HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN
TRÂU QUỲ - HUYỆN GIA LÂM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Người thực hiện
: ĐÀO THỊ LƯƠNG
Lớp
: MTD
Khóa
: 57
Chuyên ngành
: Môi Trường
Giáo viên hướng dẫn
: TS.PHAN TRUNG QUÝ
HÀ NỘI - NĂM 2016
MỤC LỤC
2
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Chữ viết tắt
ĐTH
CNH
TNMT
KLN
LVS
ONMT
TCVN
QCVN
QLMT
BVMT
UBND
WWF
WHO
UNICEF
DO
COD
BOD5
TSS
NH4+
BTNMT
KCN
ĐTM
QCKT
CN-XDCB
HĐND
Chữ viết đầy đủ
Đô thị hóa
Công nghiệp hóa
Tài nguyên Môi trường
Kim loại nặng
Lưu vực sông
Ô nhiễm môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý môi trường
Bảo vệ môi trường
Uỷ ban nhân dân
Qũy bảo vệ thiên nhiên thế giới
Tổ chức y tế thế giới
Bảo vệ quyền trẻ em
Nhu cầu oxy hóa tự nhiên
Nhu cầu oxy hóa học
Nhu cầu oxy sinh hóa
Tổng chất rắn lơ lửng
Hợp chất chứa nitơ
Bộ Tài nguyên Môi trường
Khu công nghiệp
Đánh giá tác động môi trường
Quy chuẩn kỹ thuật
Công nghiệp- Xây dựng cơ bản
Hội đồng nhân dân
DANH MỤC BẢNG
3
3
4
4
DANH MỤC HÌNH
5
5
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của
con người. Trong đó, nước là một trong những nguồn tài nguyên đặc biệt
quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước là điều
kiện khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên khác. Nước còn là tư liệu sản
xuất không thể thiếu của các ngành kinh tế, trong đó đặc biệt có vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Việt Nam có tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới với giá
trị trung bình đầu người khoảng 5.000m3/năm, tức là cao hơn không đáng kể
so với giá trị trung bình của 27 quốc gia vùng Châu Á - Thái Bình Dương
(khoảng 4.410m3/năm). Trong tổng số nước sử dụng thì hơn 70% phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp với mục đích tưới tiêu.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước diễn ra
nhanh thì quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số không ngừng kéo theo
làm nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng tăng. Lượng nước thải
không được xử lý trước khi thải ra môi trường ngày càng nhiều làm cho chất
lượng nước ở các thủy vực này bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí nhiều
thủy vực từ chức năng tiêu cấp nước tưới đã trở thành nơi chứa nước thải từ
chính những hoạt động của con người.
Thị trấn Trâu Quỳ nằm ở trung tâm huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phía
Bắc tiếp giáp với xã Cổ Bi; phía Đông giáp các xã Dương Xá, Đặng Xá, Phú
Thị; phía Nam giáp hai xã Đa Tốn và Kiêu Kỵ; phía Tây giáp xã Đông Dư,
Phường Cự Khối và Thạch Bàn quận Long Biên. Vị trí địa lý của Thị trấn
Trâu Quỳ đã tạo nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế - văn hoá, xã hội với các
xã trong huyện và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên bên cạnh
6
6
những lợi ích đem lại từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì
ô nhiễm môi trường nước của Thị trấn Trâu Quỳ còn đang trở thành vấn đề
bức thiết lớn cho các cấp chính quyền ở địa phương và trở thành nỗi lo lắng
của mỗi người dân nơi đây. Trong đó vấn đề được quan tâm nhất của khu vực
này phải kể đến sự suy giảm chất lượng nước mặt của tất cả các thủy vực
chứa nước trong xã.
Xuất phát từ những thực tiễn trên tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá
chất lượng nước mặt tại Thị trấn Trâu Quỳ-Huyện Gia Lâm-Thành phố
Hà Nội” nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên một số hệ thống
lưu vực trong những năm gần đây . Từ đó đưa ra các giải pháp, đề án quản lý
lưu vực hiệu quả hơn.
1.2.Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt ở một số lưu vực của Thị
trấn Trâu Quỳ-Huyện Gia Lâm-Thành phố Hà Nội những năm gần đây.
- Dựa trên cơ sở dữ liệu về hiện trạng chất lượng nước mặt ở một số
lưu vực của Thị trấn Trâu Quỳ, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng nước trên địa bàn trong những năm tới.
1.2.2. Yêu cầu
- Khái quát điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của thị trấn Trâu Quỳ.
- Xác định các nguồn thải tác động tới chất lượng nước mặt tại thị trấn
Trâu Quỳ.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại thị trấn Trâu Quỳ.
- Tìm hiểu công tác quản lý chất lượng nước sông tại thị trấn.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý và sử dụng phù hợp.
