Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.9 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN NGỌC TRINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

10 – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN NGỌC TRINH
MSSV: 4115267

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Phạm Lê Thông

10 – 2014


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1
ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2

1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ..................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ........................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3

CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 4
2.1.2 Chất thải rắn y tế .............................................................................. 5

2.1.3 Phân loại CTRYT............................................................................. 6
2.1.4 Tác động của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khỏe .......... 10
2.1.5 Tính nhạy cảm của cộng đồng đối với chất thải ............................ 18
2.1.6 Các quy chuẩn về quản lý rác thải y tế tại Bệnh viện .................... 18
2.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 18
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 18
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 19

CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 20
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH VÀ CÔNG
TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ......................................... 20
3.1
SƠ LƯỢC VỀ TỈNH TRÀ VINH ......................................................... 20
3.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................... 20
3.1.2 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 20

i


3.2
SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH VÀ LỊCH
SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
TRÀ VINH ....................................................................................................... 22
3.2.1 Cơ sở pháp lý ................................................................................. 23
3.2.2 Chức năng của bệnh viện ............................................................... 23
3.3

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ...................... 24

3.3.1 Tình hình hoạt động y tế tại bệnh viện .......................................... 24

3.4

NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN .... 29
3.4.1 Đặc điểm thành phần và tính chất của chất thải y tế ...................... 30
3.4.2 Rác sinh hoạt trong bệnh viện ........................................................ 32

3.5
VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH
VIỆN 32
3.5.1 Quy chế bệnh viện.......................................................................... 32
3.5.2 Quy chế Bộ Y tế ............................................................................. 32
3.5.3 Các văn bản pháp luật .................................................................... 33
3.5.4 Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện ............................................ 33
3.5.5 Công tác vệ sinh tại bệnh viện ....................................................... 34
3.5.6 Công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện......................................... 35
3.5.7 Công tác xử lý CTRYT trong bệnh viện ........................................ 36
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 38
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
TRÀ VINH ...................................................................................................... 38
4.1
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ....... 38
4.1.1 Công tác quản lý hành chính đối với chất thải rắn y tế .................. 38
4.1.2 Đánh giá các mặt kỹ thuật trong việc quản lý chất thải rắn y tế .... 40
4.2

CHI PHÍ QUẢN LÍ VÀ XỬ LÍ HẰNG NĂM ....................................... 49
4.2.1 Chi phí hoạt động quản lý chất thải rắn y tế .................................. 49

4.2.2 Các khoản chi phí xử lý rác thải y tế tại bệnh viện ........................ 51
4.2.3 Lợi ích hệ thống xử lý rác thải y tế ................................................ 54

4.3

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ............... 54

CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 56
5.1
KẾT LUẬN ........................................................................................... 56
ii


5.2

KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 58

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn ........................................................ 12
Bảng 3.1: Công tác cấp cứu ................................................................................. 24
Bảng 3.2: Công tác khám .................................................................................... 24
Bảng 3.3: Điều trị nội trú ..................................................................................... 25
Bảng 3.4: Cận lâm sàng ....................................................................................... 26
Bảng 3.5: Phẫu thuật ........................................................................................... 26

Bảng 3.6: Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ .................... 27
Bảng 3.7: Phân loại chất thải ............................................................................... 29
Bảng 3.8: Thành phần và các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế .................. 30
Bảng 4.1: Lượng CTR từ 2011 – 9 tháng đầu năm 2014 tại bệnh viện .............. 41
Bảng 4.2: Kinh phí cho hoạt động quản lý chất thải y tế .................................... 50
Bảng 4.3: Chi phí nhân công cho một ngày vận hành ......................................... 51
Bảng 4.4: Tổng hợp các chi phí vận hành ở lò đốt .............................................. 52
Bảng 4.5: Các khoản chi phí được chi trả và tự chi trả tại bệnh viện .................. 52
Bảng 4.6: Kết quả quan trắc khí thải lò đốt chất thải rắn y tế 7/2014 ................. 54

