Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THU HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI
CHÍNH ĐẾN HÀNH VI RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ
ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THU HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI
CHÍNH ĐẾN HÀNH VI RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ
ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài
chính đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Cúc.
Các số liệu được nêu trong luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và
được thu thập từ thực tế đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................7
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài liên quan...............................................7
1.1.1 Nội dung các nghiên cứu trước ...................................................................7

1.1.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài ............10
1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước liên quan .............................................12
1.2.1 Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan .............................................12
1.2.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện ở trong nước ............16
1.3 Khe hổng trong nghiên cứu ..............................................................................17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MINH BẠCH TTTC VÀ HÀNH VI
RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN...........................................19
2.1 Một số vấn đề chung về minh bạch TTTC và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá
nhân ........................................................................................................................19
2.1.1 Minh bạch TTTC .......................................................................................19
2.1.1.1 Một số khái niệm ................................................................................19
2.1.1.2 Quy định hiện hành về CBTT trên TTCK Việt Nam hiện nay ...........23
2.1.2 Hành vi ra quyết định của nhà đầu tư ........................................................24
2.2 Các lý thuyết nền liên quan đến tính minh bạch TTTC và hành vi ra quyết
định của nhà đầu tư ................................................................................................25
2.2.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng...............................................................25
2.2.2 Lý thuyết người đại diện ...........................................................................27


2.2.3 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin .........................................................29
2.2.4 Lý thuyết hành động hợp lý ......................................................................30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................32
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................32
3.1.2 Khung nghiên cứu của luận văn ................................................................34
3.1.3 Quy trình thực hiện....................................................................................34
3.2 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................36
3.3 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................40
3.4 Phương pháp thu thập mẫu ..............................................................................42
3.5 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi ...................................................43

3.5.1 Thiết kế thang đo .......................................................................................43
3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................52
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................55
4.1 Thống kê nghiên cứu .......................................................................................55
4.2 Đánh giá thang đo ............................................................................................56
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo ..................................57
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...........................................................59
4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập.....................................60
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc (hành vi nhà đầu tư)
.........................................................................................................................63
4.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết...........................................65
4.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu..................................................67
4.4.1 Phân tích tương quan .................................................................................67
4.4.2 Phân tích hồi quy .......................................................................................68
4.4.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..............................................................71
4.5 Kiểm định sự khác biệt hành vi nhà đầu tư theo các đặc điểm cá nhân ..........75
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................81
5.1 Ý nghĩa và kết luận ..........................................................................................81


5.2 Kiến nghị..........................................................................................................82
5.2.1 Đối với CTNY ...........................................................................................82
5.2.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân........................................................................84
5.2.3 Đối với Ủy Ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán ....84
5.3 Đóng góp nghiên cứu.......................................................................................86
5.4 Hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tương lai ...............................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải

BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban giám đốc

CBTT

Công bố thông tin

CTCP

Công ty cổ phần

CTNY


Công ty niêm yết

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh

KVCLBCTC

Kỳ vọng chất lượng BCTC

QTCT

Quản trị công ty

SDGCK

Sàn Giao dịch chứng khoán

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TTCK

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTTC

Thông tin tài chính


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Thang đo hành vi nhà đầu tư cá nhân ..........................................45
Bảng 3.2. Thang đo minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn .........................46
Bảng 3.3. Thang đo minh bạch TTTC .........................................................49
Bảng 3.4. Minh bạch cấu trúc, hoạt động của HĐQT và BGĐ ...................51
Bảng 4.1.Thống kê mẫu quan sát .................................................................56
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ...........58
Bảng 4.3. Kiểm định KMO và Bartlett (1) ..................................................60
Bảng 4.4. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các
nhân tố đại diện (1).......................................................................................61
Bảng 4.5. Ma trận xoay nhân tố ...................................................................62
Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Bartlett (2) ..................................................64
Bảng 4.7. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các
nhân tố đại diện (2).......................................................................................65
Bảng 4.8.Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo lần 2 ....................................65

Bảng 4.9. Ma trận tương quan Pearson ........................................................67
Bảng 4.10. Đánh giá độ phù hợp của mô hình .............................................69
Bảng 4.11. Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Anova) ............................70
Bảng 4.12. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình ............................................70
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu theo các biến quan sát .......72
Bảng 4.14. Phân tích T-test những nhóm nhà đầu tư có giới tính khác nhau
......................................................................................................................76
Bảng 4.15. Phân tích ANOVA hành vi của nhà đầu tư có độ tuổi khác nhau
......................................................................................................................77
Bảng 4.16. Phân tích ANOVA hành vi của nhà đầu tư khác nhau về trình độ
học vấn .........................................................................................................78


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận văn ...................................................34
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................37
Hình 3.3. Thuyết hành động hợp lý .............................................................38
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả EFA ..........................66


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tài chính (BCTC) được xem là một trong những cầu nối giữa doanh
nghiệp và các đối tượng bên ngoài, thông tin trên BCTC là những thông tin tổng
hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó các thông tin trên
BCTC nếu xét trên phạm vi hẹp sẽ có nghĩa tương đồng với thông tin tài chính

