Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

BÁO cáo bản CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 62 trang )

TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

MỤC LỤC

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

1


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

NỘI QUY AN TOÀN TRÊN TÀU

1. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của tàu, các quy trình kỹ thuật an toàn lao động

và vệ sinh lao động.
2. Cấm thuyền viên làm việc ở nơi có biển báo nguy hiểm về điều kiện khí độc.
3. Nghiêm cấm người không có trách nhiệm đến gần điều khiển hay sửa chữa động
cơ.
4. Phải sử dụng mặt nạ phòng độc hay mặt nạ phòng bụi, tai chống ồn khi làm việc ở
nơi có nhiều bụi, hơi độc
5. Làm việc trên cao phải có giàn giáo, dây an toàn, bề mặt làm việc phải chắc chắn.
6. Cấm đùa giỡn ở các khu vực gần bệ truyền động dây curoa, bánh đà.


7. Khi làm việc trong hầm, khoang kín phải có thông gió tốt. Kiểm tra độ an toàn với

hầm chứa nhiên liệu và xăng dầu.
8. Trước khi làm việc phải kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn và
luôn sử dụng bảo hộ theo đúng quy định.
9. Tập trung vào công việc.
10. Giữ gìn sức khỏe, tránh làm việc khi người quá mệt mỏi.
11. Không được mang đồ trang sức như dây chuyền, nhẫn trong lúc làm việc vì rất

nguy hiểm.
12. Khi làm việc có liên quan đến thiết bị điện, ắc qui, bộ khởi động, không được đeo

đồng hồ dây kim loại, có thể đeo loại dây gia. Nhưng tốt nhất không nên đeo đồng
hồ.
13. Trong khi làm việc với vật nặng, phải mang, vác, cẩu, tời,phải đội mũ cứng bảo

hộ.
14. Phải luôn chấp hành tốt mọi qui định, luôn phải giữ buồng máy gọn gàng, theo

đúng qui định.

NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

2


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT


BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Mục tiêu an toàn chữa cháy của tàu là:
1

Ngăn ngừa xảy ra các vụ cháy và nổ.

2

Giảm nguy cơ do cháy đối với thuyền viên.

3

Giảm tổn thất do cháy tàu, hàng và môi trường.

4

Kiềm chế, kiểm soát và loại trừ cháy nổ trong khoang phát sinh.

5

Cung cấp các phương tiện thoát hiểm phù hợp và sẵn cho thuyền viên.
-

Biết các vị trí công tắc báo cháy, các bình chữa cháy.

-

Thường xuyên kiểm tra các thiết bị báo cháy, chữa cháy.


-

Giữ vệ sinh thoáng mát sạch sẽ.

-

Dùng dung môi để tẩy xăng, dầu mỡ. Không dùng xăng dầu tẩy.

-

Chỉ được phép hút thuốc ở phòng cho phép hút thuốc.

-

Hiểu biết các bình chữa cháy cần sử dụng vào các trường hợp.

-

Sử dụng hộp nối điện để đảm bảo an toàn kỹ thuật điện.

-

Cách sử dụng các kiểu bình chữa cháy.

-

Thường xuyên kiểm tra các thiết bị chữa cháy.

-


Bảo quản các vật kiệu dễ cháy nổ trong các bình chứa an toàn và khi có thể bảo
quản chúng ở những khu vực riêng biệt.

-

Giữ tàu luôn sạch sẽ, phải thường xuyên vệ sinh

-

Xiết chặt các nắp đóng và các bình chứa dung môi khi không sử dụng.

-

Bảo quản các chụp đèn che chắn trong khi làm việc vào ban đêm, đầu hoặc nhiên
liệu tích tụ gần đèn có thể gây cháy.

- Bảo quản các thiết bị điện được nối chính xác và luôn được nối mát.
- Tránh sử dụng các mối nối kết điện không đảm bảo an toàn.
- Bố trí các bình chữa cháy ở vị trí dễ lấy.
- Không được mở đốt tự do, khi sử dụng xong phải tắt ngay.
- Không được vào phòng có biển “cấm lửa” với ngọn lửa trong tay.
- Không được đóng chặt các cửa thoát an toàn.
- Không được đến gần ắc qui khi đang nạp điện và khi thiết bị nạp ắc qui đang có

điện.

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

3



TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu của chính sách an toàn và và bảo vệ môi trường của Xí nghiệp vận tải biển
và công tác lặn bao gồm:
1. Lập ra các tác nghiệp an toàn trong khai thác tàu và môi trường làm việc an toàn.
2. Đánh giá mọi rủi ra đã được xác định đối với tàu, con người và môi trường và thiết lập
các biện pháp bảo vệ thích hợp.
3. Liên tục hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của những người trên bờ và dưới tàu, bao
gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn cấp liên quan tới an toàn và bảo
vệ môi trường.
Để đạt được mục tiêu trên, Xí nghiệp thiết lập, triển khai, thực hiện và duy trì một hệ
thống quản lý an toàn bao gồm các yêu cầu và chức năng sau:
1. Một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường.
2. Các hướng dẫn và quy trình để đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường phù
hợp với luật pháp có lien quan của quốc tế và quốc gia.
3. Xác định các mức phân cấp quyền hạn và tuyến thông tin liên lạc giữa những người trên
bờ, giữa những người trên tàu và giữa tàu với bờ.
4. Các quy trình báo cáo các tai nạn và sự không phù hợp với các điều khoản của Bộ luật
ISM.
5. Các quy trình để chuẩn bị sẳn sàng và đối phó với các tình huống khẩn cấp.
6. Các quy trình đánh giá nội bộ và xem xét công tác quản lý.
Hệ thống quản lý an toàn của Xí nghiệp đảm bảo:
 Tuân thủ các quy phạm và quy định bắt buộc.

