Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI XÃ VÂN DU, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.7 KB, 66 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẾ THẢI ĐỒNG
RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI
XÃ VÂN DU, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN

Người thực hiện

: ĐẶNG THỊ MẾN

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. ĐINH HỒNG DUYÊN



Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là
hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào
khác.Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Đặng Thị Mến

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài nỗ lực của bản thân em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá
nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo
trong khoa Môi Trường – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo
trong bộ môn Vi Sinh Vật đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Đinh Hồng
Duyên đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tốt nghiệp.
Khóa luận này sẽ không thể thực hiện được nếu không có lòng tốt và
hiếu khách của người dân xã Vân Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Em xin
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cán bộ, nhân viên của UBND xã Vân
Du, đã ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình cho em thực hiện đề tài này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích
động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG

5


DANH MỤC HÌNH

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CTR

Chất thải rắn


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

THCS

Trung học cơ sở

FAO

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

7


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Từ xưa đến nay, nông nghiệp là một lợi thế to lớn của nước ta, với trên
10 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu đó là
vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Theo số liệu Báo
cáo Điều tra lao động việc làm năm 2014 của Tổng cục Thống kê, lực lượng

lao động nông thôn chiếm đến gần 70% lực lượng lao động của cả nước,
trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm 81,6%, lực lượng lao động
trẻ (15-34 tuổi) chiếm tỷ lệ cao (38%). Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về
xuất khẩu gạo. Ngoài ra còn có những nông sản quan trọng khác như cà phê,
sợi bông, đậu phộng, cao su, đường và trà. Bên cạnh mức tăng trưởng xuất
khẩu nông sản còn đọng lại vấn đề về các bãi chứa, đầu ra cho các phế phụ
phẩm nông nghiệp sau thu hoạchnhư rơm rạ, vỏ trấu, thân cây chuối, vỏ dừa,
bã mía... hàng trăm ngàn tấn nông sản xuất khẩu hàng năm, tương ứng với
con số gấp nhiều lần như thế về phế phụ phẩm nông nghiệp thải ra môi trường
sẽ là vấn nạn đe dọa ô nhiễm môi trường cho các tỉnh đang có thế mạnh về
sản xuất nông nghiệp. Đây chính là một trong những nguồn thải gây ô nhiễm
môi trường đang được người dân và các nhà quản lý môi trường quan tâm tìm
cách xử lý.
Ngày nay, đời sống con người càng tiến bộ hơn, các sản phẩm cung
cấp cho nông nghiệp ngày càng nhiều. Con người không còn chú trọng đến
việc tái sử dụng những phế phụ phẩm nông nghiệp, vì thế những phế phẩm
nông nghiệp này thường bị bỏ lại ngay tại đồng ruộng sau khi thu hoạch, thậm
chí bị đốt ngay tại ruộng gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường đất, môi
trường khí và ảnh hưởng các vấn đề nhân sinh xã hội khác.Bên cạnh đó, việc
đốt đồng còn tiêu diệt các loại thiên địch có ích, góp phần làm mất cân bằng
sinh thái, một trong những nguyên nhân gây phát sinh sâu bệnh trên đồng
8


ruộng. Mặt khác, qua sản xuất nông nghiệp, con người đã lấy đi khỏi đất hàng
tỷ tấn vật chất mỗi năm thông qua sinh khối của cây trồng nhưng lại không trả
lại cho đất lượng vật chất đã lấy đi. Từ đó làm cho đất ngày càng trở nên thoái
hóa và bạc màu.“Rơm rạ là vật liệu hữu cơ có sẵn với số lượng lớn
đối với người dân trồng lúa. Có khoảng 40% N, 30-35% P, 8085% K, 40-50% S có trong rơm” (A. Dobermann and T.H. Fairhurst,

2010).Do vậy, đốt bỏ rơm rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng phân bón,
chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa, nên cần trả lại cho đất thông qua việc
xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ để bón.
Xã Vân Du nằm ở phía bắc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, với diện tích
là 5,57km2, là một xã với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, chủ yếu là
trồng lúa nước. Sau mỗi vụ thu hoạch một khối lượng lớn phế thải đồng ruộng
như rơm, rạ, thân hoa màu... được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, phần lớn
lượng phế thải này được người dân bỏ lại một thời gian sau đó đem đốt hoặc
vứt ra ngoài kênh mương gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Xuất phát
từ thực tế đó, nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người dân tại xã Vân Du, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu : “Đánh
giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất biện pháp quản lý tại xã Vân
Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”.
Mục đích


Đánh giá được thực trạng phế phụ phẩm nông nghiệp, và các biện pháp xử lý



tại xã Vân Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm bảo
vệ môi trường tại xã Vân Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

9




Yêu cầu

Sử dụng phiếu điều tra và phương pháp cân sinh khối trực tiếp để tính hệ số



phát thải phế phụ phẩm nông nghiệp và tính ra tổng phế thải đồng ruộng.
Điều tra được các hình thức xử lý, quản lý phế phụ phẩm nông nghiệp hiện



nay tại địa phương.
Đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tại địa
phương.

