Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.3 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA LỐI SỐNG THỬ
ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Nhóm ngành khoa học: Xã hội

Sơn La, tháng 05 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA LỐI SỐNG THỬ
ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Loan
Phàng Thị Mái
Hà Thị Tuấn
Quàng Văn Tích
Cà Văn Lanh

Nam, Nữ: Nữ
Nam, Nữ: Nữ
Nam, Nữ: Nữ
Nam, Nữ: Nam



Dân tộc: Kinh
Dân tộc: H’Mông
Dân tộc: Thái
Dân tộc: Thái

Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Thái

Lớp: K55 ĐHGD Chính trị A - Khoa: Lý luận Chính trị
Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Giáo dục Chính trị
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Loan
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hương

Sơn La, tháng 05 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
lãnh đạo nhà trường, các phòng đào tạo, nghiên cứu khoa học và tất cả các thầy giáo,
cô giáo trong khoa Lý Luận Chính Trị đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong quá
trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hương đã nhiệt tình
hướng dẫn, chỉ đạo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho đề tài nghiên cứu của chúng
em hoàn thành đúng tiến độ.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn sinh viên đang học tập tại Trường
Đại học Tây Bắc.
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã có nhiều có gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn
chỉnh nhất, song do bước đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, còn
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót

nhất định mà bản thân nhóm nghiên cứu chưa thấy được. Nhóm nghiên cứu rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài
được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa Lý luận Chính trị
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
-

Tên đề tài: Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viênTrường Đại học
Tây Bắc

-

Sinh viên thực hiện:
1, Nguyễn Thị Loan
2, Hà Thị Tuấn
3, Cà Văn Lanh
4, Phàng Thị Mái
5, Quàng Văn Tích

- Lớp: K55 ĐH Giáo dục chính trị A, khoa Lý luận Chính trị
- Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hương
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu tổng quát những ảnh hưởng của lối sống thử đối với một bộ phận
sinh viên trong trường Đại học Tây Bắc. Tìm ra các nguyên nhân của vấn đề, thông

qua đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lối
sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
3. Tính mới và sáng tạo
Vấn đề sống thử trong giới trẻ hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nóng ở nước
ta những năm gần đây. Đối với phạm vi Trường Đại học Tây Bắc cho đến nay đã có một đề
tài nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về những ảnh
hưởng của lối sống thử. Vì vậy, đề tài “Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên
Trường Đại học Tây Bắc” sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên mô tả thực trạng, phân tích
những ảnh hưởng,tìm ra những nguyên nhân nhằm đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế
những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viênTrường Đại học Tây Bắc.
4. Kết quả nghiên cứu
Mô tả được thực trạng sống thử trong sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, đưa
ra các nguyên nhân và phân tích những ảng hưởng từ đó đưa ra một số giải pháp để
hạn chế những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả trong việc hạn chế ảnh hưởng của lối sống
thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc nói riêng và các trường đại học, cao
đẳng nói chung.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có): đề tài chưa có công bố khoa học.
Ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Loan


Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài
Nhóm sinh viên đã tích cực tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, xây dựng phiếu điều
tra. Thông qua phỏng vấn sâu, quan sát thực tế, xử lý số liệu phiếu điều tra nhóm
nghiên cứu đã báo cáo được thực trạng sống thử của sinh viên Trường Đại học Tây
Bắc, tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến quyết định sống thử của một bộ phận sinh
viên từ đó phân tính những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại
học Tây Bắc. Thông qua đó nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
Xác nhận của khoa

Ngày 15 tháng 05 năm 2017
Giảng viên hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Nguyễn Thị Hƣơng


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa Lý Luận Chính Trị
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Thị Loan
Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1995
Nơi sinh: Thanh An – Điện Biên – Lai Châu
Lớp: K55 ĐH Giáo dục chính trị A

Khóa: K55


Khoa: Lý Luận Chính Trị
Địa chỉ liên hệ: Kí túc xá K7 - Trường Đại học Tây Bắc
Điện thoại:

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm 1 đến năm đang
học)
* Năm thứ 1
Khoa: Lý Luận Chính Trị

Ngành học: Giáo dục Chính Trị

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường và khoa tổ chức,
tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp.
* Năm thứ 2
Khoa: Lý Luận Chính Trị Ngành học: Giáo dục Chính Trị
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Khoa Lý Luận Chính Trị khen thưởng có thành tích học tập xuất
sắc, đoàn Trường Đại học Tây Bắc khen thưởng có thành tích xuất sắc trong hoạt động
phong trào thanh thiếu niên, tham gia các hoạt động do nhà trường và khoa tổ chức.
Xác nhận của trƣờng đại học
(Ký tên và đóng dấu)

Ngày tháng năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(Ký, họ và tên)