7
7
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Vai trò của tài nguyên nước
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất,không có nước
thì không có sự tồn tại.Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể,65-75%
trọng lượng cơ,50% trọng lượng mỡ,50% trọng lượng xương.Nước tồn tại ở
hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào.Nước trong tế bào có trong
huyết tương máu,dịch limpho,nước bọt….Huyết tương chiếm khoảng
20%lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít).Nước là chất quan trọng để
các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ
thể.Nước là dung môi,nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ
thể,sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người
và thiên nhiên,tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể
sống.Phần lớn các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ
thể đều có dung môi là nước.Đối với cơ thể sống,thì thiếu nước là một hiểm
họa,thiếu ăn con người có thể sống được một vài tuần,còn thiếu nước con
người không thể sống trong vài ngày.Nhu cầu sinh lý của con người 1 ngày
cần ít nhất 1,83 lít nước vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy cường độ lao động
và tính chất của môi trường xung quanh.
Uống thật nhiều nước để tăng quá trình phân giải,khả năng trao đổi chất
và đào thải chất độc có thể chữa một số bệnh.Tắm nước khoáng nóng ở các
suối nước nóng tự nhiên để chữa các bệnh thấp khớp,bệnh ngoài da,bệnh tim
mạch,bệnh thần kinh….
8
8
Nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp là rất lớn.Nước
dùng để làm nguội các động cơ,làm quay các tubin,là dung môi để hòa tan các
hóa chất màu và các phản ứng hóa học.Mỗi ngành công nghiệp,mỗi loại hình
sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước,loại nước khác
nhau.Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.Nếu không
có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp,nông
nghiệp… trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại.
Hoạt động du lịch cũng gắn liền với nguồn nước.Nước không những
được dùng để cung cấp cho sinh hoạt, du lịch, ăn uống,tắm giặt… mà còn là
môi trường tốt để phát triển các loại hình du lịch.
2.1.1. Vai trò của nước đối với sức khỏe con người
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh
vật. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến
nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt
lương thực, thực phẩm... đều cần có nước. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho
thấy con người có thể sống nhịn ăn trong năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì
không quá năm ngày và nhịn thở không quá năm phút. Khi đói trong một thời
gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa
lượng protein để duy trì sự sống. Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là
đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20- 22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Nếu thiếu nước sẽ làm giảm sút tinh thần, khả năng tập trung kém và
đôi khi mất trí nhớ, sự chuyển hóa protein và enzym để đưa chất dinh dưỡng
đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, nước còn có
nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua
đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả. Uống đủ nước làm cho hệ thống
bài tiết được hoạt động thường xuyên, bài thải những độc tố trong cơ thể, có
thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của những độc tố gây bệnh ung thư: uống
nước nhiều hằng ngày giúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết
9
9
cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình
thành của các loại sỏi ở đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản.... Nước cũng
là một biện pháp giảm cân hữu hiệu và đơn giản, nhất là uống một ly nước
đầy khi cảm thấy đói hoặc trước mỗi bữa ăn. Cảm giác đầy dạ dày do nước
(không ca-lo, không chất béo) sẽ ngăn cản sự thèm ăn và quan trọng hơn nước
kích động quá trình chuyển hóa, đốt cháy nhanh lượng ca-lo vừa hấp thu qua
thực phẩm. Nếu mỗi ngày uống đều đặn sáu ly nước thì một năm có thể giảm
hai kg trọng lượng cơ thể.
2.1.2.Vai trò của nước đối với con người trong nền kinh tế quốc dân
Đối với một quốc gia, nước cũng tương tự như đất đai, hầm mỏ, rừng,
biển… đều là tài nguyên vô cùng quý báu. Không phải ngẫu nhiên mà các khu
dân cư trù mật, các thủ đô, thành phố lớn của nhiều nước trên thế giới đều nằm
trên các triền sông: Hà Nội, Việt Trì bên bờ sông Hồng, Huế, sông Hương….
Trước kia, khi công nghiệp chưa phát triển, con người sống bằng trồng
trọt và chăn nuôi nhờ những đồng bằng phì nhiêu ven sông có đủ nước. Các
nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng nền văn minh của một nước là “ đất
màu mỡ, đất có đủ nước và đất không bị rửa trôi, xói mòn đi đến nghèo kiệt”.
Khi chưa có phương tiện giao thông hiện đại thì nguồn nước sông ngòi là
những luồng vận chuyển chủ yếu.
Ngày nay trong điều kiện phát triển mới của nền kinh tế quốc dân,
không có một hoạt động nào của con người mà không có liên quan đến việc
khai thác sông ngòi, nguồn nước. Nước sông chảy qua các công trình đầu mối
trạm bơm đi vào các đường ống dẫn nước, kênh mương để phục vụ cho sinh
hoạt, tưới ruộng, chăn nuôi, nước dùng cho luyện kim, cho công nghiệp hóa
học, nước làm sạch nồi hơi, máy móc, nước quay các tuốc bin phát điện, phục
vụ cho giao thông vận tải, quốc phòng….
10
10
Hình 2.1. Nước cần cho SX nông
nhiệp Hình 2.2. Nước cần cho GTVT
Hình 2.3.Nước cần thiết cho thuỷ điện
Năm 1960 ở Liên Xô cũ, các ngành kinh tế xã hội sử dụng 270 tỷ m 3
nước, năm 1970 khoảng 540 tỷ m3 và năm 2000 tổng lượng nước dùng lên
đến 2.000 tỷ m3, trong đó dùng cho công nghiệp 480 tỷ m3, nông nghiệp 550
tỷ m3 (tổng lượng dòng chảy năm trên sông ngòi toàn Liên Xô cũ khoảng
4.358 tỷ m3). Ở Mỹ, năm 2000 đã sử dụng gần 1.000 tỷ m 3 nước trong số
1.600 tỷ m3 dòng chảy năm trong sông ngòi toàn quốc.
