Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận môn triết học vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể trong quyết định thực hiện công cuộc đổi mới tại việt nam năm 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.82 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH
------------------------

TIỂU LUẬN:
“VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC LỊCH SỬ CỤ THỂ TRONG QUYẾT ĐỊNH
THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TẠI VIỆT NAM NĂM 1986”

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Nhóm 1 – Lớp Cao Học Khóa 26
1. Chu Đức Mạnh (Nhóm trưởng)
2. Hồng Anh Tuấn
3. Trần Phan Lệ Thu
4. Nguyễn Văn Lương

TP.HCM, tháng 12 năm 2016

MỤC LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNXH



Chủ nghĩa xã hội

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM


STT

Họ tên

MSHV

Nhiệm vụ

1

Chu Đức Mạnh

7701260787A

Phụ trách phần nguyên lý lịch sử cụ
thể. Chịu trách nhiệm chỉnh sửa,
tổng hợp, hoàn chỉnh bài tiểu luận.

(Nhóm trưởng)
2

Nguyễn Văn Lương

7701260773A


Phụ trách phần điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể nước ta giai đoạn trước
năm 1986.

3

Trần Phan Lệ Thu

7701261066A

Phụ trách phần vận dụng nguyên
tắc lịch sử - cụ thể trong quyết định
thực hiện công cuộc đổi mới nước
ta năm 1986.

4

Hoàng Anh Tuấn

7701261200A

Phụ trách phần đặt vấn đề và kết
luận.


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngay sau khi dành được độc lập thống nhất đất nước, Việt Nam đã bắt tay vào công
cuộc xây dựng sự nghiệp chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên cả nước. Trong thập kỷ hịa bình
đầu tiên (1976-1986), đất nước đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên,

kinh tế nước ta vẫn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp-nông thôn nhỏ lẻ, manh mún, vận
hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Cũng trong giai đoạn khó khăn ấy, thực tiễn đã
diễn ra hai cuộc thử nghiệm quan trọng là áp dụng chế độ khốn sản phẩm trong nơng
nghiệp và chế độ “kế hoạch 3 phần” ở các xí nghiệp quốc doanh đã từng bước xóa bỏ các
rào cản mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển.
Tình hình thế giới khi đó có rất nhiều biến động, ở Trung Quốc từ năm 1978 họ đã
tiến hành công cuộc cải cách kinh tế theo hướng thị trường mở cửa và đã thu được những
tiếng vang nhất định. Tại các nước XHCN ở Đông Âu và Liên xơ thì đang chứng kiến
những cuộc khủng hoảng chính trị - kinh tế trầm trọng đe dọa sự tồn tại nhà nước XHCN.
Nhận thức rõ về tình hình thế giới cộng với những yêu cầu cấp bách đặt ra trong
nước, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đã tuyên bố tiến hành công cuộc đổi
mới. Trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường- mở cửa theo định hướng
XHCN. Đây thực sự là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam.
Sau này khi nhìn lại khơng khó để khẳng định đó là sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt
của Đảng ta đã đặt Việt Nam vào quỹ đạo phát triển mới về chất, phù hợp với xu thế thời
đại và với ý nguyện của nhân dân.
Năm 2016, khi đất nước ta đang kỷ niệm 30 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới lần thứ
I, nhóm em đã quyết định chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể trong quyết
định thực hiện công cuộc đổi mới tại Việt Nam năm 1986” để cùng nhìn lại bối cảnh và
tình hình cụ thể của đất nước trong quãng thời gian đó đã đưa đến việc Đảng Cộng Sản
Việt Nam quyết định thực hiện công cuộc Đổi mới. Bài học từ lịch sử sẽ là những kinh
nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng phát triển nhà nước XHCN trong giai đoạn
mới ngày nay.
5


