Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại các mỏ khai thác than lộ thiên thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ
KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Khoa học môi trường
60.34.01.02
TS. Nguyễn Thế Bình


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Thị Ngọc Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám đốc Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Thành uỷ,
UBND thành phố Cẩm Phả; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin), các công ty than: Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai; Bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thế Bình cùng toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa Môi trường - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Thị Ngọc Anh


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...............................................................................................

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại UBND thành
phố Cẩm Phả và Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường, Sở
TNMT tỉnh Quảng Ninh......................................................................xv
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát khu vực khai
trường khai thác tại các mỏ khai thác lộ thiên.....................................xv
- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, đồ
thị, thống kê, so sánh số liệu...............................................................xv
- Phương pháp so sánh đối chứng: Các số liệu phân tích được so sánh với
QCVN, TCVN, TCN như: QCVN 14: 2008, QCVN 40:2011, TCVN
7957, QCVN 05: 2009, QCVN 26:2010, TCVSLđ 3733: 2002, TCN
14: 2006...............................................................................................xv
THESIS ABSTRACT....................................................................................................

- Methods of collecting secondary figures: Collecting figures at the
People's Committee of Cam Pha City and Monitoring and
Environmental Analysis Center, Department of Environmental
Resource............................................................................................xvii
- Methods of field survey : Conducting a survey the mining area in

opencast mines..................................................................................xvii
- Figures processing: Using software Excel to process figures, draw
graph, chart, statistic, compare figures.............................................xvii

iii


- Methods of compare confront: The analytical figures was compared
with QCVN, TCVN, TCN as: QCVN 14: 2008, QCVN 40:2011,
TCVN 7957, QCVN 05: 2009, QCVN 26:2010, TCVSLd 3733: 2002,
TCN 14: 2006....................................................................................xvii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................2
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC
TIỄN......................................................................................................2
1.4.1. Những đóng góp mới.......................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa khoa học.............................................................................2
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................

2.1. THỰC TRẠNG KHAI THÁC THAN...............................................4
2.1.1. Thực trang khai thác than trên thế giới............................................4
...............................................................................................................6
2.1.2. Khai thác than tại Việt Nam............................................................7
2.1.2.3. Sản xuất và trữ lượng than của Việt Nam...................................10
Bảng 2.1. Sản xuất than trong cơ cấu các ngành công nghiệp Việt Nam 11
Bảng 2.2. Tổng hợp dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước...............13

2.2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI
THÁC THAN TẠI QUẢNG NINH....................................................13
2.2.1. Thực trạng công nghệ khai thác than lộ thiên tại Quảng Ninh......13
Nguồn: Hồ Sĩ Giao (1999)......................................................................15
(Hồ Sĩ Giao, 1999)..................................................................................16
2.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các tác động do khai thác
than tới môi trường..............................................................................16

iv


2.2.2.1. Đối với môi trường đất...............................................................17
Bảng 2.3. Ước tính lượng chất thải rắn từ hoạt động khai thác than đến
năm 2025.............................................................................................18
Bảng 2.4. Chỉ tiêu hóa học đất các khu vực bãi thải...............................18
2.2.2.2. Đối với môi trường nước............................................................19
2.2.2.3. Đối với môi trường không khí....................................................21
2.2.2.4. Đối với môi trường sinh thái......................................................21
Bảng 2.5. Diện tích sử dụng đất ở một số mỏ than.................................22
Bảng 2.6. Diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm do khai thác mỏ..........22
2.2.2.5. Đối với cảnh quan......................................................................23
2.2.2.6. Đối với sức khoẻ cộng đồng.......................................................24
2.2.2.7. Đối với rủi ro và tai biến môi trường.........................................24
2.2.2.8. Đối với các ngành kinh tế...........................................................25
2.2.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác than.................26
2.2.3.1. Biện pháp quản lý môi trường....................................................26
2.2.3.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.....27
2.2.3.3. Biện pháp tổ chức hành chính....................................................28
2.2.3.4. Biện pháp hoàn nguyên môi trường...........................................29
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................


