Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Chuyên đề kiểm toán TSCĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.95 KB, 49 trang )

Kiểm toán tài sản cố
định


Tổng quan về những nội dung trình bày



Các yêu cầu của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện
hành đối với Tài sản cố định



Cơ sở dẫn liệu



Nội dung chủ yếu của kiểm toán TSCĐ



Các sai sót thường gặp đối với kế toán Tài sản cố định


Các quy định của pháp luật ảnh liên
quan đến tài sản cố định















Chuẩn mực kế toán VAS 03 và thông tư 89/2002/TT-BTC hướng
dẫn chuẩn mực VAS 03
Chuẩn mực kế toán VAS 04 và thông tư 89/2002/TT-BTC hướng
dẫn chuẩn mực VAS 04
Chuẩn mực kế toán VAS 05 và thông tư 161/2007/TT-BTC hướng
dẫn chuẩn mực VAS 05
Chuẩn mực kế toán VAS 06 và thông tư 161/2007/TT-BTC hướng
dẫn chuẩn mực VAS 04
Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh
nghiệp
Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
và trích khấu hao TSCĐ
Các quy định về hiện hành về thuế


Kiểm toán TSCĐ hữu hình


Tài sản cố định




Tiêu chuẩn đối với TSCĐ



Đặc điểm chung của TSCĐ



Phân loại TSCĐ: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình


Khái niệm
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do
doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
 Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng
xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản
xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê
phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất,
phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền
 Bất động sản đầu tư: Là bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà,
hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người
chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính
nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà
không phải để:
a. Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho
các mục đích quản lý; hoặc
b. Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường




Tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cố định


Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:



Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa
mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ
việc sử dụng tài sản đó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin
cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành


Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định


Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải
thỏa mãn đồng thời:
- Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và
- Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài
sản đó mang lại;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin

cậy;

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.


Tiêu chuẩn ghi nhận BĐS đầu tư


Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải
thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

(a)   Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; và
(b)   Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác
định một cách đáng tin cậy.


Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ








1. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và chi phí đầu tư xây
dựng cơ bản dở dang phải được theo dõi, quyết toán, quản lý
và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ để

phân bổ hao mòn một cách phù hợp theo nguyên tắc
3. Kế toán phân loại TSCĐ và BĐSĐT theo mục đích sử dụng.
Trường hợp một tài sản được sử dụng cho nhiều mục đích, ví
dụ một tòa nhà hỗn hợp vừa dùng để làm văn phòng làm việc,
vừa để cho thuê và một phần để bán thì kế toán phải thực hiện
ước tính giá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách
phù hợp với mục đích sử dụng
4. Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng
thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải
xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế
theo giá trị hợp lý


Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình theo từng trường hợp (VAS 03, VAS 04)


TSCĐ mua sắm



TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế



TSCĐ hữu hình thuê tài chính



TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi




TSCĐ hữu hình được cấp, điều chuyển đến



TSCĐ hữu hình nhận vốn góp



TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác



TSCĐ vô hình


Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình theo từng trường hợp (VAS 03, VAS 04)
TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp


Giai đoạn nghiên cứu



Giai đoạn triển khai

- Nếu doanh nghiệp không thể phân biệt giai đoạn nghiên

cứu với giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo
ra TSCĐ vô hình, doanh nghiệp phải hạch toán vào chi
phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ toàn bộ chi
phí phát sinh liên quan đến dự án đó


Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình theo từng trường hợp (VAS 03, VAS 04)


Giai đoạn nghiên cứu
Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu
không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận
là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Ví dụ về giai đoạn nghiên cứu


Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình theo từng trường hợp (VAS 03, VAS 04)
Giai đoạn triển khai
Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ
vô hình nếu thỏa mãn được bảy (7) điều kiện sau:
(a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài
sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
(b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để
bán;
(c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
(d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
(e) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác

để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình
đó;
(g) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai
đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
(f) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định
cho TSCĐ vô hình



Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình theo từng trường hợp (VAS 03, VAS 04)
Giai đoạn triển khai
Ví dụ về giai đoạn triển khai:
a) Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các vật mẫu hoặc kiểu mẫu
trước khi đưa vào sản xuất hoặc sử dụng;
(b) Thiết kế các dụng cụ, khuôn mẫu, khuôn dẫn và khuôn dập
liên quan đến công nghệ mới;
(c) Thiết kế, xây dựng và vận hành xưởng thử nghiệm không có
tính khả thi về mặt kinh tế cho hoạt động sản xuất mang tính
thương mại;
(d) Thiết kế, xây dựng và sản xuất thử nghiệm một phương pháp
thay thế các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống và
dịch vụ mới hoặc được cải tiến



Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban
đầu
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi
tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng

lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát
sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ
 Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi
tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái
hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:
(a) Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu
ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;
(b) Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản
phẩm sản xuất ra;
(c) Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động
của tài sản so với trước



Thay đổi nguyên giá TSCĐ
Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường
hợp
- Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước;
- Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ;
- Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng
hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;
- Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất
lượng sản phẩm sản xuất ra;
- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt
động của tài sản so với trước;
- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.
 Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên
bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các
thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ

TSCĐ về mặt kế toán



Khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ
sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh
nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh
nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp
như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa
nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón
người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh
nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn
giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp



Khấu hao TSCĐ (TT45/TT-BTC)



Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi



Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu
hao đối với TSCĐ cho thuê



Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính
(gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ
đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp



Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa
vào sử dụng... (xem thêm TT45)


Khấu hao TSCĐ (TT45/TT-BTC)


Các phương pháp trích khấu hao:

a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều
chỉnh.
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản
phẩm



Khấu hao TSCĐ (TT45/TT-BTC)
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp
dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi
hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
 TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo
phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời
các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
 Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao
nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo
phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ
 Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh
doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2
lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại
Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao
nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu
nhập trong kỳ


Đặc điểm tài khoản


Là loại tài khoản mà số dư bị tác động bởi kết quả của
ước tính kế toán;




Vì vậy, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho cả số dư
và số phát sinh của tài khoản


Đặc điểm tài khoản
TK liên quan

TK TSCĐ

Phát
sinh
tăng

Chi phí

Phát
sinh
giảm

Ước tính chủ quan
của kế toán


QUY TRÌNH HẠCH TOÁN

Hóa đơn,
chứng từ phát
sinh


Định kỳ, trích
khấu hao

Bảng khấu
hao TS

Kế toán hạch
toán tăng,
giảm Tk
211,213,212,2
17
Hạch toán
tăng TK 214

Sổ chi tiết tài
khoản 211,
213, 212, 217;
thẻ tài sản

Sổ cái tài
khoản

TB


Trình bày báo cáo tài chính


Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày
theo từng loại TSCĐ hữu hình về những thông tin sau:


(a) Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ;
(b) Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc
tỷ lệ khấu hao;
(c) Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu
năm và cuối kỳ


Trình bày báo cáo tài chính
Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ hữu hình)
phải trình bày các thông tin:
- Nguyên giá TSCĐ tăng, giảm trong kỳ;
- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố cho
các khoản vay;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;
- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ có giá trị lớn trong
tương lai.
- Giá trị còn lại của TSCĐ tạm thời không được sử dụng;
- Nguyên giá của TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử
dụng;
- Giá trị còn lại của TSCĐ đang chờ thanh lý;
- Các thay đổi khác về TSCĐ



×