Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong việc phân tích hoạch định chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.34 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


 

 


 

 

 
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH
GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG VIỆC PHÂN TÍCH
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 

 

 

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Thực hiện: Nhóm 7
1. Lê Hải Dương
2. Đàm Thị Bích Hằng
3. Phạm Văn Hiệu

(Nhóm trưởng)

4. Nguyễn Kim Phụng

 
TP.Hồ Chí Minh, Tháng 01 Năm 2017


BIÊN LÀM LÀM VIỆC NHÓM
STT
1
2

Tên thành viên
Lê Hải Dương

-


Đàm Thị Bích Hằng

-

3

Phạm Văn Hiệu

4

Nguyễn Kim Phụng

-

Nội dung làm việc
Viết phần nội dung tổng quát, mở đầu và
phần kết luận
Viết phần Phân tích đề tài dưới giác độ triết
học
Tổng hợp
Nhóm trưởng
Lên ý tưởng, tìm đề tài.
Viết phần Trình bày vấn đề nghiên cứu, thực
trạng của vấn đề hiện nay.
Viết phần Nội dung triết học
Tổng hợp


MỤC LỤC

Lời mở đầu ......................................................................................................................1
 
I.
  Giới thiệu tổng quát về đề tài. ...................................................................................2
 
II.
  Nội dung chính của đề tài ..........................................................................................2
 
1.
  Nội dung triết học: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của phép
biện chứng duy vật.
 ....................................................................................................
 2
 
2.
  Vận dụng nội dung triết học vào việc hoạch định chính sách tiền tệ.
 ...................
 4
 
2.1 Trình bày vấn đề. ................................................................................................4
2.2 Phân tích vấn đề dưới giác độ triết học. .............................................................7
2.3 Giải quyết mâu thuẫn..........................................................................................8
3.
  Sử dụng tư duy triết học để giải quyết vấn đề.
 .....................................................
 8
 
III.
 Kết luận......................................................................................................................9
 



Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, lĩnh vực kinh tế học được chia thành hai bộ môn nhỏ hơn là
kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô – hai trụ cột vững chắc của bộ môn kinh tế học. Cụ thể
hơn, trong bộ môn kinh tế vĩ mô thì chính sách kinh tế vĩ mô, một công cụ cực kỳ quan
trọng để các nhà hoạch định chính sách “lèo lái con thuyền kinh tế” của một đất nước về
đúng mục tiêu mong muốn, bao gồm bốn loại chính sách là chính sách tài khóa, chính
sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sách thu nhập.
Trong phạm vi các chính sách tiền tệ, các nhà hoạch định chính sách luôn trăn trở
để tìm ra chính sách có thể thực hiện được cả hai mục tiêu: ổn định trước biến động của
chu kỳ kinh tế trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn. Trải qua rất nhiều giai đoạn,
chính sách tài khóa nói chung cũng như chính sách tiền tệ nói riêng đã phát triển không
ngừng để có thể thực hiện tốt hai mục tiêu trên. Và dĩ nhiên, mọi sự vận động, phát triển
của một sự vật hiện tượng trong thế giới điều ít nhiều chịu tác động của một nhân tố, đó
là mâu thuẫn biện chứng.
Qua bài tiểu luận này, nhóm viết tiểu luận mong muốn làm rõ sự mâu thuẫn, đấu
tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong việc lựa chọn chính sách tiền tệ để ổn
định nền kinh tế trong ngắn hạn cũng như tăng trưởng trong dài hạn. Nhóm viết tiểu luận
xin chân thành cảm ơn Thầy Bùi Văn Mưa vì đã tạo nguồn động lực và những kiến thức
nền tảng để thực hiện bài viết này.


 

1


I.