10


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về phế thải đồng ruộng
1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc của phế thải nông nghiệp


Khái niệm về phế thải nông nghiệp
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Chất thải là những vật và chất
mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số
ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của
người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không
còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng”.
Theo luật Bảo vệ Môi Trường 2014: “Chất thải là vật chất được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011: “Chất thải rắn nông

nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ...), thu hoạch nông sản
(rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV,
các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ
sản...”
Theo Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2011): “Phế phụ phẩm trồng trọt
trên đồng ruộng bao gồm các vật chất loại bỏ từ hoạt động trồng trọt của hoạt
động sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là tàn dư thực vật hay chất thải sau thu
hoạch”.
Theo Phạm Văn Toản và cộng sự (2004): “Phụ phẩm nông nghiệplà
chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động nông nghiệp như: rơm rạ, thân lá
cây ngô, thân lá lạc, lá mía, thân cây bông…”
Theo Nghị định 38 ND-CP về quản lý chất thải và phế liệu: “Các chất
thải nguy hại là bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất độc hại
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được thu gom, lưu giữ,



vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại”.
Nguồn phát sinh

11


Phế thải đồng ruộng là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp ngoài đồng ruộng như trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, trong quá trình
sử dụng thuốc BVTV, phân bón...
Trong quá trình trồng trọt phế thải chính là các xác thực vật đã chết, các
cành lá cây bị cắt, các loại cây bị con người loại bỏ, hay trong quá trình thu
hoạch, con người bỏ lại rơm, rạ, thân ngô...đây chính là nguồn phát sinh chủ

yếu của phế thải đồng ruộng.
Trong hoạt động trồng trọt, tình trạng sử dụng hóa chất trong nông
nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra tràn lan,
thiếu kiểm soát. Do đó, các chất thải rắn (CTR) như chai lọ, bao bì đựng hóa
chất bảo vệ thực vật, vỏ bình phun hóa chất: thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm,
thuốc trừ chuột, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ tăng lên đáng kể và không thể
kiểm soát.
1.1.2 Phân loại và thành phần của phế thải đồng ruộng


Phân loại
TheoLêVăn Nhương và cộng sự (1998), phếthải đồngruộng được phân
loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hóa học cũng như
khả năng phân hủy sinh học.
Theo nguồn gốc phát sinh: Phế thải đồng ruộng gồm các phế thải có
nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt và từ các bao bì đựng các hóa chất
sử dụng trong nông nghiệp. Các phế phụ phẩm trồng trọt gồm các loại phế
thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như:
các loại rơm, rạ sau thu hoạch lúa tại các cánh đồng, các loại lá, thân cây, cỏ
dại tại các vườn cây, các phần giập của cây lúa không sử dụng được ở các
ruộng sau khi thu hoạch… Chất thải từ các bao bì đựng các hóa chất sử dụng
trong nông nghiệp gồmchai, lọ… bằng thủy tinh hoặc nhựa được dùng làm vỏ
đựng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng, thuốc chữa bệnh cho động
vật sau khi đã qua sử dụng được thải bỏ, các túi nilon, túi giấy dùng đựng
phân bón vi sinh, phânđạm, phân lân và kể cả các hóa chất bảo vệ thực vật
12


(HCBVTV) đã quá hạn sử dụng… Đây là các vật phẩm có tính nguy hại cao,
cần phải có biện pháp thu gom và xử lý thích hợp.

