Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH ỔN ĐỊNH KHU VỰC LƯU GIỮ QUẶNG ĐUÔI TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG MANGAN MỎ NÀ PẾT, TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH ỔN ĐỊNH KHU VỰC LƯU GIỮ
QUẶNG ĐUÔI TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG MANGAN MỎ NÀ PẾT,
TUYÊN QUANG

Gv. Hướng dẫn
Ths. Đào Trung Thành

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 4
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Trần Nguyễn Khánh Ngọc
Đỗ Tiến Thành
Vũ Anh Quân
Phạm Thị Phượng
Phạm Phương Thảo
Đào Thị Thanh Tâm
Nguyễn Đăng Sơn
Phạm Thị Thu Phương

Hà Nội, 5-2017



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH VẼ


MỞ ĐẦU
Trong tự nhiên, nguyên tố Mangan đứng hàng thứ 15 mức độ phổ biến nó có
mặt trong khoảng trên 100 loại khoáng vật. Quặng Mangan được sử dụng nhiều nhất
trong công nghiệp hiện nay là quặng mangan ở dạng oxit như MnO, MnO2, Mn2O3,
Mn3O4.Cho đến nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận được khoảng 34 vùng có
quặng Mangan, nhưng chỉ có số ít là có ý nghĩa công nghiệp. Phần lớn các vùng quặng
này phân bố chủ yếu ở phía bắc của Việt Nam. Hầu hết các mỏ quặng có ý nghĩa tập
trung ở Cao Bằng và Tuyên Quang. Các mỏ quặng gốc thường có hàm lượng Mangan
dao động trong khoảng từ 17% - 25% và quặng phong hóa có hàm lượng mangan lớn
hơn 35%. Thuộc ba dạng nguồn gốc: trầm tích, nhiệt dịch và phong hóa. Tổng trữ
lượng đã khảo sát quặng mangan trên 10 triệu tấn, phân bố ở 34 mỏ và điểm
quặng. Đặc biệt, ở Tuyên Quang đã phát hiện nhiều mỏ và điểm mỏ khoáng sản
Mangan điển hình là mỏ Mangan khu vực Nà Pết, tỉnh Tuyên Quang.
Quặng mangan ở dạng oxit là loại quặng có giá trị trong công nghiệp nhất.
Oxit mangan ở dạng pyrolusit sạch được dùng trong công nghiệp hóa chất. Các
loại quặng oxit mangan và quặng carbonat mangan được sử dụng chủ yếu cho
công nghiệp luyện kim
Với chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích tạo đi ều ki ện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trong các lĩnh v ực kinh t ế, xã h ội trên
lãnh thổ Việt Nam với mục đích huy động có hiệu quả nguồn v ốn, lao đ ộng và

các tiềm năng khác của nước nhà nhằm phát tri ển kinh tế xã hội . Công ty cổ
phần Khoáng sản và Cơ khí, Chi nhánh Công ty MIMECO mangan triển khai dự án
“ Khai thác Quặng Mangan khu vực Nà Pết, tỉnh Tuyên Quang ” nhằm thúc đẩy sự
nghiệp phát triển công nghiệp địa phương góp phần tăng trưởng nền kinh tế
của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh với sự phát triển công nghiệp thì việc chế bi ến và khai thác
quặng Mangan sản sinh ra quặng đuôi. Nó là loại chất thải được hình thành
trong quá trình tuyển quặng, bao gồm cả dạng rắn và l ỏng. Nó th ường đã tr ải
qua một hoặc nhiều quá trình xử lý hoá - lý và ch ứa m ột hay nhi ều ph ụ gia công
nghiệp dùng trong quá trình tuyển khoáng. Các loại quặng đuôi này thường được
thải vào hồ, đập thải quặng đuôi. Nó có khả năng gây ô nhiễm cao do chứa nhi ều
chất độc hại. Thời tiết mưa bão đã làm tràn và v ỡ thân đ ập h ồ th ải ho ặc rò r ỉ
nước trong hồ, đập thải quặng đuôi đã tác động đến môi trường, hệ sinh thái và
sức khỏe cộng đồng ngay trong quá trình hoạt động chế biến và kéo dài c ả khi
đã ngừng hoạt động (đóng cửa mỏ). Vì vậy, việc đánh giá hi ện tr ạng, mức đ ộ tác
động tới môi trường từ các khu vực này là hết sức cần thi ết . Chính vì thế, nhóm
chúng em đã nghiên cứu dựa trên những số liệu thu thập được để đưa ra đề án :


“Đề xuất giải pháp nâng cao tính ổn định khu v ực lưu tr ữ quặng đuôi trong khai
thác và chế biến quặng Mangan mỏ Nà Pét, Tuyên Quang”.
Với mục đích rèn luyện khả năng thảo luận, làm việc theo nhóm . Chúng em,
tập thể nhóm 4, với những hiểu biết ít ỏi, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của
Th.s Đào Trung Thành – GV bộ môn “Kiểm soát sự cố và rủi ro chất thải quặng
đuôi trong khai thác lộ thiên + BTL ”, cùng với những nguồn tài liệu trên các trang
web, đã cố gắng hoàn thành bài đề tài này.
Trong quá trình làm bài, không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong quý
thầy cô cùng với các bạn đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện và đầy đủ
hơn.
Nhóm Trưởng

Tr ần Nguy ễn Khánh Ng ọc


1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế nhân văn
Khu vực thăm dò thuộc khu mở rộng, mỏ Nà Pết và khu Khuôn Th ẳm,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nằm trong tờ bản đồ địa hình Làng Bài F48- 43- A hệ toạ độ VN2000. Diện tích thăm dò là 93,11ha (Khu Nà Pết: 56 ha,
khu Khuôn Thẳm: 37,11 ha), ranh giới được khống chế bởi các đi ểm góc: 1, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10 và 1’, 2’, 3’, 4’, 5’ (bảng I.1).
Bảng 1.1 Toạ độ các điểm góc ranh giới khu vực thăm dò

Điểm góc

Toạ độ (VN2000), kinh tuyến
Khu thăm dò
1050 múi chiếu 6
X(m)

Y(m)

1

2464971

522269

6


2465116

522197

7

2464951

521942

8

2463661

522779

9

2464086

523274

Khu mở rộng
mỏ Nà Pết

10

2464481


523015

(56 ha)

3

2464524

522892

4

2464039

522949

5

2464037

522846

1’

2462128

524561

2’


2462156

525068

3’

2461397

525121

Khu
Thẳm

4’

2461376

524855

(37,11 ha)

5’

2461489

524606

Khuôn

Tổng diện tích 93,11 ha

1.1.1 Đặc điểm địa hình
Khu vực thăm dò thuộc địa hình miền núi cao trung bình xen đồi, núi thấp ,
địa hình phân cắt, với sự chênh cao đáng kể giữa các thung lũng và các dãy núi cao,
với độ cao tuyệt đối từ 50m đến trên 700m, các dãy núi cao tập trung chủ yếu ở phía
bắc và phía đông khu vực thăm dò. Thảm thực vật khá phát triển, bao gồm cây


thân gỗ, cây cọ và cây dây leo bao phủ, gây trở ngại cho vi ệc đi l ại và ti ến hành
công tác lộ trình địa chất và vận chuyển thiết bị khoan.