Nguyễn Thị Loan


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ........................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................3
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................................................4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................4
7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................4
8. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................5
9. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................5
10. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA LỐI SỐNG THỬ ...6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................................6
1.1.1. Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý ....................................................................6
1.1.2. Lý thuyết kiểm soát xã hội .....................................................................................6
1.2. Một số khái niệm liên quan .......................................................................................8
1.2.1. Khái niệm sinh viên và một số nét tâm lý đặc trưng của sinh viên .......................8
1.2.2. Khái niệm sống thử ...............................................................................................10
1.3. Quan niệm về sống chung trước hôn nhân ..............................................................11
1.3.1. Hôn nhân của người Việt Nam trong xã hội truyền thống ..................................11
1.3.2. Hôn nhân trong xã hội hiện đại ............................................................................14
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƢỞNG
TIÊU CỰC CỦA LỐI SÔNG THỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
TÂY BẮC .......................................................................................................................16
2.1. Một vài nét về Trường Đại học Tây Bắc và khách thể nghiên cứu ........................16
2.1.1.Vị trí địa lí của Trường Đại học Tây Bắc..............................................................16

2.1.2. Khái quát về sự phát triển của nhà trường ...........................................................16
2.1.3. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ...........................................................................17
2.2. Khái quát thực trạng sống thử trong giới trẻ Việt Nam và của sinh viên Trường
Đại học Tây Bắc..............................................................................................................18
2.2.1. Khái quát thực trạng sống thử trong giới trẻ Việt Nam .......................................18


2.2.2. Thực trạng sống thử của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc ..............................19
2.3. Nguyên nhân dẫn đến việc sống thử ..........................................................................25
2.3.1. Nguyên nhân từ phía cá nhân ...............................................................................26
2.3.2. Lý do từ phía gia đình...........................................................................................30
2.3.3. Lý do từ phía xã hội ..............................................................................................32
2.4. Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc ...34
2.4.1. Ảnh hưởng tích cực ..............................................................................................35
2.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực ..............................................................................................37
2.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống
thử đối với sinh viên .......................................................................................................42
2.7.1. Đối với cá nhân .....................................................................................................43
2.7.2. Đối với gia đình ....................................................................................................44
2.7.3. Đối với xã hội .......................................................................................................45
2.7.4. Đối với nhà trường................................................................................................45
PHẦN 3: KẾT LUẬN ...................................................................................................47
1. Kết luận .......................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................48
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SV


Sinh viên

PVS

Phỏng vấn sâu

QHTD

Quan hệ tình dục

ĐHTB

Đại học Tây Bắc


DANH MỤC BIỂU TRONG ĐỀ TÀI

Biểu đồ 1. Cơ cấu dân tộc

18

Biểu đồ 2. Mức độ biết về lối sống thử qua các kênh thông tin

20

Biểu đồ 3. Đánh giá của sinh viên về hiện tượng sống thử

21

Biểu đồ 4. Hình thức sống


23

Biểu đồ 5. Đánh giá nguyên nhân tham gia sống thử

25

Biểu đồ 6. Đánh giá lợi ích của lối sống thử

26

Biều đồ 7. Đánh giá những ảnh hưởng của lối sống thử

35


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, một kỉ nguyên đánh dấu bước ngoặt về
kinh tế, khoa học và nhất là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm cho
cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Trong quá trình đổi mới, hội nhập
quốc tế, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về kinh tế từ một nước kém phát triển trở
thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Cùng với sự phát triển
kinh tế, sự hiện đại trong phong cách sống và sự du nhập của lối sống phương Tây vào
giới trẻ ngày càng mạnh mẽ hơn. Giới trẻ Việt Nam hiện nay có cách nghĩ và lối sống
hiện đại hơn, quan niệm về giới tính cũng thoáng hơn so với trước đây.
Những giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, kéo theo đó là
cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ hiện nay quá lạm dụng sự tự do để chạy theo lối sống
hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu, họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền
tảng cốt yếu của con người.

Một vấn đề cấp thiết và nhức nhối trong xã hội Việt Nam hiện nay đó là tình
trạng “sống thử”. Sống thử (sống chung trước hôn nhân) – hay tình trạng nam, nữ
thanh niên, chủ yếu là sinh viên sống xa gia đình tự đến sống với nhau như vợ chồng
mà không được sự đồng ý của cha mẹ đôi bên. Điều này tạo ra cú sốc lớn không chỉ
đối với bậc cha mẹ mà đối với cả dư luận xã hội, vì nó phá vỡ quy tắc, chuẩn mực liên
quan đến hôn nhân truyền thống và hiện đại như: thiếu sự tham gia và chứng kiến của
gia đình. Đặc biệt là việc sống thử trước hôn nhân không được pháp luật Việt Nam
thừa nhận. Không ít thanh niên đã sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
vẫn luôn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay.
Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về việc sống thử (sống chung trước hôn
nhân), có ý kiến thì đồng tình, ủng hộ, có ý kiến thì phê phán không chấp nhận nhưng
cũng có những ý kiến mang tính trung lập không đồng tình cũng không phản đối.
Nhưng một thực tế không phủ nhận được là việc “sống thử” đã ảnh hưởng sâu sắc đến
lối sống của sinh viên nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung.
Sống thử không còn là một hiện tượng diễn ra trong một bộ phận giới trẻ mà
ngày càng trở nên phổ biến trong thanh niên, trong đó có khá nhiều sinh viên các
trường đại học, cao đẳng bao gồm cả sinh viên trường Đại học Tây Bắc đang sống thử.