(TTTC) hay nói cách khác minh bạch thông tin mà nhà đầu tư quan tâm chính là
minh bạch thông tin tài chính. Hiện nay TTTC của các công ty niêm yết (CTNY)
trên thị trường chứng khoán (TTCK) ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nhà
đầu tư vì nó là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định. Chất lượng thông tin được
trình bày trên BCTC là yếu tố quyết định cho thị trường tài chính hiệu quả. Tuy
nhiên hiện tại việc trình bày và CBTT tài chính như thế nào để thỏa mãn nhu cầu
của người sử dụng thì vẫn là một khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế.
Tuy nhiên với việc xuất hiện tình trạng chênh lệch số liệu lợi nhuận của các
CTNY trước và sau kiểm toán đã trở thành câu chuyện “thường ngày ở huyện” điển
hình trong thời gian gần đây như: Tổng công ty cổ phần (CTCP) Xây lắp Dầu khí
Việt Nam (PVX) có kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2014 đã kiểm toán sụt
giảm tới gần 70 tỷ đồng, từ 80,08 tỷ đồng xuống còn 10,31 tỷ đồng. Hay CTCP
Ntaco (ATA) lỗ 14,4 tỷ đồng thay vì lãi 187 triệu đồng như ban đầu. Tập đoàn
Xăng dầu (Petrolimex, sàn OTC) báo lỗ sau thuế hợp nhất hơn 9 tỷ đồng thay vì lãi
4,8 tỷ đồng như công bố trước đó… Việc điều chỉnh lợi nhuận dù theo chiều hướng
từ lỗ sang lãi hay ngược cũng sẽ khiến nhà đầu tư thiệt hại. Nhà đầu tư trót bán ra
giá thấp khi công ty báo lỗ ban đầu sẽ phải nuối tiếc khi cổ phiếu tăng giá do doanh
nghiệp báo lãi sau kiểm toán, còn nếu họ trót “ôm” cổ phiếu khi doanh nghiệp báo
lãi hoặc lãi lớn trong BCTC tự lập sẽ chịu thiệt hại nặng khi lợi nhuận sau kiểm
toán sụt giảm mạnh hoặc lỗ. Tất cả những vụ bê bối về tài chính phía trên trong
thời gian gần đây đang dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh về lòng tin của nhà đầu tư


2

đối với sự minh bạch TTTC trên BCTC hiện nay.
Tại Việt Nam hiện nay vấn đề về sự minh bạch TTTC của các CTNY trên
TTCK đã giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Đình
Hùng (2010), Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)... Chủ yếu những nghiên cứu này tập trung
nghiên cứu những nhân tố tác động đến minh bạch thông tin tài chính hay xây dựng

hệ thống kiểm soát sự minh bạch TTTC. Tuy nhiên nếu xét về góc độ tác động của
sự minh bạch TTTC ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân
trên TTCK mà cụ thể là hành vi đầu tư của nhà đầu tư cá nhân đối với chứng khoán
vốn hay cổ phiếu trên TTCK thì vẫn còn rất hạn chế.
Hành vi của nhà đầu tư có thể xem xét ở 2 cấp độ là hành vi của nhà đầu tư
cá nhân và hành vi của nhà đầu tư tổ chức. Có rất nhiều điểm khác biệt có thể kể
đến khi nói đến 2 loại hành vi đầu tư này, nó phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể đầu
tư. Trong số các khác biệt đó có thể kể đến như: tiềm lực tài chính, chiến lược đầu
tư, xu hướng đầu tư, thông tin căn cứ đầu tư… Tuy nhiên nếu xét đến khía cạnh
nguồn thông tin để làm căn cứ đầu tư thì nhà đầu tư tổ chức thông thường sẽ có lợi
thế hơn. Bởi vì nhà đầu tư cá nhân thường thiếu thông tin chính xác khi đưa ra
quyết định đầu tư. Họ thường căn cứ vào các “tin đồn” hay “xu thế bầy đàn”… để
đầu tư hơn là xem xét và căn cứ vào các TTTC trên BCTC bởi vì họ thường gặp
phải các hạn chế trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp do thiếu hiểu biết hay kinh nghiệm do họ không có bộ phận kiểm tra, rà soát
BCTC (bộ phận kế toán, bộ phận kiểm soát, bộ phận thẩm định giá…) do đó sai sót
trong việc định giá giá trị cổ phiếu là không thể tránh khỏi từ đó dẫn đến sai lầm
trong việc ra quyết định đầu tư. Do đó khi xem xét đến nhu cầu về minh bạch
TTTC đối với hành vi ra quyết định của nhà đầu tư trên TTCK thì nhà đầu tư cá
nhân bị ảnh hưởng nhiều hơn hay nói cụ thể là nhà đầu tư cá nhân sẽ cần đến sự
minh bạch TTTC hơn là nhà đầu tư tổ chức. Nhận thấy được sự cần thiết của vấn
đề này nên khi xem xét đến hành vi của nhà đầu tư trên TTCK ở đây luận văn chỉ
giới hạn ở hành vi của nhà đầu tư cá nhân.
Riêng về chứng khoán trên TTCK hiện nay, chúng ta có thể thấy có 2 loại


