Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.59 KB, 36 trang )

QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH
MÔI TRƯỜNG 217

1

1


-

Câu 1: Khái niệm, mục tiêu, vị trí, thời gian, tần suất Quan Trắc
và phân tích môi trường.
- Khái niệm: Quan Trắc Môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống
về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp
thông tin phục vụ đánh giá hiện trường, diễn biến chất lượng môi
trường và các tác động xấu đối với môi trường.
- Mục tiêu:
+ Để đánh giá hậu quả ô nhiễm đến sức khỏe và môi trường sống của
con người và xác định được mối quan hệ nhân quả của nồng độ chất ô
nhiễm.
+ Để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng tài nguyên vào các mục đích
kinh tế.
+ Để thu được các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản chất
lượng môi trường và cung cấp ngân hàng dữ liệu cho sử dụng tài
nguyên trong tương lai.
+ Để nghiên cứu và đánh giá các chất ô nhiễm và hệ thống tiếp nhận
chúng (xu thế, khả năng gây ô nhiễm).
+ Để đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, luật pháp về phát
thải.
+ Để tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại những vùng có ô nhiễm đặc
biệt.


Câu 2: Các bước tiến hành khi thực hiện Quan Trắc Môi trường
cho một đối tượng cụ thể.
Có 3 bước tiến hành khi thực hiện quan trắc môi trường cho một đối
thượng cụ thể:
B1: Xác định mục tiêu quan trắc
B2: Thiết kế chương trình quan trắc:
Xác định kiểu quan trắc
Xác định vị trí và địa điểm quan trắc
Xác định các thông số quan trắc
Xác định thời gian và tần suất quan trắc
Xây dựng kế hoạch quan trắc
B3: Thực hiện chương trình quan trắc
Quan trắc tại hiện trường
Quan trắc trong PTN
Xử lý số liệu và viết báo cáo.

2

2


3

3


-

-


1.
a.
b.
c.
-

-

Câu 3: Khái niệm QA, QC trong Quan Trắc và phân tích môi
trường
Đảm bảo chất lượng (QA) là một hệ thống tích hợp các hoạt động
quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm đảm bảo cho hoạt động
Quan Trắc Môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy
định.
Kiểm soát chất lượng (QC) là việc thực hiện các biện pháp để đánh
giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ tập
trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng
nhằm đảm bảo cho hoạt động Quan Trắc Môi trường đạt được các tiêu
chuẩn chất lượng.
Câu 4: Nêu các công việc cần làm khi tiến hành Quan Trắc tại hiện
trường và trong phòng thí nghiệm.
Tại hiện trường
Công tác chuẩn bị
chuẩn bị tài liệu: bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy
mẫu...
Theo dõi dự đoán thời tiết.
Lên danh sách các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra và vệ sinh, làm
sạch các thiết bị.
Chuẩn bị hóa chất, nhãn mẫu, dụng cụ chứa mẫu...
Các phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu thẩm tra
Lấy Mẫu ngẫu nhiên
Lấy Mẫu ngẫu nhiên phân lớp
Lấy mẫu hệ thống
Thiết bị lấy mẫu
Mẫu khí: thiết bị lấy mẫu khí gồm các bộ phận: đầu hút khí, ống nối,
bộ lọc bụi và giá đỡ, Bình hấp thụ, bộ lọc bảo vệ, bơm lấy mẫu và
đồng hồ đo khí hoặc bộ điều chỉnh dòng khí.
Mẫu nước:
+ Trong một số chương trình lấy mẫu, yêu cầu về tính chính xác
không nghiêm ngặt thì dụng cụ lấy mẫu có thể sử dụng gầu múc hoặc
các bình lấy mẫu không chuyên dụng (bình nhựa, bình thủy tinh)

4

4


-

d.
-

e.