 Lưu tâm với các bộ luật, hướng dẫn và tiêu chuẩn có thể áp dụng do Tổ chức Hàng Hải
quốc tế, chính quyền Hàng hải các cơ quan Đăng Kiểm và các tổ chức công nghiệp
Hàng Hải khuyến nghị.
Hệ thống quản lý an toàn và chính sách bảo vệ môi trường này được áp dụng cho tất cả
các tàu Xí nghiệp đang quản lý. Chính sách này phải được thực hiện và duy trì ở tất cả
các cấp của Xí nghiệp, cả dưới tàu cũng như trên bờ.

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

4


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

1. Giới thiệu chung về tàu Kỳ Vân 02.

2. Công ty chủ quản tàu.

Tàu Kỳ Vân 02 thuộc quản lý của xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt – Nga
VIETSOVPETRO tại địa chỉ số 105 Lê Lợi Tp. Vũng Tàu. Tàu được đóng tại nhà máy
Teklo Zosen vào năm 1983 tại Nhật Bản. Hiện nay, tàu đang làm công tác dịch vụ cho
ngành dầu khí, tại các giàn khoan vùng biển Vũng Tàu Việt Nam.
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

5



TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

- Chủ tàu: Liên doanh dầu khí Việt - Nga VIETSOVPETRO
- Đặc điểm: Vật liệu thân tàu vỏ thép
- Số IMO: 8223658
- Cảng đăng ký: Sài Gòn
- Quốc tịch: Việt Nam
- Số thuyền viên: 19 người và 2 sinh viên thực tập
- Tốc độ tối đa: 12 hải lý/giờ

 Các thông số kích thước chính của con tàu:
- Chiều dài toàn bộ LOA: 57.7 m
- Chiều dài giữa trụ mũi và trụ lái LBP: 52.7 m
- Chiều cao tàu H: 4.65 m
- Chiều rộng B: 12.2 m
- Trọng tải toàn phần DWT: 1100T

3. Đặc điểm của tàu.
- Tàu Kỳ Vân 02 là tàu chuyên kéo đẩy, lai dắt, làm neo, chở hàng và làm công tác
dịch vụ trong ngành dầu khí tại các dàn khoan. Vì vậy tàu được thiết kế dựa trên hai
nguyên tắc, tính cơ động và nhiệm vụ chính của tàu.
 Tính cơ động: Tàu được thiết kế nhỏ gọn ưu tiên cho sức đẩy và sức kéo, và khả năng
điều động linh hoạt của tàu. Vì vậy, trên tàu được trang bị hai động cơ 4 kỳ Yanmar
8Z280-ET lai chân vịt định bước và trên tàu còn trang bị một máy mũi lai chân vịt

biến bước (cpp).
 Nhiệm vụ chính của tàu:
- Hộ tống các giàn khoan từ đất liền ra biển.
- Làm neo.
- Dịch vụ vận chuyển nước ngọt, chở hàng, chở khách, trực sẵn sàng cho giàn khoan....
- Tham gia cứu hộ, trực cứu hỏa khi cần thiết.
 Bố trí chung con tàu :
• Phần mũi: Có 1 khoang để chứa các thiết bị trên boong như xích neo, tời neo, các két
chứa nước ngọt, ballast, khoang máy mũi.
• Phần phía trên là phòng ở thuyền viên và buồng lái.
• Phần thân : phần dưới mớn nước là hầm máy, phần trên là boong
4. Thông số trang thiết bị của hệ động lực.
- Hệ động lực tàu Kỳ Vân 02 được trang bị 2 máy chính lai gián tiếp hai trục chân vịt
thông qua hộp số.
- Hệ động lực trên tàu, máy chính lai trục chân vịt, diesel lai máy phát, máy mũi, máy
phát sự cố trên tàu tất cả được sử dụng nhiên liệu dầu DO.
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

6


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Tàu trang bị 2 máy chính lai 2 chân vịt định bước, 3 máy phát Diesel lai 3 máy phát
điện, một máy Diesel lai chân vịt mũi biến bước.
- Các thiết bị trao đổi nhiệt, các bơm phục vụ hệ thống, ballast, lacanh, cứu hỏa,..

5. Hệ trục truyền động chính.
 Hệ động lực đẩy tàu bao gồm : máy chính, hộp số, trục chân vịt, được thiết kế đảm
bảo dải tần số dao động xoắn nguy hiểm không xảy ra trong khoảng 80% tới 100%
vòng quay tương ứng với công suất động cơ.
5.1. Hệ trục.
- Hệ trục tàu bao gồm hai trục chân vịt lai với hai máy chính thông qua hộp số,
trục được chế tạo bằng thép rèn, hộp số lai với chân vịt thông qua hệ thống
bánh răng ăn khớp và không có trục trung gian.
- Chức năng của hệ trục là truyền cho chân vịt momen xoắn của động cơ, tiếp
nhận lực dọc trục do chân vịt quay trong môi trường nước tạo nên, đồng thời
truyền lực này cho ổ chặn lực dọc trục và truyền ra vỏ tàu.
- Tàu bố trí hai trục chân vịt song song nhau.
- Kích thước : Đường kính trục chân vịt : 324 mm
Chiều dài trục chân vịt: 11031,76 mm
5.2. Các thiết bị hệ trục.
- Ổ đỡ chặn được bố trí trong bộ ly hợp giảm tốc đảo chiều.
- Ống bao trục chân vịt được chế tạo bằng thép đúc, phía cuối ống bao có ren cố
định bằng đai ốc.
- Trục chân vịt được bố trí 3 gối đỡ làm từ nhựa tổng hợp.
5.3. Chân vịt.
- Trên tàu bố trí 2 chân vịt định bước có 4 cánh, bộ bảo vệ bằng các mặt bích trên trục
chân vịt, momen quay trong nước WD = 2812.3 kg/m2.
- Kích thước: Đường kính : 2200 mm
Bước chân vịt: 1900 mm
- Hệ trục được làm mát và bôi trơn bằng nước biển trích từ hệ thống làm mát máy
chính. Việc làm kín nước giữa hệ trục với buồng máy được thực hiện bằng các vòng
đệm cao su và sự cân bằng áp lực ( P nước làm mát và P nước bên ngoài )
5.4. Hộp số.
- Thông số kỹ thuật cơ bản của hộp số:
-