Hình 1.1 Bản đồ địa chất vùng Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang
1.1.2 Đặc điểm sông suối
Mạng lưới sông, suối trong vùng tương đối phát tri ển, chủ y ếu là các khe
cạn và suối nhỏ phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu. Khu vực Nà P ết có
suối nhỏ chạy qua. Các suối chủ yếu chảy theo hướng á vĩ tuyến đổ ra suối chính
ở phía đông diện tích thăm dò.
1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu trong vùng mang đặc trưng của miền nhiệt đới có gió mùa, v ới
mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đ ến
tháng 10. Trong mùa khô nhiệt độ xuống khoảng 10 – 180C, có khi xu ống dưới
50C; mùa mưa nhiệt độ khoảng 28 – 380C, hiếm khi vượt quá 400C. Mưa l ớn
thường xảy ra vào mùa mưa, với lượng mưa trung bình hàng tháng khoảng 400 600 mm/ tháng.
1.1.4 Giao thông
Đường vào 2 diện tích thăm dò đều khá thuận ti ện. Hi ện t ại có đường
nhựa đi từ trung tâm huyện Chiêm Hóa đến xã Phúc Sơn và ch ạy qua khu v ực
nhà máy của Công ty Cơ khí và Khoáng sản. Từ thị trấn Chiêm Hóa theo đường


tỉnh lộ đi Phúc Sơn khoảng 30 km, sau đó rẽ trái theo đ ường đ ất kho ảng 0,5km
vào khu vực thăm dò mở rộng mỏ Nà Pết, từ UBND xã Phúc S ơn đi theo đ ường

nhựa về hướng thị trấn Chiêm hóa khoảng 6 km, sau đó rẽ trái kho ảng 2 km vào
khu vực Khuôn Thẳm.
Từ thị trấn Chiêm Hóa đi khoảng 70 km ra đường quốc lộ s ố 2, đây là con
đường huyết mạch nối Tuyên Quang với các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ.
1.1.5 Đặc điểm kinh tế nhân văn
Dân cư trong vùng gồm các dân tộc Kinh, Tày, người Kinh chi ếm tỷ l ệ cao,
chủ yếu là dân lên khai hoang những năm 1960¸- 1963. Đời sống phần l ớn dựa
vào nông nghiệp, lâm nghiệp, một ít là công nhân của các công ty khai thác
khoáng sản.
Nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa n ước và làm n ương rẫy.
Trong vùng có trường tiểu học, trung học cơ sở và trạm y t ế ở trung tâm các xã,
đã có đường điện chạy dọc theo các xã. Nhân dân trong vùng nói chung có cu ộc
sống khá ổn định. Nhìn chung vùng công tác có dân cư th ưa th ớt, kinh t ế phát
triển không đồng đều.
1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất và điều tra khoáng sản
1.2.1 Sơ lược nghiên cứu địa chất
a. Thời kỳ trước năm 1954
Trong thời kỳ này, chỉ có công trình điều tra thành lập bản đồ địa chất và
khoáng sản Đông Dương tỷ lệ 1:1.000.000, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang các nhà Địa
chất Pháp đã phát hiện điểm chì - kẽm Na Hang, than ở thị xã Tuyên Quang. Các điểm
khoáng sản này hiện đang được khai thác.
Năm 1905, trong quá trình nghiên cứu đo vẽ bản đồ địa chất Bắc Bộ tỷ lệ 1:
500.000, H.Lantenois và Zeill trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện mỏ chì kẽm Tràng Đà, Núi Dùm ...
Năm 1919-1927, hai Nhà Địa chất Pháp là Bourret và E. Patte trong khi thành
lập bản đồ địa chất Đông Bắc Bắc Bộ tỷ lệ 1: 300.000 đã điều tra chi tiết quặng chì kẽm phục vụ khai thác mỏ, các đá biến chất xung quanh thị xã Tuyên Quang thuộc đới
hạ lưu sông Gâm được xếp vào Devon dưới (D1).
Cùng với nghiên cứu địa chất, việc khai thác được thực dân Pháp tiến hành
mạnh mẽ, khai thác bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò, tài liệu chủ yếu bị thất lạc
hoặc rời rạc ít có giá trị về mặt khoa học.
b. Thời kỳ sau năm 1954



- Năm 1965, A.E. Dovjicob và nnk đã tiến hành công tác đo vẽ bản đồ địa chất
Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 và xếp các trầm tích lục nguyên xen carbonat vào
tuổi Proterozoi.
- Năm 1968, Phạm Đình Long và nnk đã tiến hành công tác đo vẽ bản đồ địa
chất tờ Tuyên Quang tỷ lệ 1: 200.000.
- Năm 1970 - 1973, đoàn địa chất 205 tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chất
tờ Bắc Cạn tỷ lệ 1: 200 000 do Nguyễn Kim Quốc làm chủ biên, trong thời gian này đã
phát hiện ra đới quặng mangan Làng Bài. Trong công trình này, các nhà địa chất đã
xếp các thành tạo trầm tích chứa quặng magan ở vùng mỏ vào hệ tầng Phia Phương
(D1pp).
- Năm 1983, Đoàn Địa chất 107 (Liên đoàn địa chất số I cũ) tiến hành thăm dò
sơ bộ phần phía đông khu vực Nà Pết trên diện tích 0,84 km 2, do Ma Công Lệ chủ
biên. Mạng lưới thăm dò đã thi công 100x50m, công tác thăm dò chỉ tập trung đánh
giá chất lượng và tính trữ lượng quặng gốc. Tổng trữ lượng, tài nguyên đã tính được là
116,34 ngàn tấn; trong đó trữ lượng cấp C1 (tương đương 122) là 87,25 ngàn tấn, cấp C2
(tương đương 333) là 26,79 ngàn tấn. Phần trữ lượng này đã được huy động vào khai
thác .
- Năm 1985, Nguyễn Văn Hoành và nnk tiến hành chỉnh biên bản đồ địa chất
loạt tờ Đông Bắc Bắc Bộ tỷ lệ 1: 200.000 và xếp các trầm tích lục nguyên xen
carbonat trong vùng vào hệ tầng Phia Phương (D 1pp) và hệ tầng Mia Lé (D 1ml). Các
thành tạo phân bố trong diện tích các khu thăm dò thuộc hệ tầng Phia Phương trên có
tuổi Devon sớm (D1pp2).
- 1985, Đoàn Địa chất 107, Liên đoàn Địa chất I (nay là liên đoàn Đông bắc),
tiến hành công tác tìm kiếm tỷ mỉ mỏ mangan Làng Bài - Hà Tuyên tỷ lệ 1: 10.000;
trong đó có diện tích khu vực Nà Pết và khu Khuôn Thẳm là đối tượng của đề án này.
1.2.2 Sơ lược điều tra khoáng sản khu vực mỏ Nà Pết
Nguồn gốc quặng mangan khu vực Khuôn Thẳm và khu mở rộng mỏ Nà Pết
thuộc đới quặng Làng Bài, hiện còn có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau. Một số

