Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá thực trạng phế thải trồng nấm tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội và nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 65 trang )

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều loại
vitamin như vitamin B1, B2,… và các axit amin thiết yếu khác. Nấm có nhiều
tác dụng dược lý khá phong phú như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể,
kháng ung thư và kháng virus, ngăn ngừa và trị liệu các bệnh tim mạch, hạ
đường máu, chống phóng xạ, chống oxy hóa, giải độc và bảo vệtế bào gan, an
thần, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn
ngon và được nuôi trồng nhân tạo. Hiện nay ngành nấm đang ngày càng phát
triển ở nước ta, các loại nấm được trồng phổ biến là: mộc nhĩ, nấm rơm, nấm
mỡ, nấm sò, nấm linh chi các loại... Và đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh
doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ
hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm
đang từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, quy mô hàng hóa, gắn kết
đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ.
Nghề trồng nấm đang rất phát triển cũng tồn tại vấn đề cần phải xử lý phế
thải sau khi thu hoạch. Một trang trại nuôi trồng nấm ở quy mô vừa và nhỏ có
thể thải ra hàng chục tấn bã nấm và hàng tấn vỏ bao bì, túi nilon mỗi năm, nếu
không được xử lý thì đây cũng là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường đối với khu
dân cư xung quanh.
Trong sản xuất để đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền
vững, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường là mục tiêu chung của xã hội
hiện nay. Phân hữu cơ giữ vai trò không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp
bền vững. Để bổ sung cho nguồn phân hữu cơ đang bị thiếu nghiêm trọng, cần
phải quan tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lý, tái chế phế
thải hữu cơ để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học bón cho cây trồng, góp phần
xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

5



5


Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, nông nghiệp
giữ vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Trong những năm
qua, huyện Chương Mỹ đã tích cực xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, trong đó có việc xây dựng các mô hình trồng nấm. Trồng nấmkhông
phức tạp nhưng phải làm đúng theo quy trình hướng dẫn là sẽ có hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, có nhiều loại nấm có thể trồng dễ dàng như nấm sò, nấm mỡ, nấm
mộc nhĩ…Nghề trồng nấm ăn tốn ít nhân công mà lại cho thu nhập cao, nếu đầu
ra ổn định có thể coi đây là nghề “một vốn bốn lời” nên người dân thường có xu
hướng mở rộng các mô hình đầu tư trồng nấm. Phế thải sau trồng nấm có thể bị
thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, đốt bỏ, làm nhiên liệu đốt hoặc sử
dụng làm phân bón hữu cơ,...Việc điều tra khối lượng, thành phần phế thải sau
trồng nấm và xử lý chúng là cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:‘‘Đánh giá thực trạng phế thải trồng nấm tại huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội và nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử
lý’’.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Điều tra khối lượng phế thải trồng nấm tại huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý bã thải trồng nấm và
đề xuất một số giải pháp xử lý thích hợp phế thải sau trồng nấm một cách hiệu
quả.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Sử dụng phiếu điều tra để điều tra lượng phế thải trồng nấm của huyện Chương
Mỹ.
- Các số liệu điều tra phải chính xác, trung thực, khoa học và phải được xử lý
chính xác.

- Các giải pháp đưa ra phải đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Tiến hành đống ủ có sử dụng chế phẩm vi sinh vật nghiên cứu và phân tích các
chỉ tiêu đống ủ.

6

6


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới
Ngày nay, đã phát hiện trên 2.000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài có thể ăn
được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ,
nấm kim châm, nấm đùi gà… và nấm sử dụng trong lĩnh vực dược liệu như nấm
linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ… Có trên 100 quốc gia/vùng
lãnh thổ trồng nấm, sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 25 triệu tấn/năm, tốc độ
tăng trưởng bình quân 7% - 10%/năm. Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới
là: Trung Quốc 2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79%
tổng sản lượng nấm thế giới, Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%), Nhật Bản 360.100
tấn (7,34%), Pháp 185.000 tấn, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn, Hà
Lan 88.500 tấn, Ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn, Anh 28.500 tấn. (Công Phiên,
2012)
Hàn Quốc nổi tiếng với nấm linh chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu
USD.Năm 2008, tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm
3% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Trong đó, nấm ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi
gà 23,3%, nấm sò 20,2%, nấm hương 19,3%, nấm mỡ 5,4%... Hàn Quốc hiện là
nước đang nhập khẩu nguyên liệu (mạt cưa, rơm rạ) từ Việt Nam, Trung Quốc

để trồng nấm, đồng thời xuất khẩu nấm sang 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới. Trung Quốc có nhiều Viện,
Trung tâm nghiên cứu nấm lớn, là đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm mỗi năm
đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu,mỗi năm đen lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu.
Sản lượng nấm thế giới mỗi năm đạt khoảng 25 triệu tấn, trong đó Trung Quốc
chiếm ½ số này. Nấm mỡ muối và nấm hộp của Trung Quốc đang xuất khẩu cho
nhiều nước trên thế giới (giá từ 1.300 – 1.500 USD/tấn). (Nguyễn Hạnh, 2013)
7

7


Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Đức (300 triệu USD), Hoa Kỳ
(200 triệu USD), Pháp (140 triệu USD), Nhật Bản (100 triệu USD)... Mức tiêu
thụ nấm bình quân theo đầu người của Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức khoảng 4,0 6,0 kg/năm; dự kiến tăng trung bình 3,5%/năm. Tại thị trường châu Âu nấm mỡ
chiếm khoảng 80 - 95%, mộc nhĩ khoảng 10% thị phần. Những năm trước của
thế kỷ 20, Mỹ chiếm khoảng 50% thị trường nấm mỡ của thế giới (Công Phiên,
2012).
Theo ITC, năm 2010 thếgiới nhập khẩu 1,26 triệu tấn nấm, giá trị 3,3 tỷ
USD. Trong đó nấm tươi 572 nghìn tấn, giá trị 1,52 tỷ USD; nấm chế biến ăn
liền 504 nghìn tấn, giá trị gần 1 tỷ USD, nấm khô 60,6 nghìn tấn, giá trị gần 740
triệu USD. Từ năm 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng thị trường xuất nhập khẩu
nấm khoảng 10%/năm.
Nhìn chung, nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất làtrong
20 năm trở lại đây, với một số loài nấm ăn được nuôi trồng phổ biến và hơn 50
loài nấm khác đang đưa dần vào sản xuất. Sự phát triển của nghề trồng nấm có
thể có nhiều nguyên nhân như: sựtiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của
thông tin… Tuy nhiên, vấn đềchủ yếu vẫn là tính hiệu quả của nấm trồng. Nuôi
trồng nấm chỉ sử dụng nguyên liệu chính là phế liệu của nông, lâm nghiệp như:
rơm rạ, mạt cưa, bã mía, bông phế liệu… nhưng sản phẩm thu được lại là nguồn

