Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.73 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ
Ở THÁI NGUYÊN

Mã số: ĐH2014-TN04-11
Chủ nhiệm đề tài: Th.s. NGUYỄN ĐỨC THẮNG

Thái Nguyên, 2017


i

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Họ và tên

Đơn vị công tác

TS. Nguyễn Hữu Quân

Phòng KH – CNHTQT, Trƣờng
ĐHSP – ĐHTN

2

TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh


Khoa Lịch sử Trƣờng ĐHSP –
ĐHTN

3

Th.s. Hoàng Thị Trà Mi

Khoa Lịch sử Trƣờng ĐHSP –
ĐHTN

TT
1

Trách nhiệm
-

Thƣ ký đề tài

Tham gia thám sát và điều
tra khảo cổ học
-

Thống kê, tập hợp
tài liệu nghiên cứu

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU

Tên đơn vị
trong và ngoài nƣớc


Khoa Lịch sử – Trƣờng ĐHSP - ĐHTN

Nội dung phối hợp
nghiên cứu

Họ và tên ngƣời đại diện
đơn vị

Nơi tác giả giảng dạy
nội dung nghiên cứu
trong học phần Khảo cổ
học

PGS.TS Hà Thị Thu Thủy


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .................. 1
4 . PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 1
5. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 2
6 . BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TƢ LIỆU ............................................................................................. 3
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 3
1.2. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên ................................. 3
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................................... 4

CHƢƠNG 2. NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THÁI NGUYÊN .............................................. 4
2.1. Các di tích thuộc thời đại Đá cũ: ................................................................................................. 4
2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................................... 7
Chƣơng 3. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN DI TÍCH, DI VẬT, NIÊN ĐẠI VÀ CÁC GIAI
ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN .................................................................. 7
3.1. Đặc trƣng di tích.......................................................................................................................... 7
3.2. Đặc trƣng di vật ........................................................................................................................... 8
3.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển ............................................................................................ 9
3.4. Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................................... 10
CHƢƠNG 4. MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀVÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG CỦA CƢ DÂN THỜI
ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN ............................................................................................................... 10
4.1. Mối quan hệ của các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên trong bối cảnh rộng hơn ................... 10
4.2. Vài nét về đời sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên ..................................................... 11
4.3. Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................................... 11
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 12


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê các di tích thời đại đồ Đá đã đƣợc phát hiện ở Thái Nguyên .......................... 21
Bảng 2.1: Thống kê mảnh gốm ở Ngƣờm..................................................................................... 45
Bảng 2.2: Kích thƣớc công cụ mảnh tƣớc ở hang Miệng Hổ ........................................................ 48
Bảng 2.3: Các mẫu xác định niên đại C14 hang Ốc ...................................................................... 64
Bảng 2.4: Thống kê hiện vật hang Kim Sơn ................................................................................. 66
Bảng 2.5: Thống kê hiện vật đá hang Khắc Kiệm ........................................................................ 69
Bảng 2.6: Thống kê loại hình di vật hang Nà Cà .......................................................................... 71
Bảng 2.7: Thống kê hiện vật đá hang Nà Cà................................................................................. 71
Bảng 2.8 : Thống kê di tích, di vật địa điểm hang Con Hổ ........................................................... 73
Bảng 2.9: Thống kê hiện vật hang Thần ....................................................................................... 74

Bảng 3.1: Thống kê diện tích, hƣớng, độ cao các hang động tiền sử ở Thái Nguyên ........................... 87
Bảng 3.2: Thống kê các địa điểm có di tích cổ nhân (mộ táng) .................................................... 91
Bảng 3.3: Một số kích thƣớc đo xƣơng chi di cốt hang Con Hổ................................................... 94
Bảng 3.4: Kích thƣớc răng hàm trên bên phải sọ ngƣời Làng Trang (mm) .................................. 96
Bảng 3.5: Thống kê các địa điểm có di tích cổ sinh...................................................................... 100
Bảng 3.6: Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang Thần, hang Thủng, hang Kim Sơn và
hang Con Hổ ............................................................................................................... 101
Bảng 3.7: Kết quả hiệu chỉnh tuổi Carbon phóng xạ tại hang Ốc ................................................. 111
Bảng 3.8: Kết quả đo tuổi Carbon phóng xạ di tích hang Thần, hang Thủng và hang Kim Sơn, tỉnh
Thái Nguyên, năm 2014 .............................................................................................. 112
Bảng 3.9: Kết quả hiệu chỉnh tuổi Carbon phóng xạ tại các di tích hang Thần, hang Thủng và hang
Kim Sơn, năm 2014 .................................................................................................... 112
Bảng 3.10: Các di tích thuộc các giai đoạn thời đại đồ Đá Thái Nguyên ..................................... 115
Bảng 4.1: So sánh kích thƣớc công cụ mảnh tƣớc ở một số địa điểm .......................................... 125


iv

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 1: Thống kê hiện vật đá ở các hố khai quật Ngƣờm (hố A,B,C) ........................................39
Biểu đồ 2: Thống kê hiện vật đá theo mặt cắt địa tầng Ngƣờm .......................................................41
Biểu đồ 3: Phân loại công cụ hạch cuội ở Ngƣờm hố A ..................................................................41
Biểu đồ 4: Thống kê loại hình di vật hang Miệng Hổ ......................................................................49
Biểu đồ 5: Thống kê số lƣợng di vật theo lớp ..................................................................................59
Biểu đồ 6: Thống kê loại hình di vật ................................................................................................61
Biểu đồ 7: Phân loại loại hình - nguyên liệu - kỹ thuật hang Ốc .....................................................62
Biểu đồ 8: Thống kê hiện vật đá hang Khắc Kiệm ..........................................................................69
Biểu đồ 9: Biểu đồ thống kê diện tích các hang ...............................................................................83
Biểu đồ 10: Biểu đồ thống kê độ cao các hang ................................................................................84
Biểu đồ 11: Biểu đồ hƣớng các hang ...............................................................................................85

Biểu đồ 12: Biểu đồ độ dày địa tầng các di tích đã đƣợc khai quật, thám sát ..................................85


v

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT
1. Thông tin chung:
Tên đề tài: Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên .
Mã số: ĐH2014-TN04-11
Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Nguyễn Đức Thắng
Cơ quan chủ trì: Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 24 tháng
2. Mục tiêu:
Tập hợp, hệ thống hóa tƣ liệu và kết quả nghiên cứu các di tích thời đại đồ đá trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên từ trƣớc tới nay nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin đầy đủ, khách
quan về thời đại Đá ở Thái Nguyên.
Trên cơ sở hệ thống hóa tƣ liệu về các di tích thời đại đồ đá, đề tài sẽ nghiên cứu các giai
đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên và những đóng góp của các di tích thời đại Đá Thái
Nguyên với văn hóa tiền sử Việt Nam.
Bƣớc đầu phác thảo quá trình phát triển văn hóa tiền sử ở Thái Nguyên, góp thêm tƣ liệu và
nhận thức vào việc biên soạn Lịch sử địa phƣơng và nội dung trƣng bày tại Bảo tàng tỉnh Thái
Nguyên.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài đã hệ thống hóa đầy đủ các di tích và di vật thuộc 30 di tích khảo cổ học ở Thái
Nguyên.
Thông qua việc hệ thống hóa tƣ liệu điều tra, thám sát, khai quật và nghiên cứu các di tích
thuộc thời đại đá ở Thái Nguyên, đề tài đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý văn
hóa và cán bộ giảng dạy khảo cổ học những thông tin tƣ liệu đầy đủ, cập nhật về các di tích thời đại
Đá ở Thái Nguyên từ hậu k Đá cũ, sơ k Đá mới và hậu k Đá mới, cũng nhƣ những vấn đề mới
đã và đang đặt ra cần đi sâu giải quyết trong tƣơng lai.

Đề tài đã xác định đƣợc đặc trƣng cơ bản, tính chất, niên đại và các giai đoạn phát triển của
các di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên; bƣớc đầu phác thảo về cuộc sống của cƣ dân thời đại
Đá ở Thái Nguyên.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài là chuyên khảo đầu tiên về các di tích thời đại Đá Thái Nguyên. Đóng góp trƣớc hết
của đề tài là tập hợp, hệ thống hóa, phân tích và phân loại đầy đủ các di tích, di vật thời đại Đá trên
đất Thái Nguyên.


vi

Bƣớc đầu trình bày đƣợc những đặc trƣng cơ bản về di tích, di vật, niên đại, các giai đoạn
phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên; góp phần làm rõ quá trình phát triển văn hóa thời tiền sử ở
Thái Nguyên và mối quan hệ với các văn hóa tiền sử trong khu vực.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học:
1.