nhà nghiên cứu cho rằng quặng mangan Làng Bài có nguồn gốc trầm tích phun trào và
nguồn gốc thấm đọng tàn dư (Nguyễn Kinh Quốc, 1973) hoặc nguồn gốc quặng
mangan Làng Bài có thể là nhiệt dịch nhiệt độ thấp (Ma Công Lệ, 1983) hay nguồn
gốc thấm đọng tàn dư (Viện Địa chất khoáng sản).
Trên cơ sở tổng hợp tài liệu cũ và kết quả phân tích mẫu khoáng tướng lấy tại
hai khu vực, chúng tôi cho rằng quặng mangan gốc khu vực thăm dò bao gồm ba kiểu
quặng tự nhiên: quặng đặc xít dạng thấu kính, mạch, quặng dạng dăm kết và quặng


xâm nhiễm phân bổ trong đới khe nứt, dập vỡ kiến tạo các đá của hệ tầng Phia
Phương.
Quặng Mn phân bố trong các thành tạo đá phiến silic, xen quaczit thuộc hệ tầng
Phia Phương trên. Dựa vào đặc điểm phân bố, hình thái, kích thước thân quặng và mối
quan hệ giữa chúng với đá vây quanh, thành phần vật chất cũng như cấu tạo, kiến trúc
quặng đã nêu, chúng tôi cho rằng quặng hóa Mangan khu vực nghiên cứu xếp vào kiểu
nguồn gốc phong hóa thấm đọng là hợp lý hơn cả.

Hình 1.2 Vết lộ quặng gốc khu vực Nà Pết

Hình 1.3 Vết lộ quặng đặc xít khu vực Khuôn Thẳm


1.2.3 Hiện trạng quản lý, kiểm soát chất thải quặng đuôi ở Nà P ết, Tuyên Quang
Phía đông giáp diện tích thăm dò, từ năm 1980 đến năm 1992, Công ty Pin
ác quy Văn Điển (Tổng cục hóa) đã khai thác phục vụ cho đơn v ị s ản xuất pin. T ừ
năm 1993 đến nay mỏ được giao cho công ty Khoáng sản và C ơ khí thu ộc T ổng
công ty Khoáng sản Việt Nam nay là Công ty CP Khoáng s ản và C ơ khí qu ản lý và
khai thác.
Theo tài liệu tổng hợp, đánh giá của Công ty cổ phần Khoáng s ản và C ơ
khí tính đến thời điểm 24/2/2003 Công ty (GPKT lần 1) đã khai thác đ ược

33.789 tấn Mn và từ 25/2/2003 đến 31/12/2011 : 25.638 tấn Mn, sản lượng
khai hàng năm từ 600 – 8.000 tấn Mn, trung bình khoảng 2.900 tấn/năm (bao
gồm quặng gốc và quặng tận thu từ đất đá vây quanh thân quặng), độ thu h ồi
sau tuyển đạt ≥ 80% (trên sàng 1mm), tổn thất khai thác ≤ 10%, hàm lượng tinh
quặng trung bình ≥ 25% Mn.
Theo tài liệu khai thác của Công ty trong nhiều năm qua, hàm lượng khai thác
trung bình khối từ 4 - 6%Mn, với công nghệ tuyển hiện tại của Công ty, thì độ thu hồi
trung bình đạt trên 80% , tinh quặng có hàm lượng Mn trung bình ≥25 % .
Hiện tại Công ty cổ phần Khoáng sản và C ơ khí đang ti ến hành khai thác
mỏ mangan Nà Pết theo thiết kế kỹ thuật khai thác đã được B ộ Công nghi ệp
(nay là Bộ Công thương) phê duyệt tại quyết định số 3008/KHKT ngày
20/12/1999. Trữ lượng quặng do Công ty khai thác đến 31/12/2012 đạt khoảng
70. 000 ngàn tấn Mn. Như vậy, phần trữ lượng thăm dò năm 1983 v ề c ơ b ản đã
khai thác hết. Năm 2012 – 2013. Công ty đã tiến hành thăm dò nâng c ấp các kh ối
trữ lượng cấp C2 nằm trong diện tích được cấp phép khai thác (Quyết định số
211/2003/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường


Hình 1.4 Bản đồ địa chất Khu mỏ Nà Pét, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang
2

CHƯƠNG 2 : TỔNG TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG MANGAN

2.1 Trên thế giới
Ở nước ngoài các công trình nghiên cứu về các hợp chất có chứa mangan đã
được công bố trong một số sách và tài liệu khoa học. Các sản phẩm chứa mangan đã
được sản xuất công nghiệp như Fero mangan, mangan sunfat MnSO4. Ở Ucraina và
Trung Quốc người ta đã sản xuất công nghiệp Kali pemaganat bằng công nghệ thiêu
tinh quặng mangan với hydroxyt kali KOH, sau đó điện phân dung dịch hòa tách sau

