Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu – xuất khẩu tại cục hải quan thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THU THỦY
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
THUẾ NHẬP KHẨU – XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THU THỦY
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
THUẾ NHẬP KHẨU – XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý công
Mã số: 60340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu – xuất khẩu
tại cục hải quan tp.HCM” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và chưa được
công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành đề tài
nghiên cứu này đã được cảm ơn đầy đủ, các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên
cứu này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả đề tài

Nguyễn Thu Thủy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT ............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU................................................................................................ 3

1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 4
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 4
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5
1.4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
1.5.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.5.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.6 Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 7

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................ 9

2.1 Các khái niệm ...................................................................................................... 9
2.1.1 Thuế nhập khẩu ............................................................................................... 9
2.1.2 Thuế xuất khẩu ................................................................................................ 9
2.2 Quản lý thuế....................................................................................................... 11
2.2.1 Các loại thuế liên quan đến nhập khẩu - xuất khẩu ...................................... 11
2.2.2 Quản lý thuế .................................................................................................. 16
2.3 Hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu ............................................... 21
2.3.1 Hiệu suất và hiệu quả .................................................................................... 21


2.3.2 Hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu ............................................... 25
2.4 Các nghiên cứu đi trước về quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu ................ 28
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 33
2.6 Giới thiệu về cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh ................................................. 38
2.6.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 38
2.6.2 Vị trí và chức năng ........................................................................................ 39
2.6.3 Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................................ 39
2.6.4 Cơ cấu tổ chức............................................................................................... 41
2.7 Thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu – xuất khẩu tại Cục Hải quan
thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................... 42
2.7.1 Tình hình công tác thu thuế........................................................................... 42
2.7.2 Công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa nhập khẩu – xuất khẩu ...................... 45
2.7.3 Công tác thu thuế nhập khẩu – xuất khẩu ..................................................... 48
2.7.4 Công tác quản lý và thu hồi nợ thuế ............................................................. 51
2.7.5 Công tác trị giá tính thuế ............................................................................... 55
2.7.6 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhập khẩu – xuất
khẩu ........................................................................................................................ 57
2.8 Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 63

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 65

3.1 Nguồn thông tin ................................................................................................. 65
3.1.1 Thông tin thứ cấp .......................................................................................... 65
3.1.2 Thông tin sơ cấp ............................................................................................ 66
3.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 66
3.3 Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 67
3.3.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 67
3.3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ .............................................................................. 68
3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................... 68
3.3.4 Các thang đo .................................................................................................. 69
3.4 Nghiên cứu chính thức – Nghiên cứu định lượng .......................................... 72


3.4.1 Thiết kế mẫu .................................................................................................. 72
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 73
3.5 Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 75
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 76

4.1 Mô tả mẫu .......................................................................................................... 76
4.2 Đánh giá thang đo ............................................................................................. 78
4.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ......................... 81
4.4 Mô hình nghiên cứu chính thức ....................................................................... 86
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy ........................ 87
4.5.1 Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến ............................................... 87
4.5.2 Phân tích hồi quy........................................................................................... 89
4.6 Tóm tắt chương 4 .............................................................................................. 92
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 93

5.1 Kết luận .............................................................................................................. 93

5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 96
5.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan hải quan nhằm mục
tiêu ngăn ngừa hơn là xử phạt ................................................................................ 96
5.2.2 Đổi mới công tác quản lý nợ thuế theo hướng giảm nợ thuế quá hạn .......... 97
5.2.3 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để ứng dụng phục vụ công tác quản
lý thu thuế ............................................................................................................... 97
5.3 Hạn chế của luận văn ....................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................7
Hình 2.1: Khung khái niệm hiệu suất và hiệu quả...............................................24
Hình 2.2: Chín lĩnh vực kết quả hoạt động...........................................................31
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................34
Hình 2.4: Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh .............41
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................45
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế
nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM .............................................64


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt sự khác nhau giữa hiệu suất và hiệu quả ..............................23
Bảng 3.1: Bảng mã hoá thang đo ...........................................................................48
Bảng 4.1: Mô tả mẫu ...............................................................................................54
Bảng 4.2: Kiểm tra độ tin cậy của than đo thành phần.......................................57
Bảng 4.3: Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo thành phần ..................................60
Bảng 4.4: Bảng phương sai trích ...........................................................................61
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................66

Bảng 4.6: Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy. .........................................68
Bảng 4.7: Các thông số thống kê trong phương trình hồi quy ...........................68


