Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đánh giá thực trạng nguồn nước mặt phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ XUÂN MAI

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT
PHỤC VỤ TƯỚI TIÊU TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ XUÂN MAI

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC
MẶT PHỤC VỤ TƯỚI TIÊU TRONG NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Mã số

: 60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học



: PGS.TS. Đoàn Văn Điếm.

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Thị Xuân Mai

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đoàn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,

Khoa khoa học môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Quan trắc Tài
nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Học viên

Lê Thị Xuân Mai

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................................xii
THESIS ABSTRACT....................................................................................................................xiv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................1
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC..........................................................................................................1
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................................2
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN..................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................................3
2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT.....................................................................3
2.1.1. Khái niệm về nước mặt.....................................................................................................3
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới và Việt Nam............................................3
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...................................14
2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới..............................................................................14
2.2.2. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam...............................................................................15
2.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY.............................................................................18
2.3.1. Tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài......................18
2.3.2.Tài nguyên nước phân bố rất không đồng đều theo không gian và thời gian.................19
2.3.3.Có nhiều thiên tai gắn liền với nước................................................................................20
2.3.4. Khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước..................21

iii


2.3.5. Chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ
thống thu gom, xử lý các chất lòng, thải rắn..............................................................................22
.........................................................................................................................................................22
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................23
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.....................................................................................................23
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..................................................................................................23
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................23
3.4. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................23
3.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................................23
3.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................23
3.6.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................................23
3.6.2. Phương pháp khảo sát thực địa.......................................................................................24
3.6.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích.................................................................................24

3.6.4. Phương pháp so sánh đánh giá chất lượng nước mặt dùng để tưới...............................29
3.6.5. Phương pháp phỏng vấn người dân bằng phiếu câu hỏi................................................30
3.6.7. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................................30
PHẦN4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................................................31
4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................................31
4.1.1. Các yếu tố tự nhiên..........................................................................................................31
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................................33
4.2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT HUYỆN THUẬN THÀNH...............................36
4.2.1. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi.......................................................................................36
4.2.2. Đặc điểm dòng chảy bề mặt............................................................................................36
4.2.3. Tổng lượng nước mặt......................................................................................................37
4.3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MẶT PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP..38
4.3.1. Hiện trạng các công trình khai thác nước mặt để tưới....................................................38
4.3.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt trong nông nghiệp...............................40

iv


4.4. DỰ TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP..................................41
4.4.1. Các chỉ tiêu phát triển liên quan đến khai thác sử dụng nước........................................41
4.4.2. Tiêu chuẩn và chỉ tiêu cấp nước nông nghiệp................................................................42
4.4.3. Nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp...............................................................................42
4.4.4. Tình hình khai thác nước tưới cho nông nghiệp trong những năm qua.........................43
.....................................................................................................................................................44
4.5. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG TRỮ LƯỢNG NƯỚC MẶT DÙNG CHO NÔNG NGHIỆP....45
4.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng.............................................................................45
4.5.2. Xu thế biến động trữ lượng nước mặt.............................................................................45
4.6. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................47
4.6.1. Chất lượng nước trên sông Đuống..................................................................................47

4.6.2. Đánh giá chất lượng nước trên kênh Bắc........................................................................53
4.6.3. Chất lượng nước trên kênh Đông Côi Đại Quảng Bình.................................................57
4.6.4. Chất lượng nước trên Sông Đình Dù..............................................................................59
4.6.5. Chất lượng nước trên kênh giữa......................................................................................62
4.7. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT GIAI ĐOẠN 2013 - 2016................................64
4.7.1. Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Đuống...........................................................64
4.7.2. Diễn biến chất lượng nước mặt trên kênh Giữa..............................................................65
4.7.3. Diễn biến chất lượng nước mặt trên Sông Đình Dù.......................................................67
4.7.4. Diễn biến chất lượng nước mặt trên Kênh Đông Côi - Đại Quảng Bình.......................68
4.8. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ TRỮ LƯỢNG NƯỚC TƯỚI...69
4.9. GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC.............................................71
4.9.1. Xác định mục tiêu của khai thác, sử dụng tài nguyên nước...........................................71
4.9.2. Các giải pháp phi công trình...........................................................................................72
4.9.3. Các giải pháp công trình..................................................................................................73
4.10. GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT PHỤ VỤ NÔNG NGHIỆP..............74
4.10.1. Mục tiêu cho các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước....................................................74

v


4.10.2. Các phương án bảo vệ tài nguyên nước mặt.................................................................75
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................76
5.1. KẾT LUẬN..............................................................................................................................76
5.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................78
PHỤ LỤC........................................................................................................................................81

vi



DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BOD5
BQL
BVMT
BVTV
CCN
LVS
COD
DO
ĐTM
HCM
HTX
KCN
KT - XH
NM
NN & PTNT
NQ
PA
QCCP
QCVN

