Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

nghiên cứu về cá và các loại thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 29 trang )

A. MỞ ĐẦU
Giới động vật là một phần tất yếu của sinh giới, rất đa dạng và phong phú
nằm trong sinh quyển của Trái Đất. Giới động vật có vai trò rất quan trọng trong
tự nhiên và đời sống con người, trong đó có lớp cá (Pisces) thuộc nhóm có hàm
(Gnathostomata). Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại
nhiệt (máu lạnh), có mang (một số có phổi) và sống dưới nước, bơi bằng vây, hô
hấp bằng mang, tim hai ngăn và có một vòng tuần hoàn máu đỏ tươi đi nuôi cơ
thể, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt. Một số loài cá duy trì các thân nhiệt
cao tới vài độ so với môi trường xung quanh. Tất cả các loài cá thu nhiệt (cá
xương) đều thuộc về phân bộ Scombroidei và bao gồm các loại cá săn mồi, cá
ngừ và một loài cá thu "nguyên thủy" (Gasterochisma melampus). Tất cả các
loài cá mập trong họ Lamnidae – như cá mập mako vây ngắn, cá mập mako vây
dài, cá nhám trắng, cá nhám hồi – cũng được biết đến như là có khả năng thu
nhiệt, và các chứng cứ cho thấy những đặc điểm như vậy cũng tồn tại trong
họ Alopiidae (cá nhám đuôi dài). Mức độ thu nhiệt dao động từ các loại cá săn
mồi chỉ làm ấm mắt và não, tới cá ngừ vây xanh và cá nhám hồi duy trì thân
nhiệt tới 20 °C cao hơn so với môi trường nước xung quanh. Quá trình thu nhiệt,
mặc dù về mặt trao đổi chất là tốn kém, nhưng có một số ưu thế như làm tăng
lực co bóp của các cơ, tốc độ xử lý cao của hệ thần kinh trung ương và tốc
độ tiêu hóa cao. Các loài cá có thể tìm thấy trong gần như toàn bộ các vùng chứa
nước lớn, bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt, ở các độ sâu từ mức chỉ
ngay dưới bề mặt tới độ sâu vài nghìn mét. Tuy nhiên, các hồ nước siêu mặn
như Hồ Muối Lớn (Great Salt Lake tại Hoa Kỳ) hay Biển Chết không hỗ trợ sự
sinh tồn của cá. Một vài loài cá đã được nhân giống đặc biệt để nuôi trong
các bể cá cảnh và có thể sống trong môi trường trong nhà. Cá có vai trò rất quan
trọng, chúng có nguồn rất phong phú và đa dạng có vai trò to lớn trong đời sống
con người.

1

1




B. NỘI DUNG
I.

Phân loại

Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của
nó còn gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không
hàm (siêu lớp Agnatha với 108 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá
myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và cá
đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes).
Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác cũng gọi là "cá",
chẳng hạn (cá) mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu... nhưng thực ra,
chúng không phải là cá thực thụ. Mực thuộc phân lớp Coleoidea, lớp Chân đầu
(Cephalopoda) còn các loại cá sau lại là các động vật có vú (Mammalia), riêng
cá sấu là một nhóm bò sát.
Cá là một nhóm cận ngành: có nghĩa là bất kỳ nhánh nào có chứa tất cả các
loài cá thì cũng chứa cả động vật bốn chân không phải là cá. Vì thế lớp Pisces
trong các tài liệu cũ hiện tại không còn được sử dụng trong các phân loại chính
thức. Cá được phân loại vào trong các nhóm chính sau đây (theo Janvier, 1981,
1997, Shu và ctv., 2003):










Lớp Myxini (cá mút đá myxin)
Lớp Pteraspidomorphi (cá giáp vây, loại cá không quai hàm tiền sử, từ kỷ
Ordovic tới kỷ Devon)
Lớp Thelodonti (cá răng nhũ (núm vú), từ kỷ Ordovic tới kỷ Devon)
Lớp Anaspida (cá không giáp, từ kỷ Silur tới kỷ Devon)
Lớp Petromyzontida hay Hyperoartia (cá mút đá)
+Petromyzontidae (cá mút đá)
Lớp Conodonta (động vật răng nón)
Lớp Cephalaspidomorphi (cá giáp đầu, không quai hàm, tuyệt chủng nếu không
gộp cả cá mút đá, khi đó từ kỷ Silur tới kỷ Devon)
+ Galeaspid
+ Pituriaspid
2

2


+Osteostraci






Phân thứ ngành Gnathostomata (động vật có quai hàm)
Lớp Placodermi (cá da phiến, từ kỷ Silur tới kỷ Devon)
Lớp Chondrichthyes (cá sụn)
Lớp Acanthodii (cá mập gai)
Siêu lớp Osteichthyes (cá xương)

*Lớp Actinopterygii (cá vây tia)



Phân lớp Chondrostei: cá sụn hóa xương hay cá xương mềm vẩy cứng
+Bộ Acipenseriformes (cá tầm và cá tầm mép thìa)
+Bộ Polypteriformes (cá nhiều vây).



Phân lớp Neopterygii: cá vây mới
+Phân thứ lớp Holostei (cá toàn xương, gồm cá nhái và cá vây cung)
+Phân thứ lớp Teleostei (cá xương thật sự, nhiều bộ cá thông thường)
*Lớp Sarcopterygii (cá vây thùy)
+Phân lớp Coelacanthimorpha (cá vây tay)
+Phân lớp Dipnoi (cá phổi)
Một số nhà cổ sinh vật học tranh luận rằng do Conodonta là động vật có
dây sống nên chúng là cá nguyên thủy. Để biết chi tiết hơn về xử lý của đơn vị
phân loại này, xem bài động vật có dây sống.
Vị trí của cá mút đá myxin trong ngành Chordata vẫn chưa được giải quyết
triệt để. Nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 1998 và 1999 hỗ trợ ý tưởng cho
rằng cá mút đá myxin và cá mút đá tạo thành một nhóm tự nhiên gọi
là Cyclostomata (cá miệng tròn) và nó có quan hệ chị em với Gnathostomata.
Trên thế giới có khoảng 25 415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2 753
loài trong hai lớp chính: Lớp cá sụn và lớp cá xương.
Lớp cá sụn chỉ mới phát hiện dược 850 loài gồm những loài cá sống ở
nước mặn và nước lợ, có bộ xương bằng chất sụn có khe mang trần, da nhám,
miệng nằm ở mặt bụng. Đại diện là cá nhám (ăn nổi, sống ở tầng nước mặt), cá
đuối kiếm ăn ở tầng đáy.
Lớp cá xương gồm đa số những loài cá hiện nay sống ở biển, nước lợ và

nước ngọt. Cũng có bộ xương bằng chất xương và có những đặc điểm tương tự
như cá chép đại diện cá vền, cá chép.
3

3


II.