1

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố tạo nên hiệu quả quản lý thuế
nhập khẩu - xuất khẩu và mức độ cấu thành của các nhân tố đó, làm cơ sở đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập
trung nhằm khám phá ra những thông tin mà tác giả chưa suy nghĩ tới cũng như trong
mô hình lý thuyết. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi với
27 biến quan sát và đã có 156 bảng câu hỏi đạt yêu cầu để đưa vào phân tích kết quả
thông qua phần mềm SPSS version 20.0.
Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy, có giá trị cho phép và
mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu thu thập, 05 giả thuyết đặt ra trong mô hình
nghiên cứu đề xuất đều được khẳng định. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với hiệu
quả quản lý thuế xuất khẩu – nhập khẩu tại cục hải quan Tp.HCM các nhân tố (1)
Mức tuân thủ của người nộp thuế; (2) Hiệu suất thu; (3) Số lượng dịch vụ đối với
người nộp thuế; (4) Số nợ thuế đọng; (5) Mức sai phạm đều có tác động dương đến
hiệu quả quản lý thuế xuất khẩu – nhập khẩu. Trong các yếu tố đo lường hiệu quả
quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM thì yếu tố quan trọng
nhất là “Thành phần Mức sai phạm” (beta = 0.262), thứ hai là yếu tố “Thành phần Số
nợ thuế đọng” (beta = 0.217), thứ ba là yếu tố “Thành phần Hiệu suất thu” (beta =
0,209) và hai yếu tố “Thành phần Số lượng dịch vụ đối với người nộp thuế” và



2

“Thành phần Mức tuân thủ của người nộp thuế” có tác động yếu nhất (beta = 0.157
và 0.147)
Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến
hiệu quả quản lý thuế xuất khẩu – nhập khẩu tại cục Hải quan Tp.HCM. Qua đó giúp
cho các nhà quản lý hiểu biết rõ hơn về hiệu quả quản lý và mối quan hệ giữa các
thành phần hiệu quả quản lý. Đồng thời mở đường cho các hướng nghiên cứu tiếp
theo ở nhiều khu vực khác nhau để phát hiện, khẳng định thêm về thành phần của
hiệu quả quản lý thuế xuất khẩu – nhập khẩu ứng với khu vực khác nhau, mang lại ý
nghĩa thiết thực cho Hải quan Việt Nam.
Phần cuối của luận văn là một số kiến nghị mà tác giả đề xuất đến cục Hải quan
Tp.HCM nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế xuất khẩu – nhập khẩu.


3

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có một bộ máy lãnh đạo, quản
lý, điều hành mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc
phòng. Để bộ máy đó hoạt động thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Nhà nước cần
có một quỹ tài chính bền vững để duy trì hoạt động. Nguồn tài chính đó được tạo ra
từ các khoản thu của Nhà nước và thuế, mà đặc biệt là thuế xuất khẩu và nhập khẩu
(sau đây gọi tắt là thuế nhập khẩu - xuất khẩu), luôn là một trong số những nguồn thu
quan trọng nhất.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2011 - 2015, nguồn thu từ thuế
nhập khẩu - xuất khẩu do ngành Hải quan phụ trách mỗi năm chiếm tỷ trọng khoảng
20-30% tổng thu Ngân sách nhà nước. Trong đó, nổi bật là nguồn thu thuế tại Cục
Hải quan TP.HCM - với vị thế là một trong những Trung tâm tài chính - kinh tế lớn

nhất cả nước. Cục Hải quan Tp.HCM đóng góp nguồn thu từ thuế chiếm 31.39% 36.14% số thu thuế của toàn ngành Hải quan trong giai đoạn từ năm 2011-2015. Với
tỷ trọng thu thuế rất lớn, nhiệm vụ quản lý hiệu quả nguồn thu này là thách thức
không nhỏ đối với Cục Hải quan Tp.HCM.
Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quả quản lý thuế
nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM” làm luận văn thạc sĩ với kỳ
vọng đánh giá được những khía cạnh của hiệu quả quản lý thuế, những tiêu chí phản
ảnh hiệu quả quản lý thuế, đồng thời tìm ra các giải pháp quản lý hiệu quả thuế nhập
khẩu - xuất khẩu thuộc phạm vi địa bàn Tp.HCM.
Ngoài ý nghĩa khoa học, nghiên cứu thành công đề tài này có thể sẽ góp phần đáp
ứng các yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý thuế tại Cục Hải quan Tp.HCM trong
điều kiện cải cách hiện đại hóa Hải quan.