i


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Quy trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải tại bệnh viện ........ 35
Hình 4.1: Lượng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế năm 2011 – 2014 ......... 41
Hình 4.2: Phân loại CTRYT phát sinh trực tiếp trong quá trình khám chữa
bệnh .................................................................................................................. 42

i


LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin vô cùng biết ơn gia đình thân yêu của em, cám ơn cha
mẹ đã tạo điều kiện cho em ăn học và có thể bước chân vào giảng đường đại
học, luôn luôn ở bên cạnh, ủng hộ, lo lắng và động viên em trên con đường
học vấn.
Qua hơn 3 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ em xin chân thành
biết ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng và của
trường Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý

giá cho em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt em chân thành
cám ơn thầy Phạm Lê Thông đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn rất nhiều sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám đốc và các
anh chị phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh đã cung
cấp những tài liệu và kiến thức cần thiết trong thời gian thực tập.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
Quý Thầy/Cô và các Anh/Chị cùng các bạn để luận văn của em hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Thầy Phạm Lê Thông, và các cô, chú, anh chị tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Trà Vinh nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

Đoàn Ngọc Trinh

ii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

Đoàn Ngọc Trinh


iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR

:

Chất thải rắn

CTRYT

:

Chất thải rắn y tế

CTYT

:

Chất thải y tế

BVĐK

:

Bệnh viện đa khoa

BYT


:

Bộ Y tế

UBT

:

Uỷ ban tỉnh



:

Quyết định

PTNS

:

Phẫu thuật nội soi

KHHGĐ

:

Kế hoạch hóa gia đình

iv



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chất thải y tế nếu không được xử lý và quản lý đúng sẽ là nguồn gây ô
nhiễm môi trường, đe dọa đến sức khỏe con người, trước hết là ảnh hưởng đến
sức khỏe của nhân viên y tế, người bệnh và sau đó là toàn cộng đồng và môi
trường sống. Nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế là chữa bệnh, chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở y tế đã
thải ra môi trường những chất thải làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí và làm lan truyền mầm bệnh tới các vùng xung quanh, đặc biệt là hệ thống
bệnh viện bởi số lượng và thành phần độc hại của chất thải y tế. Theo Tổ chức y
tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải
nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải không nhiễm khuẩn nhưng độc hại như
chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hoá chất độc hại phát sinh trong quá
trình chẩn đoán và điều trị. Vì vậy chất thải y tế được xác định là chất thải nguy
hại, nằm trong danh mục A các chất thải nguy hại có mã số A4020-Y1. Theo
niên giám thống kê năm 2013 trên toàn quốc có khoảng 13.562 cơ sở y tế với
tổng số giường bệnh là 280.700 trung bình một bệnh viện thải ra môi trường
khoảng 0,86kg CTYT/giường bệnh/ngày; 0,14kg CTYT nguy hại/giường
bệnh/ngày. Ước tính trung bình mỗi ngày các bệnh viện thải ra khoảng 241,4
tấn chất thải, trong đó có khoảng 39,3 tấn CTYT nguy hại cần phải xử lý.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các bệnh viện không chỉ
phát triển về số lượng mà còn phát triển theo hướng chuyên khoa sâu nên chất
thải y tế cũng tăng nhanh về số lượng và phức tạp về thành phần. Nếu không
được quản lý, xử lý an toàn sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc lây lan, lây chéo các bệnh truyền nhiễm, tạo môi
trường vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng
đồng. Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ môi trường của Mỹ có khoảng 162 321 trường hợp nhiễm virus viêm gan B có phơi nhiễm với chất thải y tế so
với tổng số 300.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số
những nhân viên tiếp xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên dọn vệ sinh có tỷ
lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất.
Những yếu tố vệ sinh môi trường bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn tới kết
quả điều trị cả về chất lượng và thời gian điều trị; tác động trực tiếp tới tâm lý,
tinh thần người bệnh. Vì vậy, công tác quản lý, xử lý CTYT đang là vấn đề bức
xúc và được coi là một trong những ưu tiên cần thực hiện giải quyết kịp thời.