Nguyễn Đức Thắng (2014a), “Kỹ nghệ Ngƣờm” trong nền khảo cổ học Thái Nguyên và
những vấn đề nghiên cứu đặt ra”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Tập 118, số 04, tr.27 - 31.

2.

Nguyễn Đức Thắng (2014b), Phát hiện di tích hang động thời tiền sử ở xã La Hiên, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội , tr.
82 – 83.

3.

Nguyễn Đức Thắng, Trình Năng Chung (2014), Đào thám sát hang Kim Sơn, tỉnh Thái

Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 86 - 87.

4.

Nguyễn Đức Thắng - Nguyễn Quang Miên (2014), Về các kết quả đo tuổi Carbon phòng xạ
năm 2014, tại Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH , Hà Nội, tr.
137 – 138.

5.

Nguyễn Đức Thắng (2015a), “Di tích thời đồ đá ở Thái Nguyên sau 34 năm phát hiện và
nghiên cứu”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 01 - 2015, tr. 33 - 35. .

6.

Nguyễn Đức Thắng (2015b), “Kỹ nghệ Ngƣờm - văn hóa Bắc Sơn những mối quan hệ”, Tạp
chí Khảo cổ học, số 4, tr. 3 - 18.

5.2. Sản phẩm đào tạo:
1. Mai Thị Thanh Phƣơng (2014), Tìm hiểu về Kỹ nghệ Ngườm, Đề tài NCKH Sinh viên, Trƣờng
Đại học Sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên.
2. Phạm Công Thành (2014), Tìm hiểu công cụ lao động và vũ khí đồng Đông Sơn được sưu tầm
tại Thái Nguyên, Đề tài NCKH Sinh viên, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên.
5.3. Sản phẩm ứng dụng
1.

Nguyễn Đức Thắng (2010), Đề cương bài giảng Khảo cổ học, Nxb. Đại học Thái Nguyên.

6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả
nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp và đóng góp thêm tƣ liệu cho nội dung trƣng bày của Bảo
tàng tỉnh, biên soạn Lịch sử địa phƣơng, quy hoạch, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa tiền sử Thái
Nguyên và phục vụ cho công tác giảng dạy, nơi tác giả đề tài đang công tác.


vii

Kết quả của đề tài còn có thể sử dụng trong việc đào tạo cử nhân, thạc sĩ tại khoa Lịch sử Đại học Sƣ Phạm - Đại học Thái Nguyên hoặc có thể ứng dụng trong các trung tâm phân tích môi
trƣờng.

Ngày 19 tháng 07 năm 2017
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Đức Thắng


viii

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title : Stone Age site in Thai Nguyen
Code number : DH2014-TN04-11
Coordinator : Dr. Nguyen Duc Thang
Implementing institution : (TNU Thai Nguyen College of Education )
Duration : 24 months
2. Objectives:
Collecting and systematizing documents and research results of Stone Age relics obtained up

to now in Thai Nguyen province to provide researchers with full and objective information about
the Stone Age in Thai Nguyen.
Based on those data, the dissertation studies the development stages of the Stone Age in Thai
Nguyen and the contribution of the Stone Age relics to Vietnamese prehistoric culture.
The dissertation initially outlines the development of prehistoric culture in Thai Nguyen,
providing more materials and awareness to the compilation of The Local History Module and the
display content at Thai Nguyen Museum.
3. Creativeness and innovativeness:
The dissertation systematizes all archaeological sites and artifacts from 30 places of the
Stone Age in Thai Nguyen.
Through organizing systematically documents established by conducting investigations,
explorations, excavations and researches about relics of the Stone Age in the region, the thesis also
well provides researchers, cultural management institutions, archaeological teachers information
updated about relics of the Stone Age in Thai Nguyen from late Paleolithic Age to early and late
Neolithic Age, as well as new issues that have been and are exposing which need to be solved in
the future.
The dissertation determines the basic characteristics, features, dates and developing periods
of the Stone Age in Thai Nguyen; initially drafts the settlement and subsistence pattern of the
prehistoric inhabitants other in the region.
4. Research results:
This is the first monograph about Stone Age vestiges in Thai Nguyen province. The first
contribution of the project is gathering, systematizing, analyzing and classifying all kinds of Stone
Age vestiges and relics in Thai Nguyen province.


ix

The project initially presents the basic characteristics of vestiges, relics, ages, development
stages of the Stone Age; contributes to the development of prehistoric culture in Thai Nguyen and
its relationship with other prehistoric cultures in the region.

5. Products:
5.1. Scientific results:
1.

Nguyen Duc Thang (2014a), “Nguom industry in Thai Nguyen archaeological history and
the issues for research”, Journal of Science and Technology, Vol. 118, No. 04, pp. 27 - 31.

2.

Nguyen Duc Thang (2014b), Discovery of prehistoric cave in La Hien Commune, Vo Nhai
District, Thai Nguyen Province, New Findings on Archeology , pp. 82 - 83.

3.

Nguyen Duc Thang, Trinh Nang Chung (2014), Digging Kim Son Cave for investigation in
Thai Nguyen province, New Findings on Archeology, pp. 86 - 87, Hanoi.

4.

Nguyen Duc Thang, Nguyen Quang Mien (2014), The results of using radioactive carbon to
measure age in Thai Nguyen, New Findings on Archeology, pp. 137 - 138, Hanoi.

5.

Nguyen Duc Thang (2015a), “Stone Age relics in Thai Nguyen after 34 years of discovery
and research”, Journal of Arts and Culture, No. 01, pp. 33 - 35.

6.

Nguyen Duc Thang (2015b), “Nguom technique - Bac Son culture and relationships”,

Archeology, No. 4, pp. 3 - 18.

5.2. Training results:
1. Mai Thi Thanh Phuong (2014), Investigation into Nguom industry, Subject Research students,
College of Education, Thai Nguyen University
2.

Pham Cong Thanh (2014), Studying Dong Son copper tools and weapons collected in Thai
Nguyen, Subject Research students , College of Education, Thai Nguyen University.

5.3. Applied products:
1. Nguyen Duc Thang (2010), Syllabus of Archeology, Thai Nguyen University publishing house .
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results:
The research results will provide additional materials for the content displayed in provincial
museum; help compile materials for the Local history module; plan to protect and promote Thai
Nguyen’s cultural heritage; and support the teaching at the university where the author is working.
The results of the project can also be used in training undergraduate and graduate students of
History Department- Thai Nguyen University of Education.


x

July 19th, 2017
Chair organization

Project leader

(Signature & university stamp)

Nguyen Duc Thang



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khảo cổ học tiền sử Thái Nguyên đƣợc biết đến từ năm 1925, nhƣng chỉ đến những thập
kỷ cuối của thế kỷ XX, đặc biệt kể từ khi di chỉ Mái đá Ngƣờm đƣợc phát hiện mới thực sự
đƣợc các nhà khảo cổ học trong và ngoài nƣớc chú ý.
Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện đƣợc 30 di tích khảo cổ thuộc thời
đại đồ đá. Tuy vậy, khảo cổ học tiền sử Thái Nguyên vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu toàn diện và có hệ
thống.
1.2. Từ năm 2011 đến nay, tác giả đề tài có cơ may đƣợc trực tiếp tham gia các cuộc điều tra,
phát hiện mới cũng nhƣ trực tiếp tham gia nhiều cuộc đào thám sát, khai quật mới nhiều di
tích thời đại Đá trên địa bàn Thái Nguyên và bƣớc đầu đã có nghiên cứu về chúng.
Để góp phần tìm hiểu những đặc trƣng cơ bản của thời đại Đá ở Thái Nguyên, xác định
những đóng góp của chúng đối với văn hóa tiền sử Việt Nam, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Những
di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tập hợp, hệ thống hóa tƣ liệu và kết quả nghiên cứu các di tích thời đại đồ đá trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên từ trƣớc tới nay nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin đầy đủ,
khách quan về thời đại Đá ở Thái Nguyên.
2.2. Trên cơ sở hệ thống hóa tƣ liệu về các di tích thời đại đồ đá, đề tài sẽ nghiên cứu các
giai đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyênvà những đóng góp của các di tích thời đại Đá
Thái Nguyên với văn hóa tiền sử Việt Nam.
2.3. Bƣớc đầu phác thảo quá trình phát triển văn hóa tiền sử ở Thái Nguyên, góp thêm tƣ liệu
và nhận thức vào việc biên soạn Lịch sử địa phƣơng và nội dung trƣng bày tại Bảo tàng tỉnh Thái
Nguyên.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là các di tích, di vật khảo cổ học thuộc thời đại

