Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kien thuc bo tro ve ODA nice

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.79 KB, 4 trang )

Viện trợ phát triển chính thưc ODA ( Official Development Assistant)
ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ
và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các
nước đang và kém phát triển được các các cơ quan chính thức của chính phủ
trung ương và điạ phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ
chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ
nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét
và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm
quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết.Hiệp định ký kết hổ trợ nầy được chi
phối bởi công pháp quốc tế.
Theo cách thức hoàn trả ODA có ba loại:
+ Viện trợ không hoàn lại
Là loại ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại, nguồn vốn nầy nhằm để
thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các
bên. Có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà
nước, dược cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu tiên
cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường...
+ Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi)
Vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng ưu
đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thê giới. Nó không được
sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự
án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy
lợi, năng lượng...làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Các điều kiện ưu đãi bao gồm:
· Lãi suất thấp
· Thời gian trả nợ dài
· Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ


+ ODA cho vay hỗn hợp


Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín
dụng ưu đãi.
* Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BOT (Built-Operation-Transfer)
Do thiếu vốn nên Chính Phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước
(Built) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation)
và sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước sở tại. Hình thức nầy
cũng được sử dụng ở VN, nhưng sau một thời gian có nhười ta có chung một
nhận xét là thường các dự án dạng BOT giá thành thường được đẩy lên cao hơn
thực tế nhiều do phía đầu tư biết rằng bên đối tác thiếu vốn để xây dựng để
phát triển cơ sở hạ tầng và có quá nhiều nước đang phát triển cần vốn.
Chính sách tài khóa (Fiscal policy)
SAGA - Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên
định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu
chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh
tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh
tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của
chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi
về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng
đến các biến số sau trong nền kinh tế:
• Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế
• Kiểu phân bổ nguồn lực
• Phân phối thu nhập
Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt
động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng,
và thu gọn.
1. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G:
chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn
toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh
hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.
2. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G



> T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu
từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng
nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân
bằng.
3. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi
thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2.
Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách
lớn lên so với
EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư?
Tôi muốn biết P/E và EPS là chữ viết tắt của thuật ngữ gì, và các thuật
ngữ này có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán. (Đỗ Mạnh
Hùng)
Trả lời:
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang
được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả
năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân
đang lưu thông.
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu
hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi
theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc
tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.
Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ
phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ
phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía
cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo

ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.


Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ
phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu
tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại.
Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS
hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp
để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một
thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và
các chỉ số khác.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan
trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ
phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số
P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập
của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS
Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua
bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng
sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu
lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được
tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số
này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ
tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với
tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung
bình và sẽ trả cổ tức cao.
Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ
phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có
giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với

nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của
công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×