4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu
tại Cục Hải quan Tp.HCM nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị giúp cho
Cục Hải quan Tp.HCM có những cơ chế, chính sách tốt hơn về quản lý thuế nhập
khẩu - xuất khẩu trong thời gian đến năm 2020.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát đã đề cập ở trên, nghiên cứu tập trung vào các mục
tiêu cụ thể sau đây:
1. Nghiên cứu lý thuyết, làm rõ các nội dung về quản lý thuế nhập khẩu - xuất
khẩu;
2. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế
nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM;
3. Kiểm định mô hình giả thuyết và xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả
quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM;

4. Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu – xuất
khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM?
2. Giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu
tại Cục Hải quan Tp.HCM là gì?


5

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nhân tố cấu thành nên hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM. Nói cách khác, luận văn nghiên cứu nội hàm
của hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu, chứ không phải các nhân tố bên
ngoài tác động đến hiệu quả quản lý thuế.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong hoạt động quản lý thuế đối với giao
dịch thương mại qua biên giới thuộc thẩm quyền của Cục Hải quan Tp.HCM giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
1.4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu này cung cấp cho các nhà quản lý, các lãnh đạo Cục Hải quan sự hiểu
biết sâu sắc hơn về lý do tại sao công tác quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu chưa
hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ chuyên môn đề ra, và làm thế nào để
nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM.
Ngoài ra, đây là một trong số những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề hiệu quả
quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM. Do vậy, kết quả của
đề tài là cơ sở khoa học cho việc định hướng, xây dựng các chương trình nâng cao
hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu tại Cục Hải quan TP.HCM nói riêng và
tại ngành hải quan Việt Nam nói chung.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp
định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận
nhóm và phỏng vấn sơ bộ. Mục đích nghiên cứu này nhằm điều chỉnh và bổ sung


6

thang đo các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu - xuất
khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM.
Nghiên cứu chính thức được sử dụng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Kỹ
thuật phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Thông
tin thu thập về được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi được đánh
giá bằng phương pháp kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA, phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.
1.5.2 Quy trình nghiên cứu


7

Xác dịnh vấn đề cần NC

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết & mô hình NC liên

Thang đo thử nghiệm và
mô hình NC đề xuất


quan

Thảo luận nhóm

Gửi phiếu điều tra thử

Điều chỉnh thang đo

Mô hình nghiên cứu

Thu thập & xử lý số liệu

Thiết kế bảng câu hỏi phỏng
vấn

Điều chỉnh mô hình

Kiểm định mô hình

Kết luận & đề xuất các giải pháp
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu

1.6 Cấu trúc đề tài
Nghiên cứu này được chia thành năm chương với nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu: Chương này giới thiệu ngắn gọn về lý do hình thành đề tài,
mục tiêu, ý nghĩa, đối tượng và phạm vi của nghiên cứu.


8


Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Chương này giới thiệu các khái niệm và cơ sở lý thuyết
liên quan đến nội dung nghiên cứu, lược khảo các nghiên cứu có liên quan, sau đó
hình thành và đề xuất mô hình nghiên cứu áp dụng. Ngoài ra, chương này còn giới
thiệu tổng quan về Cục Hải quan Tp.HCM.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày phương pháp và các
bước cụ thể đã thực hiện trong nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày và thảo luận về các kết quả
phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Chương này trả lời các câu hỏi chính của đề tài
đã đặt ra. Đồng thời nêu lên một số hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài.


9

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này sẽ trình bày những khái niệm và lý thuyết liên quan đến công tác quản
lý thuế nhập khẩu - xuất khẩu, tổng quan các nghiên cứu về công tác quản lý thuế
nhập khẩu – xuất khẩu. Từ đó, xác định mô hình nghiên cứu và phát biểu các giả
thuyết nghiên cứu.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng
hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải
(tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên
giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu
biên giới đường bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với
khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các
công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu
phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu
vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh

nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để
thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
2.1.2 Thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế
xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ
nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để
giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào
đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt
hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp


10

hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà
nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu
nhập, tăng thu ngân sách.
Tính chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện
chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước mà thuế
quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ chung nhất có
thể nhận thấy rằng tính chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thể hiện ở các
khía cạnh sau:
-

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước.
Mục tiêu chung của các quốc gia là sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để
tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ðồng thời thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
là loại thuế dễ thu nhất, ít bị phản ứng từ phía trong nước, thậm chí có khi còn

được sự ủng hộ của nhiều người.

