0
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
&
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
BIÊN SOẠN: TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
HÀ NỘI, NĂM 2004
1
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
I/ Tên môn học: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
II/ Đối tượng: Nghiên cứu sinh (tiến sĩ) và cao học (thạc sĩ)
III/ Mục đích, yêu cầu và cấu trúc của môn học
1/ Mục đích, yêu cầu
- Qua môn học, nghiên cứu sinh phải nắm vững được ý nghĩa và tầm quan trọng của
luật và chính sách quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: những khái niệm và kiến thức
cơ bản về kiến trúc, cảnh quan đô thi, quản lý Nhà nước về kiến trúc đô thị, hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành; thể chế nhà nước, và
tổ chức quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị ở nước ta.
- Trên cơ sở những kiến thức môn học, nghiên cứu sinh thảo luận và liên hệ với thực
tế, từ đó tự lựa chọn một vấn đề mà bản thân thấy bức xúc, lý thú nhất để viết một
tiểu luận về vấn đề đó. Kết quả bài tiểu luận sẽ là điều kiện cần thiết để chấp thuận
điểm thi chính thức môn học.
- Sự hiểu biết của nghiên cứu sinh về môn học phải được kiểm tra thông qua hình
thức thi viết gồm 2 -3 câu hỏi.
2/ Cấu trúc môn học và phân bổ thời gian
- Nghe giảng trên lớp : 10 tiết
- Thảo luận và giải đáp thắc mắc trên lớp: 5 tiết
- Làm bài tập (viết tiểu luận) 10 tiết
- Kiểm tra : 5 tiết
Tổng cộng: 30 tiết
2
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề
Kiến trúc và cảnh quan bao gồm các yếu tố tự nhiên và các công trình kiến trúc dân
dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng, tạo nên bộ mặt của đô thị, nhằm đáp ứng các
yêu cầu về đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của dân cư đô thị.
Trong quá trình hình thành và phát triển đô thị, quản lý kiến trúc-cảnh quan đô thị là
một trong những nội dung chủ yếu của công tác quản lý qui hoạch và xây dựng đô
thị, góp phần tạo lập hình ảnh trật tự, đa dạng của đô thị trên cơ sở mối quan hệ hài
hoà giữa các công trình kiến trúc với cảnh quan tự nhiên, đem lại bản sắc văn hoá-
nghệ thuật của đô thị.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt là sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh
tế, xã hội, qui hoạch xây dựng đô thị Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới,
mạnh mẽ và sâu rộng, bộ mặt kiến trúc đô thị từng bước đang thay đổi nhanh chóng
theo hướng hiện đại, phản ánh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất
nước. Tuy nhiên, do những bất cập trong công tác quản lý qui hoạch và xây dựng
đô thị, thực trạng kiến trúc cảnh quan tại phần lớn các đô thị còn nhiều vấn đề bức
xúc như: kiến trúc đô thị phát triển tự phát, thiếu định hướng, bộ mặt đô thị lộn xộn,
thiếu bản sắc, chưa phản ảnh được vai trò quản lý của Nhà nước trong qui hoạch
và xây dựng đô thị.
Để khắc phục tình trạng trên cần tiếp tục nâng cao nhận thức, hoàn thiện về mặt lý
luận và các phương pháp khoa học về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị, nhằm góp
phần tạo lập trật tự, mỹ quan đô thị, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá
lịch sử, đảm bảo đô thị phát triển bền vững.
2. Mục đích và yêu cầu
Chuyên đề này tổng hợp, cung cấp những khái niệm cơ bản về kiến trúc, cảnh quan
đô thị; quan điểm và nội dung của công tác thiết kế đô thị, tổ chức không gian kiến
trúc và cảnh quan đô thị; cơ sở của việc quản lý và phát triển kiến trúc, cảnh quan
đô thị và nội dung chủ yếu của công tác quản lý Nhà nước về kiến trúc và cảnh
quan đô thị.
Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực của các cán bộ quản lý,
nghiên cứu khoa học, thiết kế và đào tạo trong lĩnh vực thiết kế đô thị, quản lý kiến
trúc và cảnh quan đô thị.
Để đảm bảo tiếp thu những khái niệm trên học viên cần có những kiến thức cơ bản
về đô thị, quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng đô thị, phương pháp, nội dung
lập đồ án qui hoạch xây dựng đô thị, quản lý việc triển khai thực hiện qui hoạch
xây dựng đô thị được duyệt.
3
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
1. Khái niệm về đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị
1.1. Định nghĩa đô thị
- C.Mác và Angghen trong tác phẩm "Tư tưởng Đức" đã cho rằng, điều kiện quan
trọng nhất hình thành đô thị là "Sự phân công lao động trong một quốc gia dẫn đến
việc tách lao động công nghiệp, thương mại khỏi sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo ra
hai kiểu phân bố dân cư là đô thị và nông thôn, chúng đối lập nhau về lợi ích"
- V.I. Lê Nin thì định nghĩa" Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị và tinh thần của đời
sống nhân dân và là động lực của sự tiến bộ"
- V.Gu - Liev định nghĩa " Thành phố của một chế độ nào đó là một điểm dân cư lớn,
giữa vai trò là trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá và kinh tế có vai trò hấp
dẫn và thúc đẩy vùng phụ cận phát triển"
- Quyết định 132/HĐBT ngày 5/5/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) về phân loại đô thị và phân cấp đô thị đã định nghĩa đô thị là
điểm dân cư hội đủ 5 yếu tố sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định.
+ Có quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn).
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động xã hội.
+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ dân cư.
+ Có mật độ dân cư tương đối cao, tuỳ thuộc và loại đô thị.
1.2. Phân loại đô thị
Theo quy mô dân số các đô thị được phân thành đô thị cực lớn(> 1 triệu dân); đô thị
rất lớn (50 vạn - 1 triệu dân); đô thị lớn (25 vạn - 50 vạn dân; đô thị trung bình (10
vạn - 25 vạn dân) và đô thị nhỏ (dưới10 vạn dân).
- Phân loại theo chức năng;
- Đô thị gồm 5 loại trên cơ sở 5 yếu tố trong định nghĩa đô thị. Việc hướng dẫn phân
loại đô thị tiến hành theo Thông tư liên Bộ 31/TTLB Xây dựng và Ban Tổ chức -
Cán bộ Chính phủ.
1.3. Kiến trúc cảnh quan đô thị
Đô thị là tổng thể thống nhất, gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, vật thể và phi
vật thể kinh tế, nhằm bảo đảm yêu cầu đời sống vật chất ( yêu cầu công năng: kinh
tế, kỹ thuật), văn hoá tinh thần ( yêu cầu mỹ quan) của dân cư đô thị.
Kiến trúc - cảnh quan đô thị được tạo nên bởi các yếu tố nhân tạo (công trình kiến
trúc, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, tượng đài ), yếu tố tự nhiên ( địa hình, mặt nước,
cây xanh, khí hậu,vv ) và con người một thành phần tham gia tạo lập, hoạt động.
Thành phần cấu trúc không gian vật thể và chức năng sử dụng đất của thành phố,
4
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
như trung tâm công cộng, sản xuất, khu nhà ở, giao thông v.v tạo nên môi trường
sống của con người.
2. Thiết kế đô thị ( TKĐT)
2.1. Khái niệm
Cho đến nay, nhận thức về TKĐT trên thế giới nói chung vẫn chưa thống nhất, có 3
cách hiểu về TKĐT là:
- Thứ nhất: thiết kế đô thị là nghệ thuật tổ chức không gian đô thị, "nghệ thuật tạo lập
và bảo tồn môi trường vật thể đô thị"; " nghệ thuật thiết kế mọi thứ vật thể thuộc về
đô thị, trừ các công trình kiến trúc, xây dựng" (Jonathan Barnett, M. Perfect & G.
Power, Anh).
- Nhóm quan điểm thứ hai: nhìn nhận TKĐT là qui trình, phương pháp thiết kế độc
lập tách biệt vừa là cầu nối giữa với QHXD và thiết kế kiến trúc, có đối tượng là
tổng thể đô thị hoặc khu đô thị; là thiết kế chi tiết xây dựng các tổng thể kiến trúc
đô thị.
- Cách hiểu thứ ba coi thiết kế đô thị là mục tiêu vừa là nội dung có tính xuyên suốt,
thuộc về phạm trù quy hoạch xây dựng đô thị, gắn với quá trình xây dựng và phát
triển đô thị. TKĐT là trình tự, phương pháp vừa là sản phẩm của nghệ thuật tổ chức
không gian đô thị.
Xuất phát từ quan điểm đô thị là tổng thể thống nhất được hình thành từ các yếu tố
tự nhiên và nhân tạo, mang nội hàm công năng, kinh tế, kỹ thuật và văn hoá tinh
thần, có thể hiểu thiết kế đô thị là : "nội dung có tính xuyên suốt của QHXD đô thị,
với mục tiêu chủ yếu là tạo lập không gian đô thị vừa bảo đảm công năng có chất
lượng thẩm mỹ, nghệ thuật hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của đô thị, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, văn hoá tinh thần của dân cư đô thị".
Thiết kế đô thị là nghệ thuật tổ chức cơ cấu, tạo lập mối quan hệ giữa các yếu tố (
nhân tạo, tự nhiên )không gian đô thị, là tổ chức mặt bằng, cơ cấu chức năng, hình
khối, tạo lập mối quan hệ thống nhất giữa các thành phần kiến tạo theo yêu cầu
nghệ thuật và công năng đô thị, là quá trình không mang tính nghệ thuật thuần tuý,
không gian đô thị bao hàm giá trị công năng, giá trị văn hoá, hình thái nghệ thuật,
bao hàm hoạt động kinh tế, xã hội của con người.