3

phổ biến trên thị trường đó là chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Trong đó
chứng khoán vốn hay còn gọi là chứng khoán cổ phần mà chúng ta có thấy trên thị

trường là các cổ phiếu phổ thông của các công ty, tương tự như vậy chứng khoán
nợ trên thị trường hiện nay là trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty… Sự giống
nhau của cả 2 loại chứng khoán này là khi chuyển nhượng, cầm cố đều được hưởng
chênh lệnh giá đều được nhận lãi tuy nhiên nếu là trái phiếu thì phần lãi nhận được
là lãi trên mệnh giá trái phiếu còn cổ phiếu thì lãi ở đây chính là cổ tức tùy theo
chính sách của từng công ty. Có rất nhiều điểm khác biệt giữa 2 loại chứng khoán
trên, tuy nhiên khác biệt lớn nhất là rủi ro thanh toán. Trong đó chứng khoán nợ là
loại chứng khoán có rủi ro thấp hơn đặc biệt là trái phiếu chính phủ được xem là
loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại chứng khoán có tính
thanh khoản cao. Do đó tùy thuộc vào mức độ yêu thích rủi ro mà nhà đầu tư có thể
đưa ra quyết định lựa chọn loại chứng khoán cho phù hợp. Tuy nhiên khi xét đến
minh bạch TTTC đối với hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK
thì chứng khoán vốn hay cổ phiếu là cần thiết hơn chứng khoán nợ. Do đó trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn này thì thuật ngữ chứng khoán được xem xét ở
đây là chứng khoán vốn hay cụ thể là cổ phiếu.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề cũng như một số khía cạnh của
vấn đề này vẫn còn có khả năng khai thác và mở rộng nên tác giả quyết định chọn
đề tài “Ảnh hưởng của minh bạch TTTC đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư
cá nhân trên TTCK Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu đề tài
này, tác giả kỳ vọng sẽ tìm thêm được bằng chứng củng cố việc nhận thức của nhà
đầu tư về tính minh bạch TTTC có ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của nhà
đầu tư cá nhân, từ đó đề xuất biện pháp góp phần minh bạch hóa TTTC giúp nâng
cao niềm tin của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định được các nhân tố ảnh hưởng của minh bạch TTTC đến hành vi ra
quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam.


4


Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, nhận diện và xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố của minh
bạch TTTC đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt
Nam.
Thứ hai, đưa ra các giải pháp, đề xuất kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào thuộc về minh bạch TTTC ảnh hưởng đến hành
vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam và mức độ ảnh hưởng
của chúng như thế nào?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào để nâng cao tính minh bạch TTTC trên TTCK Việt
Nam?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hành vi ra quyết định của nhà đầu tư
cá nhân trên TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: minh bạch cấu trúc
quyền sở hữu vốn; CBTT tài chính; minh bạch cấu trúc, hoạt động của Hội đồng
quản trị (HĐQT), Ban giám đốc (BGĐ).
b. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung
Nghiên cứu ảnh hưởng của tính minh bạch TTTC đối với hành vi ra quyết
định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam.
 Về không gian
Nghiên cứu tiến hành khảo sát hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân
trên TTCK Việt Nam.
 Về thời gian
Toàn bộ quy trình khảo sát hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân



5

được thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 10/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Cụ thể:
Phương pháp định tính: tổng hợp tài liệu, phân tích, lựa chọn mô hình
nghiên cứu phù hợp.
Phương pháp định lượng gồm có:
+ Tính hệ số Cronbach’s Anpha để đánh giá độ tin cậy thang đo các biến
đồng thời thực hiện kiểm định EFA để tìm thang đo mới.
+ Kiểm định T-test, ANOVA để kiểm định sự khác biệt của hành vi nhà đầu
tư cá nhân theo đặc điểm nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. Phân
tích tương quan và hồi quy tuyến tính để xem xét mức độ ảnh hưởng của biến nhận
thức nhà đầu tư cá nhân về minh bạch TTTC đến hành vi ra quyết định của nhà đầu
tư cá nhân trên TTCK Việt Nam.
6. Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kết quả thực hiện, luận văn sẽ tìm ra được luận cứ khoa học về
tác động giữa minh bạch TTTC đối với hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá
nhân trên TTCK. Từ đó tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nâng cao tính minh bạch
TTTC để góp phần gia tăng niềm tin của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam.
7. Điểm mới của luận văn
Kế thừa nghiên cứu của tác giả Torabi R và Aali A (2014), luận văn sẽ tiếp
cận ở góc độ ảnh hưởng của minh bạch TTTC đến hành vi ra quyết định của
nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam. Minh bạch thông tin trong đề tài
được tác giả đề cập tới ba vấn đề cụ thể là minh bạch cấu trúc quyền sở hữu
vốn; CBTT tài chính; minh bạch cấu trúc, hoạt động của HĐQT, BGĐ.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được kết cấu gồm 5 chương, cụ thể như sau:



6

Chương 1: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trình bày tóm tắt các nghiên cứu công bố ở trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài. Từ đó đưa ra nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về minh bạch TTTC và hành vi ra quyết định của
nhà đầu tư cá nhân
Trình bày các khái niệm, lý thuyết có liên quan đến minh bạch TTTC và
hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân để làm cơ sở xây dựng mô hình
nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của sự minh bạch
TTTC đối với hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị.