B. NỘI DUNG
1. Nguyên tắc lịch sử cụ thể
1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử cụ thể là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ

biến, nội dung nguyên lý về sự phát triển và nội dung nguyên lý về tính thống nhất thế
giới vật chất. Điều đó là do mỗi sự vật (hiện tượng hay quá trình) vừa được tạo thành từ
những yếu tố, bộ phận khác nhau; có mn vàn sự tương tác (liên hệ, quan hệ) với nhau
và với các sự vật (hiện tượng hay quá trình) khác; vừa nằm trong tiến trình phát sinh, phát
triển và tiêu vong của chính mình. Vì thế ba nguyên lý này được coi là cơ sở lý luận để
xây dựng lên nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Theo nghĩa hẹp thì nguyên tắc lịch sử cụ thể chính là sự tổng hợp của ba nguyên tắc
cơ bản: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, và nguyên tắc phát triển. Trong đó.
ngun tắc khách quan địi hỏi ta phải xem xét sự vật hiện tượng trong sự tồn tại khách
quan của nó, vốn khơng chịu phụ thuộc vào con người; nguyên tắc toàn diện chủ yếu đặt
sự vật trong trật tự không gian và xem xét sự vật trong trật tự không gian. Nguyên tắc
phát triển chủ yếu xem xét sự vật trong trật tự thời gian gồm quá khứ, hiện tại và tương
lai.
Trong nguyên tắc lịch sử cụ thể, tính lịch sử có thể được hiểu theo nghĩa là mọi sự vật
đều được sinh ra, tồn tại, biến đổi và mất đi. Tính cụ thể của nguyên tắc lịch sử cụ thể
được thể hiện ở chỗ mỗi sự vật bản thân nó đều tồn tại trong những điều kiện hồn cảnh,
khơng gian cụ thể. Chúng ta cũng cần phân biệt là những sự vật tồn tại trong tư duy thì
khơng có tính cụ thể, ngược lại nó mang tính trừu tượng. Chỉ có những sự vật tồn tại
trong thế giới vật chất mới là những sự vật cụ thể. Ở đây ta chỉ tập trung vào tính cụ thể
và tính lịch sử của sự vật tồn tại trong hiện thực với những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ
không gian và thời gian xác định.

6


1.2 Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
-

Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại
và phát triển cụ thể của những sự vật (hiện tượng hay quá trình) cụ thể trong những điều

kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể. Nghĩa là:
+ Phải biết được sự vật đã ra đời và tồn tại như thế nào, trong những điều kiện,
hoàn cảnh nào, bị chi phối bởi những quy luật nào. Đây chính là việc ta tìm hiểu về cái
q khứ của nó. Nhưng q khứ cũng có cái cụ thể của quá khứ. Nghĩa là bản thân sự vật
trong quá khứ cũng tồn tại trong mối quan hệ với với những sự vật khác quanh nó. Điều
đó địi hỏi ta cũng phải tìm hiểu thêm về mối quan hệ ấy khi muốn biết về quá khứ của sự
vật nào đó.
+ Hiện giờ sự vật hiện đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh
ra sao, do những quy luật nào chi phối. Đây chính là việc ta phải tìm hiểu cái hiện tại của
sự vật, hiện tượng.
+ Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật sẽ tồn tại như thế nào (trên những nét
cơ bản), trong điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào trong tương lai. Đây là điều cực kỳ quan
trọng, khi đã biết về quá khứ và hiện tại của sự vật rồi, ta phải phác họa được những
đường nét của chúng trong tương lai hay dự đốn được nó sẽ như thế nào. Để từ đó ta mới
có thể đưa ra những đối sách thích hợp trong quá trình vận dụng vào thực tiễn.

-

Trong hoạt động thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải xây dựng được những đối sách cụ
thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể đang tồn tại trong những điều kiện, hồn cảnh, quan
hệ cụ thể mà khơng nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung nào cho bất cứ sự vật
nào, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào. Như vậy sẽ khơng có một đối sách
chung được áp dụng ở mỗi chỗ mọi nơi, mà phải tùy thuộc vào những sự vật cụ thể trong
hoàn cảnh cụ thể ta mới có những đối sách phù hợp.
Chẳng hạn như đối với việc hoạch định chính sách, ta khơng thể bê y nguyên chính
sách của nước này mà áp dụng một cách máy móc cho nước khác với những điều kiện
hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Ta buộc phải xem xét cân nhắc, điều chỉnh dựa trên những
7



điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước sở tại. Việt Nam ta trước đây đã từng có thời gian
khơng làm theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể (hay bất trung nguyên tắc) khi đã áp dụng
nguyên xi một số chính sách kinh tế - xã hội của Liên Xô hay của Trung Quốc và đã dẫn
tới hậu quả là các sai lầm trong điều hành, lạm phát phi mã, nhân dân suy giảm niềm tin
vào Đảng và Nhà nước. Ngày nay, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng đang quán
triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc lịch sử cụ thể này vào thực tiễn cách mạng nước ta
để xây dựng cho mình một con đường riêng đi lên CNXH. Đảng ta đã chọn việc xây dựng
kế hoạch phát triển đất nước dựa trên điều kiện, tình hình cụ thể nước ta đi lên CNXH
khác với Trung Quốc đã chọn mục tiêu xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc.
-

Nói về việc vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể thì V.I.Lênin đã cơ đọng điều này trong
nhận định là: “Xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: Một hiện tượng nhất định đã
xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển
chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở
thành như thế nào”.
Điều này có nghĩa là theo nghĩa rộng nguyên tắc lịch sử -cụ thể đỏi hỏi phải phân tích
sự vật cụ thể trong những tình hình cụ thể để thấy được:
+ Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào, thể hiện qua
những độ nào, đang (đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất,
lượng mới nào.
+ Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào, những mâu thuẫn
đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trị như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự
vật.
+ Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào, cái cũ nào
đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cái mới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện.
+ Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái
riêng hay cái đơn nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù / cái phổ biến; chúng quy định
nhau, chuyển hóa lẫn nhau như thế nào.
8



+ Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện
tượng nào chỉ là giả tượng, hiện tượng nào là điển hình.
+ Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thơng qua những hình thức
nào; hình thức nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào khơng phù hợp với nội
dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi.
+ Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy sinh ra
những khả năng nào; mỗi khả năng đó, trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu
hiện thực hóa ra sao.
-

Bên cạnh đó, ngun tắc lịch sử cụ thể địi hỏi chúng ta phải bao quát được những sự kiện
xảy ra trong nghiên cứu khoa học hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân
loại. Tuy nhiên, nó không cho phép chúng ta kết hợp các sự kiện khoa học như những cái
ngẫu nhiên thuần túy của tự nhiên hay mô tả các biến cố lịch sử như những cái vụn vặt
đơn lẻ của xã hội; mà nó địi hỏi chúng ta phải tái hiện chúng, mơ tả chúng trên cơ sở
vạch ra được cái tất yếu lôgich, cái chung (quy luật, bản chất) của chúng, chỉ ra được
những trật tự nhân quả quy định chúng. Chẳng hạn như một luận điểm nào đó là luận
điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều
kiện khác. Thường thường trong các định luật của hố học bao giờ cũng có hai điều kiện:
nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ khơng cịn
đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng
xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó chứ khơng thể tách riêng rẽ
chúng. Do đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh khoa học về thế giới, để qua
đó chúng ta nhận thức được tính mn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong

-

sự thống nhất.

Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc lịch sử cụ thể sẽ giúp chủ thể khắc phục được
quan điểm (tư duy) siêu hình trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.