1


Quản lý, xử lý chất thải y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành
y tế và các ngành có liên quan nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe
cho bản thân các thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng.
Đánh giá được tính cấp bách trong công tác quản lý chất thải y tế nhằm
làm giảm thiểu các nguy cơ đối với môi trường và sức khoẻ, bệnh viện đa
khoa tỉnh Trà Vinh đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai, thực hiện việc
quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên, do các yếu tố khó khăn khách quan và chủ
quan như: khó khăn trong việc phân loại, thu gom, xử lý CTYT, sự hạn hẹp
kinh phí, sự quá tải người bệnh và người nhà bệnh nhân tại bệnh viện, làm cho
môi trường bệnh viện càng xấu đi và ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Để
góp phần đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng quản lý chất thải y tế phù hợp
với điều kiện của bệnh viện, hạn chế mức độ ảnh hưởng của CTYT đối với
môi trường và sức khoẻ cộng đồng, đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất
thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh” được thực hiện.
1.2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1

Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Trà Vinh và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng chất thải rắn y tế phát sinh tại bệnh viện
- Phân tích chi phí, hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện
- Đề xuất biện pháp quản lý phù hợp trong hoạt động bảo vệ môi trường
bệnh viện.
1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1

Phạm vi về không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh
1.3.2

Phạm vi về thời gian

Đề tài phân tích số liệu về chất thải rắn y tế từ năm 2011 đến tháng 6

năm 2014

2


1.3.3

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về việc quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Trà Vinh

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1

Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Chất thải y tế
Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm
chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải

này không được thiêu hủy an toàn.
Chất thải thông thường là chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng
ngày từ các buồng bệnh.
2.1.1.2 Chất thải y tế nguy hại
Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi
trường như dễ lây nhiễm, lây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn
hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy
an toàn.
2.1.1.3 Quản lý chất thải y tế
Là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế
và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
2.1.1.4 Giảm thiểu chất thải y tế
Là các hoạt động hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm:
giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử
dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải
xác định.
2.1.1.5 Vận chuyển chất thải
Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu,
lưu giữ, thiêu hủy.

4


2.1.1.6 Quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi
trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.
Kế hoạch quan trắc môi trường là một chương trình quan trắc được lập ra
nhằm đáp ứng một số mục tiêu nhất định, trong đó bao gồm những yêu cầu về

thông tin, các thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu
cầu về trang thiết bị, phương pháp phân tích, đo, thử; yêu cầu về nhân lực và
kinh phí thực hiện.
Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:
Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô
quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng
trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường.
Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy
thoái môi trường.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ,
cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
Chỉ số WQI (Water quality index) là chỉ số tính toán từ các thông số
quan trắc chất lượng nước để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả
năng sử dụng nguồn nước (Nguồn: Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày
01/07/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường).
+ WQI 91-100 (xanh biển): sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
+ WQI 76-90 (xanh lục): sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng cần xử lý.
+ WQI 51-75 (Vàng): sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
+ WQI 26-50 (Da cam): sử dụng cho mục đích giao thông thủy.
+ WQI 0-25 (Đỏ): nước ô nhiễm nặng cần xử lý.
2.1.2

Chất thải rắn y tế

Chất thải y tế là một trong những loại chất thải nằm trong danh mục A
của danh mục các chất thải nguy hại. Chất thải y tế là một loại chất thải nguy


5


hại, vì vậy việc quản lý chất thải y tế cần tuân thủ các quy định có liên quan
đến quản lý chất thải nguy hại. Do giới hạn đề tài chỉ tập trung vào CTRYT
nên trong phần tiếp theo đề tài chỉ trình bày các nội dung liên quan đến loại
CTYT này.
2.1.2.1 Thành phần của CTRYT
Thành phần vật lý của CTRYT gồm các dạng sau:
▪ Bông vải sợi: gồm bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải trải…
▪ Giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh.
▪ Nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hàng.
▪ Thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm.
▪ Kim loại: dao kéo mổ, kim tiêm

