Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀTÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

: Hoàng Thị Thùy Linh
: KHDA
: K56
:Khoa học Môi trường
: PGS.TS. Hoàng Thái Đại

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC

2

2




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CTR

Chất thải rắn

CTYT

Chất thải y tế

CTRYT
CTYTNH
CTRYTTT

Chất thải rắn y tế
Chất thải y tế nguy hại
Chất thải rắn y tế thông thường

CTRYTNH

Chất thải rắn y tế nguy hại


KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn



Quyết định

NVYT

Nhân viên y tế

TNMT

Tài nguyên Môi Trường

TT

Thông tư

WHO

Tổ chức y tế thế giới

3

3



DANH MỤC BẢNG
STT

4

Tên bảng

Trang

4


STT

Tên sơ đồ

Trang

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

5

Tên biểu đồ

5

Trang



STT

6

Tên hình

Trang

6


Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của con người. Xã hội ngày
càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và không
ngừng được nâng cao nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe trở thành một nhu cầu
thiết yếu. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân, hệthống các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở
rộng và hoàn thiện, tập trung chủ yếu ở các khu vực đông dân cư. Theo thống
kê hiện nay, tại nước ta có 13.640 cơ sở y tế, trong đó có 1.263 cơ sở khám
chữa bệnh, 1.016 cơ sở y tế dự phòng, 77 cơ sở đào tạo y dược, 180 cơ sở sản
xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Mỗi ngàyphát sinh 450
tấn chất thải y tế, trong đó có 47 tấn chất thải rắn y tế nguy hại. Dự báo khối
lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn cả nước năm 2015 là 590
tấn/ngày, năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Cho đến nay, tỷ lệ giường bệnh
thực kê trên vạn dân là 28,1 tăng 3,4% so với năm 2013(Bộ Y tế, 2015).Việc
tăng số lượng giường bệnh thực tế đồng nghĩa với việc lượng chất thải rắn y
tế thải ra môi trường ngày càng nhiều,góp phần gây ra những nguy cơ tiềm ẩn
khôn lường cho sức khỏe con người và môi trường.
Chất thải rắn y tế là môi trường chứa đựng các loại vi sinh vật gây

bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ... Tuy
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng
nếu không có phương pháp đúng đắn để xử lý, các thành phần nguy hại trong
chất thải y tế sẽ là ẩn họa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng dân cư và môi trường.
Quản lý hợp lý chất thải rắn y tế là một trong những cách hiệu quả để
ngăn chặn những tác hại xấu của chất thải rắn y tế tới sức khỏe con người và
môi trường. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn y tế hiện nay còn mang tính
chất rời rạc, chưa đem lại hiệu quả cần thiết.Theo Cục Quản lý môi trường y
7

7


tế (2011), hiện mới có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải
y tế nhưng nhiều nơi đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Đáng nói,
ngay ở các bệnh viện tuyến trung ương vẫn còn tới 25% cơ sở chưa có hệ
thống xử lý chất thải y tế, bệnh viện tuyến tỉnh là gần 50%, còn bệnh viện
tuyến huyện lên tới trên 60%. (Phan Thị Hải Liên, 2015)
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh - là bệnh viện hạng II, hiện có 21
khoa phòng trong đó có 13 khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng và 6 phòng
chức năng với 230 giường bệnh. Tổng kết năm 2014, bệnh viện có khoảng
153.584 lượt người đến khám chữa bệnh, có tới 65.237 lượt chụp X-quang,
trên 650.675 lượt xét nghiệm, số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 18% so với
các năm trước, tỷ lệ sử dụng giường bệnh là 154,6%.(Bệnh viện Đa khoa
thành phố Vinh, 2014).
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội bệnh viện
Đa khoa Thành phố Vinh được mở rộng hơn cũng như được quan tâm đầu tư
về trang thiết bị y tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên và ngày càng
phát triển.Nhưng cùng với đó là lượng chất thải rắn y tế phát sinh ra ngày

càng nhiều, vì vậy công tác quản lý chất thải rắn y tế càng phải được chú
trọng hơn. Đây thực sự là mối quan tâm lo lắng không chỉ riêng đối với cán
bộ nhân viên bệnh viện mà cả với người dân sống quanh khu vực bệnh viện.
Chính vì những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Đa khoa
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hệ thống quản
lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
8

