Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 238 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN QUANG VINH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ MỸ NGHỆ
CỦA MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN QUANG VINH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ MỸ NGHỆ
CỦA MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế phát triển
: 62 31 01 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THANH CÚC
PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN


HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được
cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ về nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2017
Tác giả luận án

Trần Quang Vinh

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Phát triển nông thôn,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Mai Thanh Cúc và PGS.TS. Đỗ Văn Viện, giảng
viên hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng tôi trưởng thành trong công
tác nghiên cứu khoa học và hoàn thiện luận án. Trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn, sự giúp đỡ của các
thầy, cô trong Ban quản lý đào tạo, Ban giám đốc Học viện. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới
các thầy, cô về sự hỗ trợ quý báu này.
Tôi xin cảm ơn đến lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công thương, UBND các huyện Thường Tín (Hà Nội); Ý Yên (Nam Định), thị trấn Từ

Sơn (Bắc Ninh), Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội gỗ và lâm sản tại Bắc
Ninh… đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian đi thực tế tại các địa phương cũng như
cung cấp số liệu nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Quý Lãnh đạo Chi cục Kiểm
lâm Hà Nội đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập của tôi.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình,
đặc biệt là vợ, con tôi luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng
như vật chất để tôi hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2017
Tác giả luận án

Trần Quang Vinh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii


Danh mục các từ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục biểu đồ

xi

Danh mục sơ đồ

xii

Danh mục hình

xiii

Danh mục hộp

xiv

Trích yếu luận án tiến sĩ

xv

Thesis abstract


xvii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4

Phạm vi nghiên cứu

3


1.5

Những đóng góp mới của đề tài

4

1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM GỖ MỸ NGHỆ CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

6

2.1

Cơ sở lý luận

6

2.1.1

Một số khái niệm

6

2.1.2


Vai trò và sự cần thiết của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ
nghệ của làng nghề truyền thống

2.1.3

23

Nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một
số làng nghề truyền thống

2.1.4

2.2

27

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của
một số làng nghề truyền thống

30

Cơ sở thực tiễn

37

iii


2.2.1


Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của
một số nước trên thế giới

2.2.2

37

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của
một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam

2.2.3

2.3

43

Bài học kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ
nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

47

Một số công trình nghiên cứu liên quan

48

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

51


3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

51

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên

51

3.1.2

Đặc điểm kinh tế, xã hội

52

3.1.3

Những lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của một
số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

53

3.2

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

54


3.2.1

Phương pháp tiếp cận

54

3.2.2.

Khung phân tích

54

3.2.3

Chọn điểm nghiên cứu

55

3.3

Phương pháp thu thập thông tin

56

3.4

Phương pháp xử lý số liệu và phân tích

58


3.4.1

Phương pháp xử lý dữ liệu

58

3.4.2

Các phương pháp phân tích

58

3.5

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

61

3.5.1

Chỉ tiêu mô tả đặc điểm của làng nghề

61

3.5.2

Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ

61


3.5.3

Chỉ tiêu đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm

61

PHẦN 4 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GỖ MỸ
NGHỆ CỦA MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

63

4.1

Khái quát về một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

63

4.1.1

Lịch sử phát triển làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

63

4.1.2

Các tổ chức kinh tế làng nghề

64


4.1.3

Công đoạn sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ

69

iv


4.2

Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề
truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

70

4.2.1

Chất lượng sản phẩm

70

4.2.2

Giá thành và giá bán sản phẩm

75

4.2.3


Thị phần

79

4.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một
số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

85

4.3.1

Chính sách, quy hoạch và quản lý các làng nghề

85

4.3.2

Trình độ, năng lực của doanh nghiệp, hộ

92

4.3.3

Mức độ đổi mới của doanh nghiệp, hộ

101


4.3.4

Dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp, hộ

102

4.3.5

Quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường của doanh nghiệp, hộ

106

4.3.6

Nguyên liệu sản xuất

107

4.3.7

Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp, hộ

109

4.3.8

Đánh giá chung năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số
làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

110


PHẦN 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
GỖ MỸ NGHỆ CỦA MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
5.1

Căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ
nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

5.2

126

126

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một
số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng

126

5.2.1

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, hoàn thiện thể chế chính sách

126

5.2.2

Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các làng nghề gỗ mỹ nghệ vùng đồng
bằng sông Hồng