TCVN
TNMT
TNHH
TNMT
TNN
TW
TSS
UBND

WHO

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:

Nghĩa Tiếng Việt
Nhu cầu oxy sinh học
Ban quản lý
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Cụm công nghiệp
Lưu vực sông
Nhu cầu oxy hóa học
Oxy hòa tan
Đánh giá tác động môi trường
Hồ Chí Minh
Hợp tác xã
Khu công nghiệp
Kinh tế - Xã hội
Nước mặt
Nông nghiệp & phát triển nông thôn
Nghị quyết
Phương án
Quy chuẩn cho phép
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài Nguyên và Môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Tài nguyên môi trường
Tài nguyên nước
Trung ương
Tổng chất rắn lơ lửng

Ủy ban nhân dân
Tổ chức y tế thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tác nhân chi phối chất lượng nước mặt..........................................................5
Bảng 2.2. Một số đặc trưng của các hệ thống sông chính ở Việt Nam...........................8
Bảng 2.3. Chất lượng nước các dòng sông ở Việt Nam..................................................9
Bảng 2.4: Chất lượng nước ở các sông ngòi, ao hồ và kênh mương vùng đô thị ở Hà
Nội và Hải Phòng.............................................................................................................9
Bảng 3.1. Thống kê các điểm lấy mẫu nước mặt phục vụ nông nghiệp.......................26
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước mặt..............................................29
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu khí hậu tỉnh Bắc Ninh (2010-2014).....................................31
Bảng 4.2: Dân số huyện Thuận Thành giai đoạn 2010 - 2014......................................33
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Thuận Thành.............................33
Bảng 4.4: Hiện trạng chăn nuôi huyện Thuận Thành....................................................34
Bảng 4.5: Diện tích, sản lượng thủy sản huyện Thuận Thành......................................34
Bảng 4.6: Lượng nước trữ trong hệ thống ao, hồ..........................................................37
Bảng 4.7: Lượng dòng chảy trong sông nội đồng.........................................................38
Bảng 4.8: Tổng lượng nước từ các sông và kênh nội đồng...........................................38
Bảng 4.9: Tổng hợp công trình khai thác nước mặt theo nguồn nước..........................39
Bảng 4.10: Tổng hợp số lượng nước mặt khai thác theo ngành....................................41
Bảng 4.11: Dự tính dân số đến năm 2020......................................................................41
Bảng4.12: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020..................................42
Bảng 4.13: Hệ số tưới các loại cây trồng năm 2015 và 2020 - P= 85%.......................42
Bảng 4.14: Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi.................................................................42
Bảng 4.15: Nhu cầu dùng nước trong nông nghiệp.......................................................43

Bảng 4.16: Diện tích đất nông nghiệp từ năm 2010-2015............................................43
Bảng 4.17: Nhu cầu nước tưới trong nông nghiệp từ năm 2010-2015.........................43
Bảng 4.18. Tính toán trữ lượng nước mặt phục vụ nông nghiệp đến 2020..................47