Nội hàm của TKĐT:
- Thiết kế đô thị vừa là mục tiêu của QHXD;
- Là nội dung của QHXD;
- Là Qui trình thiết kế của QHXD
- Thiết kế đô thị là cầu nối giữa QHXD và KT;
- Cơ sở cho thiết kế kiến trúc về các mặt: tính chất, vị trí, lối ra vào chủ yếu, hình
thái, không gian màu sắc, phong cách, v.v của công trình kiến trúc phù hợp với
KTCQ khu vực;
2.2. Đối tượng TKĐT
Đối tượng của thiết kế đô thị là toàn bộ không gian đô thị với các đối tượng trong
không gian đó như tượng đài, quảng cáo, chiếu sáng v.v trừ công trình kiến trúc.
Được phân theo 3 cấp độ:
5
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
- TKĐT vùng lãnh thổ: tổ chức không gian, xác định các vùng chức năng và đặc thù
cảnh quan vùng.
- Tổng thể đô thị, tổ chức không gian hệ thống các khu chức năng đô thị.
- TKĐT khu vực: được áp dụng cho một khu chức năng, một trục đường, quảng
trường, không gian trống công cộng của đô thị.
2.3. Mục tiêu của TKĐT
Tạo lập không gian đô thị vừa bảo đảm công năng có chất lượng thẩm mỹ, nghệ
thuật hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đô thị, đáp ứng yêu
cầu thẩm mỹ, văn hoá tinh thần của dân cư đô thị.
2.4. Mối quan hệ giữa TKĐT với TK kiến trúc
Đối tượng thiết kế khác nhau: Đối tượng của thiết kế đô thị là toàn bộ không gian
đô thị ("mọi vật có thể nhìn thấy được từ cửa sổ"). Khu vực không gian có thể chia
thành khu nội thành, khu, tiểu khu, khối, dảiv.v
Đối tượng của thiết kế kiến trúc là bản thân công trình kiến trúc và môi trường xung
quanh (surrounding).
- Tầng thiết kế khác nhau: thiết kế đô thị nằm giữa thiết kế quy hoạch chi tiết và thiết
kế xây dựng, tỷ lệ xích là 1/1000 hoặc 1/2000 (lớn nhất 1/500).
Thiết kế kiến trúc thuộc về phạm trù thiết kế xây dựng sửa chữa, bản vẽ của nó chỉ
đạo trực tiếp thi công.
- Độ sâu thiết kế khác nhau: thiết kế đô thị xác định mô hình phát triển không gian
cụ thể của khu vực qui hoạch, từ khu cây xanh, đường giao thông, và tất cả các đối
tượng trong không gian đô thị như tượng đài, quảng cáo, chiếu sáng v.v nhằm tạo
ra môi trường không gian đô thị hoàn chỉnh, hoàn mỹ và hài hoà. Thiết kế kiến trúc
nhằm mục tiêu thiết kế kỹ thuật thi công xây dựng công trình.
- Thiết kế đô thị là cầu nối giữa QHXD và KT, là cơ sở cho thiết kế kiến trúc về các
mặt:
+ Xác định tính chất, vị trí, lối ra vào chủ yếu v.v của công trình kiến trúc trong
không gian đô thị;
+ Xác định yêu cầu về hình thái, không gian màu sắc, phong cách, v.v của công
trình kiến trúc phù hợp với KTCQ khu vực;
Thiết kế đô thị tạo lập bô khung không gian cảnh quan cho sáng tạo kiến trúc công
trình. Trong sáng tạo kiến trúc đòi hỏi nhận thức đúng về không gian cảnh quan noi
công trình kiến trúc hình thành để nghiên cứu và xử lý tốt mối quan hệ giữa công
trình kiến trúc và không gian đô thị.
2.5. TKĐT trong hệ thống QHXD
Hệ thống các dự án quy hoạch xây dựng hiện nay gồm có:
a/ Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và khu dân cư Việt Nam đến năm
2020.
b/ Quy hoạch tổng thể xây dựng các đô thị và khu dân cư nông thôn thuộc các vùng có
cấp phân vị khác nhau (liên tỉnh, chuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, các vùng trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ).
6
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
c/ Quy hoạch lựa chọn địa điểm xây dựng các cụm công trình, công trình trọng điểm.
d/ Quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn gồm quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết và thiết kế đô thị.
e/ Quy hoạch xây dựng chuyên ngành.
3. Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
3.1. Quản lý đô thị
3.1.1. Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa
học chuyên ngành, bao gồm hệ thống các chính sách, cơ chế, biện pháp và phương
tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá
trình tăng trưởng, phát triển đô thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục
tiêu phát triển đô thị.
Quản lý đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là sản xuất kinh doanh; quy
hoạch kiến trúc đô thị; sử dụng đất đai ; đầu tư và xây dựng ; phát triển nhà ở và cơ
sở hạ tầng công cộng; tài chính, hành chính, môi trường đô thị, an ninh, trật tự xã
hội,v.v
3.1.2. Trong quản lý đô thị, chính quyền các cấp tuỳ theo quyền hạn, chức năng và nhiệm
vụ được giao thường áp dụng các phương tiện như: cung cấp và duy trì cơ sở hạ
tầng phục vụ lợi ích cộng đồng; ngăn cấm và xử phạt các hành vi hoặc nguy cơ làm
mất cân bằng giữa khả năng cung - cầu và tăng trưởng đô thị; khuyến khích các
hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng và tạo ra sự tăng trưởng đô thị; thông tin
nắm vững tình hình phát triển đô thị để đề ra những quyết định đúng đắn trong phát
triển đô thị.
3.1.3. Ngoài ra, để tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, chính quyền Nhà nước còn áp dụng
đồng bộ những biện pháp như : xã hội hoá việc cung cấp phục vụ lợi ích công cộng,
phân phối lưu thông ; trả tiền khi sử dụng các dịch vụ hạ tầng công cộng, đất đai,
nhà xưởng,v.v huy động các nguồn vốn thực hiện các dự án BOT, BT,v.v , tạo
điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia vào các chương trình phát triển đô
thị.
3.2. Quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị
3.2.1. Quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất
của công tác quản lý đô thị nhằm quản lý quá trình hình thành và phát triển môi
trường vật thể của đô thị đảm bảo cho đô thị phát triển hiệu qủa, phục vụ tốt nhất
cho nhu cầu vật chất và tình thần của con người. Nội dung quản lý Nhà nước về quy
hoạch và xây dựng đô thị gồm:
a/ Ban hành các quy định về quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị;
b/ Lập, xét duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị;
c/ Quản lý việc đầu tư cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy hoạch
đô thị được duyệt;
d/ Phát triển văn hoá kiến trúc kết hợp bảo vệ các di sản văn hoá, lịch sử cảnh quan và
môi trường đô thị;
e/ Quản lý việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng đô thị;
7
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
f/ Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy định về quản lý trật tự
xây dựng đô thị.
3.2.2. Nội dung quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị trong thực tế được cụ thể hoá
thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:
a/ Lập và xét duyệt quy hoạch đô thị;
b/ Soạn thảo và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý quy hoạch và xây
dựng đô thị;
c/ Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp luật;
d/ Thanh tra, kiểm tra và quản lý trật tự xây dựng đô thị;'
e/ Tổ chức quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị.
3.3. Quản lý nhà nước về kiến trúc - cảnh quan đô thị
Nội dung quản lý kiến trúc và cảnh quan đô thị gồm:
1/ Xây dựng và tổ chức thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc và cảnh quan đô thị.
2/ Ban hành quy định quản lý kiến trúc và cảnh quan.
3/ Xếp hạng và công nhận các công trình kiến trúc và cảnh quan có giá trị.
4/ Lập, thẩm định và thoả thuận các phương án thiết kế kiến trúc các công trình trong
đô thị.
5/ Quản lý hành nghề kiến trúc sư.
6/ Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.
7/ Thanh tra, kiếm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng và kiến trúc đô thị.
CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC VÀ CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
1. Tổng quan tình hình quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị các nước
1.1. Các khuynh hướng phát triển kiến trúc đô thị
a/ Khuynh hướng nhân văn
Theo khuynh hướng này, đô thị được xây dựng và phát triển không theo sự kiểm
soát đáp ứng nhu cầu trước mắt của cộng đồng dân cư đô thị. Không gian đô thị
mang tính đa năng, kiến trúc-cảnh quan đa dạng, có sự tham gia của mọi loại hình
kiến trúc của cộng đồng, kế thừa những giá trị kiến trúc truyền thống.
Christopher Alexander ( Mỹ: đô thị là tổng thể thống nhất, không thể chia cắt, phát
triển liên tục, từng bước, không thể định trước, có qui luật riêng của nó, gắn với đời
sống hàng ngày của dân cư đô thị. Thiết kế đô thị không phải tạo mô hình phát
triển mới mà là quá trình hoàn thiện không gian đô thị truyền thống theo qui luật
tăng trưởng của nó.
Tồn tại của khuynh hướng này là thiếu định hướng phát triển lâu dài, làm nẩy sinh
mâu thuẫn, xung đột về nhiều mặt trong đời sống của xã hội đô thị và tình trạng
khó kiểm soát đối với những đô thị có qui mô lớn, làm cho đô thị phát triển không
bền vững.
b/ Khuynh hướng phân khu
8
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
Được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 20, xuất phát từ quan điểm của Hiệp
hội kiến trúc sư quốc tế CIAM (1928 - 1959), thường được gọi là quan điểm qui
hoạch xây dựng đô thị công năng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến qui hoạch xây dựng
đô thị trên thế giới trong suốt thế kỷ XX, đến nay vẫn là một phương pháp qui
hoạch xây dựng chủ yếu của nhiều nước.
Đô thị được thiết kế thành các không gian theo chức năng riêng biệt, gồm khu ở,
khu sản xuất, khu trung tâm công cộng, cây xanh, giải trí thể dục thể thao, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, vv thông qua qui hoạch mặt bằng phân khu chức năng, qui hoạch sử
dụng đất và các sơ đồ tổ chức kiến trúc-cảnh quan.