Nguồn gốc chủng loại phát sinh và hướng tiến hóa của cá
1. Lớp cá sụn
1.1.

Đặc điểm chung.

Lớp Cá Sụn có danh pháp khoa học là: Chondricthyes, là lớp cá nguyên
thủy nhất trong nhóm có hàm hiện tại, gồm cá nhám, cá mập, cá đuối, cá khime,
khoảng 800 loài sống ở biển và đại dương, vài loài sống ở nhước ngọt. Tất cả
các loài cá Sụn có những đắc điểm nguyên thủy, đồng thời có những nét tiến bộ
mà cá xương không thể có được.
Đa số cá sụn có cơ thể dạng hình thoi, cá đuối có thân dẹp rộng, vây đuôi
kiểu dị vĩ. Phía trong vây bụng ở cá đực có đôi gai giao cấu. Nhờ đó ccas sụn
đực có thể đua tinh trùng vào cơ thể cái, trứng được thụ tinh trong cơ thể con
cái. Đó là một đặc điểm tiến hóa của cá sụn.
Da cá sụn được phủ vảy tám, là lạo vảy nguyên thủy nhất của các loài cá.
Bộ xương là sụn, đã phân hóa thành ba phần: cột sống, sọ và chi. Sọ đã có nóc
che kín chỉ để hở một thóp ở phía trức. Phía sau sọ đã có thêm phần chẩm bảo
vệ mặt sau của nãm và nhờ đó gốc đôi dây hần kinh IX và X đã được ẩn trong
hộp sọ. Các bao khứu giác, bao thính giác gắn chặt vào hộp sọ.
Hệ thần kinh phân hóa cao. Não bộ đã phân chia thành năm bộ. Não trước

tương đối đã phân ra hai bán cầu não và nóc não trước có chất thần kinh.
Các cơ quan cảm giác phát triển thích nghi với đời sống bơi lội nhanh. Cơ
quan đường bên hoàn chỉnh. Thị giác có cấu tạo điển hình của cá, thính giác đã
có ba vành bán khuyên.
Hệ tiêu hóa phát triển, ruột có van xoắn ốc làm tăng diện tích gấp thụ của
ruột. Cơ quan hô hấp là mang, các khe mang thông thẳng ra ngoài, chưa có nắp
mang bảo vệ. Vách ngăn mang rộng không có bong bóng hoặc phổi.
Hệ tuần hoàn kín, có một vòng tuần hoàn. Tim ngoài tâm nhĩ và tâm thất
còn có xoang tĩnh mạch và nón chủ động mạch. Nón chủ động mạch được coi là
một phần của tâm thất vì có cơ vân, có van và có thể co bóp.
Hệ bài tiết là trung thận, cơ quan sinh dục có gai giao cấu. Thụ tinh trong
và đẻ trứng lớn giàu noãn hoàng hoặc đẻ con.
4
4


1.2.

Hình dạng

Cá sụn là cá cổ nhất trong các loài cá hiện tại. Đa số loài sống ở biển, ít loài
sống ở nước ngọt. Chúng bơi lội nhanh nhẹn hoặc sống ở đáy, săn bắt mồi động
vật, hàm khỏe. Cá Nhám tro có thân hình thuôn dài, bề dài khoảng 30cm, đầu có
mõm nhọn, miệng lớn hình khe ở mặt dưới mõm. Trước miệng là hai lỗ mũi có
van, mắt lớn, sau mắt là dãy 5 khe mang. Phía trước dáy mang là lỗ thở nhỏ,
thông với hầu, đó là di tích của một khe mang.
Vây lẻ gồm hai vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi. Vây đuôi lớn gồm hai
thùy không đều nhau, thùy trên to có cột sống chạy ở trong và thùy nhỏ ở dưới.
Dạng vây đuôi như vậy gọi là kiểu dị vĩ. Vây chẵn gồm hai vây ngực lớn nằm
ngang và hai vây bụng. Bờ trong vây bụng cá đực có gai giao cấu, trung gian hai

vây bụng là lỗ huyệt.
1.3.

Phân loại lớp cá Sụn

Các thành viên còn sinh tồn của nhóm Chondrichthyes là cá nhám, cá mập,
cá đuối thuộc về phân lớp Elasmobranchii, còn cá toàn đầu thuộc về phân
lớp Holocephali.
1.4.

Lớp phụ cá Mang tấm (Elasmobranchii)

Lớp phụ này bao gồm cá nhám, cá mập và cá đuối, có 5-7 đôi khe mang
thông thẳng ra ngoài ở sau mắt (cá nhám) hoặc ở phía bụng (cá đuối). Có huyệt,
Sọ kiểu hyostyle hay amphistyle.
Kích thước thay đổi nhiều, nhiều loài cớ rất lớn như Cetorhinus maximus
dài tới 15m, Rhincodon typus dài 20m, nhiều loài cớ nhỏ như cá nhàm tro dài
0,3 đến 1,5m.
Đa số cá Mang tấm là cá dữ, thức ăn gồm các loài cá và các động vật không
xương sống. Nhiều loài đẻ con, một số đẻ trứng lớn nhiều noãn hoàng, có vỏ
dai.
Cá nhám và cá đuối phổ biến ở mọi biển, từ vùng bờ đến các vùng biển sâu
hàng nghìn mét. Một vài loài cá nhám, cá đuối sống ở các sông lớn vùng nhiệt
đới. Cá Mang tấm là đối tượng kinh tế đáng kể, thịt cá làm thực phẩm hay làm
bột thức ăn. Da để thuộc, đặc biệt gan cá mập giàu vitamin A.
5
5


Lớp phụ cá Mang tấm hiện tại phân ra hai tổng bộ: cá nhám và cá đuối.

Tổng bộ cá nhám (Selachormorpha)
- Bộ cá nhám thu (Lamniformes)
Cỡ lớn đến trung bình. Có 5 đuôi khe mang. Có 2 vây lưng không có gai
cứng. Có vây hậu môn. Vây đuôi có thùy trên rất dài. Vây chẵn lớn nằm ngang,
thích nghi với đời sống bơi nhanh ở mặt nước để săn đuổi mồi. Đa số cá ăn thịt.
hàm khỏe. Răng nhọn sắc dùng để cắn và giữ mồi. Đa số có mõm nhọn. Miệng
hình chữ V ở dưới mõm. Nhiều loài cá đẻ con hoặc đẻ trứng lớn có vỏ gai. Vd:
cá nhám hồi, cá mập, cá nhám đuôi dài…
- Bộ cá nhám (carcharinifofmes)
Có 5 đôi khe mang. Hai vây lưng không có gai lưng. Có vây hậu môn. Vây
đuôi kiểu dị vĩ. Khích thước nhỏ và trung bình. Sống phổ biến ở vùng biển nhiệt
đới và cận nhiệt. nhiều loại có ý nghĩa kinh tế. Vd: Cá nhám có mõm ngắn và
dài, cá nhám răng xiên…
- Bộ cá nhám cưa (pristiophoriformes)
Thân hình chùy nhưng dày lên ở vùng đầu. Mõm két dài ở dạng hình kiếm
ở hai bên khía răng cưa, mỗi bên có một râu thịt dài. 5-6 khe mang. Có hai vây
lưng, không có gai cứng. Cá nhám răng cưa Nhật Bản (pristiophorusjaponicus).