viii


Bảng 4.19 : Phân tích các chỉ tiêu độ đục, DO, Clorua, Nitrit, Cu, Cr(IV), Pb, Zn, As,
Coliform trên sông Đuống.............................................................................................52
Bảng 4.20: Kết quả phân tích pH, độ đục, DO, clorua, Cu, Cr (IV), Fe, Pb, Zn, As,
Coliform trên kênh Bắc..................................................................................................56
Bảng 4.21: Kết quả phân tích nước hai đợt lấy mẫu trên kênh Đông Côi Đại Quảng
Bình.................................................................................................................................58
Bảng 4.22: Kết quả phân tích pH, độ đục, DO, clorua, Cu, Cr (IV), Fe, Pb, Zn, As,
Coliform trên Sông Đình Dù..........................................................................................61
Bảng 4.23: Kết quả phân tích các chỉ tiêu pH, độ đục, DO, Clorua, Cu, Cr, Fe, Pb, Zn,
As, coliform trên kênh Giữa...........................................................................................63
Bảng4.24: Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Đuống tại điểm..........................64
SD NM2 (Trạm bơm Như Quỳnh).................................................................................64
Bảng 4.25: Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Đuống tại điểm SD NM4 (Trạm
bơm Phú Mỹ)..................................................................................................................65
Bảng 4.26: Diễn biến chất lượng nước mặt Kênh Giữa tại điểm KG NM1 (Điểm tiếp
nhận nước thải CCN Xuân Lâm)...................................................................................65
Bảng 4.27: Diễn biến chất lượng Kênh Giữa tại điểm KG NM4 (Trạm bơm Nhiễm
Dương, Nghĩa Đạo)........................................................................................................66
Bảng 4.28: Diễn biến chất lượng nước mặt trên Sông Đình Dù tại điểm SĐD NM1
(Điểm tiếp nhận nước thải sau hệ thống xử lý KCN Thuận Thành II).........................67
Bảng 4.29: Diễn biến chất lượng nước mặt trên Kênh Đông Côi Đại Quảng Bình tại
điểm KĐC NM1 (Điểm tiếp nhận nước thải CCN Thanh Khương).............................68
Bảng 4.30: Đánh giá của người dân nguồn thải xung quanh khu vực (n=60)..............69

Bảng 4.31: Đánh giá của người dân về hiện trạng sử dụng nguồn nước tưới (n=60). .70
Bảng 4.32: Đánh giá của người dân về trữ lượng nguồn nước tưới (n=60).................70
Bảng 4.33: Đánh giá của người dân về chất lượng nguồn nước tưới (n=60)...............71
Bảng 4.34: Mục tiêu chất lượng nước trên các đoạn sông huyện Thuận Thành..........74

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các LVS.............................6
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu................................................................25
Hình 3.2. Dụng cụ lấy mẫu Bathomet...................................................................28
Hình 3.3. Cấu tạo thiết bị lẫy mẫu.........................................................................28
Hình 4.1: Sơ đồ các vùng nước mặt phục vụ nông nghiệp...................................40
Hình 4.2: Biểu đồ diễn biến khai thác sử dụng nước tưới qua các năm...............44
Hình 4.3: Xu thế biến động lượng mưa năm huyện Thuận Thành.......................46
................................................................................................................................46
Hình 4.4: Xu thế biến động lưu lượng sông Đuống..............................................46
Hình 4.5: Biểu đồ sự biến động pH trên Sông Đuống qua hai đợt lấy mẫu.........48
Hình 4.6: Biểu đồ Sự biến động hàm lượng TSS trên Sông Đuống qua hai đợt lấy
mẫu.........................................................................................................................48
Hình 4.7: Biểu đồ sự biến động hàm lượng COD trên Sông Đuống qua hai đợt
lấy mẫu...................................................................................................................49
Hình 4.8: Biểu đồ sự biến động hàm lượng amoni trên Sông Đuống qua hai đợt
lấy mẫu...................................................................................................................49
Hình 4.9: Biểu đồ sự biến động hàm lượng sắt trên Sông Đuống qua hai đợt lấy
mẫu.........................................................................................................................50
Hình 4.10: Biểu đồ sự biến động hàm lượng TSS trên kênh Bắc qua hai đợt lấy
mẫu.........................................................................................................................53

Hình 4.11: Biểu đồ sự biến động hàm lượng BOD5 trên kênh Bắc qua hai đợt lấy
mẫu.........................................................................................................................54
Hình 4.12: Biều đồ sự biến động hàm lượng amoni trên kênh Bắc qua hai đợt lấy
mẫu.........................................................................................................................54
Hình 4.13: Biểu đồ sự biến động hàm lượng nitrit trên Kênh Bắc giữa hai đợt lấy
mẫu.........................................................................................................................55
Hình 4.14: Biều đồ sự biến động hàm lượng BOD5 trên Sông Đình Dù giữa hai
đợt lấy mẫu.............................................................................................................59

x


Hình 4.15: Biểu đồ sự biến động hàm lượng TSS trên Sông Đình Dù giữa hai đợt
lấy mẫu...................................................................................................................59
Hình 4.16: Biều đồ sự biến động hàm lượng Amoni trên Sông Đình Dù giữa hai
đợt lấy mẫu.............................................................................................................60
Hình 4.17: Biều đồ sự biến động hàm lượng sắt trên Sông Đình Dù giữa hai đợt
lấy mẫu...................................................................................................................60