3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..............................................................30
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU............................................................30
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................30
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................30
3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thành phố Cẩm Phả
.............................................................................................................30
3.4.2. Hoạt động khai thác tại các mỏ lộ thiên lớn tại thành phố Cẩm Phả
.............................................................................................................30

v


3.4.3. Thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại các mỏ
lộ thiên lớn tại thành phố Cẩm Phả.....................................................30
3.4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
khai thác than lộ thiên tại thành phố Cẩm Phả - Quảng Ninh.............30
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................30
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...........................................30
3.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa......................................................31
3.5.4. Phương pháp so sánh đối chứng....................................................34
3.5.5. Xử lý số liệu..................................................................................35
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................................

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ
CẨM PHẢ...........................................................................................36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................36
4.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................36
4.1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn................................................37
4.1.1.3. Địa hình, địa mạo...................................................................38

4.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội.............................................38
4.1.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội....................................39
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi
trường..................................................................................................41
4.1.4.1. Thuận lợi....................................................................................42
4.1.4.2. Hạn chế và thách thức................................................................42
4.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC Ở CÁC MỎ LỘ THIÊN LỚN TẠI
CẨM PHẢ...........................................................................................44
4.2.1. Địa bàn hoạt động..........................................................................44
4.2.2. Quy trình khai thác........................................................................46
* Mỏ Đèo Nai.....................................................................................47
Bảng 4.1. Các thông số chủ yếu của các khu khai thác...........................48
Bảng 4.2. Các thông số chủ yếu của các khu khai thác...........................49

vi


* Mỏ Đèo Nai.....................................................................................49
Bảng 4.3. Các thông số chủ yếu của các khu khai thác...........................49
4.2.3. Các thông số của hệ thống khai thác.............................................51
4.2.3.1. Mỏ Cao Sơn................................................................................51
Bảng 4.4. Các thông số của hệ thống khai thác.......................................51
4.2.3.2. Mỏ Cọc Sáu................................................................................51
Bảng 4.5. Các thông số của hệ thống khai thác.......................................51
4.2.3.3. Mỏ Đèo Nai................................................................................51
Bảng 4.6. Các thông số của hệ thống khai thác.......................................51
4.2.4. Vai trò đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương...............52
4.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC MỎ LỘ THIÊN LỚN TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ.................


4.3.1. Thực trạng môi trường khai thác...................................................55
Bảng 4.7. Các chất ô nhiễm phát sinh trong khai thác than lộ thiên.......56
4.3.1.1. Chất thải rắn...........................................................................56
Bảng 4.8. Khối lượng đất đá thải theo năm.............................................56
4.3.1.2. Nước thải....................................................................................57
Bảng 4.9. Khối lượng nước thải theo năm..............................................57
Bảng 4.10. Đặc trưng ô nhiễm của nước thải mỏ Cao Sơn.....................58
Từ bảng 4.10 cho thấy: pH ở Moong trung tâm và Moong Đông Cao Sơn
là 4,21-4,38 thấp hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT. Hàm lượng Fe
cao khoảng gấp 2 lần so với QCVN 40: 2011/BTNMT, còn các chỉ
tiêu khác đều thấp hơn QCVN 40: 2011/BTNMT..............................58
Bảng 4.11. Đặc trưng ô nhiễm của nước thải mỏ Cọc Sáu (Quý I/2015)
.............................................................................................................59
Từ bảng 4.11 cho thấy: pH ở Moong Thắng Lợi là 6,67 nằm trong
ngưỡng cho phép QCVN 40: 2011/BTNMT. Các chỉ tiêu khác như Fe,
Cd, Pb, As… đều thấp hơn QCVN 40: 2011/BTNMT........................59
Bảng 4.12. Đặc trưng ô nhiễm của nước thải mỏ Đèo Nai.....................60

vii


4.3.1.3. Không khí...............................................................................60
Bảng 4.13. Sản lượng than khai thác và lượng bụi ước tính...................61
Bảng 4.14. Nồng độ bụi phát sinh tại các công đoạn khai thác than.......62
* Các chất ô nhiễm dạng khí...............................................................62
Bảng 4.15. Nồng độ các khí độc tại mỏ Cọc Sáu....................................63
Bảng 4.16. Nồng độ các khí độc tại mỏ Cao Sơn....................................64
* Tiếng ồn............................................................................................64
Bảng 4.17. Mức ồn tại các khu vực sản xuất...........................................65
4.3.2. Công tác quản lý môi trường.........................................................66