thực phẩm quý có giá trịdinh dưỡng cao.
1.1.2. Tình hình sản xuấtnấm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề trồng nấm đã có từ lâu. Ngay từ thời cổ xưa, bà con các
dân tộc thiểu số như Dao, Mường, Nùng,... ở vùng cao các tỉnh phía Bắc đã
trồng nấm bằng cách dầm nát nấm hương hòa với nước cháo loãng, sau đó mang
vào rừng, lấy lông gà quét các dịch này lên vỏ các cây được chặt hạ từ trước.
Một thời gian sau, họ quay trở lại thu hoạch nấm. Những năm gần đây, sản xuất,
kinh doanh nấm ăn và nấm dược liệu ngày càng phát triển và được coi là hướng
làm giàuở nước ta. Vốn là quốc gia nông nghiệp nên ở vùng miền nào, nước ta
8

8


cũng sẵn nguyên liệu để trồng nấm như rơm rạ, mạtcưa, thân, lõi bắp, bông phế
liệu, bã mía... Trồng nấm không những tận dụng hiệu quả nguồn phế thải từ
nông nghiệp mà còn góp phần giải quyết việc làm; tạo ra nhiều dịch vụ “ăn
theo” như cung ứng rơm rạ, sản xuất meo nấm, thu mua, sơ chế.
Hiện nay, nước ta sản xuất khoảng 16 loại nấm, trong đó các tỉnh phía
Nam chủyếu trồng nấm rơm, nấm mộc nhĩ; các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng nấm
hương, nấm sò, nấm linh chi... Sản lượng nấm hàng năm nước ta đạt khoảng
250.000 tấn,kim ngạch xuất khẩu 25 - 30 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu
ngạch), trong đó: nấm mộc nhĩ 120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, nấm sò 60.000
tấn, nấm mỡ 5.000 tấn, nấm linh chi 300 tấn, các loại nấm khác như nấm vân
chi, nấm đầu khỉ, nấm kim châm, nấm ngọc châm khoảng 700 tấn. (Nguyễn Như
Hiến & Phạm Văn Dư, 2013)


Các vùng sản xuất nấm:
+ Nấm rơm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng


bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ,
Đồng Nai...).
+ Nấm mộc nhĩ được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ
(Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước,...).
+ Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.
+ Nấm làm dược liệu (linh chi, vân chi, đầu khỉ...) mới được phát triển,
trồng ở một số tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,
Ninh Bình, Đồng Nai,...).
+ Một số loại nấm khác như nấm trân châu, nấm kim châm, nấm đùi gà,
nấm chân dài, nấm ngọc châm... đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành
công tại một số cơ sở.


9

Tình hình tiêu thụ trong nước:

9


Nhu cầu tiêu thụnấm (nấm tươi, nấm khô) trong nước tăng nhanh trong
những năm gần đây, giá nấm luôn đứng ở mức cao, nấm hương 70.000 - 80.000
đồng/kg, nấm rơm, nấm mỡ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm tai mèo 60.000 70.000 đồng/ kg.


Tình hình xuất khẩu:
Nấm xuất khẩudướinhiềudạngnhư: nấm muối, nấm hộp, nấm khô của

các loại nấm mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm; kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là

60 triệu USD, tăng lên 90 triệu USD (năm 2011). Giá nấm rơm muối xuất khẩu
tháng 1/2009 là 1.299 USD/tấn, tăng lên 1.790 USD/tấn (tháng 11/2009), hiện
nay khoảng 2.000 USD/tấn; nhiều công ty xuất khẩu nấm có uy tín ở các tỉnh
phía Nam là West Food Cần Thơ, Vegetexco Hồ Chí Minh, NutriWorld Đồng
Nai. (Minh Huệ, 2012)
1.2. Tổng quan về nguyên liệu và phế thải trồng nấm
1.2.1. Tổng quan về nguyên liệu trồng nấm
Hiện nay đãcó không ít hơn 80 loài nấm được nghiên cứu trồng thử nhưng
chỉ có 22 loài nấm được nuôi trồng thương mại và 5 – 6 loài đang sản xuất ở quy
mô công nghiệp. Dựa vào khả năng nuôi trồng của các loài nấm khác nhau, có
thể xếp hạng theo thứ tự từ dễ đến khó dần.

10

10


Bảng 1.1: Tóm tắt đặc điểm các loại nấm trồng phổ biến hiện nay
(theo thứ tự từ dễ đến khó)
Tên nấm
(La tinh)
Pleurotus
Lentinus
Auricularia
Tremella
Pholiota
Flamulina
Volvariella
Coprinus
Agaricus


Tên nấm
(Việt Nam)
Sò (bào ngư)
Đông cô
Mộc nhĩ
Tuyết
Trân châu
Kim châm
Rơm
Đậu
Mỡ

Kiểu sống

Cơ chất chính

Hoại sinh
Gỗ, mạt cưa, xơ
Hoại sinh
Gỗ, mạt cưa
Hoại sinh
Gỗ, mạt cưa
Hoại sinh
Gỗ, mạt cưa
Hoại sinh
Gỗ, mạt cưa
Hoại sinh
Gỗ, mạt cưa
Hoại sinh

Gỗ, mạt cưa
Hoại sinh
Gỗ, mạt cưa
Hoại sinh
Gỗ, mạt cưa
(Nguồn:Phạm Thái Hùng, 2015)

Nguyên liệu trồng các loại nấm rất đa dạng như rơm rạ, cây thân gỗ, bông
khô, bã mía, mụn dừa, mạt cưa,... Tùy theo loại nấm và địa phương mà nguyên
liệu trồng nấm sẽ khác nhau.