9


2. Quyết định thực hiện công cuộc đổi mới lần thứ I của Đảng Cộng Sản và Nhà
nước Việt Nam năm 1986 dưới góc nhìn của ngun tắc lịch sử cụ thể.
2 Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nước ta giai đoạn những năm trước năm 1986.
Ngay sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước, đi theo các nước XHCN
khác, Việt Nam đã thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo mô hình
XHCN trên phạm vi cả nước. Theo đó, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản
xuất cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung đóng vai trị là yếu tố chủ đạo của mơ hình
phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế trước đổi mới giai đoạn trước năm 1986, nền kinh tế nước ta vẫn
mang đậm bản sắc của nền kinh tế nông nghiệp- nông dân, lại bị chiến tranh tàn phá nặng
nề, mơ hình phát triển gắn với cơ chế kế hoạch hóa tập trung có những khiếm khuyết lớn
trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Sau nhiều
năm vận động trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tuy đất nước có đạt được những thành
tựu to lớn, song nhiều vấn đề mấu chốt và thiết yếu nhất của cuộc sống nhân dân vẫn chưa
được giải quyết đầy đủ ; đất nước chưa có những thay đổi sâu sắc và triệt để trong phương
thức phát triển ; tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng ; lạm phát
phi mã; nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và các nguồn
lực chưa được khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chí bị xói mịn.
Ở trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, một cách tổng quát thì nền kinh tế Việt Nam
đã vận động thiếu năng động và kém hiệu quả. Những mất cân đối và nguy cơ bất ổn định
tiềm tàng trong đời sống kinh tế - xã hội bị tích nén lại sau nhiều năm. Tình trạng thiếu
hụt kinh niên các mặt hàng thiết yếu đã làm gia tăng các căng thẳng trong đời sống xã hội.
Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước
giảm sút. Thực tế đến cuối những năm 70, đất nước đã thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng

kinh tế - xã hội. Vấn đề cấp bách đặt ra cho Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lúc
này là tìm kiếm cách thức phát triển mới có khả năng đáp ứng được các mục tiêu trong sự
10


nghiệp xây dựng XHCN, trong đó quan trọng nhất là phải tháo gỡ các ràng buộc về cơ
chế và thể chế để giải phóng các nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.
Đặc biệt là ngay trong giai đoạn khủng hoảng, trong nền kinh tế Việt Nam, dưới áp
lực của thực tiễn, đã diễn ra hai cuộc thử nghiệm quan trọng: áp dụng chế độ khoán sản
phẩm đến hộ gia đình nơng dân trong HTX nơng nghiệp và triển khai chế độ "kế hoạch 3
phần" ở các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Về nguyên tắc, cả hai cuộc thử nghiệm
này đều diễn ra theo một xu hướng chung : nới lỏng các ràng buộc của cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, mở rộng hơn phạm vi hoạt động của các quan hệ thị trường, trao nhiều
quyền chủ động kinh doanh hơn cho các chủ thể kinh tế và người lao động. Phong trào
lan rộng ra khắp nền kinh tế và đã nhanh chóng đưa lại những thành tựu nổi bật, trước hết
là trên mặt trận nông nghiệp.
Tuy nhiên, kết quả của xu hướng cải cách này còn bị hạn chế do việc thực hiện những
cải cách theo hướng thị trường mới mang tính cục bộ và chỉ dừng lại ở cấp vi mô. Đảng
Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này vẫn cố gắng duy trì cơ chế kế hoạch
hóa tập trung ở tầm vĩ mơ. Vì vậy, những cuộc thử nghiệm này tuy đưa đến những thành
tựu nổi bật trong nông nghiệp nhưng vẫn không ngăn cản được cuộc khủng hoảng ngày
càng trở nên trầm trọng. Tình hình đó đã khiến cho đổi mới trở thành một nhu cầu hết sức
bức bách, là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.
Trong giai đoạn trước khi Việt Nam chính thức quyết định tiến hành cơng cuộc đổi
mới, trên thế giới đã diễn ra nhiều biến đổi quan trọng. Đó chính là :
Cơng cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc theo hướng thị trường - mở cửa bắt đầu
diễn ra từ năm 1978. Tiếng vang của những thành tựu cải cách nổi bật mà Trung Quốc thu
được đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam quan tâm do hai nước có những sự tương
đồng nhiều mặt về các điều kiện kinh tế - xã hội. Mặc dù trong giai đoạn đó, quan hệ giữa
hai nước vẫn cịn căng thẳng và chưa tiến hành bình thường hóa quan hệ.


