Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập học kỳ môn pháp luật về người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.59 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Ai sinh ra cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh, một sức khỏe
tốt. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều người kém may mắn hơn, họ sinh ra đã khiếm
khuyết một số bộ phận trên cơ thể, hoặc suy giảm chức năng cơ quan nào đó, khiến
sinh hoạt và cuộc sống của họ khó khăn hơn những người khác. Vì vậy họ cần sự
quan tâm từ gia đình, xã hội để họ có cuộc sống tốt hơn, trở thành người có ích cho
xã hội. Để tìm hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật để tạo điều kiện tốt nhất
cho cuộc sống của người khuyết tật, em xin chọn đề bài số 10: “Quy định bảo đảm
tiếp cận nhà chung cư và công trình công cộng cho người khuyết tật theo pháp luật
khuyết tật. Phân tích quy định pháp luật về hồ sơ và quy trình đề nghị hưởng trợ
cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc của người khuyết tật”

NỘI DUNG
I.Quy định bảo đảm tiếp cận nhà chung cư và công trình công cộng cho người
khuyết tật theo pháp luật khuyết tật
1. Thực trạng vấn đề nhà chung cư và công trình công cộng đối với người khuyết
tật
Hiện nay nước ta có 6,8 triệu người từ năm tuổi trở lên là người khuyết tật,
chiếm khoản 7,8% dân số nên Việt Nam là nước có tỉ lệ người khuyết tật cao trong
khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nhưng việc đảm bảo cuộc sống cho người
khuyết tật nước ta vẫn đang là câu chuyện đáng buồn. Bà Phan Thị Bích Diệp, Phó
Chủ tịch Hội NKT Hà Nội, chia sẻ về việc tiếp cận công trình công cộng của
NKT :“Điều đơn giản nhất, trẻ em khuyết tật muốn đi học nhưng hầu hết các
trường từ tiểu học tới cấp 3 đều không có công trình tiếp cận, đặc biệt khu vệ sinh
riêng biệt. Không chỉ có vậy,nhiều công trình công trình công cộng khác tại Hà Nội
cũng gặp tình trạng tương tự”. Theo kết quả điều tra năm 2013- 2014 về mức độ

1


tiếp cận công trình công cộng và mức độ đánh giá chủ yếu là: bãi đỗ xe, lối vào,


nhà vệ sinh, thang máy, chỗ ngồi tại các công trình công cộng lớn ở Hà Nội thì kết
quả cho thấy. đa phần các công trình công cộng đều chưa phù hợp và đáp ứng cho
ngu cầu cơ bản của người khuyết tật. Chính vì thế mà người khuyết tật càng khó
khăn hơn trong việc hòa nhập với cộng đồng.
2. Các quy định của pháp luật về đảm bảo tiếp cận nhà chung cư và công trình

công cộng cho người khuyết tật
a. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật có hiệu lực ngày 3 tháng 5
năm 2008 được xây dựng trên khuôn khổ của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Công ước này ra đời với mục đích “thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo cho người khuyết
tật được hưởng một cách bình đẳng và đầy đủ tất cả các quyền tự do cơ bản của
con người, và thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của họ” (Điều 1 Công ước).
Công ước này công nhận quyền được hưởng phúc lợi xã hội tại Điều 28, tạo điều
kiện cho người khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng tốt hơn
b. Quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo tiếp cận nhà chung cư và công

trình công cộng cho người khuyết tật
Thứ nhất, để đảm bảo việc tiếp cận nhà chung cư và công trình công cộng của
người khuyết tật Luật người khuyệt tật năm 2010 có đưa ra quy định tại Điều 39 và
40 về nhà chung cư và công trình công cộng; lộ trình cải tạo nhà chung, công trình
công cộng.
Thứ hai, Bộ xây dựng ban hành bộ quy chuẩn xây dựng công trình, trong đó có
quy định chi tiết các yêu cầu kĩ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng
công trình cho người khuyết tật:

2


-


Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2002 về Quy chuẩn xây dựng

-

công trình để đảm bảo người tàn tật sử dụng;
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 264:2002 nhà ở và công trìnhNguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử

-

dụng;
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 265:2002 đường và hè phốNguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử

-

dụng;
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266:2002 nhà ở- hướng dẫn xây
dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận,sử dụng.
Cụ thể, trong nhà chung cư có bãi để xe công cộng cần dành ít nhất 2% chỗ

để xe cho người khuyết tật. Trong khu nhà ở phải có ít nhất một đường ra vào dành
cho người khuyết tật đến được các không gian bên ngoài và bên trong công trình.
Trong một khu chung cư phải có một số lượng căn phòng không dưới 5% tổng số
căn hộ để đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng, nếu căn hộ không có
thang máy thì căn hộ của người khuyết tật cần bố trí ở tầng trệt, chú ý tính đến
điều kiện ngật lụt trong mùa mưa… Các công trình công cộng là các trụ sở cơ quan
hành chính, bưu điện, siêu thị, ngân hàng phải bố trí đường dốc ở cửa ra vào, chỗ
ngồi cho người khuyết tật.
Đối với các công trình xây dựng đã được đưa vào sử dụng (nghĩa là đã xây
dựng xong) nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn tiếp cận đối với NKT, việc cải tạo

để đáp ứng yêu cầu này cũng được pháp luật đặt ra để đảm bảo quyền sử dụng của
NKT bình đẳng với những người khác. Do vậy, pháp luật xác định : Nhà chung cư,
trụ sở làm việc và công trình hạ tầng đã được xây dựng trước ngày 01/01/2011
(ngày Luật người khuyết tật có hiệu lực) mà chưa đảm bảo các điều kiện tiếp cận
đối với NKT thì các công trình này được cải tạo, nâng cấp theo lộ trình nhất định,
được xác định tại điều 40 Luật NKT và nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó

3


trước hết tập trung cải tạo các cơ quan, công sở của Nhà nước và một số công trình
giao thông, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao công cộng trọng yếu.
Thứ ba , Thông tư số 21/2014/TT-BXD, các công trình xây dựng để đảm bảo
cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng bao gồm: nhà chung cư; công trình công
cộng; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo
dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục, thể thao; công trình khách sạn, thương
mại, dịch vụ; nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt và các
công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ
sinh công cộng, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet
công cộng,...). Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ
khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết
tật tiếp cận sử dụng. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định hàng loạt công trình xây
dựng khác phải dành không gian cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, như các
công trình xây dựng công cộng (trụ sở cơ quan nhà nước, cơ sở khám chữa bệnh,
cơ sở giáo dục - dạy nghề), công trình văn hóa - thể thao, công trình khách sạn,
thương mại, dịch vụ, công trình giao thông công cộng (nhà ga, bến xe, cầu vượt,
hầm đi bộ, hè phố).
3. Những hạn chế, tồn tại trong vấn đề đảm bảo tiếp cận nhà chung cư và công

trình công cộng cho người khuyết tật theo pháp luật khuyết tật

a. Hạn chế

- Đời sống một bộ phận không nhỏ người khuyết tật còn khó khăn, gia đình
thuộc hộ nghèo sống ở các vùng khó khăn nên chưa có điều kiện tiếp cận những
chính sách ưu đãi của nhà nước svề nhà chung và công trình công cộng chủ yếu chỉ
có ở thành phố.

4


- Một bộ phận cán bộ, người dân chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề người
khuyết tật, xem công tác giúp đỡ người khuyết tật chỉ là của ngành lao động thương binh và xã hội và trợ giúp người khuyết tật chỉ là hoạt động từ thiện. Công
tác chỉ đạo ở một số nới còn chậm, chưa kịp thời; vẫn còn tình trạng kì thị, phân
biệt đối xử với người khuyết tật.
- Kinh phí xây dựng nhà chung cư và công trình công cộng đáp ứng được
yêu cầu cho người khuyết tật còn thiếu thốn, dẫn đến các công trình không thể thực
hiện hoặc thực hiện bị trì trệ, không hiệu quả.
b. Khuyến nghị
- Chủ động cân đối nguồn lực và ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện hiệu
quả các dự án xây dựng nhà chung cư và công trình công cộng cho người khuyết
tật.
- Khi xây dựng phê duyệt quy hoạch các dự án xây dựng và công trình công
cộng cần chú ý đáp ứng yêu cầu để người khuyết tật có thể tiếp cận.
- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách về người khuyết tật
nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, xã hội đối với hoạt
động hỗ trợ người khuyết tật.
II. Phân tích quy định pháp luật về hồ sơ và quy trình đề nghị hưởng trợ cấp
xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc của người khuyết tật
1. Khái quát về trợ cấp xã hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật
a. Trợ cấp xã hội