Do chỉ thiên về tổ chức công năng, XD đô thị đạt hiệu quả thấp về thẩm mỹ, tinh
thần, bộ mặt kiến trúc đô thị đơn điệu, thiếu bản sắc và và chưa kế thừa những giá
trị văn hoá lịch sử của đô thị truyền thống.
c/ Khuynh hướng tầng bậc và tiếp cận hệ thống
Đô thị được tổ chức theo cấu trúc tầng bậc gồm hệ thống các không gian, từ nhóm
công trình đến tổng thể đô thị, vùng lãnh thổ. Quan điểm này gắn quá trình xây
dựng và phát triển đô thị hiện đại thế giới với sự ra đời các đô thị ở các dạng chuỗi,
tuyến tính, hướng tâm, đa tâm, đô thị vệ tinh, vv vào những năm giữa thế kỷ XX.
Tuy nhiên chưa phản ánh và đáp ứng được những yêu cầu phát triển đa dạng của xã
hội. Do đó vào những năm của thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, cấu trúc phi tầng bậc
đã được Christopher Alexander tổ chức KGĐT theo hướng đa chức năng, không
phân cấp, phù hợp với qui luật phát triển của xã hội đô thị.
d/ Khuynh hướng ngôn ngữ kiến trúc đô thị
Không gian đô thị phải được xây dựng trên cơ sở cảm nhận về cảnh quan đô thị của
dân cư, gắn với truyền thống lịch sử, văn hoá: Christopher Alexander ( Mỹ) xác
định 253 ngôn ngữ từ qui mô vùng lãnh thổ, đô thị, khu đô thị đến kiến trúc và chi
tiết cấu tạo công trình ( 48 ngữ nghĩa). Với hệ ngôn ngữ này có thể tạo ra vô vàn
khả năng bố cục không gian đô thị. Kevin Lynch ( Mỹ), xác định 5 yếu tố bố cục
hình ảnh đô thị, gồm đường, giải, mảng, cụm và điểm nhấn làm cơ sở tạo lập
không gian KTCQĐT. Venturi tổ chức không gian đô thị trên cơ sở các yếu tố gồm
đường phố, quảng trường và không gian tổng thể, công trình kiến trúc thông qua
mối quan hệ không gian - tỉ lệ - tốc độ giao thông.
e/ Khuynh hướng môi trường
Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, khoa học công nghệ, đô thị hoá và
nhiều yếu tố khác đang làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kệt, môi trường, sinh
thái bị suy thoái, huỷ hoại, khiến mọi quốc gia phải xem xét, điều chỉnh lại các
chính sách phát triển, trong đó có qui hoạch xây dựng đô thị, theo hướng thiết kế
môi trường đô thị bền vững.
Những nguyên tắc bảo vệ môi trường trong QHXD đã được nhần mạnh tại Hội nghị
Habitat II ( Istambul năm 1996), những qui định về thiết kế môi trường bền vững tại
Mỹ năm 1993, nguyên tắc Hanover ( Đức) năm 1993 và nhiều nghiên cứu khác trên
thế giới.
Theo quan điểm của xu hướng này, đô thị là thực thể gắn bó của hệ môi trường sinh
thái, gồm các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, môi trường ( hệ sinh thái, điều kiện đất
9
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
đai, địa hính, khí hậu,vv ); tài nguyên kinh tế, xã hội, văn hoá, vật thể và phi vật thể
( công nghiệp, dịch vụ, nhà ở, hạ tầng, vệ sinh môi trường, truyền thống văn hoá,
lịch sử,vv ). Thiết kế đô thị là tạo lập hệ sinh thái đô thị thông qua tổ chức không
gian vật thể trên cơ sở giải quyết mọi mâu thuẫn, tác động tiêu cực giữa phát triển
và môi trường, trong việc sử dụng các tài nguyên, nhằm phát triển ổn định và bảo
đảm môi trường bền vững; đô thị phải có vị trí, chức năng phù hợp với sự phát triển
chung của cả nước, vùng và khu vực; phát triển cân đối với tiềm năng của hệ tài
nguyên sinh thái, tài nguyên kinh tế-xã hội; cơ cấu chức năng, không gian đô thị
phải bảo đảm sự cân bằng, mối quan hệ hài hoà giữa các yếu tố nhân tạo với cảnh
quan thiên nhiên, bảo đảm gìn giữ, phục hồi tài nguyên môi trường, sinh thái; coi
trọng tính đa dạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống, kết hợp hài hoà giữa cải tạo và
xây dựng mới; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển, giảm thiểu
tác động của con người lên môi trường sinh thái và ngược lại,vv
Nguyên tắc thiết kế môi trường còn được áp dụng đối với thiết kế công trình kiến
trúc. Là bộ phận hữu cơ của cảnh quan, môi trường, một tiểu hệ sinh thái, công trình
được thiết kế theo nguyên tắc cân bằng sinh thái sẽ hạn chế tác động đến môi
trường, khai thác tài nguyên hợp lý và góp phần bảo đảm phát triển đô thị bền vững.
1.2. Vấn đề quản lý kiến trúc và cảnh quan đô thị
1.2.1. Quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
a/ Hệ thống đồ án QHXD:
Mọi mô hình phát triển không gian đô thị đều thông qua hệ thống các đồ án thiết kế
qui hoạch xây dựng đô thị. Nhìnchung các quốc gia đều áp dụng 3 cấp qui hoạch:
- Cấp toàn quốc, gồm các qui hoạch tổng thể, chính sách hoặc chiến lược, chương
trình phát triển đô thị, khu dân cư;
- Cấp vùng, định hướng, chiến lược hoặc sơ đồ phát triển vùng;
- Cấp địa phương, qui hoạch đô thị hoặc khu đô thị, gồm các loại qui hoạch xây
dựng: Qui hoạch chung hoặc qui hoạch cơ cấu ( structure plan) đối với toàn đô thị
hoặc một khu đô thị; qui hoạch sử dụng đất đai hoặc qui hoạch chi tiết khu vực (
Local plan) để cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện qui hoạch chung, qui hoạch cơ
cấu.
Để triển khai xây dựng đô thị, khu đô thị một số nước còn sử dụng qui hoạch hành
động ( action plan), kế hoạch thực hiện (implementation plan).
Hệ thống các đồ án qui hoạch xây dựng đô thị các nước được sử dụng để đầu tư
xây dựng và quản lý xây dựng theo qui hoạch.
Vấn đề kiến trúc, cảnh quan, nói chung được nghiên cứu trong các đồ án qui hoạch
xây dựng, chủ yếu ở các đồ án cấp vùng và cấp địa phhương. Những nội dung
được xây dựng thành văn bản qui định quản lý và phát triển kiến trúc cảnh quan cụ
thể đối với khu vực qui hoạch.
b/ Hệ thống pháp luật về quản lý KTCQ
Những qui định quản lý và phát triển kiến trúc, kiến trúc cảnh quan đô thị, ở các
nước được cụ thể hoá bằng các bộ luật và văn bản dưới luật.
- Luật:
10
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
Luật qui hoạch( được ban hành ở Anh, Ba lan, Cu ba, Nhật bản ) luật bảo vệ môi
trường, bảo tồn di tích,vv qui định cụ thể về nội dung, trình tự kiểm soát xây
dựng các công trình kiến trúc theo qui hoạch, như cấp phép qui hoạch, cấp phép xây
dựng ( các nước EU, Nhật bản ); qui định bảo tồn, tôn tạo di tích, cảnh quan thiên
nhiên,vv
- Văn bản dưới luật:
Gồm hệ thống các qui phạm, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng ( Standars,
buildingcods ), qui định về kiến trúc-cảnh quan, an toàn PCCC, giao thông, vệ sinh,
môi trường,vv đối với đô thị nhiều nước ( Mỹ, Úc, Anh,vv ) đồ án qui hoạch xây
dựng cấp địa phương là cơ sở để soạn thảo thành văn bản qui định pháp lý để quản
lý kiến trúc cảnh quan.
c/ Qui chế quản lý phát triển kiến trúc-cảnh quan đô thị
Bao gồm:
- Phân vùng quản lý phát triển
Đối với đa số các nước trên thế giới, hệ thống phân khu ( zonning) được áp dụng là
cơ sở lập các qui định kiểm soát phát triển không gian đô thị. các thành phần quản
lý kiến trúc-cảnh quan đô thị được xác định gồm một số thành phần chủ yếu, tuỳ
thuộc vào tính chất, qui mô đô thị, ví dụ tại thành phố Melbourne, Australia gồm
11 thành phần:
+ Mạng đường phố;
+ Một số phố đặc thù;
+ Tuyến cảnhquan ven sông;
+ Trung tâm giao dịch,thương mại (CBD);
+ Hệ thống đường xe điện nội đô;
+ Các công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng;
+ Hệ thống đường đi bộ, đường dạo;
+ Các công trình có giá trị sử dụng, kiến trúc, nghệ thuật nổi bật;
+ Quảng trường;
+ Công viên, cây xanh;
+ Di tích lịch sử, khu bảo tồn.
Không gian kiến trúc các đô thị Mỹ thường được chia thành 16 thành phần.