Kiểu:
Tỉ số truyền với:
Số lượng:
Lưu lượng dầu vào:
Trọng lượng:

YC - 2502
Tiến: 1 : 2.06 - 2.29 - 2.56 - 2.77
Lùi: 1 : 1.98 - 2.09 - 2.44 - 2.62
2 ( M.E )
Max 195 lit
Min 175 lit
5200 kg

NỘI QUY TRÊN TÀU
1. Tất cả các cán bộ, công nhân viên đi công tác trên tàu phải có quyết định điều động

của thuyền trưởng.
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

7


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02


2. Thân nhân của thuyền viên hoặc cán bộ công nhân viên của tàu muốn đi theo tàu phải

có đơn xin phép và phải được phê duyệt.
3. Khi tàu neo đậu tại bến, phân công công việc phải ghi rõ trên bảng, sau ca trực phải

bàn giao ghi đầy đủ vào sổ.
4. Tất cả thuyền viên trong khi trực ca, khi tàu hành trình tuyệt đối không được uống

bia, rượu và đánh cờ bạc.
5. Khi tàu neo đậu tại bến, không được cho người lạ lên tàu khi chưa có sự đồng ý của

sỹ quan.
6. Tất cả các thuyền viên, học sinh thực tập trên tàu phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh

và bảo vệ tàu.
7. Khi tàu về cảng hoặc rời cảng, ban chỉ huy tàu có trách nhiệm đánh điện về công ty,

ghi rõ nội dung, người chịu trách nhiệm.
8. Tuyệt đối cấm thuyền viên bán dầu nhớt và các trang thiết bị khác.
9. Ban chỉ huy tàu có trách nhiệm và có kế hoạch tổ chức cho thuyền viên thực tập cứu

hỏa, cứu sinh.
10. Tất cả các thuyền viên, học sinh thực tập phải chấp hành nghiêm nội qui trên. Nếu vi

phạm tùy theo mức độ phải chịu hình thức kỷ luật của công ty.

CHƯƠNG II. MÁY CHÍNH
1. Kết cấu.
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B


8


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02



Cấu tạo chính bao gồm:
1. 1. Khối xylanh
2. 2. Bệ máy
3. 3. Bánh đà
4. 4. Tổ hợp tuabin máy nén
5. 5. Sinh hàn khí
6. 6. Bầu góp khí tăng áp
7. 7. Nắp xylanh
8. 8. Đường nước làm mát
9. 9. Bộ điều tốc
10. Nút start/stop động cơ
11.Bơm cao áp
12.Que thăm dầu
2. Thông tin cơ bản của máy chính.
1

Type

13. Hộp chứa dầu nhờn bộ điều tốc

14. Bảng chỉ báo các thông số
15. Van biệt xả
16. Bơm cấp dầu đốt
17. Bơm cấp dầu nhờn
18. Bơm nước làm mát
19. Ống phân phối nước làm mát
20. Phin lọc dầu
21. Van khởi động
22. Đường khí nén khởi động
23. Ống góp khí xả

Trục đứng, 4 thì, phun trực tiếp có làm mát và
tăng áp.
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

9


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

2
3
4
5
6
7
8

Model

Công suất/Vòng quay
Số xylanh
Đường kính xylanh/ Hành trình
Piston
Áp suất có ích bình quân (pc)
Tốc độ bình quân Piston
Áp suất cháy cực đại

9

Chiều quay động cơ
(Nhìn từ lái tới mũi )

1
0

Trọng lượng

11

Thứ tự nổ

1
2
1
3
1
4
1
5

1
6

Góc phun sớm



BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

8Z280 - ET
2400ps/ 650rpm
8
280/360 mm
18.74 KG/cm2
7.80 m/s
130 KG/cm2
Máy 2

Máy 1

15800 kg
Máy 1: 1 - 4 - 7 - 6 - 8 - 5 - 2 – 3
Máy 2: 1 - 3 - 2 - 5 - 8 - 6 - 7 - 4

Phương pháp khởi động
Khả năng quá tải
Suất tiêu hao nhiên liệu
Tỷ số nén


(18 ~ 26 )0
Khí nén ( 30 KG/cm2 )
Quá tải 10% trong 60 phút
15.4 g/ps.hr
12.6

Các thông số khi động cơ làm việc.

Áp suất nước làm mát

0,5 KG/cm2

Áp suất dầu bôi trơn

0.15 KG/cm2

Nhiệt độ nước làm mát vào

29oC

Nhiệt độ nước làm mát ra

70oC

Nhiệt độ dầu bôi trơn

31 oC

Nhiệt độ khí sau tăng áp


30 oC

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

10


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Nhiệt độ khí xả

350 oC

Khe hở nhiệt xupap hút

0,4 mm

Khe hở nhiệt xupap xả

0,4 mm

Áp lực vòi phun

280 KG/cm2

Chiều cao buồng đốt


19 mm

Van an toàn

130KG/cm2

QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY CHÍNH
A. Chuẩn bị máy chính.
1. Kiểm tra dầu nhờn cacte, hộp số, đòn gánh và tuabin.
2. Kiểm tra xung quanh máy chính.
3. Xả nước chai gió và nạp gió.
4. Chạy bơm dầu nhờn độc lập.
5. Mở van biệt xả và via máy sau đó đóng van biệt xả.
B. Khởi động máy chính.
1. Chạy bơm dầu nhờn độc lập.
2. Mở van gió khởi động.
3. Đưa cần khởi động lên vị trí START đến khi máy nổ thì đưa cần khởi động về lại vị trí
RUN.
4. Kiểm tra áp lực dầu nhờn máy chính và đòn gánh.
5. Tắt bơm dầu nhờn độc lập.
6. Chạy bơm nước biển làm mát.
7. Kiểm tra áp lực nước làm mát.
8. Đóng van gió khởi động máy chính.
9. Kiểm tra các thông số nhiệt độ khí xả, nước làm mát.
C. Theo dõi hoạt động của máy chính.
1. Vòng quay máy chính.
2. Áp suất M/E, LO, R/A LO, RG LO, DO, nước ngọt, nước biển.
3. Nhiệt độ M/E LO, RG LO, nước ngọt, nước biển, khí xả.
4. Mức nhớt cacte, hộp số, tuabin, bộ điều tốc, R/A.