1


Từ khi lối sống thử du nhập vào Việt Nam đến nay đã có một số công trình
nghiên cứu về vấn đề này để phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng, hậu quả của
lối sống thử. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về những ảnh hưởng của lối
sống thử đối với sinh viên trường Đại học Tây Bắc. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc” để
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong xã hội hiện đại ngày nay cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế, đời
sống vật chất cũng từng bước được cải thiện và nâng cao hơn, qua đó đời sống tinh

thần của con người cũng có nhiều thay đổi, sự chuyển biến về tư tưởng, cách nghĩ,
cách làm của con người cũng trở nên thoáng hơn, có nhiều biến đổi hơn. Trong đó sự
biến đổi của gia đình có thể được xem là bức tranh phản ánh sâu sắc sự biến đổi của xã
hội hiện nay, sự biến đổi này được biểu hiện ở các mặt như: quy mô, cơ cấu, vai trò,
chức năng của gia đình. Hiện nay, mô hình gia đình truyền thống vẫn tồn tại, song
song với đó là sự phổ biến ngày càng nhiều của các kiểu gia đình mới như: gia đình
đồng tính, gia đình đơn thân... đặc biệt là việc sống chung trước hôn nhân của các cặp
đôi nam nữ có thể được coi là một mô hình gia đình tiền hôn nhân.
Tình trạng sống thử trong sinh viên nói riêng và trong giới trẻ Việt Nam hiện nay
nói chung đã và đang trở thành vấn đề nóng ở nước ta trong những năm gần đây. Đã
có một số công trình, đề tài nghiên cứu, một số bài báo nghiên cứu về vấn đề sống
chung trước hôn nhân trong giới trẻ Việt Nam hiện nay, cụ thể là:
Năm 2011, Nguyễn Đức Chiện đã nghiên cứu luận án “Sống chung trước hôn
nhân của nam, nữ sinh viên hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội). Tác giả đã làm rõ thực trạng, những nguyên nhân dẫn đến quyết
định sống thử của SV và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế việc tham gia sống thử
của SV Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Năm 2013, Luận văn thạc sĩ xã hội học của An Thị Hồng Hoa tại Học viện khoa
học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam nghiên cứu về “Nhận thức của
sinh viên về sống thử” (nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Tây Bắc). Tác giả
đã đánh giá thực trạng của lối sống thử, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức
của SV từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của SV.

2


Năm 2008, trên tạp chí Hạnh phúc gia đình số 3, tác giả Trịnh Xuân Hòa có bài
viết “Sống thử bất hạnh thật”. Đưa ra những hậu quả của lối sống thử đối với các cá
nhân tham gia, gia đình và xã hội.
Các đề tài nghiên cứu trên hầu hết đã chỉ ra được việc sống thử (sống chung

trước hôn nhân) bắt nguồn từ tác động của sự hội nhập, của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đề cao quyền tự do cá nhân. Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
vào lối sống này của các cá nhân, đánh giá khách quan những hậu quả của lối sống
này. Đó là những yếu tố quan trọng dẫn đến việc tự quyết định của mỗi cá nhân và họ
coi sống thử, sống chung trước hôn nhân để trải nghiệm cuộc sống gia đình trước khi
bắt đầu một cuộc sống gia đình thật sự.
Trong đề tài này chúng tôi đã chọn Trường Đại học Tây Bắc - ngôi trường được
đặt trên địa bàn tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn - là địa bàn để
nghiên cứu tìm hiểu về những ảnh hưởng của lối sống thử và những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến việc sống thử của sinh viên đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm hạn
chế những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một bộ phận sinh viên
Trường Đại học Tây Bắc trong độ tuổi 18 đến 24 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học Tây Bắc
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tổng quát và mô tả được thực trạng sống thử trong một bộ phận
sinh viên trường Đại học Tây Bắc. Tìm ra các nguyên nhân của vấn đề, thông qua đó
đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lối sống thử.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng sống thử của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
Tìm hiểu, phân tích được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống thử của sinh
viên Trường Đại học Tây Bắc.

3



Tìm hiểu, phân tích được những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên
Trường Đại học Tây Bắc.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
5.1. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
5.2. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và khả năng thực hiện nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu trên phạm vi một số xóm trọ gần khu vực Trường Đại học Tây Bắc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu có hiệu quả nhóm nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất: Tiếp cận địa bàn, thu thập, xử lí thông tin về đề tài nghiên cứu.
Thứ hai: Sử dụng các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu làm rõ thực trạng,
nguyên nhân và những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại học
Tây Bắc.
Thứ ba: Sử dụng các phương pháp thực tiễn để đạt được mục tiêu đề ra.
7. Giả thuyết khoa học
Sinh viên (SV) Trường Đại học Tây Bắc quan niệm sống thử là hiện tượng tất
yếu trong xã hội hiện đại. Ngày nay, có xu hướng ngày càng nhiều người trong giới trẻ
lựa chọn hình thức sống thử, giới trẻ mà tập trung chủ yếu là SV là nhóm người tiếp
cận nhanh với cuộc sống hiện đại, thích thử nghiệm cuộc sống của mình. Vì vậy, họ
lựa chọn sống thử để trải nghiệm bản thân, để khẳng định mình và có kinh nghiệm hơn
trong cuộc sống gia đình sau này.
Sự lựa chọn sống thử của SV Trường Đại học Tây Bắc còn xuất phát từ bản thân
nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý. Ngoài ra sự tác động từ bên ngoài như do sống xa
gia đình, do lối sống hiện đại đem lại quan niệm “yêu là phải dành trọn cho nhau”, do
tác động môi trường sống, của các phương tiện thông tin truyền thông như Internet,
phim ảnh,... cũng là một trong những yếu tố tác động đến quyết định sống thử hay sống
chung trước hôn nhân của nam nữ SV. Tuy nhiên nhiều SV chỉ biết đến cái lợi trước
mắt của lối sống thử mà lãng quên đi những ảnh hưởng, hệ lụy của lối sống này.