11


Khối các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cuối những năm 70 đã lâm vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, thể chế XHCN ở các nước này bắt đầu bị chao đảo.
Mặc dù đã có những cải tổ mạnh mẽ nhưng đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đã dẫn tới
sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu vào những năm 90. Sự sụp đổ
đó là bằng chứng về sự thất bại của con đường cải tổ theo kiểu "phủ định sạch trơn", sử
dụng "liệu pháp sốc", giải quyết không đúng với mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
trong quá trình cải tổ. Cái giá phải trả là rất đắt. Đó là kinh nghiệm xương máu với Việt
Nam trong quá trình thực hiện cơng cuộc đổi mới ở giai đoạn này.
Bên cạnh đó là thành cơng của các nước "cơng nghiệp mới" ở Đông Á đưa ra những
gợi ý về cách thức và các giải pháp phát triển đối với những nước vốn xuất phát từ những
nước nông nghiệp và có quan hệ xã hội theo kiểu những giá trị văn hóa phương Đơng. Đó
là những thành cơng của các chiến lược phát triển: phát huy mạnh nội lực, thị trường - mở
cửa, hướng vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
3 Sự vận dụng nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong quyết định thực hiện công cuộc đổi mới
lần thứ I của nước ta năm 1986.
Nguyên tắc lịch sử cụ thể đòi hỏi mỗi quốc gia khi ban hành các chính sách cần phải
dựa trên cơ sở phân tích tình hình, điều kiện, hồn cảnh cụ thể ở trong và ngồi nước. Tại
Đại hội Đảng Cơng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã nhận
thức được những yêu cầu gay gắt từ tình hình trong nước là phải tạo ra một bước ngoặt
trong tiến trình phát triển đất nước, cũng như nắm bắt được những xu hướng thời đại đang
diễn ra trên thế giới. Và cũng tại đại hội này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tuyên bố
tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện và triệt để. Chương trình phát triển đất nước được
thơng qua tại Đại hội có nội dung đặc biệt quan trọng là chuyển nền kinh tế sang cơ chế
thị trường - mở cửa theo định hướng XHCN.
Trước hết, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật", Đại hội VI đã kiểm điểm và đánh giá theo tinh thần phê phán những sai lầm chủ

quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động nóng vội, chủ quan, không tôn trọng và hành
12


động theo quy luật khách quan. Đại hội đã rút ra bốn bài học lớn, trong đó có một bài học
đó là "Đảng phải ln ln xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật
khách quan". Những bài học trên là cơ sở quyết định để từ bỏ lối tư duy sáo mòn, kinh
viện; tập trung trí tuệ của tồn Đảng vào việc tìm kiếm và lựa chọn một tư duy mới, một
chiến lược phát triển mới, có khả năng đáp ứng tốt nhất địi hỏi của nhân dân.
Vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng đã ý
thức rõ ràng, cần xác định cho đúng điểm xuất phát, đặc điểm, điều kiện và nhất là hiện
trạng của đất nước để từ đó đề ra các bước đi cụ thể cho tất cả các lĩnh vực trong đời sống
kinh tế - xã hội. Vấn đề giải phóng mọi lực lượng sản xuất, khai thác mọi năng lực tiềm
ẩn của đất nước và của nhân dân được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Do vậy,
chúng ta đã phải nhanh chóng và bằng mọi cách xóa bỏ những gì đang cản trở, đang kìm
hãm sự phát triển. Chỉ có hiệu quả của sản xuất kinh doanh, sự ổn định xã hội và khả
năng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được coi là tiêu chuẩn
để đánh giá tính chất đúng đắn nhất đường lối đổi mới đất nước của Đảng ta.
Kinh nghiệm cải cách của các nước cũng là những gợi mở cho đổi mới ở Việt Nam,
tuy nhiên Đảng và Nhà nước ta đã không lựa chọn rập khuôn theo một mơ hình nào mà đã
vận dụng linh hoạt sáng tạo nó vào thực tiễn của Việt Nam. Giai đoạn tiền đổi mới trong
nước đã chứng kiến những cuộc thử nghiệm như chế độ khốn trong nơng nghiệp, chế độ
"kế hoạch 3 phần" ở các xí nghiệp quốc doanh…nó từng bước nới lỏng các ràng buộc của
cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Điều này đã tạo cho q trình đổi mới ở Việt Nam diễn ra
với những nét đặc thù riêng khác với công cuộc cải cách và chuyển đổi từ kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia khác. Thực tiễn đổi mới ở
Việt Nam đã diễn ra từ hai chiều: “từ dưới lên” tức là từ thực tiễn thử nghiệm ở hợp tác
xã, doanh nghiệp và “từ trên xuống” tức là các quyết định của Đảng và Nhà nước. Tại Đại
hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 này các quyết sách đưa ra đã biết kết
hợp đòi hỏi từ thực tiễn sản xuất với những biện pháp giúp điều chỉnh chính sách ở tầm vĩ