Đá ởThái Nguyên.
- Các báo cáo điều tra,khai quật khảo cổ học, các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố
trên các sách và tạp chí chuyên ngành về khảo cổ học và một số sách khoa học có liên quan nhƣ địa
chất, cổ sinh học, dân tộc học…có liên quan đến tỉnh Thái Nguyên
- Đề tài cũng tham khảo tƣ liệu của các di tích thuộc thời đại Đá ở các tỉnh lân cận và
những công trình nghiên cứu khảo cổ học quan trọng ở Việt Nam, Đông Nam Á và Nam Trung
Quốc có liên quan đến đề tài đề tài.
3.2. Nội dung cơ bản mà đề tài đi sâu giải quyết là xác định những đặc trƣng cơ bản của các
di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên. Đề tài cũng bƣớc đầu giải quyết mối quan hệ giữa các di
tích thời đại Đá ở Thái Nguyên cũng nhƣ với các văn hóa tiền sử khác trong khu vực.
4 . PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp khảo cổ học truyền thống nhƣ phân loại, miêu tả di vật,
di tích; tập trung phân tích loại hình và kỹ thuật chế tác công cụ. Đề tài đặc biệt chú ý đến phƣơng
pháp phân tích, so sánh giữa các sƣu tập để tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng.
4.2. Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành nhƣ: địa chất, địa lý, cổ nhân, cổ sinh v.v..
Sử dụng kết quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên nhƣ: phân tích niên đại tuyệt đối, giám định di


2

cốt ngƣời và động vật... vận dụng các phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong
nghiên cứu xã hội tiền sử.
5. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Đề tài là chuyên khảo đầu tiên về các di tích thời đại Đá Thái Nguyên. Đóng góp trƣớc
hết của đề tài là tập hợp, hệ thống hóa, phân tích và phân loại đầy đủ các di tích, di vật thời đại Đá
trên đất Thái Nguyên.
5.2. Bƣớc đầu trình bày đƣợc những đặc trƣng cơ bản về di tích, di vật, niên đại, các giai
đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên; góp phần làm rõ quá trình phát triển văn hóa thời tiền
sử ở Thái Nguyên và mối quan hệ với các văn hóa tiền sử trong khu vực.
5.3. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp và đóng góp thêm tƣ liệu cho nội dung trƣng bày của

Bảo tàng tỉnh, biên soạn Lịch sử địa phƣơng, quy hoạch, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa tiền sử
Thái Nguyên và phục vụ cho công tác giảng dạy, nơi tác giả đề tài đang công tác.
6 . BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu (4 trang) kết luận (3 trang), nội dung đề tài chia thành 4 chƣơng với 152
trang:
Chƣơng 1: Tổng quan tƣ liệu (32 trang)
Chƣơng 2: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên (52 trang)
Chƣơng 3: Những đặc trƣng cơ bản di tích, di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển thời
đại Đá Thái Nguyên (41 trang).
Chƣơng 4: Mối quan hệ văn hóa và vài nét về đời sống của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên
(20 trang).
Ngoài ra, trong đề tài còn có: danh mục phụ lục minh họa, tài liệu tham khảo (168 tài liệu
tiếng Việt, 8 tài liệu tiếng Anh, Pháp, 4 tài liệu dịch từ tiếng Trung Quốc) và phụ lục minh họa.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TƢ LIỆU
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lý, sự thay đổi địa danh trong lịch sử
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc. Thái Nguyên
có tổng diện tích là 3541,67 km2. Trong quá trình lịch sử, địa danh và địa giới Thái Nguyên đã có
nhiều thay đổi. Hiện nay số dân cƣ ở Thái Nguyên là 1.173.238 ngƣời, có 8 dân tộc anh em cùng
sinh sống.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Lịch sử hoạt động kiến tạo địa chất khu vực
Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt thời Trung sinh. Cách đây 67 triệu
năm, lãnh thổ Thái Nguyên tồn tại d-ƣới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm, địa hình đ¬ƣợc san
bằng trở thành bình nguyên. Cách đây 25 triệu năm, do vận động nâng lên mãnh liệt, Thái Nguyên

đƣợc nâng cao, tùy nơi có thể từ 200m đến 500m, những miền đƣợc nâng cao, địa hình bị cắt xẻ.
1.1.2.2. Địa hình
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200m 300m, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hƣớng bắc - nam, thấp dần từ bắc xuống nam. Có
4 nhóm hình thái địa hình chính, với 15 kiểu cảnh quan. Từ cuối thời Cánh tân địa hình về cơ bản
ổn định nhƣ ngày nay.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Thái Nguyên đƣợc hình thành từ một nền nhiệt độ cao của đới chí tuyến và sự thay
thế của các hoàn lƣu lớn theo mùa, kết hợp với hoàn cảnh địa lý cụ thể đã làm nên khí hậu nóng
ẩm, mƣa mùa, có mùa đông lạnh và rất thất thƣờng trong năm.
1.1.4. Thủy văn
Thái Nguyên có mạng lƣới sông ngòi khá dày. Đại bộ phận lãnh thổ thuộc hệ thống sông
Cầu, cứ 1km2 có 0,39km sông; sông Công: 1,2km sông/km2; sông Nghinh Tƣờng: 1,05km
sông/km2.
1.1.5. Thực vật - động vật
Phần lớn diện tích Thái Nguyên ở độ cao dƣới 600m nên rừng ở Thái Nguyên là rừng chí
tuyến chân núi. Theo thống kê của sách Địa chí Thái Nguyên cho biết, hiện nay Thái Nguyên về
thực vật có 21 họ, 32 chi và 53 loài gồm cả hạt kín và hạt trần. Động vật ở Thái Nguyên có khoảng
422 loài, 91 họ và 28 bộ của 4 lớp động vật: chim, thú, bò sát, ếch nhái
1.2. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên
Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên đƣợc chia làm 3
giai đoạn:
a. Giai đoạn 1924 – 1971:Giai đoạn này đƣợc xem nhƣ giai đoạn đặt nền móng cho công
cuộc nghiên cứu văn hóa tiền sơ sử ở Thái Nguyên. Các nhà khảo cổ ngƣời Pháp đã phát hiện đƣợc
4 địa điểm văn hoá Bắc Sơn: Khắc Kiệm, Nghinh Tắc, Nà Cà, Ky. Những phát hiện này bƣớc đầu
báo hiệu về khả năng tiềm tàng những dấu tích của ngƣời tiền sử trên đất Thái Nguyên.
b. Giai đoạn 1972 – 2000: Trong giai đoạn này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã có nhiều
đợt khảo sát, điều tra và khai quật khảo cổ tại khu vực Thần Sa. Một trong những thành tựu lớn là
đã phát hiện hơn 10 di tích khảo cổ mới, trong đó có di chỉ Mái đá Ngƣờm.Việc phát hiện ra Mái



4

đá Ngƣờm, một di chỉ thời đại Đá cũ, với đặc trƣng nổi bật là kỹ nghệ mảnh tƣớc duy nhất tìm thấy
ở Việt Nam đã đóng góp vào việc thay đổi nhận thức về văn hoá tiền sử Việt Nam và Đông Nam
Á.Trong giai đoạn này có nhiều ấn phẩm đề cập đến các phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học Thái
Nguyên, đặc biệt về kỹ nghệ Ngƣờm.
c. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Trong năm 2011, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái
Nguyên đã tiến hành đợt điều tra trên 2 huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ. Đoàn đã khảo sát phát hiện
mới 10 địa điểm khác ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ.
Từ năm 2012 đến nay, tác giả đề tài đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và đã phát hiện đƣợc gần
10 di tích mới ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ và Phú Lƣơng. Việc phát hiện và nghiên cứu mới
này đã giúp tác giả có nhiều tƣ liệu quý trong việc nghiên cứu các di tích thời đại Đá ở Thái
Nguyên.
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
- Phần đầu chƣơng 1 đã trình bày lịch sử kiến tạo địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thế
giới động vật và thực vật ở Thái Nguyên. Từ những điều kiện tự nhiên nêu trên chúng ta có thể rút
ra một kết luận cơ bản: Thái Nguyên có đầy đủ những điều kiện tự nhiên thuận lợi để ngƣời tiền sử
tồn tại và phát triển.
- Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên đƣợc chia làm 3
giai đoạn:Giai đoạn 1924 – 1971, giai đoạn 1972 – 2000 và giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
CHƢƠNG 2
NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THÁI NGUYÊN
Đến nay, ở Thái Nguyên đã phát hiện đƣợc 30 địa điểm thuộc thời đại Đá ở vào các giai
đoạn khác nhau. Để trình bày các di tích thời đại Đá, chúng tôi chọn một số địa điểm tiêu biểu hội
đủ các tài liệu địa tầng, với những bộ sƣu tập đặc trƣng, tiêu biểu đƣợc xác định niên đại làm đại
diện cho các giai đoạn thời đại Đá nhƣ địa điểm Ngƣờm, Miệng Hổ, Thắm Choong, Kim Sơn,
Hang Ốc, Hang Thủng, Hang Thần, hang Con Hổ v.v…
2.1. Các di tích thuộc thời đại Đá cũ:
Đến nay Thái Nguyên đã có 7 di tích thuộc thời đại Đá cũ. Khi nghiên cứu về các di tích
khảo cổ học thời đại Đá cũ Thái Nguyên, các nhà khảo cổ học thƣờng chia chúng theo hai con