f.
g.
h.
-


-

+ Trong các chương trình quan trắc yêu cầu nghiêm ngặt về tính chính
xác thì cần các thiết bị lấy mẫu chuyên dụng như bơn, thiết bị lấy mẫu
dạng bình treo.
Lấy mẫu đất và chất rắn:
+ Các loại dụng cụ cần chuẩn bị với công tác lấy mẫu bùn: các dụng
cụ lấy mẫu (cuốc, xẻng, xẻng cầm tay, khoan, gầu múc, gầu ngoạm...);
dụng cụ chứa mẫu (túi polyethyne, túi ni lông, hộp hoặc dụng cụ chứa
mẫu bằng kim loại; các dụng cụ phụ trợ (bút viết không xóa, nhãn
mác, dây buộc,...); các dụng cụ bảo quản và tiền xử lý (đèn cồn, hóa
chất bảo quản, tủ định ôn và nước đá...)
+ Ngoài ra: thước đo, chổi, các dụng cụ tháo lắp, túi đựng...
Đo nhanh các thông số tại hiện trường
Một số thông số cần đo nhanh tại hiện trường: nhiệt độ, độ muối, pH,
DO, độ trong suốt , độ đục, TSS, TDS, các thông số khí tượng Hải
Văn
Bảo quản mẫu: sử dụng phương pháp, cách thức bảo quản mẫu phù
hợp với các thông số Quan Trắc theo các quy định hiện hành về Quan
Trắc Môi trường
Vận chuyển mẫu: vận chuyển mẫu phải bảo đảm ổn định về mặt số
lượng và chất lượng
Giao và nhận mẫu được tiến hành ở hiện trường hoặc ở phòng thí
nghiệm và phải có biên bản bàn giao.
Các vấn đề an toàn khi thực hiện Quan Trắc Môi Trường
Khi lấy mẫu ở các cống, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, ống khói hay
các khu vực sản xuất độc hại, cần cảnh giác với:
+ Nguy cơ nổ gây ra bởi hỗn hợp các khí nổ ở hệ thống sông.
+ Nguy cơ ngộ độc bởi các khí độc như H2S, CO, CH4
+ Nguy cơ bị ngạt do thiếu oxy.

+ Nguy cơ nhiễm bệnh do các vsv, mầm bệnh trong nước thải.
+ Nguy cơ bị thương do ngã hoặc trượt.
+ Nguy cơ bị cuốn đi khỏi dòng nước.
+ Nguy cơ do các vật rơi phải.
Vì vậy, khi tiến hành Quan Trắc Môi trường cần phải thực hiện các
công việc sau:
+ Kiểm tra nguy cơ nổ.

5

5


2.

1.
a.
-

-

b.
-

+ Kiểm tra sự có mặt của các khí độc (H2S, CO, CH4...) bằng phương
pháp đo nhanh.
+ Kiểm tra nồng độ oxy trong không khí.
+ Phải mực quần áo bảo hộ, đi bốt, đeo gang tay, đội mũ bảo hộ.
+ Khi vào hầm hoặc các không gian chật hẹp phải đeo máy thở.
+ Phải đảm bảo mọi tiêu chuẩn về vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với

công rãnh hay các dung dịch hóa chất, các khí độc.
+ Có dây bảo hiểm khi làm việc trên cao.
Quan Trắc trong phòng thí nghiệm: phân tích mẫu dựa vào các tiêu
chuẩn quy chuẩn
Câu 5: Quan trắc môi trường nước: lấy mẫu nước, bảo quản mẫu
Lấy mẫu nước
Lấy mẫu nước hồ
B1: quan sát bằng mắt trạng thái hồ và hiện tượng môi trường khi lấy
mẫu:
+ Sóng và cấp sóng;
+ Trạng thái dòng chảy, Các vật trôi nổi;
+ Sự phát triển của thủy sinh vật;
+ Các hiện tượng khác thường, đột biến;
+ Đo độ trong và nhiệt độ tại Thủy trực lấy mẫu
B2: Lấy mẫu nước
+ Sử dụng thiết bị lấy mẫu chuyên dùng để lấy mẫu nước và thực hiện
lấy mẫu theo hướng dẫn của thiết bị.
+ Đưa chai đến vị trí lấy mẫu, chờ cho dụng cụ ổn định, giật nút vòi
lấy mẫu theo dõi bọt khí nổi lên là chai đã đầy, kéo chai lên.
B3: Đo nhanh một số yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, DO, độ màu,
độ đục , độ mặn...
B4: Bảo quản mẫu: để tránh sai số, tránh nhiễm bẩn từ bên ngoài.
Mẫu nước ngầm
Lấy mẫu bơm:
+Bơm mẫu để làm sạch đường ống trước khi lấy mẫu ít nhất 10 phút.
+ Tráng rửa dụng cụ chứa mẫu hay chai đựng mẫu ít nhất 3 lần bằng
dung dịch mẫu đang bơm.
+ Đưa vòi lấy mẫu xuống gần đáy chai đựng mẫu và từ từ lấy mẫu,
vừa lấy mẫu vừa rút dần vòi lấy mẫu lên, sao cho khi nhấc hẳn vòi ra
thì nước trong chai vẫn tràn đầy.


