Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NGỌC TUYỀN ĐOẠN CHẢY QUA ĐỘNG NHỊ THANH PHƯỜNG TAM THANH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN QUA VIỆC PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.96 KB, 62 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NGỌC TUYỀN
ĐOẠN CHẢY QUA ĐỘNG NHỊ THANH PHƯỜNG TAM
THANH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN QUA VIỆC PHÂN TÍCH
MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC

Người thực hiện

: VY THỊ CIN

Lớp

: MTE

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trường

Giáo viên hướng dẫn

:ThS NGÔ THỊ THƯƠNG



Địa điểm thực tập

: Bộ môn Hóa học

Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong chuyên đề này đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Vy Thị Cin

2

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ThS Trần
Thanh Hải, ThSNgô Thị Thương giảng viên khoa Môi Trường, Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam, thầy cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chuyên môn cho tôi
trong thời gian thực hiện và hoàn chỉnh luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường đã tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn Ban quản lí khu Danh thắng động Nhị Thanh, Sở Tài
Nguyên Môi Trường tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình, người thân đã
luôn quan tâm, lo lắng và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập,
để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè vì sự cộng tác và
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhưng bản thân luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Vy Thị Cin

MỤC LỤC

3

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa)
COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)
DO
Dissolved Oxygen (Lượng oxy hòa tan trong nước)
ISO
International Organization for Standardization
(Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế)
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND
Ủy ban nhân dân

4

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

5

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

6

6



DANH MỤC CÁC HÌNH

7

7


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, sự có mặt của nước là điều
kiện đầu tiên xác định điều kiện tồn tại của sự sống. Hiện nay, cùng với sự phát
triển về kinh tế xã hội, điều kiện vật chất tinh thần của con người ngày càng
nâng cao. Nguồn nước không chỉ bó hẹp trong việc ăn uống, nguồn nước sạch
có vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch, từ nhà hàng, khách sạn cho đến
các khu vui chơi giải trí và giao thông vận tải. Quan trọng hơn, du lịch ở các
điểm gắn với tài nguyên nước như tại các hang động, các bãi biển, thác nước
hiện nay đang cho thấy tiềm năng cũng như cần được chú trọng phát triển cho
xứng đáng với tiềm năng đó.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía bắc, có nhiều di tích, thắng cảnh
nổi tiếng như Nhất, Nhị, Tam Thanh, Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc, núi Mẫu
Sơn, các di chỉ khảo cổ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Bình Gia), Phai Vệ, Mai Pha
(thành phố Lạng Sơn).v.v Các hang động Nhất, Nhị Thanh nằm trong quần thể
danh lam thắng cảnh Chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc...đều đã
được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Điểm đặc biệt nhất của
khu danh lam là động Nhị Thanh, với cảnh đẹp thiên tạo, trong có suối Ngọc
Tuyền chảy uốn lượn xuyên qua động với chiều dài 570 m. Giữa động có cửa
thông thiên tỏa ánh nắng mặt trời rọi xuống dòng nước, trong động còn có chùa
Tam Giáo (Tam Giáo tự thờ Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo). Hằng năm, quần

thể Danh lam thắng cảnh Nhị Thanh thu hút hàng nghìn lượt khách trong và
ngoài nước đến thăm quan.
Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa nhanh, tình trạng xây dựng nhà không
phép, lấn chiếm cảnh quan môi trường khu di tích, dẫn tới tình trạng báo động ô
nhiễm nguồn nước suối Ngọc Tuyền chảy qua động Nhị Thanh và một phần
động Tam Thanh. Phía cửa tiền động Nhị Thanh có một bể thu gom nước suối