đƣờng phát triển kỹ nghệ: Đó là kỹ nghệ mảnh tƣớc mà kỹ nghệ Ngƣờm là đại diện và kỹ nghệ
cuội nghè (còn gọi là công cụ hạch cuội) lấy địa điểm Thắm Choong làm tiêu biểu.
2.1.1. Các di tích thuộc kỹ nghệ mảnh tước:
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, tại Thái Nguyên có 2 di tích thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc.
Đó là Mái đá Ngƣờm (tầng I) và hang Miệng Hổ.Trong đề tài, chúng tôi trình bày khá kỹ quá trình
phát hiện và nghiên cứu 2 địa diểm này.
Trong tóm tắt chúng tôi xin trình bày địa điểm Mái đá Ngƣờm nhƣ đại diện tiêu biểu
- Mái đá Ngƣờm
Tháng 3 năm 1980, di chỉ Mái đá Ngƣờm chính thức đƣợc phát hiện. Trong các năm 1981 và
1982 di chỉ Mái đá Ngƣờm đƣợc khai quật với diện tích là 56m2.
Qua các đợt khai quật tại Ngƣờm đã thu đƣợc 24.635 hiện vật đá cùng một số di vật xƣơng,
gốm và nhiều tài liệu cổ sinh,mộ táng.
Tầng văn hóa ở Ngƣờm dầy 1,45m đƣợc chia làm 3 tầng văn hóa phát triển kế tiếp nhau.


5

Ở tầng thứ nhất (tầng sâu và sớm nhất) có niên đại khoảng 23.000 -30.000 năm trƣớc, công
cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ chiếm số lƣợng gần nhƣ tuyệt đối, công cụ hạch cuội chỉ có một tỷ lệ
nhỏ. Xƣơng cốt động vật hoặc bán hóa thạch hoặc chớm hóa thạch, trong quần động vật có chứa
loài đã tuyệt diệt nhƣ loài Pongo sp. .Giai đoạn này kỹ nghệ công cụ mảnh ở Ngƣờm thể hiện sắc
thái đặc thù tiêu biểu nhất, chƣa có sự ảnh hƣởng đáng kể nào của kỹ nghệ công cụ hạch cuội. Kỹ
nghệ Ngƣờm chân chính chỉ biểu hiện thật rõ nét ở Ngƣờm I.
Bƣớc sang tầng văn hóa II (tầng giữa) có niên đại khoảng 23.000 - 18.000 năm trƣớc, trong
khi công cụ mảnh tu chỉnh nhỏ giảm mạnh về số lƣợng, công cụ hạch cuội lại tăng lên đáng kể và
mang một số yếu tố của truyền thống kỹ nghệ cuội ghè gần với Sơn Vi - Hòa Bình. Đây có thể coi
là một bƣớc suy hoái của kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc Ngƣờm.
Tầng văn hóa III (tầng muộn nhất) có niên đại khoảng sau 18.000 năm trƣớc, những công cụ
mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ vẫn tồn tại nhƣng chúng không còn mang đặc trƣng của kỹ nghệ Ngƣờm
nữa, thay vào đó kỹ nghệ công cụ hạch cuội thể hiện một sắc thái nổi trội hơn.Theo quan điểm của

nhiều nhà khảo cổ học, sự tiến triển của kỹ nghệ Ngƣờm là quá trình hòa nhập với kỹ nghệ công cụ
hạch cuội trong khu vực.
Trong đề tài có trình bày những đặc trƣng văn hóa và diễn biến của chúng theo mặt cắt địa
tầng ở Ngƣờm cho thấy có sự biến đổi về văn hóa từ tầng dƣới lên tầng trên (Biểu đồ 2).
2.1.2. Các di tích thuộc kỹ nghệ công cụ cuội ghè (hạch cuội)
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 5 di tích thuộc kỹ
nghệ công cụ cuội ghè có niên đại hậu k Đá cũ, đó là hang Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù,
Thầm Hấu và di tích thềm sông cổ Thần Sa. Trong đề tài, chúng tôi cũng chọn trình bày những di
tích tiêu biểu có các tài liệu địa tầng, với những bộ sƣu tập đặc trƣng, nhƣ địa điểm Thắm Choong,
Nà Ngùn, Thẩm Hấu v.v…
Đặc trƣng cơ bản của các di tích này là: Tầng văn hóa đƣợc hình thành vào giai đoạn cuối
hậu k Cánh Tân, xƣơng cốt động vật hoặc bán hóa thạch hoặc chớm hóa thạch.
Việc xác định niên đại cho các di tích Thắm Choong, Nà Ngùn, Thẩm Hấu, Nà Khù và di
tích thềm sông cổ Thần Sa hoàn toàn dựa vào những đặc trƣng của bộ di vật đá và những niên đại
tƣơng đối mà các tác giả trƣớc đây đã xác định.Trong các sƣu tập trên, loại hình công cụ rất thô sơ,
phần lớn là không định hình, vắng mặt những công cụ điển hình của văn hóa Hòa Bình và văn hóa
Bắc Sơn. Một số công cụ gần gũi với công cụ Sơn Vi. Kỹ nghệ công cụ cuội ghè hậu k Đá cũ Thái
Nguyên mang phong cách đồ đá lớn, không thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc kiểu Ngƣờm. Qua khảo sát
địa tầng văn hóa Ngƣờm, cho thấy có thể kỹ nghệ cuội ghè hậu k Đá cũ ở Thái Nguyên ra đời
muộn hơn so với kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm.
2.2. Các di tích thuộc thời đại Đá mới
2.2.1. Các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới
Cho đến nay, dựa vào các kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, ở Thái Nguyên đã
phát hiện đƣợc 20 di tích có chứa các di tích, di vật thuộc sơ k Đá mới gồm các hang động: Hang
Ốc, Kim Sơn, Khắc Kiệm, Nà Cà, hang Con Hổ, hang Thần, hang Thủng, Nghinh Tắc, Ky, Hạ Sơn
I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá, hang Trâu, Nà Vật, Phƣợng Hoàng, hang Chùa, Sa Vạ, Ngƣờm
tầng III, Khe Sui.
Trong đề tài, tác giả trình bày 8 địa điểm tiêu biểu đã khai quật hoặc đào thám sát. Đó là các
hang: Hang Ốc, Kim Sơn, Con Hổ, Khắc Kiệm, Nà Cà, hang Thần, hang Thủng, Nghinh Tắc.
Trong tóm tắt chúng tôi xin trình bày địa điểm hang Ốc nhƣ đại diện tiêu biểu