Nói chung việc phân vùng quản lý ở một số nước đều được xác định ở các qui mô,
từ vùng lãnh thổ, như đô thị, khu dân cư nông thôn, công nghiệp, lâm nghiệp, khai
khoáng, vùng cảnh quan, du lịch, vùng bảo tồn sinh thái, di tích lịch sử; đến qui mô
đô thị gồm bộ khung công năng-kiến trúc-cảnh quan như hệ thống giao thông (
đường đô thị, đường đối ngoại, cao tốc, hệ thống đường đi bộ); hệ thống không gian
trống, khu cây xanh, cảnh quan; các tuyến, trục bố cục không gian chính, cửa ô (
lối vào) chính của đô thị; khu vực ngoại thành; khu phố cổ, di tích lịch sử; và các
yếu tố kiến trúc nhỏ như ghế ngồi, trạm điện thoại công cộng; hệ thống biển báo chỉ
dẫn, quảng cáo, tranh hoành tráng, tượng đài; các khu đặc biệt khác, vv
- Các qui định quản lý kiến trúc-cảnh quan đô thị
11
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
Những qui định quản lý đối với các thành phần thiết kế thường bao gồm các
nguyên tắc thiết kế, qui định về tính chất công trình, sử dụng đất, mối quan hệ giữa
công trình với khu vực lân cận, yêu cầu về hạ tầng, môi trường, kiến trúc công trình
( mật độ xây dựng, khoảng lùi, độ cao, hình thái kiến trúc) , vv ), bảo tồn kiến trúc,
hướng nhìn cảnh quan, bộ mặt kiến trúc đô thị vv Ví dụ qui định về quản lý kiến
trúc một số đô thị Pháp, gồm:
+ Sử dụng đất: Các loại công trình theo chức năng riêng, hỗn hợp;
+ Số tầng tối đa, tầng cao bắt buộc, giới hạn số tầng có thể thay đổi;
+ Kỹ thuật xây dựng công trình;
+ Kích thước tối thiểu lô đất: chiều rộng, chiều sâu tối tiểu,vv
+ Hình thái kiến trúc công trình:
+ Dạng mái nhà ( nhà chính, nhà phụ), độ dốc mái, vật liệu mái, côn sơn, mái thụt;
+ Mặt đứng kiến trúc: mặt chính, vật liệu màu sắc, bố cục mặt đứng, hiên, veranda,
cổng,vv
+ Tầng cao: số tầng, độ cao tầng trệt, móng nhà, giọt gianh, cửa đi, cửa sổ,vv
+ Ngoại thất, sân vườn: Vật liệu, xây xanh, hình thức bố trí, hàng rào, công trình phụ;
- Thiết bị kỹ thuật đô thị: Nơi để xe, cửa kính, quảng cáo, ăng ten TV, cột, trạm điện
thoại,vv
- Hình thức kiểm soát kiến trúc, cảnh quan đô thị:
Việc kiểm soát xây dựng đô thị bảo đảm yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan thông qua
cấp phép qui hoạch và cấp phép xây dựng. Tuỳ thuộc điều kiện luật pháp, mỗi
nước có qui định riêng về nội dung và trình tự quản lý, kiểm soát xây dựng. Tại
Anh, việc xin cấp phép qui hoạch mang tính bắt buộc đối với mọi công trình xây
dựng mới hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng và tách biệt với việc xin giấy phép xây
dựng. Các nước Pháp, Hà Lan, Đức, việc cấp phép qui hoạch thực hiện đồng thời
trong quá trình cấp phép xây dựng.
Nói chung cấp phép qui hoạch là điều kiện quan trọng để công trình được xây dựng
theo qui hoạch. Nội dung để cơ quan quản lý nhà nước, thường là cấp địa phương,
xem xét khi cấp phép qui hoạch là về vị trí công trình, đặc thù kiến trúc, mốiquan hệ
công trình với xung quanh về cảnh quan, môi trường, tính chất sử dụng, bảo tồn di
tích, hiệu quả về kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường của công trình và điều kiện,
yêu cầu về cơ sở hạ tầng.
d/ Quản lý hành nghề kiến trúc và bảo hộ quyền tác giả
Vai trò cá nhân kiến trúc sư và những người sáng tác kiến trúc, thiết kế cảnh quan
đô thị rất quan trong trong thiết kế, cải tạo và xây dựng các công trình kiến trúc,
cảnh quan, di tích lịch sử phù hợp với qui hoạch và luật pháp, bảo đảm an toàn, gìn
giữ cảnh quan, môi trường, văn hoá, lịch sử. Chất lượng của kiến trúc, kiến trúc,
cảnh quan đô thị phụ thuộc vào chất lương jsáng tác của họ. Do đó để kiểm soát và
bảo đảm phát huy sự sáng tạo của giới KTS, nhiều nước đã ban hành luật về kiến
trúc, luật hành nghề kiến trúc, luật về quyền tác giả như Trung Quốc, Thái Lan,
Nga, Nhật, vv
12
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
Các bộ luật về kiến trúc, hành nghề kiến trúc, luật về quyền tác giả qui định điều
kiện về thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc, nội dung hành nghề của kiến
trúc sư trong sáng tác kiến trúc, cảnh quan đô thị, trách nhiện, quyền hạn, bảo vệ
quyền tác giải đối với tác phẩm kiến trúc, quản lý nhà nước, xã hội đối với cá nhân
kiến trúc sư và hoạt động hành nghề kiến trúc.
2. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý KTCQĐT
- Tính chất đô thị về xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, giải trí v.v
của đô thị hiện đại ngày càng phức tạp, đòi hỏi nhiệm vụ QLĐT càng nặng nề phức
tạp hơn.
Công năng đô thị ngày càng phức tạp: Các công năng xã hội, kinh tế, giao thông,
văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, giải trí v.v của đô thịphát triển, khiến cho đô
thị hiện đại ngày càng trở thành thực thể hữu cơ của hệ thống mạnh lưới đan xen
phưcs tạp. Thiết kế đô thị phải giải quyết vấn đề công năng đô thị phức tạp hơn
nhiều so với thời cổ đại và ngay cả với thời cận đại.
- Tác động mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật: Tiến bộ rất lớn của kỹ thuật công trình hiện
đại như kỹ thuạt xay dựng siêu cao tầng, không gian lớn, hệ thống giao thông lập
nhiều tầng, kỹ thuật làm cầu có khẩu độ lớn, mà lại nhẹ, vật liệu xây dựng mới mẻ
và nhiều màu, các loại nguồn ánh sáng mới có độ sáng và màu sắc hơn hẳn trước
đâyv.v , manh lại điều kiện và biện pháp kỹ thuật chưa từng có cho thiết kế đô thị
hiện đại.
- Các loại thay đổi của xã hội hậu công nghiệp: Sự đạt tới xã hội thông tin, yêu càu
tối ưu hoá môi trường sinh thái, tư tưởng phát triển bền vữngv.v mang lai cho thiết
kế đô thị những ảnh hưởng và nhân tố mới. Thiết kế "màu xanh" bắt đầu trở thành
thời thượng và xu thế mới.
- Ảnh hưởng quan trọng của "trở về nhân tính". Lý luận cơ bản của thiết kế đô thị
hiện đại " coi con người là trung tâm" đã trở thành dòng chính. - Con người là trung
tâm đã trở thành cơ sở lý luận của QHXD đô thị hiện đại.
- Vấn đề đói nghèo trong đô thị đòi hỏi những giải pháp tổng hợp kinnh tế-xã hội-
chính trị
Quy hoạch đô thị hiện đại phát triển và thay đổi rất lớn, nhân tố kinh tế xã hội ảnh
hưởng tới sự phát triển đô thị ngày càng phức tạp; tác dụng của chiến lược phát
triển vùng, các chính sách và cơ chế quản lý ngày càng quan trọng. Quy hoạch đô
thị đang tiến tới tổng hợp vè vĩ mô, mang đậm tính chiến lược và tính kế hoạch,
phân ranh giới với thiết kế đô thị, tạo ra môi trường không gian vật chất đô thị là
chủ yếu.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VIỆT NAM
1. Những thành tựu phát triển và quản lý kiến trúc
1.1. Về phát triển kiến trúc
1.1.1. Ở khu vực đô thị
13
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
Đô thị là địa bàn thuận lợi nhất để thu hút các nguồn đầu tư. Tại đây, kiến trúc đã
phát triển khá mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng thể hiện ở các mặt
sau:
a/ Phạm vi hoặc địa bàn phát triển kiến trúc đã không ngừng được mở rộng cùng với
quá trình đô thị hoá, tăng trưởng và phát triển đô thị.
Năm 1995, cả nước có trên 400 đô thị với dân số đô thị là 11,8 triệu người, chiếm
20% số dân toàn quốc, nhưng đến nam 2000 mạng lưới đô thị đã được phát triển và
mở rộng với 646 đô thị cùng với khoảng 18 triệu người, chiếm khoảng 24% dân số
toàn quốc. Sự phát triển các đô thị trong thời gian qua chủ yếu dựa trên cơ sở các đô
thị hiện có và các đô thị mới được hình thành từ các thị tứ, khu công nghiệp và các
hoạt động dịch vụ ở các vùng đang phát triển, các khu kinh tế cửa khẩu và khoảng
70 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Quá trình mở rộng mạng lưới đô thị đã tạo cơ sở mở rộng địa bàn phát triển kiến
trúc trên phạm vi cả nước.
b/ Kiến trúc ở các đô thị đã phát triển với quy mô lớn, làm thay đổi cấu trúc không
gian và hình ảnh đô thị.
Tại các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, nhiều công trình kiến trúc mới có quy mô
lớn, nhiều tầng đã được xây dựng. Nhiều đường phố mới, khu đô thị, khu công
nghiệp mới có cơ sở hạ tầng đồng bộ đã được hình thành. Ngoài ra, một số các khu
nhà ổ chuột trên kênh rạch hoặc các xóm liều cũng được cải tạo nâng cấp đã làm
cho quy mô, cấu trúc không gian, hình ảnh và mỹ quan đô thị được cải thiện, góp
phần tích cực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
c/ Kiến trúc phát triển khá đa dạng với nhiều thể loại và hình thức phong phú, trong đó
một số công trình kiến trúc có chất lượng thẩm mỹ cao, có sự tìm tòi và sáng tạo
mới.
Cùng với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các nguồn
vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đã được huy động vào mục đích xây dựng đô
thị, nhờ đó kiến trúc đô thị đã phát triển khá đa dạng với nhiều thể loại và hình thức
phong phú. Một số công trình khách sạn, ngân hàng, thể dục thể thao, nghỉ mát du
lịch và nhà ở được xây dựng ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một
số đô thị khác có chất lượng thẩm mỹ cao, với sự tìm tòi và sáng tạo mới đã có tác
dụng thúc đẩy sự năng động của các kiến trúc sư và làm thay đổi tư duy nhận thức
các chủ đầu tư.
d/ Việc bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá lịch sử và cảnh quan thiên nhiên bước đầu
đã được coi trọng. Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An
đã được tu bổ, nâng cấp và được công nhận là di sản văn hoá Thế giới, Bản đồ các
khu bảo tồn thiên nhiên đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường lập năm
2001.