129

5.2.3

Phát huy vai trò của các hội, hiệp hội

130

5.2.4

Giải pháp về nguồn vốn

131

5.2.5

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao
động trong các làng nghề

5.2.6

133

Tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ để đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản
xuất kinh doanh ngành nghề gỗ mỹ nghệ ở vùng đồng bằng sông Hồng

v

136



5.2.7

Giải pháp về mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu

138

5.2.8

Xây dựng cơ chế giá sản phẩm linh hoạt

143

5.2.9

Nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng

143

5.2.10

Các giải pháp khác

145

PHẦN 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

148


6.1

Kết luận

148

6.2

Kiến nghị

149

Danh mục các công trình đã công bố

151

Tài liệu tham khảo

152

Phụ lục

157

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

APO

Tổ chức năng suất châu Á
Asian Productivity Organization

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Association of Southeast Asian Nations

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn

CS

Cộng sự

EU

Liên minh châu Âu
European Union

FOB

Giá xuất khẩu hàng hóa tại cảng nước xuất khẩu
Free On Board


GCI

Năng lực cạnh tranh quốc gia
Global Competitiveness Index

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

NK

Nhập khẩu

NLCT

Năng lực cạnh tranh

PCI

Năng lực cạnh tranh tỉnh
Provincial Competitiveness Index


PRA

Đánh giá nhanh có sự tham gia
Participatory Rural Appraisal

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

VICRAFTS


Hiệp hội làng nghề Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XK

Xuất khẩu

vii


DANH MỤC BẢNG

STT
2.1

Tên bảng

Trang

Các ưu thế thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với doanh
nghiệp cùng ngành

18

2.2


Chuỗi giá trị

21

2.3

Thuế xuất khẩu đối với các loại gỗ nguyên liệu

40

3.1

Tổng hợp mẫu khảo sát của nghiên cứu

56

3.2

Số lượng mẫu khảo sát chủ doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh

57

3.3

Đặc điểm mẫu khảo sát người tiêu dùng

57

4.1


Các làng nghề làm mộc và mộc mỹ nghệ vùng ĐBSH

64

4.2

Số lượng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ các làng
nghề truyền thống vùng ĐBSH từ năm 2009-2015

4.3

66

Số lượng hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ các làng nghề truyền
thống vùng ĐBSH từ 2009-2015

68

4.4

Đặc điểm sản phẩm của từng làng nghề truyền thống vùng ĐBSH

70

4.5

Một số sản phẩm gỗ mỹ nghệ làng nghề truyền thống vùng ĐBSH

72


4.6

Thống kê kết quả khảo sát người tiêu dùng tại Hà Nội

73

4.7

Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm gỗ mỹ nghệ vùng
đồng bằng sông Hồng

4.8

74

So sánh giá thành sản phẩm gỗ mỹ nghệ của vùng ĐBSH với một số
làng nghề trong nước

75

4.9

Giá bán sản phẩm gỗ mỹ nghệ qua 3 năm (2013-2015)

76

4.10

So sánh giá bán sản phẩm gỗ mỹ nghệ của vùng ĐBSH với một số làng
nghề trong nước


77

4.11

Giá bán một số sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại thị trường Hà Nội

77

4.12

Giá bán một số sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh

78

4.13

Đánh giá của khách hàng về giá sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng
nghề truyền thống vùng ĐBSH

79

4.14

Thị trường chính sản phẩm của từng làng nghề

80

4.15


Thông tin thị trường và thị phần của vùng, của làng nghề

80

viii


4.16

Thị trường và kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
năm 2015

82

4.17

Một số chính sách ưu đãi với ngành chế biến gỗ

85

4.18

Tình hình nhà xưởng, thiết bị của các hộ điều tra

93

4.19

Giá trị tài sản cố định bình quân của hộ sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ
nghệ các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH


4.20

Vốn cố định bình quân của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ
nghệ các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH

4.21

95

Doanh thu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ các làng
nghề truyền thống vùng ĐBSH

4.23

94

Một số khó khăn của doanh nghiệp và hộ sản xuất khi vay vốn sản xuất
hàng gỗ mỹ nghệ tại các tổ chức tín dụng

4.22

94

95

Doanh thu hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ các làng nghề truyền
thống vùng ĐBSH