2.1.2.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học gồm 2 loại sau:
▪ Vô cơ: hóa chất, thuốc thử.
▪ Hữu cơ: đồ vải sợi, phần cơ thể, thuốc…

2.1.2.3 Thành phần sinh học
Máu, bệnh phẩm, phần cơ thể bị cắt bỏ.
2.1.3

Phân loại CTRYT

Theo Quy chế quản lý chất thải của Bộ Y tế, chất thải rắn trong bệnh
viện được phân thành 5 loại như sau:
▪ Chất thải lâm sàng
▪ Chất thải phóng xạ

▪ Chất thải hóa học
▪ Các bình chứa khí có áp suất
▪ Chất thải sinh hoạt

2.1.3.1 Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm
Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, chất thải thuộc nhóm này có thể
chứa những mầm bệnh với số lượng và mật độ để có thể gây bệnh cho cơ thể
và vật chủ nhạy cảm. Chất thải loại này có thể bị nhiễm khuẩn bởi bất kỳ một
loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm.

6


Chất thải nhóm A bao gồm vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài
tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột bó trong gãy xương hở,
đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi
đựng dịch dẫn lưu…
Chú ý: bột bó đối với các trường hợp gãy xương kín, không thẩm thấu
máu và dịch là chất thải sinh hoạt không phải là chất thải nhiễm khuẩn.
Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán
dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể
gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc
không nhiễm khuẩn.
Chú ý:
▪ Các chai đựng các dịch truyền bằng thủy tinh vẫn còn nguyên vẹn,
không bị vỡ là chất thải sinh hoạt có thể sử dụng lại, tái chế hoặc cho vào các
túi nilon màu xanh tiêu hủy như chất thải sinh hoạt.
▪ Bao nilon đựng bơm kim tiêm nhựa dùng một lần là chất thải sinh hoạt.

Nhóm C: là chất thải nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét

nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh
thiết/ xét nghiệm/ nuôi cấy, túi đựng máu…
Đối với một số chất thải nhiễm khuẩn cao hoặc các sinh vật phẩm nhiễm
khuẩn từ các phòng xét nghiệm và các nhà đại thể phải được khử khuẩn bằng
sức nóng hoặc hóa chất trước khi thiêu hủy.
Nhóm D: là chất thải dược phẩm, bao gồm:
Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược
phẩm không còn nhu cầu sử dụng.
Chú ý: những vỏ hộp thuốc, vỉ thuốc không còn thuốc, các chai nhựa và
thủy tinh đựng dung dịch truyền huyết thanh là chất thải sinh hoạt.
Thuốc gây độc tế bào. Các thuốc gây suy giảm miễn dịch chủ yếu dùng
tại các chuyên khoa như ung bứu. Chúng là các thuốc chống ung thư hoặc các
thuốc hóa trị liệu ung thư. Thuốc có khả năng phá hủy hoặc ngừng sự tăng
trưởng của các tế bào sống. Các thuốc này đóng vai trò quan trọng trong việc
điều trị các bệnh ung thư song cũng là thuốc gây suy giảm miễn dịch trong
việc ghép các phủ tạng hoặc điều trị các bệnh có liên quan tới miễn dịch.
Thuốc thông thường được sử dụng bằng đường tiêm, đường truyền và đôi khi
bằng đường uống dưới dạng viên nén, viên nang hoặc thức uống.
Chất thải gây độc tế bào gồm:
7


 Các vật liệu bị ô nhiễm trong quá trình chuẩn bị và dùng thuốc cho
người bệnh như bơm tiêm, kim tiêm, gạc, các lọ thuốc, hộp đóng gói…
 Các thuốc quá hạn, các dung dịch còn thừa lại, các chất gây độc tế bào
từ các buồng bệnh đưa về.
 Nước tiểu, phân, chất nôn có thể gây nguy hại do chứa thuốc gây độc tế
bào hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng. Các chất thải của người bệnh
được điều trị bằng các thuốc gây độc tế bào cần xem như các chất gây độc
trong vòng ít nhất là 48 giờ hoặc đôi khi hàng tuần sau khi dùng thuốc.