Tại các đô thị, các di sản văn hoá lịch sử và các công trình kiến trúc có giá trị tiêu
biểu cho các thời kỳ khác nhau đã được các chính quyền địa phương coi trọng, xếp
hạng và gìn giữ. Ở một số nơi, Bộ Văn hoá - Thông tin và chính quyền địa phương
đã dành một khoản đầu tư xứng đáng cho việc cải tạo, nâng cấp và bảo vệ các công
trình này.
14
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
1.1.2. Phát triển kiến trúc công trình
a/ Đối với kiến trúc nhà ở.
Từ những năm 1960 các khu nhà ở nhiều tầng bằng tấm nhỏ đầu tiên đã xuất hiện ở
nhiều thành phố trên miền Bắc. Đến thập kỷ 70 - 80, tại các đô thị miền Bắc, miền
Trung đã xây dựng hàng loạt nhà bằng kết cấu lắp ghép lớn hoặc bằng kết cấu gạch
kết hợp với tấm lớn, kiểu bố cục căn hộ: một phòng và 2 phòng khép kín, bếp và
khu vệ sinh riêng hoàn chỉnh. Kiến trúc nhà ở phát triển trong thời kỳ bao cấp và
trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài đã có những đóng góp nhất định của các kiến
trúc sư trong việc tìm kiếm một hình thái không gian kiến trúc phù hợp với điều
kiện thiên nhiên và vật chất, kỹ thuật còn khó khăn, nhờ đó đã phản ánh được tính
hiện thực của một thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ những năm 90, nhà ở đô thị đã phát triển rất mạnh mẽ. Sự ra đời của hàng loại
các khu nhà ở, đặc biệt là nhà ở do dân tự xây đã nâng chỉ tiêu diện tích nhà ở bình
quân từ 2,5m2 sàn/người(1990) lên 5,8m2 sàn/người (năm 1999). Chất lượng không
gian nhà ở đã có tiến bộ rõ rệt. Các căn hộ cũ có chung nhau khu phụ đã được thay
bằng các căn hộ mới khép kín với diện tích các phòng thích hợp, sử dụng tiện lợi.
Nếu như việc phát triển nhà ở trước đây chỉ dựa vào một vài mẫu căn hộ điển hình
thì nay đã được thay thế bằng nhiều mẫu căn hộ đẹp, có mức tiện nghi khác nhau.
Sự xuất hiện nhiều loại nhà ở: biệt thự, chung cư, nhà liền kề do nhà nước xây dựng
hoặc nhân dân tự xây dựng có sự quản lý của nhà nước về mặt quy hoạch xây dựng
và sử dụng đất đai đã góp phần làm phong phú thêm kiến trúc khu ở nói riêng và đô
thị nói chung. Nhà ở 4-5 tầng đã có hình khối đơn giản hơn, với hình thức đã đạt
được sự thống nhất. Giải pháp bố cục quy hoạch chi tiết một số khu ở khá sinh
động, trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa nhà nhiều tầng với nhà thấp tầng. Các khu nhà
ở mới hình thành tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Vũng
Tàu và một số đô thị khác được xây dựng gần đây dựa trên cơ sở những quan điểm
mới về quy hoạch xây dựng và cơ chế đầu tư phát triển, đã đáp ứng được nhu cầu
người tiêu dùng. Các hệ thống kết cấu xây dựng nhà ở cũng đã phong phú hơn, bao
gồm hệ tường gạch chịu lực, xây tay đến kết cấu khung, nhà bê tông cốt thép hoặc
lắp ghép với các công nghệ, trang thiết bị thi công được cơ giới hoá đảm bảo được
các yêu cầu về tiến độ và chất lượng công trình.
b/ Đối với kiến trúc các công trình công cộng
Từ những năm 60, các công trình công cộng như nhà trẻ, trường học, trạm y tế, cửa
hàng các loại cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tương đối đồng bộ,
đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của nhân dân.
Từ sau Đại hội VI của Đảng năm 1986, kiến trúc các công trình dân dụng đã có
bước phát triển vượt bậc, với sự ứng dụng ngày càng nhiều các thành tựu khoa học
công nghệ và vật liệu mới. Sự hội nhập bước đầu với kiến trúc thế giới đã làm cho
kiến trúc công cộng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn. Các công trình do các
kiến trúc sư trong nước hoặc kiến trúc sư nước ngoài thiết kế như: khách sạn, văn
phòng, các trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư bằng vốn trực tiếp của nước
ngoài đã đạt được chất lượng khá cao. Nhà ga sân bay quốc tế Nội Bài với dây
chuyền công nghệ hiện đại, kết cấu không gian khẩu độ lớn lần đầu tiên được áp
dụng ở nước ta. Các công trình Trung tâm Hội nghị Quốc tế, các nhà thi đấu thể
15
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
thao, các công trình văn hoá, các khu nghỉ mát, các công trình vui chơi giải trí đã
đạt trình độ quốc tế.
Nếu trong hoàn cảnh chiến tranh, các công trình kiến trúc công cộng chưa có điều
kiện xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh thì nay đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh
hơn, nhất là các công trình văn phòng, nhà hàng, khách sạn, tượng đài, công viên,
vườn hoa,v.v với ngôn ngữ, hình thức kiến trúc mới, phong phú góp phần đổi mới
hình ảnh đô thị. (8)
c/ Đối với kiến trúc các công trình công nghiệp.
Trong những năm cuối thập kỷ 60 - 70, kiến trúc các công trình công nghiệp còn
nặng nề hình thức; kết cấu, dây chuyền công nghệ sản xuất cũ và giải pháp kiến trúc
công nghệ chưa phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, có ảnh hưởng xấu đến
môi trường.
Từ sau năm 1986, tốc độ phát triển kiến trúc công nghiệp đã tăng nhanh về số
luợng và chất lượng. Một số khu công nghiệp cũ trong thành phố là nguồn gây ô
nhiễm môi trường đã được cải tạo hoặc di dời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và
cải thiện điều kiện vệ sinh môi truờng. Khoảng 70 khu chế xuất, khu công nghiệp
tập trung, khu công nghệ cao mới đã được thành lập với sự đầu tư của nước ngoài
và trong nước. Hình thức kiến trúc các công trình sản xuất đã hướng tới tính giản dị,
tính chân thực, nhẹ nhàng và khoáng đạt hơn cùng với việc sử dụng hệ thống kết
cấu xây dựng chủ yếu bằng thép. Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp như cầu, đường, cảng biển, cảng hàng
không,v.v tạo điều kiện cho các khu công nghiệp phát triển và nhờ vậy kiến trúc
các công trình công nghiệp đã có bước tiến đáng kể, trở thành một bộ phận quan
trọng của nền Kiến trúc nước nhà.
1.2. Về quản lý kiến trúc
1.2.1. Công tác quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng là cơ sở để quản lý phát triển các đô thị, khu dân cư nông thôn,
tạo lập môi trường sống thích hợp cho dân cư và là tiền đề hình thành và phát triển
kiến trúc, cảnh quan. Do vị trí và tầm quan trọng của quy hoạch xây dựng, trong
những năm qua, công tác này đã được nhà nước quan tâm đầu tư, chỉ đạo đạt kết
quả tốt.
Trong hơn10 năm, từ 1990 đến nay, 86 thành phố, thị xã và gần 30 đô thị mới đã có
quy hoạch chung đến năm 2010 được duyệt, trong đó đã có nhiều đồ án quy hoạch
chung đến năm 2020 đã được điều chỉnh. Quy hoạch chung 560 thị trấn về cơ bản
đã và đang được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức
lập, xét duyệt. Quy hoạch chi tiết 70 khu công nghiệp, các quận và các khu chức
năng chính trong đô thị đã được lập, xét duyệt để làm cơ sở triển khai đầu tư xây
dựng và quản lý đô thị.
Đối với vùng đô thị lớn, do tính chất đa ngành và liên vùng ngoài quy hoạch chung
nhà nước đã cho lập quy hoạch xây dựng chuyên ngành. Gần 9000 xã trên địa bàn
cả nước cũng đang được chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng, trong số đó nhà nước đặc
biệt quan tâm ưu tiên và có chương trình riêng cho các dự án quy hoạch xây dựng
16
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
các trung tâm xã, cụm xã và các khu dân cư trong vùng bị ngập lũ bị thiên tai đe
doạ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Xây dựng, quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đang được lập, xét duyệt để cụ thể hoá Định hướng quy hoạch
tổng thể phát triển đô thị cả nước đến năm 2020, làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch
xây dựng đô thi, khu dân cư nông thôn và chỉ đạo việc đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng, bảo vệ môi trường trên diện rộng.
1.2.2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng và kiến
trúc.
Các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, đầu tư và xây dựng, quản lý kiến
trúc cảnh quan và nhà đất đã ban hành khá đồng bộ nhằm tăng cường công tác quản
lý xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn.
Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị ở nước ta là một trong những nhiệm vụ chủ yếu
của công tác qui hoạch xây dựng đô thị, đang từng bước được hoàn thiện. Công cụ
chủ yếu của quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị là quy hoạch, kế hoạch và
pháp luật. Theo qui định của Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ,
Quyết định 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, hệ thống các đồ án quy hoạch
phát triển đô thị đang được áp dụng trong thực tiễn ở nước ta như sau:
- Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị quốc gia đến năm 2020.