8

8


Ngọc Tuyền cùng rào chắn rác, tuy nhiên bể này chỉ có tác dụng điều tiết dòng
chảy vào trong độngchứ không có công nghệ xử lý nào áp dụng, còn phía trước
rào chắn rác trông như một bãi rác khổng lồ. Do đó, vào mùa khô nước suối có
màu đen sẫm, bốc mùi khó chịu, vào mùa mưa nước dồn về kéo theo rác rưởi,
bùn đất trôi vào hang gây mất cảnh quan khu thắng cảnh.
Suối Ngọc Tuyền có vai trò vô cùng quan trọng trong quần thể danh thắng
Nhị -Tam Thanh. Mục đích sử dụng nước của suối Ngọc Tuyền là phục vụ cho
du lịch tâm linh, bảo tồn động vật thủy sinh. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi
thực hiện đề tài: “ Quan trắc chất lượng nước suối Ngọc Tuyền đoạn chảy
qua động Nhị Thanh phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn qua việc
phân tích một số chỉ tiêu hóa học”
Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý và cải thiện chất lượng nước suối
Ngọc Tuyền, hạn chế ô nhiễm.
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Quan trắc chất lượng nước suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua động Nhị
Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn thông qua một số chỉ tiêu Hóa
Học và Vật lý để đánh giá biến động chất lượng nước suối và đưa ra một số giải
pháp có tính thực thi để hạn chế ô nhiễm.

1.3. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến
chất lượng nước suối Ngọc Tuyền
- Chỉ ra những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước suối Ngọc Tuyền
- Phân tích sự thay đổi nồng độ các chỉ tiêu hóa học
- Đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng nước suối Ngọc Tuyền đoạn
chảy qua động Nhị Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn.

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
9

9


1.1. Tổng quan tài nguyên nước trên thế giới
1.1.1 Nhu cầu về nước trên thế giới


Nhu cầu nước trong công nghiệp
Ngành sản xuất nào cũng cần dùng đến nước. Một vài ngành công nghiệp
có nhu cầu sử dụng nước rất cao so với các ngành công nghiệp khác. Ví dụ,
nước để làm nguội các động cơ, làm quay các tua bin, làm dung môi hòa tan các
hóa chất làm màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn
nước, 1 tấn xút cần 800 tấn nước, mất 10 lít nước để sản xuất ra 1 tờ giấy; tương
tự cần 91 lít nước để sản xuất ra 500g nhựa. Công nghiệp hóa dẫn đến phát triển
hàng hóa, công ăn việc làm và thu nhập, cung cấp cơ hội làm việc làm cho thế
hệ và đảm bảo bình đẳng giới. Người ta ước tính rằng 15% lượng nước sử dụng
trên toàn thế giới dành cho công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để
làm mát hoặc như một nguồn năng lượng; quặng và các nhà máy lọc dầu, sử
dụng nước trong quá trình hóa học và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như

một dung môi. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công
nghệ yêu cầu một lượng nước và một loại nước khác nhau. Nước góp phần làm
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn
bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… trên hành tinh này đều
ngừng hoạt động và không tồn tại (Trương Quang Học, 2011).
Tuy nhiên, các ưu tiên về phát triển công nghiệp và tăng năng suất sản
xuất tối ưu lại được ưu tiên chú ý hơn là ưu tiên sử dụng nước tiết kiệm, bền
vững. Nhu cầu về nước dùng cho sản xuất toàn cầu dự tính sẽ tăng 400% từ năm
2000 đến năm 2050, nhiều hơn rất nhiều so với các ngành khác.



Nhu cầu về nước trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần đến nước để
phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25

10

10


lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu “Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của
nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và bón phân là hai yếu tố quyết
định hàng đầu, là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ
nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất.
Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh, tăng vụ và
mở rộng diện tích đất canh tác đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo
M.I.lvovits (1974), trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả
năm của các con sông trên thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km 3/năm. Phần

lớn nhu cầu nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng
được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi, nhất là
vào mùa khô. Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với
lượng sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất ra 1 tấn
lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 1.000 tấn nước và 1 tấn bông
vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần một nước lớn như vậy chủ yếu do sự đòi
hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự thoát hơi nước của lớp nước mặt
trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích
tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nước trong nông nghiệp đến năm
2020 sẽ lên tới 4.500 km3/năm, chiếm 58% tổng nhu cầu nước trên toàn thế giới.


Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí
Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10
lít nước/người/ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng
cao, nhu cầu nước về sinh hoạt và giải trí ngày càng tăng theo nhất là ở các thị
trấn và các đô thị lớn, nước thải sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hằng trăm lần.
Theo sự ước tính đó, thì đến năm 2020, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ
tăng gấp gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên
thế giới.

11

11


1.1.2. Tình hình ô nhiễm nước mặt trên thế giới
Ô nhiễm môi trường hiện nay là mối đe dọa lớn cho sự tồn tại, phát triển
của loài người và trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Trong đó,
môi trường nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và sinh

vật, song chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng mạnh mẽ
với tốc độ lan rộng khá nhanh.
Nhìn chung, chất lượng nước trên thế giới bị suy giảm một cách nhanh
chóng vào đầu những năm 60 của thế kỉ 19. Đây là giai đoạn mà sự tiến bộ khoa
học kĩ thuật của con người phát triển nhanh chóng với các ngành công nghiệp,
nông nghiệp hóa chất, sự hình thành các thành phố và các khu đô thị lớn. Tất cả
đã làm cho tốc độ ô nhiễn nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng
lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển
kinh tế của một quốc gia. Xã hội càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều nguy
cơ (Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008).
Hiện nay, Nhật Bản là một nước có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới cũng
là một trong những nước ô nhiễm nhất thế giới. Có thể nói rằng vấn đề ô nhiễm
môi trường nước ở Nhật Bản là vấn đề lo ngại nhất và do 4 nguyên nhân chính:
Công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc
xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống thoát nước, cũng như chính sách
một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân và môi trường
trong sạch (huc.edu.vn).
Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc có thể nói là ngoạn mục, đi kèm với
sự phát triển đó là nạn ô nhiễm nước trầm trọng. Theo tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) ở Paris, Pháp cho thấy năm 2011hơn một nửa số hồ lớn và
hồ chứa của Trung Quốc đã quá ô nhiễm để người dân có thể sử dụng 1/3 chiều
dài các con sông, 75% các hồ lớn, 25% bờ biển Trung Hoa bị ô nhiễm cao vì
nước thải gia dụng, nông nghiệp và kĩ nghệ được xả thẳng vào nguồn nước.
().
12

12


Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt

đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý trực
tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của
Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water
Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực tế trên khiến
nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một
nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp
cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến
nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6
triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo
trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm
nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Đặc biệt, tình
trạng thiếu nước thể hiện rõ ở các khu vực đông dân cư, theo Lan Anh (2011)
nhận định rằng ở Châu Phi hơn 1 tỷ người sẽ lâm vào cảnh thiếu nước và tình
trạng này cũng là mối đe dọa của cả Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh đó, quá
trình Công Nghiệp Hóa, Đô Thị Hóa ồ ạt đã khiến cho nguồn nước cung cấp cho
sinh hoạt hằng ngày của người dân trở nên tồi tệ, có đến hơn 1 tỷ người sống ở
các nước đang phát triển không có cơ hội sử dụng nước sạch và 1,7 tỷ người
đang sống trong điều kiện thiếu vệ sinh.
Có thể thấy rằng tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới hiện nay càng có
xu hướng gia tăng với quy mô và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên
nhân là do con người đã đưa những chất ô nhiễm vào nước thông qua hoạt động
sống và sản xuất của mình. Một số những nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ
yếu là: Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm do chất vô cơ, chất hữu cơ…
+ Ô nhiễm do chất vô cơ:
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các
chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là
những chất độc cho thủy sinh vật.
13