Trợ cấp xã hội là chế độ trợ cấp cơ bản của bảo trợ xã hội cho người khuyết
tật. Theo Điều 44 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định về đối tượng được
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: người khuyết tật nặng và người khuyết

5


tật đặc biệt nặng. Như vậy, không phải mọi đối tượng khuyết tật đều được hưởng
trợ cấp này mà điều kiện được hưởng thực hiện theo nguyên tắc lũy thoái từ đối
tượng khuyết tật nặng nhất với nhu cầu cấp thiết nhất, trong đó:
• Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy
giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không thể tự thực hiện được một số hoạt
động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc (khoản 2
Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP).
• Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn
chức năng, không tự kiểm soát hoặc không thể tự thực hiện được các hoạt động đi
lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá
nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn (khoản 1
Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP).
b. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật

Pháp luật hiện hành quy định quyền lợi cho nhân thân và gia đình người nhận nuôi
người khuyết tật thông qua chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật hàng
tháng. Đối tượng được hỗ trợ bao gồm:
-

Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm


-

sóc người đó;
Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
Người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội đang mang thai hoặc nuôi con

dưới 36 tháng tuổi.
2. Hồ sơ và quy trình đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
của người khuyết tật
Để được hưởng trợ cấp xã hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật
đối tượng cần đảm bảo thủ tục với quy định về hồ sơ, quy trình xin được hưởng trợ

6


cấp, hỗ trợ. Hồ sơ và thủ tục đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng
tháng được quy định chi tiết lần lượt tại Điều 20, 21 Nghị định 28/2012/ NĐ-CP,
cụ thể:
Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội :
- Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
- Bản sao Sổ hộ khẩu;
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
- Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người
khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
- Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng
tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật
đặc biệt nặng bao gồm:

- Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội;
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
- Bản sao Sổ hộ khẩu;
- Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ
cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối
với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

7


Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng,
chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
- Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện
nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
- Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm
sóc;
- Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
- Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường
hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai
hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:
- Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định
tại Khoản 1 Điều này;
- Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao

gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang
mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y
tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.
Thủ tục thực hiện cụ thể:

8


Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ , trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm
yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;Khi hết thời gian niêm yết
công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp
xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối
tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của
công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành
xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết
luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách
nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy
ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm
sóc;Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Quy định về thủ tục trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật khá
chặt chẽ,. Thực tế hoàn cảnh sống cụ thể và những khó khăn của người khuyết tật
trong cuộc sống thể hiện rõ trong cộng đồng và điều này được truyền tải trong thủ
tục xét duyệt ở các cấp địa phương. Mặt khác, vì là khoản trợ cấp có tính xã hội áp

dụng đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn nên cũng là sự tác động lớn đến ý
thức của bản thân và nhân thân người thụ hưởng, nếu không thực sự khó khăn,

9


không thực sự cần thiết họ cũng không lợi dụng hoặc trục lợi từ khoản trợ cấp
mang đầy tính nhân đạo này.

KẾT LUẬN
Những quy định trên của pháp luật đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà
nước đối với người khuyết tật, thông qua đó người khuyết tật được tiếp cận với
nahf chung cư, công trình công cộng mà mình có thể sử dụng được, giúp rút ngắn
khoảng cách vô hình mà người khuyết tật tự đặt ra giữa mình với những người bình
thường khác. Tạo điều kiện giúp cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, để trở thành người
có ích cho xã hội.

10



×