6

6


-

c.
-

-

2.
a.
-

b.
c.
d.
e.

3.
a.

Lấy mẫu theo chiều sâu: Nhúng thiết bị lấy mẫu vào giếng đào hoặc
giống khoan để cho nước ở độ sâu đã định nạp đầy thiết bị rồi kéo lên
và chuyển vào bình chứa.
Quan trắc và lấy mẫu nước thải
Với mẫu nước thải công nghiệp cần phải lấy mẫu ở hai vị trí:

+ Lấy mẫu tại cống thải, kênh thải và hố ga.
+ Lấy mẫu tại trạm xử lý nước thải
Khi lấy mẫu nước cống, nước thải cần chú ý những nguyên nhân thay
đổi chất lượng:
+ Thay đổi hàng ngày;
+ Thay đổi giữa các ngày trong tuần lễ;
+ Thay đổi giữa các tuần lễ;
+ thay đổi giữa các tháng và các mùa.
Bảo quản mẫu
DO:
Cố định oxy:
Sau khi láy mẫu, tốt nhất là ở ngay hiện trường, lập tức thêm Mangan
(II) sunfat và hỗn hợp kiềm iodua + natri azid (NaN3)
Lật ngược bình vài lần để trộn đều mẫu cho kết tủa tạo ra hoàn toàn,
cần để yên ít nhất 5 phút rồi lại trộn đều bằng cách đảo ngược bình để
đảm bảo oxy đã được cố định hoàn toàn.
NO2: Làm lạnh 2oC đến 5oC
NH4: Axit hóa bằng H2SO4 đến pH < 3, làm lạnh 2oC đến 5oC
COD: Axit hóa đến pH < 2 bằng H2SO4 2oC đến 5oC, nơi tối.
Sắt tổng: Lọc khi lấy mẫu, axit hóa đến pH < 2.sở Quan Trắc Môi
trường không khí khái niệm điểm này để tác động đến sự tác động
Khái niệm đến đây là điểm Quan Trắc được lựa chọn để
Các thông tư
THÔNG TƯ 29: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LỤC ĐỊA
Điều 4. Mục tiêu quan trắc
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường nước mặt lục địa là:
1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực, địa phương;

7


7


2. Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép đối với môi
trường nước;
3. Đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian và không gian;
4. Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước;
5. Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường quốc gia,
khu vực, địa phương.

8

8


Điều 5. Thiết kế chương trình quan trắc
1. Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc cần
xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi
trường tác động.
2. Địa điểm và vị trí quan trắc
a) Việc xác định địa điểm quan trắc môi trường nước mặt lục địa phụ
thuộc vào mục tiêu chung của chương trình quan trắc và điều kiện cụ
thể của mỗi vị trí quan trắc;
b) Căn cứ vào yêu cầu của đối tượng cần quan trắc (sông, suối, ao,
hồ…) mà xây dựng lưới điểm quan trắc cho phù hợp. Số lượng các
điểm quan trắc phải được cấp có thẩm quyền quyết định hàng năm;
c) Vị trí quan trắc cần phải chọn ổn định, đại diện được cho môi
trường nước ở nơi cần quan trắc, được xác định tọa độ chính xác và
được đánh dấu trên bản đồ.