khi thiêu để sản xuất kali pemagannat KmnO4 Qua các tài liệu, cho thấy hầu hết việc
sử dụng quặng mangan để sản xuất kali pemanganat KMnO4 là sử dụng loại quặng
giàu có hàm lượng mangan lớn hơn 42% mà không nói đến việc sử dụng các loại
quặng có hàm lượng mangan thấp hơn 42%
Mangan là nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất sắt thép vì
có tác dụng khử lưu huỳnh, khử ôxi, và mang những đặc tính của h ợp kim. Hi ện
tại, công nghệ luyện thép và luyện sắt sử dụng nhiều mangan nhất (chi ếm
khoảng 85-90% tổng nhu cầu). Trong những mục đích khác, mangan là thành
phần chủ yếu trong việc sản xuất thép không rỉ với chi phí thấp, và có trong h ợp


kim nhôm. Kim loại này còn được thêm vào dầu hỏa để gi ảm ti ếng n ổ l ọc x ọc
cho động cơ. Mangan điôxít được sử dụng trong pin khô, hoặc làm ch ất xúc
tác. Mangan còn được dùng để tẩy màu thủy tinh (loại bỏ màu xanh l ục do sắt
tạo ra), hoặc tạo màu tím cho thủy tinh. Mangan ôxít là m ột ch ất nhu ộm màu
nâu, dùng để chế tạo sơn, và là thành phần của màu nâu đen tự nhiên. Kali
penmanganat là chất ôxi hóa mạnh, dùng làm chất tẩy u ế trong hóa h ọc và y
khoa. Photphat hóa mangan là phương pháp chống rỉ và ăn mòn cho thép. Nó
thường hay được dùng để sản xuất tiền xu. Trình độ ứng dụng mangan ở Hoa Kỳ
vẫn không có nhiều thay đổi. Hiện nay, không có giải pháp công nghệ thực tế nào
có thể thay thế mangan bằng chất liệu khác hay sử dụng các tr ầm tích trong
nước hoặc các công nghệ làm giàu khác để giảm hoàn toàn sự phụ thu ộc của
Hoa Kỳ vào các quốc gia khác đối với quặng mangan.
Mangan chiếm khoảng 1000 ppm (0,1%) trong vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ
12 về mức độ phổ biến của các nguyên tố ở đây. Đất ch ứa 7–9000 ppm mangan
với hàm lượng trung bình 440 ppm. Nước biển chỉ chứa 10 ppm mangan và trong
khí quyển là 0,01 µg/m3. Mangan có mặt chủ yếu trong pyrolusit (MnO 2),
braunit, (Mn2+Mn3+6)(SiO12), psilomelan (Ba,H2O)2Mn5O10,và ít hơn trong
rhodochrosit (MnCO3).
0oQuặng mangan quan trọng nhất là pyrolusit ( MnO2). Các quặng quan

trọng khác thường có sự phân bố liên quan đến các quặng s ắt. Các nguồn trên
đất liền lớn nhưng phân bố không đồng đều. Khoảng 80% ngu ồn tài nguyên
mangan đã được biết trên thế giới được tìm thấy ở Nam Phi, các mỏ mangan
khác ở Ukraina, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Gabonvà Brasil. Năm 1978, người ta đã
tính có 500 tỉ tấn mangan dạng thận ở đáy biển, những nỗ lực tìm phương pháp
có hiệu quả kinh tế để thu hồi mangan dạng thận này đã bị b ỏ lửng trong th ập
niên 1970. Mangan được khai thác ở Nam Phi, Úc, Trung Quốc, Brasil, Gabon,
Ukraine, Ấn Độ, Ghana và Kazakhstan. Nguồn nhập khẩu của Hoa Kỳ (1998–
2001) từ:
* Quặng mangan: Gabon, 70%; Nam Phi, 10%; Úc, 9%; Mexico, 5%; và
nguồn khác, 6%.
* Ferromangan: Nam Phi, 47%; Pháp, 22%; Mexico, 8%; Úc, 8%; và ngu ồn
khác, 15%. Mangan chứa trong các nguồn nhập khẩu gồm: Nam Phi, 31%; Gabon,
21%; Úc, 13%; Mexico, 8%; và nguồn khác, 27%.
Về sản xuất ferromangan, quặng mangan được trộn với quặng sắt và
cacbon, sau đó khử hoặc trong lò cao hoặc trong lò đi ện h ồ quang. Ferromangan
được tạo ra có hàm lượng mangan từ 30 đến 80%. Mangan tinh khiết được dùng
để sản xuất các hợp kim không chứa sắt, được sản xuất bằng cách cho qu ặng
mangan đã được ngâm chiết với axit sulfuric và tiếp theo là xử lý bằng điện triết.
2.2 Ở Việt Nam
Quặng mangan Việt Nam phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên
Quang, Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc ba dạng nguồn g ốc: tr ầm tích, nhi ệt d ịch và


phong hóa. Tổng trữ lượng đã khảo sát quặng mangan trên 10 tri ệu tấn, phân b ố
ở 34 mỏ và điểm quặng.
Trong đó, mỏ Mangan lớn nhất là mỏ Tốc Tát thuộc bồn mangan Hạ Lang,
tỉnh Cao Bằng. Trữ lượng của mỏ mangan Tốc Tát ước tính chiếm khoảng 30%
tổng trữ lượng quặng mangan của Việt Nam. Mỏ này cũng thể hi ện rõ nét nh ất
cấu trúc địa chất cũng như đặc điểm quặng hóa. Theo số liệu của Bộ Công