13



Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành
công nghiệp.
Nhiễm độc chì: Chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất
kim loại khác như đồng, kẽm, crom, nikel, rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Ví dụ: Ở
Nhật Bản, người dân ăn cá và các động vật biển khác ở vịnh Minamata đã bị
nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra, đã gây tử vong cho hàng trăm người
và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo
ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây
trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây
trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào
các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ,
gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới (tiasang.com.vn).
+ Ô nhiễm do chất hữu cơ:
Chất hữu cơ là tác nhân ô nhiễm phổ biến nhất trong các sông hồ. Tác
nhân ô nhiễm này có nồng độ lớn trong nước thải sinh hoạt và nước thải của một
số ngành công nghiệp chế biến như: Chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, thuộc da,
… Ô nhiễm chất hữu cơ được đánh giá thông qua các chỉ số: Oxy hòa tan (DO),
nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD 5). Từ số liệu của hàng
trăm trạm quan trắc cho thấy trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô
nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD5> 6,5mg/l, COD > 44mg/l), 5% số dòng sông có
nồng độ DO thấp, 50% dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD 5
khoảng 3mg/l, COD khoảng 18mg/l) (tiasang.com.vn).
+ Vi sinh vật gây bệnh:
Do các con sông nhận khối lượng lớn nước thải sinh hoạt, từ các trung
tâm dân cư nên ô nhiễm vi trùng xảy ra thường xuyên.

14

14


Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện,... Ðể đánh giá
chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng
chỉ số coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn coliform trong nước,
thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng là biểu hiện sự ô nhiễm
nước bởi các tác nhân sinh học.
Những tác nhân gây bệnh đe doạ đến cuộc sống con người chứa trong
chất thải gồm có bệnh dịch tả, bệnh sốt thương hàn và bệnh kiết lị, bệnh sán
máng (bệnh do các sán lá schristosoma ký sinh trong máu gây ra), bệnh viêm
gan A, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh (tiasang.com.vn).
Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển
trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô nhiễm
gây ra bệnh tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi
năm. Ðã có năm số người bị mắc bệnh trên thế giới rất lớn như bệnh giun đũa
900 triệu người, bệnh sán máng 600 triệu người. Mới đây kết quả từ Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2015, thế giới vẫn có 2,7 tỷ người không
được tiếp cận với những điều kiện tối thiểu về vệ sinh và mỗi năm có 1,5 triệu
người chết do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Hầu hết số người chết là trẻ em. ().
Ðể hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt,
con người cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ
sinh môi trường sống của các khu vực dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch
vụ công cộng…
1.2. Tình hình ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam
Nguồn nước mặt Việt Nam hiện nay, đang phải đối diện với nhiều thách

thức, trong đó đáng quan tâm nhất là ô nhiễm và suy kiệt nước mặt trên diện
rộng. Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có
diện tích trên 10.000 km3, tài nguyên nước mặt của Việt Nam chiếm khoảng 2%
15

15


tổng lượng dòng chảy của của các sông trên thế giới. Theo khuyến cáo của các
tổ chức thế giới về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong
phạm vi 30% lượng dòng chảy, nhưng trên thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh
Miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy.
Riêng tỉnh Ninh Thuận đã khai thác tới 80% lượng dòng chảy trên địa bàn.
(.)
Theo Trần Hiếu Nhuệ (2000), ở nước ta hiện nay có khoảng 621 đô thị
lớn nhỏ, trong đó có 78 đô thị có dân số từ 15000 người trở lên, chiếm tổng số
khoảng 12 triệu người hay 80% tổng dân số đô thị. Số đô thị còn lại thuộc đô thị
nhỏ. Với dân số gần 90triệu người, Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu
người theo năm đạt khoảng 9.560 m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000
m3/người/năm của quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình theo quan
điểm của Hiệp hội Nước quốc tế (IWRA). Tính theo lượng nước nội sinh thì
Việt Nam hiện mới đạt khoảng 4.000 m 3/người/năm, và đến năm 2025 có thể bị
giảm xuống còn 3.100 m3 . Đặc biệt, trong trường hợp các quốc gia thượng
nguồn không có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước trên các
dòng sông liên quốc gia, thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ
khan hiếm nước, có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát
triển ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh lương thực.
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu
công nghiệp và đô thị.

Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn
gây ô nhiễm hiệu quả. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến sức
khỏe của người, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến
suy giảm nòi giống. Tại một số địa phương của Việt Nam, khi nghiên cứu các
trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40 – 50% là do từ sử dụng
nguồn nước ô nhiễm. Theo thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên
16

16


Môi Trường (2015), trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử
vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc
bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng
nguồn nước ô nhiễm.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục
Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường
nước mặt lục địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Miền Bắc tập trung đông
dân cư (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng) lượng nước thải đô thị lớn hầu hết
của các thành phố đều chưa được xử lý và xả trực tiếp vào các kênh mương và
chảy thẳng ra sông. Ngoài ra một lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề
cũng là áp lực lớn đối với môi trường nước.
Tại Hà Nội, hiện nay tình trạng ô nhiễm sông hồ đang diễn ra nghiêm
trọng. Qua số liệu quan trắc, môi trường nước ở 4 sông ở Hà Nội đã bị ô nhiễm
tới mức báo động, nhất là ô nhiễm các chất hữu cơ. Hàm lượng amoni trong
nước các hồ dao động thấp nhất là 0,58mg/l và cao nhất là 51,5mg/l, trong khi
tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại B là 1mg/l, hàm lượng BOD dao
động trong khoảng 13mg/l - 68mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 25mg/l,
hàm lượng các chất ô nhiễm trung bình trong 4 con sông còn cao hơn nữa. Điều
đáng quan tâm là các mẫu nước sông được quan trắc trong năm 2004 có hàm

lượng BOD, COD cao hơn từ 7 - 10 lần so với hàm lượng của các mẫu được
quan trắc trong năm 1994. Tại công viên Yên Sở, nơi được coi là thùng chứa
nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân
trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu.
Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công
viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002
nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi
khó chịu bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều
sông hồ ở phía Nam thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong
17

17


tình trạng ô nhiễm như vậy (Phạm Mạnh Cổn, Nguyễn Mạnh Khải, Phạm Quang
Hà, Trần Ngọc Anh, 2013).
Sông nội thành Hà Nội nơi tiếp nhận và dẫn nước thải sinh hoạt, nước thải
công nghiệp cho thành phố nên mức ô nhiễm nghiêm trọng, biến thiên tùy thời
điểm. Các thông số đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt, cột B1 nhiều lần, thậm chí vượt QCVN
14:2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Cụ thể, hàm
lượng COD đo được trên các sông thuộc khu vực nội thành Hà Nội thuộc lưu vực
sông Nhuệ - Đáy năm 2007 - 2011 được thể hiện bằng biểu đồ sau:

Hình 1.1: Diễn biến hàm lượng COD trên một số sông nội thành thuộc lưu
vực sông Nhuệ - Đáy năm 2007 - 2011
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2012
Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và các
sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông
Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang)