3. Thông số quan trắc
Thông số đo, phân tích tại hiện trường: pH, nhiệt độ (to), hàm lượng
oxi hòa tan (DO), độ dẫn điện (EC), độ đục, tổng chất rắn hòa tan
(TDS);
4. Thời gian và tần suất quan trắc
a) Tần suất quan trắc môi trường nước mặt lục địa được quy định như
sau:
- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng;
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 01 lần/quý.
Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, mục tiêu quan
trắc, đặc điểm nguồn nước cũng như điều kiện về kinh tế và kỹ thuật
mà xác định tần suất quan trắc thích hợp.
b) Tại những vị trí chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều hoặc có sự thay
đổi lớn về tính chất, lưu tốc dòng chảy thì số lần lấy mẫu nước mặt tối
thiểu là 02 lần/ngày, đảm bảo đánh giá bao quát được ảnh hưởng của
chế độ thủy triều.
5. Lập kế hoạch quan trắc
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm
các nội dung sau:
a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho
từng cán bộ tham gia;

9

9


b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan
trắc môi trường (nếu có);
c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường

và phân tích trong phòng thí nghiệm;
d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt
động quan trắc môi trường;
đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;
h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng
trong quan trắc môi trường.

b.

THÔNG TƯ 30: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 4. Mục tiêu quan trắc
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường nước dưới đất là:
1. Theo dõi sự biến đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học, hoạt tính
phóng xạ, thành phần vi sinh,… của nước dưới đất theo không gian và
thời gian, dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo;
2. Xác định mức độ tổn hại và dự báo những xu hướng thay đổi trước
mắt và lâu dài của môi trường nước dưới đất;
3. Làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, kiểm soát ô nhiễm, quy
hoạch sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường nước dưới đất.
1. Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải
xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi
trường tác động.

10

10



2. Địa điểm và vị trí quan trắc
Việc xác định địa điểm và vị trí quan trắc môi trường nước dưới đất
dựa vào các quy định sau đây:
a) Các vị trí quan trắc môi trường nước dưới đất sẽ được xác định trên
bản đồ phân vùng;
b) Vị trí quan trắc được đặt tại những nơi có khả năng làm rõ ảnh
hưởng của các nhân tố tự nhiên cũng như nhân tạo đến môi trường
nước dưới đất;
c) Giữa công trình khai thác nước dưới đất và nguồn gây bẩn phải có
một vị trí quan trắc.
3. Xác định thông số quan trắc
Thông số bắt buộc đo, phân tích tại hiện trường:
- Các yếu tố khí tượng, thuỷ văn liên quan;
- Mực nước và nhiệt độ tại các vị trí quan trắc là giếng khoan, giếng
đào;
- Lưu lượng và nhiệt độ tại các vị trí quan trắc là điểm lộ, mạch lộ;
- Tính chất vật lý của nước (màu, mùi, vị, độ đục);
- Độ pH;
- Một số chỉ tiêu về môi trường nước dễ biến đổi: độ dẫn điện (EC),
hàm lượng ôxy hoà tan (DO), thế ôxy hoá khử (Eh hoặc ORP), độ
kiềm.
4. Thời gian và tần suất quan trắc
Thời gian và tần suất quan trắc môi trường nước dưới đất cụ thể như
sau:

11

11



- Quan trắc ít nhất 02 lần/năm, một lần giữa mùa khô và một lần giữa
mùa mưa;
- Trong trường hợp đặc biệt đối với nước dưới đất không áp, trong
điều kiện tự nhiên, sẽ thay đổi rất mạnhnhững thay đổi về thời tiết thì
tần suất quan trắc là 01 lần/tháng.
5. Lập kế hoạch quan trắc
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm
các nội dung sau:
a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho
từng cán bộ tham gia;
b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan
trắc môi trường (nếu có);
c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường
và phân tích trong phòng thí nghiệm;
d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt
động quan trắc môi trường;
đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;
h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng
trong quan trắc môi trường
c. THÔNG TƯ 31: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN

Điều 4. Mục tiêu quan trắc
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường nước biển là:

12


12


1. Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước biển;
2. Xác định được xu thế diễn biến chất lượng nước biển theo không
gian và thời gian;
3. Kịp thời phát hiện và cảnh báo các trường hợp ô nhiễm nước biển,
các sự cố ô nhiễm nước biển;
4. Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý và bảo vệ môi trường
quốc gia, khu vực, địa phương.
Điều 5. Thiết kế chương trình quan trắc
1. Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải
xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi
trường tác động.
2. Địa điểm và vị trí quan trắc
Việc xác định vị trí quan trắc phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi
vị trí quan trắc và dựa vào các yêu cầu sau:
a) Điểm quan trắc phải là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ
các chất ô nhiễm của khu vực cần quan trắc;
b) Số lượng điểm quan trắc phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và tốc độ
tăng trưởng của quốc gia, khu vực, địa phương nhưng phải bảo đảm
đại diện của cả vùng biển hoặc đặc trưng cho một vùng sinh thái có
giá trị;
c) Các điểm quan trắc môi trường nước biển, quan trắc trầm tích đáy
và sinh vật biển phải bố trí kết hợp cùng với nhau;
d) Đối với nước biển xa bờ, điểm quan trắc là nơi chịu ảnh hưởng từ
các hoạt động kinh tế và quốc phòng như: thăm dò khai thác dầu khí,
khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, đánh bắt thuỷ sản… Các


13

13


điểm quan trắc thường được thiết kế theo các mặt cắt với nhiều điểm
đo.
3. Thông số quan trắc
3.1. Đối với môi trường nước biển
a) Thông số khi tượng hải văn, bao gồm:
- Gió: tốc độ gió, hướng gió;
- Sóng: kiểu hoặc dạng sóng, hướng, độ cao;
- Dòng chảy tầng mặt: hướng và vận tốc;
- Độ trong suốt, màu nước;
- Nhiệt độ không khí, độ ẩm, áp suất khí quyển;
- Trạng thái mặt biển.
b) Thông số đo, phân tích tại hiện trường: nhiệt độ (t o), độ muối, độ
trong suốt, độ đục, tổng chất rắn hoà tan (TDS), tổng chất rắn lơ lửng
(TSS), độ pH, hàm lượng oxi hoà tan (DO), độ dẫn điện (EC);
4. Thời gian và tần suất quan trắc
a) Thời điểm quan trắc
- Đối với vùng biển ven bờ: trong một đợt quan trắc, mẫu nước và
sinh vật biển được lấy vào thời điểm chân triều và đỉnh triều của một
kỳ triều có biên độ lớn nhất thuộc kỳ nước cường, mẫu trầm tích đáy
và sinh vật đáy lấy vào thời điểm chân triều.
- Đối với vùng biển xa bờ: lấy mẫu 01 lần tại vị trí điểm đo.
b) Tần suất quan trắc
- Nền nước biển: tối thiểu 02 lần/năm;

14


14


- Môi trường nước biển ven bờ: tối thiểu 01 lần/quý;
- Môi trường nước biển xa bờ: tối thiểu 02 lần/1 năm.
5. Lập kế hoạch quan trắc
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm
các nội dung sau:
a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho
từng cán bộ tham gia;
b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan
trắc môi trường (nếu có);
c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường
và phân tích trong phòng thí nghiệm;
d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt
động quan trắc môi trường;
đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;
h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng
trong quan trắc môi trường.

15

15


Câu 6: Quan trắc môi trường không khí: khái niệm điểm nền, điểm
tác động, điểm chịu tác động

1.

Khái niệm

-

Điểm nền: là điểm quan trắc được lựa chọn để đánh giá trạng thái các
thành phần môi trường đặc trưng cho 1 phạm vi nhất định mà ở đó sự
tác động của con người là nhỏ nhất.

-

Điểm tác động: là điểm quan trắc các nguồn xả thải hoặc là các nguồn
gây tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế - xã hội hay 1 cơ sở
sản xuất có thể làm thay đổi chất lượng môi trường trong khu vực.

-

Điểm chịu tác động: Là điểm quan trắc các thành phần môi trường
đang chịu tác động do các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra, có ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường.

2.

Ví dụ
Khi đo ô nhiễm môi trường owrr vành đai khu công nghiệp hay nhà
máy;

-


Điểm nền được đặt trước ống khói, ngược chiều với hướng gió.

-

Điểm tác động được đặt ở trong ống khói (nguồn thải cố định), ở vị trí
khoảng 80% chiều cao của cột khói.

-

Điểm chịu tác động được đặt ở vị trí “nhạy cảm” về môi trường và ở
cuối hướng gió vơi khoảng cách đến nguồn thải là 12 – 18 lần chiều
cao nguồn thải.