Giới thiệu tổng quát về đề tài.
TS. Bùi Văn Mưa vẫn thường hay nói với các học trò của mình: “Một vị cảnh sát

giỏi nhìn thế giới sẽ thấy đầy tội phạm, một vị bác sĩ giỏi nhìn thế giới sẽ thấy đầy bệnh
nhân, còn một nhà triết gia giỏi nhìn thế giới sẽ thấy đầy mâu thuẫn”. Thật vậy, mâu
thuẫn biện chứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì nó là nguồn gốc của mọi sự
vận động, phát triển xảy ra trong thế giới. Và dĩ nhiên, trong lĩnh vực kinh tế học cũng
không tồn tại ngoại lệ.
Trong khoảng thời gian từ những năm 70 của thế kỷ trước cho đến những năm đầu
của thế kỷ 21, những nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã xảy ra mâu thuẫn trong quá
trình hoạch định chính sách, điều này nảy sinh nhiều cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề:
chính sách tiền tệ nên được thực hiện theo quy tắc hay tùy nghi? Hiện tại, có rất nhiều
luồng suy nghĩ trong việc giải quyết vấn đề trên và đồng thời thông qua đó cũng đã có rất
nhiều “cái mới” và thậm chí “cái quái” được sinh ra.
Vì lẽ đó, để trả lời cho câu hỏi này một cách khoa học, chúng tôi sẽ áp dụng tư
tưởng triết học Mác, cụ thể hơn là sử dụng phép biện chứng duy vật để mổ xẻ, phân tích
vấn đề và cuối cùng là đưa ra hướng giải quyết nó. Hướng giải quyết này dĩ nhiên chưa
phải là “chân lý” nhưng mục tiêu của chúng tôi là cố gắng lý giải theo chiều hướng
“nghe có lý” nhất. Trước khi tiến hành phân tích và giải quyết câu hỏi lớn ở trên, chúng
tôi xin được phép sơ lược lại những lý thuyết quan trọng sẽ sử dụng trong bài viết.
II.

Nội dung chính của đề tài.
1. Nội dung triết học: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của
phép biện chứng duy vật.
1.1 Mặt đối lập; thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập.
Mặt đối lập: Sự vật là một tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau và với

môi trường. Sự tương tác này làm cho các yếu tố tạo nên bản thân sự vật có một sự biến
đổi nhất định, trong đó có vài yếu tố (biến đổi) trái ngược nhau. Những yếu tố trái ngược

nhau (bên cạnh những yếu tố khác hay giống nhau) tạo nên cơ sở của các mặt đối lập
trong sự vật. Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.

 

2


Thống nhất của các mặt đối lập: Các mặt đối lập khẳng định nhau, nương tựa vào
nhau, thâm nhập lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau (mặt đối lập này lấy mặt đối lập
kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mình); các mặt đối lập đồng nhất nhau, tức
trong chúng chứa những yếu tố giống nhau cho phép chúng đồng tồn tại trong sự vật; các
mặt đối lập tác động ngang nhau, tức sự thay đổi trong mặt đối lập này tất yếu sẽ kéo
theo sự thay đổi trong mặt đối lập kia và ngược lại.
Đấu tranh của các mặt đối lập: Dù tồn tại trong sự thống nhất, song các mặt đối lập
luôn đấu tranh với nhau, tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ
hay loại bỏ lẫn nhau. Hình thức và mức độ đấu tranh của các mặt đối lập rất đa dạng,
trong đó thủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đấu tranh đặc biệt của các mặt đối lập.
Chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn biện chứng): Sự thống nhất
của các mặt đối lập mang tính tương đối gắn liền với sự ổn định của sự vật; Sự đấu tranh
của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối gắn liền với sự vận động, thay đổi của bản thân
sự vật. Mâu thuẫn biện chứng phát triển tương ứng với quá trình thống nhất các mặt đối
lập chuyển từ mức độ trừu tượng sang cụ thể; còn sự đấu tranh các mặt đối lập chuyển từ
mức bình lặng sang quyết liệt. Điều này làm xuất hiện các khả năng chuyển hóa của các
mặt đối lập. Khi điều kiện khách quan hội đủ, một trong các khả năng đó sẽ biến thành
hiện thực, các mặt đối lập tự thực hiện quá trình chuyển hóa. Mâu thuẫn biện chứng
được giải quyết khi các mặt đối lập tự phủ định chính mình để biến thành cái khác. Có
hai phương thức chuyển hóa: một là, mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia ở
một trình độ mới; hai là, cả hai mặt đối lập cùng chuyển hóa thành những cái thứ ba nào
đó mà quy luật khách quan và điều kiện, tình hình cho phép.