Nấm Mộc nhĩ
Đối với nấm Mộc nhĩ có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau

như rơm rạ, cây thân gỗ, bông khô, bã mía, mụn dừa, mạt cưa,... Tuy nhiên,
năng suất nấm trên các loại gỗ vẫn cao hơn hẳn. Gỗ để trồng nấm Mộc nhĩ là gỗ
cây lá rộng, có nhựa nhưng không có tinh dầu. Qua các nghiên cứu cho thấy,
nấm Mộc nhĩ mọc tốt trên cây Bọ chét (Leucoena Leucocephala). Ở miền Nam
sử dụng chủ yếu là cây vườn như: cây Mít, cây Xoài,...Ở miền Trung sử dụng
nhiều loại cây rừng và cây vườn như: cây Cóc rừng, cây Mít,...Ở miền Bắc có
thể trồng thêm trên các loại cây như: cây Da cao su, cây Bồ Đề, cây Si,... Hiện
nay, người trồng nấm thích dùng nguyên liệu mạt cưa vì tiện chế biến và cung
cấp dinh dưỡng. Mạt cưa sử dụng nhiều nhất là mạt cưa cao su, nhưng các tỉnh
không có mạt cưa cao su vẫn có thể dùng mạt cưa tạp để trồng nấm (chỉ cần bổ
sung dinh dưỡng cho phù hợp).
• Nấm Sò (Bào ngư)

11


11


Nấm Sò thuộc nhóm phá loại gỗ, sống chủ yếu hoại sinh, mặc dù một số
loài có đời sống ký sinh như: P.ostreatus, P.erijngii... phần lớn cơ chất dùng
trồng nấm đều chứa nguồn Cellulose. Tuy nhiên, đa số trường hợp lượng
Cellulose bao giờ cũng thấp hơn 50% còn lại là lignin, hemieellulose và
khoáng.Ở gỗ mà nấm thường mọc, hầu như rất nghèo đạm. Vì vậy, để nấm mọc
tốt cần có thêm nguồn đạm thích hợp, nhiều thí nghiệm bổ sung muối nitrat,
muối ammonium và urê cho thấy tơ nấm tăng trưởng tốt nhất trên nguyên liệu
có thêm urê, bột đậu nành, bột lông vũ cũng là nguồn bổ sung rất tốt cho nấmSò.
Trồng nấm Sò, nguyên liệu sử dụng chính là mạt cưa cây cao su, nhiều
nơi có thể dùng mạt cưa tạp của cây lá rộng, gỗ mềm như cây Xoài, cây Mít, cây
Sung,....
• Nấm Rơm
Nấm Rơm thường mọc trên rơm hoặc rạ. Tuy nhiên nấm Rơm có thể
mọc trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau nếu có thành phần chất xơ như bông
gòn, bã mía, lục bình, chuối khô, đay và một số loại cỏ khô. Trong trường hợp
mùn cưa đã hoai cũng làm nguyên liệu trồng nấm Rơm. Nguyên liệu trồng nấm
khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.

12

12


Bảng 1.2: So sánh năng suất nấm Rơm trên một vài cơ chất khác nhau
Cơ chất
Rơm
Bông thải

Bẹ chuối
Bã mía
Xơ dừa
Mạt cưa thải

Năng suất (kg/tạ nguyên liệu)
14,5 - 21,6
25,0 – 45,2
11,2
12,4
18,2
22,0
((Nguồn: Phạm Thái Hùng, 2015)

Trồng nấm Rơm tốn nhiều nhất là tiền mua nguyên liệu. Giá nguyên liệu
còn tùy thuộc vào từng nơi, từng lúc, có thể cao hoặc thấp. Ngày nay, nấm Rơm
được trồng theo kiểu công nghiệp và sản lượng nấm tươi trên 15% so với
nguyên liệu. Tuy nhiên khi trồng nấm bằng rơm rạ, năng suất không cao và khó
chống nhiễm. Ngoài ra, với quy mô sản xuất công nghiệp thì khâu vận chuyển
và xử lý nguyên liệu không đơn giản. Để giải quyết vấn đề này, cần phải thay
đổi nguyên liệu rơm rạ truyền thống bằng một loại nguyên liệu khác dễ xử lý
hơn như bông phế liệu hay mạt cưa. Với nguyên liệu này năng suất có thể lên
đến 22% trên mạt cưa thải và 45% trên bông phế liệu.(Phạm Thái Hùng, 2015)
1.2.2. Tổng quan về phế thải trồng nấm
1.2.2.1. Đặc điểm củaphế thải trồng nấm
Nguyên liệu đầu vào của sản xuất nấm chủ yếu là rơm rạ, mạt cưa, bông
phế liệu,... Đây là những nguyên liệu mà thành phần chính của nó là xenlulo.Sau
quá trình sử dụng để trồng nấm thì các nguyên liệu này đã bị phân hủy một
phần.
Tính chất của bã thải sau trồng nấm được thể hiện ở bảng sau:


13

13


Bảng 1.3: Tính chất của bã thải sau trồng nấm
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chỉ tiêu
Cacbon tổng số (%)
Nito tổng số
Photpho tổng số
Kali tổng số
Độ ẩm
pH
Vi khuẩn
Xạ khuẩn
Nấm mốc

Đơn vị

%
%
%
%
%

Kết quả
20
0,35
0,22
0,28
35
6,0-6,5
Tế bào/ g
6,5.104
Tế bào/ g
7,8.104
Tế bào/g
3,0.104
(Nguồn: Ths Trần Thị Phương, 2005)