4.3.3. Tác động đến môi trường xung quanh do khai thác lộ thiên.........66
4.3.3.1. Tác động đến chất lượng nước mặt........................................66
Bảng 4.18. Nước thải Mỏ than Cọc Sáu trước và sau xử lý Quý I/2015 67
Bảng 4.19. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt Mỏ than Cao Sơn -67
Quý I/2015...............................................................................................67
Bảng 4.20. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt...............................68
Mỏ than Cọc Sáu - Quý I/2015...............................................................68
Bảng 4.21. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt...............................69
Mỏ than Đèo Nai - Quý I/2015...............................................................69
Bảng 4.22. Kết quả quan trắc các nguồn nước mặt bị ảnh hưởng...........70
bởi các hoạt động khai thác than lộ thiên tại Cẩm Phả...........................70
4.3.3.2. Tác động đến chất lượng môi trường không khí....................70
Bảng 4.23. Nồng độ bụi TSP trung bình 1h trong không khí..................71
tại một số tuyến đường vận chuyển than tại thành phố Cẩm Phả...........71
Bảng 4.24. Nồng độ SO2 trung bình 1h trong không khí.......................72
tại một số tuyến đường vận chuyển than tại thành phố Cẩm Phả...........72
4.3.2.3. Ảnh hưởng do đổ đất đá thải..................................................72
4.3.4. Đánh giá chung..............................................................................76
4.3.4.2. Công ty cổ phần than Cọc Sáu...............................................78
4.3.4.3. Công ty cổ phần than Đèo Nai...............................................79
4.3.4.4. Một số ý kiến của người dân về khai thác than lộ thiên.........81

viii


4.3.4.5. Những tồn tại, hạn chế trong công tác BVMT cần khắc phục
.............................................................................................................82
4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN TẠI
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - QUẢNG NINH......................................83

4.4.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khai thác than lộ thiên......83
4.4.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí............................83
Bảng 4.26. Dự báo tải lượng bụi trong khai thác lộ thiên 2015-2030.....83
4.4.1.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước..............87
4.4.1.3. Cải tạo phục hồi môi trường.......................................................89
Bảng 4.27. Dự báo Sản lượng khai thác và đất đá thải giai đoạn 2016 2030.....................................................................................................90
4.4.2. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường tại các Mỏ
.............................................................................................................93
4.4.2.1. Kiện toàn tổ chức và bộ máy các Phòng Môi trường của các
Mỏ.......................................................................................................93
4.4.2.2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi
trường..................................................................................................93
4.4.2.3. Tăng cường quan trắc, giám sát môi trường...........................94
Bảng 4.28. Vị trí giám sát môi trường nước............................................95
Bảng 4.29. Vị trí giám sát môi trường không khí....................................95
Bảng 4.30. Vị trí giám sát môi trường đất...............................................96
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................97
5.1. KẾT LUẬN......................................................................................97
5.2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................
PHỤ LỤC 101

Các chính sách và cơ sở pháp lý liên quan tới việc đánh giá ảnh hưởng
của hoạt động khai thác than tới môi trường.....................................103

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

BVMT
BOD
COD
ĐTM
ĐMC
KTLT
KTHL
KT
KS
MT
PAC; PAM
QCVN
TCVSLĐ
TCVN
TCCP
TSS
TTNCTNKTM
VINACOMIN

Nghĩa tiếng Việt
Bảo vệ môi trường
Nhu cầu ôxy sinh học
Nhu cầu ôxy hoá học
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Khai thác lộ thiên
Khai thác hầm lò
Khai thác
Khoáng sản
Môi trường

Chất trợ lắng (keo tụ)
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Tổng chất rắn lơ lửng
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản xuất than trong cơ cấu các ngành công nghiệp Việt Nam..........................
Bảng 2.2. Tổng hợp dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước.........................................
Bảng 2.3. Ước tính lượng chất thải rắn từ hoạt động khai thác than đến năm 2025..........
Bảng 2.4. Chỉ tiêu hóa học đất các khu vực bãi thải.........................................................
Bảng 2.5. Diện tích sử dụng đất ở một số mỏ than...........................................................
Bảng 2.6. Diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm do khai thác mỏ....................................
Bảng 4.1. Các thông số chủ yếu của các khu khai thác....................................................
Bảng 4.2. Các thông số chủ yếu của các khu khai thác....................................................
Bảng 4.3. Các thông số chủ yếu của các khu khai thác....................................................
Bảng 4.4. Các thông số của hệ thống khai thác................................................................
Bảng 4.5. Các thông số của hệ thống khai thác................................................................
Bảng 4.6. Các thông số của hệ thống khai thác................................................................
Bảng 4.7. Các chất ô nhiễm phát sinh trong khai thác than lộ thiên.................................
Bảng 4.8. Khối lượng đất đá thải theo năm......................................................................
Bảng 4.9. Khối lượng nước thải theo năm........................................................................
Bảng 4.10. Đặc trưng ô nhiễm của nước thải mỏ Cao Sơn...............................................
Từ bảng 4.10 cho thấy: pH ở Moong trung tâm và Moong Đông Cao Sơn là 4,214,38 thấp hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT. Hàm lượng Fe cao