 Tại các bệnh viện chuyên khoa như ung thư, các chất thải gây độc tế
bào có thể chiếm tới 1% toàn bộ chất thải của bệnh viện.
Nhóm E: là các mô và cơ quan người-động vật, bao gồm: tất cả các mô
của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn); các cơ quan, chân tay,
rau thai, bào thai, xác súc vật thí nghiệm.
2.1.3.2 Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ gồm: chất thải rắn, lỏng và khí.
a/ Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ,
giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
b/ Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát
sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các
chất bài tiết, nước sút rửa các dụng cụ có chứa chất phóng xạ…
c/ Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng, các khí
thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ..
2.1.3.3 Chất thải hóa học
Chất thải hóa học phát sinh từ các nguồn khác nhau trong các hoạt động
của các cơ sở y tế nhưng chủ yếu là từ các phòng xét nghiệm và các hoạt động
liên quan như xét nghiệm, vệ sinh, khử khuẩn. Chất thải hóa học bao gồm các
chất thải rắn, lỏng và hóa chất ở dạng khí.
Các chất thải hóa học có thể gây ra hàng loạt các nguy hại trong quá trình
tiêu hủy dưới dạng đơn chất hoặc kết hợp với các chất hóa học khác. Vì vậy,
phải phân loại chất thải hóa học thành hai loại, chất thải hóa học không nguy
hại và chất thải hóa học nguy hại.
Chất thải hóa học được coi là nguy hại nếu có ít nhất một trong các đặc
tính sau:

8



 Gây độc
 Ăn mòn như axit có độ pH <2 hoặc bazơ có độ kiềm >12.
 Dễ cháy
 Hoạt hóa (gây nổ, hoạt hóa trong nước)
Chất thải hóa học không gây nguy hại như đường, axit béo, một số muối
vô cơ và hữu cơ.
Chất thải hóa học nguy hại bao gồm
a/ Formaldehyde:
Đây là chất thường được dùng trong bệnh viện, nó được sử dụng để làm
vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ (như dụng cụ lọc màng bụng hoặc dụng cụ phẫu
thuật), để bảo quản các bệnh phẩm hoặc khử khuẩn các chất thải lỏng nhiễm
khuẩn. Nó được sử dụng tại các khoa giải phẩu bệnh, lọc máu, ướp xác và
dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.
b/ Các hóa chất quang học khác:
Các chất này có trong các dung dịch dùng cố định và tráng phim được
dùng trong khoa X-quang. Các chất cố định thường chứa từ 5-10%
hydroquinone, 1-5% kali hydroxide và dưới 1% bạc. Các chất trắng chứa
khoảng 45% glutaraldehyde.
c/ Các dung môi:
Các dung môi dùng trong cơ sở y tế bao gồm: các hợp chất halogen như
methylene chloride, chloroform, freons, trichloro ethylene, các thuốc mê bốc
hơi như halothane; các hợp chất không có halogen như xylene, acetone,
isopropanol, toluene, ethuyl acetate và acetonitrile.
d/ Oxit ethylene:
Oxit ethylene được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẫu
thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Loại khí này có
thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.
e/ Các hóa chất hỗn hợp:
Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và
các dung môi làm vệ sinh…


9


2.1.3.4

Các bình chứa khí có áp suất

Các cơ sở y tế thường có các bình đựng áp suất như bình đựng oxy, CO 2,
bình ga, bình khí dụng và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ
gây cháy, nổ.
2.1.3.5

Chất thải sinh hoạt

a/ Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ buồng
bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt,
nhà ăn… bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi
nilon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh,
hoa quả và chất thải quét dọn từ các sàn nhà của người bệnh ở khu vực bệnh
không cách ly.
b/ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và chất thải từ các khu vực ngoại cảnh.
2.1.4

Tác động của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khỏe

2.1.4.1 Đối với môi trường
▪ Đối với môi trường đất:

Khi chất thải y tế được xử lý giai đoạn trước khi thải bỏ vào môi trường

không đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn
có thể ngấm vào môi trường đất gây nhiễm độc cho môi trường sinh thái, các
tầng sâu trong đất, sinh vật kém phát triển làm cho việc khắc phục hậu quả về
sau gặp lại khó khăn.
▪ Đối với môi trường không khí:

Chất thải y tế nguy hại từ khi phát sinh tới khâu xử lý cuối cùng đều gây
ra những tác động xấu tới môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu
gom, vận chuyển chúng phát tán bụi, rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi
dung môi, hóa chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn, lấp) phát sinh ra
các khí độc hại. Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh.
▪ Đối với môi trường nước:

Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh.
Đặc biệt là chất thải y tế được chôn lấp với chất thải sinh hoạt có thể gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm.

10


2.1.4.2 Tác hại của chất thải rắn y tế lên sức khỏe
a/ Các rủi ro từ chất thải y tế
Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thải có đặc điểm như chất thải
sinh hoạt chung và một tỷ lệ nhỏ hơn (khoảng 20%) các chất thải có khả năng
gây rủi ro cao. Chất thải y tế có thể tạo nên những mối nguy cơ tiềm tàng cho
sức khỏe con người.
b/ Các loại hình rủi ro
Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.
Khả năng gây rủi ro từ chất thải y tế có thể do một hay nhiều đặc trưng cơ bản

sau đây:
▪ Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là tác nhân nguy hại
trong rác thải y tế.
▪ Các hóa chất dược phẩm có thành phần độc, tế bào nguy hiểm.
▪ Các chất chứa đồng vị phóng xạ.
▪ Các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương.
▪ Chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội.

c/ Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ
Tất cả mọi cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có
nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những
người làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng
đồng bị phơi nhiễm chất thải do hậu quả của sự bất cẩn và tắc trách trong các
khu quản lý và kiểm soát chất thải.
Dưới đây là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao đối với tác hại của
chất thải y tế:
▪ Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện, những
người thực hiện các thủ thuật xâm lấn, tiêm, thay băng,...
▪ Những người thực hiện nhiệm vụ phân loại, thu gom và vận chuyển
chất thải y tế từ ngay tại nguồn về nơi tập kết của bệnh viện.
▪ Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc bệnh nhân điều trị ngoại trú.
▪ Khách tới thăm người nhà bệnh nhân, người thăm nuôi.

11


▪ Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ bệnh viện phục vụ
cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận
chuyển bệnh nhân, vệ sinh tẩy uế.
▪ Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại bãi đổ rác

thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu rác.

Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ dịch vụ cơ sở y tế tư nhân, qui mô lẻ,
nằm rải rác cũng là nguồn thải có tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức
khỏe do nguồn chất thải này thường khó kiểm soát và ít khi được chú ý tới.
Đôi khi, ngay cả những tủ thuốc gia đình hoặc một số tệ nạn xã hội như tiêm
chích ma túy cũng là nguồn phát sinh chất thải y tế nguy hại có tiềm năng gây
rủi ro cao về môi trường và sức khỏe.
Các nguy cơ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn: Các vật thể
trong thành phần chất thải y tế nguy hại có thể chứa đựng một lượng rất lớn
bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào như tụ cầu, HIV, viêm
gan B. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các hình
thức sau:
- Qua da (qua một vết thủng, trầy xước hoặc vết cắt trên da do vật sắc
nhọn gây tổn thương).
- Qua các niêm mạc (màng nhầy).
- Qua đường hô hấp (do xông, hít phải).
- Qua đường tiêu hóa (do nuốt, ăn phải).

Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn do tiếp xúc với chất thải y tế được liệt kê
trong bảng dưới đây qua đường truyền là các dịch thể như máu, dịch não tùy,
chất nhờn, nước mắt, tuyến nhờn.
Có một mối liên hệ đặc biệt giữa sự nhiễm khuẩn do virus gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch người (HIV) và virus viêm gan B, C đó là bằng
chứng của việc lan truyền các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm qua đường phát
thải chất thải rắn y tế. Những virus này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc
các tổn thương do kiêm tiêm có nhiễm máu người bệnh.
Trong các cơ sở y tế, tính kháng đa thuốc kháng sinh của các vi khuẩn
đối với hàng loạt họ kháng sinh và hóa chất sát khuẩn cũng có thể tạo ra
những mối nguy cơ do sự quản lý yếu kém chất thải y tế. Điều này đã được

chứng minh, chẳng hạn các plasmid từ các động vật thí nghiệm có trong chất
thải y tế được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải. Hơn nữa,
vi khuẩn E.coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi trường