Như vậy có thể thấy thành phần dinh dưỡng có trong bã thải sau trồng
nấm là tương đối thấp. Vì vậy, để lấy bã thải sau trồng nấm làm nguyên liệu đầu
vào của quá trình sản xuất phân hữu cơ thì cần bổ sung thêm khoáng (Nitơ) sao
cho đảm bảo tỷ lệ Cacbon/Nitơ (C/N) trong khoảng 25-30.
Hàm lượng tinh bột và protein có trong bã thải trồng nấm có giá trị trung
bình: Tinh bột: 1,073%; protein: 1,62%, chứng tỏ trong thành phần của bã nấm
có chứa một phần tinh bột và protein dư thừa do nấm không sử dụng hết (một
phần protein do tơ nấm vẫn còn).
Mặt khác, số lượng vi sinh vật trong bã thải sau trồng nấm chưa đạt tiêu

chuẩn vi sinh. Chính vì vậy cần phải kích hoạt sự sinh trưởng và phát triển của
vi sinh vật có sẵn trong mẫu bã thải. Biện pháp kích hoạt sự sinh trưởng và phát
triển của sinh vật có sẵn trong bã thải cụ thể là tạo nguồn cơ chất dinh dưỡng và
môi trường vật lý thuận lợi bằng cách xây dựng kích thước đống ủ, tạo nhiệt độ,
độ ẩm, pH chuẩn.
Bên cạnh đó, vỏbao bì đựng phân bón, cám gạo, cám ngô và túi nilonđóng
gói các bịch meo giống và đóng gói sản phẩm cũng là một loại phế thải cần quan
tâm. Các bao bì, túi nilon này có thành phần hóa học là chất hóa dẻo, phẩm màu,
… những chất cực kỳ nguy hiểm. Trong một số loại túi nilon còn có lẫn lưu

14

14


huỳnh, dầu hỏa nguyên chất. Túi nilon làm bằng nhựa PVC (Poly vinylclorua)
có chứa Clo, khi cháy tạo ra chất Điôxin và Axit clohiđric vô cùng độc hại.
1.2.2.2. Tác động của phế thải trồng nấm đến môi trường
Lượng phế thải sau trồng nấm của một đơn vị sản xuất nấm trong một
năm có thể lên tới hàng chục, hàng trăm tấn bã thải nấm, túi nilon sau thu hoạch.
Các loại phế thải này nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Nếu bã thải trồng nấm đem đốt sẽ tạo ra khói bụi, khí CO 2, hay các túi
nilon dùng để đóng gói các bịch meo giống và đóng gói sản phẩm cũng mang đi
đốt sẽ tạo ra các khí độc dioxin và Fura, góp phần tăng một lượng nhất định khí
gây hiệu ứng nhà kính. Khói bụi, các khí độc hại của việc đốt phế thải trồng nấm
cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, gây bệnh về đường hô hấp,
bệnh về mắt. Ngoài ra còn gây cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông
nếu phế thải được đốt ở gần đường, gây cho con người cảm giác khó chịu,...
Nếu phế thải không đốt mà đổ tràn lan ra ngoài môi trường thì sẽ gây mất

mĩ quan, tạo mùi hôi thối, do thành phần chủ yếu có trong bã nấm là xenlulozo –
rất khó phân hủy, thời gian phân hủy rất lâu, mặt khác nếu ở gần nguồn nước
phế thải trong quá trình phân hủy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đống phế thải
trồng nấm còn là nơi cứ trụ của nhiều sinh vật gây bệnh cho cây trồng giảm
năng suất, ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.
Dù được xử lý theo cách đốt hay để tự phân hủy tự nhiên thì phế thải trồng
nấm cũng có những ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe con
người. Ngoài ra nếu phế thải được xử lý như hai cách trên thì sẽ làm thất thoát
một lượng lớn chất hữu cơ. Vì vậy nếu xử lý phế thải trồng nấm một cách hợp lý
sẽ mang lại nhiều nguồn lợi cho con người.
1.2.2.3. Các biện pháp sử dụng và xử lý bã nấm sau thu hoạch
Để tối đa hóa việc sử dụng nguyên nhiên liệu hữu cơ và tối thiểu hóa
lượng chất thải ra môi trường, các nhà sản xuất nấm thường tận dụng các bã thải
15

15


trồng nấm vào việc trồng trọt, chăn nuôi và tại một số cơ sở trồng nấm còn
nghiên cứu xử lý bã thải nấm làm phân hữu cơ vi sinh bán ra thị trường thay thế
cho phân bón hóa học.
- Sản xuất phân hữu cơ: Bã thải sau trồng nấm không thể sử dụng để bón
trực tiếp cho cây trồng mà chúng phải qua công đoạn ủ hoai có bổ sung chế
phẩm sinh học (chế phẩm Tricoderma), vôi và khoáng chất. Sử dụng bã nấm sau
ủ để bón lót và cải tạo đất, lượng sử dụng khoảng 3 – 5 tấn/ha. Trộn thêm trấu đã
hun vào bã nấm sau ủ khi trời lạnh để bón thúc, tránh rét cho mạ, lượng bón thúc
khoảng 0,5 – 1 tấn/ha. (Lê Thị Thanh Thủy, 2013)
- Trong trồng trọt: Bã thải sau trồng nấm được tận dụng làm giá thể hữu
cơ trồng rau tại một số cơ sở trồng nấm. Giá thể nấm đã qua xử lý và phối trộn
với các dinh dưỡng cần thiết đã đạt được các tiêu chí như: Giữ ẩm, thấm nước

đều, nồng độ PH trung tính, nhẹ, giá thành thu mua rẻ và an toàn cho môi
trường. Các loại rau, cải bắp và các giống hoa Lily, Tulip, Thược dược, Cúc
trồng trong chậu rất phù hợp với giá thể nấm, phù hợp với xu hướng xuất sản
nông nghiệp đô thị hiện nay. (Huy Hòa, 2014)
1.3. Tình hình nghiên cứu xử lý phế thải trồng nấm vàứng dụngtrên thế giới
và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu xử lý phế thải trồng nấm vàứng dụngtrên thế
giới
Hiện nay trên thế giới việc sản xuất phân hữu cơ bằng các biện pháp dùng
chế phẩm sinh học được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt là các nước có nền nông
nghiệp phát triển như Nhật Bản hay một số nước khác. Các chế phẩm được xem
như một biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ tới quá trình biến đổi của các chất hữu cơ.
Tại viện Nghiên cứu Khoa học Nhật Bản, việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm
sinh học tạo ra các nguồn lớn sản phẩm sử dụng trong nông nghiệp và việc làm
sạch môi trường đó là biện pháp rất tốt bảo vệ môi trường đồng thời tăng sản
lượng nông nghiệp và việc làm sạch môi trường đó là một biện pháp rất tốt