- Sơ đồ quy hoạch xây dựng vùng
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Quy hoạch chi tiết
Đồ án qui hoạch xây dựng và điều lệ quản lý qui hoạch cung cấp một hệ thống các
qui định kiểm soát phát triển không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, gồm những chỉ
tiêu về phân khu chức năng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, lộ giới, hạn tuyến,
tầng cao, yêu cầu kiến trúc cảnh quan, bảo tồn, hạ tầng kỹ thuật,vv
Các văn bản pháp quy chủ yếu có liên quan đến nội dung quản lý kiến trúc-cảnh
quan đô thị được ban hành hiện nay gồm: các văn bản về kiểm soát sự phát triển đô
thị theo quy hoạch: giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, lập, xét duyệt các
dự án đầu tư; giao đất, cho thuê đất, lập, thẩm định các thiết kế xây dựng, cấp giấy
phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng đô thị, kiểm tra giám định chất lượng công
trình; lập hồ sơ hoàn công; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu
công trình; các văn bản về thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính trong quản lý trật
tự xây dựng đô thị; phát triển nhà và đất, các văn bản về quy định về chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, bộ máy quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị; các văn bản
hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật; quy chuẩn, quy trình kỹ thuật, tiêu
chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn thiết kế, v.v.v có liên quan.
Nói chung hệ thống các văn bản pháp luật đã qui định cụ thể nội dung về kiểm soát
xây dựng đô thị theo quy hoạch như giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch,
lập, xét duyệt các thiết kế xây dựng, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng
đô thị, kiểm tra giám định chất lượng công trình; lập hồ sơ hoàn công; thanh tra,
17
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
kiểm tra, xử phạt hành chính trong quản lý trật tự xây dựng đô thị; quản lý hành
nghề kiến trúc sư; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, bộ máy quản lý quy hoạch và
xây dựng đô thị; các văn bản hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật; quy
chuẩn, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn thiết kế, v.v
1.2.3. Các mô hình quản lý đầu tư và phát triển đô thị
Nhiều mô hình đầu tư và xây dựng mới như: mô hình dự án các khu công nghiệp
tập trung, mô hình sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, mô hình
dự án phát triển các khu đô thị tập trung, mô hình các khu kinh tế cửa khẩu; dự án
cải tạo các khu phố, tuyến phố tập trung, các dự án theo hình thức BOT, BT, BOO
được hình thành nhằm thu hút các nguồn lực vào đầu tư xây dựng theo quy hoạch,
tạo lập sự phát triển đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan, từng bước
xoá bỏ hình thức xây dựng chia lô manh mún, riêng lẻ và hiện tượng phát triển tự
phát còn tồn tại khá phổ biến hiện nay trong đô thị.
1.2.4. Về phân công, phân cấp trong quản lý đô thị
Trên cơ sở hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân và vì dân đã được hoàn thiện. Quyền và nghĩa vụ của Uỷ ban nhân dân,
Hội đồng nhân dân các cấp cũng đã được xác định rõ tại các văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nưóc.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố Trung ương đã rất coi trọng việc nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị. Ở thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đã cho phép áp dụng thí điểm mô
hình kiến trúc sư trưởng thành phố để thống nhất quản lý kiến trúc và quy hoạch
trên địa bàn.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan đơn vị tư vấn chuyên
môn như Viện quy hoạch xây dựng, các công ty tư vấn xây dựng, Hội đồng kiến
trúc - quy hoạch và các Hội nghề nghiệp đã thành lập và được tạo điều kiện thuận
lợi trong hoạt động để có thể tư vấn cho Nhà nước hoặc chủ đầu tư lựa chọn được
những mô hình, giải pháp phát triển kiến trúc hợp lý nhất.
Tại các đô thị, vai trò của Chính quyền đô thị cũng đã được nâng cao, nhất là trong
việc tổ chức thực hiện quy hoạch và pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính,
cung cấp cơ sở hạ tầng và đảm bảo trật tự xây dựng trong đô thị. Hiệp hội đô thị các
tỉnh lỵ đã được thành lập nhằm trao đổi các kinh nghiệm và phối hợp các hành động
trong quản lý và phát triển đô thị.
1.3. Đánh giá chung
Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực phát triển và quản lý kiến trúc đô thị trong
thời gian qua trước hết là do đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước
đã tạo tiền đề thu hút nhiều nhân tài, vật lực vào sự nghiệp phát triển đô thị, khu dân
cư nông thôn, trong đó có sự tham gia tích cực của nhân dân vào quá trình sáng tạo,
kiểm soát phát triển, tạo lập môi trường sống và sự cố gắng lớn lao của giới kiến
trúc sư có vốn sống, giầu lòng yêu nghề, giữ được phẩm chất đạo đức, kiên định
quan điểm sáng tạo phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng, đã đóng góp
cho nước nhà những tác phẩm kiến trúc có giá trị.
2. Những tồn tại và yếu kém
18
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
Bên cạnh những thành tựu đạt dược, công tác phát triển và quản lý kiến trúc trong
thời gian qua còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém;
2.1. Kiến trúc phát triển còn thiếu trật tự, đa dạng nhưng không thống nhất và chưa có
bản sắc riêng
Tại các đô thị, trật tự kiến trúc của toàn đô thị nói chung và từng đường phố, khu
phố nói riêng chưa được thiết lập. Sự phát triển thiếu một định hướng thống nhất và
sự thiếu kiểm soát chặt chẽ đã làm bộ mặt kiến trúc công trình được tạo lập riêng
lẻ theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc theo sở thích riêng của người thiết kế, của
người quản lý đã làm cho mỹ quan kiến trúc đô thị bị xuống cấp. Kiến trúc của từng
đô thị, từng khu dân cư nhìn chung chưa có được bản sắc riêng.
Cảnh quan đô thị là một tổng thể các công trình kiến trúc, công trình cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và thiên nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên vẻ đẹp cuả kiến trúc đô
thị. Song nhìn chung, việc cải tạo và xây dựng đô thị vẫn nặng về chắp vá không
đồng bộ, cơ sở hạ tầng thiếu, xuống cấp, thiên nhiên bị xâm phạm, môi trường bị ô
nhiễm, nên không có được tính thống nhất trong tổng thể kiến trúc.
2.2. Trong thiết kế sáng tác kiến trúc chưa có tác phẩm lớn, đạt đỉnh cao về chất lượng
tương xứng với tầm vóc của thời kỳ đổi mới.
Giai đoạn từ 1954 đến 1975, hoàn cảnh kinh tế đất nước hết sức khó khăn nên ít
công trình được xây dựng. Một số các công trình tuy được xây dựng theo quy
hoạch, kế hoạch nhưng hình thức kiến trúc thường nghèo nàn. Từ năm 1975 đến
nay, nhất là sau năm 1986, nhiều vật liệu xây dựng và công nghệ mới được áp dụng
đã cho phép đổi mới trong sáng tác kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều công trình vẫn còn
chạy theo chủ nghĩa hình thức, chắp vá, phô trương chi tiết, nhái lại cái cũ. Hình
thức kiến trúc nhà ở còn bị lệ thuộc quá nhiều vào sở thích của chủ đầu tư. Kiến
trúc công cộng thiếu bản sắc, đặc biệt là thiếu sự tiếp thu có sáng tạo truyền thống
của kiến trúc Việt Nam và các dòng kiến trúc thế giới. Trong những năm gần đây,
hình thức kiến trúc các công trình bị lai tạp, đặc biệt là nhà ở. Nhìn chung, trong
sáng tác kiến trúc vẫn chưa có tác phẩm lớn, đạt đỉnh cao về chất lượng tương xứng
với tầm vóc của thời kỳ đổi mới.
2.3. Việc bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và các công
trình kiến trúc có giá trị còn nhiều bất cập.
Công việc này trong thời gian qua tuy đã được chú ý, nhưng vẫn chưa được tiến
hành thường xuyên và thiếu hệ thống, đôi khi còn bị các mục tiêu sản xuất kinh
doanh lấn át nên nhiều di sản văn hoá lịch sử và cảnh quan đã bị xuống cấp, thậm
chí còn bị vi phạm nghiêm trọng, làm biến dạng hoặc mai một các giá trị văn hoá và
lịch sử vốn có của các công trình theo thời gian.
Việc bảo tồn kiến trúc cổ chưa được quan tâm hoặc chưa có biện pháp hữu hiệu bảo
vệ, gìn giữ và phát huy giá trị trong điều kiện đổi mới.
2.4. Quản lý chưa làm chủ động và kiểm soát được tình hình phát triển
Việc soạn thảo các định hướng phát triển, các chính sách và pháp luật để quản lý
kiến trúc còn chưa bắt kịp với sự phát triển của kiến trúc đô thị và nông thôn. Công
tác quản lý kiến trúc nhìn chung vẫn chưa làm chủ được tình hình và chưa phù hợp
với yêu câù phát triển của kiến trúc. Tình trạng xây dựng lộn xộn không có quy
19
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
hoạch, xây dựng không phép và trái phép còn khá phổ biến. Lực lượng sáng tác
kiến trúc và quản lý kiến trúc- xây dựng trong các đô thị - nông thôn còn yếu. Việc
cấp phép xây dựng còn khá nhiều phiền hà và tiêu cực. Các chính sách, biện pháp,
cơ chế hành nghề kiến trúc sư và tạo vốn phát triển kiến trúc còn thiếu. Các thủ tục
hành chính trong giao đất, cấp giấy phép xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư
còn rườm rà, phức tạp. Các tồn tại lịch sử trong quản lý nhà và đất đô thị chưa được
giải quyết dứt điểm đang là trở ngại lớn trong việc thiết lập lại trật tự kỷ cương và
tạo nguồn lực phát triển đô thị. Quan hệ giữa quy hoạch, thiết kế đô thị và thiết kế
kiến trúc công trình còn thiếu phối hợp chặt chẽ. Thiết kế đô thị chưa được thể chế
hoá và chưa có chuyên gia về lĩnh vực này. Công nghệ thiết kế còn bất hợp lý.