96


4.24

Đặc điểm cơ bản chung các hộ sản xuất vùng đồng bằng sông Hồng

97

4.25

Quy mô lao động của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ
các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH

4.26

99

Quy mô lao động của hộ sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ các làng
nghề truyền thống vùng ĐBSH

99

4.27

Công thợ phân theo tay nghề qua 3 năm (2013-2015)

100

4.28

Công thợ khảm phân theo sản phẩm qua 3 năm (2013-2015)


100

4.29

Giá trị thiết bị bình quân của các hộ sản xuất

101

4.30

Đánh giá của khách hàng về phong cách bán hàng và phương thức thanh
toán của doanh nghiệp, hộ

4.31

103

Đánh giá của khách hàng về dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp, hộ
sản xuất vùng ĐBSH

4.32

104

Kết quả khảo sát kênh thông tin để người tiêu dùng biết đến sản phẩm gỗ
mỹ nghệ làng nghề truyền thống vùng ĐBSH

107


4.33

Giá một số nguyên liệu gỗ chủ yếu

108

4.34

Giá một số nguyên liệu trai, ốc

108

4.35

Kết quả phân tích nhân tố của nhân tố năng lực cạnh tranh sản phẩm

114

4.36

Ma trận hệ số tương quan

115

ix


4.37

Các thông số thống kê từng biến độc lập


4.38

Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8, H9 119

4.39

Ma trận hình ảnh cạnh tranh của sản phẩm gỗ mỹ nghệ vùng đồng bằng
sông Hồng so với các nước trong khu vực

4.40

116

122

Ma trận SWOT cho năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của vùng
đồng bằng sông Hồng

124

5.1

Danh mục các nhóm chính sách cần hoàn thiện và ban hành

128

5.2

Danh mục các khóa học cần triển khai trước mắt


136

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Số lượng hợp tác xã tại các làng nghề năm 2014

4.2

Doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp tại các làng nghề truyền
thống vùng ĐBSH từ 2009-2015

4.3

65

67

Doanh thu hàng năm của các hộ sản xuất tại các làng nghề truyền thống
vùng ĐBSH từ năm 2009 - 2015


68

4.4

Thị trường xuất khẩu của các làng nghề năm 2015

83

4.5

Một số chính sách cần đẩy mạnh trong thời gian tới

87

xi


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Sự hình thành làng nghề vùng nông thôn


2.2

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

2.3

Mối liên quan giữa năng lực cạnh tranh ngành với năng lực cạnh tranh

9
15

sản phẩm, doanh nghiệp, Tỉnh và Quốc gia

20

3.1

Khung phân tích

55

3.2

Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản
phẩm gỗ mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH

60

4.1


Các công đoạn sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ

69

4.2

Các bước khảm trai

69

4.3

Chuỗi cung ứng đồ gỗ mỹ nghệ vùng đồng bằng sông Hồng

84

4.4

Mối quan hệ của làng nghề gỗ mỹ nghệ với các cơ quan hữu quan

88

4.5

Mô hình nghiên cứu đề xuất

111

5.1


Mô hình tổ chức các hội nghề gỗ mỹ nghệ ở vùng ĐBSH

131

5.2

Kênh phân phối sản phẩm gỗ mỹ nghệ vùng đồng bằng sông Hồng

141

xii


DANH MỤC HÌNH

STT
3.1

Tên hình

Trang

Bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng

xiii

51


DANH MỤC HỘP


STT

Tên hộp

Trang

4.1

Đánh giá về giá bán sản phẩm gỗ mỹ nghệ vùng đồng bằng sông Hồng

78

4.2

Lao động tại các làng nghề

98

xiv


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên tác giả: Trần Quang Vinh
Tên luận án: Năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền
thống vùng đồng bằng sông Hồng.
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62 31 01 05
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ
nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng; Từ đó đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một
số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.
* Mục tiêu cụ thể: i)Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về năng
lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề truyền thống; ii)Đánh giá năng lực
cạnh tranh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ
nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng; iii) Đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng
nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: tiếp cận theo vùng, tiếp cận theo ngành hàng.
- Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu này được lấy từ các công trình nghiên cứu đã
được công bố (sách, báo, tạp chí, các website), các văn bản Chính phủ ban hành như:
sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, Thông tư...; Số liệu về thực trạng sản xuất,
xuất khẩu gỗ mỹ nghệ ở các làng nghề Đồng Kỵ, Vạn Điểm, La Xuyên lấy từ các báo
cáo của các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân huyện, phòng thống kê, Sở Công
nghiệp, Sở Lao động thương binh xã hội, các Hiệp hội gỗ và lâm sản, tạp chí nghiên
cứu kinh tế.
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các chủ
hộ, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ tại các làng nghề Đồng Kỵ, Vạn Điểm, La
Xuyên; Các cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Người tiêu
dùng tại Hà Nội. Tổng mẫu điều tra là 1200 gồm: 650 doanh nghiệp, hộ sản xuất, 100
cửa hàng kinh doanh. 450 người tiêu dùng.
- Phương pháp phân tích: Kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp chuyên gia, khảo sát nhanh có sự tham gia (PRA), phương pháp phân tích định
lượng, phương pháp phân tích ma trận SWOT trong quá trình đánh giá thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề


xv


truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.
Kết quả chính và kết luận
* Một số kết quả chính có thể tóm tắt như sau:
i) Năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống
vùng đồng bằng sông Hồng là sự vượt trội của sản phẩm gỗ mỹ nghệ vùng đồng bằng
sông Hồng (về các chỉ tiêu) so với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ cùng loại do các làng nghề
ở các vùng khác cung cấp trên cùng một thị trường.
ii) Nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số
làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm: Chất lượng sản phẩm; Giá
thành, giá bán; Thị phần sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng sản xuất và
năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng
đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 nhìn chung có sự phát triển về sản xuất
được biểu hiện qua các chỉ tiêu như sự phát triển về quy mô và số lượng của doanh
nghiệp, hộ sản xuất, doanh thu, vốn đầu tư... Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng vẫn
còn có những hạn chế so với nhiều làng nghề trong nước và trong khu vực.
iii) Năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền
thống vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Chính sách và quy
hoạch; Năng lực, trình độ của doanh nghiệp, hộ; Mức độ đổi mới của doanh nghiệp, hộ;
Dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp, hộ; Quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường
của doanh nghiệp, hộ; Nguyên liệu sản xuất; Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp, hộ.
iv) Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao đến năng lực cạnh
tranh của sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng
sông Hồng gồm: (1) Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố bên ngoài; (2) Nhóm giải
pháp liên quan đến các yếu tố bên trong doanh nghiệp, hộ sản xuất. Thực hiện đồng bộ
các nhóm giải pháp trên sẽ có tác động tích cực việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.

Đây là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, các địa phương tham khảo trong định
hướng chính sách và phát triển sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề
truyền thống.
* Kết luận
Luận án đã hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản
phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống; phân tích đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng
đồng bằng sông Hồng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng
đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.

xvi


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Tran Quang Vinh
Thesis title: Competiveness of handicraft joinery products of several traditional
handicraft villages in the Red River Delta Region
Major: Development Economics
Code: 62 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
* General objectives: Assess the competitiveness situation of handicraft joinery
products of some traditional handicraft villages in the Red River Delta Region;
Whereby, suggest some key measures to enhance the competitiveness of handicraft
joinery products of some traditional handicraft villages in the Red River Delta Region.
* Specific objectives : i) Systemize and clarify the rationale and practice of the
competitiveness of handicraft joinery products of traditional handicraft villages; ii)
Assess the competitiveness and analyse factors influencing the competitiveness of
handicraft joinery products of some traditional handicraft villages of the Red River

Delta Region; iii) Propose some solutions to improve the competitiveness of handicraft
joinery products of some traditional handicraft villages in the Red River Delta Region in
the upcoming period.
Materials and Methods
- Approaching method: approach by regions, approach by research fields,
approach by the commodity lines.
- Sources and data collection methods:
+ Secondary data: This data source is obtained from published research works
(books, newspapers, magazines, web sites), documents issues by the Government such
as Decrees, Ordinances, Resolutions and Circular; Data on the status of the production
system, handicraft joinery exports in Dong Ky, Van Diem and La Xuyen village taken
from the reports of such authorities as the District People's Committee, Statistics Office,
Industry Department, Department of Labour, Invalids and Social Affairs, the
Association of Timber and Forest products, Economic Research Journal
+ Primary method: Primary data was collected through a survey of landowners,
businesses producing joinery products in Dong Ky, Van Diem and La Xuyen village;
The stores in Hanoi and Ho Chi Minh City; Consumers in Hanoi. The total sample is
1200, including 650 enterprises and production households, 100 business stores. 450
consumers
- Analysis methods: Combining the method of descriptive statistics, expertise
method, Participatory Rapid assessment (PRA), quantitative analysis method, SWOT
matrix analysis method in the process of evaluating the situation and factors affecting
the competitiveness of handicraft joinery products of several traditional handicraft
villages in the Red River Delta Region.