16

16


nhằm bảo vệ môi trường đồng thời tăng sản lượng nông nghiệp thông qua việc
sử dụng các chế phẩm đó trong việc sản xuất phân hữu cơ. (Đào Huy Đăng,
2011)
Yong Xia Hou (2013) đã có nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc sử dụng bã
nấm trên đất bị xói mòn tới sự phát triển của cây cà chua”. Qua các thí nghiệm
cho thấy, bã nấm có hữu ích giúp cải thiện chiều cao cây, tỷ lệ quang hợp của lá,
tốc độ tăng trưởng của cây được nâng cao. Trong các công thức thí nghiệm việc
bổ sung 2,5%, 5%, 10% bã nấm, thêm 10% bã nấm là tốt nhất. Nó có thể làm

tăng đáng kể sự sinh trưởng và quang hợp của cà chua, và là một trong những
biện pháp hữu hiệu đối với đất bị xói mòn.
Theo GAO Xian – biao (2009), quy trình công nghệ xử lý phế thải trồng
nấm bao gồm các bước: Sau khi thu hoạch nấm, phế thải xếp thành đống, tưới
nước, phủ nilon 3 – 4 tháng, sau đó đem phơi khô, tán nhỏ, sàng. Nguyên liệu
thu được có dung trọng 0,41g/cm2, hàm lượng nước 60,5%, Nts 1,8%, P2O5ts
0,84%, K2Ots 1,77%.Phế thải trồng nấm trộn với cát, đá, xỉ than để sử dụng.

17

17


Phế thải trồng nấm các loại

Loại bỏ các tạp chất

Làm tơi xốp

Chỉnh độ ẩm từ 55-65%, ủ đống. Bổ sung chế phẩm vi sinh

Phân hữu cơ

Kiểm tra chất lượng

Đóng gói

Sơ đồ 1.1: Công nghệ xử lý phế thải trồng nấm bằng phương pháp ủ đống
1.3.2. Tình hình nghiên cứu xử lý phế thải trồng nấm vàứng dụngtại Việt
Nam

Nghiên cứu Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phẩm mạt cưa sau thu hoạch
nấm và chất thải chăn nuôi do Dương Đức Hiếu và cộng sự, Viện Sinh học nhiệt
đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện năm 2012, với mục tiêu
giúp người dân tận dụng tối đa các phế phẩm trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp tại địa phương như phế thải mạt cưa sau thu hoạch nấm, chất thải chăn

18

18


nuôi lợn, gia cầm,… để sản xuất ra phân bón hữu cơ sinh học. Sau quá trình
nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: Công thức sản xuất từ
mạt cưa sau thu hoạch nấm với phân lợn hoặc phân gà tươi, với các thông số tối
ưu cho đầu vào như tỷ số C/N ban đầu dao động 42-45, độ ẩm khối ủ 60-70bổ sung
1% chế phẩm Tribio và A-N fixing trước và sau ủ và 5% mật rỉ đường trước ủ;
đảo trộn định kỳ 1 lần/tuần; thời gian ủ 42 ngày.Chất lượng sản phẩm phân ủ sau
6 tuần thu được phù hợp với tiêu chuẩn phân bón quy định, được thể hiện qua
các thông số sau: đốivới quy trình ủ mạt cưa sau thu hoạch nấm với phân lợn
như: tỷ số C/N sau cùng 15; độ ẩm 49%; carbon hữu cơ 34%; nitơ tổng 2,2%;
phosphor tổng 1,5%; axit humic 5,1%; tổng nấm Trichoderma T1 25 × 107
(CFU/g) vàAzotobacter 2 × 105 (CFU/g). Đối với quy trình ủ mạt cưa sau thu
hoạch nấm với phân gà như: tỷ số C/Nsau cùng 17; độ ẩm 48%; carbon hữu cơ
25%; nitơ tổng 1,5%; phosphor tổng 0,7%; axit humic 5,9%; tổng nấm
TrichodermaT1 < 107 (CFU/g) và Azotobacter< 105 (CFU/g). (Dương Đức
Hiếu và cộng sự, 2012)
Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai đã tiến hành thực hiện dự án “Xây
dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật từ phế phụ phẩm trồng nấm
và nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai”. Sau 3 năm thực hiện, dự án đến nay đã hoàn
thành và đã chế tạo thành công 3 sản phẩm: phân bón hữu cơ sinh học SHDOBI,

phân hữu cơ vi sinh HDDOBI và phân vi sinh VSDOBI. Dự án cũng đã xây
dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật chức năng với công suất
10.000 tấn/năm, diện tích xây dựng là 746,9m2. Từ tháng 8/2013, đã tiến hành
sản xuất phân hữu cơ vi sinh bằng nguồn nguyên liệu là phân bò, phân gà, than
bùn và bã thải nấm hàng tháng. Kết quả, mỗi tháng dự án sản xuất được 100 tấn
phân hữu cơ vi sinh có chất lượng đảm bảo về độ ẩm, hàm lượng hữu cơ và mật
độ vi sinh vật hữu ích. Đến nay, dự án đã sản xuất được 2250 tấn phân hữu cơ vi
sinh đảm bảo chất lượng. (Lan Hương, 2015)

19

19


Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa
trong chậu do Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên chủ trì thực hiện trong vòng 24
tháng (8/2013 – 8/2015) với mục tiêu áp dụng công nghệ sinh học để xử lý bã
nấm và thực hiện quy trình phối trộn các nguyên liệu dinh dưỡng để sản xuất giá
thể sạch phục vụ trồng rau an toàn, hoa tươi. Các hộ dân tham gia Dự án đã
được tập huấn, chuyển giao quy trình xử lý cho từng loại bã nấm; quy trình phối
trộn bã nấm sau xử lý với các nguyên liệu khác để sản xuất giá thể dinh dưỡng;
công nghệ rau an toàn, hoa bằng giá thể trong chậu. Sau hơn 1 năm thực hiện,
dự án mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, môi trường và được nhiều hộ gia
đình trên địa bàn tỉnh ứng dụng trong sản xuất. Theo tính toán, lợi nhuận trung
bình của sản phẩm rau bắp cải trồng trên giá thể làm từ bã nấm đạt 2,65 triệu
đồng/sào (cao gấp 8 – 10 lần so với trồng trên phù sa). (Khánh Huyền, 2014)
Mô hình ứng dụng chế phẩm Compost Maker sản xuất phân hữu cơ từ
mạt cưa trồng nấm và phân gà độn trấu được Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa
học và Công nghệ Bắc Giang thực hiện tại 7 xã của huyện Yên Thế với quy mô
sản xuất phân hữu cơ 100 tấn phân gà độn trấu gồm: An Thượng, Phồn Xương,

Tam Tiến, cho mô hình 100% về chế phẩm sinh học Compost Maker, chế phẩm
Emina, rỉ đường và nilon để che phủ đống ủ, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho
người dân triển khai sản xuất theo quy trình công nghệ chung.