- Hang Ốc


6

Tháng 3 năm 2011,Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên phát hiện hang Ốc. Tháng 3
năm 2015, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên tiến hành khai quật di chỉ này.
- Tầng văn hóa khá thuần nhất, không có lớp phân cách, dầy không đều nhau. Chỗ sâu nhất
1,3m, độ sâu này phân bố khoảng 1/3 diện tích hố. Phần còn lại, khoảng 2/3 diện tích có độ sâu dao
động từ 0, 5cm - 0,5m so với bề mặt. Bề mặt đá nền lồi lõm, dốc từ trong ra ngoài cửa hang.
- Di tích động vật bao gồm xƣơng răng động vật và vỏ nhuyễn thể. Tổng số có 435 mảnh
xƣơng răng, sừng động vật. Kết quả giám định cho thấy chúng thuộc các giống loài hiện còn sinh
sống, bao gồm các loài nhƣ hƣơu, nai, hoẵng, tê giác, rùa, gấu, lợn và cá. Vỏ nhuyễn thể rất nhiều,
chủ yếu là vỏ ốc suối.
- Tổng số di vật thu đƣợc qua đợt khai quật có trên 2500 hiện vật đá. Cho đến nay, các nhà
khai quật đã chỉnh lý, đo đạc tỉ mỉ đƣợc 1519 di vật.
Các nhà khai quật chia sƣu tập hang Ốc thành một số nhóm lớn, bao gồm: Nhóm công cụ
kiểu Sơn Vi: gồm công cụ rìa ngang, công cụ rìa dọc, công cụ phần tƣ cuội, công cụ hình móng
ngựa, công cụ rìa ở hai đầu và công cụ hạch không định hình. Nhóm công cụ kiểu Hòa Bình: gồm
công cụ hình bầu dục, công cụ gần hình đĩa, công cụ gần hình thang và rìu ngắn. Nhóm công cụ
mảnh: gồm công cụ mảnh và công cụ cuội bổ. Nhóm cuội/đá có vết ghè, chặt và bổ. Nhóm hạch,
mảnh: gồm hạch đá, mảnh tƣớc, mảnh cuội bổ và mảnh tách. Nhóm rìu mài: gồm rìu mài lƣỡi, rìu
mài toàn thân và phác vật rìu. Nhóm công cụ chỉ có dấu vết sử dụng: gồm các di vật thực hiện chức
năng nghiền, đập, mài và dấu Bắc Sơn.
Nghiên cứu tổng thể các tài liệu địa tầng, di tích, di vật khảo cổ, các nhà khai quật xếp địa
điểm hang Ốc vào sơ k thời Đá mới, thuộc văn hóa Bắc Sơn. Các niên đại C14 cho thấy di chỉ có
niên đại khoảng 6000 - 7000 năm cách ngày nay.
- Ngoài 8 địa điểm đƣợc trình bày trong đề tài, còn 13 địa điểm khác có chứa di vật thuộc
giai đoạn sơ k Đá mới. Đó là các hang: Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá, hang Trâu,
Nà Vật,Phƣợng Hoàng, hang Chùa, Sa Vạ, Mái đá Ngƣờm tầng III, Khe Sui, hang Rắn. Trong số

các di tích trên, chỉ có hang Ky là đƣợc ngƣời Pháp phát hiện từ thập kỷ thứ 20 của thế kỷ trƣớc. Số
còn lại do các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện. Đặc trƣng chung của các di tích thuộc giai
đoạn này là tầng văn hóa đƣợc hình thành vào thời k Toàn Tân, các di tích động vật thuộc các
giống loài hiện đại.Về các bộ sƣu tập hiện vật đá, trên cơ sở kế thừa những loại hình di vật có từ
thời Đá cũ, vào thời k Đá mới đã xuất hiện thêm nhiều loại hình mới với sự phổ biến của kỹ thuật
bổ cuội và đặc biệt là kỹ thuật mài đã đƣa đến cho các bộ sƣu tập Đá mới Thái Nguyên thêm sắc
thái mới. Đó là những chiếc rìu mài hạn chế rìa lƣỡi (rìu Bắc Sơn), là dấu “Bắc Sơn”. Tại các di chỉ
hang Thần, Kim Sơn, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá, hang Trâu, Nà Vật, Phƣợng Hoàng,
hang Chùa, Sa Vạ, Khe Sui, hang Rắn mặc dù chƣa tìm thấy rìu mài lƣỡi và dấu “Bắc Sơn”, nhƣng
bộ sƣu tập hiện vật đá của chúng hàm chứa những loại hình công cụ hình đĩa, công cụ hình bầu
dục, công cụ rìu ngắn gần gũi với các sƣu tập sơ k Đá mới nói trên.
Căn cứ vào các niên đại C14 của các hang Kim Sơn, hang Thần, hang Thủng, các di tích
thuộc giai đoạn sơ k đá Thái Nguyên có niên đại khoảng từ 11.000 năm đến 6.000 năm cách nay.
2.2.2. Các di tích thuộc hậu kỳ Đá mới
Cho đến nay, những di tích thuần túy thuộc giai đoạn hậu k Đá mới phát hiện đƣợc chƣa
nhiều, mới chỉ có 3 di tích gồm hang Suam Sơn, hang Ông Trúc và địa điểm Liên Minh (phát hiện
ngoài trời).
Đặc trƣng chung của các địa điểm hang Suam Sơn và hang Ông Trúc là tầng văn hóa thƣờng
mỏng, hiện vật nghèo nàn. Đáng chú ý là trong sƣu tập có rìu tứ giác mài nhẵn và đồ gốm. Địa
điểm Liên Minh ở Võ Nhai mới phát hiện ra rìu mài và bàn mài trên bề mặt di chỉ.


7

Ngoài ra, ở lớp mặt các địa điểm hang động nhƣ Mái đá Ngƣờm, Nghinh Tắc, Nà Khù, Nà
Cà, Nà Vật cũng tìm thấy di vật thuộc hậu k Đá mới nhƣ rìu mài nhẵn và những mảnh gốm thô.
2.3. Tiểu kết chƣơng 2
Trong số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên hiện biết, có 7 di tích thuộc giai đoạn
hậu k Đá cũ, 20 di tích thuộc sơ k Đá mới và 3 di tích có chứa di vật của giai đoạn hậu k Đá
mới.

Những di tích hậu k Đá cũ ở Thái Nguyên thuộc về hai truyền thống chế tác công cụ khác
nhau: Truyền thống kỹ nghệ mảnh mà đại diện là Ngƣờm I, Miệng Hổ và truyền thống kỹ nghệ
cuội ghè mà nhóm Thắm Choong - Nà Ngùn là tiêu biểu.
Vào giai đoạn sơ k Đá mới, địa bàn Thái Nguyên là nơi cƣ trú của cƣ dân văn hóa Bắc Sơn
(20 di tích). Những tài liệu khảo cổ từ các hang: Hang Ốc, Kim Sơn, Khắc Kiệm, Con Hổ, Nghinh
Tắc, Nà Cà, hang Thủng, hang Thần cho thấy diện mạo văn hóa Bắc Sơn khá phổ biến ở khu vực
này. Về mặt đặc trƣng kỹ thuật và loại hình có sự kết hợp giữa hai truyền thống mảnh tƣớc lớn và
cuội ghè đã góp phần thành tạo diện mạo văn hóa Bắc Sơn ở khu vực sơn khối đá vôi Thái Nguyên.
Ở vào giai đoạn hậu k Đá mới, mặc dù mới chỉ phát hiện đƣợc 3 di chỉ, nhƣng trong nhiều
di chỉ hang động tiền sử Thái Nguyên đã phát hiện nhiều trƣờng hợp các lớp trên mặt của các di chỉ
này có chứa những di vật thuộc giai đoạn hậu k Đá mới - sơ k Kim khí.

Chƣơng 3
NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN DI TÍCH, DI VẬT,
NIÊN ĐẠI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc trƣng di tích
3.1.1. Đặc trưng phân bố
Tổng cộng có 23/30 di tích tập trung trên địa bàn huyện Võ Nhai thuộc đủ các thời k Đá cũ và
Đá mới, chứng tỏ quá trình sinh sống và phát triển liên tục của cƣ dân cổ tại vùng sơn khối Võ Nhai.
Các di tích thuộc sơ k và hậu k Đá mới chủ yếu thuộc văn hóa Bắc Sơn đã phân bố rộng
trên địa bàn 3 huyện: Võ Nhai, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, trong đó riêng huyện Võ Nhai đã có 16 di
tích. Điều này cho thấy, con ngƣời thời Đá mới vẫn sinh sống chủ yếu trên địa bàn vùng địa bàn
gốc của cƣ dân Ngƣờm cổ là Thần Sa, và từ đây lan tỏa rộng khắp vùng sơn khối đá vôi thuộc 3
huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng và Đồng Hỷ.
3.1.2. Đặc trưng nơi cư trú
Các di tích hang động, mái đá ở Thái Nguyên có diện tích trung bình, hoặc khá nhỏ. Theo
thống kê cho thấy, các hang có diện tích lớn hơn 500m2 - 600m2 là 5 di tích chiếm 20%, số lƣợng
các hang động mái đá có diện tích trên 150m2 là 3 di tích chiếm 12%, chỉ có 1 di tích có diện tích
100m2 chiếm 4%, số còn lại chỉ khoảng trên dƣới 30m2 là 16 di tích chiếm 64%
Các hang động, mái đá ở Thái Nguyên phân bố ở mọi độ cao khác nhau. Qua thống kê cho

thấy, những hang có độ cao trung bình từ 50m trở xuống là 21 di tích chiếm số lƣợng 84%, từ
100m trở xuống là 3 di tích chiếm 12%, số hang cao hơn 100m là 1 di tích chiếm 4%. Cá biệt có di
tích nhƣ hang Phƣợng Hoàng cao tới 195m so với mặt thung lũng bên dƣới.
Hƣớng của hang mà cƣ dân Thái Nguyên cổ chọn làm nơi cƣ trú thƣờng là theo hƣớng tây
bắc hoặc đông nam chiếm tới hơn 80% hƣớng hang cƣ trú còn lại họ thƣờng chọn hƣớng tây hoặc
hƣớng đông làm nơi cƣ trú (Bảng 3.1, Biểu đồ 11). Việc lựa chọn các hƣớng hang này có lẽ do ảnh