Thương Việt Nam, năm 2009, có khoảng 30 ngàn tấn quặng mangan khai thác ở
mỏ Tốc Tát chiếm hơn 40% tổng sản lượng quặng mangan khai thác trong cả
nước. Khoáng hóa quặng mangan mỏ Tốc Tát phản ánh rõ nguồn gốc trầm tích
hóa học biển nông của mỏ và ảnh hưởng của các hoạt động địa chất xu ất hi ện
sau quá trình hình thành quặng. Quá trình u ốn nếp và đứt gãy làm ph ức t ạp hóa
cấu tạo các lớp chứa quặng; quá trình phong hóa ở đi ều ki ện khí h ậu c ận nhi ệt
đới ẩm làm giàu mangan cũng như hình thành các khoáng v ật thứ sinh khác, do
đó thành phần quặng Tốc Tát khá phức tạp.
Ngoài ra còn kể đến Mỏ Nà Pét- Tuyên Quang trữ lượng quặng mangan
cấp 122 là 2.819 ngàn tấn quặng, tương ứng 250 ngàn tấn Mn và dự tính tài
nguyên cấp 333. Quặng Mn khu mở rộng mỏ Nà Pết và khu Khuôn Thẳm, huy ện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói chung có 4 kiểu quặng eluvi – deluvi, qu ặng
xâm nhiễm, dạng dăm và quặng đặc xít. Trong đó quặng eluvi - deluvi có giá tr ị
công nghiệp hơn cả. Theo tài liệu phân tích mẫu khoáng tướng tron g 2 giai đoạn
tạo khoáng, thì giai đoạn tạo khoáng 2 (giai đoạn phong hóa) là có giá tr ị t ạo
quặng quan trọng trong khu vực thăm dò với t ổ hợp cộng sinh khoáng vật có ý
nghĩa là Psilomelan- pyroluzit và limonit.
Quặng Mangan ở Việt Nam chủ yếu được khai thác thủ công kết h ợp bán
cơ giới nên hệ số thu hồi chỉ đạt từ 30 – 34% và một lượng lớn qu ặng có c ỡ h ạt
< 5mm không sử dụng được cho sản xuất công nghiệp luyện kim. Quặng nguyên
khai được tiếp tục tuyển để thu hồi quặng tinh ( Mn đạt 43,46 %) và th ải ra m ột
lượng lớn quặng nghèo và quặng mịn ( Khoảng 70%) không sử dụng được trong
quá trình luyện kim hoặc không đủ chất lượng để sử dụng trong công nghi ệp
hóa chất ( Tiêu chuẩn để dùng trong luyện kim hàm l ượng Mn 38 – 55% v ới c ỡ
hạt > 5mm, dùng trong công nghiệp hóa chất thì hàm lượng Mn quy ra MnO 2 phải
đạt 63%). Trong kh đó từ trước tới nay chưa có nơi nào nghiên c ứu cũng nh ư x ử
lý các loại quặng có hàm lượng mangan thấp thành các s ản ph ẩm có ích đ ể t ận
thu tài nguyên và bảo vệ môi trường
Việc nghiên cứu sản xuất sản phẩm hóa học có nguồn gốc từ quặng
mangan là việc cần thiết mang lại lợi ích kinh tế quốc dân. Vi ệc ti ến hành nghiên

cứu khả năng tận dụng nguồn thải quặng mịn và nghèo để s ản xuất kali


pemanganat KMnO4 đạt tiêu chuẩn thương mại có hàm lượng kali pemanganat
KMnO4 98% - 99% là phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như mang lại l ợi ích lâu
dài của các mỏ khai thác quặng. Mặt khác, các s ản ph ẩm có ngu ồn g ốc mangan
hiện nay được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong các ngành
công nghiệp sản xuất khác ( như thép..). Tuy nhiên, các sản ph ẩm hóa h ọc có
mangan chúng ta phải nhập khẩu hầu hết từ nước ngoài.


3

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Các loại quặng thường được hình thành dưới sâu, nơi có điều kiện nhiệt
độ và áp suất cao, khi quặng được đưa lên bề mặt sẽ dễ bị biến đổi trong môi
trường giàu oxi, tạo nên các chất độc hại cho hệ sinh thái.
Các hồ và đập thải quặng đuôi có khả năng gây ô nhiễm cao do chứa nhiều
chất độc hại. Chất ô nhiễm ở các khu vực đó chủ yếu là các kim loại n ặng, hóa
chất, nước thải axit mỏ, chất rắn lơ lửng, v.v. Ngành khai thác ch ế bi ến khoáng
sản còn là một trong những ngành công nghiệp gây ra nhi ều s ự cố môi tr ường
nhất và các sự cố đã xảy ra ở hầu hết các quốc gia có ho ạt đ ộng khai thác và ch ế
biến khoáng sản. Các sự cố môi trường trong ngành chế biến khoáng sản th ế
giới chủ yếu liên quan đến các đập/hồ thải chứa quặng đuôi từ chế bi ến các
loại khoáng sản khác nhau. Hậu quả là thiệt hại l ớn v ề tính mạng và tài s ản c ủa
dân sống quanh khu vực
3.1 Môi trường không khí
Kết quả nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu về môi trường tại m ột s ố m ỏ
cho thấy quá trình khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng nghiêm tr ọng tới môi

trường không khí; đặc biệt là bụi, tiếng ồn, các khí độc và s ự phát tán c ủa các
nguyên tố phóng xạ ra môi trường. Các mỏ đang khai thác ở tỉnh Tuyên Quang
với lượng chất thải là khá lớn và tác động đến môi trường khá phức tạp, ảnh
hưởng đến tất cả các hợp phần của môi trường.
3.1.1 Nguồn phát sinh bụi
Trong quá trình thực hiện Dự án, lượng khí thải trong không khí xảy ra
trong từng giai đoạn của chu kỳ mỏ, đặc bi ệt trong các ho ạt đ ộng thăm dò, phát
triển, xây dựng, và khai thác. Hoạt động khai thác huy động một l ượng l ớn v ật
liệu, và các đống chất thải có chứa các hạt kích thước nhỏ có th ể dễ dàng phát
tán bởi gió. Ô nhiễm bụi là loại ô nhiễm điển hình trong khai thác khoáng s ản.
Bụi có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và hệ động, thực vật . Các
nguồn làm phát sinh bụi vào không khí bao gồm:

-

Trong quá trình thực hiện Dự án ở giai đoạn xây dựng mỏ
Phá đất đá quá cỡ bằng nổ mìn khi san gạt mặt bằng công nghiệp
Khoan nổ mìn phá đá
Ô tô vận tải trên đường để chuyên chở nguyên vậy liệu, thi ết bị ph ục v ụ
cho việc xây dựng các công trình
• Khi hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản đi vào khai thác thì ngu ồn phát
sinh bụi bao gồm:
- Khoan, nổ mìn phá đá


-

Hoạt động của các máy móc trong quá trình bốc xúc quặng, vận tải qu ặng
đến xưởng sàng mỏ và về Nhà máy Tuyển Luyện Mangan


3.1.2 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn tác động đến con người phụ thuộc vào cường độ và thời gian
tiếp xúc. Nguồn phát sinh tiếng ồn ở khai trường mỏ và vùng lân cận bao gồm:
-

Tiếng ồn do quá trình khoan nổ mìn, khai thác, bốc xúc vận chuy ển.
Tiếng ồn do hoạt động của các máy móc, trang thiết bị sàng lọc quăng,