xvii


Main findings and conclusions
* Several main results can be summarized as follows

i) The Competitiveness of handicraft joinery products of several handicraft
villages in Red River Delta Region is the superiority of handicraft joinery products in
Red River Delta Region (regarding the criteria) in comparison to handicraft joinery
products of the same kind supplied on the same market by handicraft villages in other
regions.
ii) The content of the research on the competitiveness of handicraft joinery
products of several traditional handicraft villages in Red River Delta Region includes:
Quality of the products, selling price, market share of the products. The research results
demonstrate the production situation and the competitiveness of handicraft joinery
products of several traditional hadicraft villages in Red Reiver Delta Region in the
period of 2011 – 2015. Overall, there has been development in term of production
expressed through such norms as the development of the scale and number of
eneterprises, manufacturing households, revenue, capital investment, etc. However, the
competitiveness of handicraft joinery products of several traditional handicraft villages
in Red River Delta Region still has limitations compared to many other handicraft
villages in the locality and through out the country.
iii) The competitiveness of handicraft joinery products of several handicraft
villages in Red River Delta Region is under the influence of such factors as: Policy and
planning; Capacity, level of enterprises and households; Degree of innovation of
enterprises and households; After-sales services of enterprises and households; Market
development promotion of enterprises and households; Production materials; Business
culture of enterprises and households.
iv) The dissertation has proposed groups of solution to enhance the competitiveness
of handicraft joinery products of several traditional handicraft villages in the Red River
Delta Region, including: (1) The group of solutions related to external factors; (2) Group of
solutions involving internal factors. Synchronously implemention of the solutions will have
a positive impact on improving the competitiveness of handicraft joinery products of
several traditional handicraft villages in the Red River Delta Region. This is the basis for
policy makers, the local reference in the policy orientation and production development of
handicraft joinery products of several traditional handicraft villages.

* Conclusion
The dissertation has systemized and developed a theoretical basis for the
competitiveness of handicraft joinery products of several traditional handicraft villages;
analysis and assessment of the competitiveness situation of handicraft joinery products
of several traditional handicraft villages in the Red River Delta Region, find the cause
and propose solutions mainly to enhance the competitiveness of handicraft joinery
products of several traditional hnadicraft villages in the Red River Delta Region in the
near future.

xviii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gỗ mỹ nghệ Việt Nam là một mặt hàng đặc biệt phản ánh văn hoá truyền
thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ của các làng nghề
truyền thống không dừng lại ở phạm vi phục vụ nhu cầu cuộc sống, gỗ mỹ nghệ
còn có giá trị văn hóa, lịch sử. Gỗ mỹ nghệ đã góp phần khẳng định truyền thống
và bản sắc dân tộc Việt Nam qua các sản phẩm, qua các đường nét chạm trổ…
Gỗ mỹ nghệ là nhân chứng ghi lại, phản ánh mọi phương diện của đời sống văn
hóa xã hội của từng thời đại, từng thế hệ con người Việt Nam. Đối với phương
diện xã hội, sản xuất gỗ mỹ nghệ đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, giải
quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn và góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thu hẹp khoảng
cách mức sống giữa nông thôn và thành thị.
Gỗ mỹ nghệ Việt Nam đã được thị trường trong và ngoài nước ưa
chuộng, điều đó phản ánh qua việc chiếm lĩnh thị phần tiềm năng trong nước;
Qua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Chế biến gỗ là một trong số ít ngành
được đánh giá là hội nhập thành công, với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và
đóng góp quan trọng vào thành tích xuất khẩu của Việt Nam và tạo dựng được