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Xuân Mai
Tên luận văn: Đánh giá thực trạng nguồn nước mặt phục vụ tưới tiêu trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng trữ lượng và chất lượng
nước mặt phục vụ nông nghiệp và tình hình khai thác, sử dụng trong nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thuận Thành để từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ khai thác sử dụng tài
nguyên nước mặt một cách hợp lý trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá được thực trạng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tác
giả áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,
phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp lấy mẫu, phân tích, phương pháp phỏng vấn,
phương pháp so đánh đánh giá chất lượng môi trường nước, phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả chính
Qua công tác điều tra thực địa, trên toàn diện tích huyện Thuận Thành có 5 sông
kênh chính cung cấp nước tưới trong nông nghiệp (sông Đuống, kênh Bắc, kênh Đông
Côi – Đại Quảng Bình, Sông Đình Dù, kênh Giữa). Cung cấp nước để sản xuất nông
nghiệp chủ yếu nguồn nước trên sông Đuống, kênh Giữa, kênh Đông Côi - Đại Quảng
Bình, sông Đình Dù. Tiến hành chia vùng nghiên cứu thành 3 khu: Đình Tổ - Song Liễu
với diện tích 21,4 km2; khu An Bình – Nghĩa Đạo với diện tích 82,6 km 2 ;khu Hoài
Thượng – Mão Điền với diện tích 12 km 2. Lượng nước mặt khai thác sử dụng cho nông
nghiệp hiện nay ước tính khoảng 77,19 tr.m 3/năm. Khu vực khai thác nước nhiều nhất
tập trung ở khu An Bình – Nghĩa Đạo.
Thí nghiệm tiến hành đánh giá chất lượng nước mặt thông qua 26 vị trí lấy mẫu
nước trên các sông kênh chính cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp (sông
Đuống, sông Đình Dù, kênh Bắc, kênh Giữa, kênh Đông Côi - Đại Quảng Bình) 26 mẫu
mùa mưa và 26 mẫu mùa khô. Mẫu được phân tích tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên
và Môi trường Bắc Ninh. Kết quả phân tích cho thấy nước mặt trên sông Đuống chất
lượng khá tốt, nước mặt trên kênh Bắc tại trạm bơm Trí Quả có dấu hiệu bị ô nhiễm

xii



BOD5, amoni, TSS. Nước mặt trên kênh Đông Côi - Đại Quảng Bình có dấu hiệu bị ô
nhiễm BOD5, COD, amoni, TSS. Nước mặt trên sông Đình Dù tại điểm lấy mẫu trạm
bơm Lê Xá xã Nguyệt Đức có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng BOD 5, COD, TSS, amoni.
Nước mặt trên kênh Giữa hầu hết các điểm lấy mẫu đều bị ô nhiễm TSS, BOD 5, TSS,
amoni. Tại hai trạm bơm thuộc xã Nghĩa Đạo đều bị vượt QCCP nhiều lần.
Qua quá trình điều tra đánh giá của người dân tại xã Đình Tổ 100% ý kiến nước
sông Đuống chất lượng tốt 20% ý kiến thiếu nước đổ ải vụ đông xuân. Nước tưới trên
kênh Đông Côi – Đại Quảng Bình tại xã Trạm Lộ 66,7% ý kiến chất lượng tưới tốt, 33%
ý kiến bỏ vụ cấy mùa đông do thiếu nước. Nước tưới trên sông Đình Dù tại xã Nguyệt
Đức 60% ý kiến chất lượng nước tưới tốt 66,7% ý kiến thiếu nước đổ ải tháng 3. Nước
tưới trên kênh Giữa tại xã Nghĩa Đạo 46,7% ý kiến chất lượng nước tưới tốt 40% ý kiến
thường xuyên bị thiếu nước vào tháng 3 và 26,7% ý kiến bị ngập úng vào tháng 7.
Từ khóa: Nước mặt, Thuận Thành.

xiii


THESIS ABSTRACT
Master student: Le Thi Xuan Mai
Thesis title: Assess the situation of surface water for irrigation in agriculture,
Thuan Thanh district, Bac Ninh province.
Major: Environmental Science

