- Nguyên nhân về tài chính: ngân sách cho BVMT rất thấp do
xem nhẹ việc BVMT, mải tìm kiếm lượi nhuận, thiếu tầm nhìn
dài hạn, BVMT không sinh lời trước mắt, chỉ thấy tốn kém chi
phí
- Nhân lực vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng vẫn tạo
kẽ hở để nhiều DN tiếp tục vi phạm MT
- Công nghệ lạc hậu:Khi chuyển giao công nghệ có những DN
nhận những day chuyền lạc hậu, tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn
thải chất thải cao hơn=> lãng phí tài nguyên
11

11


- Thông tin, các CSDL mt còn thiếu, chưa cập nhật

12

12


Câu 3. Vai trò trách nhiệm của ban quản lý khu công nghiệp
(theo thông tư 35/2015)
Điều 14. Trách nhiệm của Ban quản lý các khu kinh tế, khu

công nghiệp
1. Bố trí bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường để tổ chức
thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công
nghiệp theo quy định của pháp luật:
a) Có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý
môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học,
sinh học;
b) Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
môi trường.
2. Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường khu kinh tế,
khu công nghiệp giữa Ban quản lý các khu kinh tế, khu công
nghiệp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh trình Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.
3. Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý
thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; phát hiện và kịp thời
báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải
quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi
trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
4. Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế,
khu công nghiệp gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên
và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. Mẫu báo cáo
quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
13

13



5. Công khai thông tin về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu
công nghiệp; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
6. Phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp về
môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong
khu kinh tế, khu công nghiệp hoặc với các tổ chức, cá nhân
ngoài phạm vi khu kinh tế, khu công nghiệp.
7. Phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi
trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
8. Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường khu
kinh tế, khu công nghiệp khác theo chức năng, nhiệm vụ được
giao hoặc được ủy quyền.



Câu 4. Các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường liên quan
tới doanh nghiệp (Cơ sở pháp lý của thủ tục, trình tự thực
hiện với cơ quan quản lý và đối với doanh nghiệp, thành phần
hồ sơ của thủ tục): Sổ DK chất thải nguy hại; Thủ tục xin giấy
phép xả thải; Thủ tục lập báo cáo giám sát định kỳ
- Lập báo cáo giám sát MT định kỳ
- Báo cáo đánh giá tác động MT (ĐTM)
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước
- Đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH

- Thủ tục xin giấy phép khai thác nước mặt
-Kê khai nộp phí BVMT nước thải.
a, Đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
14

14




- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ
về quản lý chất
thải và phế liệu.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải
nguy hại.
Quy trình thực hiện việc đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải
nguy hại
B1. - Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất
- Xác định nguồn và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh
trong quá trình sản xuất.
-Xác định nguồn và khối lượng phát sinh của các loại chất thải
khác.
B2. Lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho
cơ sở.
B3. Trình nộp cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.
B4. Mang giấy hẹn và nhận kết quả




Thành phần hồ sơ:
- 1 đơn đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu
tại phụ lục 1A, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định
thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương
đương;
- Bản sao Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, báo
cáo đánh giá tác động môi trường định kỳ, kế hoạch bảo vệ môi
trường hoặc các giấy tờ liên quan
15

15


- Đối với trường hợp đăng ký lại sổ chủ nguồn thải chất thải
nguy hại cần phải có Bản gốc sổ chủ nguồn chất thải nguy hại đã
đăng ký trước đó.
- Tổng số lượng hồ sơ cần đăng ký: 2 bộ hồ sơ. (hồ sơ đóng
thành quyển phải có danh mục kèm theo)
b,Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước :


Căn cứ pháp lý
-Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực từ
01/01/2013.
-Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều của luật TNN




Trình tự thực hiện
B1. Lập đề án xả thải và các yêu cầu khác để hoàn thiện hồ sơ
B2. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cần thiết theo quy định
B3. Nộp hồ sơ xin giấy phép xả thải đến cơ quan có thẩm quyền
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do
Bộ
Tài
nguyên

Môi
trường
cấp.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và
quản lý hồ sơ, giấy phép do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
B4. Nhận kết quả



Thành phần hồ sơ :
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
16

16


- Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận
hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước

thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận
hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước
thải vào nguồn nước;
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả
nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước
thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước
thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba
(03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (Trường hợp chưa có công
trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư).




C, Lập cáo giám sát môi trường định kỳ
Cơ sở pháp lý :
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 quy
định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Quy trình thực hiện lập Báo cáo giám sát môi trường định
kỳ
B1: Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu
về hoạt động của Cơ sở, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất,
kinh tế - xã hội liên quan đến Dự án.
B2: Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn,

nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cơ
sở.
17

17


B3:Thực hiện việc lấy mẫu các chất thải, nước thải, mẫu không
khí xung quanh tại các ống khói, hoặc khí thải tại nguồn nếu
doanh nghiệp có sử dụng máy phát điện, các mẫu đất, mẫu nước
ngầm sau đó đánh giá tác động môi trường.
B4: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và
dự phòng sự cố.
B5:Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng , xử lý khí thải,
nước thải, phương án thu gom và xử lý các chất thải rắn.
B6: Cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp
xử lý, giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
B7:Báo cáo giám sát môi trường định kỳ sau khi hoàn thành,
doanh nghiệp nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem
xét (Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở
quận, huyện).