Cá nhám voi

Cá mập trắng lớn

Cá nhám cào
6

Cá nhám đuôi dài
6


Tổng quan bộ cá đuối (batomorpha)

Cá đuối bao gồm những loài cá sụn thích nghi sống ở đáy biển. Thân dẹp
rộng, thường có hình trám hay hình đĩa. Vây ngực rộng bản và được sử dụng như
đôi cánh để bơi, 5 đôi khe mang mở ra ở mặt bụng. Lỗ thở mở rộng ra ở phía trên,
nước dùng cho hô hấp được chuyển qua lỗ thở vì khe mang và miệng thường vùi
trong cát. Vây lưng nếu có cũng không có gai cứng, không có vây hậu môn. Vây
đuôi có hoặc không. Răng dẹp khỏe, nghiền mồi. Tổng bộ có 5 bộ.
- Bộ cá đao (Pristiformes)
Thân hình chùy, đầu và thân rất hẹp. Mõm hẹp và bằng, hai bên có hai màng
răng cưa, vây đuôi khá phát triển. Không có râu mép ở hai bên. Cá đao (Pristis) có
ở biển Việt Nam, trong đó có hai loài cá đao răng nhọn (Pristis cuspidatus) và đao
răng nhỏ (pristis microdon) là những loài đang nguy cấp (VU)
- Bộ cá đuối giống (Rhynchobatiformes)
Thân dẹp, phía trước rộng, phía sau hẹp. Mõm tròn hoặc hình ba cạnh,
tương đối dài, có hai vây lưng và vây đuôi khá phát triển. Là một loài cá đẻ con,
ý nghĩa kinh tế thấp. Phân bố rộng ở vùng bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. có
ba họ: Cá đuối nhám (Rhynchobatus) có ở biển Việt Nam, cá đuối giống
(Rhynchobatus hymnycephalus), cá giống mõn tròn (Rhina ancylostoma) là loài
ở mức rất nguy cấp (EN).
- Bộ cá đuối quạt (Rajiiformes)
Thân dẹp, rộng, hình trám, mõm tương đối nhọn, phần đuôi của thân mảnh.
Hai vây lưng, vây đuôi tiêu giảm hoặc thiếu. Phân bố rộng ở biển ôn đới và hàn
đới, sống ở tầng đáy, đẻ trứng lớn. Biển Việt Nam cs cá đuối gai (Raja prosa), cá
đuối trâm (raja), cá đuối dơi (Manta).
- Bộ cá đuối ó (Myliobatiformes)
Thân dẹp hình đĩa hoặc hình trám, đầu không nhô ra, không có vây lưng,
nếu có thì chỉ có một. Vây lưng thứ 2 được thay bằng 1-2 gai răng cưa, sống ở
tầng đáy. Phân bố rộng, cỡ thay đổi, một số có cỡ lớn. Cá đuối Mobula chiều
rộng thân đến 6m, biển Việt Nam có cá đuối bông (Dasyatis), cá ó (Aetobatus).
7


7


- Bộ cá đuối điện (Torpediniformes)
Thân dẹp hình đĩa tròn hoặc hình bầu dục, hai bên giữa đầu và vây ngực có
cơ quan phát điện lớn. Phần đuôi của thân ngắn, gốc rộng sau mỏng dần, vây
lưng có 2, 1 hay không có. Phân bố rộng rãi ở các biển ấm và ôn đới, sống đáy.
Biển Việt Nam có cá đuối điện (Narcine) và loài cá đuối điện Bắc Bộ (Narcine
tonkinensis) là loài đang ở mức sẽ nguy cấp (VN).

Cá đao (Pristis)

Cá đuối gai (Raja)

Cá đuối điện (Narcine)
1.5.

Lớp phụ cá Toàn đầu (Holocephali)

Hiện tại chỉ còn có một bộ cá khime (Chimaertformes). Đây là cá sụn có
nhiều biến đổi, thân dài hình thoi, vây đuôi nguyên vĩ (protoxec) ở cá non, đuôi
dị vĩ ở cá trưởng thành (hình). Có một đôi lỗ mang ngoài, lỗ mang này che kín
các khe mang trong bằng nếp da. Một số đại diện có gai nhỏ trên lưng, lỗ niệu
sinh dục và hậu môn riêng biệt, còn dây sồng.
Về giải phẫu, cá khime có tính pha trộn giữa cá sụn và cá xương. Thay cho
rănghàm ở hàm là những tấm bản rộng, hàm trên gắn trực tiếp vào sọ, không
thấy phát triển ở các nhóm cá khác.

8


8


- Bộ cá khime (Chimaeriformes) có ba họ sống ở biển, tầng đáy sâu từ 100
đến 1500m, đẻ trứng.
Cá khime sọc đen (Chimaera phantasma) có ở biển vịnh Bắc Bộ Việt Nam,
thường ở biển sâu, mùa đông di chuyển tới gần bờ và là loại cá quý hiếm có
trong Danh lục Đỏ Việt Nam (2002).

1.6.

NGUỒN GỐC VÀ HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA LỚP CÁ
SỤN

1.6.1.

Sự hình thành cá móng treo
Vào cuối Silua, khi nhóm cá Không hàm bắt đầu suy thoái thì nhóm cá Có
hàm bắt đầu phát triển. Theo dẫn liệu Cổ sinh học, có thể xem cá như là một
tổng lớp gồm có 3 lớp là lớp cá móng treo (đã hoá thạch), lớp cá sụn và lớp cá
xương. Tất cả cá Có hàm đều có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguồn gốc, tuy
nhiên tổ tiên trực tiếp của cá Có hàm còn chưa được biết. Di tích cổ xưa nhất
của cá xuất hiện từ kỷ Silua là những động vật có hình dạng thay đổi,thân phủ
giáp xương, họp thành lớp cá Móng treo (Aphetohyoidea). Trong nhóm này có
cá da tấm (Placodermi) được xem là cá có hàm cổ nhất.Sự hình thành hàm là
một bước phát triển tiến hoá quan trọng nhất, hàm được hình thành từ 2 cung
mang đầu tiên. Cá móng treo có bộ xương trong bằng sụn, giáp xương ngoài
gồm 2 phần: Giáp đầu và giáp ngực khớp với nhau. Xương hàm có cạnh sắc và
nhiều răng lớn. Một số dạng chi trước và có khi cả chi sau cũng phủ tấm xương.
Chúng sống ở đáy, đây là nhóm cá cổ chuyên hoá, bị tuyệt chủng ở kỷ

Đêvon, chỉ còn một số tồn tại đến kỷ Thạch thán.Cá gai cổ (Acanthodii) thuộc
cá móng treo là nhóm đáng lưu ý. Đây là nhóm cá có kích thước nhỏ, hình thoi,
phủ giáp gồm nhiều vảy vuông nhỏ. Vây gốc rộng và có gai lớn ở phía trước.
9

9


Tuy thuộc cá móng treo nhưng cá gai cổ cũng những nét của cá xương như vảy
giống với vảy láng. Do đó có thể cá gai cổ là tổ tiên của cá sụn và cá xương.