1.2 Tóm tắt nội dung quy luật.
Mọi sự vật (hiện tượng, quá trình) trong thế giới đều có liên hệ lẫn nhau và luôn vận
động, phát triển; Vận động, phát triển do các mâu thuẫn gây ra; Các mâu thuẫn biện
chứng khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận động, phát triển của sự
vật;
Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua ba giai đoạn: Sinh thành (sự xuất hiện của
các mặt đối lập) – Hiện hữu (sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập) – Giải
quyết (sự chuyển hóa của các mặt đối lập);

 

3


Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời với những
mâu thuẫn biện chứng mới hay thay đổi vai trò tác động của các mâu thuẫn biện chứng
cũ;
Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển xảy ra trong thế
giới vật chất. Vận động, phát triển mang tính tự thân.
2. Vận dụng nội dung triết học vào việc hoạch định chính sách tiền tệ.
2.1 Trình bày vấn đề.
Như chúng ta đã biết, dòng tiền Quốc gia được hoạch định bởi một tổ chức đó là
Ngân hàng trung ương (hoặc một cơ quan đồng cấp có nhiệm vụ tương đương, tùy vào
mỗi Quốc gia). Ngân hàng trung ương sẽ họp định kỳ để đánh giá tình hình kinh tế. Căn
cứ vào những đánh giá và dự báo về những điều kiện kinh tế tương lai này, Ngân hàng
trung ương sẽ quyết định hoặc là tăng, giảm hay duy trì lãi suất và mức này sẽ duy trì
không đổi thường là đến cuộc họp tiếp theo.
Một vấn đề được đặt ra là: Ngân hàng trung ương toàn quyền về sự tùy nghi hay
thay vào là cam kết đi theo quy tắc về việc hình thành chính sách tiền tệ?
• Quan điểm Chính sách tiền tệ nên được thực hiện theo quy tắc.

Quan điểm này cho rằng việc quản lý chính sách tiền tệ theo cách thức tùy nghi nảy
sinh hai vấn đề. Thứ nhất là không kiểm soát được sự lạm dụng quyền lực của Ngân
hàng trung ương.
Lấy một ví dụ về sự lạm dụng quyền lực, các nhà điều hành ngân hàng trung ương
đôi lúc bị cám dỗ trong việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm tác động đến kết quả bầu
cử. Giả sử rằng số phiếu bầu cho Tổng thống đương nhiệm phụ thuộc vào các điều kiện
kinh tế vào lúc mà ông ta hay bà ta chuẩn bị cho tái bầu cử. Một vị thống đốc Ngân hàng
trung ương có quan hệ với tổng thống đương nghiệm có thể bị cám dỗ để theo đuổi chính
sách tiền tệ mở rộng ngay trước cuộc bầu cử nhằm thúc đẩy sản xuất, việc làm và biết
rằng lạm phát kéo theo sẽ không xảy ra cho đến khi bầu cử diễn ra. Do vậy, đối với bối
cảnh mà các nhà điều hành Ngân hàng trung ương tự mình liên minh với các chính trị gia,
chính sách tùy nghi có thể dẫn đến những biến động kinh tế mà chúng phản ánh thông


 

4


qua lịch trình bầu cử. Các nhà kinh tế gọi những biến động như vậy là chu kỳ kinh tế
chính trị.
Thứ hai, vấn đề có tính phức tạp hơn với chính sách tiền tệ tùy nghi là nó có thể dẫn
đến tình trạng lạm phát nhiều hơn mong đợi. Do biết rằng không có sự đánh đổi trong dài
hạn giữa lạm phát và thất nghiệp, những người điều hành Ngân hàng trung ương thường
thông báo rằng mục tiêu của của họ là lạm phát zero. Tuy nhiên, họ ít khi đạt được sự
bình ổn giá cả. Tại sao? Những nhà hoạch định chính sách thường bị cám dỗ để từ bỏ
tuyên bố của mình về việc ổn định giá cả để đạt được tình trạng thất nghiệp thấp hơn. Sự
tương phản giữa các lời tuyên bố (những gì mà các nhà chính sách nói là họ sắp sửa thực
hiện) và hành động (những gì mà họ thực tế thực hiện sau đó) được gọi là sự không nhất
quán của chính sách theo thời gian. Vì các nhà chính sách thường xuyên không nhất