vài năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời
18

18


gian ngắn 3 – 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số
vượt QCVN 08:2008 – A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1
(đoạn sông Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía
nam TP.Việt Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác
trong vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn.
Sông Cầu, một trong những lưu vực sông lớn của hệ thống sông Thái
Bình bao gồm toàn bộ các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, huyện Đông Anh, Sóc Sơn và tỉnh Hải Dương,
hiện nay đã xảy ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là đoạn chảy qua các
đô thị, KCN và các làng nghề. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển
hình ô nhiễn trên lưu vực sông Cầu và tình trạng ô nhiễm gần như không thay
đổi. Theo báo cáo diễn biến lưu vực sông Cầu từ năm 2006 đến năm 2010 cho
thấy giá trị COD quan trắc từ năm 2006 đến 2010 có xu hướng tăng nhẹ tại Thái
Nguyên và tăng cao tại các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đối với lưu vực sông
Nhuệ và sông Đáy đây là lưu vực bao gồm 6 tỉnh phía Bắc với mật độ dân số
trên 1.000 người/km2 cao gấp 4 lần so với mật độ chung của cả nước. Chất thải
chưa được xử lý mà đổ thẳng ra sông, hồ gây ô nhiễm môi trường nước, lưu
lượng nước thải sinh hoạt ở các đô thị trong lưu vực này tăng từ 200 nghìn
m3/ngày đêm (năm 1989) lên 385 nghìn m3/ngày đêm (năm 2004), vào mùa khô
giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt QCVN 08:2008
loại A1 nhiều lần. Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận nước từ sông
Tô Lịch. Lưu vực sông Mã, riêng thông số độ đục rất cao, do lượng phù sa lớn
và hiện tượng xói mòn từ thượng nguồn.
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do

việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba
vào mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm
nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu

19

19


vực thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực hạ lưu (đoạn
qua TP. Biên Hòa) nước sông đã bị ô nhiễm.
Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về
phía thượng lưu. Sông Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước
được khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ. Hệ thống sông ở Đồng bằng sông
Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây
và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước). Vì vậy chất lượng nước sông Tiền
và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn
sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: Hoạt động sản xuất từ
nhà máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao hơn
sông Vàm Cỏ Tây.
Nhìn chung, môi trường nước Việt Nam đang bị ảnh hưởng mạnh của sự
gia tăng dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản với
tốc độ cao, đặc biệt là các lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Đồng Nai - Sài
Gòn, sông Cửu Long vài dải ven biển miền Trung. Ở các khu vực này, mật độ
dân cư cao nhưng chưa có hệ thống xử lí nước thải, chất thải và phần lớn chúng
được thải vào nguồn nước. Mặc dù, các cấp các ngành có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường nhưng tình hình ô
nhiễm nước đang là vấn đề đáng lo ngại.
+ Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng để tưới tiêu cho lúa

và hoa màu,… chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử
dụng nông dược và phân bón hóa học để bảo vệ vật nuôi và cây trồng không
đúng cách, các phế liệu phụ phẩm vứt bừa bãi làm môi trường nông thôn càng ô
nhiễm. Ước tính hàng năm lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông
nghiệp khoảng 0,5 – 3,5 kg/ha/vụ. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân
khoáng trong sản xuất nông nghiệp cũng gây ra phú dưỡng hoặc ô nhiễm độc
nước.
20

20


Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, đối với các mô hình nuôi thâm canh
cao, quy mô công nghiệp ngày càng lớn và mức độ nguy hại cho môi trường
nước càng nhiều. Các nguồn thải sau khi nuôi trồng thuỷ sản chưa được xử lý
đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông, kênh, rạch trong khu vực.
Ví dụ, tại các xã Quảng Lưu, Quảng Hải, Quảng Thái, huyện Quảng Xương
(Thanh Hoá), nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nặng bởi nước thải từ các hồ nuôi
tôm trên cát nên những năm gần đây người dân ở nơi đây không còn sử dụng
được nguồn nước để sinh hoạt nữa. Mặt khác, việc nguồn nước bị ô nhiễm còn
khiến hàng chục ha đất sản xuất của bà con xung quanh khu vực nuôi tôm bị ảnh
hưởng. Nhiều diện tích lúa và hoa màu sau khi gieo cấy đã bị chết do nguồn
nước bị nhiễm mặn. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc
sống của người dân cũng như môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó việc nuôi trồng thủy sản tại các cơ sở sản xuất không đảm bảo
quy trình kỹ thuật, các hồ nuôi không đảm bảo quy định nên hiện tượng nước mặn
từ các hồ nuôi ngấm vào nguồn nước ngầm gây sự nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng nước khu vực xung quanh (stmnt.binhduong.gov.vn).
+ Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước không thể bỏ qua, mỗi ngành có