18

18





-

-

-

-



-

-

CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
Câu 1. Hiện trạng môi trường làng nghề: không khí, nước,
Chất thải rắn, môi trường đất, vấn đềxã hội (lựa chọn 01 làng
nghề cụ thể)
ÔN MT KK tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt
nhiên liệu ( đặc biệt là than ), và sd các nguyên vật liệu, hóa chất
trong dây chuyền công nghệ chính. Khí thải chứa các thành phần
ÔN KK như: bụi, CO, CO2, SO2, Nox, chất hữu cơ bay hơi.
Các làng nghề tái chế ( đặc biệt là tái chế kim loại và nhựa )
ngoài ÔN KK do đốt nhiên liệu thì quá trình tái chế và gia công
cũng gây phát sinh các khí độc hơi như axit, kiềm, ôxít kim loại
và ÔN nhiệt.
Các làng nghề sx vật liệu xd ( gạch, ngói, nung vôi,…) chất
lượng kk giảm chủ yếu do việc đốt nhiên liệu.
Các làng khai thác đá bụi phát sinh từ quá trình khái thác và chế

tác.
Sx tại các làng chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết
mổ phát sinh ÔN k chỉ do sd nhiên liệu mà còn đo sự phân hủy
chất hữu cơ trong nước thải, CTR tạo nên các khí SO2, NO2,
H2S, NH3, CH4 và các khí ÔN gây mùi tanh thối khó chịu, nhất
là cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc gia cầm.
ÔN MT nước: Ở các CSSX làng nghề, lượng nước thải k đc xử
lý triệt để mà chỉ đc xử lý sơ bộ qua một hệ thống lắng lọc hoặc
thải thẳng vào hệ thống thủy nông, gây ÔN MT nước, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người dân
ÔN chất hữu cơ: thường nặng nề nhất ở các làng nghề chế biến
LTTP, chăn nuôi và giết mổ và sản xuất chế biến gỗ, mây tre đan
vì các làng nghề này có nhu cầu sử dụng nước cao, nước thải có
hàm lượng chất hữu cơ cao, dễ bị phân hủy.
ÔN chất vô cơ: làng nghề dệt nhuộm, giấy và các làng nghề tái
chế.
19

19










ÔN CTR: việc thu gom và xử lý chưa triệt để, nhiều nơi còn

chưa thu gom và xử lý, xả thẳng ra MT hoặc chôn lấp, đốt thủ
công.
ÔN MT đất: do các loại hóa chất và kim loại nặng, các loai chất
thải chưa qua xử lý của các làng nghề ngấm sâu xuống lòng đất
làm cho chất lượng đất suy giảm.
MT xã hội: ÔN MT làng nghề có thể gây ra các dịch bệnh cho
người lao động cũng như người dân sinh sống tại làng nghề như:
bệnh ngoài da, hô hấp, thần kinh, mắt, phụ khoa,… đặc biệt, tỉ lệ
người mắc bệnh ung thư ở các làng nghề là tương đối cao.
VD về 1 làng nghề: làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang:
- Mt ko khí: nồng độ NH3 vượt TCCP trừ 4,45-12,1 lần; nồng độ
H2S vượt TCCP từ 1,25-4 lần do sự phân giải các chất hữu cơ từ
các phần ăn thừa của thức ăn gia súc. CO2, SO2, NO2 và bụi đều
có dấu hiệu ÔN do vào thời kì cao điểm có khoảng 1600 lò than
cùng hđ 1 lúc
- MT nước: + MT nc mặt: hàm lượng COD vượt QCCP từ 1,1-19
lần; hàm lượng BOD5 vượt QCCP từ 1,3-30 lần
+ Nguồn nc ngầm tầng nông đã bị nhiễm NH4+, Fe, Coliform
- MT đất: có hàm lượng mùn, thành phần dễ tiêu như lân, kali,…
khá cao gây tình trạng phú dưỡng
- MT xã hội: ÔN MT ảnh hưởng đến sức khỏe của ng dân. Các
bệnh thg gặp chủ yếu ở làng nghề này: bệnh ngoài da, đường
ruột, hô hấp
Câu2.Nguyên nhân của các vấn đề môi trường làng nghề.
Hiện trạng quản lý: -Công tác quản lý về BVMT tại cấp cơ sở
còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức, các giải pháp
trong công tác BVMT tại các làng nghề mới đang đạt hiệu quả
bước đầu.
20


20









1.