4


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tìm hiểu, nghiên cứu các chuyên khảo về hôn nhân gia đình, quan hệ tình dục
trước hôn nhân, các bài báo có nội dung về sống thử, sức khoẻ sinh sản của thanh niên
nói chung và của SV nói riêng, các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các luận
văn, luận án có nội dung nghiên cứu liên quan đến sống thử, sống chung trước hôn
nhân và những thông tin thu thập qua khảo sát thực tế.
8.2. Phương pháp điều tra xã hội học
8.2.1. Sử dụng bảng hỏi tự điền
Trường Đại học Tây Bắc là trường đại học đa ngành với hai hệ đào tạo là đại
học và cao đẳng nên nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu bảng hỏi tự điền đối với
100 SV lấy ngẫu nhiên ở bốn khóa, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư.
8.2.2. Phương pháp quan sát
Trong quá trình thực hiện phỏng vấn nhóm nghiên cứu thái độ, hành vi, ứng xử
của SV đối với vấn đề nghiên cứu. Kết quả quan sát nhằm củng cố các ghi nhận, phân
tích của đề tài nghiên cứu.
8.2.3. Phỏng vấn sâu
Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện trên một số SV là người Kinh, người
dân tộc thiểu số, SV tham gia sống thử và SV không tham gia sống thử.
9. Đóng góp của đề tài
Phát hiện thực trạng sống thử trong sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
Tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống thử trong sinh viên Trường
Đại học Tây Bắc.
Tìm hiểu được những ảnh hưởng của lối sống thử đối với sinh viên Trường Đại
học Tây Bắc.
10. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các danh mục tham khảo, mục lục, phục lục.
Nội dung chính của đề tài gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về lối sống thử
Chương 2: Thực trạng lối sống thử của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc
5


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA LỐI SỐNG THỬ
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý
Thuyết trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý bắt nguồn từ những tư duy kinh tế
học. Trong đó các nguồn lực và quyền lực đóng vai trò then chốt, là cơ sở cho sự trao
đổi. Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là nhà xã hội học người Mỹ G.Homans,
theo ông các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và
tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự.
Luận điểm gốc của lý thuyết này cho rằng con người luôn hành động một cách
duy lý với sự tính toán về mối quan hệ giữa cái lợi và cái mất (chi phí cá nhân bỏ ra và
lợi ích mà họ nhận lại). Các chủ thể của hành động luôn hành động có chủ đích và
đồng thời cân nhắc và tính toán làm sao chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng lại nhận được
phần thưởng hoặc lợi ích nhiều nhất.
Các nhà nghiên cứu về gia đình nhận định thuyết này phát huy vai trò rất tốt khi
được vận dụng để phê phán tính lựa chọn bạn đời và ly hôn. Đối với vấn đề sống thử,
lý thuyết lựa chọn hợp lý giải thích khía cạnh về sự lựa chọn hay không lựa chọn hành
vi sống thử của sinh viên có mối quan hệ như thế nào đến những lợi ích và chi phí mà
họ phải bỏ ra và nhận lại nói về quan hệ trao đổi và lựa chọn hợp lý trong sống thử của
SV, nếu giả định rằng các cá nhân, SV tham gia vào sống thử đều cố gắng tối đa hoá
cái “được” và giảm cái “mất” mà họ có thể có được trong mối quan hệ này. Cái
“được” hay “lợi” của sống thử không chỉ hiểu ở góc độ kinh tế, mà nó có thể bao hàm
các khía cạnh tình cảm, tâm sinh lý, chia sẻ, phục vụ và đảm bảo sự che chở lẫn nhau.

Cách tiếp cận theo thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý sẽ giải thích các cá nhân cân
nhắc những điều “được” hay “lợi ích”, những điều “mất” hay “bất cập” khi lựa chọn
hình thức sống thử nhằm có lợi nhất cho mình.
1.1.2. Lý thuyết kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội (social control) là thuật ngữ được sử dụng từ lâu trong các
nghiên cứu xã hội học, nhất là các nghiên cứu về lệch chuẩn xã hội. Kiểm soát xã hội
được xem là sự bố trí của hệ thống chuẩn mực, hệ thống giá trị và đi kèm với đó là các
chế tài. Sự kiểm soát này sẽ làm cho hành vi của các cá nhân, các nhóm đi vào khuôn
6


