Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất biện pháp bảo vệ tại sông Đà đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.4 KB, 57 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐINH ĐỨC THUẬN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ TẠI SÔNG ĐÀ ĐOẠN
CHẢY QUA THÀNH PHỐ HÒA BÌNH




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: T.S Hà Xuân Linh
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm






THÁI NGUYÊN - 2014
51
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là việc hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên, nó
chính là cẩm nang, hành trang sẽ đi suốt cuộc đời cho mỗi sinh viên trước khi
ra trường đem những kiến thức đã học ở trường về địa phương, nơi công tác
để vận dụng vào thực tiễn, góp một phần công sức của mình vào công cuộc
xây dựng quê hương, đất nước.
Được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
T.S Hà Xuân Linh em tiến hành thực hiện đề tài: " Đánh giá hiện trạng môi
trường nước mặt và đề xuất biện pháp bảo vệ tại sông Đà đoạn chảy
qua thành phố Hòa Bình".
Để hoàn thành bản khoá luận này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô giáo trong khoa Môi trường và cán bộ Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Hoà Bình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo T.S Hà Xuân Linh đã
hướng dẫn, chỉ bảo em nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành
bản khoá luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo, cán bộ Khoa
Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em
trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị trong Chi cục
Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hoà Bình đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành được nhiệm vụ và hoàn thành tốt bài khóa luận
tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin cảm chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè

đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian
hoàn thành khoá luận.
Với trình độ năng lực và thời gian có hạn của bản thân lần đầu tiên xây
dựng một khoá luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo và các bạn để bản khoá luận của em được hoàn thiện hơn./.
Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Đinh Đức Thuận

52
MỤC LỤC
trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
Một số khái niệm cơ bản 4
2.2. Cơ sở pháp lý 7
2.3. Cơ sở thực tiễn 8
2.3.1. Các vấn đề môi trường nước mặt trên thế giới 8

2.3.2. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam 12
2.3.3. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Hòa Bình và sông Đà 14
PHẦN 3: ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
53
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.2.1. Thời gian nghiên cứu 16
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu 16
3.3. Nội dung nghiên cứu 16
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu 16
3.3.2. Thông tin chung về các doanh nghiệp trên khu vực nghiên cứu 16
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại sông Đà đoạn chảy qua Thành
phồ Hòa Bình 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 16
3.4.2. Phương pháp chyên gia 17
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 17
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu 17
3.4.5. Phương pháp so sánh và đánh giá 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Tỉnh Hòa Bình 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 21
4.1.3. Đánh giá các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế - xã hội đến các
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 23
54
4.2. Thông tin chung về sông Đà – Thành phố Hòa Bình 24

4.3. Kết quả quan trắc phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đà qua
một số năm gần đây 25
4.3.1. Kết quả quan trắc phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đà năm
2011 26
4.3.2. Kết quả quan trắc phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đà năm
2012 30
4.3.3. Kết quả quan trắc phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đà năm
2013 34
4.3.4. Đánh giá diễn biến môi trường nước tại các vị trí quan trắc trong năm
2014 38
4.4. Nhận xét chung 42
4.5. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 43
4.6. Biện pháp cải thiện và bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường nước sông
Đà đoạn chảy qua Thành phố Hòa Bình 44
4.6.1. Các giải pháp quản lý 44
4.6.2. Các giải pháp về công nghệ 44
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1. Kết Luận 47
5.2. Kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

55
DANH MỤC CÁC BẢNG
trang
Bảng 2.1: Thống kê tài nguyên nước trên thế giới 8
Bảng 2.2: Chất lượng nước mặt trên thế giới 10
Bảng 2.3: Một số đặc trưng của 9 hệ thống sông chính ở Việt Nam 13
Bảng 4.1: Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm 20
Bảng 4.2: Nguồn lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7
hàng năm phân theo loại hình kinh tế 22

Bảng 4.3: Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế theo giá hiện hành 22
Bảng 4.4: Tổng hợp vị trí lấy mẫu trên sông Đà 25
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đà năm 2011 26
Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đà năm 2012 30
Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đà năm 2013 34
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đà năm 2014 38