D. Tắt máy chính.
1. Kiểm tra vòng quay máy chính trước khi tắt.
2. Chạy bơm dầu nhờn độc lập.


SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

11


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

3. Đưa thanh điều khiển về vị trí STOP cho tới khi bánh đà dừng hẳn.
4. Tắt bơm dầu nhờn độc lập.
5. Tắt bơm nước biển làm mát độc lập.
3. Các hệ thống phục vụ động cơ chính.
3.1. Hệ thống nhiên liệu (Sơ đồ hệ thống nhiên liệu tổng quát tàu Kỳ Vân 02 kèm theo)
- Tàu sử dụng 100% nhiện liệu là dầu DO.
- Bơm cấp dầu với lưu lượng qua bơm 170 l/hr được lai bởi máy chính và được cài áp
suất qua bơm là từ 2.5-3.0 KG/cm2.
- Két chứa dầu bẩn (Drain Sump) có dung tích là 0.8 lit.
Hệ thống nhiên liệu có các chức năng cơ bản bao gồm:
Nhận (đo và xác định lượng nhiên liệu) và bảo quản nhiên liệu dự trữ theo yêu cầu khi
khai thác. Xử lý để đảm bảo chất lượng nhiên liệu trước khi đưa vào động cơ. Cung cấp
nhiên liệu trong quá trình hoạt động của động cơ để đảm bảo việc nhận và bảo quản dầu,
ngoài hệ thống van ống thông thường, tất cả các két dầu trên tàu đều được thiết kế để có

thể đo và tính toán lượng dầu trong két. Nhiện liệu từ các két dự trữ trước khi được đưa
vào sử dụng cho động cơ phải được tính toán trước và xử lý bằng các hình thức như: pha
hóa chất, lọc, hâm, nhũ tương hóa....
 Hệ thống nhiên liệu còn phải đảm bảo chức năng cung cấp nhiên liệu cho động cơ,
với những yêu cầu sau đây:
Cung cấp lượng nhiên liệu chính xác và phù hợp với chế độ khai thác động cơ (có khả
năng điều chỉnh khi thay đổi chế độ khai thác động cơ). Phải đảm bảo chất lượng phun
sương ở áp suất phun đã quy định. Phải được cấp vào xilanh động cơ đúng thời điểm quy
định, trong một giai đoạn nhất định. Đối với động cơ có nhiều xilanh, lượng nhiên liệu
và quy luật cấp nhiên liệu cho động cơ các xilanh phải đều nhau. Phải đảm bảo ổn định
cho động cơ hoạt động ở chế độ vòng quay nhỏ nhất đã quy định. Làm việc tin cậy, ổn
định với các chế độ khai thác động cơ, tuổi thọ cao, giá thành rẻ,....


Bầu lọc dầu đốt máy chính

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

12


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

3.2. Sơ đồ hệ thống đường dầu đốt.

Sơ đồ hệ thống đường dầu đốt.

Chú thích:
A. Phin lọc dầu đốt số 1
1. Van đóng mở đường dầu cấp
B. Bơm cấp dầu
4. Van 3 ngã
C. Phin lọc dầu đốt số 2
6; 7; 9. Đường cấp dầu tới bơm cao áp
D. Bơm cao áp
10; 12; 15 16; 18. Đường dầu hồi về két dầu DO
E. Van cấp dầu
Nguyên lý hoạt động:
Trước khi khởi động máy chính phải mở van 2 trước. Dầu DO được bơm cấp dầu B lai
động cơ chính hút từ két trực nhật qua phin lọc A, sau khi qua phin lọc A dầu tiếp tục
được đưa qua van số 2. Sau khi qua bơm cấp dầu B dầu đi qua van đóng mở đường dầu
cấp 1 và 3 ngã số 4, van này sẽ kiểm tra nhiệt độ và áp suất của dầu và quyết định dầu có
được cấp vào máy hay không.
TH1: Nếu dầu không được phép qua van 4, thì dầu sẽ theo đường số 5 trở về máy lọc
TH2: Khi dầu được phép vào máy chính, thì dầu sẽ được cấp vào bơm cao áp D, bơm
cao áp sẽ điều khiển lượng dầu trước khi qua van E cấp vào vòi phun. Sau đó dầu thừa
khi qua bơm D và van E sẽ được hồi về két theo đường số "10; 12; 15; 16; 18" tương
ứng (như hình vẽ).
3.3. Bơm cao áp.
Cấu tạo:

1. Sơ mi bơm
2,4. Thân bơm
3. Piston
14. Rãnh xả dầu

5. Lò xo van xuất dầu

7. Van xuất dầu
9. Cửa hút
16.Ống bao

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

11. Thanh răng nhiên liệu
12. Đế trên lò xo
13. Lò xo
13


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Bơm cao áp dạng BOSCH và van xuất dầu
Nguyên lý hoạt động của bơm cao áp :
- Khi piston của bơm chuyển động xuống dưới nhờ tác dụng của lò xo sẽ tạo ra chân
không trong xilanh bơm. Khi mép trên của đường piston vượt qua lỗ nạp thì nhiên liệu
được hút từ đường ống nạp qua cửa nạp vào thể tích công tác của xilanh bơm (bao gồm
cả phần thể tích phía trên xi lanh và cả thể tích trong rãnh lõm ở phần đầu piston). Khi
piston đến điểm chết dưới thì quá trình nạp kết thúc.
- Do vấu cam quay, truyền cho con lăn của con đội mà piston chuyển động lên trên để
thực hiện quá trình nén (cấp nhiên liệu). Khi piston bắt đầu chuyển động từ ĐCD lên
một phần nhiên liệu bị đẩy qua cửa nạp và lỗ dầu hồi, khi piston bắt đầu che kín lỗ nạp
và lỗ dầu hồi thì quá trình nén được bắt đầu. Nhiên liệu trong xi lanh bị nén tạo ra áp
suất đẩy rất cao mở van xuất dầu đi vào đường ống cao áp tới vòi phun và phun vào

trong xi lanh động cơ. Khi mép của rãnh vát của piston mở lỗ hồi dầu thì nhiên liệu ở
không gian phia trên piston, thông qua rãnh lõm của piston và lỗ dầu hồi làm cho áp
suất trong thể tích công tác giảm xuống nhanh, lúc ấy dưới tác dụng của lực căn lò xo,
van xuất dầu lập tức đóng kín ngăn cách quá trình cung cấp nhiên liệu của bơm. Quá
trình phun nhiên liệu vào buồng đốt kéo dài cho đến khi rãnh lõm trên piston thông với
khoang nạp.
3.4. Vòi phun.
Cấu tạo.

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

14


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

Chú thích:
1. Đầu phun
2. Đai ốc của đầu phun
3.5. Chốt định vị
4. Tấm đệm
6. Cần nén kim phun
7. Thân
8. Vành khít
9. Ống nối
 Nguyên lý hoạt động của vòi phun :

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02


10. Lưới lọc
11. Bạc lót
12. Vòng điều chỉnh
13. Lò xo
14. Ống dẫn nhiên liệu
15. Kim
16. Buồng hình vành khăn

-

Khi động cơ làm việc nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường ống cao áp vào kim
phun, xuống phía đót kim nằm lại tại bọc chứa dầu cao áp. Bình thường lò xo
luôn luôn đè van kim đóng kín các lỗ tia. Đến khi cung cấp nhiên liệu vào bơm
cao áp, áp suất nhiên liệu tăng tác dụng vào mặt côn lớn của cây kim, áp suất
này tăng dần lên đến khi lớn hơn lực căng nén của lò xo, nhấc kim phun lên mở
các lỗ tia phun nhiên liệu vào buồng đốt.

-

Đến khi dứt phun, áp suất nhiên liệu giảm nhỏ hơn sức nén lò xo của kim phun,
đóng kín lại các lỗ tia trên bệ đót, ngăn không cho nhiên liệu phun ra. Độ nâng
của kim phun từ 0,3 – 1,1mm và được khống chế bởi mặt lắp ghép giữa đót kim
và thân kim.
Áp suất phun của nhiên liệu có thể điều chỉnh bằng vít điều chỉnh trên lò xo
hoặc thay đổi miếng chêm nếu không có vít điều chỉnh. Nếu tăng sức nén lò xo
thì tăng áp suất phun và ngược lại. Áp suất lò xo tăng thì tia nhiên liệu phun vào
càng dài và càng sương nhưng không thể tăng áp suất lớn được vì còn phụ thuộc
vào bơm cao áp và dạng buồng đốt.


-

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

15


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

4. Các hư hỏng thông thường và phương pháp sửa chữa đối với các thiết bị trong hệ
thống.
4.1. Sửa chữa bơm cao áp.
4.1.1. Các dạng hư hỏng
- Mòn cặp piston.
- Xước bề mặt làm việc.
- Van xuất dầu bị mòn.

Mặt Cắt Bơm Cao Áp
Cấu tạo:
1. Cam
2. Con đội

5. Xilanh
6. Cửa nhiên liệu vào

3. Lò xo

7. Van cao áp
4. Piston
8. Rãnh vát
4.1.2. Phương pháp kiểm tra.
- Kiểm tra các vết nứt, xước, độ côn cặp piston và xilanh trục bằng cách đo đường kính lỗ
và trục theo hai mặt phẳng vuông góc nhau.
4.1.3. Cách sửa chữa:
Có hai dạng sửa chữa là lắp dẫn và phục hồi.
- Lắp dẫn: Sau khi tháo lắp piston trục, vệ sinh kiểm tra hư hỏng. Ta chọn chúng theo kích
thước → từ đó ta chọn các cặp còn chính xác và tinh chế lại bằng cách rà chúng với
nhau.
 Các nguyên khâu thực hiện:
- Mài→ Phân nhóm→ Rà bộ đôi→ Kiểm tra độ kín
- Phục hồi: Với các cặp piston và xilanh còn lại ta phục hồi bằng cách mạ crôm. Trước khi
mạ cần phải tinh chế khử độ ôvan, độ côn và đánh bóng bề mặt chi tiết.
- Sau khi mạ xong phải mài lại bằng máy mài chính xác để gia công các chi tiết riêng lẻ.
Sau cùng tiến hành mài rà lắp ghép từng cặp piston và xilanh cùng với nhau.
• Các nguyên khâu thực hiện:
- Mài→ Mạ→ Mài → Rà từng cặp → Kiểm tra độ kín.
Yêu cầu trước khi rà là: piston lắp vào xilanh thấy hơi chặt và chỉ đưa vào được 1/3
chiều dài trục. Sau khi rà kiểm tra độ kín giữa piston và xilanh trục như sau : bôi một lớp
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

16


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP

TÀU KỲ VÂN 02

dầu lên bề mặt piston rời lắp vào xilanh, do tác dụng của trọng lượng bản thân piston từ
từ rơi xuống thì đạt yêu cầu. Có thể kiểm tra độ kính bằng các dụng cụ chuyên dùng. Áp
suất và thời gian thử có thể cho biết độ kính lắp ghép của chúng.