-

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm tăng giá
hàng hoá, do đó có tác dụng điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn tiêu
dùng; bởi vì lượng hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ
hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả hàng hoá cao hay thấp sẽ
quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường.
Thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhà nước điều tiết việc xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hoá. Hơn nữa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ hạn chế việc
tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích sử
dụng như thuốc lá, rượu, bia...


11

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước. Việc
đánh thuế cao vào hàng hoá nhập khẩu sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước có thể
cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu. Ðặc biệt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ trong nước có
thời gian trưởng thành và sinh lời để từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu.
-

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì việc
đánh thuế nhập khẩu cao thì hàng hoá nhập khẩu sẽ giảm; để bù vào lượng hàng
hoá nhập khẩu đó nhà nước ta phải mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho người lao động từ đó góp phần giải quyết nạn thất
nghiệp trong nước.


-

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách
phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với các nước. Chẳng hạn Mỹ đòi
EU phải giảm từ 30 - 50% trợ cấp cho nông nghiệp, nếu không Mỹ sẽ tăng mức
thuế đánh vào hàng hoá nông sản của EU nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

-

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai giữa
Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

-

Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý và nâng cao hiệu qủa hoạt động nhập khẩu - xuất khẩu trong
cả nước.

2.2 Quản lý thuế
2.2.1 Các loại thuế liên quan đến nhập khẩu - xuất khẩu
Để tạo nguồn thu, Chính phủ sử dụng nhiều công cụ như đặt ra lệ phí và phí, bán tài
sản công, đầu tư vào công ty cổ phần và đánh thuế. Trong đó, thuế là công cụ phổ
biến và mang lại số thu lớn nhất. Có nhiều định nghĩa về thuế bởi các học giả và
những tổ chức. Chẳng hạn, Gaston Jeze (1934) đã đưa ra khái niệm thuế là “Một
khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các


12

công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những

chi tiêu của nhà nước”. Luận văn này sử dụng định nghĩa của Tổ chức và hợp tác
phát triển kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB)
được trích dẫn trong tài liệu của Cơ quan Viện trợ Phát triển Hoa kỳ: Thuế là khoản
thu bắt buộc, không bồi hoàn của chính phủ1.
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung thuế là một khoản tiền mà
các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định cho nhà
nước theo mức độ, thời hạn cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, điều
tiết vĩ mô của nền kinh tế, phân phối lại thu nhập và của cải của xã hội, kiểm soát quá
trình phân phối và mức chi tiêu trong nền kinh tế, thay đổi tập quán tiêu dùng của xã
hội và không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Một phần thuế mà các
tổ chức và cá nhân đóng góp được trả về với người dân một cách gián tiếp dưới các
hình thức như trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội,...
Hệ thống thuế có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí như phân theo đối tượng
đánh thuế hoặc phân theo phạm vi lãnh thổ. Theo đối tượng đánh thuế (tax object),
hệ thống thuế được phân thành ba nhóm: nhóm thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ,
nhóm thuế đánh vào thu nhập và nhóm thuế đánh vào tài sản. Theo phạm vi lãnh thổ,
hệ thống thuế được chia thành (1) thuế nội địa và (2) thuế liên quan đến các giao dịch
qua biên giới, hay thuế ngoại thương.

1

“Taxes are the compulsory, unrequited payments to the general government sector”.USAID (2013), p 18.


13

Thuế nội địa là những sắc thuế liên quan đến các giao dịch bên trong biên giới lãnh
thổ một quốc gia. Chúng bao gồm thuế hàng hóa, dịch vụ, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môi trường, và một số loại thuế đặc thù phù hợp
điều kiện riêng mỗi đất nước. Thuế ngoại thương là những sắc thuế liên quan đến