7

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Minh bạch TTTC là vấn đề đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu với
nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều cấp độ ở nước ngoài cũng như ở Việt
Nam. Để có một cái nhìn toàn cảnh về những nghiên cứu có liên quan, luận văn lựa
chọn và giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến vấn đề này,
qua đó sẽ rút ra khe hổng nghiên cứu.
1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài liên quan

1.1.1 Nội dung các nghiên cứu trước
Nếu xét về nội dung các nghiên cứu liên quan đến việc tìm các nhân tố tạo
ra sự minh bạch thông tin của các CTNY thì chủ yếu các nghiên cứu trên thế giới
trước đây nghiên cứu dựa trên 2 nhóm nhân tố là minh bạch TTTC và minh bạch
thông tin quản trị. Điển hình một số nghiên cứu cụ thể như:
Nghiên cứu của Robert Bushman và cộng sự (2001) để trả lời cho câu hỏi:
Liệu rằng có sự khác nhau hay không giữa chế độ pháp luật cũng như đặc điểm nền
kinh tế chính trị của từng quốc gia đối với sự minh bạch của TTTC. Nhóm tác giả
đã tiến hành khảo sát các CTNY trên 41 đến 46 quốc gia. Trong đó tính minh bạch
của TTTC được nhóm tác giả đo lường thông qua 5 nhóm nhân tố là: (1) Mức độ
công bố TTTC, (2) Mức độ công bố thông tin (CBTT) quản trị công ty (QTCT), (3)
Các nguyên tắc kế toán, (4) Thời gian công bố BCTC, (5) Chất lượng kiểm toán
các BCTC được công bố. Kết quả kiểm định hồi quy đa biến cho thấy cơ chế pháp
lý ảnh hưởng trực tiếp đến minh bạch trong QTCT còn minh bạch TTTC phần lớn
liên quan đến chính sách kế toán và quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu của nhóm
tác giả đã thành công trong việc tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch thông tin và các thước đo để đo lường tính minh bạch thông tin tuy nhiên
nhóm tác giả chưa chỉ ra được mức độ tác động giữa các nhân tố đến tính minh
bạch thông tin.
Cũng với hướng nghiên cứu như trên, nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung
và cộng sự (2005) đã xem xét tính minh bạch của các CTNY trên cả 2 thị trường là
Thái Land và Hồng Kông theo 2 nhóm trong đó nhóm nhân tố tài chính bao gồm 5


8

biến: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu
quả sử dụng tài sản. Nhóm nhân tố về QTCT bao gồm 3 biến: mức độ tập trung
quyền sở hữu, cơ cấu của HĐQT và quy mô của HĐQT. Mẫu khảo sát bao gổm
413 CTNY trong đó 265 CTNY trên TTCK Thái Land và 148 CTNY trên TTCK

Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại Thái Land mức độ công bố và tính
minh bạch thông tin nhiều hơn so với các công ty ở Hồng Kông. Riêng các nhân tố:
quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, giá trị tài sản đảm bảo và khả năng sinh
lợi dài hạn của doanh nghiệp thuộc nhóm nhân tố tài chính thì lại ảnh hưởng đến
tính minh bạch và mức độ công khai thông tin của các CTNY ở Hồng Kông, nhưng
lại không ảnh hưởng đến các công ty ở Thái Land. Ngược lại nhân tố quy mô và cơ
cấu HĐQT lại ảnh hưởng đến mức độ CBTT ở Thái Land nhưng lại không ảnh
hưởng đến mức độ CBTT ở Hồng Kông. Đối với biến “tỷ lệ các giám đốc điều
hành không phải là thành viên của HĐQT” thì giống nhau ở cả 2 thị trường Thái
Land và Hồng Kông đó là nếu tỷ lệ của biến này càng lớn thì tính minh bạch và
mức độ CBTT của các CTNY sẽ càng cao. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã thành
công khi so sánh được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về minh bạch TTTC giữa
2 TTCK Thái Land và Hồng Kông cũng như chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của
từng nhóm nhân tố đến tính minh bạch TTTC, hạn chế của nghiên cứu là chưa tìm
được nguyên nhân để lý giải cho các kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm.
Ngoài ra nếu xét đến khía cạnh nghiên cứu về ảnh hưởng của minh bạch
thông tin ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư thì đi theo trình tự
thời gian có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới mà chúng ta có thể
thấy như:
Theo Carolyn Streuly (1994) với mục đích tìm kiếm mối quan hệ giữa thông
tin trên BCTC với quyết định của nhà đầu tư. Tác giả đã tiến hành khảo sát trên
mẫu ngẫu nhiên của 1.300 các chuyên gia phân tích tài chính ở Mỹ. Kết quả cho
thấy 53% số người được hỏi đồng ý các thông tin được công bố trong báo cáo hàng
năm là đủ cơ sở để họ đưa ra các quyết định đầu tư. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra
được tính hữu dụng của BCTC thông qua việc đánh giá nội dung và tính rõ ràng