3.

Thông tư 28: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG
QUANH VÀ TIẾNG ỒN
Điều 5. Mục tiêu quan trắc
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường không khí xung
quanh là:

16

16


1.

1. Xác định mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành;

2. Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải riêng biệt hay nhóm các
nguồn thải tới chất lượng môi trường không khí địa phương;
3. Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm
và quy hoạch phát triển công nghiệp;
4. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo thời gian
và không gian;
5. Cảnh báo về ô nhiễm môi trường không khí;
6. Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung
ương và địa phương.
Điều 6. Thiết kế chương trình quan trắc
Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải
xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi
trường tác động.
2. Địa điểm và vị trí quan trắc
a) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường không khí xung
quanh căn cứ vào mục tiêu chương trình quan trắc;
b) Trước khi lựa chọn địa điểm, vị trí quan trắc, phải điều tra, khảo sát
các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại khu
vực cần quan trắc. Sau khi đi khảo sátthực tế vị trí các điểm quan trắc
được đánh dấu trên sơ đồ hoặc bản đồ;
c) Khi xác định vị trí các điểm quan trắc không khí xung quanh phải
chú ý:
- Điều kiện thời tiết: hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm,
nhiệt độ không khí;
- Điều kiện địa hình: địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông
thoáng và đại diện cho khu vực quan tâm. Tại những nơi có địa hình
phức tạp, vị trí quan trắc được xác định chủ yếu theo các điều kiện
phát tán cục bộ.
3. Thông số quan trắc

- Các thông số bắt buộc đo đạc tại hiện trường: hướng gió, tốc độ gió,
nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời;

17

17


- Các thông số khác: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nitơ
oxit (NOx), cacbon monoxit (CO), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số
(TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm (PM10), chì (Pb);.
4. Thời gian và tần suất quan trắc
a) Thời gian quan trắc phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mục tiêu quan trắc;
- Thông số quan trắc;
- Tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực
quan trắc;
- Yếu tố khí tượng
- Thiết bị quan trắc;
- Phương pháp quan trắc được sử dụng là chủ động hay bị động;
- Phương pháp xử lý số liệu;
- Độ nhạy của phương pháp phân tích.
b) Tần suất quan trắc
- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng;
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 06 lần/năm.
c) Lưu ý khi xác định tần suất quan trắc:
Khi có những thay đổi theo chu kỳ của chất lượng không khí, phải
thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để
phát hiện được những thay đổi đó;
5. Lập kế hoạch quan trắc

Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm
các nội dung sau:
a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho
từng cán bộ tham gia;
b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan
trắc môi trường (nếu có);
c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường
và phân tích trong phòng thí nghiệm;
d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt
động quan trắc môi trường;
đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;

18

18


1.

a.
-

-

-

b.


c.

d.

2.

h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất
lượng trong quan trắc môi trường.
Câu 7: Quan trắc môi trường đất
Lấy mẫu đất
Lấy mẫu theo tầng phát sinh
Đào phẫu diện đất: Phẫu diện thường rộng 1,2m, dài 1,5m, sâu đến
tầng đá mẹ hoặc ở những nơi có tầng đất dày thì sau 1,5 – 2m.
Lấy mẫu đất: Lần lượt lấy mẫu đất từ tầng phát sinh dưới cùng lên đến
tầng mặt. Mỗi tầng mẫu đất được đựng trong 1 túi nilon riêng, có ghi
rõ ràng các thông tin về mẫu đất. Lượng đất lấy từ 0,5 – 1kg là vừa.
Mẫu chính: lấy theo phẫu diện ở các tầng đất khác nhau. ở mỗi tầng có
thể lấy 5 mẫu đơn, sau đó trộn đều và lấy 1 lượng vừa phải theo
nguyên tắc lấy mẫu hỗ hợp.
Các mẫu phụ: Mẫu thu được bằng cách phân chia 1 cách ngẫu nhiên
những mẫu liên quan thành các phần bằng nhau hoặc không bằng
nhau, chủ yếu lấy ở tầng mặt, có thể lấy đến độ sâu 30cm.
Lấy mẫu riêng biệt: Hay còn gọi la mẫu đơn: là mẫu thu được bằng
các động tác đơn lẻ của thiết bị lấy mẫu và được lưu giữ, xử lý tách
biệt với các mẫu khác. Các điểm lấy mẫu đơn phải được bố trí cách
đều nhau 1 cách tương đối. Mỗi điểm lấy mẫu khoảng 200g bỏ vào 1
túi lớn.
Lấy mẫu hỗn hợp: Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy các mẫu
riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau, rồi trộn lại, sau đó lấy mẫu trung
bình.

Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: Các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và
trộn đều trên giấy hoặc nilon. Sau đó dàn mỏng và chia làm 4 phần
theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn đều lại. Tiếp tujctieesn
hành lấy mẫu như vậy cho đến khi thu được lượng mẫu cần thiết thì
dừng lại.
Thông tư 33: Quan trắc môi trường đất
Điều 4. Mục tiêu quan trắc
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường đất là:

19

19


1. Đánh giá hiện trạng môi trường đất;
2. Xác định xu thế, diễn biến, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và
sự cố môi trường đất;
3. Làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, kiểm soát ô nhiễm, quy
hoạch, sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi
trường);
4. Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường quốc gia, khu
vực, địa phương.
Điều 5. Thiết kế chương trình quan trắc
1. Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải
xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi
trường tác động.
2. Địa điểm và vị trí quan trắc
a) Để xác định chính xác các địa điểm và vị trí quan trắc, phải tiến hành
khảo sát hiện trường trước đó;

b) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc
vào mục tiêu chung và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc;
c) Quy mô của vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mật độ
lấy mẫu theo không gian, thời gian và tùy theo từng loại đất. Các vị trí
quan trắc thường ở vị trí trung tâm và xung quanh vùng biên;
d) Vị trí quan trắc môi trường đất được lựa chọn theo nguyên tắc đại
diện (địa hình, nhóm đất, loại hình sử dụng đất…) và phải đảm bảo
tính dài hạn của vị trí quan trắc;
đ) Vị trí quan trắc môi trường đất được chọn ở nơi đất chịu tác động
chính như: vùng đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp (chất thải công
nghiệp, thành phố, hạ lưu các dòng chảy trong thành phố); vùng đất

20

20


bạc màu có độ phì nhiêu tự nhiên thấp; vùng đất thâm canh trong nông
nghiệp; vùng đất có nguy cơ mặn hoá, phèn hóa; vùng đất dốc có nguy
cơ thoái hoá do xói mòn, rửa trôi; sa mạc hoá và lựa chọn một vài địa
điểm không chịu tác động có điều kiện tương tự để so sánh và đánh
giá.
3. Thông số quan trắc
Các thông số chung quan trắc môi trường đất là:
- Thông số vật lý
+ Thành phần cơ giới;
+ Kết cấu đất (đoàn lạp bền trong nước);
+ Các đặc trưng về độ ẩm (sức hút ẩm tối đa, độ ẩm cây héo);
+ Độ xốp, độ chặt, dung trọng, tỷ trọng;
+ Khả năng thấm và mức độ thấm nước.

- Thông số hóa học
+ pH (H2O, KCl);
+ Thế oxi hóa khử (Eh hoặc ORP);
+ N, P, K tổng số;
+ Chất hữu cơ;
+ Lân dễ tiêu, kali dễ tiêu;
+ Cation trao đổi (Ca2+, Mg2+, K+, Na+);
+ Dung tích hấp thu (CEC);
+ Độ no bazơ; (BS% = (Ca2+ + Mg2+ + K+ + Na+) x 100/CEC);
+ Độ dẫn điện, tổng số muối tan;

21

21


+ HCO3- (chỉ với đất mặn);
+ Các anion (Cl-, SO42- );
+ Tỷ lệ % của Na trao đổi; (ESP = %Na x 100/CEC);
+ Tỷ lệ hấp phụ Na; (SAR=1,41Na/(Ca+Mg)0,5);
+ NH4+, NO3-;
+ Kim loại nặng: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr;
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (chất trừ sâu bệnh, diệt cỏ tổng
hợp).
- Thông số sinh học
+ Vi sinh vật tổng số trong đất;
+ Vi khuẩn;
+ Nấm;
+ Giun đất.
4. Thời gian và tần suất quan trắc