Miền Bắc nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (trên 1080 con
sông trong tổng số 2360 con sông toàn quốc) nối chằng chịt đồng bằng với
đồi núi, miền ngược với miền xuôi. Từ Hải Phòng, Nam Định có thể đi vào
đến miền Trung theo các kênh đào lớn nhỏ, nguồn nước sông đang tưới chủ
11
11
động cho 32,01% tổng diện tích đất canh tác trong toàn quốc (World resource
Institute – 2010).
Nguồn nước sông là nguồn nước chủ động cho phát triển của nhà máy
thủy điện Thác Bà (Yên Bái), Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Sơn La (tỉnh Sơn
La), Thác Mơ (Tuyên Quang), Yaly (Gia Lai), Trị An (Đồng Nai), Sesan ( Đắk
Lắk). Năng lượng của nguồn nước sông ngòi có đến gần 500 tỷ kW/h hàng
năm. Nguồn nước sông ngòi của nước ta đúng là một nguồn tài nguyên vô
cùng phong phú. Nguồn tài nguyên đó đang được điều tra, nghiên cứu và khai
thác rộng rãi, phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong số 14 nước có
tiềm năng thủy điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11
tỷ kWh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước. Nước ta có tổng chiều dài
các sông và kênh khoảng 40.000 km, đã đưa vào khai thác vận tải 15.000 km,
trong đó quản lý trên 8.000 km. Những sông suối tự nhiên, thác nước… được
sử dụng để làm điểm tham quan du lịch. Về nuôi trồng thủy sản, nước ta có 1
triệu ha mặt nước ngọt, 400.000 ha mặt nước lợ và 1.470.000 ha mặt nước
sông ngòi. Ngoài ra nước ta còn có hơn 1 triệu ha nước nội thủy và lãnh hải.
2.2. Hiện trạng môi trường nước Việt Nam
2.2.1. Môi trường nước ở Việt Nam
2.2.1.1. Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông ngòi Việt Nam dày đặc với 2360 sông có chiều dài trên
10km,trong số các sông này có lưu vực sông lớn diện tích lớn hơn
10.000km2.Tổng lượng dòng chảy hàng năm trên tất cả các sông suối chảy
qua Việt Nam khoảng 853 km3/năm tương đương 27.100 m3/s.Tổng lượng
dòng chảy thuộc phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317km 3/năm,chiếm 37%
tổng lượng dòng chảy,phần còn lại được sản sinh từ các nước láng giềng 536
km3/năm,chiếm 63% tổng lượng dòng chảy năm.Sông ngòi Việt Nam được
chia làm 3nhóm hệ thống.
12
12
Nhóm 1: Nhóm hệ thống sông mà thượng nguồn của lưu vực nằm
ngoài lãnh thổ Việt Nam gồm các sông Sêsan,Nậm Rốn,hệ thống sông Bằng
Giang- Kỳ Cùng,Sông thuộc Tây Thừa Thiên Huế.Tổng lượng dòng chảy của
nhóm các hệ thống sông này 38,85 km3/năm chiếm khoảng 4,6 tổng lượng
toàn bộ dòng chảy,trong đó có 1,68km 3/năm phát sinh ở Trung Quốc thuộc
thượng nguồn sông Quang Sơn rồi chảy qua địa phận Việt Nam rồi lại đổ về
Trung Quốc.
Nhóm 2: Nhóm hệ thống sông ngòi mà phần trung lưu và phần hạ lưu
của lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam.Trong nhóm này có 4 lưu vực sông
chính là sông Mêkông,sông Hồng,sông Hồng,sông Mã,sông Cả với tổng
lượng dòng chảy toàn bộ 716,9km3/năm chiếm gần 84% tổng lượng dòng
chảy trong toàn quốc.Trong số 716,9km3/năm phần sinh ra trên lãnh thổ Việt
Nam là 189,62 km3/năm, chiếm 25,4% và phần sinh ra ở nước ngoài là 534,28
km3/năm chiếm 74,6%.Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng nước ở Việt
Nam khi các nước ở thượng nguồn khai thác triệt để nguồn nước sinh ra trên
lãnh thổ của nước mình.Như sông Mêkông với lượng nước hàng năm 505,0
km3/năm nhưng phần sinh ra ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 25,2
km3/năm,chiếm 5% tổng lượng dòng chảy.Còn sông Hồng và sông Thái Bình
với tổng lượng dòng chảy là 137,0 km 3/năm trong đó lượng dòng chảy sinh ra
ở Việt Nam là 93,0 km3/năm,chiếm tới 68% tổng lượng dòng chảycủa sông
Hồng.Đối với sông Mã và sông Cả tổng lượng dòng chảy sản sinh ra ở Việt
Nam là tương đối lớn cho nên việc điều tiết dòng chảy bằng các biện pháp
công trình có thể thực hiện được.