mẫu đã được xã hội thừa nhận là đúng là hợp lý, cần phải làm theo. Cũng cần hiểu
rằng, đối với những hành vi lệch chuẩn hệ thống chế tài của kiểm soát xã hội sẽ định
hướng vào khuôn phép hay một trật tự mà số đông cho là đúng.
Theo quan điển của Bruce J.Cohen, Terri L Orbuch “kiểm soát xã hội nhằm
đảm bảo các thành viên của một xã hội làm theo các chuẩn mực và quy tắc của xã hội
hiện tồn. Các chuẩn mực và quy tắc xã hội định rõ những hành vi nào của cá nhân
được xã hội mong đợi”.
Quá trình kiểm soát xã hội được thực hiện thông qua các cơ chế:
Thứ nhất, kiểm soát nội tâm nhằm mục tiêu là các hành vi phải tuân theo những
khuôn mẫu xã hội chấp nhận. Để thực hiện một cách trọn vẹn các mục đích đó, tất cả
các thành viên của xã hội sẽ phải hành động trong một xã hội mà các hành động đó
được chấp nhận. Để được như vậy trước hết là các thành viên của xã hội cần biết rõ và
phân biệt được cái đúng và cái sai, cái thích hợp và cái không thích hợp của hành vi.
Thứ hai, kiểm soát xã hội từ bên ngoài, dùng để bảo vệ trật tự xã hội, khi mà
quá trình xã hội hoá không thành công, cá nhân không thể hoặc không muốn nội tâm
hoá các giá trị, chuẩn mực và quy tắc xã hội. Kiểm soát bên ngoài thông qua các hình
thức như chế diễu, tẩy chay, khinh bỉ, dè bỉu và trừng phạt. Áp lực từ bên ngoài buộc
cá nhân phải sợ hãi sự trừng phạt hoặc tẩy chay của cộng đồng. Kiểm soát xã hội bên
ngoài có thể được thể hiện ra ở cơ chế chính thức và không chính thức.

Kiểm soát xã hội không chính thức tồn tại trong các nhóm sơ cấp như trong gia
đình, nhóm bạn bè, nhóm làm việc hoặc những nhóm xã hội nhỏ khác. Kiểm soát xã
hội không chính thức đối với cá nhân biểu hiện ở sự chế diễu, xa lánh, ly khai, khinh
bỉ, trừng phạt hoặc là cả sự đe doạ. Việc các cá nhân sợ hãi sự tẩy chay của cộng đồng
mà mình đang sống trong đó đã thể hiện một cách có hiệu quả. Bởi lẽ sự thừa nhận của
nhóm là có tầm quan trọng đặc biệt.
Kiểm soát xã hội chính thức tồn tại trong một số thiết chế xã hội và một vài cơ
quan trọng yếu. Các tổ chức đó bao gồm cơ quan cảnh sát, nhà tù, toà án… Hệ thống
chủ yếu của kiểm soát xã hội chính thức có một cơ chế điều luật kèm theo.
Như vậy, kiểm soát xã hội là chỉ những quá trình xã hội quy định, điều chỉnh
hành vi của các cá nhân hay nhóm. Do mọi xã hội đều có những chuẩn mực và những
quy tắc chi phối cách ứng xử, nên mọi xã hội đều có những cơ chế tương ứng để đảm
bảo sự tuân thủ chuẩn mực và để đối phó với lệch chuẩn.
7


Trong đề tài này việc vận dụng quan điểm của lý thuyết kiểm soát xã hội nhằm
bổ sung, giải thích các yếu tố chi phối hành vi tham gia sống chung trước hôn nhân
của SV mà thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý không bao quát được. Chuẩn mực xã hội
hiện nay bao gồm các bước đi sau đây trong quá trình tiến tới hôn nhân: con cái tìm
người yêu, xin ý kiến của bố mẹ, nếu bố mẹ đồng ý thì sẽ tiến tới đăng kí kết hôn sau
đó mới sống chung. Sống thử hay sống chung trước hôn nhân là một hành vi lệch
chuẩn xã hội vì nó phá vỡ trình tự các bước trên và hành vi này có liên quan đến thực
trạng của cơ chế và biện pháp của các thiết chế xã hội. Các thiết chế (gia đình, nhà
trường, đoàn thể...) luôn có chức năng uốn nắn hướng cá nhân thực hiện hành vi yêu
đương theo những chuẩn mực mà xã hội mong đợi.
Tóm lại, việc vận dụng lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý và lý thuyết kiểm
soát xã hội trong đề tài này nhằm giải thích cho hiện tượng sống thử của SV. Tại sao
nhóm SV này lựa chọn hình thức sống thử và nhóm SV khác lại không. Cách tiếp cận
các lý thuyết được nên trong đề tài sẽ bổ trợ cho nhau và giúp cho việc lý giải thấu đáo

lý do tham gia sống thử của nam nữ SV trường Đại học Tây Bắc hiện nay.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Khái niệm sinh viên và một số nét tâm lý đặc trưng của sinh viên
*Khái niệm sinh viên
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, sinh viên là những người đang theo học
tại các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu lao động của xã hội. Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng latinh là
“student” có nghĩa là người học tập, nghiên cứu, người tìm kiếm khai thác tri thức.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng năm 2005 thì sinh
viên là “người học ở bậc đại học”.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thì nhìn nhận: Đối với mỗi người Việt Nam chúng
ta, hai tiếng sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp. Đó là thế hệ còn quá
sớm để được coi là từng trải, dày dạn, nhưng cũng quá muộn để bị coi là non nớt, thơ
ấu. Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó, họ nhìn đời một cách nghiêm trang mà
không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên. Họ là thế hệ của học hỏi, rèn luyện, ước mơ. Họ là
tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một thời. V.I.Lênin đã từng đánh giá: sinh
viên là bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trình độ tiên tiến nhất