Việc xác định thời gian và tần suất quan trắc như sau:
a) Thời gian quan trắc môi trường đất phải lựa chọn phù hợp với mục tiêu
quan trắc, kiểu quan trắc và bảo đảm việc quan trắc môi trường đất không
bị cản trở bởi những yếu tố ngoại cảnh;
b) Căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc và chu kỳ biến đổi
hàm lượng, tần suất quan trắc môi trường đất như sau:
- Đối với nhóm thông số biến đổi chậm: quan trắc tối thiểu 01 lần/3-5
năm;

22

22


- Đối với nhóm thông số biến đổi nhanh: quan trắc tối thiểu 01 lần/
năm.
5. Lập kế hoạch quan trắc
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm
các nội dung sau:
a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho
từng cán bộ tham gia;
b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan
trắc môi trường (nếu có);
c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường
và phân tích trong phòng thí nghiệm;
d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt
động quan trắc môi trường;
đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;
e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;

h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng
trong quan trắc môi trường.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
Môi trường nước

I.
1.

Xác định độ kiềm

a.

Khái niệm

-

Độ kiềm (A): Dung lượng của môi trường nước phản ứng với ion
hidro

23

23


-

Độ kiềm tổng (AT): Là độ kiềm ở điểm cuối theo metyl đỏ (metyl da
cam) được xác định bằng cách chuẩn độ với chỉ thị metyl đỏ hoặc
metyl da cam (pH=4,5) để đánh giá nồng độ hydro cacbonat, cacbonat
và hydroxyt trong nước.


-

Độ kiềm tự do (AP): là độ kiềm ở điểm cuối theo phenolphtalein đợc
xác định bằng cách chuẩn độ vơi chỉ thị phenolphtalein (pH=8,5) để
đánh giá nồng độ cacbonat và hydroxyt trong nước.

-

Đơn vị: milimolH+/l

b.

Công thức

-

Độ kiềm tự do AP =

-

Độ kiềm tổng số AT =

2.

Xác định độ cứng

-

Nước cứng là nước có hàm lượng ion canxi và magie cao.


-

Độ cứng của nước là 1 đại lượng dùng để biểu thị hàm lượng của ion
canxi và magie trong nước.
+ Độ cứng canxi; do canxi gây ra
+ Độ cứng magie: do magie gây ra.
+ Độ cứng tổng: do cả canxi và magie gây ra.

a.

Độ cứng tổng (TCVN 6226 : 1996)

-

Nguyên tắc: Chuẩn độ tạo phức ion canxi và ion magie với dung dịch
EDTA ở pH 10. Dùng ETOO làm chỉ thị. Tại cuối thời điểm chuẩn độ,
đ chuyển từ màu đỏ sang màu xanh.

-

Công thức:
C Ca2+ + Mg2+ = (mmol Ca2+ + Mg2+/l)

24

24


=


(mgCaCO3/l)

b.

Độ cứng canxi (TCVN 6226 : 1996)

-

Nguyên tắc: Chuẩn độ tạo phức ion canxi với dung dịch EDTA ở pH
12 – 13, dùng Murexit làm chỉ thị. Tại thời điểm kết thúc chuẩn độ, đ
chuyển từ màu đỏ sang màu tím hoa cà.

-

Công thức.
C Ca2+ = (mmol Ca2+/l)
= (mg CaCO3/l)

3.

Xác định ClCông thức
C Cl- = (mg/l)

4.

Xác định NH4+

-


Nguyên tắc: Ion amoni phản ứng với hypochlotite và phenol tạo phức
màu xanh đậm trong môi trường kiềm, chất xúc tác là natri
nitroprusside. Đo độ hấp thụ của dd ở bước sóng 640nm

-

Công thức: C mẫu = C đo x f (mgN/l)

5.

Xác định DO ( Phương pháp Winkler cải tiến TCVN 7324 : 2004)

a.

Khái niệm
DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do
quang hợp của tảo.
Nồng độ oxy tự do trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy
hóa chất, sự quang hợp của tảo...
Đơn vị: mg/l

25

25


×