8


9

9


Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế
2.1.1. Khái niệm chất thải rắn y tế
Chất thải y tế (CTYT)là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được phát sinh từ
các cơ sở y tế (Bệnh viện, Trung tâm Y tế, các phòng thí nghiệm, trạm Y tế, các
cơ sở y tế tư nhân,…).Bao gồm chất thải thông thường và chất thải y tế nguy
hại. (Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007)
Chất thải rắn y tế (CTRYT) là chất thải y tế ở thể rắn, phát sinh từ các
hoạt động y tế. Bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn y tế nguy

hại.(Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007)
Chất thải y tế thông thường(CTYTTT): là chất thải y tế không chứa
các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ.(Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007)
Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa yếu tố nguy
hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc,
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu
những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.(Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007).
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.(Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007).
2.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế
2.1.2.1. Phân loại theo hệ thống phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO, 2014)
Chất thải y tế được chia làm hai nhóm: chất thải y tế nguy hại và chất
thải y tế thông thường.

10

10






Chất thải y tế thông thường: đó là các chất thải không độc hại, về bản chất


tương tự như chất thải sinh hoạt. Bao gồm giấy, bìa các tông, nhựa, ...
Chất thải y tế nguy hại:
- Chất thải là bệnh phẩm: mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác động vật
thí nghiệm, máu, dịch thể.
-Chất thải chứa phóng xạ: chất thải từ quá trình chiếu chụp X-quang, phân
tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trú khối u...
-Chất thải hóa học: bao gồm các loại phế thải rắn, lỏng và khícó tác dụng độc
hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm độc gen.
-Chất thải nhiểm khuẩn: gồm các chất thải chứa các tác nhân gây bệnh như vi
sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm khuẩn...
- Chất thải sắc nhọn: là chất thải có thể làm rách hoặc tổn thương da bao gồm
cả kim tiêm, kim tiêm dưới da, dao mổ, bộ truyền... Dù có hay không bị
nhiễm khuẩn, chất thải này được coi là chất thải y tế nguy hại cao và cần được
xử lý như chất thải có nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Chất thải dược phẩm: Chất thải dược phẩm bao gồm thuốc quá hạn, thuốc
không dùng hoặc các loại vaccin, huyết thanh, kể cả chai, lọ đựng chúng...
- Chất thải gây ung thư (genotoxic) và gây độc tế bào (cytotoxic): chất thải
genotoxic có thể bao gồm một số loại thuốc kìm tế bào, chất nôn, nước tiểu
hoặc phân của bệnh nhân điều trị với các thuốc kìm tế bào, hóa chất và các
vật liệu phóng xạ.
- Chất thải chứa kim loại nặng độc: Chất thải chứa kim loại nặng như chì,
thủy ngân, asen...
2.1.2.2. Phân loại theo hệ thống phân loại của Việt Nam
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành theo quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, CTYT được phân
loại dựa vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại.
Theo cách phân loại này chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5
nhóm sau:
Chất thải lây nhiễm gồm các loại chất thải:
11


11


+Chất thải sắc nhọn (loại A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và
các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải chứa mầm
bệnh với số lượng và mật độ đủ gây bệnh. Bao gồm vật liệu bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
+Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
+Chất thải giải phẫu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người, rau thai, bào thai nội tạng và xác động vật thí nghiệm.
Chất thải hóa học nguy hại gồm:
+ Dược phẩm quá hạn, kém chất lượng không còn khả năng sử dụng.
+ Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
+ Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ
dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng
hóa trị liệu.
+ Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế
thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc
quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ
từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
Chất thải phóng xạ: gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát
sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Bình chứa áp suất: bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga. Các bình này
dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm,

hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
12

12


+ Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thủy tinh, chai huyết, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.
Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất thải nguy hại.
+ Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu,
vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon, túi đựng phim...
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
2.1.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế
Nguồn gốc phát sinh CTRYT chủ yếu là bệnh viện, các cơ sở y tế khác
như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh,
phòng khám ngoại trú, các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học,...
Các nguồn xả thải chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật. (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2011)
Bảng 2.1: Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế
Loại chất thải
rắn
Chất thải sinh
hoạt
Chất thải chứa
các vi trùng gây
bệnh
Chất thải bị
nhiễm bẩn
Chất thải đặc biêt