Theo tính chất nguy hại: Phế thải đồng ruộng gồm hai loại: phế thải
nguy hại và phế thải thông thường. Phế thải nguy hại là chất thải có chứa các
chất hoặc các hợp chất gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất
khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khỏe con người. Chúng có
một trong các thành phần như: đồ dùng thủy tinh (chai lọ đựng HCBVTV
hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, bả chuột…); đồ nhựa (bình xịt hóa
chất bảo vệ thực vật, găng tay bảo hộ…); dược phẩm (thuốc còn sót lại trong
vỏ đựng…). Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại
cho môi trường và sức khỏe con người. Phế thải thông thường gồmcácchất
thải không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực
tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe con người, bao gồm rơm rạ,
thân lá thực vật…Trong thực tế, sự phân biệt giữa phế thải đồng ruộng nguy
hại và thông thường là tương đối phức tạp và khó khăn, đặc biệt đối với tình
hình sản xuất nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ như ở nước ta hiện nay.
Theo thành phần hóa học: Phế thải đồng ruộng còn được phân thành
phế thải hữu cơ và phế thải vô cơ. Phế thải hữu cơ chiếm thành phần chủ yếu
trong phế thải đồng ruộng, bao gồm các phế phụ phẩm trồng trọt như: rơm rạ,
thân ngô, lõi ngô, trấu, bã mía… Theo thống kê, 95% lượng chất thải rắn hữu
cơ trong nông nghiệp có khả năng tận dụng làm phân bón hoặc thu hồi nhiệt
lượng. Phế thải vô cơ bao gồm các túi đựng phân hóa học, túi đựng thuốc trừ
sâu, bảo vệ thực vật, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, bình phun hóa chất bảo vệ
mùa màng đã hỏng…
Theo khả năng phân hủy sinh học: Phế thải đồng ruộng còn
được phân thành chất có khả năng và không có khả năng phân hủy sinh
học.Chất thải có khả năng phân hủy sinh học là các loại chất thải có thành
phần hữu cơ cao và chứa thành phần dinh dưỡng thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng của các vi sinh vật (VSV). Các chất thải có khả năng phân hủy sinh
13



học tốt như: cỏ dại, lá cây…các chất có khả năng phân hủy sinh học kém hơn
như: rơm rạ, thân cây. Còn chất thải không có khả năng phân hủy sinh học là


các chất vô cơ như: kim loại, nhựa, thủy tinh.
Thành phần
Chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là
các thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất
thải từ chăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao
bì chất bảo vệ thực vật.
Theo Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2011) thì phế thải đồng ruộng
chủ yếu là phế thải hữu cơ có thành phần rất phong phú và đa dạng, nhưng
nhìn chung chúng thuộc hai nhóm hợp chất chính là: nhóm hợp chất hữu cơ
chứa cacbon gồm Xenluloza, Hemixenluloza, Lignin...và các hợp chất hữu cơ
chứa Nitơ gồm có Protein và Kitin.
1.2Thực trạng phát sinh phế thải đồng ruộng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phát sinh phế thải đồng ruộng
trên thế giới
1.2.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có năm loại cây lương thực được trồng chủ yếu,
bao gồm: ngô (Zea Mays L.), lúa nước (Oryza sativa L.), lúa mì (Triticum sp.
tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz tên khác khoai mì) và
khoai tây (Solanum tuberosum L.). Trong đó: ngô, lúa gạo và lúa mì chiếm
khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từ tất cả
mọi lương thực, thực phẩm.
Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2014đạt khoảng 2.527 triệu tấn, giảm
1,1% so với kỷ lục năm 2013.Ở Nam Phi, sản lượng ngũ cốc giảm 17%, chủ
yếu do mưa trái mùa và khô hạn kéo dài.
Với cây lúa:Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm
2014 sản lượng lúa gạo đạt 749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm 2013 (741,8

triệu tấn) và có xu thế tăng trong những năm tiếp theo. Phần lớn sản lượng thế
giới sẽ tập trung ở châu Á, đặc biệt là ở Thái Lan.Sản lượng lúa gạo tại châu
14


Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 677,7 triệu tấn. Tại châu Phi, sản
lượng đạt 28,4 triệu tấn, tăng 0,8% so với sản lượng năm 2013.Mặt khác, sản
xuất lúa gạo ở châu Âu và châu Mỹ La tinh và vùng Caribê tăng trong năm
2014, khu vực này được ước tính thu 28,5 triệu tấn, nhiều hơn gần 3% so với
năm 2013.
Theo FAO năm 2014, tổng sản lượng ngô thế giới năm 2014 được
khoảng 967 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2013. Diện tích gieo trồng ngô của
Hoa Kỳ, nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, trong năm 2014 sẽ bị thu hẹp,
sản lượng ngô tại nước này ước đạt 330 triệu tấn, thấp hơn gần 354 triệu tấn
so với năm 2013.Tại EU, sản lượng ngô tại khu vực này đạt 66,8 triệu tấn,
tăng 3,4% so với năm 2013.Tại Nam Mỹ, sản lượng ngô năm 2014 ước đạt
111 triệu tấn, giảm 10% so với năm ngoái nhưng cao hơn 14% so với mức
trung bình của 5 năm qua.
Sản lượng lúa mì trên thế giới năm 2014 đạt mức 702 triệu tấn, giảm
13,4 triệu tấn (tương đương 1,9%) so với năm 2013, sản lượng lúa mỳ của
Hoa Kỳ năm 2014 đạt 57 triệu tấn.EU, khu vực có diện tích lúa mỳ lớn nhất
thế giới với sản lượng 143,7 triệu tấn.
1.2.1.2 Thực trạng phế thải đồng ruộng trên thế giới
Theo ước tính của FAO, mỗi năm có khoảng 3 tỷ tấn phế thải đồng
ruộng phát sinh trên phạm vi toàn thế giới, trong đó các phế thải từ cây lúa
chiếm một sản lượng lớn nhất tới 863 triệu tấn. Phế thải từ cây lúa mỳ và ngô
tương ứng 754 và 591 triệu tấn.
Bảng 1.1 Khối lượng chất thải hữu cơ ở Mỹ
Chất thải hữu cơ