giao dịch qua biên giới. Chủ đạo trong các sắc thuế ngoại thương là thuế nhập khẩu,
thuế xuất khẩu (Duty Tax). Bên cạnh đó, tùy theo hoàn cảnh riêng ở từng đất nước,
còn có những loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng (ValueAdded Tax) hàng nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (Excise Tax) hàng nhập khẩu.
Theo tác giả, thuế nhập khẩu - xuất khẩu là một nhóm thuế hoặc một loại thuế được
nộp bởi tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu - xuất khẩu thuộc đối tượng chịu
thuế. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu - xuất khẩu là một bộ phận quan trọng trong
hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tổng hợp gắn liền với hoạt
động nhập khẩu-xuất khẩu, cơ chế quản lý nhập khẩu-xuất khẩu và chính sách kinh
tế đối ngoại của một quốc gia nhằm kiểm soát luân chuyển hàng hóa qua biên giới,
bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ hay cam kết quốc tế, bảo đảm nguồn
thu cho ngân sách nhà nước và quản lý hoạt động nhập khẩu-xuất khẩu.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các loại thuế liên quan đến hàng nhập khẩu - xuất
khẩu gồm: (1) thuế nhập khẩu - thuế xuất khẩu, (2) thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng
nhập khẩu, (3) thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu và (4) thuế bảo vệ môi
trường đối với hàng nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa giao dịch xuyên
qua biên giới hoặc giao dịch giữa khu chế xuất với thị trường nội địa. Nghĩa vụ thuế


14

nhập khẩu được xác định bằng cách lấy giá tính thuế theo quy định2 nhân (×) với thuế
suất. Tùy vào mặt hàng và xuất xứ mà thuế suất của thuế nhập khẩu có thể là thuế
suất ưu đãi, thuế suất thông thường hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt. Việc đánh thuế
nhập khẩu không chỉ nhằm thu thuế mà còn hướng đến nhiều mục tiêu quan trọng
như: kiểm soát hàng nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa, trả đũa hoặc đối kháng mậu
dịch,….Tuy nhiên, trước xu hướng hội nhập hiện nay của Việt Nam, thuế nhập khẩu
chịu sức ép giảm ngày càng mạnh3. Nghĩa vụ thuế xuất khẩu được xác định bằng cách
lấy giá tính thuế theo quy định4 nhân (×) với thuế suất. Thường, các quốc gia hạn chế
sử dụng thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế chỉ tập trung vào một số hàng hóa và dịch vụ
mà chính phủ muốn gia tăng kiểm soát hoặc gia tăng điều tiết trên mức thông thường5.
Nghĩa vụ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được xác định bằng cách lấy

Thường là giá CIF (Cost-Insurance-Freight)

2

Theo Thông tấn Xã Việt Nam, Năm 2015 Việt Nam kết thúc đàm phán 4 hiệp định tự do thương mại (FTA)

3

với Liên minh kinh tế Á-Âu, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đưa
tổng số các FTA mà Việt Nam tham gia lên 14. Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành
từ ngày 31/12/2015 sẽ tạo thêm cơ hội cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Khu vực và Thế giới.
Thường là giá FOB (Free On Board)

4

Theo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt 2014 của Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào 11 mặt hàng và 6 dịch

5

vụ. Mười một mặt hàng gồm: thuốc lá; rượu; bia; xe ô-tô dưới 24 chỗ;xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có
dung tích xi lanh trên 125 cm3; tàu bay; du thuyền; xăng các loại; điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU
trở xuống; bài lá; vàng mã, hàng mã. Sáu dịch vụ gồm: kinh doanh vũ trường; kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê;
kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng; kinh doanh đặt cược; kinh doanh gôn (golf); kinh doanh xổ
số.



15

giá tính thuế theo quy định nhân (×) với thuế suất. Giá tính thuế của thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu được xác định bằng giá tính thuế
nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng
nhập khẩu cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của thuế nhập khẩu-xuất khẩu, thuế
giá trị gia tăng và được điều chỉnh tiệm cận với thông lệ hoặc khuyến cáo của các tổ
chức quốc tế, cụ thể là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hoặc những cam kết thương
mại quốc tế.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tính trên giá trị tăng thêm (value-added) của
hàng hóa dịch vụ. Vì hàng hóa nhập khẩu phát sinh giá trị tại nước nhập khẩu nên
chúng thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng của nước nhập khẩu, gọi là nguyên
tắc đánh thuế giá trị gia tăng tại nơi đến (destination principle). Giá tính thuế của thuế
giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được tính bằng giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) thuế
nhập khẩu và cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu (nếu có). Thuế suất của
thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu áp dụng như hàng nội địa. Thuế suất của thuế giá
trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu là 0%, hàm ý loại bỏ hoàn toàn thuế giá trị gia
tăng ở mọi khâu trong nước khi hàng được xuất khẩu.
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế được thông qua lần đầu tiên vào tháng 11
năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Đối tượng chịu thuế
bảo vệ môi trường gồm 8 mặt hàng: (1) Xăng, dầu, mỡ nhờn; (2) Than đá; (3) Dung
dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); (4) Túi ni lông; (5) Thuốc diệt cỏ thuộc
loại hạn chế sử dụng; (6) Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; (7) Thuốc bảo
quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; và (8) Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn
chế sử dụng. Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu được tính bằng cách
lấy số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu nhân (×) với mức thuế tuyệt đối quy định
trên một đơn vị hàng hóa. Thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm
đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra. Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi



16

trường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và
nộp thuế nhập khẩu. Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản
xuất hoặc nhập khẩu.
2.2.2 Quản lý thuế
Quản lý thuế là tổng thể hoạt động của cơ quan thuế nhằm thực thi nhiệm vụ pháp
quy của mình. Chắc chắn có nhiều cách tiếp cận khác về nội dung khái niệm quản lý
thuế, song tựu chung lại, quản lý thuế có những nội dung cơ bản như sau.
Một, chủ thể quản lý thuế là nhà nước, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp. Trong đó, cơ quan lập pháp có nhiệm vụ nghiên cứu, dự thảo và xây dựng
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế để cơ quan quản lý nhà nước
về hải quan và đối tượng nộp thuế thực hiện. Cơ quan hành pháp đại diện bởi Chính
phủ chỉ đạo Bộ Tài chính căn cứ trên hệ thống văn bản pháp quy nói trên để điều
hành công tác quản lý thuế. Cơ quan tư pháp xét xử hành vi gian lận thuế của người
nộp thuế và cả cơ quan quản lý thu thuế nếu thực hiện sai quy định của pháp luật về
thuế.
Hai, đối tượng của quản lý thuế gồm (i) các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế và
(ii) hàng hóa, dịch vụ và những giao dịch thuộc đối tượng chịu thuế. Những tổ chức,
cá nhân này có thể kinh doanh hoặc không kinh doanh.
Ba, công cụ để quản lý thuế là hệ thống pháp luật và hệ thống công nghệ thông tin.
Trình độ, năng lực, thái độ và kỹ năng ứng xử của cán bộ công chức cùng với ý thức
của người dân và doanh nghiệp về nghĩa vụ nộp thuế là những yếu tố bổ sung góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Bốn, thuế vốn là một khoản thu mang không ngang giá mà người dân và tổ chức nộp
theo nghĩa vụ cho nhà nước, nên xét về tự nhiên thuế gây cảm giác phiền toái cho
người nộp. Vì vậy, quản lý thuế không chỉ đơn thuần đảm bảo hiệu suất thu mà còn



17

phải tính đến cảm xúc này của người nộp để xây dựng hệ thống trợ giúp không những
thúc đẩy tuân thủ tự nguyện mà còn đảm bảo công bằng giữa cá nhân và tổ chức nộp
thuế. Nói cách khác, quản lý thuế hướng đến đa mục tiêu nên đánh giá hiệu quả quản
lý thuế cần tiếp cận từ nhiều chiều, tức là sử dụng nhiều tiêu chí.
Theo USAID (2013), quản lý thuế chứa đựng hai chức năng: chức năng cơ bản (core
or basic function) và chức năng trợ giúp (support function).
Chức năng cơ bản của quản lý thuế gồm những nội dung:
- Đăng ký người nộp thuế (taxpayer registration);
- Cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế (taxpayer service);
- Xử lý khai báo thuế và ra thông báo thu thuế (processing of tax declaration
filings and tax payments);
- Kiểm tra người nộp thuế (taxpayer audit);
- Nhắc nhở người nộp thuế (taxpayer objection);
- Cảnh cáo người nộp thuế (taxpayer appeal)6;
- Thanh tra sai phạm thuế (tax-fraud investigation).
Chức năng trợ giúp của quản lý thuế bao gồm:
- Công nghệ thông tin (information technology);
- Cung cấp dịch vụ pháp lý (legal service);
- Quản lý nhân lực (human resource);

Nhắc nhở người nộp thuế là hình thức cơ quan thuế thông tin đến người nộp thuế khi người nộp thuế có một

6

số biểu hiện sai phạm. Nhắc nhở là dạng phi chính thức (informal), ở cấp độ thấp nhất và không lưu biên bản.
Cảnh cáo là phản ứng chính thức theo pháp luật và bằng văn bản của cơ quan thuế đối với sai phạm của người
nộp thuế.



×