Máy khoan điện và máy mài
4.2. Sửa chữa van xuất dầu.
Khi sửa chữa van xuất dầu chủ yếu là ta phục hồi mặt côn của đế van và đĩa kim van
bằng cách rà nhờ dụng cụ chuyên dùng. Lúc đầu rà với bột mịn sau đó rà với dầu nhờn
sau khi rà xong độ kín được kiểm tra trên các thiết bị thử riêng.
4.3. Lắp ráp trên động cơ.
Khi bơm có dấu:
+ Quay trục động cơ theo chiều thuận cho piston máy một nằm đúng thời điểm phun dầu
sớm (theo lý lịch máy).
+ Quay trục cam của bơm cao áp trùng với dấu bắt đầu phun trên thân bơm rồi đặt bơm
vào giá, điều chỉnh khớp với trục cam.
+ Kiểm tra góc phun sớm nếu không đạt yêu cầu thì phải điều chỉnh bằng cách thay đổi
chiều dày miếng chêm hoặc tăng chiều dài đinh ốc dưới chân bơm.
Bơm không dấu:
Quay trục khuỷu theo chiều thuận sao cho piston nằm đúng thời điểm phun dầu theo lý
lịch máy.
- Lắp bơm vào vị trí:
+ Bắt ống nhiên liệu đến bơm.
+ Mở vòi phun nhiên liệu để nhiên liệu phun vào bơm.
+ Để thanh răng nhiên liệu ở vị trí nhiều dầu.
+ Mở nắp bơm lấy lò xo và van xuất dầu ra.
- Quay động cơ ngược chiều nữa vòng, sau đó quay lại đúng chiều và ghi nhận lúc nhiên
liệu trào ra ở bơm, tiếp tục quay từ từ và ghi nhận lúc nguyên liệu ngừng trào ta cũng
ngừng quay.


SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

17


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

- Xem dấu ở cốt máy có đúng với dấu phun dầu của bơm không. Nếu không đúng ta điểu

-

chỉnh ốc hay miếng dẹp ở dưới chân bơm.
5. Sửa chữa vòi phun.
5.1. Các dạng hư hỏng và sửa chữa.
+ Lỗ phun nhiên liệu bị mòn tắc, kim van và miệng vòi phun không khít.
+ Đầu vòi phun kiểu nhiều lỗ, đầu bị nứt.
+ Kiểm tra miệng phun bằng dây thép chuyên dùng. Nếu có đường kính tương ứng với
lỗ phun mà luồn qua lỗ được dễ dàng thì lỗ bị mòn qua giới hạn.
+ Khi mặt côn kim phun bị xước, mòn ta rà lại phần côn. Khi mặt trụ định hướng của
kim phun bị mòn, xước thì phải đánh bóng lại rồi sau đó rà trên máy chuyên dùng. Cuối
cùng ta rà giữa đầu phun và kim phun với nhau gồm hai bước.
+ Rà phần trục dẫn hướng.
+ Rà phần mặt côn.
5.2. Thử và điều chỉnh vòi phun.
Khi thử vòi phun ta thử độ kín lắp ghép, góc phun và chất lượng phun.

• Độ kín vòi phun được thử như sau:
+ Xiết căng lực lò xo đến lực quy định.
+ Bơm áp xuất dầu ở hệ thống lớn hơn áp xuất dầu đã cho.
+ Theo dõi đồng hồ để xác định thời gian giảm áp xuất trên, nếu vòi
phun tốt thời gian đó khoảng 20 giây. Chất lượng phun có thể xác định theo dấu vết tồn
tại trên tờ giấy trắng đặt dưới miệng phun, khi chất lượng phun tốt thì trên tờ giấy các
giọt nhiên liệu nào đọng lại, khi ngưng vòi phun phải kết thúc không có hiện tượng nhỏ
giọt nhiên liệu.
+ Góc phun được kểm tra bằng cách đo đường kính của phần bị ướt do chùm tia nhiên
liệu phun trên tờ giấy và xác định được góc.
+ Ta có thể điều chỉnh vòi phun bằng vòi phun chuẩn. Vòi phun chuẩn và vòi phun thử
được mắc song song nhau và dùng chung một bơm nếu vòi phun thử tương tự vòi phun
chuẩn thì đạt yêu cầu.
6. Sửa chữa phin lọc và bơm nhiên liệu, đường ống.
Bơm bị hỏng bị mòn bánh răng, mẻ (tháo ra sửa chữa khắc phục hoặc thay mới).
Bể đường ống, van, (bó ống khắc phục tạm thời hoặc tháo ra hàn, thay ống mới ).
Áp lực của bơm không ổn định (kiểm tra van hút, van đẩy xem đã mở hết hay chưa).
Lưu lượng không đạt (kiểm tra điện áp có ổn định không hoặc kiểm tra lượng nhiên liệu
trong két chứa).
Dầu rò rỉ nhiều qua cổ bơm (xiết chặt lại cổ bơm).
Bầu lọc bị tắc bẩn (chuyển sang làm việc với bầu lọc khác sau đó tiến hành tháo bầu lọc
ra vệ sinh, cần thiết có thể thay thế mới.
7. Hệ thống bôi trơn máy chính.
Các loại dầu nhờn được sử dụng cho máy chính và thiết bị liên quan.
ST
T

Loại dầu nhờn

Tên thiết bị

Cácte máy chính (YANMAR-8Z208ET)
Bộ điều tốc máy chính RHD 6

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

18


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

1

SEA 40 GD (PV Marine GD 40 – VS)

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Dàn cò máy chính
Hộp số bơm cứu hỏa đồng trục