9

dựa trên thuyết minh BCTC làm cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định cũng như

cung cấp các thông tin khác cho các đối tượng có liên quan như: ngân hàng, chủ
nợ…
Năm 2006, Hsiu JF trong nghiên cứu “Effect of financial information
transparency on investor behavior in Taiwan stock market, ProQuest Database” ,
tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin và hành vi nhà đầu tư
đồng thời xem xét lý thuyết QTCT, hiệu quả hoạt động, hành vi thương mại nhà
đầu tư, quyết định của nhà đầu tư để từ đó đưa ra giải pháp góp phần gia tăng niềm
tin nhà đầu tư trên TTCK Đài Loan. Mô hình nghiên cứu của tác giả đề xuất bao
gồm ba biến độc lập là: minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn; CBTT tài chính;
minh bạch cấu trúc hoạt động HĐQT, BGĐ tác động đến một biến phục thuộc là
hành vi nhà đầu tư. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng
công cụ khảo sát bảng 20 câu hỏi, với thang đo Likert 9 điểm để đo lường nhận
thức của nhà đầu tư về các yếu tố minh bạch TTTC và hành vi nhà đầu tư trên
TTCK Đài Loan. Thông qua các kỹ thuật phân tích dữ liệu như thống kê mô tả, độ
tin cậy Cronbach’s Anpha, hệ số tương quan, ANOVA, hồi quy đa biến trên mẫu
305 nhà đầu tư trên TTCK Đài Loan, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy: cả ba
biến thuộc về minh bạch TTTC bao gồm: minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn;
CBTT tài chính; minh bạch cấu trúc hoạt động HĐQT, BGĐ có tương quan tích
cực đối với hành vi nhà đầu tư, trong đó biến cấu trúc hoạt động HĐQT có ảnh
hưởng mạnh nhất. Ngoài ra tác giả cũng cho rằng nếu công ty muốn thiết lập một
mối quan hệ dài hạn với nhà đầu tư thì công ty nên cung cấp nhiều thông tin liên
quan tới cấu trúc HĐQT, quy trình tiến hành họp hội đồng cho các nhà đầu tư biết.
Bên cạnh đó khi tiến hành kiểm định các đặc điểm về nhân khẩu học đối với nhận
thức của nhà đầu tư về các yếu tố minh bạch TTTC, tác giả cho thấy có sự khác
biệt theo giới tính, thu nhập, trong khi đó không có sự khác biệt giữa độ tuổi đối
với hành vi nhà đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư nữ có quan tâm nhiều về minh bạch
TTTC hơn so với nhà đầu tư nam, đặc biệt là cấu trúc hoạt động HĐQT và CBTT


10


tài chính. Đồng thời, hành vi của nhà đầu tư trên TTCK Đài Loan không có sự khác
biệt theo số năm kinh nghiệm.
Năm 2014, Torabi R và Aali A trong nghiên cứu “Effect of financial
information transparency on investor behavior in Tehran stock exchange”. Bằng
cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 2 phần. Phần 1 bao gồm 14 câu hỏi,
thang đo Likert 7 cấp độ để điều tra về tính minh bạch của TTTC và hành vi của
nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) Tehran. Phần 2 bao gồm các
câu hỏi liên quan đến vấn đề nhân khẩu học của nhà đầu tư như: giới tính, tuổi tác,
giáo dục. Mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất bắt nguồn từ mô hình nghiên cứu
của Hsiu JF (2006), trong mô hình tác giả đề xuất bao gồm ba biến độc lập là: minh
bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn; CBTT tài chính; minh bạch cấu trúc hoạt động
HĐQT, BGĐ tác động đến một biến phục thuộc là hành vi nhà đầu tư. Các câu hỏi
được sử dụng trong nghiên cứu của tác giả tương tự các câu hỏi được sử dụng trong
nghiên cứu của Hsiu JF (2006) thời gian nghiên cứu từ 01/01/2013 đến 21/05/2014.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng đưa ra được bằng chứng cho thấy có
mối liên quan ở cả ba khía cạnh của tính minh bạch là: công bố TTTC; cơ cấu sở
hữu vốn; cơ cấu HĐQT đến hành vi của nhà đầu tư trên TTCK Tehran, trong đó
mối quan hệ giữa CBTT tài chính và hành vi nhà đầu tư có sự tương quan cao
nhất. Nhận thức của các nhà đầu tư trong những khía cạnh của tính minh bạch phụ
thuộc trên các biến nhân khẩu học là khác nhau. Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng
đưa ra các kiến nghị hữu ích cho chủ đầu tư để điều chỉnh hành vi của mình theo
các điều kiện TTCK.
1.1.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài
Bằng cách kế thừa và phát huy các nghiên cứu trước, càng về sau các nghiên
cứu trên thế giới ngày càng hoàn thiện hơn cả về mặt nội dung lẫn ý nghĩa, thông
qua các bằng chứng thực nghiệm, các kết luận đưa ra ngày càng có giá trị. Nhìn
chung, các nghiên cứu ở nước ngoài có những đặc điểm như sau:
(1) Đi cùng với thời gian nghiên cứu thì phạm vi của nghiên cứu cũng thay
đổi không chỉ bó hẹp ở một quốc gia cụ thể như Mỹ (Carolyn Streuly, 1994) mà