50
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

1 BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
2 BVTV Bảo vệ thực vật
3 BOD
5
Nhu cầu oxi sinh hoá trong 5 ngày
4 COD Nhu cầu oxi hoá học
5 DO Hàm lượng oxi hoà tan trong nước
6 KLN Kim loại nặng
7 LVS Lưu vực sông
8 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
9 TCCP Tiêu chuẩn cho phép
10 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
11 TSS Tổng chất rắn lơ lửng
12 UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
13 UNESCO Tổ chức Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc
14 TP Thành phố
15 WHO Tổ chức Y tế Thế giới






















56
DANH MỤC CÁC HÌNH
trang
Hình 4.1: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số pH năm 2011 27
Hình 4.2: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số DO năm 2011 27
Hình 4.3: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số BOD
5
năm 2011 28
Hình 4.4: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số COD năm 2011 28
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số TSS năm 2011 29
Hình 4.6: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số pH năm 2012 31
Hình 4.7: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số DO năm 2012 31

Hình 4.8: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số BOD
5
năm 2012 32
Hình 4.9: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số COD năm 2012 32
Hình 4.10: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số TSS năm 2012 33
Hình 4.11: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số pH năm 2013 35
Hình 4.12: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số DO năm 2013 35
Hình 4.13: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số BOD
5
năm 2013 36
Hình 4.14: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số COD năm 2013 36
Hình 4.15: Biểu đồ kết quả quan trắc thông số TSS năm 2013 37
Hình 4.16: Biểu đồ kết quả phân tích thông số pH năm 2014 38
Hình 4.17: Biểu đồ kết quả phân tích thông số DO năm 2014 39
Hình 4.18: Biểu đồ kết quả phân tích thông số BOD
5
năm 2014 40
Hình 4.19: Biểu đồ kết quả phân tích thông số COD năm 2014 40
Hình 4.20: Biểu đồ kết quả phân tích thông số TSS năm 2014 41
1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại và được toàn Thế
giới quan tâm trong đó có Việt Nam. Nằm trong khung cảnh chung của Thế
giới, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ. Có nơi môi trường bị hủy
hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài
nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của
đất nước. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh đã gây ra hành loạt các

vấn đề về môi trường, đặc biệt là đối với tài nguyên nước. Tài nguyên nước
bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước ngầm và nước biển. Nguồn
nước mặt tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên tại các thủy vực ở
trên mặt đất như sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng
ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước song là thành phần chủ yếu và quan
trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong sản xuất. Do đó, tài
nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là yếu tố quyết định
sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổi hay quốc gia.
Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng
2% tổng lượng dòng chảy của các song trên thế giới. Trong khi đó, diện tích
đất liền chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, ngày nay, dưới sức
ép của sự phát triển kinh tế - xã hội nên nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh.
Nhu cầu sử dụng tài nguyên nước tăng cao thì con người ngày càng thải ra
nhiều chất thải vào môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho chúng bị
suy thoái và gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất.
Có quản lý tốt, kiểm soát được nguồn nước sử dụng đầu vào thì ta mới
có thể làm giảm bớt và khắc phục tình trạng nước bị ô nhiễm.
Sông Đà, còn gọi là sông Bờ là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông
bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng Tây bắc - Đông
nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông Đà dài 910 km (có tài liệu
ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km. Đoạn ở Việt Nam dài 527 km
(có tài liệu ghi 543 km), với 2,2 triệu người sinh sống. Điểm cuối là ngã ba
2
Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Sông có lưu lượng nước lớn, cung
cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn
cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Sông Đà là lưu vực có tiềm năng tài
nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm,các hệ sinh thái đặc trưng
bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao.
Sông Đà có một vai trò rất lớn trong đời sống của người dân Tây Bắc.
Dòng sông mang đến cho người dân ở đây cuộc sống ấm no đầy đủ hơn. Bên cạnh