-Nguồn lực dành cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế và
thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
làng nghề còn thiếu, chưa đồng bộ; chế tài xử phạt về ô nhiễm
còn hạn chế.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT cho người
dân tại các làng nghề còn hạn chế
- Chưa lồng ghép cả yếu tố BVMT trong quy hoạch LN
-Việc quản lý và xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường làng
nghề còn khó.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật:
- Chưa có hệ thống xử lý chất thải hầu hết là xả thẳng ra MT mà
k có xử lý
- CSHT BVMT LN chưa đạt yêu cầu
- Công nghệ sản xuất tại làng nghề còn lạc hậu, thủ công,kém
phát triển.
Ý thức:

- Ý thức BVMT tại các làng nghề chưa cao
- Chưa có hiểu biết về PL BVMT nên việc thực thi còn hạn chế
- Các hộ sản xuất làm nghề nằm phân tán trong khu dân cư và
chủ yếu tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, quy mô
sản xuất nhỏ; gây nhiều khó khăn, bất cập trong công tác BVMT,
như: việc thu gom và xử lý chất thải, nước thải.
Nguyên nhân khác:
- Thiếu nguồn vốn đầu tư, sd nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả
- Việc quy hoạch LN chưa dc hiệu quả, sản xuất còn phân tán
Câu 3. Cơ sở pháp lý quản lý môi trường làng nghề (nội dung
NĐ 19/2015: Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT,
TT 46/2011- BTNMT như phân loại làng nghề, trách nhiệm
BVMT của cơ sở sản xuất, UBND cấp huyện)
Cơ sở pháp lý quản lý MT LN
Luật BVMT năm 2014
21

21


2.

3.
4.

5.


1.
2.

3.
4.
5.
6.

-

Nghị định 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều luật của luật BVMT:
Thông tư 46/2011/TT-BTNMT Quy định về BVMT LN
QCVN 13:2008/BTNMT QCKT QG về nước thải công nghiệp
dệt may
QCVN 12-MT:2015/BTNMT QCKTQG về nước thải công
nghiệp giấy và bột giấy
Phân loại làng nghề VN:Có rất nhiều cách phân loại LN theo
nhiều tiêu chí phân loại khác nhau như :
+ Quy mô: lớn, nhỏ
+ Lịch sử hình thành: LN truyền thống, LN mới
+ Tính chất ÔN: ít ÔN, 1 hoặc nhiều công đoạn gây ÔN, tất cả
các công đoạn gây ÔN
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành nghề sx, thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sp có thể chia HĐ LN ra làm 6 nhóm
chính:
LN thủ công mỹ nghệ
Chế biến LTTP, chăn nuôi giết mổ
Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
LN tái chế phế liệu
LN sx nguyên vật liệu xg, khai thác đá
Các nhóm ngành khác
Theo thông tư 46 (Điều 4. Phân loại các cơ sở trong làng

nghề) :
Phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường thành ba (03) nhóm: Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C tại
Phụ lục 01 của Thông tư này.
Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây
ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực
dân cư.
22

22


Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một (01) hoặc
một số công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường
cao, không được phép thành lập mới những công đoạn này trong
khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy định tại
Điều 8 của Thông tư này.
Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây
ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong
khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy định tại
Điều 8 của Thông tư này.


Trách nhiệm BVMT ( Theo quy định của nghị định
19/2015/NĐ-CP )
Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại
làng nghề
1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn

giản hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Trường hợp các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến
khích phát triển tại làng nghề chưa có báo cáo đánh giá tác động
môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi
trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải lập báo
cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường, mô tả hoạt động của cơ
sở, các loại chất thải phát sinh, các biện pháp giảm thiểu, kiểm
soát bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, thu gom và xử lý nước thải, khí
thải tại chỗ; phân loại, lưu giữ, tự xử lý hoặc chuyển giao đối với
chất thải rắn, gửi cơ quan quản lý môi trường tại địa phương để
thực hiện kiểm tra, theo dõi.

23

23


2. Đóng góp đầy đủ các loại phí bảo vệ môi trường và nghĩa vụ
tài chính theo quy định của pháp luật cho hoạt động bảo vệ môi
trường của làng nghề.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề
không thuộc đối tượng quy định Khoản 3 Điều 15 Nghị định này
phải tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật Bảo vệ môi
trường và các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án
bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn để tổ chức thực hiện.
2. Đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong
hương ước, quy ước của làng nghề.

3. Bố trí cán bộ có kiến thức về pháp luật, quản lý môi trường
theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề;
hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
làng nghề.
4. Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn
kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường, đầu tư, sửa chữa,
cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các
làng nghề được khuyến khích phát triển trên địa bàn.
5. Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định
khi được bàn giao, tiếp nhận các dự án, công trình hạ tầng kỹ
thuật bảo vệ môi trường làng nghề.
6. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở trên địa bàn.
24

24


7. Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho
người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; hướng dẫn các cơ
sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải.
8. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ
môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa
phương, thông qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa
phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân
dân cấp xã.
9. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi
trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên
địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 10 hằng
năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện điều tra, thống kê, lập danh sách làng nghề, làng
nghề được khuyến khích phát triển, cơ sở sản xuất thuộc ngành
nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề trên địa bàn; chỉ
đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất
trong làng nghề không thuộc ngành nghề được khuyến khích
phát triển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không bảo đảm
khoảng cách đối với khu dân cư.
2. Đôn đốc, phê duyệt, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường
làng nghề.
3. Chỉ đạo xây dựng và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội
dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng
nghề.
25

25


×