quán theo thời gian, người dân nghi ngờ khi các nhà điều hành Ngân hàng trung ương
tuyên bố ý định giảm tỷ lệ lạm phát của họ. Do vậy người dân luôn kỳ vọng lạm phát cao
hơn những gì các nhà hoạch định chính sách cam kết là họ cố gắng đạt được. Đến lượt
nó, kỳ vọng lạm phát cao hơn dịch chuyển đường Philips ngắn hạn lên trên, làm cho sự
đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp ít thuận lợi hơn so với kết cục là có thể
đạt được.
Một cách để ngăn chặn hai vấn đề này đối với chính sách tùy nghi là yêu cầu Ngân
hàng trung ương phải theo đuổi một quy tắc chính sách. Ví dụ, giả sử quốc hội đã thông
qua một đạo luật yêu cầu Ngân hàng trung ương gia tăng cung tiền chính xác là 5% mỗi
năm. (Tại sao là 5%? Bởi vì GDP thực tăng trưởng là 5% mỗi năm, và bởi vì cầu tiền
tăng trưởng cùng với GDP thực, tăng trưởng 5% của cung tiền xấp xỉ bằng với tỷ lệ cần
thiết để tạo ra sự ổn định giá cả trong dài hạn). Một đạo luật như thế sẽ ngăn chặn được
sự lạm dụng quyền lực của Ngân hàng trung ương, và nó sẽ làm cho chu kỳ kinh tế chính
trị không còn khả thi. Ngoài ra, chính sách có thể không còn tính không nhất quán theo
thời gian. Người dân bây giờ sẽ tin vào tuyên bố của Ngân hàng trung ương về lạm phát
thấp bởi vì về mặt luật pháp Ngân hàng trung ương sẽ bị yêu cầu theo đuổi một chính
sách tiền tệ lạm phát thấp. Với lạm phát kỳ vọng thấp, nền kinh tế sẽ đối mặt một cách
thuận lợi hơn với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
• Quan điểm Chính sách tiền tệ không nên được thực hiện theo quy tắc.

 

5


Quan điểm này cho rằng chính sách tiền tệ tùy nghi có những hạn chế của nó,
nhưng loại chính sách này cũng có những thuận lợi đáng kể: đó là tính linh hoạt. Ngân
hàng trung ương phải đối mặt với nhiều hiện tượng khác nhau, không phải tất cả trong số
đó đều có thể nhìn thấy trước được. Trong thập niên 1970, giá dầu tăng vọt trên toàn thế
giới. Tháng 10 năm 1987, thị trường chứng khoán giảm điểm 22% chỉ trong một ngày.

Ngân hàng trung ương phải giải quyết cách thức làm thế nào để phản ứng lại trước
những cú sốc này của nền kinh tế. Một nhà thiết kế quy tắc chính sách có lẽ không thể
xem xét trước được bản chất và tính cụ thể về sự đáp lại của chính sách một cách đúng
đắn. Cách tốt nhất là nên đề cử những người đáng tin cậy để quản lý chính sách tiền tệ và
sau đó giao cho họ quyền tự do thực hiện theo cách tốt nhất mà họ có thể làm được.
Hơn nữa, những vấn đề được dẫn chứng đi cùng với sự tùy nghi thì vẫn còn mang
tính giả thuyết cao. Chẳng hạn, tầm quan trọng của chu kỳ kinh tế chính trị thực tế vẫn
còn chưa rõ ràng. Trong một số trường hợp, chỉ có điều ngược lại dường như đã xảy ra.
Sau đây là một ví dụ kinh điển mà các trường đại học danh tiếng trên toàn thế giới vẫn
lấy làm bài học. Vào năm 1979 tổng thống Jimmy Carter để cử Paul Volcker trở thành
người đứng đầu FED. Tuy nhiên, tháng Mười năm đó, Volcker đã chuyển sang thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt chống lại tình trạng lạm phát cao mà ông đã thừa hưởng từ
người tiền nhiệm của mình. Kết quả có thể dự báo được từ quyết định này của Volcker là
một sự suy thoái kinh tế, và kết quả có thể tiên đoán cho tình trạng suy thoái kéo theo
này là sự giảm sút danh tiếng của Carter. Thay vì sử dụng chính sách tiền tệ để giúp cho
tổng thống – người đã bổ nhiệm mình, Volcker đã hành động theo suy nghĩ là mang lại
lợi ích cho quốc gia, thậm chí điều này đã giúp cho Ronald Reagan đánh bại Carter trong
cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười năm 1980.
Tầm quan trọng thực tế về tính không nhất quán theo thời gian cũng không rõ ràng.
Mặc dù hầu hết người dân tỏ ra nghi ngờ về những tuyên bố của Ngân hàng trung ương,
các nhà điều hành Ngân hàng trung ương có thể đạt được sự tín nhiệm theo thời gian bởi
việc hỗ trợ lời nói của họ bằng hành động. Điển hình là Ngân hàng trung ương chắc chắn
đã có những thời điểm đạt được và duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp, mặc cho sự cám dỗ
chưa từng có lúc bấy giờ để tận dụng sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Kinh nghiệm này chỉ ra rằng lạm phát thấp không yêu cầu Ngân hàng trung ương phải
cam kết theo đuổi một quy tắc chính sách.