Nhóm 3: Nhóm hệ thống sông mà lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh
thổ Việt Nam.Các sông thuộc nhóm này bao gồm toàn bộ các sông còn lại ở
Việt Nam với tổng lượng dòng chảy tương ứng là 92,7 km 3/năm,chiếm 11,4%
tổng lượng dòng chảy toàn bộ.Lượng nước này chúng ta hoàn toàn chủ động
khai thác không ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
13
13
2.2.1.2. Tài nguyên nước ngầm
Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của
nguồn tài nguyên nước Việt Nam.Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử
dụng cho sinh hoạt đã có từ lâu đời nay,tuy nhiên việc điều tra nghiên cứu
nguồn tài nguyên này một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến
hành trong chừng mấy chục năm trước đây.Trước kia phong trào đào giếng để
khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn
bằng các phương tiện thủ công,còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại
cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt,công
nghiệp và nông nghiệp.Hiện nay nguồn nước ngầm chiếm 35-50% tổng lượng
nước cấp sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc,nhưng đang suy giảm trữ
lượng đồng thời bị ô nhiễm nghiêm trọng.Nhiều nơi,nguồn nước ngầm đang
phải đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng,ô nhiễm vi sinh,ô nhiễm
kim loại nặng như Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh do khoan nước dưới đất
thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi
trường),nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa
nhiều.Hiện tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20
triệu m3,tổng công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào
khoảng 1,47 triệu m3/ngày.Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác được
60-70% so với công suất thiết kế.Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới
đất của Việt Nam đang đối mặt với dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn
cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần.Tình trạng ô nhiễm phốt phát(PPO4) cũng có xu hướng tăng theo thời gian.Tại Hà Nội,số giếng khoan có hàm
lượngP-PO4 cao hơn mức cho phép( 0,4mg/l) chiếm tới 71%.Còn lại khu vực
Hà Giang-Tuyên Quang,hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép
14
14
trên 1mg/l,có nơi trên 15-20 mg/l,tập trung chủ yếu quanh các mỏ khai thác
sunphua.Ngoài ra,việc khai thác nước quá mức ở tầng holocen cũng làm cho
hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt,vượt mức giới hạn cho
phép 10mg/l.Đặc biệt vùng nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích
phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao,tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng
bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên
nước(Bộ Tài nguyên Môi trường)cũng cho thấy mực nước ngầm đang sụt
giảm mạnh,chất lượng nước ở nhiều nới không đạt tiêu chuẩn.Ở đồng bằng
Bắc bộ,mực nước ngầm hạ sâu,đặc biệt ở khu vực Mai Dịch (Cầu Giấy,Hà
Nội).Vào mùa khô,cả 7/7 mẫu đều có hàm lượng amoni cao hơn tiêu chuẩn
cho phép nhiều lần.Riêng ở Tân Lập (Đan Phượng,Hà Nội),hàm lượng amoni
lên đến 23,3 mg/l (gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép).Ngoài ra,còn có 17/32
mẫu có hàm lượng mangan(Mn) vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn,4/32 mẫu có
hàm lượng Asen(As) vượt tiêu chuẩn….
Tại Đồng bằng Nam bộ,tại một số điểm quan trắc,mực nước đã hạ thấp
sâu,đặc biệt ở khu vực quận 12,quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh),
hàm lượng mangan và metan cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Hiện
nay,theo đánh giá của các nhà khoa học,chỉ có Tây nguyên là vùng có tầng
nước ngầm khá an toàn.
Nguồn nước ngầm ô nhiễm chủ yếu do tác động của sự phát triển công
nghiệp, làng nghề cũng như sử dụng phân bón,hóa chất bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp.Riêng với ngành công nghiệp dệt may,công nghiệp giấy và bột
giấy,hàm lượng nước thải có chứa xyanua(CN -) và hàm lượng NH3 vượt đến
84 lần so với tiêu chuẩn cho phép.Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường
cho rằng,việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước này ngày càng khó khăn khi các
nhà máy vẫn mọc lên với mật độ dày đặc,trong khi việc xử lý nguồn nước thải
hầu như không được chú trọng.
15
15
2.2.1.3. Tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Tài nguyên nước ở nước ta được sử dụng chủ yếu phục vụ sản xuất
nông nghiệp,ngư nghiệp,cấp nước cho sinh hoạt và thủy điện còn các nhu cầu
khác sử dụng chưa nhiều.
Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp: Bao gồm nước tưới cho
hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.Hiện
nay,cả nước có khoảng 80 hệ thống thủy nông lớn,vừa và nhỏ700 hồ đập lớn
và vừa 3.500 hồ đập nhỏ, 1.000 cống tưới tiêu và 2.000 trạm bơm loại
lớn.Các công trình thủy lợi chủ yếu khai thác tài nguyên nước mặt.
Để đảm bảo ổn định và tăng sản lượng lương thực bình quân đầu
người,cùng với việc tăng diện tích đất canh tác,diện tích đất gieo trồng,thâm
canh,tăng vụ,tăng năng suất thì thủy lợi cũng là một biện pháp quan trọng đầu
tiên.Năm 2010 diện tích đất trồng lúa đạt 6,2 triệu ha (tăng 14% so với năm
1990) nhu cầu nước tương tự sẽ tăng 72% (khoảng 370 tỷ m3).