2

Turbo 68

Turbo- changer máy chính VTR 2512
Hộp số máy chính

3


Gadinia 40

Các te Diesel tời chính
Cácte máy đèn No.1.2.3

4

SEA 40 RMX

Cácte Diesel máy mũi

(PV Engine RMX 40 – VS)
5

Tellus S2 M32

Máy lái thủy lực

6

Tellus S2 M68

Hộp số- Li hợp thủy lực tời chính
Tời thủy lực

7

ISO68 TL

Điều khiển biến bước chân vịt mũi

Hộp xích truyền động tời chính

8

ISO 150 EP

Hộp số chân vịt mũi
Két trọng lực chân vịt mũi

9

Clavus 46

Điều hòa không khí
Máy lạnh thực phẩm

10

Corena S2 P100

Máy nén gió khởi động

11

Alvania RL3

Mỡ bò vòng bi

12


Malleus JB2

Mỡ bò bôi cáp

Chức năng của dầu bôi trơn:
Đảm bảo bôi trơn giảm ma sát hay duy trì ma sát với tất cả các chi tiết chuyển động
tương đối với nhau.
Làm mát, giảm nhiệt độ tất cả các chi tiết chuyển động trong động cơ.
Rửa sạch các tạp chất trên bề mặt ma sát khi chuyển động, giảm tối thiểu mức độ mài
mòn của các chi tiết chuyển động động cơ.
Bao kín bề mặt cần bôi trơn, bảo quản các bề mặt này khỏi các tác động của môi trường.
Trung hòa các thành phần hóa học có hại lên bề mặt cần bôi trơn trong quá trình chuyển
động của động cơ.








SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

19


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP

TÀU KỲ VÂN 02

• Hệ thống bôi trơn máy chính có chức năng cung cấp đầy đủ dầu bôi trơn với thông số

theo yêu cầu tới tất cả các vị trí cần bôi trơn đã được lựa chọn, liệt kê.
• Các thiết bị cơ bản của hệ thống bôi trơn động cơ diesel tàu thủy bao gồm bơm tuần
hoàn, sinh hàn dầu nhờn, van điều chỉnh áp lực dầu bôi trơn, hệ thống đường ống.
• Bơm tuần hoàn dầu bôi trơn sử dụng loại bơm thể tích kiểu bơm bánh răng. Các bơm có
van an toàn, bảo vệ áp suất công tác của bơm không vượt quá áp suất quy định. Đối với
động cơ đảo chiều, bơm do động cơ lai phải có van một chiều cho phép thay đổi.

Bơm nhớt máy chính
Bơm cấp dầu nhờn được lai bởi máy chính là loại bơm bánh răng có lưu lượng qua bơm
là 36.7 m3/hr.Với áp suất qua bơm khoảng 4.0 - 4.5 kg/cm2.
 Hệ thống bôi trơn máy chính. (Sơ đồ hệ thống bôi trơn tổng quát tàu Kỳ Vân 02
kèm theo)

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

20


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Sơ đồ hệ thống bôi trơn máy chính.
Cấu tạo:

A: Bơm cấp dầu nhờn máy chính
B: Phin lọc
C: Sinh hàn dầu nhờn
D: Van 3 ngã
E: Cò mổ bơm cấp dầu đốt
F: Van điều chỉnh nhiệt độ








G: Van an toàn
1 : Ống cấp dầu nhờn
3; 5 : Đường ống dầu nhờn đi vào
6: Đầu nối các đường ống
13; 14 : Ống dầu nhờn bôi trơn cam bơm dầu đốt
17 ; 19 : Đường dầu bôi trơn bánh răng

Nguyên lý hoạt động
Trước đó sử dụng 1 bơm standby trước khi khởi động máy chính cho bơm cấp dầu
nhờn A lai động cơ chính hoạt động.
Bơm standby hút dầu nhờn từ két qua phin lọc thô rồi sau đó tiếp tục đi qua phin lọc
tinh B, sau khi qua phin lọc tinh dầu nhờn được đưa tới van cảm biến nhiệt độ F, tại
đây xảy ra 2 trường hợp như sau:
TH1: Vì lúc này nhiệt độ dầu nhờn đang thấp nên van không cho dầu nhờn đi qua sinh
hàn tới van an toàn G, ở đây một lượng dầu nhỏ khoảng 10% sẽ chảy về két chứa,
lượng còn lại sẽ đi vào bôi trơn động cơ, dầu nhờn sau khi bôi trơn động cơ sẽ tự chảy

xuống các te và về lại két.
TH2: Khi bơm A đã hoạt động thì lúc này nhiệt độ dầu nhờn sẽ tăng lên, dầu nhơn sau
khi đi qua 2 phin lọc thô và tinh tới van điều chỉnh nhiệt độ F, van này sẽ cảm biến
nhiệt độ đã đủ và cho phép đi qua, dầu nhờn sẽ được đi qua sinh hàn và được làm mát
tại đây, sau khi qua sinh hàn dầu nhờn tiếp tục được đưa tới van điều chỉnh lưu lượng,
ở đây khoảng 10% dầu nhờn sẽ đi về két chứa, còn lượng còn lại sẽ đi qua van vào bôi
trơn động cơ sau khi bôi trơn động cơ xong sẽ tự chảy xuống cacte và tự động hồi về
két.

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

21


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Sinh hàn dầu nhờn máy chính (Dạng ống)
8. Hệ thống làm mát máy chính và (Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước biển và nước
ngọt tổng quát tàu Kỳ Vân 02 kèm theo)

Bơm nước làm mát máy chính.