8


trong hàng ngũ thanh niên. Song bên cạnh đó sinh viên còn thiếu kinh nghiệm sống,
cần được bổ sung bằng kinh nghiệm của lớp chiến sĩ già.
SV cũng được hiểu là nhóm xã hội đang trong quá trình xã hội hoá nghề
nghiệp. SV là đối tượng thích nghi với cuộc sống hiện đại thích thử nghiệm với chính
cuộc sống của mình. Trong đề tài này chỉ đề cập đến SV đang theo học tại trường Đại
học Tây Bắc – Thành phố Sơn La, độ tuổi từ 18 đến 25.
* Một số nét tâm lý đặc trưng của sinh viên
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi
phối của hoạt động chủ đạo. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến sinh viên, những người có

hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các
trường cao đẳng, đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi
thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên
có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự
phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang
học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực,
phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề
nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng
hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa
học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng
lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào
phương pháp học tập của họ.
Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc
sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em
sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV được
trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời,
họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn
sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.
Một số đặc điểm tâm lý nổi bật của sinh viên là: có trình độ phát triển nhận thức
cao, tư duy nhạy bén, linh hoạt với xu hướng thời đại, xu hướng nhân cách phát triển
rõ rệt biểu hiện trong học tập. Tự đánh giá và ý thức ở sinh viên phát triển mạnh mẽ,
nhờ đó giúp sinh viên tự giáo dục và tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của
người trí thức tương lai, đó là cơ sở tạo nên lối sống cũng như chi phối đến định hướng
giá trị sống của sinh viên.
9


Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp
người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không
đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục

khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi
trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích
cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của
gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm
và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình độ nhất
định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là
sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi
những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát
triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp
xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây.
Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết.
Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng
bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét
văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
không có lợi cho bản thân họ.
* Các hoạt động cơ bản của sinh viên
Các hoạt động cơ bản của sinh viên: hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp ứng
xử, hoạt động chính trị - xã hội...
1.2.2. Khái niệm sống thử
Sống thử hay sống chung trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí
Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp
nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không tổ chức hôn lễ cũng
không đăng ký kết hôn.
Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh
Khiếu cho rằng không nên dùng từ sống thử, mà phải là "Chung sống phi hôn
nhân" thì mới thật chính xác. Các cặp đôi gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay
và sống với người khác. "Đấy không phải là sống thử mà là sống thật, sống hết sức
nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều
thật".[1] Có điều sự chung sống này thiên về thỏa mãn dục vọng, tình cảm tức

10


thời, "chán thì chia tay" chứ không đi liền với các nghĩa vụ và trách nhiệm. So với
những cặp vợ chồng thực thụ, Chung sống phi hôn nhân không được pháp luật cũng
như xã hội thừa nhận, do đó các cặp đôi tham gia không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào
với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn
nhân.
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài này có thể hiểu sống thử là quá trình chung
sống của nam nữ SV khi chưa đăng kí kết hôn và cũng chưa tổ chức đám cưới. Trên
phương diện pháp lý những cặp đôi này chưa được công nhận là vợ chồng nhưng
trên thực tế họ ăn chung, ở chung, ngủ chung, sinh hoạt như một đôi vợ chồng thật.
Vậy có thể dùng các khái niệm tương đương như chung sống trước hôn nhân, gia
đình tiền hôn nhân…
Trong nghiên cứu đề tài này, SV tham gia sống thử có nghĩa là chỉ những
cặp một nam và một nữ SV đang theo học các khoá đào tạo chính thức của Đại học
Tây Bắc đang tham gia sống chung với nhau, họ ăn, ở, ngủ cùng nhau trong một phòng
trọ bên ngoài nhà trường. Họ cùng nhau chia sẻ tài chính, việc nội trợ, học tập và quan
hệ tình dục… Hình thức sống chung của họ có thể chưa được gia đình biết, và pháp
luật không thừa nhận.
Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu nhìn nhận sống thử như một hiện tượng
xã hội, nó chỉ hình thành và xuất hiện trong xã hội hiện đại. Nhóm nghiên cứu xem xét
hiện tượng này ở ba khía cạnh: thực trạng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của lối
sống thử đối với SV Trường Đại học Tây Bắc.
1.3. Quan niệm về sống chung trƣớc hôn nhân
1.3.1. Hôn nhân của người Việt Nam trong xã hội truyền thống
Sự phát triển của xã hội Việt Nam qua từng thời kì thì thiết chế hôn nhân cũng
không ngừng vận động và biến đổi. Sự biến đổi từ chuẩn mực hôn nhân truyền thống
sang hiện đại là cả một quá trình thể hiện dấu ấn của bối cảnh kinh tế văn hóa xã hội
của đất nước. Mỗi chế độ xã hội khác nhau quyền con người về hôn nhân và gia đình