Thủy sản nước ngọt là một nguồn lợi lớn của nước ta.Hiện nay cả nước
có trên 500 nghìn ha mặt nước,hồ chứa sử dụng cho nuôi trồng thủy
sản.Lượng nước sử dụng cho nuôi thả,thay rửa ao hồ mỗi năm dự tính khoảng
40.000 m3 trên 1 ha.Tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta là rất lớn,hiện
nay mới sử dụng hết khoảng 50%.
Ngoài tài nguyên nước mặt thì nước ngầm cũng được khai thác để tưới
cho diện tích đất nông nghiệp,cho chăn nuôi ở nhiều vùng.Đặc biệt cho việc
tưới cao su,cà phê vào mùa khô ở các tỉnh vùng núi miền Trung,Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên.
Tài nguyên nước sử dụng cho sản xuất điện: Nước ta có tiềm năng thủy
điện dồi dào,với hơn 2.000 sông suối lớn,nhỏ phân bố trên khắp lãnh
thổ.Tổng tiềm năng lý thuyết nguồn thủy điện nước ta khoảng 308 tỷ
kWh.Trữ năng kỹ thuật điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam là 72 tỷ kWh với
công suất từ 10MW trở lên,có khoảng 360 vị trí lắp đặt máy,tổng công suất
16
16
17.500 MW.Ngoài ra chưa kể đến tiềm năng thủy điện nhỏ.Hiện nay sản
lượng điện cho thủy điện phát hàng năm khoảng 23,8 kWh chiếm 51% tổng
sản lượng điện phát ra của cả nước.Hiện nay nước ta có các nhà máy thủy
điện lớn và vừa: Thác Bà,Hòa Bình,Trị An,Đa Nhim,Thác Mơ,Vĩnh
Sơn,Yali,Đa Mi…. Ngoài ra còn có 13 công trình đang lập báo cáo khả thi để
đưa vào xây dựng trong những năm sắp tới với công suất là 6,229 MW và
tổng điện phát ra là 27,6 tỷ kWh,6 công trình để nghiên cứu với công suất là
1,258 MW và tổng lượng điện phát ra là 5,54 tỷ kWh,các trạm thủy điện nhỏ
với công suất là 1.000 MW và tổng lượng điện phát ra là 2 tỷ kWh.
Tài nguyên nước sử dụng cung cấp cho sản xuất công nghiệp và dân cư:
Sử dụng nước cho sinh hoạt được xem xét ở 2 khu vực là thành thị và
nông thôn.Nước ta có khoảng hơn 600 đô thị các loại và gần 100 khu công nghiệp
tập trung với dân số khoảng 19 triệu 900 nghìn người,chiếm 25% dân số cả
nước.Tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch còn thấp mới chỉ đạt khoảng
70%.Hiện nay,tiêu chuẩn định nước cấp cho dân số đô thị còn thấp (40-50
lít/người/ngày), lượng nước bị thất thoát còn lớn (60-70%) do hệ thống hạ tầng
cấp nước xây dựng từ lâu,chắp vá,xuống cấp nghiêm trọng và quản lý kém.
Ở khu vực nông thôn,nơi có khoảng 75% dân số cả nước sinh sống.Trong
số đó mới chỉ có 42% dân số được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt,số còn lại
phải sử dụng các vùng nước ao,hồ,sông,suối…không đảm bảo vệ sinh.
Mặt khác,do sự phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm,giữa
các vùng địa lý nên tình trạng khan hiếm nước cục bộ vẫn xảy ra ở một số
thành phố,ở các tỉnh miền núi phía Bắc,miền Trung và Tây Nguyên vào các
tháng mùa khô.
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt
A) Trên thế giới
Tổng lượng nước trên Thế giới ước tính khoảng 1328 tỷ km 3.Trong đó
nước đại dương chiếm 94,4%;khoảng 2% tồn tại ở dạng băng tuyết ở các cực
17
17
và 0,6% ở các bể chứa khác.Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực và chỉ
có hơn 10% ở Bắc cực,phần còn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng.Lượng
nước ngọt chúng ta có thể sử dụng ở các sông,suối,hồ nước ngầm chỉ khoảng
8.000.000 km3(0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có 36.000 km 3
còn lại là nước ngầm.Tuy nhiên,việc khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng
hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.Do vậy nguồn nước mặt đóng vai
trò rất quan trọng.
Những nghiên cứu trên Thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước
mặt vào các năm 2025,2070,2100 tương ứng bằng khoảng 96%,91%,86% số
lượng nước hiện nay,trong khi đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng
trở nên nghiêm trọng.
Ô nhiễm chất hữu cơ: Trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô
nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD5 > 6,5 mg/l); 5% số dòng sông có nồng độ DO
thấp(<55% bão hòa); 50% số dòng sông trên Thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ
(BOD5 khoảng 3mg/l,COD khoảng 18mg/l).