Khai thác khoáng sản quy mô lớn sẽ gây ô nhi ễm không khí đáng k ể, đ ặc
biệt là trong giai đoạn vận hành. Tất cả các hoạt đ ộng trong quá trình khai thác
quặng, chế biến, xử lý, và vận chuyển phụ thuộc vào thiết bị, máy phát đi ện, quy
trình, và các vật liệu tạo ra các chất ô nhiễm không khí đ ộc h ại nh ư các h ạt v ật
chất, kim loại nặng, carbon monoxide (CO), sulfur dioxide (SO 2) và oxit nitơ.
3.2 Môi trường đất
Môi trường đất bị ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản do quá
trình ngấm và thẩm thấu các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt, nước
thải mỏ, nước thải tuyển, các loại chất thải sinh hoạt, chất th ải nguy h ại. N ước
thải sinh hoạt có thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ, cặn l ơ l ửng, d ễ
dàng phân thủy xuống sông, suối có thể gây hiện tượng phú dưỡng đất. Nguồn
nước thải khai thác có chứa xăng, dầu sẽ làm gia tăng ô nhi ễm các kim lo ại n ặng
trong đất như Cu, Fe, Mn, ...
3.3 Môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước trong quá trình khai thác và chế biến khoáng
sản đang là vấn đề cấp thiết không chỉ riêng đối v ới tỉnh Tuyên Quang mà ở t ất
cả các khu vực có khai thác mỏ trên cả nước. Nguyên nhân d ẫn đ ến ô nhi ễm
nguồn nước trong quá trình khai thác và chế bi ến khoáng s ản bao g ồm t ừ n ước
sinh hoạt của công nhân viên, nước mưa chảy tràn và n ước s ử dụng trong quá
trình khai thác và chế biến quặng và bụi trong không khí hay b ụi l ắng trên b ề
mặt khai trường khi gặp mưa sẽ tác động xấu tới chất lượng nước mặt khu vực.
Các chất ô nhiễm trong nước mưa và nước sử dụng trong th ời kỳ s ản xu ất

chủ yếu là COD, BOD5, TSS và dầu mỡ. Trong đó, lượng chất rắn lơ lửng thải ra từ
nước mưa chảy tràn và nước sản xuất là khá lớn
* Lượng nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa tràn chảy qua khai trường cuốn theo đá vụn, bụi đất, đá
trên mặt đất xuống các hệ thống kênh mương gần đó làm cho n ước có váng d ầu
mỡ, độ đục nước tăng cao sẽ làm bồi lấp các rãnh thoát n ước, làm c ản tr ở các


dòng chảy của khu vực. Tuy nhiên, việc bồi lắng này không l ớn b ởi các ch ất th ải
rắn trong quá trình xây dựng được tận dụng tối đa.
* Lượng nước thải sinh hoạt
Trong quá trình xây dựng mỗi mỏ thường xuyên có khoảng 30 công nhân
làm việc trên công trường. Nước thải sinh hoạt được tính bằng 90% lượng n ước
cấp. Mỗi người sử dụng khoảng 60lít nước mỗi ngày, với số lượng công nhân
khoảng 30 người thì sử dụng nước khoảng: 1,8 m 3 /ngày. Do đó thải ra nước thải
sinh hoạt khoảng 1,62m3/ngày đêm
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất l ơ lửng (SS),
các hợp chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO4 ) và các vi sinh v ật.
3.4 Đối với địa hình cảnh quan và đa dạng sinh học
Theo tài liệu địa chất, hiện nay đã phát hi ện hơn 200 đi ểm quặng và m ỏ
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Quá trình khai thác mỏ bao gồm 4 giai đoạn: giai
đoạn giải phóng mặt bằng, giai đoạn chuẩn bị và xây dựng cơ bản, khai thác và
đóng cửa mỏ.
Yếu tố địa hình cảnh quan và đa dạng sinh h ọc ch ịu ảnh hưởng m ạnh mẽ
nhất ở giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cơ bản và giai đoạn khai thác. Thông qua
khảo sát nhận dạng thực tế, ở các giai đoạn này, địa hình tự nhiên b ị phá h ủy,
thay đổi mạng lưới thủy văn, làm mất nơi cư ngụ của các loài động v ật hoang dã,
kéo theo sự biến đổi tính đa dạng sinh học trong khu v ực. Th ảm th ực v ật, đ ịa
hình nơi khai thác bị phá hủy làm ảnh hưởng tới sinh ho ạt của người dân quanh
khu vực khai thác và các khu vực lân cận. Các moong khai thác, các bãi th ải m ỏ;

đặc biệt các khu mỏ bị bỏ hoang cũng ti ềm ẩn những tai bi ến nguy hi ểm nh ư
trượt lở bãi thải, tạo nguy cơ lũ bùn, lũ quét, tạo dòng thải acid mỏ, ...


4

CHƯƠNG 4: Giải pháp nâng cao tính ổn định khu vực lưu tr ữ quặng
đuôi trong khai thác và chế biến quặng đuôi mangan ở Nà Pét, Tuyên
Quang

4.1 Quản lý môi trường
4.1.1 Chương trình quản lý
Chương trình QLMT đảm bảo đưa ra các cơ chế phản ứng và gi ải quy ết
nhanh các sự cố môi trường xảy ra; có biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng
ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
- Quan trắc giám sát chất lượng môi trường là một nhiệm vụ quan trọng
trong công tác quản lý nhà nước về môi trường nhằm ki ểm soát một cách ch ặt
chẽ và có hệ thống các diễn biến, biến đổi chất lượng môi tr ường và các y ếu t ố
liên quan. Giám sát chất lượng môi trường là qua trình: Quan tr ắc, kh ảo sát, ghi
nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách th ường xuyên, liên tục các thông s ố
chất lượng môi trường và yếu tố có liên quan để quản lý chặt chẽ các ngu ồn gây
ô nhiễm, kịp thời điều chỉnh quy trình hoạt động và gi ảm nhẹ các chi phí kh ắc
phục, xử lý tác động tiêu cực đến môi trường.
- Phải xây dựng các bãi chứa chất thải kiên cố, dung lượng đ ủ l ớn đ ể ch ứa
chất thải rắn, không để phân tán ra môi trường. Đồng thời, phải thu hồi tri ệt đ ể
lượng chất thải của công đoạn tuyển trọng lực tại các boong ke đ ể s ử d ụng làm
vật liệu san lấp; thu hồi lượng bùn – sét tại các hố lắng làm chất ph ụ gia xi măng
hoặc làm chất độn cho các nhà máy sản xuất gạch không nung.
- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn chuyên
môn tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình khai thác đồng.

- Xây dựng các công trình xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn.
- Xây dựng các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì toàn b ộ thi ết
bị hệ thống xử lý chất thải.
- Xây dựng chương trình Phòng chống cháy rừng cho tất cả các tình hu ống
có xác xuất xảy ra lớn.
4.1.2 Chương trình giám sát môi trường
Để đảm bảo các hoạt động trong quá trình khai thác khoáng s ản không
gây ô nhiễm môi trường và đánh giá hiểu quả các biện pháp khống chế ô nhiễm
thì công ty sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn v ề bảo vệ môi trường tiến
hành giám sát định kỳ chất lượng môi trường theo định kỳ hàng năm.