Code: 60.44.03.01

Education center name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The overall objective of this study was to assess the real situation of surface water
and quality of surface water for agriculture and its mining and using, then proposing the

solution of protection and exploitment of surface water in a reasonable manner in Thuan
Thanh .
Materials and Methods
The research methods using in this thesis: method of collecting secondary data;
method of field survey; method of sampling, analysis, interviewing; method of
compared water quality, method of data analysis.
Main findings and conclusions
There are 5 main channels (Duong River, Bac Channel, Dong Coi Channel - Dai
Quang Binh, Dinh Du River, Giua channel), which provices irrigation water for
agriculture. Divide research zone into 3 groups: Dinh To – Song Lieu group with 21,4
square kilometres; An Binh - Nghia Dao group with 82,6 square kilometres, Hoai
Thuong – Mao Dien with 12 square kilometres. Surface water used for agriculture now
is estimated at 77,19 cubic metres per year. Water extraction areas most concentrated in
An Binh - Nghia Dao group.
Talking samples at 26 locations, 26 samples in dry season and 26 samples in rain
season. Samples were analyzed at Bac Ninh Center of Natural Resources and
Environment Monitoring. Analysis results showed that surface water quality is quite
good in Duong river; there are contaiminated signs with BOD 5, TSS at Tri Qua pump
station – Bac channel; there are contaiminated signs with BOD 5, COD, amonium, TSS
at Dong Coi – Dai Quang Binh channel; there are strong contaiminated signs with
BOD5, COD, amonium, TSS at Le Xa pump station – Nguyet Duc commune; there are
contaiminated signs with BOD5, COD, amonium, TSS in Giua channel;

xiv


Through the process of investigation, 100% people at Dinh To Commune agreed
that surface water in Duong river is good, 20% people said that they are short of water in
winter-spring crop. 66.7% people agreed that the quality of irrigation water is good at Dong
Coi- Dai Quang Binh channel, Tram Lo commune; 33% of respondents gave transplanting

winter due to lack of water. 60% people said that irrigation water is good in Dinh Du river,
Nguyet Duc commune, 66.7% people said that it is short of water in March. 46.7% people
said that irrigation water is good at Giua channel, Nghia Dao commune, 40% people said
that it was short of water in March and 26.7% is flooding in July.
Key words: Surface water, Thuan Thanh district.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là yếu tố chủ đạo của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của loài người với
nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên lượng nước có thể khai thác và sử dụng
trong tổng lượng nước trên thế giới lại không nhiều. Trái đất có 3/4 diện tích là
nước nhưng diện tích có trữ lượng nước ngọt lại rất hiếm. Nước là tài nguyên tái
tạo được nhưng phải sau một thời gian nhất định nhờ vòng tuần hoàn của nước.
Hiện nay do sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh nhu
cầu sử dụng nước ngày càng cao cùng với việc sử dụng nguồn nước mặt không hợp
lý đã gây áp lực lên trữ lượng cũng như chất lượng nước ngày càng giảm do
nguồn nước mặt không được quản lý và bảo vệ kịp thời và hợp lý dẫn tới vấn đề
ô nhiễm môi trường nước mặt. Đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất
nông nghiệp và phục vụ cho các nghành nghề khác là biện pháp tất yếu.
Tài nguyên nước huyện Thuận Thành khá phong phú và đa dạng, nhưng lại
phân bố không đều theo không gian và thời gian, chịu tác động của nhiều yếu tố
về cả “chất” và “lượng”, vùng nghiên cứu nằm ở hạ du hệ thống sông Hồng sông Thái Bình nên nguồn nước chịu áp lực từ phía thượng nguồn. Mặt khác,
nước thải sinh hoạt và công nghiệp lại được xả trực tiếp vào các sông suối mà
không được xử lý.
Mặc dù huyện Thuận Thành được đánh giá giàu tiềm năng về nước (có sông
Đuống, sông Đình Dù chảy qua, ngoài ra còn các kênh nội đồng và ao, hồ) nhưng

phân bố không đồng đều. Một vài nơi tài nguyên nước đã có dấu hiệu ô nhiễm nên
việc khai thác và quản lý gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu sử dụng nước trong các
ngành nghề nói chung và đặc biệt trong nông nghiệp nói riêng ngày càng tăng.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng nguồn nước mặt phục vụ tưới tiêu khu vực
huyện Thuận Thành tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng nguồn
nước mặt phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh".
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Theo nguyên lý dòng chảy và đặc tính tác động của tác nhân ô nhiễm, giả