10

10


1.6.2. Sự hình thành cá sụn (Chondrichthyes)
Vào kỷ Đêvon, cá gai cổ phát sinh ra nhóm cá sụn cổ, đại diện là cá
sụn cổ (Cladoselache). Những cá này có vảy tấm, bộ xương bằng sụn,
răng kiểu cá nhám.
-Sự hình thành cá nhám chính thức (Elasmobranchii): Cá nhám chính
thức lần đầu tiên xuất hiện vào kỷ Thạch thán và chắc chắn bắt nguồn từ cá sụn
nguyên thuỷ (Proselachii), chỉ sai khác là có vây chẵn. Tới kỷ Silua mới phát
sinh cá đuối, còn cá nhám chính thức phát triển mạnh ở kỷ Đêvon và Thạch
thán, đến Pecmi thì suy tàn. Sau đó chúng lại phục hồi vào nguyên đại Trung
sinh và phát triển đến ngày nay.
-Sự hình thành cá khime: Cá khime chỉ tìm thấy hoá thạch ở kỷ Tam
diệp, tuy nhiên có thể chúng quan hệ họ hàng với cá nhám từ xaxưa và có thể
là một nhánh của cá sụn. Sự phong phú của cá sụn bên cạnh cá xương được giải
thích là do chúng có những đặc điểm thích nghi đảm bảo cho tỷ lệ sống

của phôi cao: Thụ tinh trong, trứng giàu noãn hoàng, có vỏ dai... Thêm vào đó
có não bộ và giác quan tương đối phát triển như nóc não có chất thần kinh.
2. Lớp cá xương ( Osteichthyes)
a. Đặc điểm chung
Cá xương là nhóm động vật có xương sống thích nghi đa dạng với đời sống
ở nước. Hình thái cơ thể cá xương rất đa dạng , nhưng chúng có những đặc điểm
chung sau đây:
-

Bộ xương ít nhiều đã hóa xương. Cột sống nhiều đốt. Dây sống có thể tồn tại ở
một số loài. Đuôi thường là kiểu đồng vĩ (homocercal) tức là đuôi cá có hai phần
bằng nhau, cột sống đi thẳng vào giữa đuôi.

-

Da có nhiều tuyến nhày, thường được bao phủ vảy. Có 3 loại vảy: vảy côtmin,
vảy láng (ganoid) và vảy xương. Vảy xương có 2 dạng: vảy tròn (cycloid) và
vảy lược (ctenoid). Một số không vảy là thứ sinh.

-

Vây lẻ và vây chẵn có tia vây là sụn hay xương nâng đỡ.

-

Bán cầu não và thùy khứu giác nhỏ. Thùy thị giác lớn. Tiểu não lớn . Có 10 đôi
dây thần kinh não.
11

11



-

Giác quan phát triển thích nghi với đời sống ở nước. Đôi túi khứu giác bít đáy. Ở
cá phổi và cá vây tay có lỗ mũi trong (khoan); cơ quan khứu giác thông với
xoang miệng –hầu. Cơ quan thính giác có đủ ba ống bán khuyên. Mắt cá thích
nghi với nhìn trong nước. Thủy tinh thể hình cầu.

-

Miệng có răng, một số loài không có răng. Có hàm phát triển.

-

Hô hấp mang. Mang được nâng đỡ bởi cung mang. Vách mang không phát triển.
Có nắp mang phủ ngoài xoang mang.

-

Thường có bong bóng hơi, có hoặckhông có ống nối với hầu.

-

Tim hai ngăn : một tâm nhĩ và một tâm thất nhĩ. Có xoang tĩnh mạch. Hệ động
mạch có 4 đôi cung động mạch tới mang. Hồng cầu có nhân.

-

Phân tính. Thụ tinh ngoài. Ống dẫn trứng và ống dẫn tinh khác với cơ quan

tương ứng của động vật có xương sông, tức là không phải là ống Munle và ống
Vonphơ mà là phần kéo dài của màng bao cơ quan sinh dục. Đẻ trứng đoạn
hoàng. Ấu trùng có cấu tạo và hình dạng khác với dạng cá.
b. Hình dạng
Cá có hình dạng rất khác nhau. Phổ biến nhất là hình thoi, dẹp bên,thích
nghi với bơi lội trong nước. Hình dạng khác tùy thuộc vào cách chuyển vận, nơi
kiếm ăn, nơi sống của cá. Nhiều loài sống ở đáy, ở biển sâu có dạng rất kì dị.
Thường co xương nắp mang. Đuôi kiểu đồng vĩ , số ít khác có đuôi kiểu khác: dị
vĩ hay nguyên vĩ thứ sinh.
c. Phân loại
Lớp ca xương là lớp động vật có xương sống đa dạng nhất về thành phần
loài và cũng rất đa dạng về hình thái cơ thể và dạng sống. Cá xương hiện tại chia
làm bốn lớp phụ: cá vây tay, cá phổi, cá nhiều vây và cá nhiều tia.
Lớp phụ cá vây tay (Crossopterygii)
Lớp phụ này có ba bộ hóa thạch và bộ gai rồng (Coelâcnthiformes) chỉ còn
một loài cá latime đang sống. Đôi tay chẵn có chấm gốc và tấm tia phát triển về
một phía tạo ra vây một dãy nên có tên là vây tay. Cá vây tay có lỗ mũi trong
(choane) thông với xoang miệng, có phổi phát triển cùng với mang. Ruột có van
xoắn ốc.Có nón chủ động mạch. Cá vây tay xuất hiện ở kỉ Đêvon, sinh sống ở
12
12


vực nước ngọt. Sự tiến hóa của cá vây tay theo hướng thích nghi với các vực
nước ngọt lục địa có nhiều cây thủy sinh chất bã thực vật và ít oxy. Vây chẵn có
hệ cơ gốc nên cá có thể dùng vây di chuyển đáy. Cá sống trong những thời kì
hạn hán, khô cằn xen kẽ với lụt lội. Phổi giúp cho cá hô hấp oxy không khí, nhờ
đó chúng sông sót trog điều kiện khô hạn. Chúng dùng vây thùy khỏe để vượt từ
đầm lầy đang khô cạn sang đầm nước khác. Nhờ những tiến hóa thích nghi rất
quan trọng này đã tạo cho một nhóm cá vây cổ xưa nào đó tiến hóa trở thành