Nguồn tạo thành
Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các
loại bao gói
Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của
người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình xét
nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh nhân..
Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các
chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà...
Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất
phóng xạ, hóa chất dược...từ các khoa khám , chữa
bệnh,khoa dược...
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường , 2011)

2.1.4. Thành phần chất thải rắn y tế
2.1.4.1. Thành phần chất thải rắn y tế trên thế giới
13

13


Theo nghiên cứu của World Bank (2012), trên thế giớiCTYT chỉ chiếm
1% trong tổng số chất thải rắn (CTR) phát sinh. Tất cả chất thải phát sinh
trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe đều được định nghĩa là CTYT. Nhưng
trong thực tế, có tới 75-90%là chất thải thông thường. Nhóm còn lại mang
nguy cơ cao hơn được định nghĩa là CTYTNH. Tuy nhiên, trong nhóm này,
có tới khoảng 80% chất thải mang nguy cơ lây nhiễm thấp, còn lại một phần
nhỏ là chất thải lây nhiễm (băng, gạc dính máu, bộ phận cơ thể giải phẫu),
chất thải sắc nhọn, chất thải hóa học hoặc chất thải dược phẩm, và một lượng
nhỏ kim loại nặng. Như vậy CTYTNH chiếm 10-25% như là một nguồn tiềm

năng gây nhiễm trùng, chấn thương hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hình 2.1: Thành phần CTRYT trên thế giới
(Nguồn: World bank, 2012)
2.1.4.2. Thành phần chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Mỗi ngày các cơ sở y tế thải ra một khối lượng không nhỏ CTR, thành
phần của chúng bao gồm: kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, thiết bị giải phẫu;
mô tế bào người hoặc động vật; xương; nội tạng; bào thai hoặc các bộ phận cơ
thể; bình, túi hoặc các ống dẫn chứa các chất lỏng từ cơ thể, các vật dụng bị loại
bỏ trong quá trình thăm khám và điều trị chuyên khoa. (Nguyễn Thị Giang, 2013)
Hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù so với các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân
loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra
14

14


những nguy hại đáng kể.(Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011).
Dựa vào đặc tính lý hóa thì thành phần CTRYT tại Việt Nam được chia
thành 8 nhóm, thể hiện cụ thể trong biểu đồ 2.1.
Biểu đồ2.1: Thành phần CTRYT dựa trên đặc tính lý hóa tại Việt Nam
(Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011)
Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các
thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTRYT,
chưa kể 52% CTRYT là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTRYT có lượng
lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có thành
phần chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt
cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại.Đất đá và các loại vật rắn
khác chiếm 48%. Các thành phần thuộc chất thải lây nhiễm như thủy tinh,

chai lọ thuốc, bơm kim tiêm chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 3%, bệnh phẩm chiếm tỷ
lệ 1%.(Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011)
Theo Nguyễn Đức Khiển, thành phần CTRYT tại Việt Nam được thống
kê như trong bảng 2.2.

15

15


Bảng 2.2: Thành phầnCTRYT được thống kê ở Việt Nam
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thành phần
Các chất hữu cơ
Chai nhựa PVC, PE, PP
Bông băng
Vỏ hộp kim loại
Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh
Kim tiêm, ống tiêm
Giấy loại, catton

Các bệnh phẩm sau mổ
Đất, cát, sành sứ và các loại vật rắn
khác

Tổng cộng
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại

Tỷ lệ

Thành phần

(%)
52,9
10,1
8,8
2,9
2,3
0,9
0,8
0,6

chất nguy hại
Không


Không


Không


Không

20,9
100
22,6

(Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại, Nguyễn Đức Khiển)
Thành phần CTRYT gồm 9 loại cơ bản như trên trong đó tỷ lệ chất
thải nguy hại chiếm 22,6%. Tuy chỉ chiếm ¼ thành phần nhưng tính chất lại
rất nguy hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không được thu gom,
vận chuyển, xử lý theo quy định.
CTRYT trong bệnh viện được phân làm hai loại gồm:CTR sinh hoạt và
chất thải rắn y tế nguy hại (CTRYTNH).
Chất thải rắn y tếthông thường (CTRYTTT): chiếm khoảng 75-80%
CTRYT trong bệnh viện (gồm chất hữu cơ, giấy gỗ, kim loại, sành sứ gạch
vỡ, thủy tinh, plastic, nilon và các thành phần khác...). Các chất thải này thải
ra từ nhà bếp, các khu hành chính, từ hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân,
người nhà và cán bộ nhân viên trong bệnh viện. (Xuân Tiến, 2014)
Chất thải rắny tế nguy hại: chiếm khoảng 20-25% CTRYT trong bệnh
viện, đó là chất thải bệnh lý và chất thải lây nhiễm bao gồm: mô bệnh phẩm
và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu; các bệnh phẩm nuôi cấy, mô
hoặc xác động vật từ phòng thí nghiệm; các chất thải nhiễm trùng từ phòng
16