sự phát triển của nền kinh tế thì việc bảo vệ nguồn nước của dòng sông cũng như
sự đa dạng sinh học trên dòng sông cũng là vấn đề rất cần được quan tâm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng môi trường nước
mặt của Thành phố để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô
nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt của thành phố trong thời
gian tới, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS Hà Xuân
Linh, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường
nước mặt và đề xuất biện pháp bảo vệ tại sông Đà đoạn chảy qua
thành phố Hòa Bình".
1.2. Mục tiêu, yêu cầu đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá chất lượng và diễn biến môi trường nước sông Đà đoạn
chảy qua địa phận Thành phố Hòa Bình.
- Đề xuất các biện pháp về quản lý và kỹ thuật để nâng cao chất lượng
môi trường nước sông Đà nói chung và đoạn chảy qua địa phận Thành phố
Hòa Bình nói riêng.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đúng hiện trạng môi trường nước mặt sông Đà – đoạn chảy
qua Thành phố Hòa Bình.
- Số liệu thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan.
- Chỉ ra những điểm nổi bật trong hiện trạng môi trường nước sông Đà,
so sánh với QCVN 08/2008/BTNMT.
- Đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, phù hợi với điều kiện ở địa phương.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế
phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này.

- Nâng cao khả năng học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu.
- Bổ sung tư liệu cho học tập sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường nước,
giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có biện pháp thích hợp bảo
vệ môi trường
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước sinh hoạt của Thành phố.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho mọi cộng đồng dân cư.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm cơ bản
*Môi trường là gì?
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
- Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người”.
- Theo Luật BVMT Việt Nam 2005
[5]
chương 1, điều 3: “Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên”,
*Chức năng của môi trường?

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Môi trường có chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên
nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất.
- Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
(Nguyễn Thị Lợi, 2006)
[4]
.
*Ô nhiễm môi trường là gì?
- Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến
mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm
suy thoái chất lượng môi trường”.
5
- Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi
chu yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, nuôi cấ, nghỉ ngơi, giải trí,
cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.
Khái niệm nước mặt: Là nước tồn tại trong các tầng nước chứa dưới mặt đất.
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng lo ngại nhất
của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên.
Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ không khí, đất đều có thể
làm ô nhiễm nước ảnh hưởng tới con người và các loài sinh vật khác.
Môi trường nước mặt bao gồm: nước ao hồ, nước sông, suối, nước

đồng ruộng… Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô
thị, khu công nghiệp và đồng ruộng lúa nước là những nơi có mức độ ô nhiễm
cao. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu vực tập trung dân cư, các
hoạt động công nghiệp, giao thông thủy và sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước bị ô nhiễm thường có các dấu hiệu sau:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, mùi, màu, nhiệt độ…)
- Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ,
xuất hiện các hóa chất độc hại…)
- Lượng oxi hòa tan (DO) trong nước giảm mạng do các quá trình sinh
hóa để oxi hóa các chất bẩn hữu cơ mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài, số lượng. Có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh.
Các dạng ô nhiễm thường gặp:
- Ô nhiễm các chất hữu cơ: đó là sự có mặt cửa các chất tiêu thụ oxi
trong nước, các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm hữu cơ là BOD, COD, DO.
6
- Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm trong
nước. Một số nhóm điển hình như: các lọai phân bón hữu cơ, khoáng axit, cặn
nguyên tố vết.
- Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng các hàm lượng
nitro, photpho trong nước nhập vào các thủy vực dẫn tới sự tăng trưởng của
các thực vật bậc thấp (rong, tảo, bèo…). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong
hệ sinh thái nước, làm giảm oxi trong nước. Do đó chất lượng nước bị suy
giảm và ô nhiễm.
- Ô nhiễm do kim lọa nặng và các ô nhiễm hóa chất khác: thường gặp
trong khu vực gần khu công nghệ, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô
nhiễm KLN và các hóa chất nguy hại khác có tác động trầm trọng tới hoạt
động sống của con người và sinh vật. chúng chậm phân hủy và tích lũy theo