một loại nước thải khác nhau. Do công nghệ sản xuất của nước ta phần lớn là cũ
và lạc hậu, lại không hoặc rất ít các thiết bị xử lý nước thải, khí thải, rác thải, hạ
tầng cơ sở đô thị như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống quản lý chất thải rắn,…
rất thấp kém, đồng thời quá trình đô thị hóa phát triển trong mấy năm gần đây
lại khá nhanh, gây ra hiện tượng môi trường bị quá tải. Ô nhiễm môi trường
nước ở các đô thị và khu chế xuất ở nước ta nói chung và đặc biệt vùng Đồng
bằng sông Hồng nói riêng đang ở tình trạng báo động do các nguồn nước mặt
(sông, ao, hồ) đều là nơi tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý và có nồng độ các
chất ô nhiễm cao như chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa

21

21


học, nitơ amôn,… Giá trị của các thông số này đều gấp từ 5 đến 10 lần trị số tiêu
chuẩn cho phép.
Theo Viện kiến trúc quy hoạch (Bộ Xây Dựng) tính đến thời điểm tháng
2/2011, cả nước hiện có 256 Khu công nghiệp và 20 khu kinh tế đã được thành
lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của
Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp của hệ thống xử lí nước thải tập trung tại
một số đại phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20% như Bà Rịa - Vũng Tàu,
Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập
trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60
khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số
khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng hệ thống
xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra
khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất độc hại khác.
Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen,
mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả

mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu,
giấy, dệt,... (khoảng 35 triệu m3 nước thải hàng năm, trong đó có khoảng 4.000
tấn axit các loại 1.300 tấn xút, 300 tấn benzene, 25 tấn chất hữu cơ và nhiều chất
khác) xuống sông Hồng làm nhiễm bẩn nước sông trên hàng chục km từ Việt Trì
tới hạ lưu sông Hồng.
Dưới ảnh hưởng của các loại chất thải công nghiệp, chất lượng nước lưu
vực một số con sông ở nước ta ngày càng xấu đi. Theo các kết quả nghiên cứu
cho thấy trong số các con sông sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cấm, sông Lạch
Tray, sông Bạch Đằng, sông Trới, sông Sinh, sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê,
sông Thái Bình, sông Sặt, sông Bắc Hưng Hải, sông Bần, sông Đáy, sông Nhuệ
không có sông nào đạt quy chuẩn nước mặt loại A1 (nguồn cấp nước sinh hoạt),
một số sông (sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê tại Bắc Ninh, sông Cà Lồ tại
Hương Canh - Vĩnh Phúc, sông Sặt tại Hải Dương, sông Bắc Hưng Hải và sông
22

22


Bần tại Hưng Yên) không đạt quy chuẩn nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy
lợi do có các thông số BOD 5 và COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1.
Trên sông Cầu nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng đến mức báo động. Tiêu biểu là đoạn
từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới Gia Bẩy, do ảnh hưởng của nước thải từ nhà
máy giấy và khu dân cư tập trung nên độ đục tăng, lượng oxy hoà tan đạt mức
thấp nhất (0,4 – 0,5 mg/l), BOD5 và COD đạt giá trị cao nhất (>1.000ml),
coliform ở một số nơi vượt tiêu chuẩn đến hàng chục lần.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp
ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho
môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
những người dân sống ở vùng lân cân, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư
này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt (stmnt.binhduong.gov.vn).

+ Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và
các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở
nước ta. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ cao,
các chất hữu cơ không bền vững, dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng, chất
rắn và vi trùng (stmnt.binhduong.gov.vn).
Hiện nay, hầu hết nước thải đô thị chưa được xử lý trước khi xả ra môi
trường, là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống thủy vực nội đô và ven đô
nước ta.