11

thay vào đó nó được mở rộng ra nhiều quốc gia như nghiên cứu Robert Bushman
(2001) hay xuyên quốc gia như nghiên cứu của Cheung (2005) thực hiện tại Hồng
Kông và Thái Land.
(2) Đa số các nghiên cứu đi trước là những nghiên cứu khởi xướng nhằm
đưa ra một số nhân tố để đánh giá mức độ minh bạch và ảnh hưởng của các nhân tố
đó đến hành vi của nhà đầu tư, tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Các
nghiên cứu ban đầu chủ chủ yếu xem xét mức độ ảnh hưởng một cách chung chung
như nghiên cứu của Carolyn Streuly (1994) chỉ cho thấy được các thông tin công
bố trong báo cáo hàng năm là có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, chưa có
sự phân nhóm các nhân tố. Càng về sau, các nghiên cứu tiếp theo đã xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin cũng như hành vi của nhà đầu tư
một cách hệ thống và toàn diện hơn. Cụ thể như nghiên cứu về tính minh bạch của
thông tin cả nghiên cứu của Robert Bushman (2001) và nghiên cứu Cheung và
cộng sự (2005) đều chỉ ra được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin là: nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố QTCT. Hay trong nghiên cứu
về nhận thức nhà đầu tư về minh bạch thông tin ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư
cả nghiên cứu của Hsiu JF (2006) và Torabi R và Aali A (2014) đều chỉ ra được 3
khía cạnh của tính minh bạch bao gồm: cấu trúc quyền sở hữu vốn; CBTT tài
chính; cấu trúc hoạt động HĐQT, BGĐ đều có tương quan tích cực đối với hành vi
nhà đầu tư.
(3) Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu đã thực
hiện là phương pháp nghiên cứu định lượng và kế thừa những kết quả nghiên cứu
trước, với cỡ mẫu ngày càng mở rộng như nghiên của Hsiu JF (2006), Cheung và
cộng sự (2005), Torabi R và Aali A (2014).
(4) Mặc dù các nghiên cứu sử dụng cùng một mô hình nghiên cứu như
nghiên cứu của Hsiu JF (2006) và nghiên cứu của Torabi R và Aali A (2014) kết

quả nghiên cứu cũng sẽ hoàn toàn không giống nhau. Cụ thể cả 2 nghiên cứu này
đều cho ra kết quả là các khía cạnh của tính minh bạch thông tin bao gồm: cấu trúc
quyền sở hữu vốn; CBTT tài chính; cấu trúc hoạt động HĐQT, BGĐ đều có tương


12

quan tích cực đối với hành vi nhà đầu tư. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Hsiu JF
(2006) khi tiến hành nghiên cứu tại Taiwan thì biến cấu trúc hoạt động HĐQT có
ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi của nhà đầu tư trong khi nghiên cứu của Torabi
R và Aali A (2014) tiến hành tại Tehran lại cho thấy minh bạch TTTC mới là biến
có sự tương quan cao nhất đến hành vi của nhà đầu tư. Như vậy cần thận trọng khi
vận dụng các nghiên cứu vào các môi trường khác. Sự khác nhau ở một số kết quả
nghiên cứu có thể là do những nguyên nhân như: sự khác biệt ở việc lựa chọn mẫu
nghiên cứu khi thực nghiệm (nghiên cứu ở những quốc gia khác nhau có thể có một
số khác biệt về văn hóa, kinh tế, chính trị, tập quán dẫn đến những kết quả khác
nhau), sự khác biệt ở cỡ mẫu nghiên cứu khi thực nghiệm (các nghiên cứu sau
thường có cỡ mẫu rộng và đa dạng hơn các nghiên cứu trước nên kết quả có thể
toàn diện hơn)….

1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước liên quan
1.2.1 Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan
Các công trình nghiên cứu trước ở Việt Nam, phần lớn tập trung ở khía cạnh
là nghiên cứu để xác định cũng như tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến minh
bạchTTTC. Nói đến hướng nghiêm cứu này đầu tiên không thể không kể là nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm (2009). Kết quả nghiên cứu của tác giả đã
tìm ra được 4 nguyên nhân làm cho TTTC của Việt Nam chưa thực sự minh bạch
đó là: (i) tính minh bạch trong BCTC chưa được xem trọng, (ii) các quy định chung
của Chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC chưa được thực
hiện đầy đủ; (iii) chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm cũng như mức xử phạt của

từng đối tượng như: CTNY, các nhà đầu tư, các công ty kiểm toán đối với tính
trung thực hợp lý, tính công khai và tính minh bạch của các TTTC được công bố;
(iv) Chất lượng BCTC của ngân hàng thương mại Việt Nam được kiểm toán độc
lập chưa cao . Bên cạnh việc xác định được 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch
TTTC trên thị trường, tác giả còn đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng tính minh
bạch TTTC như: cải tiến công tác kế toán – kiểm toán tại các ngân hàng thương