khoảng gấp 2 lần so với QCVN 40: 2011/BTNMT, còn các chỉ tiêu
khác đều thấp hơn QCVN 40: 2011/BTNMT................................................
Bảng 4.11. Đặc trưng ô nhiễm của nước thải mỏ Cọc Sáu (Quý I/2015)..........................
Từ bảng 4.11 cho thấy: pH ở Moong Thắng Lợi là 6,67 nằm trong ngưỡng cho phép
QCVN 40: 2011/BTNMT. Các chỉ tiêu khác như Fe, Cd, Pb, As… đều
thấp hơn QCVN 40: 2011/BTNMT...............................................................
Bảng 4.12. Đặc trưng ô nhiễm của nước thải mỏ Đèo Nai...............................................
Bảng 4.13. Sản lượng than khai thác và lượng bụi ước tính.............................................
Bảng 4.14. Nồng độ bụi phát sinh tại các công đoạn khai thác than.................................
Bảng 4.15. Nồng độ các khí độc tại mỏ Cọc Sáu.............................................................
Bảng 4.16. Nồng độ các khí độc tại mỏ Cao Sơn.............................................................
Bảng 4.17. Mức ồn tại các khu vực sản xuất....................................................................

xi


Bảng 4.18. Nước thải Mỏ than Cọc Sáu trước và sau xử lý Quý I/2015...........................
Bảng 4.19. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt Mỏ than Cao Sơn -..........................
Quý I/2015 67
Bảng 4.20. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt.........................................................
Mỏ than Cọc Sáu - Quý I/2015........................................................................................
Bảng 4.21. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt.........................................................
Mỏ than Đèo Nai - Quý I/2015........................................................................................
Bảng 4.22. Kết quả quan trắc các nguồn nước mặt bị ảnh hưởng.....................................
bởi các hoạt động khai thác than lộ thiên tại Cẩm Phả.....................................................
Bảng 4.23. Nồng độ bụi TSP trung bình 1h trong không khí............................................
tại một số tuyến đường vận chuyển than tại thành phố Cẩm Phả.....................................
Bảng 4.24. Nồng độ SO2 trung bình 1h trong không khí.................................................
tại một số tuyến đường vận chuyển than tại thành phố Cẩm Phả.....................................
Bảng 4.26. Dự báo tải lượng bụi trong khai thác lộ thiên 2015-2030...............................

Bảng 4.27. Dự báo Sản lượng khai thác và đất đá thải giai đoạn 2016 - 2030..................
Bảng 4.28. Vị trí giám sát môi trường nước.....................................................................
Bảng 4.29. Vị trí giám sát môi trường không khí.............................................................
Bảng 4.30. Vị trí giám sát môi trường đất........................................................................

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Top 10 quốc gia khai thác than trên thế giới.......................................................
Hình 2.2. Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới..........................................................
Hình 2.3. Cung cầu than trên thế giới phân theo châu lục..................................................
Hình 2.4. Sơ đồ Công nghệ khai thác than lộ thiên..........................................................
Hình 2.5. Mặt cắt moong khai thác than...........................................................................
Hình 4.1. Thành phố Cẩm Phả trên bản đồ tỉnh Quảng Ninh...........................................
Hình 4.2. Ranh giới các mỏ than lộ thiên lớn vùng Cẩm Phả...........................................
Hình 4.3. Hoạt động bốc xúc, vận tải và đổ thải đất đá....................................................
Hình 4.4. Hoạt động khai thác, vận chuyển, sàng tuyển và tiêu thụ than..........................
Hình 4.5. Suối Cầu 2 - Cẩm Phả cạn khô nước và ngập đầy đất đá..................................
Hình 4.6. Một góc khai trường mỏ Đèo Nai.....................................................................
Hình 4.7. Chống bụi bằng nước khi nổ mìn.....................................................................
Hình 4.8. Chống bụi bằng bằng bua nước khi nổ mìn......................................................
Hình 4.9. Sơ đồ công nghệ xử lý nước mưa chảy tràn các mỏ lộ thiên.............................
Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ từ moong..............................................
Hình 4.11. Sơ đồ mặt đứng bãi thải đã san cắt tầng..........................................................