Khối lượng khô
(tấn×1000)

Tỷ lệ (%)

Chất thải từ chăn nuôi

158730

21,8

Tàn dư thực vật

391009

53,7

Bùn thải

3963

0,5

15


Thức ăn thừa

2902


0,4

Chất thải hữu cơ công nghiệp

7452

1,0

Khai thác và chế biến gỗ

32394

4,5

Rác thải đô thị

131519

18,1

Tổng

727969

100

Nguồn: J.F. Parr, R.I. Papendick và D. Colacicco, 2010
Ta thấy, khối lượng phế thải hữu cơ trong nông nghiệp chiếm một
lượng tương đối lớn chiếm 53,7% tổng khối lượng chất thải hữu cơ của Mỹ.
Bảng 1.2 Khối lượng chất thải hữu cơ trên thế giới năm

2010
Loại chất thải
Tàn dư thực vật trên đồng ruộng
Bùn thải
Rác sinh hoạt
Rác vườn
Chất thải công nghiệp thực phẩm
Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương, 2010
Từ bảng số liệu trên cho thấy, khối lượng phế thải từ đồng ruộng là rất lớn
1200 triệu tấn/năm. Trong khi đó lượng các chất thải khác như: Bùn thải 650
triệu tấn/năm, Rác sinh hoạt 400 triệu tấn/năm, Rác vườn 690 triệu tấn/năm,
Chất thải công nghiệp thực phẩm 420. Như vậy lượng phế thải nông nghiệp
chiếm lớn nhất trong các loại chất thải và chiếm khoảng 35,7% tổng khối
lượng.
1.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phát sinh phế thải đồng ruộng ở
Việt Nam
1.2.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

16


Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm
2015 đạt trên 10,2 triệu ha, chiếm 36% tổng diện tích đất cả nước.Cây lương
thực hiện có diện tích gieo trồng là 11,4815 triệu ha, trong đó, diện tích lúa
năm 2015 ước tính đạt 7,83 triệu ha, với sản lượng ước tính đạt 45,22 triệu
tấn.Trong nông nghiệp, trồng trọt có mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng
kỳ năm ngoái (+1,56%). Lĩnh vực trồng trọt đạt mức tăng trưởng thấp so với
các năm gần đây chủ yếu do sản lượng một số cây trồng năm 2015 đạt mức
tăng thấp, như: Lúa tăng 0,5%, ngô tăng 1,5%, sắn 2,5%, trong khi đó sản
lượng một số cây công nghiệp hàng năm lại giảm như: Mía giảm 7,6%, thuốc

lá giảm 19,4%, bông giảm 55,2%, đậu tương giảm 6,5%. Sản lượng một số
cây công nghiệp lâu năm có tăng, nhưng mức tăng không nhiều, riêng chỉ có
sản lượng hạt tiêu là tăng mạnh đạt 11,3%.
Cây lúa:
Lúa đông xuân: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân trên cả nước năm
2015 đạt 3.112,4 ngàn ha, tương đương cùng kỳ năm trước, năng suất bình
quân đạt 66,5 tạ/ha, giảm 0,6%, sản lượng đạt 20,692 triệu tấn, sản lượng
giảm 166,9 ngàn tấn (-0,8%). Tính riêng tại miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt
1.161,9 ngàn ha, năng suất đạt 62,1 tạ/ha (- 0,7%), sản lượng đạt 7,21 triệu
tấn (-0,6%). Các tỉnh Miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 1.950,5 ngàn ha,
giảm 3,9 ngàn ha, tương đương (-0,2%) so với cùng kỳ năm trước, năng suất
đạt 69,1 tạ/ha, giảm 0,42 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng đạt gần 13,5 triệu
tấn, giảm 108,7 ngàn tấn, tương đương 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản
lượng giảm là do nắng nóng ở hầu hết các tỉnh, xâm nhập mặn ở vùng
ĐBSCL nên giảm cả diện tích và năng suất.
Lúa hè thu: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 2,1 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 54,3 tạ/ha, sản lượng đạt gần 11,4 triệu tấn, so với vụ trước diện
tích giảm 6,3 ngàn ha (tương đương -0,3%), năng suất tăng 1 tạ/ha (2%), sản
lượng tăng 191 ngàn tấn (1,7%). Các tỉnh Miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt
167,1 ngàn ha, giảm 6,9 ngàn ha (- 4%) so với cùng kỳ năm trước, năng suất
17