1


thuyết đặt ra là nếu xác định được chất lượng nước mặt ở huyện Thuận Thành
đang có xu hướng bị ô nhiễm, trữ lượng nước mặt đang có xu hướng suy giảm
mạnh thì tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp là rất nghiêm trọng. Vì thế,
việc nghiên cứu để đưa ra được các giải pháp quản lý, xử lý, khai thác và bảo vệ
tài nguyên nước mặt trên địa bàn huyện Thuận Thành là rất cấp thiết.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng trữ lượng và chất lượng nước mặt phục vụ nông
nghiệp và tình hình khai thác, sử dụng trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt một
các hợp lý trên địa bàn nghiên cứu.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đề tài đã tổng hợp được các số liệu về thực trạng và tình hình khai thác,
sử dụng tài nguyên nước mặt trên địa bàn nghiên cứu, là cơ sở khoa học cho địa
phương quản lý và quy hoạch sử dụng một cách hợp lý.
- Kết quả nghiên cứu không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong
công tác quy hoạch, sử dụng nước mặt ở địa phương mà còn bổ sung cơ sở lý

luận phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
2.1.1. Khái niệm về nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi
khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Nước mặt là nước được lấy từ sông rạch, kênh mương, ao hồ, mạch lộ.
Nước này thường chứa nhiều phù sa, chất hữu cơ, vi khuẩn và một số chất độc
hại khác (dầu mỡ, khoáng, thuốc BVTV). Đặc biệt nước ven bờ và các dòng
nước không chảy, gần khu dân cư thì nồng độ chất ô nhiễm cao (Cục bảo vệ môi
trường, 2003)
Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng,
rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ
đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi
nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm
trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới
Nước mặt phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, hồ, ao, kênh,
rạch và các hệ thống tiêu thoát nước trong nội thành, đô thị.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng,
đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị.
Trên thế giới có khoảng 1400 triệu km3 nước, trong đó nước mặn chiếm 97%,

nước ngọt 3% tuy nhiên chỉ có 10 triệu km 3 nước ngọt có thể sử dụng được, phần
còn lại là nước đóng băng.
Thế giới hiện nay tỉ lệ sử dụng nước như sau:
+ 69% sử dụng cho nông nghiệp
+ 23% sử dụng cho công nghiệp
+ 8% sử dụng cho đời sống và đô thị.
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

3


Theo ước tính, những vùng đất hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất liền
trên thế giới, trong đó bao gồm 40% là sa mạc. Do đó hiện tượng không cân bằng
của sự phân bố nước trên địa cầu là không thể tránh khỏi, điều đáng báo động là
mức sử dụng nước bình quân cho mỗi đầu người vào khoảng 2000 m 3, nhưng
hiện nay có đến 50 nước, nghĩa là 750 triệu dân được cung cấp nước dưới mức
1700 m3 (1 người/1 năm). Như vậy trong những thập kỷ tới, chúng ta phải tính
đến sự sa mạc hóa và tốc độ tăng dân số ở một số vùng trên thế giới. Người ta
nhận định rằng ở Châu Phi hơn 1 tỷ người sẽ lâm vào cảnh thiếu nước và tình
trạng này cũng là mối đe dọa của cả Trung Quốc và Ấn Độ (Lan Anh, 2011).
Ở Nhật Bản năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra
tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân
chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui. Vụ nhiễm độc đầu tiên được
phát hiện năm 1956 nhưng phải đến năm 1968, chính quyền mới chính thức kết
luận nguyên nhân bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm.
Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co
quắp, không nói năng được. Thai nhi đẻ ra bị dị dạng. Gần 2.000 người chết,
10.000 người bị ảnh hưởng. Chó, mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết. Cá
biển chết dạt đầy bờ, phủ kín mặt biển. Hậu quả của nó vẫn kéo dài tới ngày nay,
khi các nạn nhân đã ngoài 40-50 tuổi, chỉ có thể ở trong nhà, tách biệt với cộng

đồng và nhờ gia đình chăm sóc (Hồng Hạnh, Phương Vũ, 2016).
Tại Mỹ Theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên
sông White, bang Indiana, Mỹ hủy hại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90 km và
giết chết 4,6 triệu con cá, tương đương 187 tấn. Nguyên nhân là do nhà máy sản
xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại Anderson đã thải khoảng 1,6 triệu gallon
(hơn 6 triệu lít) nước thải có chứa nồng độ độc hại chất dimethyldithiocarbamate,
các thành phần hoạt chất của hợp chất xử lý nước thải HMP-2000, cũng như các
sản phẩm phân hủy như carbon disulfide. Những chất này sau đó gây ra bọt trên
sông White (Hồng Hạnh - Phương Vũ, 2016).
Nguồn nước trên thế giới có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác nhau
được thể hiện qua Bảng 2.1.