16


cách ly và các khoa truyền nhiễm; các bông băng thấm dịch hoặc máu, kim
tiêm, ống tiêm, lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng và quá hạn.(Xuân Tiến,2014)
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khung pháp lý liên quan tới quản lý chất thải nói chung,
quản lý CTRYT nói riêng đã dần dần được hình thành từ hàng chục năm nay,
đặc biệt từ khi có Luật Bảo vệ Môi Trường được Quốc hội thông qua vào
tháng 12 năm 1993. Bên cạnh Luật Bảo vệ Môi Trường, là hệ thống văn bản
pháp luật liên quan tới quản lý CTRYT do các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan ban hành.


Nghị định 59/2007/ NĐ-CP ngày 9/4/2007 do Chính phủ ban hành về



quản lý chất thải rắn.
Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của BYT - Hướng dẫn tổ
chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám



bệnh, chữa bệnh.
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và



Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của BYT - Hướng dẫn



khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của BYT - Quy định về

quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của



bệnh viện.
Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số



43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
 Lò đốt CTRYT được kiểm soát và quản lý theo quy định tại:
QCVN 02:2008/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt



CTRYT.
QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải



nguy hại.
QCVN 02:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTRYT.
2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường và con người
17

17


2.3.1. Đối với sức khỏe con người
Con người là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ CTRYT.Những cá

nhân phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với CTRYTNH đó
là: bác sĩ, y tá, hộ lý; bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú; khách tới thăm
hoặc người nhà bệnh nhân; những người trực tiếp làm công việc xử lý rác thải
tại các bãi đổ rác thải hay các lò đốt rác; những người thu gom, bới rác là
những người đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi các tác động có hại của CTRYT nếu
như CTRYT không được quản lý đúng cách. (Đào Ngọc Phong, 2009).


Ảnh hưởng của chất thải nhiễm khuẩn
Trong thành phần của CTRYT có thể chứa đựng một lượng lớn tác

nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm. Các tác nhân này có thể xâm nhập
vào cơ thể con người thông qua các hình thức: qua da, qua niêm mạc, qua
đường hô hấp, qua đường tiêu hóa.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gây ra do các vi khuẩn như: Samonella,
Shigella, Vibrocholera, trứng giun... Các vi khuẩn này truyền qua phân và các chất
nôn của người bệnh. Ngoài ra trong các chất thải nhiễm khuẩn còn có các vi sinh
vật khác như Herpes gây ra nhiễm khuẩn mắt, tụ cầu khuẩn gây nhiễm khuẩn da,
virus viêm gan A, B, C và HIV... gây nên các bệnh lý tương ứng.(WHO, 2014)

Bảng 2.3: Các dạng bệnh có thể được gây ra do CTRYT
Các dạng nhiễm khuẩn

Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn đường tiêu hóa:

Chất truyền

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa


Salmonella, Vibriocholera,

Phân và chất nôn

thương hàn, tả, lỵ...
Virus herpes

Chất tiết ở mắt

Nhiễm khuẩn mắt
18

18


Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm khuẩn da
Viêm màng não
Bệnh than
AIDS

Vi khuẩn lao, vius sởi, phế Chất tiết đường hô
cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn
Não mô cầu
Trực cầu khuẩn
HIV

Nhiễm khuẩn huyết
Viêm gan A

Viêm gan B và C


hấp, nước bọt
Mủ
Dịch não tủy
Chất tiết qua da
Máu, dịch tiết sinh

dục
Tụ cầu khuẩn
Máu
Virus viêm gan A
Phân
Vius viêm gan B và C
Máu và dịch cơ thể
(Nguồn: Nguyễn Thị Giang, 2013)

Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn
Việc tiếp xúc với CTRYT có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho

cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ
gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật
sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật sắc nhọn ở đây
được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thương kép (vừa gây
tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV...). Hơn nữa,
trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ
cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các
vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải),
qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). (Nguyễn Thị Giang, 2013)

Nghiên cứu của Helal và cộng sự (2011) tại Abu-Dhabi cho kết quả
7,4% chấn thương trong nhân viên y tếlà do các vật sắc nhọn từ CTRYT. Sự
tổn thương do vật sắc nhọn trong y tế có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm
trùng nguy hiểm như HIV, HBV, HCV (khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV,
HCV nghề nghiệp là do thương tích vì vật sắc nhọn và kim tiêm). (Nguyễn Võ
Hinh, 2013)

19

19


Theo số liệu thống kê tại Nhật Bản, nguy cơ mắc bệnh sau khi bị kim tiêm
đâm xuyên qua da như sau: HIV là 0,3%, nhiễm viêm gan B là 3%, viêm gan
CTRYT là 3 – 5% (Đào Ngọc Phong, 2009).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm gánh nặng bệnh tật
toàn cầu do thực hành kim tiêm không an toàn là 1,3 triệu người chết sớm,
mất 26 triệu năm cuộc sống, và chi phí y tế hàng năm của US lên tới 535
triệu đô. (World Bank, 2012).


Ảnh hưởng của chất hóa học và dược phẩm
Nhiều chất hóa học và dược phẩm được sử dụng trong cơ sở y tế là

những mối đe dọa tới sức khỏe con người (độc dược, chất gây độc gen, chất
ăn mòn, chất dễ cháy, chất gay phản ứng, gây nổ, gây sốc,...). Các loại chất
này thường chiếm số lượng nhỏ trong CTRYT, với số lượng lớn hơn có thể
tìm thấy khi chúng dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ, chúng có thể gây
nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và mãn tính gây ra các tổn thương như bỏng,
ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hóa chất

hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp, qua đường tiêu
hóa. Việc tiếp xúc chất dễ cháy, dễ ăn mòn,các hóa chất gây phản ứng có thể
gây nên những tổn thương tới mắt, da hoặc niêm mạc, đường hô hấp, các tổn
thương hay gặp nhất là các vết bỏng. (Nguyễn Huy Nga và cộng sự, 2010)
Các chất khử trùng là thành phần đặc biệt quan trọng trong nhóm này,
chúng thường được sử dụng với số lượng lớn, thường là những chất ăn mòn.
Cũng phải lưu ý những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình thành nên
những hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao. (Nguyễn Huy Nga và cộng sự, 2010)
 Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Các chất thải phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người do có
khả năng gây ảnh hưởng đến di truyền. Ngoài ra, chất thải phóng xạ còn gây
ra một loạt các triệu chứng: đau đầu, ngủ gà, nôn... Tiếp xúc với các nguồn
20

20


phóng xạ có hoạt tính cao: các nguồn phóng xạ của các phương tiện chuẩn đoán
(máy X-quang, máy chụp cắt lớp...) có thể gây tổn thương như phá hủy mô...
(Phan Thị Hải Liên, 2015)


Ảnh hưởng của bình chứa áp suất
Đặc điểm chung của các bình chứa áp suất là tính trơ, không có khả

năng gây nguy hiểm, nhưng dễ gây cháy nổ khi thiêu đốt hay bị thủng.
Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRYT
không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng và nhất là
những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải.
2.3.2. Đối với môi trường:



Ảnh hưởng đến môi trường nước
Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải

bệnh viện (chứa các vi sinh vật gây bệnh, chứa các kim loại nặng, phần lớn là
thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X-quang...). Một số
dược phẩm nhất định nếu xả thải mà không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn
nước cấp.Bên cạnh đó, việc xả thải bừa bãi chất lâm sàng, phân loại thiếu
chính xác chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường có thể tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do làm tăng BOD. Ô nhiễm môi trường
nước còn có thể do các hóa chất và vi sinh vật rò rỉ từ khu vực lưu giữ chất
thải và nước rửa từ các lò thiêu đốt chất thải.(Phan Thị Hải Liên, 2015)
Ở Anh, hơn 50% tổng lượng phát thải thủy ngân đến từ phòng khám
nha khoa, phòng thí nghiệm và các thiết bị y tế. (WHO, 2014)