động vật có xương sống bốn chân và chuyển lên sống trên cạn.
Cá vây tay phân ra hai nhóm:
-

Nhóm Rhipidisians xuất hiện vào kỉ Đêvon, hưng thịnh ở đại cổ sinh, sau đó bị
tuyệt diệt. Chúng là nguồn gốc của lưỡng cư.
Rhipidisians có nhiều đặc điểm nguyên thủy : thân hình thoi nhọn, có hai
vây lưng, vây đuôi kiểu dị vĩ (heterocercal). Sự sắp xếp các xương ở phần gốc
các vây chẳn giống với sắp xếp xương chân động vật bốn chân. Vảy côtmin,
gồm chất xương có nhiều khe hổng, gồm nhiều tế bào xương (chất côtmin). Ở
trong có một lớp chất xương khác hình bản mỏng (chất isopedin). Vảy có lớp
men cứng. Vảy côtmin chỉ thấy có ở cá vây tay và cá phổi cổ xưa , không thấy
có ở cá hiện tại.

-

Nhóm Coelaccanh cũng xuất hiện vào kỉ Đêvon, phát triển hưng thịnh vào đại
trung sinh. Cuối đại này, chúng hình như bị tuyệt diệt chỉ còn lại loài latime
(Latimeria chalumnae) sống đến ngày nay.
Cá latime hiện tại có nguồn gốc từ cá nước ngọt kỉ đêvon. Những loài trong
nhóm cá vây tay đã bị tuyệt diệt khoảng 70 triệu năm về trước, chỉ loài latime
sống sót đến ngày nay. Đến nay đã bắt được 30 con cá latime ở vực biển sâu gần
bờ. Chúng sống ở độ sâu 150-400m. Thân dài 1,3-1,6m, nặng 35-60kg. Trên
thân phủ vảy côtmin. Vây chẵn có thùy gốc rất phát triển, và cũng được phủ vảy.
Có hai vây lưng. Vây đuôi kiểu thứ vĩ (diphycercal), mút vây có dạng ba thùy.
Hàm có răng nhọn, săc. Bộ xương còn nhiều sụn. Bóng hơi hoặc bị canxi hóa
hoặc chỉ còn lại vết tích, không có lỗ mũi trong. Hiện tượng này có thể là thứ
sinh do cá sống lâu ở biển sâu, phổi không hoạt động nửa nên đã thoái hóa.
13
13



Lớp phụ cá phổi (Dipneusti)
Cá phổi hiện tại còn ba loại sống ở nước ngọt, kém hoạt động. cá phổi
giống với cá vây tay ở đôi vây hình thùy và có phổi. nhờ có phổi , cá phổi không
chỉ có khả năng hô hấp bằng ôxy hòa tan mà còn hô hấp được cả ôxy trong khí.
Cá phổi khá lớn , dài khoảng từ 1-2m. Thân phủ vảy xương. Vây lưng và vây
hậu môn gắn liền với vây đuôi. Vây đuôi kiểu nguyên vĩ thứ sinh. Vây chẵn có
dạng tùy rộng kiểu hai dãy. Có một hay hai phổi thông với thực quản. Phổi nhận
máu của một động mạch phổi. Do đó hệ tuần hoàn có những đặc điểm sau:
-Có đôi động mạch phổi xuất phát từ đôi động mạch mang gần tim và đôi
tĩnh mạch phổi đi từ phổi về tâm nhỉ trái. Khi mang hoạt động, tĩnh mạch phổi
mang máu có nhiều oxy, còn khi mang không hoạt động, động mạch phổi mang
máu có nhiều khí cacbonic tới phổi.
-Tâm nhĩ có vách ngăn không hoàn toàn , chia thành hai nửa trái và phải và
nón động mạch có van chia thành hai phần.
-Ngoài tĩnh mạch chính sau còn có tĩnh mạch chủ sau nhận máu của tĩnh
mạch thận. Như vậy hệ tuần hoàn của cá phổi có vị trí trung gian giữa hệ tuần
hoàn của các loài cá xương ở nước và các loài động vật có xương sống ở cạn.
-Ở cá phổi, dây sống còn tồn tại suốt đời, thân đốt sống không phát triển.
Sọ kiểu autostin. Não bộ có não trước chia hai bán cầu. Hệ niệu sinh dục có cấu
tạo theo kiểu cá sụn. Không có cơ quan giao cấu. Trứng có đường kíh 7mm, có
màng nhày như trứng ếch.
Lớp phụ cá phổi hiện tại có hai bộ :
a).Bộ cá một phổi (Monopneumones hay Ceratodiformes)
Thân to được phủ vảy tròn mảnh. Vây chẵn hình lá nhọn. Một phổi. Chỉ có
một họ Ceratododae, một giống, một loài Neoceratodus forsteri hay cá xeratot,
sống ở vùng Tây Nam châu Úc , ít chuyên hóa. Thân dài khoảng 1,5m, sống ở
những vũng nước tù nghèo oxy. Hô hấp kiểu nuốt không khí vào phổi. Chỉ có
một phổi. Tuy nhiên, cá một phổi không thể sống ở ngoài nước.

b). Bộ hai phổi (Dipneumones hay Lepidosireniformes)
Thân dài, vảy nhỏ. Vây chẵn hình thoi.Hai phổi. Có hai họ:
14

14


-Họ Lepidosirenidae: một giống lepidosiren sống ở sông và đầm lầy Nam
Mỹ. Loài Lepidosiren paradosca, dài khoảng 1m.
-Họ Protopteridae: một giống Protopterus phân bố ở sông và đầm lầy Châu
Phi. Cá phổi Châu Phi dài 2m.
Tất cả các loài cá phổi đều sống ở nước ngọt. So với tất cả các cá xương
hiện đang sống, cá phổi có nhiều tập tính sinh sống đặc biệt. Do hô hấp bằng
phổi nên chúng có khả năng sống ngàoi nước. Cá có thể chuyển vận trên mặt
bùn hay trên cỏ ẩm trong một thời gian khá lâu. Mùa khô, cá hoàn toàn sống
ngoài nước. Ngoài thân phủ một màng mỏng như cái kén, cá sống trong hang
mà cá tự đào lấy. Sống hết mùa khô, cá gầy đi. Mùa ẩm cá lại bắt đầu hoạt động
tích cực và sinh sản… Thức ăn là các động vật ở đáy: thân mềm, tôm, cua, cá.
Lớp phụ cá vây tia (Actinopterygii)
Lớp phụ cá vây tia bao gồm tất cả các loài cá xương còn lại. di tích cá
xương cổ xưa nhất tìm thấy ở địa tầng kỉ đêvon. Hình dạng rất thay đổi. Đuôi
thường kiểu đồng vĩ. Vảy xương dạng tròn hay răng cưa, đôi khi biến thành giáp
xương hoặc tiêu giảm hoàn toàn. Có nắp mang phủ khe mang. Bộ xương thuần
chất xương. Có một số xương bì. Sọ hyostin. Có tia vây nâng đỡ màng vây. Đai
vai thứ sinh phát triển, thường thiếu tấm gốc nên tấm tia gắn thẳng vào đai. Đai
hông thường thiếu cả tấm tia. Vách ngăn màng tiêu giảm. Bong bóng có hay
không có hay không có ống thông với thực quản. Não bộ có cấu tạo điển hình
của cá. Nóc não chỉ có biểu mii, không có chất xám như cá sụn.
Lớp phụ cá vây tia gồm ba tổng bộ : cá láng sụn, cá láng xương và cá
xương chín thức.