13

mại qua đó nâng cao chất lượng kế toán – kiểm toán tại ngân hàng nhằm nâng cao
chất lượng TTTC trên TTCK, gia tăng tính minh bạch TTTC trên TTCK.
Tiếp theo là nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010). Thông qua việc sử
dụng phương pháp nghiên cứu suy luận kết hợp với thống kê mô tả, đối tượng khảo
sát là các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, các TTTC công bố được
lấy từ các báo cáo cho năm tài chính 2007 và 2008, tác giả đã xác định được sáu
(06) thành phần của hệ thống kiểm soát tác động đến sự minh bạch TTTC của các
CTNY bao gồm: hệ thống chuẩn mực kế toán, quy định liên quan đến công bố
BCTC, kiểm soát nội bộ, BGĐ, ban kiểm soát, kiểm toán độc lập. Thành công của
tác giả là tìm ra cũng như thống kê được các nhân tố tác động đến sự minh bạch
TTTC công bố của các CTNY. Tuy nhiên mức độ tác động cũng như mối quan hệ
giữa các nhân tố đến sự minh bạch TTTC như thế nào thì tác giả chưa làm rõ, một
trong những nguyên nhân gây nên hạn chế này là phương pháp mà tác giả sử dụng.
Tác giả chủ yếu phương pháp định tính để thống kê mô tả nên chưa có những bằng
chứng cụ thể để chứng minh cho các kết luận.
Năm 2015, Lê Thị Mỹ Hạnh trong luận án tiến sĩ “Minh bạch TTTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam” với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp
giữa định tính và định lượng thông qua khảo sát các nhà đầu tư cổ phiếu của 178
CTNY (ban đầu là 292) trên sàn HOSE từ năm 2011-2012. Kết quả nghiên cứu tác
giả cho thấy với hai cách tiếp cận bằng các đặc điểm phản ánh sự minh bạch và

đánh giá của nhà đầu tư thì tính minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam thời gian qua chưa cao, mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam chỉ ở mức trung bình khá. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy cho thấy
các nhân tố phản ánh đặc điểm tài chính và QTCT như: đòn bẩy tài chính, lợi
nhuận, công ty kiểm toán và cơ cấu HĐQT ảnh hưởng đến mức độ minh bạch
TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên nhóm các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ minh bạch trong luận án tác giả chủ yếu xem xét ở đặc điểm tài
chính và đặc điểm quản trị. Ngoài ra nếu xét ở góc độ tổng thể luận án chủ yếu sử


14

dụng mẫu nghiên cứu lấy từ các CNTY trên SGDCK TP.HCM làm đại diện cho
TTCK Việt Nam nên vẫn chưa toàn diện.
Ngoài ra khi xem xét về khía cạnh nghiên cứu về hành vi ra quyết định của
nhà đầu tư cá nhân trên TTCK do ảnh hưởng của minh bạch TTTC chúng ta có thể
kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu của Nguyễn Văn Dần (2012).
Với mong muốn khám phá được mối quan hệ giữa sự minh bạch TTTC và hành vi
nhà đầu tư trên TTCK. Tác giả đã tiến hành kiểm tra nhận thức của nhà đầu tư trên
sàn HOSE đối với các thành phần của biến số minh bạch TTTC, nhân khẩu nhà đầu
tư và kinh nghiệm nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được phương pháp
cũng như cách thức để tiến hành nghiên cứu nhưng chưa giải quyết được mối quan
hệ cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đối với nhận thức nhà đầu tư.
Hay nghiên cứu của Vi Thị Bích Vân (2014) trong luận văn thạc sĩ “Hành
vi của nhà đầu tư đối với thông tin kế toán trên BCTC”. Mô hình nghiên cứu trong
luận văn được tác giả đề xuất bằng cách kết hợp giữa mô hình thấu kính Brunswik
và mô hình hành vi tích hợp (Francis et al., 2004; Montano và Kasprzyk, 2008).
Thông qua 209 bảng khảo sát nhà đầu tư cổ phiếu cá nhân trên SDGCK TP.HCM,
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dùng phần mềm SPSS 22. Kết quả
kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy 4 biến độc lập tác động đến hành vi sử dụng

BCTC của nhà đầu tư bao gồm: thái độ, môi trường xã hội, năng lực nhận thức,
môi trường thông tin. Trong đó biến thái độ có tác động mạnh nhất đối với hành vi
sử dụng BCTC của nhà đầu tư. Ba biến độc lập bao gồm: thái độ, môi trường xã
hội và năng lực nhận thức có quan hệ đồng biến với hành vi sử dụng BCTC, trong
khi biến môi trường thông tin có quan hệ nghịch biến với hành vi sử dụng BCTC
của nhà đầu tư. Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm
điều chỉnh hành vi của nhà đầu tư theo hướng tích cực, đồng thời cải thiện chất
lượng thông tin công bố trên TTCK.
Gần đây nhất năm 2015, Nguyễn Thị Linh Thu trong luận văn thạc sĩ “Ảnh
hưởng của minh bạch TTTC trên BCTC đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK
TP.HCM”. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng


15

dùng bảng câu hỏi khảo sát với 250 mẫu nghiên cứu, kết quả phân tích hồi quy cho
thấy, hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK chịu sự ảnh hưởng của ba nhóm
nhân tố: Minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn; CBTT tài chính; minh bạch cấu
trúc hoạt động của HĐQT và BGĐ. Trong đó nhân tố minh bạch cấu trúc, hoạt
động của HĐQT và BGĐ có ảnh hường mạnh nhất. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm
định T-Test và phân tích ANOVA tác giả cho thấy hành vi của nhà đầu tư cá nhân
trên TTCK không có sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. Mô hình
nghiên cứu khi tiến hành chạy hồi quy tuyến tính kiểm định hệ số Durbin – Watson
cho thấy hệ số Durbin - Watson nhỏ hơn 1 do đó mô hình xảy ra hiện tượng tự
tương quan trong vùng dữ liệu, nguyên nhân được tác giả cho rằng do số lượng
mẫu nghiên cứu còn hạn chế và phạm vi nghiên cứu chỉ thu hẹp tại TTCK
TP.HCM. Các hạn chế còn tồn tại của nghiên cứu cũng như nghiên cứu chưa kiểm
định được sự khác biệt của hành vi nhà đầu tư hay khi kết quả mô hình nghiên cứu
xảy ra hiện tượng tự tương quan trong vùng dữ liệu (hệ số Durbin - Watson nhỏ
hơn 1) có thể làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu dẫn đến các

kiến nghị cũng như giải pháp kèm theo là chưa chính xác hoặc chưa phù hợp dẫn
đến chưa gia tăng được niềm tin của nhà đầu tư, chưa thu hút được vốn đầu tư phục
vụ sản xuất kinh doanh….
Năm 2016, Đặng Thị Thúy Hằng trong luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của
thông tin kế toán công bố đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”. Bằng nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, sử dụng bảng
câu hỏi khảo sát 527 nhà đầu tư sau đó sử dụng các công cụ hỗ trợ từ phần mền
QSR NVivo 10 và SPSS 22 thông qua các kỹ thuật như: phỏng vấn sâu, kỹ thuật
phân tích thống kê như: Cronbach’s Alpha, EFA, kiểm định tham số (ANOVA, Ftest, T-test), kiểm định phi tham số (Friedman, Mann Whitney, Wilcoxon). Kết quả
nghiên cứu định tính cho thấy bên cạnh các nhân tố đã được tìm thấy trong các
nghiên cứu trước đây tác giả còn khám phá ra các thông tin công bố cụ thể (các
thang đo mới) có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư như: kinh nghiệm bản
thân (nhân tố thuộc về đặc điểm nhà đầu tư), thông tin nội bộ (nguồn thông tin


16

không chính thống), trang mạng có uy tín (nguồn thông tin báo chí), dòng tiền, tính
thanh khoản của chứng khoán (các thông tin trên TTCK), chính sách vĩ mô, sức
khỏe nội tại của chính doanh nghiệp (qua phân tích báo cáo doanh nghiệp công bố,
thăm doanh nghiệp hoặc tự đánh giá), tỷ lệ chia cổ tức, ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp niêm yết, đội lái. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy 11 nhóm
thông tin kế toán (đo lường bởi 82 thông tin kế toán cụ thể) có ảnh hưởng đến
quyết định của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
1.2.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện ở trong nước
(1) Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, phần lớn tập trung nghiên cứu ở
khía cạnh các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC như (Nguyễn Đình Hùng,
2010), (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Tuy khía cạnh các nhân tố ảnh hưởng đến minh
bạch thông tin được nhiều tác giả quan tâm nhưng số lượng các nhân tố được xem
xét vẫn còn hạn chế chủ yếu là nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố quản trị.

Nhóm nhân tố tài chính gồm: hiệu quả hoạt động, khả năng thanh toán, đòn bẫy tài
chính (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Nhóm nhân tố quản trị như: cơ cấu HĐQT (Lê Thị
Mỹ Hạnh, 2015).
Ngoài ra nếu xét về khía cạnh nghiên cứu hành vi ra quyết định của nhà đầu
tư cá nhân do ảnh hưởng của minh bạch TTTC vẫn còn rất hạn chế, các nghiên cứu
ban đầu chỉ dừng lại ở việc đưa ra cách thức nghiên cứu mà chưa đưa ra các bằng
chứng cụ thể (Nguyễn Văn Dần, 2012) hay nghiên cứu chủ yếu tập trung vào yếu
tố hành vi con người (Vi Thị Bích Vân, 2014), hoặc tập trung vào việc khám phá
để đưa ra các nhân tố mới ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư như (Đặng Thị
Thúy Hằng, 2016) mà chưa tập trung xem xét đến góc độ minh bạch thông tin trên
BCTC ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân. Riêng nghiên
cứu của Nguyễn Thị Linh Thu (2015) tác giả có đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng
của minh bạch TTTC đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân tuy nhiên phạm vi nghiên
cứu chỉ giới hạn trên TTCK TP.HCM, số lượng mẫu nghiên cứu còn hạn chế dẫn
đến hiện tượng tự tương quan trong vùng dữ liệu cũng như chưa xem xét được tác


×