Ô nhiễm do dinh dưỡng: Khoảng 10% con số sông trên Thế giới có
nồng độ nitrat rất cao(9-25mg/l),vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống
của WHO( 10mg/l).Khoảng 10% các con sông có nồng độ photpho từ 0,2-2
mg/l tức cao hơn 20-200 lần so với các con sông không bị ô nhiễm.Hiện
nay,trên Thế giới có 30-40% số hồ chứa bị phú dưỡng hóa.Trên 30% trong số
800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi,Australia và Mehico cũng bị
phú dưỡng hóa.Tuy nhiên các hồ cực lớn như hồ Baikal( chứa 20% lượng
nước ngọt toàn cầu) chưa bị phú dưỡng.
Ô nhiễm do KLN: Nguồn chủ yếu đưa KLN vào nước là từ các mỏ khai
thác,các ngành công nghiệp có sử dụng KLN và các bãi chôn lấp chất thải
công nghiệp.Trong nước sông Rhine tại Hà Lan,nồng độ KLN trong nước
tăng dần từ đầu thế kỷ đến 1960,sau đó lại giảm dần nhờ các biện pháp xử lý
nước thải.Nồng độ Hg,Cd,Cr,Pb trong các năm 1990 tương ứng là 11mg/l,
18
18
2mg/l, 80m/l, 200mg/l.Nồng độ các nguyên tố này vào những năm 1960 tương
ứng là 8mg/l, 10mg/l, 600mg/l, 500mg/l. Đến năm 1980 tổng nồng độ
Hg,Cd,Cr,Pb trong nước sông Rhine là 5mg/l, 20mg/l, 70mg/l, 400mg/l.
Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Có khoảng 25% số trạm quan
trắc toàn cầu phát hiện các hóa chất hữu cơ chứa Cl - như DDT,Aldrin,Dieldrin
và PCB với nồng độ < 10mg/l.Tại một số dòng sông,nồng độ các hóa chất
này khá cao (100-1.000 mg/l) như sông Irent ở Anh,hồ Biwa và Yoda ở
Nhật.Ô nhiễm do Clo hữu cơ nặng nhất trên 100mg/l là ở một số sông thuộc
Columbia
(DDT&
Dieldrin)
Indonexia
(PCB),Malaixia(Dieldrin)
và
Tazania( Dieldrin).Gần đây ngày 13/1/2005,vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành
phố Cát Lâm (Trung Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất
benzene,mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần mức độ cho phép.
Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: Rất nhiều các sông hồ bị ô nhiễm vi
sinh vật,là nguyên nhân gây ra cái chết 25.000 người/ngày ở các nước đang
phát triển.Sông Yamune trước khi chảy qua New Delhi có 7.500 feacal
coliform/100ml, sau khi chảy qua thành phố nồng độ feacal coliform lên tới
24.000.000/100ml.
Vừa qua Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới(WWF) đã công bố kết quả
điều tra tình trạng ô nhiễm và thiếu nguồn nước tại 10 con sông lớn nhất Thế
giới.Trong đó, sông Mê Kông là một trong 10 con sông ô nhiễm nhất trên Thế
giới.
Vậy việc ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm
trọng.Có đến hơn 1 tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển không có
cơ hội sử dụng nước sạch và 1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ
sinh.Đây là các vấn đề quan trọng nhất trong tất cả vì ảnh hưởng của chúng
tới sức khỏe con người là rất lớn: chúng là nhân tố chính gây ra hơn 900 triệu
trường hợp mắc bệnh ỉa chảy hàng năm và từ đó dẫn đến cái chết của hơn 2
triệu trẻ em, hai triệu đứa trẻ này có thể sống sót nếu như chúng được sử dụng
19
19
nước sạch và sống trong điều kiện hợp vệ sinh.Khoảng 2 triệu người bị mắc
bệnh sán màng và 900 triệu bị bệnh giun móc.Bệnh tả,bệnh thương hàn cũng
liên tiếp tàn phá hạnh phúc con người.
Như vậy nguồn nước mặt của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nghiêm
trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
B) Ở Việt Nam
Theo thống kê tỷ lệ nước mặt trung bình đầu người theo lượng nước
sinh ra trong lãnh thổ nước ta vào khoảng 10.240 m 3/người/năm. Với mức độ
tăng dân số như hiện nay vào năm 2025 tỷ lệ này sẽ chỉ còn tương ứng là
2.830 và 7.660 m3/người/năm.Theo tiêu chuẩn của Hội tài nguyên nước Quốc
tế,quốc gia có tỷ lệ nước bình quân đầu người thấp hơn 40.000 m 3 được đánh
giá là quốc gia thiếu nước.Trong khi đó nguồn nước mặt của nước ta đang bị
ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước ở thượng lưu các con
sông còn khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm,nhiều nơi ô nhiễm
nghiêm trọng.Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như
BOD5,COD, NH4+,tổng N,tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.Đặc
biệt mức độ ô nhiễm ngày càng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ
vào các con sông giảm.Hàm lượng BOD 5 và N-NH4+ ở một số hệ thống sông
chính đã có hiện tượng vượt tiêu chuẩn cho phép và dao động từ 1,5-3
lần.Hàm lượng chất rắn lơ lửng(SS) đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép
cột A (QCVN 08-2008/BTNMT) từ 1,5-2,5 lần.Chỉ số coliform tại một số con
sông lớn cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép cột A từ 1,5-6 lần (QCVN 082008/BTNMT).