a). Tổng bộ cá láng sụn (Chondrostei)
Cá láng sun là nhóm cá vây tia nguyên thủy nhất, có 10 bộ hóa thạch và hai
bộ hiện tại là toàn bộ cá tầm và bô cá nhiều vây.
-Bộ cá tầm (Acipenseriformes) : thân có dạng giống cá nhám, nhưng không
có răng , phủ năm hàng tấm xương lớn. Thùy trên vây đuôi phủ vảy hình trắm
giống như vảy láng . Còn dây sống. Vây chẵn còn tia tấm tia sụn phát triển.
Bong bóng có lỗ thông với thựuc quản. Có nón chủ động mạch. Hệ niệu sinh
15
15


dục trung gian giữa cá sụn và cá xương, không có ống dẫn riêng. Hiện tại cá
láng sụn có ít loài phân bố ở Bắc bán cầu. Đa số cá di cư vào sông để đẻ, cá tầm
chủ yếu sống ở vùng Xiberi (Nga) và Bắc Mỹ.
-Bộ cá nhiều vây (Polypteri) :
Cá nhiều vây có nhiều đặc điểm nguyên thùy khá giống với cá tia cổ
Palaeonícoidei hơn là giống với các cá vây tia hiện tại. Có vảy láng hình trám
khớp với nhau thành bộ giáp phủ toàn thân. Có nhiều vây lưng. Vây đuôi tròn,
kiểu homoxec. Vây ngực có thịt ở gốc nhưng vây xương cấu tạo giống cá sụn,
gồm ba tấm gốc, hai tấm tia dài và một hàng tấm tia. Có đôi bong bóng hơi ở
mặt bụng giống cá phổi thông với thựuc quản. Nhưng khác cá phổi, động mạch
và ticnh mạch phổi chính thức chưa có. Không có lỗ mũi trong. Và khác cá vây
tia là không có bong bóng mặt lưng. Có văn xoắn ở ruột, nón chủ động mạch và
lổ thở. Hệ niệu sinh dục cấu tạo theo kiểu cá xương.
Đến nay chưa tìm thấy hóa thạch của cá nhiều vây nên chưa có sự giải
thích thỏa đáng nguyên nhân sống sót của cá nhiều vây hiện tại, khi mà các dòng
cá nhiều vây khác đã bị tuyệt diêt. Đồng thời cũng chưa có giả thuyết xác đáng
về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của cá nhiều vây.
Có một họ cá nhiều vây (Polypteridae) gồm vài loài sống ở sông và hồ ở
Châu Phi nhiệt đới. Cá cỡ tương đối lớn, dài tới 120cm. Cá dữ ăn cá nhỏ, giáp

xác và côn trùng. Có hai giống cá nhiều vây : polypterus và Calamoichthys.
b). Tổng bộ cá láng xương (Holoster)
Cá láng xương là nhóm cá vây tia nguyên thủy, sau cá láng sụn, phát triện
hưng thịnh vào nguyên đại trung sinh , đặc biệt ở kỉ Tam điệp và Jura. Tới kỉ
Bạch phấn chúng bị suy giảm và tuyệt diệt gần hết, chỉ còn lại đến ngày nay còn
hai bộ cá caiman và cá amia. Nhóm cá này mang nhiều đặc điểm nguyên thủy
như cá láng sụn, còn nón chủ động và van xoắn óc ở ruột. Tia nâng đỡ vách
ngăn mang chưa phát triển. Có bong bóng.

16

16


-bộ cá caiman (Lepisostefmes)
Hình dáng và cấu tạo gần cá xương hơn cá Amia. Vây đuôi kiểu dị vĩ rút
ngắn. Thân phủ vảy láng hình trám. Có xương nắpmang giữa. Có van xoắn ốc
trong ruột. Côn động mạch của tim dài.Có bóng hơi hình trứng.
Có một họ caiman, một giống lepisosteus gồm vài loài. Cá sống ở nước
ngọt, phân bố ở Bắc và Trung Mĩ, đảo cuba.
-Bộ cá amia (amiiformes)
Vây đuôi kiểu dị vĩ rút ngắn. Thân phủ vảy tròn mỏng. Cấu tạo có vị trí
trung gian cá caiman và cá xương. Một mặt có mần bầu chủ động mạch. Mặt
khác, còn van xoắn ở ruột và nhóm chủ động mạch thô sơ. Bong bóng có phế
nang dùng để thở.
Có một họ amiidae với một loài duy nhất là cá amia. Cá sống ở hồ, sông ,
vực nước lặng ở bắc mĩ. Cá amia chủ yếu là ăn thịt, chủ yếu la ăn cá, giáp xác và
thân mềm.
-


TỔNG BỘ CÁ XƯƠNG
Cá xương đã phân hóa rất sớm để hình thành cá xương ngày nay, có hình
dạng rất thay đổi. Số lượng loài tới 19500 lứn hơn tổng số các loài động vật có
xương sống còn lại. cá xương phân bố rộng. sống ở tất cả các vực nước biển,
nước ngọt, ở các tầng khác nhau, từ vùng cực đến xích đạo, kể cả những vực
nước ngầm , vực nước ít oxy cũng có một số loài cá.vài loài cá có thể sống ngoài
nức trông một thời gian.
-Những đặc điểm chủ yếu của cá xương là:
Xương hóa cốt hoàn toàn. Có nhiều xương bì làm cho hộp sọ kín bao
quanh nảo bọ.Có nắp mang hoàn chỉnh. Cơ thể phủ vảy xương tròn hay vảy
lược. Một số không vảy thứ sinh. Đuôi thường đồng vĩ. Tia vây phát triển. Vây
ngực phát triểnở sau khe mang. Vây bụng có vị trí khác nhau.
-Rruột thiếu van xoắn. Tăng diện tích hấp thụ nhờ tăng chiều dài ruột. Nón
chủ động mạc tiêu giảm, bầu chủ động mạch phát triển lớn. Bong bóng kín hoặc
có ống thông với thực quản, là cơ quan thủy tỉnh của cá. Hệ sinh dục có chi tiết
17