vị trí trong xuất khẩu đồ gỗ toàn cầu. Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại
quốc tế ITC (trademap) năm 2013 cho thấy Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ
lớn thứ 4 thế giới, với thị phần khoảng 4,7%, sau Trung Quốc (34,6%), Italia
(9,3%) và Đức (9%). Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ
không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng là lưu giữ
bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá văn hoá truyền thống của Việt Nam trên
khắp các vùng miền và trên thị trường quốc tế; Đồng thời là cầu nối giao lưu
văn hoá giữa các dân tộc Việt Nam và với các dân tộc khác trên thế giới, giúp
Việt Nam nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới
(Nguyễn Thị Thu Trang và cs., 2014).
Tuy nhiên, ngành gỗ Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh khốc liệt ở thị
trường trong nước cũng như quốc tế với các sản phẩm cùng loại được sản xuất
bởi các đối thủ cạnh tranh lớn như: Trung Quốc là nước có kỹ thuật sản xuất cao
và thương hiệu đã được khẳng định; Thái Lan, Malysia, Indonesia..., là những
quốc gia cũng có ngành sản xuất gỗ phát triển, đã thâm nhập và thiết lập được
mối quan hệ thương mại rộng tại các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ trước
1


chúng ta khá lâu. Vì vậy, sự phát triển của ngành gỗ mỹ nghệ Việt Nam tuy phát
triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và sự phát
triển hiện nay chưa bền vững do những yếu tố bất cập trong nội bộ ngành. Hơn
nữa chúng ta cũng chưa tạo ra được một dòng gỗ mỹ nghệ mang đậm nét văn hoá
Việt Nam để có thể khẳng định một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhu cầu
tiêu dùng sản phẩm gỗ mỹ nghệ của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước
ngày càng cao. Tăng thị phần sản phẩm gỗ mỹ nghệ ở thị trường trong nước, tăng
khả năng cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ so với các sản phẩm thay thế khác là
một bài toán đặt ra bởi thị trường trong nước với hơn 80 triệu dân là một thị
trường rất tiềm năng.
Việt Nam hiện nay có khoảng trên 300 làng nghề truyền thống chế biến gỗ

(làng nghề gỗ), với gần 50% số làng nghề này tập trung tại vùng đồng bằng sông
Hồng. Hiện có khoảng 300.000 lao động đang làm việc tại các làng nghề. Hàng
năm số lượng làng nghề tăng khoảng 5%. Điều này tạo cơ hội việc làm cho nhiều
người lao động tại vùng nông thôn. Tính bình quân, tổng doanh thu từ các làng
nghề gỗ đạt khoảng 1,5 tỉ đô la/năm. Các làng nghề hiện nay cung cấp trên 80%
tổng đồ gỗ nội thất và xây dựng cho thị trường nội địa (Tô Xuân Phúc và cs,
2012). Về quy mô hoạt động, đa số các làng nghề gỗ hiện nay có quy mô nhỏ, chủ
yếu là hình thức hộ gia đình, với khoảng 10-15 lao động/cơ sở và chủ yếu là lao
động phổ thông. Quy mô vốn sản xuất của các hộ thường nhỏ. Các làng nghề tự
vận hành và chạy theo nhu cầu thị trường mà chưa tiếp cận được với nguồn thông
tin thị trường, định hướng phát triển thị trường về các sản phẩm (HRPC, 2009).
Việc phát triển tự phát của nhiều làng nghề cùng với nhiều hạn chế khác đã ảnh
hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của các làng nghề đặc biệt là
làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ.
Đối với vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nghề chế biến gỗ và sản xuất
đồ gỗ mỹ nghệ phát triển rất mạnh, chiếm gần 50% số làng nghề gỗ tại Việt
Nam. Trong đó có nhiều làng nghề truyền thống từ lâu đời, nhiều mặt hàng gỗ
mỹ nghệ đã có tiếng trong và ngoài nước như làng nghề Đồng Kỵ, Tam Sơn, Mai
Động (Từ Sơn - Bắc Ninh), Vạn Điểm (Thường Tín - Hà Nội), Sơn Đông (Hoài
Đức – Hà Nội); La Xuyên (Ý Yên - Nam Định)…Tuy nhiên, thị trường gỗ mỹ
nghệ của nhiều làng nghề đồng bằng sông Hồng vẫn còn bị bó hẹp, thiếu tính ổn
định và bền vững đặc biệt việc đưa sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống vùng đồng
bằng sông Hồng đến với mọi vùng miền trong nước và xuất khẩu qua các thị
trường tiềm năng như EU, Mỹ, Nhật … (Tô Xuân Phúc và cs, 2012). Làng nghề