23

23


Bảng 1.1: Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt đô thị qua các năm
Lưu lượng nước thải sinh

Tổng thải lượng các chất (kg/ngày)

hoạt đô thị (m3/ngày)

TSS

BOD

COD


2011

2.083.408

2.450.205

1.128.234

2.131.108

2012

2.271.912

2.515.382

1.158.246

2.187.797

2013

2.538.664

2.605.080

1.199.548

2.265.814


2014

2.932.000

2.730.500

1.257.300

2.374.900

Năm

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – TCMT, 2015
Theo thống kê sơ bộ thì có khoảng 4,62% lượng nước thải công nghiệp
được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Tính đến đầu năm 2005 hàng ngày
có khoảng 3 triệu m3 nước thải sinh hoạt đô thị, bệnh viện bình quân mỗi ngày
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn phải hứng chịu trên 852.000 m 3 lượng ô nhiễm
từ nước thải sinh hoạt với hàm lượng DO thấp và COD quá cao.
Đến năm 2010 tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn
chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng
chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước
tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các
mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu
chuẩn cho phép. Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân cận
2 bãi rác trên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từ đô thị, khu công
nghiệp, làng nghề, chất thải bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra
môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng đặc biệt là ảnh hưởng trực
tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và các khu công
nghiệp thì tình trạng đáng báo động hơn. Ước tính mỗi ngày cư dân Hà Nội thải

24

24


ra khoảng 0,6 triệu m3 nước thải sinh hoạt với khoảng 250 tấn rác thải ra các
sông mà chưa qua xử lí do đó nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm
nặng.
1.3. Hiện trạng nước mặt tại các khu du lịch, di tích, lịch sử tại Việt Nam
Không chỉ với số lượng lớn, các di tích tại Việt Nam còn rất phong phú về
thể loại, được chia thành Di tích văn hóa, di tích thắng cảnh, di tích nghệ thuật,
di tích lịch sử .v.v. Phần nhiều trong số các di tích này đều sở hữu tiềm năng
phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch rất lớn. Điều này dẫn đến thực tế là tại
nhiều di tích, việc khai thác tiềm năng du lịch một cách ồ ạt, thiếu sự đầu tư,
quản lí đúng đắn đã gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn
không chỉ đến bản thân di tích mà còn cả khu vực xung quanh.
Vùng di sản Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận có diện tích 434
km2. Khu vực gồm có 775 đảo, những đảo đá nhấp nhô trên sóng nước tạo
thành một khung cảnh huyền ảo. Trong những đảo đá có những hang động đẹp
nổi tiếng... Tất cả được xem như một kiệt tác của tạo hóa. Nhìn chung, chất
lượng nước ngoài khơi Vịnh Hạ Long vẫn tốt, chưa có biểu hiện ô nhiễm. Tuy
nhiên, ở một số khu vực gần bờ có biểu hiện của ô nhiễm, như độ đục tăng, rác
thải trôi nổi trên mặt vịnh, xuất hiện dầu mỡ trong nước biển.... Nguyên nhân
của việc ô nhiễm là do việc xả rác của người dân ở khu vực ven bờ ví dụ như
sau lễ hội du lịch Hạ Long, các khu ven bờ, rác thải chất thành đống. Nguyên
nhân nữa xuất phát từ các tàu du lịch. Hiện có khoảng trên 520 tàu du lịch đang
hoạt động trên vịnh Hạ Long, song chỉ 20% tàu có hệ thống xử lý môi trường
đạt chuẩn. Ngoài ra, hoạt động sống của các làng chài trên Vịnh và các tàu chở
hàng cũng góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm trên. Vịnh Hạ Long là một kỳ
quan mà thiên nhiên bạn tặng cho Việt Nam. Nếu không biết gìn giữ, bảo tồn thì

tác phẩm tự nhiên này sẽ không được toàn vẹn và sẽ bị mai một do sự tác trách
của nhiều người.

25

25


×