chuỗi thức ăn đi vào cơ thể người và sinh vật.
- Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thủy vực nhận nước thải sinh
hoạt đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật
gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền cho người và động vật.
- Ô nhiễm nước mặt bởi dư lượng thuốc BVTV và phân bón hóa học:
trong quá trình sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV và phân bón hóa học bị
đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm… chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong
môi trường đất, nước và sản phẩm nông nghiệp, tieeos theo đó thâm nhập vào
cơ thể con người và động vật theo chuỗi thức ăn.
*Quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các
kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên” (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, 2005)
[5]
.
*Tiêu chuẩn môi trường
“Tiêu chuẩn Môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xunh quanh, về hàm lượng của chất ô nhiễm trong chất thải
7
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo
vệ môi trường” (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, 2005)
[5]
.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/ QH 13 được Quốc hội nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
26/12/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 29/2011/NĐ - CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường.
- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
- Căn cứ nghị định 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định 80/2006/NĐ – CP.
- Nghị định 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy
định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải
vào nguồn nước.
- Nghị định 162/2003/NĐ – CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban
hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thong tin về tài
nguyên nước.
- Thông tư số 29/2011/TT – BTNMT ban hành ngày 01/08/2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc
môi trường nước mặt lục địa.
- Thông tư số 21/2012/TT – BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất
lượng trong quan trắc môi trường.
- Quyết định số 341/QĐ – BTNMT ngày 23/03/2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
8
môi trường nước mặt.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.

2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Các vấn đề môi trường nước mặt trên thế giới
Trên thế giới có khoảng 361 triệu km
2
diện tích các đại dương (chiếm
khoảng 71% diện tích bề mặt Trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng
1,36 tỷ km
3
, trong đó nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km
3
(chiếm 6,6%), còn
lại 92,4% là nước biển và đại dương. Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu
km
2
(chiếm 1,88%) nhưng có tới 2/3 lượng nước này lại nằm ở dạng sông
băng và các mũ băng ở hai cực trái đất. Lượng nước thực tế con người có thể
sử dụng được là 4,2 triệu km
2
(chiếm 0,27% thủy quyển).Tài nguyên nước
trên thế giới được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.1: Thống kê tài nguyên nước trên thế giới
Vị trí
Thể tích
(*10
12
m
3
)
Tỷ lệ
(%)

Vùng lục địa
Hồ nước ngọt 125 0,009
Hồ nước ngọt,
biển nội địa
104 0,008
Sông 1,25 0,0001
Độ ẩm trong đất 67 0,005
Nước ngầm 8350 0,61
Băng ở Bắc cực 29200 2,14
Tổng vùng lục địa 37800 2,8
Khí quyển
(Hơi nước)
13 0,001
Các đại dương 1320000 97,3
Tổng
1360000 100%

(Nguồn Tyson, J, (1989)
[15]
)
9
Nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt
phân bố chủ yếu trong các hệ thông sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch và các hệ
thống tiêu thoát nước trong nội thành, đô thị.Nước dưới đất hay còn gọi là
nước ngầm là tầng nước tự nhiên chảy trong long đất qua nhiều tầng đất đá,
có cấu tạo địa chất khác nhau.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở
nên nghiêm trọng, đặc biệt là các lưu vực sông, suối trong nột thành, nội thị.
Trên Thế giới có khoảng 1400 triệu km
3