17


khác với động vật có xương sống. Ống dẩn sinh dục là ống rieng không liên
quan tới với ống mulle và ống vonphơ.
-Hiện nay cá xương có tới 40 bộ họ sống ở biển và sống ở nước ngọt.
-Về bộ cá trích(clupeformes)

Gồm cá xương nguyên thủy.Một vây lưng. Vẩy tròn. Không có đường bên.
Bong bóng có ống thông với thực quản . Vài loài cá còn nón chủ động mạch. Bộ
gồmmột số bộ phụ có hình thái và đời sống khác nhau bao gồm cábiển, cá nước
ngọt và cá di cư.
-Các họ cá quan trọng có:

+ Họ cá trích:quan trọng nhất cókhoảng 50 giống gồm nhiều loài, phân bố
rộng. Việt nam có những loài điển hình : cá trích là đối tượng quan trọng nhất
của nghề cá tầng mặt, cá dưa, cá lầm đặc sản miền biển Trung Bộ và Nam Bộ, ca
mòi, cá cháy là cá biển di cư ở miền bắc.
+Họ cá cơm khoảng 15 giống nhiều loài : cá cơm , cá lép, cá lành canh, đều
là những loài cá có ý nghĩa kinh tế lớn.
+Họ cá cháo lớn có cá cháo lớn, vào tháng 7 chúng di cư vào sông Cửu
Long để đẻ.
-Các loài cá trích có tên trong danh mục đỏ Việt Nam (2002). Có 4 loài :
+Họ cá trích có 3 loài : cá mòi không răng, cá mòi cờ chấm, cá mòi mỏm
tròn.
18

18


+Họ cá măng có 1 loài cá măng sữa.
_Bộ cá chép (Cypriniformes)

Thân phủ vảy hoặc trần. Không có nón chủ động mạch. Bong bóng có óng
thông với thực quản. Có răng hầu. Đặc biệt có xương vebe nối bong bóng vơi tai
trong.có xương dưới nắp mang.
Có khoảng trên 5000 loài thuộc ba bộ phụ đa số ở nước ngọt, phân bố rộng
ở các lục địa.
+ Bộ phụ cá tra có 16 họ phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ và Châu Phi.
+Bộ phụ lương điện có 4 họ ở vùng Trung và Nam Mỹ
+Bộ phụ cá chép là bộ phụ lớn nhất có 7 họ phân bố khắp các châu lục trừ
Nam Mỹ, Úc Châu và Madagascar.
Bộ phụ cá chép chiếm thành phần quan trọng trong các sông nước ngọt có
giá trị kinh tế và kể cả các loài cá nuôi chủ yếu hiện nay.

-Các loài trong họ cá chép có tên trong danh mục đỏ Việt Nam (2002) gồm
17 loai : cá trốc, cá hô, cá duồng…
_Bộ cá nheo (Siluriformes)

19

19


Thân trần hoặc phủ tấm xương. Thường có đôi râu. Có răng trên hàm. Vây
ngực thường có một gai cứng lớn. Nhiều loài có vây mở. Bóng hơi có óng thông
với thực quản. Không có xươg thái dương và xương dưới nắp mang. Chủ yếu
sống ở nước ngọt. Phân bố rộg ở vùng nhiệt dới.
Những loài thường gặp ở Việt Nam : cá chiên, cá bò, cá ngạnh, cá trê…
Những loài cá trong bộ cá nheo trong danh mục đỏ Việt Nam gồm 4 loài
thuộc 4 họ :
+Họ cá nheo : cá trèn dốc.
+Họ cá ngạnh : cá lăng.
+Họ cá tra : cá tra dầu.
+Họ cá chiên : cá chiên.
_Bộ cá chính (Angulliformes)
Có thân dài hình rắn thiếu vây bụng, đôi khi cả vây ngực.Vây lưng và vây
hậu môn dài, phía sau thường gắn với vây đuôi. Không có gai cứng. Bong bóng
thông với ruột. Có hai bộ phụ : Cá chình và Nemichthyoidei. Phần lớn đều sống
ở biển. Một số kiếm ăn ở sông suối. Phần bố ở vùng nhiệt dới và cận nhiệt đới
Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và một số di cư vào sông để
kiếm ăn.
Ở nước ta có các cá dưa răng nhọn hổ biến từ bắc vào nam, 4 loài cá chình :
cá chình mun, cá chình nhọn, cá chình hoa, cá chình nhật.
_Bộ cá kìm (Beloniformes)

20

20


Có một vây lưng ở trên vây hậu môn, không có tia phân nhánh. Vây bụng ở
vùng bụng. Các đường bên thấp. Cá sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt dới và cận
nhiệt đới, ít khi vào nước ngọt. Cá sống thành đàn là chủ yếu. Ở nước ta có vài
loài như cá chuồn có vây ngực dài giúp cho cá bay được trên sông, cá quai có
hàm dài, cá kìm gồm nhiều loài có hàm dưới dài.
_Bộ cá chuối (Ophiocephaliformes)

Thân thuôn dài, đầu dẹp. Đuôi dẹp hai bên. Vây lưng và vây hậu môn dài,
mềm. Vây không có gai. Vảy lược. Bong bóng kín có cơ quan hô hấp phụ hình
búi ở bên mang. Miệng rộng có nhiều răng. Là cá dữ, ăn hại cá con. Chỉ gồm
một họ cá chuối ở nước ngọt. Thường gặp cá chuối hay cá quả, cá trầu, cá sộp
hay cá lóc …

21

21


_Bộ lươn (Symbranchiformes)

Thân hình rắn. Da trần. Thiếu vây chẵn. Vây lưng nối liền với vây đuôi,
vây hậu môn. Vây không có gai , mang thoái hóa. Hô hấp nhờ khoang bụng và
ruột. Không có bong bóng. Sống ở đáy. Ăn động vật. Phân bố ở vùng Đông Nam
Á, Châu MỸ, Châu Úc.
_Bộ cá vược ( Perciformes)


Gồm số lớn các loài cá xương hiện nay phổ biến rộng rải ở biển và nước
ngọt. Thân phủ vảy lược. Vây bụng dưới vây ngực, đôi khi trước vây ngực. Vây
thường có gai cứng. Thường có hai vây lưng, vây trước thường có gai cứng. Có
khoảng 20 bộ phụ, 134 họ.
-Cá vược nước ngọt Việt Nam có 17 họ , 44 giống, 70 loài và phân loài.
Nhiều loại cá vược có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Một số họ chính :
+Họ cá vược : vây đều có gai, vây ngực ở dưới ngực hoặc dưới họng, có
một gai không có cơ quan hô hấp phụ.
22

22


+Họ cá mú : gồm cá mú ở nước ngọt, cá song.
Tất cả các loài trong họ cá mú đều có giá trị kinh tế.
+Họ cá căng:Gồm cá ong, cá căng sọc thuộc giống Therapon là cá kinh tế.
+Họ cá hồng củng gồn những cá kinh tế: Cá hồng, cá hồng sọc bạc, cá
hồng sọc dưa, thuộc giống Lutianus.
-

Bộ phụ cá thu ( Carangidae) gồm cá nục sồ, cá háo, cá chim đen, cá trác.
+Họ cá thu: Cá thu chấm, cá thu ẩu,thuộc giống Scomberomorus.
+Họ cá bạc má : Ca bạc má.