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Bùi Thị Ngọc Anh
Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi
trường tại các mỏ khai thác than lộ thiên thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh”.
Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60 34 01 02

Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong khai thác than lộ thiên tại thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường trong khai thác than lộ thiên tại
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại UBND thành phố
Cẩm Phả và Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường, Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát khu vực khai trường khai
thác tại các mỏ khai thác lộ thiên.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích: Môi trường nước; Môi trường không khí.
- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, đồ thị,
thống kê, so sánh số liệu.
- Phương pháp so sánh đối chứng: Các số liệu phân tích được so sánh với
QCVN, TCVN, TCN như: QCVN 14: 2008, QCVN 40:2011, TCVN 7957, QCVN 05:
2009, QCVN 26:2010, TCVSLđ 3733: 2002, TCN 14: 2006...
3. KẾT QUẢ CHÍNH VÀ KẾT LUẬN
- Thành phố Cẩm Phả nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Năm 2015, thành
phố Cẩm Phả có tốc độ tăng trưởng đạt 14,3%, trong đó: Dịch vụ tăng 17,9%; Công
nghiệp, xây dựng tăng 13,6%; Nông nghiệp tăng 3,3%. Hoạt động khai thác, vận
chuyển, chế biến, tiêu thụ than phát triển một mặt đã làm thay đổi đáng kể diện mạo
kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và Thành phố Cẩm Phả nói riêng, đã góp phần quan

trọng trong việc giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, đóng góp xây dựng đô thị của Thành phố ngày càng
khang trang và phát triển.
- Khai thác than ở các mỏ than lộ thiên lớn tại thành phố Cẩm Phả có 3 mỏ lớn
là mỏ Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai:

xiv


Mỏ Cao Sơn: Các vỉa than khai thác thuộc chùm vỉa 13 và 14 đều có chiều dày
không lớn góc cắm thay đổi từ 20o ÷ 50o trung bình từ 25o ÷ 30o. Hiện nay mỏ Cao Sơn
đang khai thác tại phân khu Tây Cao Sơn vỉa 14-5, vỉa 14-5A, Đông Cao Sơn vỉa 13-1
và vỉa 14-5.
Mỏ Cọc Sáu: Khu Tả Ngạn: Đáy mỏ đã kết thúc khai thác, hiện ở mức -150,
năm 2005 kết thúc khai thác động tụ, hiện nay đang được mỏ sử dụng làm nơi đổ bãi
thải tạm, sau này sẽ được khai thác lại. Khu Thắng Lợi: Bóc đất đá tập trung ở phía
Đông và Đông Bắc, tại các tầng -60 ÷ +330 và xử lý tụt lở. Than khai thác chủ yếu ở
các tầng -100 ÷ -60.
Mỏ Đèo Nai: Hiện tại đáy khai trường khu Lộ Trí ở mức +100 m, được nối
thông với khu Công Trường Chính. Vì vậy, nước từ khu Lộ Trí, một phần nhỏ được
thoát ra ngoài biên giới khai trường theo các khe núi và mương rãnh, còn phần lớn được
tập trung xuống moong và chảy sang phía khu Công Trường Chính.
- Hoạt động khai thác than nhất là khai thác than lộ thiên đã tác động mạnh đến
cảnh quan tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đã làm gia tăng quá trình xói
mòn, rửa trôi trên lưu vực, gây bồi lắng sông suối, tạo nên nguy cơ làm suy giảm lợi thế
về điều kiện tự nhiên và hạn chế hiệu quả của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
khác nhất là kinh tế du lịch, cảng biển và là một trong các nguyên nhân làm bồi lắng và
suy giảm chất lượng môi trường nước ven bờ vịnh Hạ Long (Kỳ quan thiên nhiên mới
của Thế giới) và vịnh Bái Tử Long.
- Trên cơ sở các biện pháp BVMT đã thực hiện, Luận văn đã đi sâu phân tích