nước, trong đó nước mặn chiếm
97%, nước ngọt chiếm 3% nhưng lượng nước có thể sử dụng được chỉ chiếm
khoảng 0,3% tổng lượng nước trên Thế giới, phần còn lại là nước đóng băng.
Thế giới hiện này tỷ lệ sử dụng nước như sau:
+ 69% sử dụng cho nông nghiệp
+ 23% sử dụng cho công nghiệp
+ 8% sử dụng cho đời sống sinh hoạt và đô thị
Theo ước tính, những vùng đất hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất
liền trên Thế giới, trong đó bao gồm 40% là sa mạc. Do đó, hiện tượng không
cân bằng của sự phân bố nước trên địa cầu là không thể tránh khỏi, điều đáng
báo động là mức sử dụng nước bình quân cho mỗi đầu người khoảng 2000m
3
,
nhưng hiện nay có đến 50 nước, khoảng 750 triệu dân được cung cấp nước
dưới mức 1700m
3
(1 người/năm). Như vậy, trong những thập kỷ tới, chúng ta
phải tính đến sự sa mạc hóa và tốc độ gia tăng dân số ở một số vùng trên thế
giới. Người ta nhận định rằng ở Châu Phi hơn 1 tỷ người sẽ lâm vào cảnh thiếu
nước trầm trọng và đây cũng là mối đe doạ của cả Trung Quốc và Ấn Độ
[1]
.
Chúng ta biết rằng nước là môi trường thuận lợi cho mọi sự ô nhiễm,
tất cả mọi chất thải cũng như mọi chất hóa học khi thải ra nước đều hòa tan
hoặc lưu trữ một phần. Quy luật này là nguồn góc sâu xa của sự phát sinh ô
nhiễm nước. Hiện nay trên Thế giới có rất nhiều sông, suối đã dần trở nên ô
nhiễm nặng nề như:
+ Tại Trung Quốc 80% chất thải ra sông hàng ngày mà không có bất kỳ
khâu xử lý nào.
10

+ Sông Rio Bogofa ở Columbia ô nhiễm đến mức không có sinh vật
nào sống nổi và không có khu dân cư nào sống gần đó.
+ Tại Nga, sông Vonga hàng năm vận chuyển đến 42 triệu tấn chất
thải độc hại.
+ Ở Châu Âu – Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng.
Nguồn nước trên Thế giới có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác nhau
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Chất lượng nước mặt trên thế giới
STT Tác nhân gây ô nhiễm Sông Hồ, ao Hồ chứa
1 Vi khuẩn gây bệnh
+++ + +
2 Chất rắn lơ lửng
++ + +
3 Các hợp chất hữu cơ
+++ + +
4 Hàm lượng phú dưỡng
+ ++ +++
5 Nitrat hóa
+ - -
6 Mặn hóa
+ - -
7 Các nguyên tố vết
++ ++ ++
8 Axits hóa
+ ++ ++
9 Chế độ thủy văn
++ + _
(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên nước, 2003)
[2]
(Ghi chú: (+++) nghiêm trọng, (++) vừa phải; (+) ít, (-) rất ít hoặc

không nghiêm trọng)
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UMEP) vừa công bố kết
quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nghiêm trọng hơn
các vấn đề về nguồn nước vốn đã hết sức căng thẳng tại các quốc đảo trong
khu vực Thái Bình Dương.
Giám đốc Văn phòng khu vực Châu Á – Thá Bình Dương của UNEP,
ông Park Young – Woo dẫn báo cáo nêu rõ thách thức về nguồn nước ngọt
mà khu vức này đang phải đối mặt thực sự là rất lớn do bị hạn chế về tài
nguyên nước. Theo đó, nhu cầu cấp bách đối với khu vực này là tăng cường
các biện pháp sử dụng nước để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con
người và thúc đẩy phát triển bền vững. Đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp
đang bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nước mưa nên đã đặt các nền
11
kinh tế và cuộc sống của người dân ở các quốc đảo trong khu vực trước nhiều
hiểm họa khôn lường.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ gần 10% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở các
quốc đảo này bắt nguồn từ các nguyên nhân liên quan đến nước và 90% các ca tử
vong còn lại là do những nguyên nhân liên quan đến các điều kiện mất vệ sinh.
Nghiên cứu của UNEP cũng nêu rõ, nhiều quốc đảo ở Thái Bình Dương
không thể thục hiện được các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hiệp Quốc
về cung cấp nước sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản vào năm 2015. Ngoài ra, các
quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng đang đứng trước nguy cơ căng thẳng chưa từng
có về sinh thái với nhiều đảo có từ 85-90% diện tích không có hệ thực vật sống và
hầu như không có khả năng xử lý nguồn nước thải từ các khu vực đô thị khiến
nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng (Kỳ Sơn, 2011)
[3]
.
Khan hiếm nước và sự nóng lên toàn cầu
Theo dự đoán của các chuyên gia, nóng nên toàn cầu sẽ làm thay đổi
chế độ mưa gió trên toàn thế giới, làm tan chảy các núi băng và hơn thế nữa là