đạt 49,3 tạ/ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng đạt 823,2 ngàn
tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo
trồng đạt 1.935,7 ngàn ha, giảm 0,6 ngàn ha so với cùng kỳ năm trước, năng
suất bình quân đạt 54,8 tạ/ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng
đạt 10,6 triệu tấn, tăng 197,7 ngàn tấn, tương ứng 1,9% so với cùng kỳ năm
trước.
Lúa thu đông: Tổng diện tích xuống giống đạt 682,3 ngàn ha, năng suất

đạt 52,3 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 3,5 triệu tấn, so với vụ trước diện tích tăng
9,3%, năng suất tăng 0,6 tạ/ha, sản lượng tăng 9,9%...
Lúa mùa: Tổng diện tích gieo trồng cả nước đạt 1,94 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 49,2 tạ/ha, sản lượng đạt 9,5 triệu tấn, so với vụ trước diện tích
giảm 25,3 ngàn ha (-1,4%), năng suất tăng 0,3 tạ/ha (0,3%), sản lượng giảm
71,2 ngàn tấn (-1,2%). Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt gần 1,17
triệu ha, giảm 15,8 ngàn ha (-1,3%), năng suất đạt 50,1 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha
(+0,3%), sản lượng đạt 5,84 triệu tấn, giảm 61,8 ngàn tấn, tương ứng 1% so
với cùng kỳ năm trước. Diện tích canh tác lúa Mùa các tỉnh phía Bắc năm
2015 giảm do các địa phương thực hiện việc dồn ô đổi thửa chỉnh trang đồng
ruộng, một phần diện tích trồng lúa chuyển sang làm đường nội đồng, kênh
dẫn nước, chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả
hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao hơn. Tại các tỉnh phía
Nam, diện tích lúa mùa tiếp tục giảm do thời tiết không thuận lợi, tại các tỉnh
Duyên hải miền trung, Tây nguyên, chuyển đổi mùa vụ và mục đích sử dụng
đất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích gieo trồng đạt
5770 ngàn ha (-1,7%), năng suất bình quân đạt 47,8 tạ/ha (+0,2%), sản lượng
đạt 3,68 triệu tấn (-1,5%).
Lúa cả năm: Tính chung, sản xuất lúa cả năm 2015 vẫn đạt khá, tăng
nhẹ về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,83
triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha (+0,2%), năng suất ước đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2
tạ/ha (+0,3%), do vậy sản lượng ước đạt gần 45,22 triệu tấn, tăng 241 nghìn
18


tấn (+0,5%) so 2014. Miền Bắc: Diện tích gieo trồng đạt gần 2,5 triệu ha,
năng suất đạt 55,6 tạ/ha, sản lượng đạt 13,87 triệu tấn, so với vụ trước diện
tích giảm 22,5 ngàn ha (-0,9%), năng suất tương đương như năm trước, sản
lượng giảm 126,9 ngàn tấn (-0,8%). Miền Nam: Diện tích gieo trồng đạt 5,33
triệu ha, năng suất bình quân đạt 58,7 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 31,3 triệu tấn,