Ảnh hưởng đến môi trường đất
Môi trường đất bị ô nhiễm do CTRYT chứa các mầm bệnh, kí sinh trùng,

hóa chất độc hại đi vào lòng đất. Các yếu tố này sẽ góp phần đáng kể vào quy
trình ô nhiễm đất canh tác, con người cũng có thể bị ảnh hưởng do sử dụng các
loại thực phẩm trồng trên các vùng đất bị ô nhiễm.(Phan Thị Hải Liên, 2015)
21

21





Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Các mầm bệnh ký sinh trùng, vi trùng và vi khuẩn trong CTRYT có thể

phát tán vào không khí làm ô nhiễm môi trường không khí, gây ra một số loại
bệnh như cảm cúm. Hay việc vận hành lò đốt kém có thể dẫn đến sinh ra các
khí gây khó chịu cho nhà dân xung quanh bệnh viện.
Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn CTRYT được thiêu
đốt không đủ nhiệt độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều gây ra nhiều khói
đen. Việc đốt CTRYTđựng trong túi nilon PVC cùng với các loại dược phẩm
nhất định có thể sinh ra axit, thường là HCl và SO2. Trong quá trình đốt các
dẫn xuất halogen (F, Br, Cl,..) ở nhiệt độ thấp thường tạo ra axit HCl, điều này
dẫn đến nguy cơ tạo thành Dioxin - một loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay
cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng như thủy ngân có thể phát thải theo khí
lò đốt. (Phan Thị Hải Liên, 2015)
Bên cạnh đó, việc lưu giữ chất thải lây nhiễm quá lâu hoặc lưu giữ
không đúng quy định cũng sẽ góp phần gây ra mùi hôi thối làm ô nhiễm
không khí.
Để tránh sự nguy hại của CTRYT đối với sức khỏe con người và môi
trường, bảo vệ những người tiếp xúc với chất thải y tế thì ngành y tế phải
quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xử lý CTRYT.

22

22


2.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
2.4.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới
Khối lượng CTRYT phát sinh thay đổi phụ thuộc vào số lượng tăng

giường bệnh, phát triển các dịch vụ kỹ thuật và sự tiếp cận các dịch vụ y tế của
người dân, theo từng khu vực địa lý và các yếu tố khách quan như: bệnh tật
bình thường, dịch bệnh thảm họa đột xuất; phụ thuộc vào phương pháp và
thói quen của NVYT trong việc khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, số
lượng người nhà thăm nuôi, chăm sóc bệnh nhân. (Nguyễn Thị Giang, 2013)
Bảng 2.4: Lượng CTRYT phát sinh theo giường bệnh trên thế giới
Tuyến bệnh viện
Bệnh viện Trung ương
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện huyện

Tổng lượng CTRYT

CTRYT nguy hại

(kg/ giường bệnh)
(kg/ giường bệnh)
4,1-8,7
0,4-1,6
2,1-4,2
0,2-1,1
0,5-1,8
0,1-0,4
(Nguồn: Hoàng Thị Liên, 2009)

Tổng lượng CTRYT cũng như CTRYTNH giữa các tuyến bệnh viện là
khác nhau, bệnh viện ở tuyến càng cao thì lượng CTRYT phát sinh càng lớn,
bệnh viện Trung ương lượng phát sinh CTRYT cao hơn bệnh viện tuyến tỉnh và
bệnh viện tuyến huyện, sở dĩ có sự khác biệt này là do ở bệnh viện tuyến càng
cao thì công nghệ, kỹ thuật cũng như trình độ của các y bác sỹ sẽ cao hơn, cộng

thêm tâm lý của những người đi khám nên lượng bệnh nhân lớn hơn, lượng
CTRYT phát sinh lớn hơn.
Bên cạnh đó, lượng CTRYT phát sinh cũng phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế xã hội thể hiện qua mức thu nhập của từng nước, từng địa phươngcũng
như quy mô của từng bệnh viện.