những tồn tại cần khắc phục, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong khai than lộ thiên tại thành phố Cẩm Phả như sau:
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí (Trong các công đoạn: Khoan, nổ mìn;
Công tác xúc bốc, vận tải than và đất đá).
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (nước mặt, nước moong).
Cải tạo phục hồi môi trường các bãi thải; Tăng cường công tác quản lý môi
trường tại các mỏ (Kiện toàn tổ chức; Phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường; Tăng
cường quan trắc, giám sát môi trường; Chủ động ngăn ngừa suy thoái môi trường; tuyên
truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường).

xv


THESIS ABSTRACT
Author Name: Bui Thi Ngoc Anh
Name of topic: “Assessment of the status and proposing some solutions for
environmental management at the opencast coal mine in Cam Pha City - Quang Ninh”.
Sector: Science and Environment

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. PURPOSE STUDY OF THEMES
- Assessment of the status of the environmental pollution in opencast coal
mining in Cam Pha City, Quang Ninh Province.
- Propose a number of solutions for environmental management in opencast coal
mining in Cam Pha City, Quang Ninh Province.
2. METHOD OF STUDY
- Methods of collecting secondary figures: Collecting figures at the People's
Committee of Cam Pha City and Monitoring and Environmental Analysis Center,

Department of Environmental Resource.
- Methods of field survey : Conducting a survey the mining area in opencast
mines.
- Methods of sampling and analysis: Water Environment; Air environment.
- Figures processing: Using software Excel to process figures, draw graph, chart,
statistic, compare figures.
- Methods of compare confront: The analytical figures was compared with
QCVN, TCVN, TCN as: QCVN 14: 2008, QCVN 40:2011, TCVN 7957, QCVN 05:
2009, QCVN 26:2010, TCVSLd 3733: 2002, TCN 14: 2006...
3. MAIN RESULTS AND CONCLUSIONS
- Cam Pha City located in the northeast of Quang Ninh Province. In 2015, Cam
Pha City growth rate reached 14.3%, therein: Services increase 17,9%; Industry,
construction increase13,6%; Agriculture increases 3,3%. Mining, transport, processing,
Coal consumption activity development the one hand has changed dramatically the
aspect of Economic - Society of the province in general and Cam Pha City in particular,
has contributed important to creating jobs for tens of thousands of workers, advanced
material life and spiritual of the people and contribute to building the city's urban
increasingly spacious and developing.

xvi


- Coal mining in the big opencast coal mine in the Cam Pha city has 3 big mine
is Cao Son mine, Coc Sau mine, Deo Nai mine: Cao Son mine: The coal seams
exploitation of seams beams 13 and 14 have a thickness no greater and corner plugged
changes from 20o ÷ 50o average from 25o ÷ 30o. Currently, Cao Son Mine is exploiting at
Tay Cao Son subdivision 14-5 seams, 14-5A seams, Dong Cao Son 13-1 seams and 14-5
seams.
Coc Sau Mine: Ta Ngan zone: Bottom mine has ended the exploitation ,
currently at -150, in 2005 ended exploitation the stagnant cave, currently is being used

as a temporary waste dump by mine, the latter will be exploited again. Thang Loi zone:
Peeling soil and rock concentrated in the east and northeast, in the floors -60÷ +330 and
handle landslides. Coal mining mainly in the floors -100÷ -60.
Deo Nai Mine: Currently bottom mining Lo Tri zone at level +100 m, connected
to Cong Truong Chinh zone. So, water from Lo Tri zone, a small portion is discharged
outside the borders mining site according to the ravines and ditches, while the majority
is concentrated flowing down to Cong Truong Chinh.
- Coal mining operations, particularly opencast coal mining has a strong impact
on the natural landscaping and pollute the environment, especially have increased the
process of erosion, runoff in the basin, causing sedimentation of rivers and streams,
make up the risk of depleting the advantage of natural conditions and limit the
effectiveness of economic development activities - Other societies, especially is tourism
economy sea port and one of the causes of sedimentation and declining environmental
quality of coastal waters of Ha Long Bay (New Natural Wonders of the World) and Bai
Tu Long bay.
- On the basis of the environmental protection measures have taken, Thesis has
in-depth analysis existing problems needed overcoming, The thesis has proposed a
number of solutions to minimize environmental pollution in opencast coal mining at
Cam Pha city as follows:
Minimize air environmental pollution (in stages: drilling, blasting; soil and rock
loading contact work, transport of coal and rock).
Minimize water environmental pollution of (surface water and mining pits).
Renovation and rehabilitation of the environment of the waste dump,
Strengthening environmental management at the mine (strengthen the organization;
prevention and rescue and environmental incidents; Strengthening observation,
environmental monitoring; Proactively preventing environmental degradation;
propagandize education and raising awareness about environmental protection).