4


Bảng 2.1. Tác nhân chi phối chất lượng nước mặt
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tác nhân gây ô nhiễm
Vi khuẩn gây bệnh
Chất rắn lơ lửng
Các hợp chất hữu cơ

Phú dưỡng
Nitrat
Mặn hoá
Kim loại nặng
Axit hoá

Sông
+
++
+
+
+
+
++
+

Hồ, ao
+++
+
+
++
++
++

Hồ chứa
+
+
+
+++
++

++

(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên nước, 2013)
Ghi chú: (+ + +) Ô nhiễm nghiêm trọng; (+ +) ô nhiễm trung bình,
(+) ít ô nhiễm; (-) không ô nhiễm).

Chúng ta biết rằng nước là môi trường thuận lợi cho mọi sự ô nhiễm, tất
cả mọi chất thải cũng như mọi chất hóa học khi thải ra nước đều hòa tan hoặc lưu
trữ một phần. Quy luật này là nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh ô nhiễm nước.
Hiện nay thế giới nhiều sông, suối đã dần trở nên ô nhiễm nặng nề như:
+ Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào
sống nổi và không có khu dân cư nào sống ở gần đó.
+ Sông Vonga (Nga) hàng năm vận chuyển 42 triệu tấn chất thải độc hại.
+ Ở Châu Âu - Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng
(Bộ TN&MT, 2012)
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay. Đặc
biệt là các nước phát triển.cùng với sự phát triển thì các khu công nghiệp.nhà
máy… đã thải ra môi trường hang loạt các lượng chất thải độc hại làm cho nguồn
nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng.
Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul (Rumani) đã thải ra
50 -100 tấn xianua và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare
(thuộc vùng Đông- Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷ sản ở đây chết
hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến
cuộc sống của 2,5 triệu người.
Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi đã xảy ra một tai nạn kinh hoàng khi
nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Union Carbide India. thải ra ngoài môi trường
40tấn izoxianat và metila. Theo viiện Blacksmith, chính lượng khí độc hại này đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân và khiến

5



15.000người tử vong. Thật đáng lo ngại khi vấn đề ô nhiễm ở khu vực này vẫn
chưa được giải quyết một cách triệt để. Người ta nghi ngờ rằng các mạch nước
ngầm đã bị nhiễm độc.
Dòng sông Huai dài 1978km nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung
Quốc, được coi như nơi ô nhiễm nhất của nước này do các chất thải công nghiệp,
động vật và nông nghiệp. Mức độ mắc các bệnh cao bất thường của cộng đồng
dân cư sống gần lưu vực sông đã khiến chính phủ phải xếp nguồn nước của con
sông ở mức độ ô nhiễm độc hại nhất. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc hiện
đang cùng với Ngân hàng thế giới nỗ lực giải quyết tình trạng này.
Marilao (Philipine) Hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở
Philipines là nơi lưu thông hàng hoá cho các khu vực. Các chất ô nhiễm gây ra
các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới
ngành đánh bắt tại vịnh Manille (Bộ TN&MT, 2012).
2.1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam
Đặc điểm tài nguyên nước mặt do Vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự
nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng nước của cả nước tập trung ở LVS Mê
Công, 16% tập trung ở LVS Hồng - Thái Bình, khoảng 4% ở LVS Đồng Nai, các
LVS lớn khác, tổng lượng nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại

Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo
các LVS
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2009)