8

hƣởng của địa hình các dãy núi lớn trên địa bàn tỉnh là Ngân Sơn, Bắc Sơn đều chạy theo hƣớng
tây bắc - đông nam.
3.1.3. Đặc trưng tầng văn hóa
Tầng văn hóa các di tích thời đại đồ đá ở Thái Nguyên thƣờng không dày lắm, kết cấu bở rời
và thƣờng bị xáo trộn lớn. Theo thống kê 13 di tích đã đƣợc khai quật và đào thám sát thì tầng văn
hóa dày trung bình từ 40cm - 50cm. Di tích có tầng văn hóa dầy nhất là Ngƣờm (1,45m), Khắc
Kiệm (1,3m) còn lại chỉ dao động từ 50cm - 70cm, có di tích chỉ là lớp đất mỏng dày từ 15cm 20cm.
3.1.4. Đặc trưng di tích bếp
Dấu tích bếp trong các di tích đồ đá ở Thái Nguyên thƣờng là các tầng tro bếp mầu nâu đen ở
các tầng văn hóa.Trong khu vực bếp thƣờng có vỏ ốc, mảnh tƣớc, xƣơng động vật. Trong bếp
thƣờng có những mảnh xƣơng và các tảng đá có vết bị đốt cháy.
3.1.5. Đặc trưng mộ và di cốt người
Trong tổng số 30 di tích ở Thái Nguyên có 3 di tích đã phát hiện đƣợc mộ táng là di tích Mái
đá Ngƣờm, hang Con Hổ và hang Khắc Kiệm.
Những di cốt tìm thấy ở Thái Nguyên thuộc về giai đoạn sơ k Đá mới với những đặc trƣng
nhân chủng Proto - Mélanésien hoặc Mélanésien. Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp với những
nghiên cứu về chủ nhân văn hóa Bắc Sơn do các nhà nghiên cứu trƣớc đây công bố.
3.1.6. Đặc trưng di cốt động vật và thực vật
Các di tích cổ sinh đã đƣợc nghiên cứu gồm: Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổ, Mái đá Hạ
Sơn I, Mái đá Ranh và Mái đá Nà Mạ. Những tài liệu về di tích động vật đã đƣợc nghiên cứu thể

hiện quần động vật cuối Cánh tân - đầu Toàn tân. Các tài liệu về vỏ nhuyển thể tại các di tích thuộc
thời đại Đồ đá ở Thái Nguyên khá phong phú và khá phổ biến trong các di chỉ. Vỏ nhuyễn thể chủ
yếu là ốc suối và ốc núi.
Các di tích thực vật đƣợc trình bày chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu một số mẫu bào tử
phấn hoa đƣợc lấy từ khu vực Thần Sa.
3.2. Đặc trƣng di vật
3.2.1. Đặc trưng đồ đá
- Về nguyên liệu và chất liệu
Cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên thƣờng dùng đá cuội song,suối để chế tác công cụ. Phân
tích thạch học cho thấy, cƣ dân Thần Sa cổ chủ yếu dùng các loại đá tuf axit; tuf axit có các mạch
silic cắt qua; đá phiến thạch anh; quartz, tuf bột kết; tuf Ryolit; thủy tinh núi lửa.
- Kỹ thuật chế tác: Khi bàn đến đặc trƣng kỹ thuật chế tác công cụ đá trong thời đại Đá Thái
Nguyên, ta cần phải tách bạch làm rõ kỹ thuật - kỹ nghệ Ngƣờm và kỹ thuật công cụ hạch cuội
(cuội ghè) ở đây.
+ Kỹ thuật chế tác công cụ mảnh: Tiêu biểu là các di tích Mái đá Ngƣờm (tầng I) và Miệng
Hổ. Đặc trƣng của kỹ nghệ này chính là kỹ nghệ công cụ mảnh nhỏ đƣợc tu chỉnh. Tại đây phổ
biến kỹ thuật ghè đẽo, chặt bẻ, bổ cuội và tu chỉnh. Kỹ thuật tách mảnh tƣớc trên những hạch cuội
tự nhiên. Kỹ thuật tu chỉnh mảnh tƣớc bao gồm cả dạng ghè nhẹ trực tiếp và tu chỉnh ép trực tiếp.
+ Kỹ thuật chế tác công cụ cuội ghè:
Ở giai đoạn hậu k Đá cũ (Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu, di tích thềm sông
Thần Sa), kỹ thuật ghè đặc trƣng nhất là ghè một mặt, ghè theo một hƣớng, ghè trên một rìa cạnh


9

của hòn cuội và giữ lại tối đa vỏ cuội tự nhiên.Kỹ thuật tu chỉnh hãn hữu và vắng mặt kỹ thuật mài.
Bên cạnh kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp, hƣớng tâm còn tồn tại kỹ thuật bổ cuội và kỹ thuật chặt bẻ.
Sang thời k Đá mới, trên nền tảng kế thừa những kỹ thuật ghè đẽo thời đại Đá cũ, bƣớc sang
thời k Đá mới đã phổ biến của kỹ thuật bổ cuội và đặc biệt là kỹ thuật mài mang tính Cách mạng.
- Về loại hình công cụ

+ Loại hình công cụ trong kỹ nghệ Ngƣờm gồm: Nhóm công cụ mảnh tƣớc với 2 phụ loại:
mũi nhọn và nạo; Nhóm công cụ cuội ghè (gồm công cụ hạch cuội và cuội bổ) với điểm nổi bật là
tính phi định hình, hình dáng không ổn định.
+ Loại hình công cụ trong kỹ nghệ cuội ghè:
Giai đoạn hậu k Đá cũ: tiêu biểu là nhóm Thắm Choong - Nà Ngùn
Bao gồm nhóm công cụ cuội nguyên, nhóm công cụ cuội ghè đẽo và nhóm công cụ mảnh.
Vào thời k Đá mới:Trên nền tảng kế thừa những loại hình di vật có từ thời đá cũ, bƣớc sang
thời k đá mới đã xuất hiện thêm nhiều loại hình mới nhƣ rìu mái lƣỡi và dấu Bắc Sơn.
3.2.2. Đặc trưng đồ gốm:
Đến nay mới phát hiện đƣợc hơn 50 mảnh gốm trong các lớp mặt của các di tích thời đại Đá
Thái Nguyên. Các nhà nghiên cứu cho rằng những mảnh gốm này có niên đại hậu k Đá mới - sơ
k Kim khí thƣờng hay gặp ở các hang động miền núi phía Bắc nƣớc ta.
3.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển
3.3.1. Niên đại tuyệt đối
Hiện nay, trong tổng số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên đã có 5 di tích với 13
mẫu đã đƣợc xác định niên đại C14. Đó là Mái đá Ngƣờm (4 mẫu), hang Ốc (6 mẫu), hang Kim
Sơn, hang Thủng và hang Thần 1 mỗi di chỉ 1 mẫu.
3.3.2. Niên đại tương đối
Trong phần lớn các di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên, các nhà khảo cổ học thƣờng
dùng phƣơng pháp so sánh loại hình học để xác định niên đại tƣơng đối cho từng di chỉ.
3.3.3. Các giai đoạn phát triển:
Cơ sở để phân chia các giai đoạn phát triển trong thời đại Đá ở Thái Nguyên chủ yếu dựa
vào mấy tiêu chí sau: Dựa vào tài liệu địa tầng văn hóa, tài liệu cổ sinh, tài liệu niên đại tuyệt đối
và tƣơng đối của các di tích và dựa vào chính những đặc trƣng của bộ sƣu tập hiện vật, chủ yếu là
đồ đá. Có thể chia thành 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Các di tích thuộc hậu k Đá cũ có 7 di tích với hai kỹ nghệ là kỹ nghệ công cụ
mảnh gồm Ngƣờm I, Miệng Hổ và kỹ nghệ cuội ghè gồm các di tích Thắm Choong, Nà Ngùn,
Thẩm Hấu, Nà Khù và di tích thềm sông cổ Thần Sa.
- Giai đoạn 2: Các di tích thuộc sơ k Đá mới: Có 20 địa điểm (trừ địa điểm Ngƣờm), gồm
các hang động sau: Hang Ốc, hang Thần, hang Thủng, Kim Sơn, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà,

Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, Con Hổ, hang Cá, hang Trâu, Nà Vật, Phƣợng Hoàng, hang
Chùa, Sa Vạ, Khe Sui, hang Rắn.
- Giai đoạn 3: Các di tích thuộc hậu k Đá mới: Có 3 địa điểm, gồm hang Ông Trúc, Suam
Sơn, Liên Minh. Ngoài ra, ở lớp mặt các địa điểm hang động nhƣ Mái đá Ngƣờm, Nghinh Tắc, Nà
Khù, Nà Cà, Nà Vật cũng tìm thấy di vật thuộc hậu k Đá mới nhƣ rìu mài nhẵn, gốm thô.
Trong đề tài cũng trình bầy đặc trƣng cơ bản của từng giai đoạn trên.


10

3.4. Tiểu kết chƣơng 3
- Chƣơng này phân tích một số đặc trƣng cơ bản về di tích và di vật và xác định các giai
đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên.
Về di tích, nêu lên một số đặc điểm phân bố di tích, đặc điểm nơi cƣ trú, kết cấu tầng văn
hóa, di tích bếp, mộ táng và di cốt ngƣời, thành phần động vật, thực vật.
Về di vật, đề tài tập trung phân tích các đặc trƣng kỹ thuật chế tác công cụ và loại hình công
cụ ở cả 2 truyền thống kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm và kỹ nghệ cuội nghè Thắm Choong - Nà Ngùn.
Đề tài cũng chỉ ra những đặc trƣng di vật văn hóa Bắc Sơn trong các sƣu tập đồ đá ở các di tích sơ
k Đá mới Thái Nguyên.
Căn cứ vào tài liệu địa tầng, vào đặc trƣng văn hóa và hệ thống niên đại tuyệt đối (13 mẫu
giám định niên đại C14), có thể chia các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên thành ba nhóm di tích
tƣơng đƣơng ba giai đoạn phát triển nối tiếp nhau: Hậu k Đá cũ - Sơ k Đá mới - Hậu k Đá mới.

CHƢƠNG 4
MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀVÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG
CỦA CƢ DÂN THỜI ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN
4.1. Mối quan hệ của các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên trong bối cảnh rộng hơn
4.1.1. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ
4.1.1.1. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ở Việt Nam
Trong đề tài, tác giả đề cập mối quan hệ giữa kỹ nghệ Ngƣờm với văn hóa Sơn Vi và cho

rằng SơnVi và Ngƣờm là hai kỹ nghệ không có quan hệ nguồn gốc nhƣng có những tƣơng tác ảnh
hƣởng lẫn nhau, chúng có thể có một thời k nào đó cùng tồn tại song song.
Khi đề cập mối quan hệ giữa kỹ nghệ Ngƣờm và kỹ nghệ cuội ghè ở Thái Nguyên, tác giả đề
tài cho rằng chúng là hai truyền thống kỹ thuật khác nhau, có thể chủ nhân của chúng thuộc các
nhóm chủng tộc ngƣời khác nhau và không cùng chung văn hóa kỹ thuật
4.1.1.2. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc
Đề tài đã đƣa ra những kết quả nghiên cứu của các học giả Việt Nam về mối quan hệ giữa kỹ
nghệ Ngƣờm với kỹ nghệ Lang Rongrien (Thái Lan) và Bạch Liên Động (Nam Trung Quốc).
Những cứ liệu tìm thấy ở Ngƣờm, ở Lang Rongrien và Bạch Liên Động góp phần chứng minh sự
tồn tại của một kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc ở Đông Nam Á lục địa, có niên đại khoảng từ hậu k
Pleistocene đến đầu Holocene, phát triển song song với kỹ nghệ mảnh ở Đông Nam Á hải đảo.
Đề tài cũng đề cập đến một vài giả thiết về nguồn gốc của kỹ nghệ Ngƣờm. Trong tình hình
tƣ liệu hiện nay, tác giả đề tài đồng tình với quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Gia Đối, cho
rằng do có sự chuyển biến khí hạu lạnh đột ngột khiến chủ nhân của kỹ nghệ mảnh ở Nam Trung
Quốc di chuyển xuống Bắc Việt Nam, tạo nên kỹ nghệ mảnh Ngƣờm.
4.1.2. Mối quan hệ với văn hóa sơ kỳ Đá mới: Văn hóa Bắc Sơn
Trên cơ sở so sánh đặc trƣng di tích, di vật của nhóm các di tích sơ k Đá mới ở Thái
Nguyên với văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, tác giả đề tài cho rằng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sự
hiện diện của văn hóa Hòa Bình rất mờ nhạt, mà khu vực này là địa bàn phân bố của văn hóa Bắc
Sơn và dạng Bắc Sơn. Các di tích văn hóa Bắc Sơn ở Thái Nguyên mang những nét khá đặc trƣng
của văn hóa Bắc Sơn.


11

4.1.3. Mối quan hệ với các văn hóa hậu kỳ Đá mới ở miền núi phía Bắc Việt Nam và khu vực
liền kề
Tài liệu khảo cổ học Thái Nguyên cho thấy nổi lên 2 mối quan hệ giữa cƣ dân cổ Thái
Nguyên với cƣ dân văn hoá Hà Giang và văn hoá Hạ Long. Ngoài ra, còn có những bằng chứng về
mối quan hệ cƣ dân đƣơng thời Thái Nguyên với cƣ dân cổ ở Nam Trung Quốc.

4.2. Vài nét về đời sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên
Trong đề tài, tác giả đề cập đến môi trƣờng sinh thái của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên từ
hậu k Đá cũ sang giai đoan Đá mới.
- Về hoạt động kinh tế: Những hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào phƣơng thức săn bắt- hái
lƣợm. Các con thú rừng nhỏ là đối tƣợng săn bắt chủ yếu của cƣ dân tiền sử Thái Nguyên. Do đặc thù
cảnh quan môi trƣờng nơi đây có nhiều sông suối nên hoạt động thu lƣợm nhuyễn thể khá phổ biến.
Đến nay, chƣa có bằng chứng đích thực của hoạt động chăn nuôi và trồng trọt trong thời đại
Đá ở Thái Nguyên. Dựa vào những tài liệu nghiên cứu về những hoạt động kinh tế của cƣ dân Bắc
Sơn của một số nhà nhà nghiên cứu, tác giả đề tài đƣa ra giả thuyết cho rằng săn bắt, hái lƣợm là
những hoạt động kinh tế chủ yếu của ngƣời thời đại Thái Nguyên, nhƣng bắt đầu từ giai đoạn sơ k
Đá mới, trong hoạt động kinh tế của những cƣ dân Bắc Sơn trên đất Thái Nguyên có thể đã xuất
hiện hoạt động chăn nuôi và trồng trọt sơ khai gắn liền với một số tiến bộ kỹ thuật nhất định, trong
đó có sự phổ biến của kỹ thuật mài và chế tác rìu mài lƣỡi.
- Về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần: Cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên cƣ trú chủ yếu
trong các hang động, mỗi hang động là một đơn vị cƣ trú của một cộng đồng nhỏ, có mối liên hệ
chặt chẽ với toàn bộ cộng đồng lớn của cƣ dân đƣơng thời.
Tổ chức lao động tập thể trong trong lao động kiếm sống hằng ngày đƣợc xem là phƣơng
thức lao động cơ bản của ngƣời thời đại Đá. Đã có sự phân công lao động tự nhiên theo giới tính và
theo lứa tuổi trong cƣ dân thời tiền sử. Việc phân phối sản phẩm mang tính chất bình quân, mọi
thành viên trong cộng đồng đều đựơc hƣởng chung thành quả lao động đã đạt đƣợc.
Dựa vào những tài liệu khảo cổ học hiện có thể suy đoán rằng, bƣớc sang thời đại Đá mới,
cƣ dân tiền sử Thái Nguyên đã có ý thức tìm cách giải thích những hiện tƣợng bí ẩn của thiên
nhiên. Chủ nhân văn hoá Bắc Sơn ở mái đá Ngƣờm (tầng III), hang Khắc Kiệm, hang Con Hổ đã
có những khái niệm về thế giới bên kia, về cuộc sống và cái chết. Trong bối cảnh đó, những lễ nghi
tín ngƣỡng sơ khai đã ra đời, thể hiện rõ trong việc chôn cất ngƣời chết.
Tại các di chỉ hang Nà Cà và hang Ky đã tìm thấy một số hòn cuội có khắc mặt ngƣời trên
bề mặt đá cuội. Một số cục đất nung có những vết khắc tìm thấy ở hang Nghinh Tắc.Theo nhận xét
của nhiều nhà nghiên cứu đó là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình của ngƣời tiền sử
4.3. Tiểu kết chƣơng 4
Trong chƣơng này, tác giả đề tài đã tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa các di tích thời đại