Thiết kế sơ bộ, thiết kế sơ phác là khâu mang tính sáng tạo cốt lõi nhất lại bị lồng
ghép trong nội dung quản lý đầu tư nên bị lu mờ, coi nhẹ. Giá thiết kế thấp cũng là
nguyên nhân của chất lượng thiết kế kém. Mối quan hệ giữa thiết kế và thi công
chưa hợp lý đã gây ra sự lộn xộn trong quản lý đô thị và có ảnh hưởng xấu tới kiến
trúc, cảnh quan. Quản lý kiến trúc nông thôn còn bị buông lỏng. Nhà nước chưa có
chính sách động viên thích đáng các kiến trúc sư đi vùng sâu, vùng xa nên sự phân
bổ lực lượng sáng tác kiến trúc không đều trên địa bàn cả nước.
2.5. Lĩnh vực lý luận phê bình sáng tác kiến trúc, nghiên cứu, đào tạo và hành nghề kiến
trúc sư chưa được coi trọng
Tình hình kém lý luận và thiếu thông tin trong lĩnh vực lý luận phê bình kiến trúc đã
có ảnh hưởng đến chất lượng sáng tác kiến trúc.
Hệ thống tiêu chuẩn ISO về xây dựng; những quy chuẩn về quy hoạch, về xây
dựng, về phòng cháy, chữa cháy và hệ thống tiêu chuẩn của các nước phát triển là
nguồn chất xám và trí tuệ quý báu của cộng đồng thế giới chưa được khai thác là trở
ngại lớn đối với chủ trương xuất khẩu thiết kế, thi công ra các nước và hội nhập thế
giới.
Bước vào Thế kỷ XXI, tri thức và thông tin đang trở thành động lực của sự phát
triển. Tuy nhiên, việc thu thập và trao đổi thông tin với các nước còn rất hạn chế.
Nhiều cơ quan nghiên cứu tư vấn, khi giải quyết một vấn đề mới hoặc thiết kế các
công trình lớn, phức tạp về công nghệ, thường gặp khó khăn, lúng túng về tư liệu và
kiến thức.
Trong lĩnh vực đào tạo, phương pháp và nội dung chương trình đào tạo kiến trúc sư
còn những hạn chế, vì vậy chất lượng đào tạo chưa cao.
Tổ chức hành nghề kiến trúc sư còn trong tình trạng lộn xộn. Nhiều tổ chức tư vấn
thiết kế chưa đủ năng lực. Việc cấp chứng chỉ hành nghề và kiểm tra chất lượng
hành nghề chưa chặt chẽ. Trách nhiệm và quyền hạn của kiến trúc sư trong xây
dựng chưa được phân định rõ ràng; việc bảo hộ quyền tác giả của kiến trúc sư chưa
được hướng dẫn.
3. Những nguyên nhân
3.1. Về mặt khách quan
3.1.1. Nước ta đã phải trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá nặng nề; trình độ phát
triển lực lượng sản xuất còn yếu, cùng với nền kinh tế kém hiệu quả, bị tác động bởi
cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã làm cho tình hình kinh tế chậm phát
20
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
triển nói chung và nền kiến trúc nói riêng của nước ta ở mức thấp, tụt hậu khá xa so
với những nước phát triển.
3.1.2. Cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế bên cạnh những tác động tích cực to lớn đã
bộc lộ những mặt trái tiêu cực. Sự phát triển chạy theo lợi nhuận thuần tuý đã có
ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn các giải pháp kiến trúc có chất lượng cao.
3.1.3. Nước ta còn nghèo, cơ sở kinh tế còn yếu kém, trình độ khoa học và công nghệ
chưa phát triển, trong khi phát triển kiến trúc có chất lượng cao, ngoài tri thức còn
phải có nguồn vốn rất lớn, trình độ khoa học và công nghệ hiện đại, song khả năng
đáp ứng còn hạn chế do thiếu những điều kiện và phương tiện vật chất cần thiết.
3.2. Về mặt chủ quan
3.2.1. Trình độ dân trí và nhận thức về quản lý và phát triển kiến trúc chưa cao. Công tác
thông tin, tuyên truyền, phổ cập các tri thức về văn hoá, kiến trúc chưa làm được
nhiều và còn thiếu những biện pháp thiết thực.
Nhà nước còn thiếu cơ chế tạo điều kiện để cho dân tham gia vào quá trình tạo lập,
phát triển kiến trúc và bảo vệ môi trường sống.
3.2.2. Trong đội ngũ sáng tác kiến trúc còn thiếu nhân tài, thiếu những khuynh hướng có
tầm chiến luợc.
Đội ngũ chuyên gia hành nghề thiết kế kiến trúc chưa được trang bị những kiến
thức cần thiết về pháp luật và các thông tin cập nhật về tiến bộ khoa học kỹ thuật có
liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn và về một phương pháp thiết kế kiến trúc
mới.
Một bộ phận kiến trúc sư còn coi trọng lợi ích kinh tế thuần tuý, chưa đề cao đạo
đức nghề nghiệp, nên đã chạy theo thị hiếu thị trường.
3.2.3. Trong quản lý kiến trúc còn có những biểu hiện buông lỏng, né tránh, hữu huynh;
thiếu định hướng phát triển lâu dài và thiếu văn bản quy phạm pháp luật, khung và
các cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển kiến trúc.
Quy trình kiểm soát phát triển kiến trúc lồng ghép trong quản lý đầu tư và xây dựng
còn chưa hợp lý. Tổ chức bộ máy quản lý kiến trúc, quy hoạch ở các cấp, các ngành
còn thiếu hệ thống. Năng lực cán bộ, công chức quản lý kiến trúc và quy hoạch ở
các cấp nhìn chung còn bất cập.
3.2.4. Công tác đào tạo kiến trúc sư chưa được đổi mới. Chất lượng đào tạo kiến trúc sư
chưa cao, vẫn còn nặng nề về số lượng. Nội dung chương trình giảng dạy còn chậm
được cải tiến; trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy còn hạn chế; cơ sở vật chất phục vụ
giảng dạy còn thiếu thốn. Việc đào tạo sau đại học, thạc sĩ, tiến sĩ còn tràn lan, trình
độ chưa tương xứng với bằng cấp, chưa coi trọng đào tạo chuyên gia làm công tác
nghiên cứu, lý luận, phê bình và đào tạo lại cho các chuyên gia đang công tác.
4. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020
4.1. Mục tiêu
4.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 là
“ Nâng cao chất lượng kiến trúc, phát triển môi trường cư trú bền vững, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội trong sự nghiệp công
21
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hình thành
một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc trong Thế kỷ XXI".
4.1.2. Những mục tiêu cụ thể
a/ Nghiên cứu, xác lập cơ sở lý luận về tính hiện đại và tính dân tộc của Kiến trúc Việt
Nam, trên cơ sở đó tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho giới Kiến trúc
sư và toàn dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng một
nền kiến trúc hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
b/ Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá kiến trúc truyền thống và bản sắc dân tộc
trong phát triển kiến trúc nước nhà.
c/ Đào tạo, xây dựng đội ngũ Kiến trúc sư có năng lực, có đức, có tài, có bản lĩnh nghề
nghiệp, trong đó phải đặc biệt coi trọng việc vun trồng những kiến trúc sư đầu
ngành; có chính sách hành nghề kiến trúc phù hợp để các kiến trúc sư có thể sáng
tạo ra được nhiều tác phẩm kiến trúc có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vật chất,
tinh thần của con người và xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
đất nước.
d/ Phát huy vai trò của dân cư và cộng đồng trong việc tham gia phát triển kiến trúc
hiện đại, dân tộc và tạo lập môi trường cư trú bền vững.
e/ Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về kiến trúc theo định hướng phát triển nền
kiến trúc hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
4.2. Những quan điểm chỉ đạo cơ bản
4.2.1. Kiến trúc phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
Thành quả phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 15 năm đổi mới đã tạo ra
tiền đề phát triển kiến trúc, làm cho các đô thị, khu dân cư nông thôn phát triển
mạnh mẽ, khối lượng xây dựng các loại công trình gia tăng, bộ mặt kiến trúc cảnh
quan đô thị - nông thôn được cải thiện rất đáng kể.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ trương tiếp tục phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
đang mở ra những nhu cầu và khả năng to lớn cho sự phát triển kiến trúc, tạo ra
những cơ hội mới cho sự sáng tạo của các kiến trúc sư trong việc xây dựng chỗ ở và
tạo lập môi trường sống của con người.
Tuy nhiên, kiến trúc không chỉ là kết quả của kinh tế, mà còn là động lực của sự
phát triển kinh tế. Sự phát triển của kiến trúc đã góp phần thúc đẩy ngành công
nghiệp, xây dựng nước nhà đã giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
chiếm tỷ lệ 36,6% trong tổng giá trị sản lượng quốc dân.
4.2.2. Phát triển kiến trúc phải phù hợp với đường lối của Đảng về xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền văn hoá, nghệ thuật của nước ta được hình thành và phát triển qua nhiều năm
lịch sử do công lao to lớn cuả 54 dân tộc đã vun đắp nên. Vì thế nó rất đa dạng,
phong phú và có bản sắc riêng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và
Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội,
22
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá". Kiến trúc là hiện thân của văn hoá, là tấm gương phản ánh trình độ văn
minh của một xã hội, vì vậy, phát triển kiến trúc phải quán triệt quan điểm của
Đảng: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với việc tiếp
thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Xây dựng và phát triển kiến trúc là nhằm tạo ra môi trường văn hoá tốt đẹp cho mọi
người, làm phong phú đời sống tinh thần của toàn xã hội. Do đó, kiến trúc cần được
phát triển trên cơ sở kế thừa các thành quả phát triển kiến trúc của nhân loaị; khai
thác tinh hoá văn hoá kiến trúc địa phương thông qua việc nghiên cứu lịch sử, bảo
vệ và phát huy tính độc đáo văn hoá kiến trúc truyền thống của các vùng; coi trọng
tố chất văn hoá của mỗi người sáng tác và kết hợp nhuần nhuyễn giữa khoa học với
sáng tạo nghệ thuật.