mơ. Do đó, đổi mới đã dẫn đến thành cơng.
13


C. KẾT LUẬN
Ba mươi năm sau nhìn lại quá trình đổi mới khởi nguồn từ Đại hội Đảng Cộng Sản
Việt Nam lần thứ VI từ năm 1986, khó có thể nói cơng cuộc đổi mới từ ngày ấy cho đến
nay đã diễn ra một cách thật sự trơn tru và trọn vẹn. Song tinh thần của đổi mới cùng với
tính nhất quán trong quá trình phát triển là điều những đã được khẳng định. Chính việc
đặt nền kinh tế vào một quỹ đạo phát triển mới – quỹ đạo kinh tế thị trường , mở cửa theo
định hướng XHCN đã tạo nên các thành tích phát triển đáng kể trên mọi mặt của đời sống
kinh tế xã hội. Ngày nay, Việt Nam đã thốt ra khỏi các nhóm nước nghèo với tốc độ tăng
trưởng trong thập kỷ vừa qua luôn đứng trong nhóm các nước cao nhất thế giới. Đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện, GDP bình quân đầu người năm 2016 đã đạt 2.200
USD/năm. Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hiệp Quốc,
ASEAN, WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Thực tiễn đã khẳng định quyết định thực hiện đổi mới Đảng và Nhà nước Việt Nam
năm đó là hồn tồn đúng đắn. Nhìn lại những điều kiện và hồn cảnh của nước ta trước
giai đoạn đó để thấy rằng, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã biết vận dụng và làm
đúng theo những quy luật khách quan. Đặc biệt là áp dụng nguyên tắc lịch sử - cụ thể một
cách sáng tạo và hiệu quả vào giải quyết những yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn sản xuất trong
nước mà không chọn áp dụng y nguyên một mơ hình chuẩn nào của các nước trên thế giới
đã đưa nước ta đến thành quả to lớn có được như ngày hôm nay.
Thế giới ngày nay luôn vận động và biến đổi không ngừng. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ IV được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất hiện nay. Trong nước các tồn tại, yếu kém trong nền kinh tế như năng suất lao
động thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao, doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả…vẫn
tồn tại dai dẳng và chưa được giải quyết triệt để. Điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam
ngày nay đã rất khác với giai đoạn 1986, tuy nhiên bài học về sự vận dụng đúng các quy
luật khách quan trong đổi mới lần I sẽ là một kinh nghiệm mới đủ để khẳng định rằng tiếp

tục đẩy mạnh đổi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng cho tương lai của Việt Nam.
14


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “Triết học”- TS. Bùi Văn Mưa (Chủ biên), TS.Trần Nguyên Ký- TS.

Bùi Bá Linh- TS. Bùi Xuân Thanh, 2014.
2. “Công cuộc đổi mới – những thành tựu và bài học kinh nghiệm”GS.VS Nguyễn

Duy Quý, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 12/10/2016.
3. “Đổi mới: Sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam” Tác
giả Trần Đức Lương, Nguyên chủ tịch nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa
Việt Nam, Tạp chí cộng sản số 07.
4. “Sáng tạo và kiên trì Chủ nghĩa Mác – Lê Nin – Cội nguồn những thành quả của
công cuộc đổi mới ở Việt Nam” GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Viện trưởng Viện Triết
học, Tạp chí cộng sản số 07.
5. “Văn kiện Đảng tồn tập”, Tập 47, NXB Chính trị Quốc gia, H. 2006.

15



×