2


gỗ mỹ nghệ còn bộc lộ nhiều hạn chế và đối mặt với những thách thức, đó là sự
thay thế của các sản phẩm từ ngành công nghiệp gỗ, làm giảm năng lực cạnh tranh

của các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của những làng nghề này. Hơn nữa, việc hội nhập
sâu rộng hơn với thị trường quốc tế cũng làm cho việc nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ càng trở nên cấp thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số
làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng; Từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một
số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh
sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề truyền thống;
- Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng
nghề truyền thống vùng ĐBSH;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ
mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng ĐBSH;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ
mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng ĐBSH.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Luận án tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của
một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.
Các chủ thể tham gia vào sản suất sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng
nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất (hộ sản xuất). Luận án đi sâu vào phân tích, đánh giá các yếu tố thể hiện và
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề
truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Về nội dung
Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ mỹ nghệ của
một số làng nghề truyền thống vùng ĐBSH. Tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế

năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến

3


NLCT sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng ĐBSH, đề từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.4.2. Về không gian
Một số làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống đặc trưng ở vùng đồng bằng
sông Hồng (Làng Đồng Kỵ - Bắc Ninh; La Xuyên – Nam Định; Vạn Điểm –
Hà Nội).
1.4.3. Về thời gian
- Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2010 – 2015.
- Số liệu điều tra năm 2015.
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số
làng nghề truyền thống vùng ĐBSH cho giai đoạn 2017 – 2025 và tầm nhìn 2030.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu mới, ở Việt Nam đã có khá nhiều
công trình có liên quan đến thực trạng phát triển làng nghề nhưng chưa có nghiên
cứu nào nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ trong một
tổ chức đặc thù như làng nghề. Luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích
truyền thống và hiện đại nhằm xác định thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm
gỗ mỹ nghệ; Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ
của một số làng nghề truyền thống vùng ĐBSH cũng như lượng hóa được các yếu
tố đó. Những đóng góp của luận án về mặt khoa học cũng như thực tiễn như sau:
- Năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền
thống vùng đồng bằng sông Hồng là sự vượt trội của sản phẩm gỗ mỹ nghệ vùng
đồng bằng sông Hồng (về các chỉ tiêu) so với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ cùng
loại do các làng nghề ở các vùng khác cung cấp trên cùng một thị trường. Năng
lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ được đo bằng chất lượng sản phẩm, giá

thành & giá bán sản phẩm, thị phần của sản phẩm trên thị trường.
- Phân tích và chỉ ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm
gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng ĐBSH: Chính sách và quy
hoạch; Năng lực, trình độ của doanh nghiệp, hộ; Mức độ đổi mới của doanh
nghiệp, hộ; Dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp, hộ; Quảng bá, xúc tiến phát
triển thị trường của doanh nghiệp, hộ; Nguyên liệu sản xuất; Văn hoá kinh doanh
của doanh nghiệp, hộ.
- Đưa ra 10 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ
của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó chú
trọng giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng; đào tạo
4


bồi dưỡng cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao động và giải pháp
tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, hoàn thiện thể chế chính sách cho
doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
- Luận án đã hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản
phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống. Đưa ra khái niệm về năng
lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống và các
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng
nghề truyền thống. Luận án đã đi sâu xây dựng khung lý thuyết về nâng cao
NLCT của sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống và nội dung
nghiên cứu NLCT sản phẩm gỗ mỹ nghệ.
Luận án đã nêu ra những bài học đối với Việt Nam trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống
vùng đồng bằng sông Hồng thông qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn ở một
số vùng khác trong cả nước và một số nước.
Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án đã phân tích làm rõ những hạn chế về năng lực cạnh tranh sản
phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông
Hồng. Bên cạnh việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh
tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ thông qua chất lượng sản phẩm, giá thành & giá bán
sản phẩm, thị phần của sản phẩm trên thị trường; Luận án đi sâu vào đánh giá và
chỉ ra 07 yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, hộ sản
xuất có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của các làng
nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.
- Luận án đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của một số làng nghề truyền thống vùng đồng bằng
sông Hồng.

5


×