so với vụ trước diện tích tăng 32,3 ngàn ha (+0,8%), năng suất tăng 0,1 tạ/ha
(+0,4%), sản lượng tăng 266,9 ngàn tấn (+1,1%).
Cây ngô:Diện tích gieo trồng cây ngô cả nước năm 2015 đạt 1179,3
nghìn ha, tăng 0,3 nghìn ha, năng suất đạt 44,8 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha (+1,5%)
nên sản lượng đạt 5281 nghìn tấn, tăng 1,5% cùng kỳ. Kết quả sản xuất cây
ngô tăng ở miền Bắc do người dân trồng thêm ngô trên những diện tích lúa
thiếu nước tưới, giảm ở miền Nam do hạn hán và năm nay cây ngô không còn
được trồng xen trong vườn cây lâu năm nữa.
Cây khoai lang: Cây khoai lang tiếp đà giảm từ những năm trước, diện
tích gieo trồng đạt 126,9 nghìn ha, giảm 3,2 nghìn ha (-2,5%), năng suất đạt
104,8 tạ/ha, giảm 2,9 tạ/ha (-2,7%), sản lượng đạt 1330,4 nghìn tấn, giảm
70,9 nghìn tấn (-5,1%). Ngoài nguyên nhân thời tiết thì trong những năm gần
đây, giá khoai lang không ổn định mà biến động bất thường nên người dân
không mạnh dạn đầu tư (Đồng Tháp giảm 0,9 nghìn ha, Thanh Hóa giảm 0,6
nghìn ha, An Giang giảm 0,5 nghìn ha).
Cây sắn: Cây sắn niên vụ 2014-2015 do thị trường tiêu thụ bắt đầu
khởi sắc và do đây là cây trồng cạn dễ trồng, dễ chăm sóc nên diện tích đạt
566 nghìn ha, tăng 13,7 nghìn ha (+2,5%), sản lượng đạt 10,67 triệu tấn, tăng
464 nghìn tấn, tăng 4,5% so cùng kỳ năm trước.
Cây mía: Cây mía niên vụ 2014-2015 giảm mạnh ở các tỉnh ĐBSCL
do chuyển đổi sang cây trồng rau, cây ngắn ngày khác. Diện tích cả nước ước
đạt 284,5 nghìn ha, giảm 20,5 nghìn ha (-6,7%).
Cây lạc: Diện tích lạc đạt 200 nghìn ha, giảm 8,7 nghìn ha (-4,2%), sản
lượng đạt 451,8 nghìn tấn, giảm 1,5 nghìn tấn (-0,3%).

19


Cây đậu tương: Diện tích đậu tương đạt 100,8 nghìn ha, giảm 8,6
nghìn ha (- 7,9%), sản lượng đạt 146,4 nghìn tấn, giảm 10,1 nghìn tấn (6,5%).

Rau các loại: Diện tích rau các loại đạt 887,8 nghìn ha, tăng 6,1 nghìn
ha (+0,7%), sản lượng đạt 15,7 triệu tấn, tăng 276,6 nghìn tấn (+1,8%).
Các cây ăn quả, cây công nghiệp có tăng nhưng cũng chỉ tăng nhẹ so
với cùng kỳ: Sản lượng chè ước đạt 442 nghìn tấn, tăng 2,4%; Sản lượng cao
su ước đạt 315 nghìn tấn tăng 0,6%; Sản lượng hồ tiêu ước đạt 126 nghìn tấn
tăng 5,4%; Sản lượng điều ước đạt 336 nghìn tấn, tăng 1%; Sản lượng cam
ước đạt 249 nghìn tấn, tăng 1,4%; Sản lượng vải đạt 350,7 nghìn tấn, tăng
14%; Sản lượng chuối, dứa tăng nhẹ.(Báo cáo thống kê tháng 12 năm 2015,
Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1.2.2.2 Thực trạng phát sinh phế thải đồng ruộng tại Việt Nam
Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm, rạ... và các phế phụ phẩm nông
nghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn
nông nghiệp. Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng
phế thải đồng ruộng từ trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất khác
so với những vùng trung du, miền núi. Việc thâm canh mùa vụ đã làm gia
tăng phế phụ phẩm sau thu hoạch (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô...).
Một phần phế phụ phẩm được sử dụng làm chất đốt, chất độn trong chăn nuôi,
trồng nấm, làm đồ thủ công mỹ nghệ, phần khác được sử dụng cho chăn nuôi
gia súc. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các phế, phụ phẩm trong
nông nghiệp để sản xuất dầu sinh học, đệm lót sinh học trong chăn nuôi...
nhưng mới chỉ tận dụngđược một số lượng nhỏ phế phẩm nông nghiệp, số lớn
còn lại đang bị bỏ quên.
Với khoảng 7,83 triệu hecta đất trồng lúa ở nước ta, hàng năm lượng
rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay lượng rơm rạ thải này
không được tính toán trong thống kê lượng CTR phát sinh của các địa phương
cũng như toàn quốc.Việc tận thu và xử lý nguồn rơm rạ sau thu hoạch có ý
20


nghĩa rất lớn, không những làm tăng thu nhập cho người nông dân mà còn

góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bảng 1.3: Tổng hợp lượng CTR nông nghiệp phát sinh
năm 2012
Chất Thải

Khối lượng( tấn/năm)