-

Bộ phụ cá bống: Gồm những loài cá nhỏ, chủ yếu ở biển. Vây bụng biến thành
giác bám. Cá bống trắng , Cá bống hoa.


-

Bộ phụ cá rô (Anabantoidei) gồm các loài cá ở nước nước ngọt và nước lợ vùng
nhiệt đới Châu Phi, miền Nam châu Á. Có cơ quan hô hấp trên mang. CÓ thể kể
cá rô , cá săn sắt, cá sặt ở miền Nam.

-

Các loài cá vược ở nước ngọt có 5 loài của ba họvà cá biển có 15 loài của sáu họ
có tên trong danh lục đỏ Việt Nam (2002)
+Họ cá hường( coidae) : Cá hường , cá hường vện.
+Họ cá măng: Cá măng rổ
+Họ cá mú (Serranidae) : Cá đường
+Họ cá bướm có 6loài : Cá buóm 2 màu, cá bướm 4 vằn, cá buóm mỏn dài,
cá bướm vằn, cá chim hoàng đế, cá chim xanh nắp mang tròn.
+Họ cá bằng dài : cá bằng chài axin, cá bằng chài đầu đen.
+Họ cá bóng đen : Cá bóng đen.
_Bộ cá đối (Mugiliformes)
Có những đặc điểm gần giống cá vược . Có hai vây lưng, có tia gai. Vây
bụng ở phía bụng hay dưới ngực . Vảy tròn hoặc vảy lược. Chủ yếu sống ở biển
vùng nhiệt dới và cận nhiệt đới. Vài loài sống ở nước ngọt. Có 2 bộ phụ :
-Bộ phụ cá nhồng (Sphyraenoeidei) gồm những loài cá ở biển. Cá nhồng
sọc đi ăn đàn là đối tượng kinh tế đáng kể.
-Bộ phụ cá đối (Mugilidei) gồm các loài cá kinh tế : cá mục, cá kiền, cá đối
đều thuộc giống Mugil.
23

23



-Bộ cá ngừ (Thunniformes)
Gồm những loài cá ở biển ăn nổi, cỡ lớn hay trung bình. Hình dạng cá
giống cá thu. Bong bóng thông với thực quản. Hệ mạch da rất phát triển nên thịt
đỏ tím và có lẻ hệ thống này đảm bảo cho sự điều nhiệt, vì thân nhiệt cá thường
cao hơn nhiệt độ ngoài vài độ, thâm chí đến 9 độ C. Nước ta có cá ngừ dẹp, cá
ngừ chấm, thịt ngon , sản lượng cao.
-Bộ cá bơn (Pleuronectiformes)

Thân dẹp bên. Vây lưng và vây hậu môn dài. Sọ không đối xứng. Hai mắt
cùng một bên nhưng cá con hai mắt ở hai bên và bơi thẳng đứng. Không có bong
bóng. Sống ở đáy, bơi nằm. Phân bố ở vùng nhiệt đới , ôn đới và bắc cực. Hầu hết
sống ở biển, một số loài sống ở cửa sông. Bộ gồm 5 họ. Cá bơn ngựa rất lớn, dài tới
5m và nặng 300kg. Ở nước ta cá bơn nước ngọt có 4 họ, có 5 giống, 22 loài và loài
phụ. Các loài cá bơn : cá bơn chó, cá bơn cát ba sọc, cá bơn vĩ, bơn lá mít.
-Bộ cá Nóc (Tetrodontiformes)

24

24


Gồm chủ yếu những loài cá biển ở vùng nhiệt đới. thân ngắn, trần hoặc phủ
các mấu xương, gai xương hoặc tấm xương. Xương hàm và xương gian hàm gắn
liền với nhau thành mỏ cứng, thích nghi với việc cắn, giật vỏ thân mềm và giáp
xác.
Ở nước ta gặp cá nóc có gan độc, cá nóc hồng, cá đầu, cá nóc nhím.
Các loài cá nóc trong danh lục đỏ Việt Nam (2002): họ cá bò giầy: cá bò
râu, cá bò xanh da đỏ.
Họ cá mặt trăng: cá mặt trang đuôi nhọn, cá mặt trăng.
Nguồn gốc và hướng tiến hóa của cá xương

Cá xương là lớp động vật có xương sống uw thế nhất hiện tại, gồm nhiều
loài khác nhau. Cá xương phát sinh từ nữa kỉ Đêvon, gần cùng thời với cá sụn.
Cá xương và cá sụn hình thành và tiến hóa không phị thuộc vào nhau. Những
dẫn liệu cổ sinh chứng tỏ rằng cá xương bắt nguồn từ nhóm Cá Gai cổ
(Acanthodii) trong lớp cá móng treo vì vảy cá gai cổ có vị trí trung gian giữa
vảy tấm của cá sụn (Chondrichthyes) và vảy láng của cá xương thấp
(Osteichthyes). Tuy vậy, cá xương cổ đã có những đặc tính tiến bộ hơn là chúng
có nhiều xương bì phủ hộp sọ và tham gia cấu tạo nắp mang. Cũng nhờ đó não
bộ, giác quan và khe mang được bảo vệ tốt hơn.
Ngay từ khi được hình thành, vào nửa kỉ trước của kỉ Đêvon, cá xươn đã
phân hóa và tiến hóa theo hai nhánh:
a.Nhánh thứ nhất hình thành nhóm cá vây tia cổ (Palaeopterygii), nguồn
gốc của toàn bộ cá vây tia hiện tại. Trong đại cổ sinh, nhóm cá vây tia cổ phổ
biến rộng rãi trong các vực nước trên toàn Trái Đất. Cổ nhất là nhóm
Paleoniscoidei gồm nhiều loài thống trị trong nhóm cá. Đến cuối kỉ Tam Điệp,
nhóm Paleoniscoidei bị tuyệt diệt và được thay thế bằng lớp Cá Láng xương
(Holostei), chỉ để lại một số ít dạng tới đầu kỉ Bạch phấn.
-Cá láng sụn (chondrostei), tuy chỉ tìm thấy hóa thạch vào kỉ Jura, nhưng
chúng có đặc điểm rất gần với cá tia cổ, nên có thể coi chúng bắt nguồn từ nhóm
cá gai cổ.
25

25


×