12


bùn hoạt tính mặc dù ở đó có vẻ không phải là môi trường thuận lợi cho loài
sinh vật này trong điều kiện thông thường của hệ thống xử lý và thiêu hủy chất
thải y tế.
Độ tập trung các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi
sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim đã được tiêm qua da) hầu như là
những mối nguy cơ tiềm ăn sâu sắc đối với sức khỏe trong các loại chất thải
bệnh viện. Các vật sắc nhọn có thể không chỉ là nguyên nhân gây ra những vết
cắt, vết đâm thủng mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm
các tác nhân gây bệnh. Như vậy, những vật sắc nhọn được coi là một loại chất
thải y tế rất nguy hiểm bởi nó gây ra những tổn thương kép: vừa gây tổn
thương lại vừa lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Những vấn đề đáng lưu tâm
là sự nhiễm trùng có thể được lây truyền bởi sự xâm nhập qua da do các tác
nhân gây bệnh, ví dụ như nhiễm khuẩn huyết do virus. Các loại kim tiêm đã
tiêm qua da là một thành phần quan trọng nhất của loại chất thải sắc nhọn và
là mối nguy hiểm đặc biệt bởi chúng thường bị dính máu bệnh nhân.
Bảng 2.1: Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y
tế, các loại sinh vật gây bệnh và phương thức lây truyền
Các dạng nhiễm khuẩn

Tác nhân gây bệnh

Chất truyền


Nhiễm khuẩn đường
tiêu hóa

Vi khuẩn đường tiêu hóa
như: Salmonella, Shigella,
Phân và chất nôn
Vibrio Cholera, (thương
hàn, lỵ, tả) trường giun

Nhiễm khuẩn hô hấp

Vi khuẩn lao, vi rút sởi,
phế cầu khuẩn

Chất tiết đường hô
hấp, nước bọt

Nhiễm khuẩn mắt

Herpes

Chất tiết ở mắt

Nhiễm khuẩn da

Phế cầu khuẩn

Mủ

Bệnh than


Trực khuẩn than

Chất tiết qua da

AIDS

HIV

Máu, dịch tiết sinh dục

Nhiễm khuẩn huyết

Tụ cầu

Máu

Viêm gan A

Vi rút viêm gan A

Phân

Viêm gan B và C

Vi rút viêm gan B và C

Máu và dịch cơ thể

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, năm 2000




Những mối nguy cơ từ loại hóa chất và dược phẩm

Nhiều loại hóa chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là
mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người như các độc dược, các chất gây độc
gen, chất gây độc tế bào, chất ăn mòn, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây sốc

13


phản vệ các chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế hoặc đôi
khi với tỷ lệ khá lớn nhưng trong các dạng thuốc, sinh phẩm bị quá hạn, thuốc
thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Chúng có thể gây nhiễm độc do tiếp xúc
cấp tính và gây nhiễm độc mãn tĩnh, gây ra các tổn thương như bỏng. Sự
nhiễm độc này có thể là do kết quả của sự hấp thụ hóa chất, hoặc dược phẩm
qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc
với các chất dễ cháy, chất ăn mịn, các hố chất gây phản ứng (formandehyt và
các chất dễ bay hơi khác) có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt, hoặc
niêm mạc đường hô hấp. Các tổn thương hay gặp nhất là vết bỏng.
Các hóa chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của
nhóm chất thải y tế dạng hóa chất. Chúng thường được sử dụng với số lượng
lớn và thường là những chất ăn mòn. Cũng cần phải lưu ý rằng đây cũng là
loại hóa chất gây phản ứng và cũng có thể tạo nên các dạng hỗn hợp thứ cấp
có tính độc cao.
Các loại hóa chất diệt côn trùng quá hạn lưu trữ trong thùng bị rò rỉ hoặc
túi rách thủng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của bất
cứ ai tới gần và tiếp xúc chúng.
Trong những trận mưa lớn, các hóa chất diệt côn trùng bị rò rỉ có thể