được đề cập, tôn trọng và bảo vệ ở những cấp độ khác nhau có sự khác biệt thay đổi do
tác động bởi điều kiện kinh tế ở mỗi giai đoạn phát triển và bởi yếu tố đặc thù về đạo
đức, phong tục, tập quán truyền thống. Theo Trần Ngọc Thêm “tiến trình văn hóa Việt
Nam có thể chia thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung
Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây”. Trong suốt quá trình đó, gia
11


đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng
xử, trong nếp sống thể hiện quan niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người
Việt và tạo nên những nét đặc thù riêng của văn hoá gia đình Việt Nam.
Văn hóa hôn nhân trong lớp văn hóa bản địa luôn gắn liền với tính cộng đồng.
Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn
nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không
phải là việc hai người lấy nhau mà là việc hai bên cha mẹ, hai họ dựng vợ gả chồng
cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của tập thể, trước hết là quyền lợi của
gia tộc, việc hôn nhân tuy là hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ qua
lại giữa hai gia tộc. Hôn nhân luôn là vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng từ những
cuộc hôn nhân nổi danh như: công chúa Huyền Trân với Chàm Chế Mẫn, công chúa
Ngọc Hân với Nguyễn Huệ, rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu
chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm
củng cố đường biên giới quốc gia, cho đến tuyệt đại bộ phận các cuộc hôn nhân vô
danh của thường dân tất cả đều làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn
nhỏ. Khi quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy
người ta mới lo đến nhu cầu của riêng tư.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, đặc điểm về hôn nhân trong lớp văn hóa
giao lưu với Trung Hoa có sự khác biệt so với lớp văn hóa bản địa. Khi đô hộ nước ta,
các thế lực phong kiến phương Bắc áp dụng chính sách đồng hóa triệt để thông qua
việc truyền bá, áp dụng đường lối của chủ nghĩa Khổng - Mạnh (Nho giáo) và pháp
luật của các nhà nước phong kiến Trung Quốc. Về mặt hôn nhân và gia đình, quan

điểm Khổng - Mạnh đề ra những quy tắc hiếu lễ, lễ nghĩa, xây dựng đường lối sống
mới bắt dân ta làm theo. Bắt đầu từ thời Hán, truyền bá những quy tắc, điều lệ hôn
nhân và gia đình của phong kiến phương Bắc như phép giá thú, việc dùng sính lễ
nhằm tấn công phong tục thuần hậu, chất phác của nhân dân Việt Nam, mở đầu cho
hôn nhân phong kiến phiền phức và tốn kém.
Sau khi kết thúc thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên Đại Việt,
nước ta có sự thay đổi về luật lệ, tuy nhiên ảnh hưởng của Nho giáo ngày càng mạnh
mẽ nên nhìn chung, pháp luật của nhà nước Việt Nam thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất
sâu sắc hệ thống pháp luật phong kiến Trung Quốc, về hình thức cũng như nội dung.
Tiêu biểu nhất cho chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến Việt Nam là hai bộ luật:
12


Quốc triều Hình luật ban hành dưới thời Lê (thế kỷ XV) và Hoàng Việt luật lệ ban
hành dưới thời Nguyễn (1815). Quan hệ hôn nhân trong thời kỳ này được thực hiện
theo nguyên tắc “không tự nguyện, một chồng nhiều vợ, vợ chồng không bình đẳng”
và việc kết hôn phải được sự cho phép của cha mẹ. Các bộ Quốc triều Hình luật và
Hoàng Việt luật lệ điều quy định việc kết hôn phải thực hiện dưới sự đứng đầu sắp
đặt của cha mẹ hoặc người trưởng họ hoặc trưởng làng. Trường hợp đôi nam nữ tự ý
sống với nhau như vợ chồng mà không qua nghi lễ luật định, gọi là “cẩu hợp’’, thì bị
phạt rất nặng nề người con trai phải nộp tiền tạ cho cha mẹ người con gái, đồng thời
người con gái bị phạt 50 roi. Sau đó giá thú mới được gọi là hợp pháp. Còn trường
hợp tiền dân hậu thú, trước thông dâm với nhau rồi sau mới cưới thì con trai bị đánh
80 trượng, con gái bị đánh 50 roi. Như vậy, trong xã hội phong kiến Việt Nam cũng
có những quy định hết sức nghiêm ngặt về việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà
không theo nghi lễ.
Khác với lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, trong thời pháp thuộc chính
quyền thực dân lần lượt cho ra đời nhiều luật lệ mới, từng bước thay đổi nếp sống cổ
truyền của dân tộc. Chế độ hôn nhân thay đổi, vừa thể hiện xu thế Âu hóa theo kiểu
Pháp vừa duy trì tập tục lỗi thời của người Việt. Sự xâm nhập của văn hóa, văn minh