20

20


Bảng 1.4: Tỷ lệ nguyên liệu sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh từ phân gà
và chế phẩm mùn cưa trồng nấm
Nguyên liệu

Khối lượng (kg)

Compost Maker

0,2

Chế phẩm Emina

2

Phân gà

800

Phế thải trồng nấm (mạt cưa)

200


Rỉ mật

5

Ure

1-2

Kali

2

Super lân

5 – 10
(Nguồn: Đào Huy Đăng, 2011)

Sau ủ 50 – 60 ngày, một số chỉ tiêu chất lượng phân trước và sau ủ được
đánh giá (Bảng 1.5.)
Bảng 1.5: Các chỉ tiêu kỹ thuật của phân hữu cơ vi sinh
TT
1
2
3
4
5
6
7


Tên chỉ tiêu

Trước ủ

Sau ủ

Độ ẩm (%)
pH
OC (%)
Nts (%)
Pts (%)
Kts (%)
Vi sinh vật (VSV)
tuyển chọn

39,00
7,10
52,00
1,30
0,95
1,12
2,00

34,00
7,20
34,00
3,50
3,20
2,00
3,40


Tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN)
7185:2002
≤ 35,00
6,00 – 8,00
≥ 22,00
≥ 2,50
≥ 2,50
≥1,50
≥2,50

(Nguồn: Đào Huy Đăng,2011)
Sau 10 tháng thực hiện mô hình, từ tháng 3 đến tháng 12/2010 với 82 hộ
tham gia, kết quả cho thấy sau khi thực hiện quá trình ủ từ 45 – 60 ngày với chế
phẩm sinh học Compost Maker, chế phẩm Emina, mạt cưa trồng nấm, phân gà
độn trấu với tỷ lệ phân gà 80%, mạt cưa trồng nấm 20% đã hoai mục và trở
thành phân hữu cơ có chất lượng để bón cho các loại cây trồng. Hiệu quả sản
21

21


xuất phân hữu cơ từ 1 tấn phân gà độn trấu có tổng chi phí 906.000 đồng cho
phân hữu cơ thu được 800kg, như vậy chi phí cho 1 kg phân hữu cơ là 1.132
đồng.
Kết quả phân tích sản phẩm hữu cơ thu được cho thấy chỉ tiêu về độ ẩm,
hàm lượng hữu cơ tổng hợp, lân hữu hiệu và Kali hữu hiệu sau khi ủ đều tăng
lên so với trước khi ủ. Riêng chỉ tiêu về hàm lượng nito có giảm, nguyên nhân là
do quá trình bay hơi của chất đạm. Các chỉ tiêu về hàm lượng hữu cơ tổng số,

lân hữu hiệu và Kali hữu hiệu đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Sản phẩm phân hữu
cơ sau quá trình ủ đã được một số hộ sử dụng để bón cho lúa và cây rau màu,
đem lại hiểu quả cao do giảm được lượng phân hóa học, cây trồng ít bị sâu bệnh.
(Minh Như, 2011)
1.4. Cơ sở khoa học của việc xử lý phế thải trong trồng trọt và chăn nuôi
bằng chế phẩm sinh học
Như trong nội dung Đặc điểm của phế thải trồng nấm và bảng 2.3 đã trình
bày, thành phần chính của bã nấm là Xenlulo, trong bã nấm còn chứa một phần
tinh bột và protein dư thừa. Và trong nội dung Tình hình nghiên cứu xử lý phế
thải trồng nấm trên thế giới và Việt Nam cho thấy để xử lý bã nấm sau trồng
thành phân hữu cơ các nhà khoa học thường bổ sung các loại phân chuồng (phân
chuồng có hàm lượng protein khá cao) vào ủ chung. Vì vậy, trong phần này
chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình phân giải xenlulozo,
protein và tinh bột.
-VSVphân giải xenlulozo: Xenluolozo là hợp phần cơ sở của sinh khối
thực vật, được tạo thành nhiều hơn tất cả các chất tự nhiên khác cộng lại và
chiếm khoảng một nửa sinh khối do quang hợp tạo thành.
Trong thiên nhiên có nhiều nhóm VSV có khả năng phân hủy xenlulozo
như có hệ enzyme xenlulozo ngoại bào. Trong đó vi nấm là nhóm có khả năng
phân giải mạnh vì nó tiết ra môi trường một lượng lớn enzym có đầy đủ các
thành phần. Nấm mốc có hoạt tính phân giải xenlulozo. Đáng chú ý là
22

22


Tricoderma. Hầu hết các loài thuộc Tricodermasống hoại sinh trong đất, rác và
có khả năng phân hủy xenlulozo. Trong nhóm vi nấm ngoài Tricodermacòn có
rất nhiều giống khác có khả năng phân giải xenlulozo như Aspergillus,
Fusarium, Mucor,…