Bao bì thuốc BVTV

10.000

Bao bì phân bón

102.180

Rơm rạ

76.000.000

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2014
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa thải ra khoảng 39,4
triệu tấn/năm rơm rạ phế thải.Trong trồng mía thải ra ngọn lá mía phế thải
khoảng 2,47 triệu tấn/năm, lượng bã mía sau chế biến đường khoảng 1,42
triệu tấn/ năm và bùn thải sản xuất mía đường khoảng 0,94 triệu tấn/năm.
Hình 1.1 Biểu đồ ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gianăm 2014
Tình trạng vứt bao bì HCBVTV bừa bãi sau sử dụng diễn ra khá phổ
biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế hóa chất không đúng nơi
quy định gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí và ảnh
hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi

trường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005,
mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000 tấn hoá chất bảo vệ
thực vật, đến năm 2006, tăng đột biến lên tới 71.345 tấn và đến năm 2008 đã
tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn. Thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10%
so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã thải ra môi trường 11.000
tấn bao bì các loại.
Lượng phân bón hoá học sử dụng ở nước ta, bình quân 80 - 90 kg/ha
(cho lúa là 150 - 180kg/ha). Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh các bao bì,

21


túi chứa đựng. Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng
2,4 triệu tấn/năm. Như vậy mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn thải
lượng bao bì các loại.(Báo cáo môi trường quốc gia 2014)
1.3 Các biện pháp quản lý và xử lý phế thải đồng rộng ở thế giới và Việt
Nam
1.3.1 Các biện pháp xử lý phế thải đồng ruộng phổ biến hiện nay
Một số phương pháp đang được sử dụng khá phổ biến trong xử lý phế
thải đồng ruộng hiện nay.
1.3.1.1Phương pháp đốt
Đây là biện pháp xử lý khá phổ biến trong xử lý phế thải đồng ruộng
hiện nay, do lượng phế thải nhiều, dễ cháy.Phương pháp này được người dân
Nam bộ sử dụng từ lâu để tiêu hủy lượng rơm rạ trên đồng ruộng và tro sau
quá trình đốt được xem là phân bón.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, giảm giá thành và
giảm thiểu sâu bệnh hại trên đồng ruộng.
Việc đốt các phế phụ phẩm đã làm mất đi hầu hết các hàm lượng dinh
dưỡng có trong nó. “Đốt là nguyên nhân mất gần như hoàn toàn hàm lượng
N, P mất khoảng 25%, K 20%, S từ 5-60%” (A. Dobermann and T.H.

Fairhurst, 2010).
Ngoài ra, phương pháp này có nhược điểm là gây mất mát một lượng
lớn chất dinh dưỡng, gây ô nhiễm môi trường không khí rất nghiêm trọng,
gây hiệu ứng nhà kính và các bệnh hô hấp, gây hiện tượng khói mù cản trở
tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông, vừa mất chất hữu
cơ.Đốt ngoài trời là một quá trình đốt không kiểm soát, trong đó CO 2, sản
phẩm chủ yếu trong quá trình đốt được giải phóng vào khí quyển cùng với
CO, CH4, NOx, và SO2.
Đốt một tấn rơm sẽ phát thải 3 kg hạt vật chất, 60 kg CO, 1460 kg
CO2,199 kg bụi và 2 kg SO2 (Rosmiza Mohd Zainol, 2014). Theo Hoàng Anh
Lê và cộng sự (2013): Ở các nước Châu Á, hàng năm hoạt động đốt sinh khối
22


ngoài trời ước tính phát thải 0,37 triệu tấn SO 2; 2,8 triệu tấn NOx; 1100 triệu
tấn CO2; 67 triệu tấn CO và 3,1 triệu tấn CH 4. Riêng lượng phát xạ từ việc đốt
phế thải cây trồng theo ước tính đạt 0,10 triệu tấn SO 2; 0,96 triệu tấn NOx;
379 triệu tấn CO2; 23 triệu tấn CO và 0,68 triệu tấn CH 4. Như vậy, nhiều khí
thải từ đốt rơm rạ có chứa nhiều chất được xem là tác nhân gây hiệu ứng nhà
kính như CO2, CH4, N2O, NMHC (non-methane hydrocarbon, các
hydrocarbon ngoại trừ CH4).
Ở nước ta, tình trạng đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch diễn ra phổ biến.
Việc người dân, để lại các phế thải đồng ruộng sau đó đốt tại đồng ruộng hay
ven các đường quốc lộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con
người.
1.3.1.2 Phương pháp đổ trực tiếp ra sông ngòi
Phế phụ phẩm sau thu hoạch được bỏ lại trên đồng ruộng hay vứt bừa
bãi trên mương máng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Biện pháp này cần phải loại
bỏ vì gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới môi trường và con người.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, không tốn công lao động,

không tốn chi phí.
Bên cạnh đó phương pháp này có khá nhiều nhược điểm như: làm mất
chất dinh dưỡng của đất; ảnh hưởng đến mỹ quan; gây ô nhiễm môi trường
nước và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân do phế thải đồng ruộng vứt
xuống mương máng bị phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước, trong quá trình
phân hủy phế thải còn tạo ra các vi khuẩn gây bệnh cho con người, quá trình
phân hủy phế thải gây mùi khó chịu.
1.3.1.3Biện pháp vùi trực tiếp vào đất, trên đồng ruộng
Phế phụ phẩm sau thu hoạch được vùi trực tiếp vào đất, sau đó các vi
sinh vật sẽ phân hủy chúng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vụ sau, cải
thiện các đặc tính lý hóa, sinh học của đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất để
sản xuất ổn định lâu dài.
23