xvii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Than là một nguồn tài nguyên không tái tạo vô cùng quý giá của nước ta.
Hiện nay, mỗi năm chúng ta thu được doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ
hoạt động khai thác và kinh doanh than, mang lại công ăn việc làm cho hơn một
triệu lao động. Ngành Công nghiệp khai thác than trên cả nước nói chung và
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc,
góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng
như của cả nước. Tại tỉnh Quảng Ninh, trên toàn bộ diện tích của tỉnh có 43 mỏ
và điểm khai thác than chính. Dải than nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, kéo
dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông Dương - Cái
Bầu - Vạn Hoa dài khoảng 130 km, rộng từ 10 đến 30 km, có tổng trữ lượng
khoảng 10,5 tỉ tấn. Tuy nhiên, song song với những tiềm năng, triển vọng và
thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đang phải
đối mặt với những thách thức không nhỏ về môi trường.
Theo báo cáo của ngành than, trong nhiều năm qua, do nhu cầu than trên
thế giới ngày càng tăng nhanh nên ngành than đã tổ chức lại sản xuất, tăng
cường đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, sản lượng khai thác than không
ngừng tăng nhanh từ 11,03 triệu tấn năm 2000 đã tăng lên 18,2 triệu tấn năm
2003, góp phần làm tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Mặt khác, theo tính toán để
khai thác 1 tấn than phải bóc từ 6 - 8m3 đất đá và thải ra 1 - 3m3 nước thải. Do
vậy, hằng năm sẽ thải vào môi trường khoảng 160 triệu m3 đất đá và khoảng 60
triệu m3 nước gây tích tụ, bồi lắng, rửa trôi đất đá...
Các tác động từ hoạt động khai thác than kể trên đang ảnh hưởng lớn tới
đời sống của con người và các ngành kinh tế khác như du lịch, thuỷ sản, nông
nghiệp, lâm nghiệp….tại Quảng Ninh. Chúng ta có thể thấy thành phố Cẩm Phả
tỉnh Quảng Ninh là một ví dụ điển hình. Người dân nơi đây đang phải đối mặt
với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do bụi than gây ra từ các mỏ
khai thác than, các xí nghiệp chế biến và sàng tuyển than. Các con sông trên khu

vực này đang dần bị bồi lắng bởi đất, cát phát sinh từ hoạt động khai thác. Một
trong vấn đề đáng quan tâm nữa là khai thác than đang gây những tác động xấu
đến môi trường biển, sông, suối, hồ chứa nước, rừng, các khu dân cư và một số
thành thị vùng mỏ trong khi đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường chưa tương
xứng với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khai thác than nơi đây.

1


Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là một trong những xí nghiệp khai
thác than lớn cùng với những dây truyền và thiết bị hiện đại mang lại năng suất
cao, mỗi ngày khai thác hàng nghìn tấn than. Tuy nhiên, hoạt động khai thác
cũng thải ra môi trường một lượng lớn nước thải cùng với bụi và các chất thải
rắn, gây mất mỹ quan cho khu vực và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân
sống trong khu vực xung quanh.
Bên cạnh đó vùng than Cẩm Phả chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ
vùng khai thác than Quảng Ninh không chỉ bởi sản lượng than khai thác được mà
còn do có vị trí địa lý tương đối nhạy cảm bên bờ vịnh Hạ Long (Kỳ quan thiên
nhiên mới của Thế giới). Chính vì những lý do trên Luận văn với đề tài “Đánh giá
thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại các mỏ khai thác
than lộ thiên thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh” hết sức cấp thiết và mang
tính thực tiễn cao.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong khai thác than lộ thiên tại
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường trong khai thác than lộ
thiên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2015 - 2016.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại các mỏ khai thác than lộ thiên
thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh.
Trên cơ sở phân tích, bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho thành phố Cẩm
Phả trong việc bảo vệ môi trường tại các mỏ khai thác than lộ thiên trong giai
đoạn tới.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về việc ô
nhiễm môi trường tại các mỏ khai thác than lộ thiên ở thành phố Cẩm Phả nói
riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