Nhiều loại vi khuẩn cũng có khả năng phân giải xenlulozo, tuy nhiên
cường độ không mạnh bằng vi nấm. Nguyên nhân là do số lượng enzyme tiết ra
môi trường của vi khuẩn thường nhỏ hơn, thành phần các enzym không đầy đủ.
Ngoài vi nấm và vi khuẩn, xạ khuẩn và niêm vi khuẩn cũng có khả năng
phân hủy xenlulozo. Người ta thường sử dụng xạ khuẩn, đặc biệt là
Streptomyces. Những xạ khuẩn này thường thuộc nhóm ưa nóng, sinh trưởng và
phát triển tốt ở nhiệt độ 45 – 500C rất thích hợp với quá trình ủ rác thải. (Trần
Đức Hạ và cộng sự, 2011)
- VSV phân giải protein: Trong môi trường rác ủ đống, nitơ tồn tại ở các
dạng khác nhau, từ nitơ phân giải ở dạng khí cho đến các hợp chất hữu cơ phức
tạp có trong cơ thể động vật, thực vật và con người. Trong cơ thể sinh vật, nitơ
tồn tại chủ yếu ở dưới dạng các hợp chất đạm như protein và axit amin. Khi cơ
thể sinh vật chết đi, lượng nitơ hữu cơ này tồn tại trong đất. Dưới tác dụng của
các nhóm vi sinh vật hoại sinh, protein được phân giải thành các axit amin. Các
axit amin này lại được một nhóm VSV phân giải thành NH 3 hoặc NH4+ gọi là
nhóm vi khuẩn amon hóa. Quá trình này được gọi là sự khoáng hóa chất hữu cơ
vì qua đó, nitơ hữu cơ được chuyển thành dạng nitơ khoáng, tiếp tục chuyển
khóa thành dạng NO3- như nhóm vi khuẩn nitrat hóa. Các hợp chất nitrat lại
được chuyển hóa thành dạng N2 phân tử. Khí N2 sẽ được cố định trong tế bào vi
khuẩn cố định nitơ. Do đó vòng tuần hoàn nitơ khép kín. Trong hầu hết các khâu
chuyển hóa của vong tuần hoàn đều có sự tham gia của các VSV khác nhau. Nếu
sự hoạt động của một nhóm nào đó bị ngừng thì toàn bộ sự chuyển hóa của vòng
tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong quá trình compost, nhóm vi khuẩn
chính phân giải protein là vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn cố định nitơ. Nhóm vi

23

23



khuẩn nitrit hóa bao gồm: Nitrozomonas, Nitrozocystic, Nitrozolobus và
Nitrosospira, chúng đều thuộc loại tự dưỡng bắt buộc, không có khả năng sống
trên môi trường thạch, bởi vậy phân lập chúng rất khó, phải dựng Silicagen thay
cho thạch.
Nhóm vi khuẩn cố định nitơ trong môi trường rác ủ là các nhóm: Azotobater
– là một loại vi khuẩn hiếu khí, không sinh bào tử, có khả năng cố định nitơ phân tử,
sống tự do trong đất. Clostridium là một loại vi khuẩn kị khí sống tự do trong rác, có
khả năng hình thành bào tử, loại phổ biến nhất là Clostridium pastenisium.
Clostridium có khả năng đồng hóa nhiều nguồn cacbon khác nhau như các loại
đường, rượu, tinh bột,… Nó thuộc loại kỵ khí nên các sản phẩm trao đổi chất của nó
là các axit hữu cơ, butanol, etanol, axeton, đó là các sản phẩm chưa được oxi hóa
hoàn toàn. (Trần Đức hạ và cộng sự, 2011)
- VSV phân giải tinh bột: Tinh bột là hợp chất hydrat cacbon cao phân tử có
nhiều trong ngũ cốc, ngô, khoai tây, khoai lang…Tinh bột được cấu tạo bởi hai
thành phần chính là Amylose (khoảng 25 %) và Amylopectin (khoảng 75%).
Tinh bột được phân giải nhờ các vi sinh vật có khả năng sản sinh enzyme
amylaza ngoại bào giúp phân giải tinh bột thành các phần đơn giản hơn.Tinh bột
dưới tác dụng của enzym amylaza sẽ bị thủy phân thành dextrin, đường maltozo
và glucozo. Các enzym amylaza thường có trong các hạt và củ nảy mầm, đặc
biệt ở các môi trường nuôi cấy VSV có tinh bột. Các VSV có khả năng sinh
amylaza là nấm men, vi khuẩn và xạ khuẩn.
Các enzym amylaza là α - amylaza, β - amylaza và γ - amylaza (glucoamylase).
+ α - amylaza thủy phân tinh bột cho các chất dextrin là sản phẩm chính
và một ít đường maltozo hoặc glucozo, chủ yếu làm loãng hồ tinh bột.
+ β - amylaza thủy phân tinh bột cho sản phẩm chính là maltozơ (đường
mạch nha).
+ γ - amylaza thủy phân tinh bột thành glucozo
24

24



Amylaza ở thực vật thường chỉ có α và β - amylaza, ở nấm mốc có cả 3
enzym, ở vi khuẩn giàu α - amylaza.
Bảng 1.6: Các VSV có hệ enzym amylaza
STT
1
2
3
4
5
6
7

Vi sinh vật
Asp. Awamori
Asp. niger
Asp.usami
Asp.oryzae
Bacillus.spp
Endomyces.spp
Rizopus delenmar

Hệ enzym
α– amylaza, β– amylaza, glucoamylaza
α– amylaza, glucoamylaza
α– amylaza, glucoamylaza
α– amylaza, β– amylaza, glucoamylaza
α– amylaza, β– amylaza
glucoamylaza

glucoamylaza
(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2014)

Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phế thải trồng nấm tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: căn cứ vào thực tế sản xuất nấm ăn trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, tiến hànhphạm vi nghiên cứutại 3 xã, thị trấn : xã Hoàng
Diệu, xã Hòa Chính, thị trấn Chúc Sơn.

- Phạm vi thời gian: 11/1/2016 đến 11/5/2016.
25

25


2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội
-

Điều kiện tự nhiên.

-


Điều kiện kinh tế xã hội.

2.3.2. Điều tra phế thải trồng nấm tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
-

Tình hình trồng nấm trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

-

Nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng, diện tích, năng suất... các loại
nấm trồng tại địa phương.

-

Các hình thức xử lý, quản lý phế thải trồng nấm tại huyện Chương Mỹ.

-

Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom và xử lý phế thải
trồng nấm tại địa phương.

2.3.3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xử lý bã thải trồng nấm
-

Phân lập VSV.