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có 2.360 sông có

6



chiều dài lớn hơn 10km. Tám trong số con sông này có lưu vực sông lớn với
diện tích lớn hơn 10.000 km 2. Các sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm
nhiều con sông quốc tế. Tổng diện tích lưu vực của các con sông quốc tế này
tính cả phần nằm trong và nằm ngoài biên giới phần đất liền Việt Nam, cỡ
khoảng 1,2 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam. Tổng dòng
chảy năm là 835 tỷ m3, nhưng trong 6-7 tháng mùa khô, khi mà dòng chảy chỉ
đạt cỡ 15-30% tổng dòng chảy năm thì tình trạng thiếu nước trở nên trầm trọng
(Nguyễn Đình Trọng, 2003)
Tổng trữ lượng nước mặt của nước ta đạt tới 840 tỷ m3, nhưng có hơn
60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chính vì vậy rất khó có thể kiểm
soát, đảm bảo nguồn nước mặt tránh khỏi ô nhiễm.Thực trạng hiện nay nguồn
nước mặt ở Việt Nam không những bị ô nhiễm trên diện rộng mà còn đang suy
kiệt nặng nề. Cụ thể là sông Cửu Long phụ thuộc đến 95% tổng lượng nước từ
nguồn nước quốc tế, còn sông Hồng-Thái Bình phụ thuộc đến 40%. Vì vậy, tình
trạng suy kiệt trong hệ thống sông, hồ chứa nước của nước ta diễn biến rất phức
tạp. Đặc biệt, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên lượng nước khai thác
chiếm trên 50% lưu lượng của dòng chảy trên địa bàn. Riêng tỉnh Ninh Thuận lên
đến 70 - 80%, trong khi giới hạn nơi đây được phép khai thác chỉ là 30%.
Do đó trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, mà Việt Nam là một trong
những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với thực trạng tài nguyên nước được
phân bổ không đồng đều giữa các vùng, miền; giữa các mùa trong năm, nên nguy
cơ thiếu nước vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa đang ngày càng hiện hữu trong
nhiều vùng, miền của nước ta. Trong khi chất lượng nước mặt lục địa đang suy
giảm, có nơi bị ô nhiễm nặng. Các hồ, ao, kênh, mương trong các thành phố đều
bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt quá mức quy chuẩn cho phép. Nhiều nơi đã biến
thành nơi chứa chất thải. Các đoạn sông chảy qua khu đô thị, khu vực sản xuất
công nghiệp, khai khoáng đã bị ô nhiễm, nhiều chất ô nhiễm trong nước có độ
vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần.
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các sông có chiều
dài từ 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con sông.

Trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km 2. Lưu vực
của 13 hệ thống sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9 hệ thống sông
chính: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả - La, Thu Bồn, Ba,
Đồng Nai, Mê Công chiếm tới gần 93% tổng diện tích lưu vực sông toàn quốc và

7


xấp xỉ 80% diện tích toàn quốc.
Bảng 2.2. Một số đặc trưng của các hệ thống sông chính ở Việt Nam
Diện tích khu vực
(km2)
TT

Tổng lượng dòng chảy
năm (m3/năm)

Hệ thống sông

Mức đảm bảo
nước mặt trong
năm
Nghìn
m3/ngườ
m3/km
i
2

Tổng


Ngoà
i
nước

Tron
g
nước

Tổng

11.280

13.260

1,7

7,3

9

798

9070

15.180

15.180

9,7


9,7

1.550

5.160

Ngoài
nước

Trong
nước

1.980

1

Bằng Giang –
Kỳ Cùng

2

Thái Bình

3

Hồng

82.300

72.700


155.000

45.2

81,3

126,
5

4



10.800

17.600

28.400

5,6

14,0

19,6

1.110

5.500


5

Cả - La

9.470

17.730

27.200

4,4

17,8

22,2

1.250

8.290

6

Thu Bồn

10.350

10.350

20,1


20,1

1.940

16.500

7

Ba

13.900

13.900

9,5

9,5

683

9.140

8

Đồng Nai

6.700

37.400


44.100

3,5

32,8

36,3

877

2.980

9

MêKong

726.180

68.820

795.000

447,0

53,0

500,
0

7.265


28.380

10

Các sông khác

66.030

66.030

94,5

94,5

1.430

8.900

Cả nước

837.43
0

330.99
0

1.167.00
0


507,4

340

874,
4

2.560

11.100

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2009)

Tổng lượng nước mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa
một phần là do lượng mưa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không
gian, gây nên lũ lụt thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Lượng
mưa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác
nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu vào tháng 11 và tháng 12, ở miền Trung và
miền Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào tháng 1. Mùa khô ở nước ta kéo dài
từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng
khoảng 20 - 30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm này, khoảng một
nửa trong số 15 LVS chính bị thiếu nước - bất thường hoặc cục bộ.
Tổng lượng nước mặt của các LVS trên lãnh thổ Việt Nam khoảng

8


×