Tại các ao hồ kênh rạch và các con sông nhỏ trong nội thành các thành
phố lớn như Hà Nội,Hồ Chí Minh,Hải Phòng,Huế cũng đang ở tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép 5-10 lần (đối với tiêu
chuẩn nguồn nước mặt cột B1 theo QCVN 08-2008/BTNMT).Các hồ trong
20
20
nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng,nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột
biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ không còn khả năng làm sạch nữa.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt này nổi bật lên ở các điểm nóng
đó là báo động ô nhiễm nước ở 3 lưu vực sông: Cầu,Nhuệ-Đáy,hệ thống sông
Đông Nai.
a) Hiện trạng ô nhiễm nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh lưu vực hệ thống sông Đồng Nai chịu
ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động của toàn lưu vực.Phần hạ lưu của
nhiều sông trong lưu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trong đó có đoạn đã trở
thành sông “chết”.
Cụ thể, chất lượng nước sông khu vực hạ lưu: giá trị DO giảm xuống
rất thấp,SS vượt từ 2-2,5 lần QCVN 08-2008/BTNMT (cột B1). Vùng này
cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng,nước sông trong khu vực này không thể
sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu.
Đặc biệt ô nhiễm nhất trong khu vực là sông Thị Vải,sông Thị Vải có
đoạn sông “chết” dài trên 10km.Chất lượng nước của đoạn sông này: giá trị
DO thường xuyên dưới 0,5 mg/l (thấp nhất tại khu vực cảng
Vedan(0,04mg/l)).Nồng độ N-NH4+cũng vượt quá QCVN 08-2008 cột B1 từ
3-15 lần,giá trị coliform vượt QCVN 08-2008/BTNMT (cột B1) từ vài chục
đến vài trăm lần.Hàm lượng Hg tại khu vực cảng Vedan,cảng Xuân Mỹ vượt
từ 1,5-4 lần, Zn vượt 3-5 lần QCVN 08-2008/BTNMT (cột B1).
Ô nhiễm nước tại các kênh rạch nội thành thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay đang trở thành một trong những vấn đề nổi cộm của lưu vực
sông.Hầu hết các kênh rạch đều bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh ở mức
độ cao,đặc biệt giá trị coliform tại hầu hết các kênh rạch đều ở mức rất cao
vượt QCVN 08-2008/BTNMT (cột B1) từ hàng nghìn đến vài chục nghìn
lần.Nhiều kênh rạch trong thành phố đã trở thành các kênh chứa nước thải tại
đây giá trị BOD5 vượt 5-16 lần QCVN 08-2008/BTNMT (cột B1).
b) Hiện trạng ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ-Đáy
LVS Nhuệ-Đáy là một trong những LVS lớn,có vai trò đặc biệt quan
21
21
trọng trong phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bằng sông Hồng,nhất là 5 địa
phương gồm: Hòa Bình,Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình,Nam Định.Vai trò của
hai dòng sông trên vừa là hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp,vừa đảm nhiệm
thoát nước đô thị.Tuy nhiên,môi trường,chất lượng nước lưu vực hai con sông
này đang ngày càng suy thoái do sự phát triển nhanh chóng của các làng
nghề,KCN của các địa phương trong lưu vực.
LVS Nhuệ- Đáy được xác định bị ô nhiễm do nguyên nhân chủ yếu là
nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,nước thải sinh hoạt,nước thải
công nghiệp và nước thải làng nghề khi mỗi ngày sông Nhuệ-Đáy phải tiếp
nhận: 2.554.000 m3 nước thải từ trồng trọt và chăn nuôi (chiếm 62% tổng
lượng thải); 610.000 m3 nước thải sinh hoạt (chiếm 15%); 636.000 m3 nước
thải công nghiệp (chiếm 16%) và 15.500 m3 nước thải bệnh viện chiếm 0,4%,
…Các sông nội thành Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng,các đoạn sông Nhuệ
nhận nước từ sông Tô Lịch cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm.Các giá trị
COD,BOD5 vượt quá tiêu chuẩn từ 3-5 lần.Nước sông màu đen,có váng,cặn
lắng và có mùi tanh.Đặc biệt,vào mùa khô,mức độ ô nhiễm càng trở nên trầm
trọng hơn.Kết quả các đợt quan trắc cuối năm 2005 cho thấy giá trị DO đạt rất
thấp.Giá trị COD vượt 7-8 lần,BOD 5 vượt 7 lần.Giá trịColiform cao hơn
QCVN 08-2008(cột B).
Sông Nhuệ gần như đã trở thành con sông “chết” vì nước bị ô nhiễm
nặng,hàm lượng oxy hòa tan trong mẫu nước lấy tại cầu Hà Đông,cầu Tó,Cự
Đà…đặc biệt là sau khi nhận nước từ sông Tô Lịch rất thấp,trong khi lượng
coliform,thông số COD, BOD5, NH4+… vượt tiêu chuẩn nhiều lần.
Theo kết quả giám định của Viện Quy hoạch thủy lợi,Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy,tại cầu Tó- nơi nhận nước thải lớn
nhất tại sông Tô Lịch- hàm lượng các chất hóa học đều vượt giới hạn B của
QCVN 08-2008 nhiều lần.Lượng NO2 có lúc đạt 0,508 mg/l (vượt giới hạn B
10 lần); lượng NH4+ là 2,005 mg/l (gấp đôi giới hạn B); lượng coliform từ
110.000-330.000 MPN/100 ml (vượt quá giới hạn B 33 lần).