4.2.3. Phát triển kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên, góp phần vào việc giữ gìn cân
bằng sinh thái và bảo vệ môi trường
Các điều kiện tự nhiên như đất đai, địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí hậu, cảnh quan
là những yếu tố tiên quyết hình thành các giải pháp kiến trúc, tạo lập nên môi
trường sống cuả con người và của các hệ sinh thái tự nhiên. Sự phù hợp kiến trúc
với tự nhiên thể hiện ở chỗ không gian kiến trúc được tạo lập phải kết hợp hài hoà
hoặc gắn bó hữu cơ với khung cảnh thiên nhiên, đồng thời làm phong phú thêm môi
trường và cảnh quan thiên nhiên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nước ta là một dải đất chạy dài từ Bắc
xuống Nam, qua nhiều vĩ tuyến, có địa hình, cảnh quan đa dạng gồm đồi, núi, cao
nguyên, đồng bằng và cửa sông ven biển. Đặc điểm tự nhiên đó là cơ sở hình thành
một nền kiến trúc đa dạng, lấy việc bảo vệ môi trường và quy luật cân bằng sinh
thái làm cơ sở để phát triển kiến trúc sinh thái bền vững, giảm thiểu tối đa sự tác
động xấu đối với tự nhiên; coi trọng việc xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng
các giải pháp và công nghệ thích hợp.
4.2.4. Kiến trúc phải phục vụ nhân dân, coi trọng lợi ích của toàn xã hội
Xây dựng và phát triển kiến trúc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ kiến trúc sư và sự tham gia của nhân dân giữ vai trò quan trọng. Một
công trình kiến trúc có chất lượng cao, trước hết phải có giá trị sử dụng, giá trị thẩm
mỹ và lấy việc phục vụ đại đa số quần chúng nhân dân và lợi ích của toàn xã hội
làm mục đích cao nhất. Nói một cách khác, kiến trúc phải mang tính đại chúng.
Xuất phát từ đặc điểm trên, công tác phát triển kiến trúc phải bắt nguồn từ yêu cầu
cuộc sống, các hoạt động của con người, xã hội, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế, trình độ khoa học - kỹ thuật và văn hoá để xây dựng môi trường vật chất và tổ
chức chỗ ở, làm việc nghỉ ngơi giải trí phù hợp. Trong môi trường đó, những công
trình kiến trúc có giá trị toàn diện về các mặt công năng, nghệ thuật, giá thành phù
hợp với điều kiện và trình độ kinh tế của từng giai đoạn phát triển sẽ đem lại niềm
tin, hạnh phúc, sự sáng tạo cho các thành viên xã hội.
4.2.5. Phát triển kiến trúc trên cơ sở áp dụng có chọn lọc các tiến bộ khoa học công
nghệ hiện đại và thích hợp.
23
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
Khoa học kỹ thuật là cơ sở cho sự sáng tạo kiến trúc, giúp cho kiến trúc những bước
phát triển mới. Sự giao lưu văn hoá, kinh tế thúc đẩy công nghệ xây dựng ở nước ta
phát triển, cho phép sử dụng vật liệu xây dựng, kết cấu mới, trang thiết bị và công
nghệ thi công hiện đại trong sáng tạo kiến trúc.
Việc ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới
vào Việt Nam cần được cân nhắc nhiều mặt để chọn được công nghệ xây dựng phù
hợp, tránh nguy cơ huỷ hoại môi trường. Ngoài ra, sự áp dụng rộng rãi công nghệ
mới thiếu cân nhắc trong xây dựng và kiến trúc của thế giới có thể sẽ dẫn tới mất đi
bản sắc địa phương trong xu thế "toàn cầu hoá kiến trúc". Vì vậy, việc du nhập khoa
học công nghệ xây dựng của thế giới vào nước ta cần được nghiên cứu, áp dụng có
chọn lọc vừa đảm bảo tính hiện đại, vừa không làm mờ nhạt đi bản sắc dân tộc của
kiến trúc nước nhà.
Do đặc điểm của thời đại có nhiều kỹ thuật cùng tồn tại, nên trong phát triển kiến
trúc cần áp dụng đồng thời các giải pháp thích hợp với địa phương gồm kỹ thuật
truyền thống, công nghệ thích hợp (appropriate technology) và kỹ thuật cao (high
tech, low tech) tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương và của từng
công trình.
4.2.6. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự lựa chọn chung của xã hội loài người; là sự phát triển làm
thoả mãn nhu cầu hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến năng lực của các thế hệ
mai sau nhằm thoả mãn các nhu cầu của tương lai.
Sự phát triển bền vững chính là việc cân đối nhu cầu với tiềm năng, phù hợp với
khả năng dung nạp hạn chế của môi trường trên tất cả các phương diện chính trị,
kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, văn hoá, thẩm mỹ và môi trường.
Phát triển bền vững là nguyên tắc tổng quát chi phối tư tưởng phát triển kiến trúc
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong thế kỷ XXI, là nền
tảng gắn sự phát triển kiến trúc của một công trình với đô thị và vùng, gắn thiết kế
quy hoạch xây dựng với thiết kế kiến trúc đảm bảo tương lai kiến trúc của mỗi công
trình không tách rời với tương lai phát triển của hệ thống cư trú và môi trường sống
của con người.
4.3. Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.
4.3.1. Phát triển tổngthể kiến trúc đô thị
Phát triển và hình thành tổng thể kiến trúc ở khu vực đô thị trên cơ sở phân bố và
phát triển hệ thống đô thị cả nước gồm 10 vùng đô thị hoá liên tỉnh, 5 vùng đô thị
cấp trung tâm quốc gia, 11 vùng đô thị cấp trung tâm vùng, 73 vùng đô thị cấp trung
tâm tỉnh, 2000 đô thị trung tâm cấp huyện, tiểu vùng hoặc khu vực và khoảng 30 đô
thị mới. (9)
Tổng thể kiến trúc của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều
kiện kinh tế, tự nhiên, đặc điểm dân số - xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và
truyền thống văn hoá lịch sử của địa phương. Việc hình thành tổng thể kiến trúc của
mỗi đô thị phải căn cứ vào các đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt, trong đó phải coi trọng nội dung thiết kế đô thị, nhằm
24
LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
mục tiêu gắn kết các công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên tạo thành một
chỉnh thể hài hoà, một hình ảnh đô thị đặc trưng đa dạng trong sự thống nhất.
Phát triển tổng thể kiến trúc là một quá trình tái hoà nhập giữa quá khứ, hiện tại với
tương lai bao gồm việc cải tạo, nâng cấp giá trị làm hồi sinh các khu vực đô thị hiện
có, đồng thời phát triển các công trình và khu đô thị mới, hiện đại, có cơ sở hạ tầng
đồng bộ, sao cho giữa cải tạo và xây dựng mới được kết hợp hài hoà, môi trường
văn hoá kiến trúc truyền thống được đổi mới, song vẫn không mất đi bản sắc của
riêng mình.
Trong tổng thể kiến trúc, mỗi một công trình phải là một bộ phận cấu thành bố cục
chung không gian đô thị. Do đó, việc tạo lập và hình thành một công trình kiến trúc
trong tổng thể kiến trúc đô thị phải tuân thủ nguyên tắc kết hợp chung với riêng, cá
nhân với cộng đồng, quá khứ với hiện tại và tương lai, nói một cách tổng quát là
mọi việc cải tạo, xây dựng trong đô thị phải tuân thủ các quy tắc quản lý quy hoạch
và xây dựng đô thị theo một cơ chế kiểm soát chặt chẽ từ khâu địa điểm, cấp chứng
chỉ quy hoạch, thiết kế, đầu tư, giao đất, xây dựng đến khâu đăng ký nhà đất nhằm
tạo nên một trật tự kiến trúc phù hợp với không gian và thời gian; từng bước giảm
tỷ lệ xây dựng các công trình không có thiết kế, không phép, trái phép, xây dựng tự
phát manh mún để tăng dần tỷ lệ xây dựng phù hợp với quy hoạch và pháp luật.
4.3.2. Thiết kế và phát triển Kiến trúc các thể loại công trình
a/ Thiết kế và phát triển Kiến trúc nhà ở
- Tạo ra môi trường cư trú phù hợp với nhu cầu tâm sinh lý của cư dân, coi trọng việc
bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
- Thoả mãn nhu cầu đa dạng, đảm bảo cung cấp nhà ở cho xã hội với nhiều loại hình
với các tiêu chuẩn và giải pháp phù hợp.
- Sử dụng tiết kiệm đất xây dựng phù hợp với quy định của quy hoạch xây dựng.
- Công nghiệp hoá phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhằm
thu hút các nguồn lực phát triển, sử dụng vật liệu, áp dụng hợp lý kỹ thuật truyền
thống; đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà ở.
- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong phát triển kiến trúc
nhà ở, đảm bảo nhà ở có mức độ trí năng nhất định.
- Coi trọng việc kết hợp xây dựng nhà ở mới với việc cải tạo nhà ở hiện có phù hợp
với quy hoạch chi tiết và dự án phát triển các khu nhà ở xây dựng tập trung có kết
cấu hạ tầng đồng bộ và tổng thể kiến trúc thống nhất.
b/ Thiết kế và phát triển kiến trúc công cộng
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái góp phần quan trọng trong việc tạo
lập cấu trúc bố cục không gian và làm phong phú hình ảnh đô thị.
- Coi trọng chất lượng, đảm bảo phản ánh được tinh thần thời đại, truyền thống dân
tộc, bản sắc địa phương. Có giải pháp kiến trúc độc đáo, phát triển kiến trúc siêu
cao tầng và kiến trúc có khẩu độ lớn, cùng với hệ thống kết cấu, hệ thống thiết bị và
hệ thống phòng chống sự cố công nghệ phù hợp với thực tế của Việt Nam.
- Áp dụng thành quả khoa học công nghệ mới trong thiết kế và phát triển kiến trúc
công cộng.