gây ra những cực đoan về hạn hán và lũ lụt. Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm cho
khan hiếm nước trên toàn cầu tăng lên 20% trong thế kỷ này.
Việc tiêu thụ nước trên thế giới đã tăng 6 lần so với thế kỷ trước, gấp
đôi tỷ lệ gia tăng dân số và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thế kỷ tới. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên nước ngọt sẵn có là có hạn. Hơn thế nữa, tài nguyên nước
và dân số lại phân bố không đồng đều trên toàn cầu, các khu vức khô cằn và
bán khô cằn chiếm khoảng 40% tổng diện tích đất của thế giới nhưng chỉ
nhận được 2% các dòng chảy bề mặt và một nửa dân số ở các khu vực này
thuộc diện nghèo của thế giới.
Hiện nay nguồn tài nguyên nước ngọt hiện có trên thế giới đang bị đe
dọa nghiên trọng bởi các hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường
nước và nóng lên toàn cầu.
Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự khan hiếm nước trên toàn cầu.
các bằng chứng vật ký của sự khan hiếm nước có thể được tìm thấy trên Thế
giới với tần suất ngày càng tăng và đều có ảnh hưởng giống nhau đến các
12
nước giàu và nghèo. Gần 3 tỷ người trên Thế giới sống trong điều kiện khan
hiếm nước (chiếm khoảng 40% dân số Thế giới) và tình hình ngày càng trở
nên tồi tệ hơn nếu xu hướng hiện nay cứ tiếp diễn. Các biểu hiện của việc
khan hiếm nước phổ biến là hàng triệu người mỗi năm vì suy dinh dưỡng và
các bệnh liên quan đến nguồn nước, xung đột chính trị do tranh chấp nguồn
nước, sự tuyệt chủng của các loài nước ngọt và sự suy thoái của các hệ sinh
thái thủy sinh. Khoảng một nửa trong số các vùng đất ngập nước đã bị mất và
các đập nước trên thế giới đã làm thay đổi mạnh dòng chảy của gần 60% các
lưu vực sông lớn trên thế giới (Andrew D. Eaton, 2009)
[14]
2.3.2. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các sông có
chiều dài từ 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con
sông. Trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km

2
.
Lưu vực của 13 hệ thông sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9 hệ
thông sông chính: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, Mã, Cả La, Thu
Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long chiếm tới gần 93% tổng diện tích lưu vực sông
toàn quốc và xấp xỉ 80% diện tích toàn quốc.
13
Bảng 2.3: Một số đặc trưng của 9 hệ thống sông chính ở Việt Nam
ST
T
Hệ
thốn
g
sông
Diện tích lưu vực (km
2
)
Tổng lượng dòng
chảy năm (Tỷ m
3
)
Mức bảo đảm
nước trong
năm
Ngoài
nước
Trong
nước
Tổng
Ngoà

i
nước
Tron
g
nước
Tổn
g
Nghìn
m
3
/km
2

M
3
/
ngườ
i
1
Bằng
Gian
g –
Kỳ
Cùng
1980 11280 13260 1,7 7,3 9,0 798 9070
2
Thái
Bình
15180 15180 9,7 9,7 1550 5160
3 Hồng


82300 72700 15500 45,2 81,3
126,
5

4 Mã 10800 17600 28400 5,6 14 19,6 1110 5500
5
Cả
La
9470 17730 27200 4,4 17,8 22,2 1250 8290
6
Thu
Bồn
10350 10350 20,1 20,1 1940
1650
0
7 Ba 13900 13900 9,5 9,5 683 9140
8
Đồng
Nai
6700 37400 44100 3,5 32,8 36,3 877 2980
9