Ưu điểm của phương pháp này là trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố
dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi từ đất, kiểm soát được sâu bệnh còn sót
trên những phế thải.
Bên cạnh những lợi ích thì việc vùi rơm rạ vào đất có một số nhược
điểm như: tốn chi phí, có thế gây ra một số bệnh cho lúa, có thể làm chậm sự
sinh trưởng và làm giảm năng suất lúa.
1.3.1.4 Phương pháp dùng làm thức ăn gia súc
Đây là biện pháp thay thế bền vững hơn so với phương pháp đốt và vùi
rơm rạ vào đất. Các phế phụ phẩm này được giữ lại làm thức ăn cho trâu, bò,
dê,…
Phương pháp này có ưu điểm là: Đem lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm
được tiền cho việc mua thức ăn gia súc, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế sau: Làm
hở vòng quay vật chất, chất dinh dưỡng bị mang đi mà chưa được bù lại cho
đất. Tốn lao động cho việc thu gom.

1.3.1.5 Phương pháp ủ làm phân
Phương pháp ủ đã có từ rất lâu đời và diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Từ rất xa xưa, con người đã biết ủ lá cây, phân gia súc để bón cho cây trồng.
phương pháp này có ưu điểm là: Hạn chế được ô nhiễm môi trường, trả lại
hàm lượng chất hữu cơ cho đất, đem lại hiệu quả kinh tế do tiết kiệm được
tiền mua phân bón hóa học, tiêu diệt mầm bệnh và làm sạch đồng ruộng.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp này còn có một số
nhược điểm sau như là: Mất thời gian ủ và tốn công lao động.
Muốn thực hiện được phương pháp này, điều quan trọng nhất là phải
phân loại được phế thải, vì trong phế thải còn nhiều phế thải khó phân giải
như: túi polyetylen, vỏ chai lọ bằng thủy tinh và nhựa.
Hiện nay để rút ngắn thời gian ủ phân và tăng cường hiệu quả của phân
bón người ta thường bổ sung chế phẩm vi sinh. Các chế phẩm vi sinh hiện

24


nay thường được sử dụng như EM... Chế phẩm sinh học được sử dụng phổ
biến trong việc ủ phế thải đồng ruộng làm phân bón là FITO-BIOMIX-RR.
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới còn có phương pháp ủ phân
“Vermicomposting”. Vermicomposting là phương pháp ủ phân không dựa vào
sự phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật, mà dựa vào các enzym trong hệ
thống tiêu hóa của giun đất. Phương pháp này cho chất lượng phân bón cao
tuy nhiên tốn kém hơn các phương pháp khác và thời gian ủ từ 6-12 tuần.
(FAO, 1998)
1.3.2 Các bài học kinh nghiệm
1.3.2.1 Các bài học kinh nghiệm trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý và quản lý phế
thải đồng ruộng.
Đốt phế thải đồng ruộng không những gây lãng phí mà còn gây ảnh

hưởng đến sức khỏe con người, một số nước trên thế giới hiện nay đã áp dụng
các quy định nhằm hạn chế đốt phế thải đồng ruộng. Tại Anh, có khoảng
600.000 ha phế thải đồng ruộng bị đốt mỗi năm trong những năm đầu thập
niên 1980, một lệnh cấm được áp dụng trong năm 1992.Năm 1991, Chính
quyền bang California áp dụng đạo luật hạn chế đốt đồng, trong đó từ năm
1991-1996 giảm 10% diện tích đốt đồng, giảm 50% vào năm 1998, lộ trình
này kết thúc vào tháng 9 năm 2011, chỉ cho phép đốt đồng nhằm mục đích
kiểm soát dịch bệnh, trong điều kiện của bang California hiện nay, diện tích
đốt đồng nhằm mục đích vệ sinh đồng ruộng không vượt quá 25% diện tích
canh tác.
Ủ các phế thải hữu cơ thành phân bón được áp dụng phổ biến trên thế
giới.Khoảng 61,5% rơm lúa ở Nhật Bản được ủ làm phân hữu cơ, một số
nước như Đài Loan lên đến 56,9 % và Hàn Quốc là 46,0% .

25


×