phương Tây đã làm xuất hiện quan điểm khác nhau về các chuẩn mực trong gia đình,
chẳng hạn như quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mâu thuẫn giữa các thế hệ,
chế độ đa thê, chức năng giáo dục trong gia đình, vị trí, vai trò của người phụ nữ, vấn
đề hôn nhân tự do.
Trên thực tế, sự tiếp xúc với văn hóa, văn minh phương Tây đã tạo ra sự chuyển
biến mạnh mẽ trong toàn xã hội và để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong mô
hình và chuẩn mực của văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại. Văn hóa gia đình phương
Tây chống lại những quan điểm cổ hủ của gia đình phong kiến và những tập tục khắt
khe của Khổng giáo, mở đường cho một xu hướng phát triển mới của gia đình. Tuy
nhiên, mô hình văn hóa phương Tây, gắn liền với chính sách “khai hóa thuộc địa” của
chủ nghĩa thực dân cũng tạo ra nhiều sai lệch trong các mối quan hệ gia đình và xã hội
như sự khủng hoảng của gia đình, sự sai lệch trong định hướng giá trị về gia đình,
những tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc,...
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, sự hình thành các lớp văn hóa đã có tác
động không nhỏ tới văn hóa về hôn nhân như sự xuất hiện hiện tượng sống chung
13


trước hôn nhân, quan hệ tình dục trước hôn nhân mà trong xã hội truyền thống được
coi là điều cấm kỵ.
1.3.2. Hôn nhân trong xã hội hiện đại
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thực dân – phong kiến, xây
dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấm dứt hơn tám mươi
năm đô hộ của thực dân Pháp, Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Bối cảnh xã hội
đó đã tạo điều kiện cho quan hệ tình yêu và hôn nhân của người Việt phát triển theo
hướng mới.
Nếu như trước đây người ta đồng tình với các quan niệm: trọng nam khinh nữ,
hôn nhân sắp đặt, quyền uy tuyệt đối của người gia trưởng thì ngày nay đã có các

phong trào phản đối các quan niệm đó. Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa được ban hành năm 1946 nhấn mạnh quyền bình đẳng nam nữ đã
khuyến khích người phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động như nam giới. Tiếp đó,
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1960 công nhận quyền tự do yêu đương và lựa chọn
của con gái ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong sự biến đổi của quan hệ tình yêu và
hôn nhân. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2012 quy định độ tuổi kết hôn: nam từ 20
tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không
bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Việc kết
hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai bên kết
hôn là cơ quan đăng ký kết hôn và ghi vào sổ theo nghi thức do Nhà nước quy định.
Việc mở rộng và đa dạng hóa các thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thúc đẩy sản xuất phát triển và đặt ra nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn cho các
khu công nghiệp tại các thành phố trung ương và địa phương phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu
rộng của Việt Nam trong ba thập kỷ vừa qua đã tạo ra những thay đổi lớn trong các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Những biến đổi văn hóa, xã hội là cơ hội để giới
trẻ tiếp xúc với văn hóa phương Tây qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc
biệt là internet. Những quan niệm, tâm thế và lối sống mới đã được hình thành trong
nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đáng chú ý nhất là những biến đổi trong quan hệ tình
yêu của giới trẻ đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là đối tượng SV. Cuộc sống tập thể, xa
14


gia đình là môi trường thuận lợi cho các quan hệ bạn bè và yêu đương của sinh viên
phát triển và hình thành nên lối sống mới cùng với quan niệm mới về tình yêu, hôn
nhân. Chính thực tế này đã tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện cuộc sống, các mối
quan hệ bạn bè và tình yêu theo giá trị khác của các thế hệ trước.
Tuy nhiên, một số biểu hiện đang tồn tại trong mối quan hệ tình yêu của thanh
niên, sinh viên hiện nay như tình yêu chớp choáng, quan hệ tình dục trước hôn nhân và
việc xuất hiện hình thức hôn nhân mới: Những đôi nam nữ sống với nhau như vợ

chồng mà không có giấy đăng ký kết hôn đang có xu hướng lan rộng và gia tăng đến
mức đáng báo động, hiện tượng xã hội này phá vỡ những chuẩn mực xã hội, trình tự
chu trình sống và đang tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, xã hội Việt
Nam hiện nay. Trong những năm gần đây có thể thấy rằng quan niệm và tân thế của
người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ đối với vấn đề tình yêu, tình dục và hôn nhân đã
thay đổi nhiều.
Nếu trong những năm 90 của thế kỷ trước dư luận xã hội sôi nổi đề cập đến vấn
đề sống chung trước hôn nhân như một biểu hiện của nền đạo đức đang bị xuống cấp
thì ngày nay người ta chỉ xem đó như hiện tượng xã hội bình thường. Bằng chứng về
quan hệ tình yêu và tình dục trước hôn nhân là con số ngày càng tăng các ca nạo hút
thai trước hôn nhân được công bố trên báo chí.
Hiện tượng sống chung không chỉ có ở các khu đô thị lớn mà nó đã xuất hiện ở
các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp trong cả nước. Những khuôn mẫu văn hóa
truyền thống không còn can thiệp và kiểm soát quá mạnh quan hệ tình yêu của thế hệ
trẻ. Việc mở rộng cơ hội học tập, làm việc ngoài gia đình đã giúp thế hệ trẻ trong đó có
sinh viên tự chủ hơn trong cuộc sống, cha mẹ hạn chế dần quyền kiểm soát và cũng
theo đó hình thành nên quan niệm và cách sống mới, đó là sống chung trước hôn nhân.
Trong đó một bộ phận sinh viên trường Đại học Tây Bắc cũng chịu sự tác động và chi
phối của văn hóa phương Tây. Chính vì vậy, hiện tượng sống thử cũng đã xuất hiện ở
một bộ phận sinh viên trường Đại học Tây Bắc.

15


×