 

6



2.2 Phân tích vấn đề dưới giác độ triết học.
TS. Bùi Văn Mưa cũng thường hay nói với các học trò của mình: “Để phân tích,
giải quyết một vấn đề chúng ta phải cần làm rõ: Nó là gì? Nó từ đâu đến? Nó đến đây
làm gì? Nó đi về đâu?” Theo quan điểm tư duy trên, bước đầu chúng tôi cho rằng vấn đề
được đặt ra nêu trên, bản chất nó là sự mâu thuẫn của hai mặt đối lập trong quá trình
hoạch định chính sách tiền tệ.
a. Sự xuất hiện của mâu thuẫn.
Hai mặt đối lập này một mặt là sự tùy nghi và mặt còn lại là sự tuân thủ nguyên tắc.
Chúng được sinh ra do sự tương tác từ bên trong và bên ngoài. Tương tác bên trong
chính là sự mâu thuẫn nội tại của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ khi đưa ra quyết
định. Còn mâu thuẫn bên ngoài là do sự biến động của chu kỳ kinh tế, chu kỳ chính trị…
mà từ đó tác động đến việc hoạch định chính sách tiền tệ.
b. Sự tồn tại của mâu thuẫn.
Sở dĩ chúng tồn tại dưới hình thức là hai mặt đối lập là vì giữa chúng đồng thời tồn
tại cả sự thống nhất và sự đấu tranh.
• Thống nhất giữa hai mặt đối lập: tùy nghi và nguyên tắc.
Chúng khẳng định nhau, nương tựa vào nhau, thâm nhập lẫn nhau, tồn tại không
tách rời nhau (mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại
của mình). Vì trong việc hoạch định chính sách tiền tệ, nếu như không có định nghĩa về
sự nguyên tắc (ràng buộc lãi suất cố định) thì chúng ta lấy cơ sở gì để có thể định nghĩa
về sự tùy nghi (không ràng buộc lãi suất, để nó linh hoạt nhằm đáp ứng mục tiêu kinh tế
vĩ mô đã đề ra), và ngược lại.
Chúng là các mặt đối lập đồng nhất nhau, tức trong chúng chứa những yếu tố giống
nhau cho phép chúng đồng tồn tại trong sự vật. Vì sự tùy nghi và sự nguyên tắc trong
hoạch định chính sách tiền tệ có điểm tương đồng là chúng có cùng một mục đích: đảm
bảo nền kinh tế ổn định trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn.
Chúng là các mặt đối lập ngang nhau, tức sự thay đổi trong mặt đối lập này tất yếu
sẽ kéo theo sự thay đổi của mặt đối lập kia và ngược lại. Rõ ràng, trong việc hoạch định

chính sách tiền tệ, nếu chính phủ yêu cầu tăng cao sự nguyên tắc thì sự tùy nghi của

 