thấm sâu vô đất và tiếp theo gây ô nhiễm nước ngầm. Sự nhiễm độc có thể xảy
ra do tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hóa chất, do hít phải hơi độc hoặc do
uống phải nước hoặc thức ăn đã bị nhiễm độc. Các mối nguy cơ khác có thể là
khả năng dẫn đến các vụ hỏa hoạn hoặc gây ô nhiễm do việc xử lý chất thải
không đúng cách chẳng hạn như thiêu hủy hoặc chôn lấp.
Các sản phẩm hóa chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây
nên bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải (nhất là hệ thống xử lý
công nghệ phân hủy sinh học) hoặc gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự
nhiên tiếp nhận nguồn nước này. Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể
xảy ra do sản phẩm của quá trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh
và các loại thuốc khác, do các kim loại nặng như thủy ngân, phenol và các dẫn
xuất, các hóa chất khử trùng và tẩy uế.


Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen tế bào

Đối với các nhân viên y tế do nhu cầu công việc phải tiếp xúc và xử lý
loại chất thải gây độc gen tế bào mà mức độ ảnh hưởng và chịu tác động từ
các rủi ro tiềm tàng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tính chất, liều lượng gây
độc của chất độc và khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc đó. Quá trình tiếp
xúc với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc
trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng phương pháp hóa trị
14


liệu. Những phương thức tiếp xúc chính là hít phải hóa chất có tính nhiễm độc
ở dạng bụi hoặc hơi mùi qua đường hô hấp, bị hấp thụ qua da do tiếp xúc trực
tiếp, qua đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc. Việc nhiễm độc
qua đường tiêu hóa thường là do ảnh hưởng của những thói quen xấu, chẳng
hạn như dùng miệng để hút ống pitpet trong các công việc như khi định lượng

dung dịch, xét nghiệm sinh hóa. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp
xúc với các loại dịch thể và chất tiết nhất là các bệnh phẩm cần xét nghiệm của
những bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu.
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động
đến các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình tổng hợp hoặc quá
trình phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như
nhóm ankyl hóa, không phải là pha đặc hiệu, chỉ biểu hiện độc tính tại một vài
điểm trong chu kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại
thuốc chống ung thư lại gây nên ung thư và gây đột biến.
Nhiều loại thuốc có tính độc gây kích thích cao độ và gây nên những hậu
quả hủy hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt, chúng có thể
gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng, vận chuyển chất thải gây
độc gen tế bào. Việc làm thoát thải những chất thải như vậy vào môi trường có
thể gây nên những hậu quả sinh thái không thể lường trước được, nhiều khi tác
hại tới môi trường và sinh thái rất nghiêm trọng.


Những nguy cơ từ các loại chất phóng xạ

Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi
chất thải, đối tượng và phạm vi tiếp xúc. Chất thải phóng xạ cũng như chất
thải dược phẩm là loại độc hại tới tế bào, gen, và cũng có thể ảnh hưởng đến
các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ
như: các nguồn phóng xạ của các phương tiện chuẩn đoán như máy X-quang,
máy chụp cắt lớp,…có thể gây ra một loại các tổn thương chẳng hạn như phá
hủy các mô, nhiều khi gây bỏng cấp tính (với một số trường hợp mức độ bị
ảnh hưởng trầm trọng tới việc xử lý loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể bị ảnh
hưởng).
Các nguy cơ từ các loại chất thải có chứa các đồng vị hoạt tính thấp có

thể phát sinh do việc nhiễm xạ trên bề mặt của các vật chứa, do phương thức
hoặc thời gian lưu trữ loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những người
làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác khi phải tiếp xúc với chất thải có
chứa các loại đồng vị phóng xạ này là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

15


×