4.1.2.1 Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn:
* Các vị trí giám sát dự kiến trong khu vực văn phòng và bãi ch ứa quặng:
+ 01 vị trí tại khu vực văn phòng
+ 01 vị trí giám sát tại xưởng sàng mỏ
Các chỉ tiêu giám sát: Nồng độ bụi, SOx, NOx, COx, và hơi hữu cơ, ti ếng ồn.
Tần suất giám sát: 2 lần/năm
* Các vị trí giám sát trên khai trường gồm:
+ 02 vị trí tại khu vực khai thác
+ 02 vị trí trên tuyến đường đi qua
Các chỉ tiêu giám sát: bụi, SOx, NOx, COx, CH4, COx.
Tần suất giám sát: 2 lần/năm theo các mùa trong năm và khi có sự cố.
(Áp dụng QCVN 05:2013/BTNMT – Chất lượng không khí xung quanh)
4.1.2.2 Giám sát chất lượng môi trường nước
+ Nước thải
Vị trí giám sát: Nước thải tại khu vực khai thác.
Tần suất giám sát: 2 lần/năm theo mùa trong năm và khi gặp sự cố.
Áp dụng QCVN 40/2011 – QCVN về nước thải công nghiệp.
+ Nước mặt

Tiến hành giám sát chất lượng nước suối liền kề mỏ Đồng
Các chỉ tiêu giám sát: pH, BOD5 (20oC), COD, chất rắn lơ lửng, coliform, DO,
tổng N, tổng P, hàm lượng kim loại nặng (asen, chì,..)
Tần suất giám sát: 2 lần/năm theo mùa trong năm.
Áp dụng QCVN 08-MT:2015/BTNM – QCVN về chất lượng nước mặt.
+ Nước ngầm
Tiến hành quan trắc nước giếng khoan cấp nước sinh hoạt
Các chỉ tiêu giám sát: Sắt, Mangan, Chì, Asen, Độ cứng, pH, tổng N, tổng P,
NH4-, NO2-, NO3-, Coliform, E-coli.
Tần suất giám sát: 2 lần/năm theo các mùa trong năm. (Áp dụng QCVN 09MT:2015/BTNMT – QCKTQG về chất lượng nước dưới đất.)


4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
4.1.3.1 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
 Giảm thiểu ô nhiễm bụi
+ Giảm thiểu bụi trên khai trường:
Để giảm thiểu bụi trên khai trường Chủ dự án phải tính toán lượng thuốc nổ tối
ưu để đạt được cỡ hạt hợp lý và hạn chế tối đa việc phát sinh bụi do khoan nổ mìn gây
ra. Trong những ngày nắng nóng và hanh khô, tiến hành phun nước tại các bãi khai
thác trước và trong khi bốc xúc để hạn chế bụi khuyếch tán. Người lao động phải được
trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết như: Khẩu trang, mũ, kính, ủng,
quần áo bảo hộ lao động trong khi làm việc.
+ Giảm thiểu bụi trên đường vận chuyển:
Các phương tiện vận tải phải che bạt kín để tránh lượng bụi phát tán. Chỉ sử
dụng phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Quyết
định số 4134/2001/ QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ. Xe tải, xe chuyên chở, đất đá thải, quặng thành
phẩm phải được kiểm tra mức ồn theo TCVN 5948-1999 và TCVN 6436 - 1998 và
mức độ phát thải theo TCVN 6438-1998. Trong những ngày nắng nóng và hanh khô,

Chủ dự án phải bố trí lực lượng tiến hành phun nước tưới đường khu vực khai thác và
trên tuyến đường vận chuyển quặng về Nhà máy Luyện Đồng khi xe đi qua khu dân cư
tập trung .
+Giảm thiểu bụi tại xưởng sàng mỏ: Chủ dự án phải bố trí lực lượng tiến hành
phun nước để giảm thiểu bụi tại xưởng sàng mỏ
 Giảm thiểu tiếng ồn
+ Giảm thiểu tiếng ồn trên khai trường:
Để giảm thiểu khả năng phát sinh tiếng ồn lớn do nổ mìn. Khi nổ mìn, Chủ dự
án phải tính toán lượng thuốc nổ hợp lý, chọn giờ nổ mìn để không ảnh hưởng tới cuộc
sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân xung quanh khu vực khai thác..
+ Giảm thiếu tiếng ồn ở xưởng sàng mỏ:
Trong giai đoạn thiết kế Chủ dự án phải giảm thiểu tiếng ồn bằng cách thiết kế
chế tạo chân đế các máy móc chắc chắn để giảm rung cho thiết bị.
Kệ để đặt máy sẽ sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ
cát khô để tránh rung lan truyền.
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.


- Kiểm tra sự cân bằng máy khi lắp đặt. Kiểm tra độ mòn của các chi tiết và cho
dầu bôi trơn thường kỳ.
- Kiểm tra độ mòn chi tiết và định kỳ bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng.
- Công ty phải trang bị các thiết bị bảo hộ: nút tai chống ồn, khẩu trang và bắt
buộc công nhân lao động tại xưởng phải sử dụng trong suốt thời gian làm việc đặc biệt
ở những khâu sản xuất phát sinh tiếng ồn.
- Thường xuyên luân chuyển nhân lực làm việc trong các khu vực có độ ồn cao,
rung lớn nhằm đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho công nhân.
- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật để hạn chế sự lan truyền tiếng ồn.
4.1.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
 Nước thải từ khai trường
Do địa tầng chứa Quặng Mangan nằm trên các đồi núi thấp vì vậy khi khai thác

luôn chú ý tới yếu tố thoát nước tự nhiên; khu vực khe núi, địa hình dốc khe suối tự
nhiên để thiết kế các dòng chảy…nước mặt tập trung vào mương dẫn vào bể lắng, khi
khai thác xuống sâu lượng nước đọng tại các moong đang khai thác được bơm cưỡng
bức vào kênh dẫn nước. Ngoài ra Chủ dự án còn tận dụng bể chứa là các moong đã
khai thác hoặc khu đất trũng, được gia cố kè bờ tạo thành bể lắng các chất lơ lửng
trước khi cho chảy ra các lạch hoặc các suối ở gần khu mỏ. Tại các moong khai thác,
Chủ dự án phải xây dựng hệ thống mương thoát, hố lắng .
Để tạo điều kiện thoát nước thuận lợi, độ nghiêng mặt tầng khai thác lộ thiên
được thiết kế có độ dốc 3-4% về phía vách vỉa, độ dốc dọc 1- 4%. Dự án sẽ xây dựng
hệ thống kè chống nước từ moong chảy tràn ra các vùng đất canh tác nông nghiệp
 Nước thải từ sinh hoạt
Tất cả nước thải từ các nhà vệ sinh đều được xử lý bằng bể tự hoại trước khi
thải ra ngoài môi trường. Dung tích bể tự hoại (W) được tính toán đảm bảo nồng độ
các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý thoả mãn các tiêu chuẩn TCVN
6772 : 2000 mức I. Giải pháp hợp lý để xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng phương
pháp sinh học (hầm biogas kiểu bể tự hoại 3 ngăn).
Nước thải vào