Đá Thái Nguyên với các văn hóa tiền sử trong khu vực và bƣớc đầu phác họa vài nét về đời sống
của con ngƣời thời đại Đá ở Thái Nguyên.
Với nhận thức văn hóa tiền sử Thái Nguyên là một bộ phận hữu cơ trong nền văn hóa tiền sử
chung ở Việt Nam và khu vực liền kề, với những tƣ liệu hiện có, tác giả đề tài đã cố gắng tìm hiểu
mối quan hệ giữa các di tích thời đại Đá Thái Nguyên trong bối cảnh rộng hơn, gồm một số văn
hóa tiền sử miền núi phía Bắc Việt Nam và liên hệ với một số nền văn hóa đồ đá ở Đông Nam Á,
Nam Trung Quốc.
Đề tài cũng đã phác thảo vài nét về đời sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên qua các
khía cạnh tổ chức xã hội, phân công lao động, hình thức phân phối sản phẩm lao động. Bƣớc đầu


12

đề tài cũng đề cập đến đời sống tinh thần của cƣ dân tiền sử Thái Nguyên qua nghi lễ chôn cất
ngƣời chết và qua những hình thức nghệ thuật tạo hình sơ khai.

KẾT LUẬN
1. Với 30 di tích thuộc thời đại đồ đá đƣợc phát hiện và nghiên cứu, đến nay chúng ta đã
nhận thức đƣợc Thái Nguyên là vùng đất sinh tồn và phát triển của con ngƣời từ rất sớm. Dấu tích
xa xƣa nhất của con ngƣời trên đất Thái Nguyên đƣợc biết đến là những di tích thuộc hậu k Đá cũ
ở Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổv.v.., cùng với quần thể cổ sinh thời hậu k Cánh Tân có niên đại
ít nhất cách ngày nay khoảng 30.000 năm. Điều này cho thấy, Thái Nguyên nằm trong khu vực
sinh tụ của con ngƣời thời nguyên thủy.
2. Các di tích và di vật khảo cổ học thời đại Đá Thái Nguyên có vị trí quan trọng trong việc
nghiên cứu văn hóa thời tiền sử khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, không ở đâu trên đất nƣớc ta, diện mạo văn hóa thời đại Đá Đá
cũ lại đa dạng và đặc biệt nhƣ ở Thái Nguyên. Đó chính là sự xuất hiện của các di tích thuộc kỹ
nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm và các di tích thuộc truyền thống kỹ nghệ cuội ghè. Về kỹ nghệ Ngƣờm,
trƣớc hết có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn Pleistocence muộn, khoảng từ 30.000 năm đến
23.000 năm cách ngày nay, ở Việt Nam đã tồn tại một kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc – kỹ nghệ

Ngƣờm. Phát hiện này đã cung cấp cho giới khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á những nhận
thức mang tính đột phá về văn hoá giai đoạn hậu k Đá cũ ở khu vực. Đây là một trong những
đóng góp quan trọng của văn hóa tiền sử Thái Nguyên vào gia tài văn hóa chung của Việt Nam và
khu vực Đông Nam Á thời tiền sử.
3. Bƣớc sang thời đại Đá mới, với sự phát hiện của 20 di tích sơ k Đá mới, phần lớn thuộc hệ
thống văn hoá Bắc Sơn là một đóng góp to lớn trong việc nhận thức tiền sử Thái Nguyên nói riêng và
Việt Nam nói chung.Sự hiện diện của văn hóa Bắc Sơn trên đất Thái Nguyên nhƣ là một kết quả tất
yếu của sự kết hợp lâu dài, đa tuyến, chồng chéo giữa hai truyền thống kỹ nghệ mảnh và kỹ ghệ cuội
ghè ngay trên chính quê hƣơng của kỹ ghệ Ngƣờm. Tại đây đã hình thành một loại hình văn hoá Bắc
Sơn thuộc sơn khối Thần Sa- Thƣợng Nung, với những sắc thái riêng, tạo nên diện mạo, bản sắc
vùng, phản ánh tính đa dạng trong thống nhất của nền văn hoá Bắc Sơn nổi tiếng.
4. Bƣớc sang giai đoạn hậu k Đá mới, những dấu tích của cƣ dân tiền sử Thái Nguyên phát
hiện tuy chƣa nhiều, song qua các tài liệu khảo cổ cho thấy, đến giai đoạn này kỹ nghệ chế tác đá,
gốm đã phát triển đến đỉnh cao và nơi đây chính là vùng chứa đựng sự giao thoa của nhiều văn hoá
thời này: Văn hoá Hà Giang ở phía bắc, văn hoá Hạ Long ở vùng biển đông bắc, và xa hơn nữa là
vùng Nam Trung Quốc.
Tóm lại, bằng những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học trong gần một thế kỷ qua ở Thái
Nguyên, bức tranh thời tiền sử nơi đây đã dần đƣợc nhận diện với những giá trị văn hoá cơ bản:
Thái Nguyên là một vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời, có sự phát triển văn hoá liên tục, có mối quan
hệ rộng mở với khu vực xung quanh, tiếp thu tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu thêm bản sắc
văn hoá Thái Nguyên, đồng thời đã đóng góp vào văn hoá tiền sử Việt Nam và khu vực.
5. Tiềm năng về di sản văn hóa tiền sử ở Thái Nguyên là rất to lớn, rất cần đƣợc đầu tƣ, phát
hiện và nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị. Những gì chúng ta đã biết đƣợc về quá khứ của tổ
tiên thực ra còn hết sức khiêm nhƣờng so với tiềm năng khảo cổ hiện lƣu tồn trong lòng đất.
Những thành tựu nghiên cứu về thời tiền sử Thái Nguyên thật to lớn, song cũng chỉ là kết
quả ban đầu, còn nhiều vấn đề đặt ra cần đƣợc làm sáng tỏ trong tƣơng lai. Chúng ta cần tiếp tục
công tác điều tra cơ bản, tìm kiếm những di tích tiền sơ sử, bổ sung và làm phong phú thêm những
tài liệu của những giai đoạn tiền - sơ sử còn chƣa đầy đủ hoặc thiếu nhƣ văn hoá Sơn Vi, văn hóa
trung k Đá mới, văn hoá tiền Đông Sơn, văn hóa Đông Sơn… Cần có những kế hoạch bảo tồn



13

những di chỉ quan trọng đã đƣợc khai quật hoặc đào thám sát khoa học nhƣ di tích Mái đá Ngƣờm,
hang Ốc, hang Khắc Kiệm… Từng bƣớc xây dựng hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích cấp tỉnh
hoặc Quốc gia để có điều kiện bảo tồn và phát huy giá trị. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo
dục Luật Di sản Văn hoá đến với quảng đại quần chúng nhân dân, huy động nhân dân bảo vệ và
giữ gìn các di tích lịch sử - văn hoá. Đối với cụm di tích Mái đá Ngƣờm- Miệng Hổ đã đƣợc Nhà
nƣớc công nhận là di tích Khảo cổ học cấp Quốc gia từ năm 1982, chúng ta cũng không ngừng tăng
cƣờng công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của Di sản quý giá này. Hiện nay, việc
phát triển kinh tế Du lịch đang đƣợc phát triển mạnh ở Thái Nguyên. Trong việc khai thác du lịch
phục vụ bảo tồn bền vững, chúng ta cần có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và việc gìn giữ,
bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử của các Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.



×