Kông

72678
0
68820 795000 447 53,0 500 7265
2838
0

10
Các
sông
khác
66030 66030 94,5 94,5 1430 8900
11
Cả
nước
83743
0
33099
0
116700
0
507,4 340
847,
4
2560
1110
0
(nguồn Hồ sơ tài nguyên nước quốc gia, Cục Quản lý tài nguyên nước)
Mỗi lưu vực sông (LVS) có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên nước, chúng có một mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy
nhiên, cách thức quản lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội,
tình hình sử dụng đất, đặc điểm môi trường và giá trị của mỗi LVS…
Các sông lớn của Việt Nam như sông Cửu Long (Sông Tiền, Sông
Hậu), sông Hồng, sông Cả - La đều bắt nguồn từ nước ngoài. Một số nhánh
của hệ thống sông Mê Kông bắt nguồn từ lãnh thổ nước ta như sông Sê San,
14
Srêpok chảy qua Lào, Campuchia rồi nhập lại vào sông Mê Kông chảy về

lãnh thổ Việt Nam rồi cuối cùng đổ ra biển.Trong khi đó, sông Kỳ Cùng –
Bằng Giang lại là một trong các nguồn chính ở Việt Nam của sông Châu
Giang (Trung Quốc). Còn lại, phần lớn các sông vừa và nhỏ đều bắt nguồn từ
trong lãnh thổ.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm
vào khoảng 1.940 mm. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh
thổ nên lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các vùng. Lượng mưa biến
đổi không đều trong năm và ảnh hưởng của chế độ mưa đối với chế độ dòng
chảy sông ngòi là nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn hán trong mùa khô và lũ
lụt trong mùa mưa
[1]
.
Khả năng cung cấp nước khác nhau đối với các vùng khác nhau
trên lãnh thổ.
Những thách thức trong tương lai
Sự gia tăng dân sốvà sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm
gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất công
nghiệp đồng thời gây tác động mạnh mẽ đến nguồn tài nguyên nước.
Cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước là hệ quả tất yếu sẽ xảy ra nếu như
con người vẫn tiếp tục chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp
không hợp lý, thải các chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực… và các hoạt động
tự phát khác không có quy hoạch cụ thể. Có thể gây nên nguy cơ thiếu nước
sạch trầm trọng, nhất là vào các vùng có lượng mưa ít.
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến
nguồn tài nguyên nước.
2.3.3. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Hòa Bình và sông Đà
Từ trước tới nay, Sông Đà luôn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính
cho các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình,
Phú Thọ và khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, các kết quả quan trắc gần đây cho
thấy nguồn nước mặt tại sông Đà đang có dấu hiệu suy giảm về chất lượng.

Có nhiều yếu tố làm chất lượng nước suy giảm như nước thải từ các khu công
nghiệp, nhà máy xí nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và chất thải
15
từ các hoạt động dịch vụ vận tải đường thuỷ chưa qua xử lý hoặc mới xủ lý sơ
bộ rồi đổ thẳng ra các con suối mà nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Đà.
Nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi cũng
góp phần không nhỏ làm suy giảm chất lượng nguồn nước.
Quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa tạo nên những áp lực đến môi
trường tại Hòa Bình, cùng với ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước chưa
được quan tâm đúng mức, tình trạng ô nhiễm nguồn nước có chiều hướng
tăng, chưa đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển bền vững. Chỉ tính
riêng trên địa bàn thành phố Hòa Bình, các cơ sở như: Bãi rác Dốc Búng và
hệ thống nước thải sinh hoạt của Thành phố Hòa Bình đã gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các sông suối trên
địa bàn tỉnh đang là vấn đề đáng quan tâm. Hàm lượng TDS, TSS, BOD
5
,
NO
2
-
của sông suối tại các điểm đo trên địa bàn tỉnh hầu hết đều vượt tiêu
chuẩn. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại Hòa
Bình do nguồn kinh phí hạn hẹp nên trong thời gian qua, các cơ quan việc tổ
chức đánh giá hay điều tra về chất lượng nước và trữ lượng nước mặt và nước
dưới đất còn hạn chế, công tác quản lý các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng
nước cho các mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp; nuôi trồng thủy sản, kinh
doanh chưa được chặt chẽ, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi
trường và nguồn nước. Một thực trạng khác ở Hòa Bình đang gặp phải đó là
hệ thống thủy điện của Thành phố hiện nay cũng ảnh hưởng đến chất lượng