23

23


Bảng 2.5: Lượng CTRYT phát sinh thay đổi theo mức thu nhập

Mức thu nhập

Tổng lượng CTRYT

CTRYTNH

(kg/ giường bệnh/ ngày) (kg/ giường bệnh/ ngày)

Nước thu nhập cao

1,2-12

0,4-5,5

Nước thu nhập TB

0,8-6


0,3-0,6

Nước thu nhập thấp

0,5-3

0,3-0,4
(Nguồn: Phạm Ngọc Châu, 2004)

Ở nước thu nhập cao, lượng chất thải bệnh viện nói chung và
CTRYTNH nói riêng luôn cao hơn gấp 2-4 lần so với các nước có thu nhập
trung bình và thu nhập thấp. Điều đó cho thấy, nhu cầu khám chữa bệnh của
các nước có thu nhập cao lớn hơn các nước có thu nhập trung bình và thấp,
đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh lượng CTRYT lớn hơn.
Khối lượng CTRYT phát sinh có sự thay đổi tùy từng quốc gia trên
thế giới. Theo thống kê tổng lượng CTRYT tại một số quốc gia trên thế giới,
Tây Ban Nha và USA là những quốc gia có khối lượng CTRYT phát sinh lớn
nhất lên tới 4,4 kg/giường/ngày, tiếp theo là Canada, Pháp, UK với lượng phát
sinh là 3,3 kg/giường/ngày. Khối lượng CTRYT phát sinh thấp nhất tại Nhật
Bản 0,25 kg/giường/ngày, Hàn Quốc 0,48 kg/giường/ngày, Cát Lâm (Trung
quốc) 0,5 kg/giường/ngày, Istanbul 0,63 kg/giường/ngày, Nam Kinh (Trung
quốc) 0,68 kg/giường/ngày. (M.E.Bi rpinar, 2009)
2.4.1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Trên thế giới việc quản lý CTRYT được nhiều quốc gia quan tâm và
tiến hành xử lý một cách triệt để từ rất lâu. Một loạt chính sách, quy định đã
được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ước quốc
tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả
chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các
24


24


quốc gia trên thế giới.Theo tài liệu nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2015, hiện
nay trên thế giới đang sử dụng một số công ước và nguyên tắc chung về vấn
đề quản lý CTRYT như: công ước Basel, nguyên tắc pollutor pay (người gây
ô nhiễm phải trả tiền), nguyên tắc proximitry.
a)


Tình hình công tác phân loại, thu gom, vận chuyển CTRYT trên thế giới
Quy trình phân loại, lưu giữ và thu gom CTRYT
Trước những năm 1980, hầu hết các nước trên thế giới đều không có hệ
thống phân loại CTRYT hợp lý. Một nhóm nghiên cứu đã được thành lập vào
năm 1983 tại Thụy Điển để xây dựng các hướng dẫn phân loại CTRYT. Theo
WHO, chất thải nguy hại chiếm tới 20% tổng lượng CTRYT phát sinh tại các
cơ sở y tế, trong đó rác thải nhiễm khuẩn và lây nhiễm là 15% tổng lượng.
(WHO, 2004)
Theo quy định của Tổ chức y tế thế giới WHO cho các nước đang phát
triển việc thu gom CTRYT theo từng loại riêng biệt vào các túi nilon có màu
sắc khác nhau được quy định cụ thể ở từng quốc gia. Mỗi phòng khám chữa
bệnh, phòng bệnh nhân có thùng đựng chất thải được chia làm nhiều ngăn
thuận tiện cho việc phân loại. Khu tập trung chất thải bệnh viện có mái che, hệ
thống thoát nước, thuận tiện cho xe chuyên chở ra vào, có hàng rào bảo vệ, khu
lưu giữ CTRYT riêng biệt với khu CTR sinh hoạt thông thường. (WHO, 2004)



Quy trình vận chuyển

Theo quy định của Tổ chức y tế thế giới, việc vận chuyển chất thải
bệnh viện phải tuân theo những nguyên tắc riêng nghiêm ngặt.
Tại Malaysia: các túi chất thải phải buộc kín và dán nhãn có tên nơi
phát sinh trước khi đưa ra khỏi phòng. Chất thải là bệnh phẩm nếu chưa xử lý
ngay được bảo quản trong phòng lạnh. Đường vận chuyển chất thải tránh đi
qua các khu vực đông người. Khi chất thải bị đổ nhân viện cần cọ rửa nền nhà
ngay. Xe dùng để vận chuyển là xe chuyên dụng, dễ cho chất thải vào, dễ làm
vệ sinh.(L. F. Diaz and G. M. Savege, 2003)
25

25


×