-

Sơ lược tuyển chọn các chủng VSV có khả năng phân giải tốt bã nấm và
phân chim cút.


-

Đánh giá chất lượng của chế phẩm sau sản xuất.

-

Phân tích các chỉ tiêu đống ủ.

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế thải trồng nấm
-

Giải pháp về cơ chế chính sách.

-

Giải pháp về quản lý.

-

Giải pháp về công nghệ xử lý.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp


26

Chọn mẫu điều tra


26


Bằng phương pháp chọn mẫu điển hình, căn cứ vào thực tế sản xuất nấm
ăn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, chúng tôi tiến hành điều tra một số hộ như
sau:
Khu vực xã Hoàng Diệu: điều tra 10 hộ.
Khu vực xã Hòa Chính: điều tra 10 hộ.
Khu vực thị trấn Chúc Sơn: điều tra 10 hộ.
Những hộ điều tra tại các xã này thường là những hộ tham gia sản xuất
nấm có thời gian dài và tương đối ổn định trong 3 năm trở lại đây và vẫn tiếp tục
sản xuất.


Phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng có thông tin chung về nhân khẩu, lao động,

giới tính, tuổi.
Nội dung phiếu điều tra thực trạng phế thải trồng nấm trên địa bàn huyện
Chương Mỹ được trình bày chi tiết trong phụ chương, bao gồm 2 phần chính:
+ Hoạt động trồng nấm: loại nấm nông hộ trồng, kinh nghiệm trồng, lịch
mùa vụ, nguyên liệu sử dụng, lượng nguyên liệu sử dụng,....
+ Phế thải sau trồng nấm: lượng phế thải trồng nấm của gia đình, cách
thức xử lý phế thải, mục đích sử dụng phế thải trồng nấm,...
Ngoài ra, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện từ quá
trình khảo sát thực địa, đánh giá, ghi chép của bản thân.
Phỏng vấn cán bộ: hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các
buổi gặp gỡ, trao đổi với cán bộ môi trường, lãnh đạo xã.
2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các sách báo, giáo trình, bài giảng, internet, các phương tiện thông tin đại
chúng, các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan,… các báo cáo
tổng kết điều tra đã được công bố và các số liệu từỦy ban nhân dân huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

27

27


2.4.2. Phương pháp xác định khối lượng phế thải trồng nấm
Sử dụng phương pháp cân trực tiếp đểxác định khối lượng phế thải trồng
nấm. (Trình bày chi tiết ở phụ lục 1)
2.4.3. Phương pháp phân lập chủng vi sinh vật theo phương pháp pha loãng
Koch trên môi trường chuyên tính
Pha loãng mẫu đến nồng độ 10-4theo TCVN 6168:2002.
Dùng pipet đã khử trùng hút 0,05ml dịch pha loãng lần lượt nhỏ vào môi
trường chuyên tính cho từng chủng VSV, lặp lại từ 2-3 lần, đem nuôi ở nhiệt độ
28oC. Sau 3 - 4 ngày quan sát khuẩn lạc vi sinh vật. Khi các chủng vi sinh vật
mọc rõ, hình thành khuẩn lạc thì làm thuần theo phương pháp ria 3 pha. Sau khi
được làm thuần khiết, các chủng vi sinh vật được cấy vào ống nghiệm chứa môi
trường thạch nghiêng để giữ giống (James và Natlie, 2002).
2.4.4. Phương pháp tuyển chọn chủng vi sinh vật bằng cách đánh giá trực
tiếp đặc tính sinh học trên môi trường chuyên tính trong các điều kiện khác
nhau
2.4.4.1. Xác định hoạt tính enzyme của vi sinh vật theo phương pháp khuếch tán
phóng xạ trên đĩa thạch (William, 1983)
- Nuôi dịch chiết: Cấy một vòng que cấy vào 9ml môi trường chuyên tính
rồi đưa lên máy lắc ở 150 vòng/phút. Sau 72h, dịch nuôi cấy được đem đi đánh
giá khả năng phân giải.

- Chuẩn bị môi trường:
+ Môi trường tinh bột: 0,2% tinh bột + 1,5% thạch
+ Môi trường Protein: 0,3% Gelatine + 1,5% thạch
+ Môi trường Xenlulozo: 0,2% Xenluloza + 1,5% thạch.
Môi trường được đem đi hấp khử trùng ở 121oC, áp suất 1atm trong vòng
20 phút, sau đó đổ ra đĩa peptri với chiều dày 2mm rồi để nguội. Tiến hành đục
lỗ trên đĩa bằng ống nghiệm đã hấp và sấy khử trùng với đường kính d1= 11mm.

28

28


-

Nhỏ dịch:
Nhỏ 2ml dịch nuôi cấy vào lỗ thạch đem để trong tủ lạnh từ 6 giờ để dịch

được khuếch tán vào trong thạch, sau đó đem nuôi ở 28 oC trong vòng 48 giờ rồi
đem nhuộm màu bằng dung dịch lugol. Sau khi xuất hiện vòng phân giải đem đo
đường kính và khả năng phân giải được tính bằng hiệu giữa đường kính vòng
phân giải và đường kính lỗ thạch.
2.4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đến các chủng vi sinh vật
Thực hiện nuôi cấy vi sinh vật trên các môi trường chuyên tính của chúng sau đó
đem nuôi ở các mức nhiệt độ:28oC – 40oC – 50oC – 60oC. Sau đó quan sát và
đếm số lượng khuẩn lạc mọc trên đĩa peptri.
2.4.5. Xác định tính đối kháng của chủng vi sinh vật theo phương pháp cấy
vạch
Các chủng giống được đánh giá tính đối kháng theo từng cặp theo phương
pháp đường vuông góc Cross – Streak. Các chủng VSV được cấy thành từng cặp

theo các đường giao nhau. Nếu xuất hiện vòng đối kháng (các chủng mọc cách
nhau) thì các chủng đó đối kháng nhau và không thể trộn chúng vào cùng 1 chất
mang.
2.4.6. Sản xuất chế phẩm
Sản xuấtCPSH theo nguyên tắc nuôi cấy riêng rẽ và phối trộn lại theo quy
trình của Bộ môn VSV – Khoa Môi Trường (Hình 2.1.)

29

29


×