nước mặt. Hầu hết tại các hồ thủy điện và đập thủy điện có lượng rác và các
chất ô nhiễm chảy từ phía thượng nguồn của hệ thống sông bị giữ lại tại đây,
hiện nay chưa giải quyết được. Đây cũng là một trong những vấn đề môi
trường của không chỉ tại Thành phố Hòa Bình mà còn là vấn đề của quốc gia.
Để giảm thiểu ô nhiễm dòng chảy mặt trên các hệ thống sông chảy qua nhiều
16
quốc gia cần có chương trình hành động của các nước trên lưu vực sông, quản
lý nguồn nước xuyên biên giới.
Phần 3
ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước mặt sông Đà đoạn chảy qua Thành phố Hòa Bình.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Sông Đà đoạn chảy qua địa bàn Thành phố Hòa Bình
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2014 đến 30/04/2014
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh Hòa Bình
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu
3.3.2. Thông tin chung về các doanh nghiệp trên khu vực nghiên cứu
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại sông Đà đoạn chảy qua
Thành phồ Hòa Bình
3.3.3.1. Hiện trạng môi trường nước
3.3.3.2. Diễn biến môi trường nước
3.3.3.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm
3.3.3.4. Đề xuất mội số biện pháp nâng cao chất lượng môi trường nước mặt

tại sông Đà đoạn chảy qua địa bàn Thành phố Hòa Bình
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập tài liệu vầ tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh tế -
xã hội của địa bàn nghiên cứu. Đối tượng thu thập gồm: Điều kiện tự nhiên(
vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, phân vùng địa giới hành chính, địa hình, khí
tượng thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, địa chất khoáng sản), đặc điểm
17
kinh t(c cu kinh t, nụng nghip, cụng nghip, dch v), vn v xó hi,
dõn s, giỏo dc, y t. Cỏc ti liu thu thp c ti UBND tnh Hũa Bỡnh,
S TNMT tnh Hũa Bỡnh.
Thu thp s liu liờn quan n i tng nghiờn cu ca ti: Cỏc s
liu v cht lng nc mt ti sụng bao gm cỏc thong s lý, húa, sinh
hc nh: pH, Cht rn l lng(TSS), Nhu cu oxi húa hc(COD), Nhu cu oxi
sinh húa(BOD
5
), Oxi hũa tan trong nc(DO), vi sinh vt(coliform)
iu tra kho sỏt thc a, tin hnh phng vn cỏc doanh nghip ven
sụng on chy qua a phn Thnh ph Hũa Bỡnh thy c tỡnh hỡnh
s dng nc, x cht thi v phng phỏp x lý cht thi
3.4.2. Phng phỏp chyờn gia
Tham kho ý kin ca mt s chuyờn gia trong lnh vc mụi trng
nh cỏc cỏn b ti c s thc tp, cỏc cỏn b ph trỏch mụi trng ti khu vc
nghiờn cu.
3.4.3. Phng phỏp x lý s liu
Cỏc kt qu thu thp c thng kờ thnh cỏc bng, s , hiu chnh
hp lý v a vo bỏo cỏo.
3.4.4. Phng phỏp ly mu, phõn tớch mu
Phõn tớch mu nc ti phũng thớ nghim khoa ti nguyờn mụi trng
vi cỏc ch tiờu pH, COD, BOD

5
, TSS, DO.
TT

Thông số quan trắc

Đơn vị đo

Phơng pháp phân tích
1

Nhiệt độ
*

o
C

Đ
o trực tiếp/điện cực

2

pH

-

TCVN 6492:1999

3


Độ dẫn điện

mS/cm

SMEWW 2510 B 1999

4

Chất rắn hoà tan (TDS)

mg/l

SMEWW 2540 C 1999

5

Độ muối


SMEWW 2520 B 1999

6

Ô
xy hoà tan (DO)

mg/l

TCVN 7325:2005


7

Độ đục

NTU

SMEWW 2130 B 1999

8

TSS (Chất rắn lơ
lửng)

mg/l

SMEWW 2540 D 1999

9

COD

mg/l

Chuẩn độ K
2
Cr
2
O
7
/KMnO

4

10

BOD
5


mg/l

80% COD


×