Sinh hàn làm mát khí nạp


Chức năng của hệ thống làm mát :


Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình hoạt động của động cơ, làm tăng nhiệt độ của các chi
tiết. Hệ thống làm mát có nhiệm vụ duy trì trạng thái nhiệt, không cho nhiệt độ của các
chi tiết tăng quá giá trị cho phép, đảm bảo an toàn quá trình hoạt động của động cơ.
Các hệ thống làm mát của động cơ diesel tàu thủy hiện nay:
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

22


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Động cơ diesel có thể được trang bị các hệ thống làm mát sau đây:
Hệ thống làm mát sơ mi xilanh và nắp xilanh, thường có ở tất cả các động cơ diesel tàu
thủy với công chất sử dụng phổ biến nhất là nước ngọt tuần hoàn hoặc nước ngoài mạn
tàu.Với công chất là nước ngọt để làm mát nước ngọt người ta thường dùng hệ thống
nước biển (không tuần hoàn).
Hệ thống làm mát piston thường có ở động cơ diesel tàu thủy cỡ lớn, hoạt động với mức
độ cường tải cao, công chất sử dụng phổ biến là dầu bôi trơn tuần hoàn.


Các thiết bị cơ bản của hệ thống làm mát:

Thiết bị cơ bản nhất là các bơm nước (do máy chính lai) sinh hàn nước và hệ thống
đường ống.
Bơm nước trong hệ thống làm mát thường dùng loại bơm ly tâm. Sinh hàn dùng trong hệ

thống là sinh hàn dạng ống.
Bơm nước ngọt do động cơ chính lai.
Sinh hàn nước ngọt, dùng công chất làm mát là nước biển, nước biển đi trong ống, nước
ngọt đi ngoài ống, ống bên trong làm bằng ống đồng nhỏ ghép lại với nhau và bố trí các
vách ngăn để tăng cường khả năng tuần hoàn và trao đổi nhiệt.

Sơ đồ hệ thống làm mát máy chính
Cấu tạo:
A : Két giãn nở

5: Đầu vào của nước làm mát
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

23


TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

B : Sinh hàn dầu nhờn
C : Sinh hàn nước làm mát máy chính
D: Van điều chỉnh nhiệt độ
E: Sinh hàn khí
1 : Bầu góp nước làm mát dạng ống
Nguyên lý hoạt động:

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

7; 8 : Đường nước vào làm mát của tuabin

(Inlet )
11; 12 ; 23 : Đường nước làm mát ra của tuabin
( Outlet )
17 : Đường nước làm mát sinh hàn dầu + khí
tăng áp
18: Đầu ra của nước làm mát
22: Đường nước hồi

- Hệ thống làm mát trên tàu gồm hai hệ thống riêng biệt :
- Hệ thống nước biển làm mát và hệ thống nước ngọt làm mát.
- Mạch nước ngọt kín làm mát sơ mi xilanh, tuabin gió tăng áp, sinh hàn khí tăng áp.
- Theo hình vẽ, nước ngọt đi từ két giãn nở A được bơm nước làm mát lai động cơ chính

hút theo đường ống số 1, bơm làm mát là bơm có công suất 54 m 3/hr x 16m, lúc này
nước ngọt làm mát sẽ tiếp tục đi qua đường ống số 4 vào làm mát cho xilanh, nắp
xilanh, tuabin tăng áp, sau đó hồi về sinh hàn nước ngọt theo đường 12, sinh hàn nước
ngọt có diện tích trao đổi nhiệt là 22 m2, 1 phần nước làm mát sẽ trở về két giãn nở. Sau
khi qua sinh hàn nước làm mát, van cảm biến nhiệt độ D sẽ quyết định lượng nước làm
mát này có được tiếp tục vào làm mát động cơ hay phải làm mát lại. Trong thời gian
này, nước ngọt làm mát sẽ được bổ sung từ két giãn nở.
- Mạch nước biển là mạch hở, nước biển được bơm do động cơ điện lai có công suất 80

m3/hr x 20 m, hút thông qua 2 van thông biển, sau khi qua van thông biển, nước biển
vào làm mát sinh hàn dầu nhờn, sau khi qua sinh hàn dầu nhờn sẽ làm mát cho sinh hàn
khí rồi đến sinh hàn nước ngọt làm mát động cơ, sau đó ra ngoài theo van thoát mạn.
9.Hệ thống khí nén khởi động động cơ.

SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

24



TRƯỜNG CĐN HÀNG HẢI TP. HCM
KHOA: CK – KTMTT

BÁO CÁO THỰC TẬP
TÀU KỲ VÂN 02

Máy nén khí
- Số lượng 2 cái của hãng MITSUBISHI Nhật Bản sản xuất. Công suất 27,5 m 3/h áp lực
-

nén 30 kg/cm2.
Động cơ điện lai có công suất AC 415V x 50 hz x 75kw x 1000rpm.
Máy nén khí sự cố (lắc tay) 01 cái áp lực nén 30 kg/cm 2.
 Chai gió
Hai chai gió chính có dung tích 250l và áp lực 30 kg/cm2.
Một chai gió sự cố có dung tích 90l và áp lực 30 kg/cm2.
Một chai gió chứa khí thấp áp có dung tích 90l và áp lực 8.5 kg/cm2

Sơ đồ hệ thống khởi động bằng khí nén.
Cấu tạo:
A : Van khởi động chính
1: Đường cấp khí tới van khởi động chính
B : Van điều khiển khí
7: Đường cấp khí tới đĩa chia gió
C:Van phân phối khí
2; 9: Bu lông
D: Van khởi động các xilanh
6;12: Các vòng làm kín

Nguyên lý hoạt động:
- Sử dụng hệ thống khởi động khí nén với áp lực 25-30 kg/cm 2, gồm có 2 máy nén
khí do động cơ lai ( No 1 và No 2 ) làm việc ở chế độ Automatic Start và Stop để
đảm bảo duy trì áp suất khí nén ở chai gió luôn luôn ở trong khoảng áp lực 25-30
kg/cm2 . Trên chai gió gồm có các van cấp gió chính B cho toàn hệ thống van nạp
khí, van an toàn,...
SVTT – NGUYỄN VĂN ĐỨC - KTMTT6B

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×