22
22
Qua kết quả quan trắc trên sông Nhuệ giai đoạn 2007-2009 thấy
rõ,sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch,nước sông Nhuệ đã bị ô
nhiễm nặng.Có thể thấy nước thải sông Tô Lịch(nguồn tiếp nhận nước thải
chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là nguyên nhân chính gây ô
nhiễm cho nước sông Nhuệ.
Dọc theo dòng chảy cho tới cuối nguồn mức độ ô nhiễm của nước
sông Nhuệ giảm dần,là do đoạn sông này ít chịu tác động của các nguồn nước
thải công nghiệp xả trực tiếp,đồng thời vào mùa mưa lưu lượng nước sông
lớn,tốc độ dòng chảy cao làm tăng khả năng tự làm sạch của nước.Chất lượng
nước sông Nhuệ- Đáy từng lúc khác nhau do phụ thuộc vào thời gian mở
cống Liên Mạc và mực nước của sông Hồng.
Còn chất lượng nước sông Đáy thường thay đổi bất thường,phụ thuộc
rất nhiều vào chất lượng nước thải từ hai bên bờ sông Đáy trên suốt chiều dài
của sông. Mức độ ô nhiễm sông Đáy mang tính cục bộ với mức độ ngày càng
gia tăng, đặc biệt nước sông chịu ảnh hưởng của ô nhiễm sông Nhuệ.Trong
những năm gần đây,chất lượng nước sông Đáy có sự suy giảm,các thông số
đều không đạt QCVN 08-2008/BTNMT (cột A1) nhưng mức độ ô nhiễm nhẹ
hơn sông Nhuệ.
2.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý-hoá
học-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước như : sự gia tăng dân số; mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá; hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng yếu kém; lạc hậu; nhận thức của
người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao…. Đáng chú ý là sự bất trong
hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền,
23
23
cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là
loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời
sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định
về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các
quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn
nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa
phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng.
Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong
việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình
trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
2.3.1 Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên
Là sự ô nhiễm do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống
đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp…, kéo theo các chất thải bẩn
xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của các hoạt động sống của sinh vật vi
sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là sự ô nhiễm
không xác định được nguồn gốc. Nguyên nhân nguồn nước nhiễm bẩn là do
thảm thực vật phục hồi sau khi rừng tự nhiên bị chặt phá chưa đủ để giảm
thiểu tác động của dòng chảy do nước mưa, dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi
làm tăng độ đục của sông chảy qua địa bàn dân cư ảnh hưởng đến công trình
nước tự chảy cung cấp cho người dân.
2.3.2 Ô nhiễm do hoạt động nhân tạo
24
24
Chủ yếu do nguồn nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, hoạt
động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông
nghiệp. Nước thải là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất có nguồn
gốc vô cơ hay hữu cơ tồn tại dưới dạng không hòa tan, keo và hòa tan. Thành
phần nồng độ chất bẩn tùy thuộc vào từng loại nước thải. Căn cứ vào nguồn
gốc của nguồn nước thải mà người ta phân loại như sau:
2.3.2.1 Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước
Trong vòng 10-15 năm trở lại đây,tốc độ phát triển kinh tế của nước ta
khá cao,tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh.Sự gia tăng dân số,quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ tạo nên nhu cầu sử dụng nước lớn trong
khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi dẫn đến suy giảm nghiêm trọng cả
về chất và lượng đối với tài nguyên nước.Thực tế cho thấy lượng nước dưới
đất được khai thác rất lớn,chỉ nói riêng đồng bằng Bắc Bộ,ngoài các công
trình khai thác nước tập trung với quy mô lớn ở các thành phố lớn như Hà
Nội,Hải Phòng,Nam Định,… còn có hàng trăm lỗ khoan công nghiệp,mỗi lỗ
khoan từ100 đến 200m3/ngày,ngoài ra còn hàng vạn lỗ khoan nhỏ kiểu
UNICEF do chương trình nước sạch nông thôn các tỉnh và nhân dân thực
hiện.Tỷ lệ khai thác nước dưới đất ở Đông Nam Bộ tương đối cao,đặc biệt là
ở thành phố Hồ Chí Minh đã vượt cao hơn khả năngtự tái nạp rất nhiều và
mực nước ngầm bị tụt giảm nhanh chóng trong vòng 10 năm từ độ sâu 4m
(2004) xuống đến 20m.Cũng tương tự ở đồng bằng sông Cửu Long,mực nước
ngầm giảm trên diện rộng và gây ô nhiễm nước dưới đất.Cà Mau mực nước
ngầm giảm từ 4m xuống 11m trong 8 năm.Ngoài ra công trình khai thác nước
dưới đất còn có hàng nghìn lỗ khoan xuyên vào tầng trữ nước với các mục
đích khác nhau: thăm dò địa chất,khảo sát phục vụ xây dựng dân dụng,giao
thông,thủy lợi… Việc khai thác quá mức nguồn nước đã và đang làm suy
giảm nghiêm trọng chất lượng nước.
25
25