Bể phốt 3
ngăn

Hình 4.5 Hệ thống sơ đồ nước thải sinh hoạt

Nước sau xử lý


4.2 Tính toán thiết kế hồ chứa chất thải quặng đuôi
4.2.1 Yêu cầu chung
- Yêu cầu cơ bản:
+ Đảm bảo điều kiện an toàn và hệ số an toàn tương ứng v ới c ấp công

trình
+ Có đủ chiều cao (kể cả chiều cao phòng lún của nền và thân đ ập) đ ảm
bảo đập không bị tràn nước trong mọi trường hợp làm việc;
+ Thấm qua nền đập, thân đập, hai vai đập, vùng tiếp giáp gi ữa đập v ới
nền, bờ và mang các công trình đặt trong đập không làm ảnh hưởng đ ến l ượng
nước trữ trong hồ, không gây xói ngầm, không làm hư hỏng đập và gi ảm tuổi thọ
của công trình.
- Nếu công trình tháo nước và công trình lấy n ước từ h ồ ch ứa b ố trí trong
thân đập thì chúng phải được đặt trên nền nguyên thổ ổn định, phải có gi ải
pháp phòng chống thấm dọc theo mặt tiếp xúc giữa đất đắp của đ ập v ới các
công trình này và đảm bảo không xói chân đập khi xả lũ.
- Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công trình, ngu ồn cung c ấp v ật
liệu xây dựng và điều kiện thi công, tư vấn thi ết kế cần đề xuất m ột s ố ph ương
án vầ hình dạng và cấu tạo mặt cắt ngang của đập để lựa ch ọn m ột phương án
phù hợp.
- Đảm bảo sự hài hòa về kiến trúc thẩm mỹ của công trình đập trong h ệ
thống công trình đầu mối và sự hòa nhập của chúng v ới cảnh quan khu v ực.
Trong mọi trường hợp thiết kế đều phải đảm bảo duy trì các điều kiện bảo vệ
thiên nhiên, vệ sinh môi trường sinh thái và nghiên cứu kh ả năng k ết h ợp t ạo
thành điểm du lịch, an dưỡng...
- Thiết kế nối tiếp giữa đập với nền và hai b ờ vai đập không được phát
sinh dòng thấm tiếp xúc nguy hiểm giữa đáy thân đập v ới n ền, không tạo ra l ớp
mềm yếu và lún không đều gây nứt và thấm qua vai đập.
4.2.2 Lựa chọn vị trí
- Lựa chọn vị trí đập và tim tuyến đập cần phân tích đầy đ ủ các đi ều ki ện
sau đây:
+Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn của n ền đ ập ph ải
thoả mãn yêu cầu về cường độ chịu tải trọng, ít thấm nước, không bị phong hoá,
đảm bảo tính chỉnh thể, đồng nhất, không bị đứt gãy... N ếu không đáp ứng đ ược
tất cả các yêu cầu trên phải có giải pháp xử lý phù h ợp. Tránh b ố trí đ ập trên

nền hang động castơ hoặc đi qua các đứt gãy địa chất;


+ Điều kiện địa hình cho phép thi công xây dựng đập và các công trình đ ầu
mối khác. Địa hình lòng sông hẹp có vách bờ dốc được ưu tiên xem xét l ựa ch ọn
vị trí xây dựng đập do có khối lượng xây dựng nhỏ và đi ều ki ện địa ch ất vai đập
tốt hơn các khu vực có địa hình thoải;
+ Dẫn dòng thi công, bố trí mặt bằng thi công và các điều ki ện ph ục v ụ thi
công là thuận lợi.
- Tim tuyến lựa chọn tốt nhất là nằm trên đường thẳng. Tr ường h ợp ph ải
bố trí tim tuyến theo đường gẫy khúc thì đoạn gấp khúc phải bố trí thành đường
cong trơn nhưng không bị uốn cong gấp.
- Trên mặt bằng phải bố trí sao cho không xuất hi ện dòng ch ảy song song
với tim tuyến đập khi đập tràn vận hành xả lũ. Nếu điều kiện đ ịa hình không
thể tránh khỏi, bắt buộc phải có biện pháp gia cố chống xói mái đập phù hợp.
- Tuyến đập có kết hợp với hệ thống giao thông đường bộ hoặc có liên
quan đến an ninh quốc phòng, ngoài yêu cầu đảm bảo các ch ỉ tiêu kỹ thu ật c ủa
công trình đập chắn nước còn phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thu ật và quy đ ịnh
của công trình giao thông hoặc của quốc phòng.
4.3 Thiết kế hồ chứa
4.3.1 Tính toán thông số hồ chứa
Sản lượng : 59 427 tấn/ năm
Tuổi thọ mỏ: 8 năm
 Trữ lượng quặng Mangan: 59427 x 8 = 475 416 tấn
Để sản xuất ra 1 tấn quặng Mangan phải thải ra ngoài môi trường 0,8754
tấn quặng đuôi
- Tổng lượng bùn thải: 475 416 x 0,8754 = 416179 tấn
- Tỷ trọng trung bình của bùn khô là 7,440 tấn/m3
- Tổng thể tích bùn thải = 416179 : 7,440 = 55938 m3
Không tính toán sự thay đổi thể tích do bay h ơi, th ấm, l ượng mưa nên th ể

tích này được coi là thể tích cần thiết sử dụng.
Hình thức hồ quây bằng đập bờ cao
Chọn nền xây dựng công trình hồ chứa là nền phẳng không nghiêng
(±0.3%)
Kết cấu đập là bê tông cốt thép
Chọn mực nước tính toán là 7m


×