2


1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
+ Giúp cho các nhà quản lý, quản lý về ô nhiễm môi trường và đưa ra các
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các mỏ khai thác than lộ thiên.
+ Kết quả nghiên cứu đã giúp người dân hiểu rõ thêm về ô nhiễm môi
trường, cùng góp sức cải thiện môi trường tại các mỏ khai thác than lộ thiên.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. THỰC TRẠNG KHAI THÁC THAN
2.1.1. Thực trang khai thác than trên thế giới
Khai thác than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, lượng than
thương mại được khai thác tại hơn 50 quốc gia và tiêu thụ tại trên 70 quốc gia
trên toàn thế giới, toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một

số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản xuất điện, thép và kim
loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản
xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc).
Hàng năm có khoảng hơn 4,03 tỷ tấn than được khai thác, con số này đã
tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á,
trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần.

Hình 2.1. Top 10 quốc gia khai thác than trên thế giới
Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm
rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ,
Ấn Độ, Oxtraylia, CHLB Đức và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho
nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than giành cho thị trường xuất
khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, trong
đó Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng (Văn Hào, 2012).

4


Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được
duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là
từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo
cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ
0,9% đến 1,5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các
lò hơi sẽ tăng khoảng 1,5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất
điện, tăng với mức 1%/năm. Nhu cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong
công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0,9%. Thị trường than
lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu
cầu chủ yếu là Trung Quốc. Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự
nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như
Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc.

Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà
ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu
nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng. Than sẽ vẫn
đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng
trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu
Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh
tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện (Hồ Sĩ Giao,1999).

Hình 2.2. Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới
Than được thông thương trên khắp thế giới qua đường biển với khối lượng lớn.

5


Từ 20 năm trước, than hơi nước tiêu thụ qua đường biển tăng trưởng
khoảng 8% mỗi năm trong khi với than cốc là 2%. Tổng lượng tiêu thụ quốc tế
trong năm 2008 đạt 718 triệu tấn, chiếm khoảng 18% lượng than tiêu dùng. Chi
phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá giao than. Thị trường than xuất
khẩu được chia thành 2 thị trường lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Thị trường Đại Tây Dương bao gồm các nước nhập khẩu như Tây Âu, đặc biệt là
Anh, Đức và Tây Ban Nha. Thị trường Thái Bình Dương gồm các nước đang
phát triển và các nước thuộc nhóm OECD châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Bắc. Thị trường Thái Bình Dương hiện chiếm khoảng 60% lượng
than hơi nước được thông thương. Các thị trường có xu hướng chuyển đổi lẫn
nhau khi giá than cao và nguồn cung dồi dào thiện (Hồ Sĩ Giao, 2010).

Hình 2.3. Cung cầu than trên thế giới phân theo châu lục
Úc là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, tại thời điểm cuối năm 2003,
nước này xuất khẩu trên 207 triệu tấn than cứng trong tổng số hơn 274 triệu tấn
than khai thác tại nước này. Đây là một trong những hàng hóa xuất khẩu có giá

trị nhất của nước này. Mặc dù ¾ lượng xuất khẩu của Úc là vào thị trường châu
Á tuy nhiên than của nước này được tiêu thụ trên toàn thế giới trong đó châu Âu,
châu Mỹ và châu Phi. Việc buôn bán than cốc trên bình diện quốc tế là khá hạn
chế. Úc xuất khẩu tới 51% trong số này. Mỹ và Canada là các quốc gia xuất khẩu
lớn sau Úc và Trung Quốc mới nổi lên nắm vai trò quan trọng. Than cốc có giá
cao hơn than hơi nước, điều đó cũng có nghĩa Úc sẽ có ảnh hưởng và tác động
lớn tới thị trường loại than này trên thế giới (Hồ Sĩ Giao, 2010).

6


×