7


Ngân hàng trung ương sẽ giảm và ngược lại, nếu chính phủ nới lỏng sự ràng buộc, cho
phép Ngân hàng trung ương tùy nghi hơn thì dĩ nhiên tính nguyên tắc sẽ giảm xuống.
• Đầu tranh giữa hai mặt đối lập: tùy nghi và nguyên tắc.
Dù tồn tại trong sự thống nhất, song hai mặt đối lập này luôn đấu tranh với nhau,
tức chúng luôn tác đông qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ hay loại bỏ lẫn nhau.
Quan điểm chính sách tiền tệ theo nguyên tắc một mực phủ định quan điểm tùy nghi vì
họ cho rằng khi Ngân hàng trung ương tùy nghi sẽ nảy sinh vấn đề là sự lạm dụng quyền
lực và sự không nhất quán theo thời gian của chính sách ban hành. Ngược lại, Quan điểm
chính sách tiền tệ tùy nghi thì bác bỏ hai luận điểm trên vì cho rằng hai hệ quả trên hiện
tại chỉ mang tính lý thuyết; hơn thế nữa sự tùy nghi mang lại một ưu điểm vượt trội là
tính linh hoạt.
2.3 Giải quyết mâu thuẫn.
Hai mặt đối lập này được giải quyết thông qua sự chuyển hóa của các mặt đối lập.
Mâu thuẫn trong trường hợp này được giải quyết khi các mặt đối lập tự phủ định chính
mình để biến thành cái khác. Và sự chuyển hóa này cụ thể như thế nào. Chúng tôi xin
được trình bày trong phần tiếp theo.
3. Sử dụng tư duy triết học để giải quyết vấn đề.
Sự chuyển hóa này có hai hình thức, và trong tình huống nghiên cứu này là cả hai
mặt đối lập chuyển hóa thành cái thứ ba: Lạm phát mục tiêu. Như đã nói ở trên, đã có rất
nhiều hướng giải quyết cho vấn đề, tuy nhiên dưới giác độ sử dụng Quy luật thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập, chúng tôi nhìn nhận rằng tại thời điểm hiện tại thì Lạm
phát mục tiêu vẫn là Chính sách tiền tệ phù hợp nhất. Nó phù hợp vì nó là “Cái mới” và
vẫn lưu giữ được “Cái truyền thống”, loại bỏ được “Cái cũ” và nó không phải là “Cái

quái” vì đã được áp dụng thành công tại nhiều nước phát triển.
• Lạm phát mục tiêu là gì?
Vài thập niên qua, nhiều Ngân hàng trung ương trên thế giới áp dụng một chính
sách được gọi là lạm phát mục tiêu. Lúc thì chính sách này thể hiện dưới dạng Ngân
hàng trung ương công bố mục đích của mình liên quan đến tỷ lệ lạm phát trong một vài


 

8


năm tiếp theo. Lúc khác, chính sách này thể hiện dưới dạng một đạo luật quốc gia trong
đó định rõ mục tiêu lạm phát của Ngân hàng trung ương.
Lạm phát mục tiêu không phải là một cam kết theo một quy tắc cứng nhắc. Ở tất cả
các nước theo đuổi lạm phát mục tiêu, các Ngân hàng trung ương được giao phó cho một
quyền hạn khá tùy nghi. Các mục tiêu lạm phát thường được xác định theo một khoảng
biến thiên – ví dụ như tỷ lệ lạm phát từ 1% đến 3% – hơn là một con số cụ thể. Vì vậy,
Ngân hàng trung ương có thể chọn con số nào trong khoảng đó mà họ muốn. Hơn nữa,
các Ngân hàng trung ương đôi lúc cũng được phép cho điều chỉnh mục tiêu của mình
theo lạm phát, ít nhất là có tính tạm thời, nếu trong một số sự kiện xảy ra bất ngờ đẩy
lạm phát ra khỏi mức biến thiên mục tiêu (như là cú sốc giá dầu thế giới chẳng hạn).
Mặc dù việc theo đuổi lạm phát mục tiêu cho phép Ngân hàng trung ương có một
số quyền tùy nghi, nhưng bản thân chính sách lại ràng buộc cách thức mà sự tùy nghi
này được sử dụng như thế nào. Khi một Ngân hàng trung ương được chỉ đạo đơn giản là
“thực hiện đúng nhiệm vụ”, Ngân hàng trung ương thật khó có thể giải trình được bởi vì
dân chúng có thể phàn nàn về việc thực hiện đúng nhiệm vụ đó có ý nghĩa là gì. Trái lại,
khi Ngân hàng trung ương có một mục tiêu lạm phát rõ ràng, công chúng có thể phán xét
dễ dàng hơn liệu rằng Ngân hàng trung ương có đạt được mục tiêu mình đặt ra hay
không. Lạm phát mục tiêu không trói chặt tay chân Ngân hàng trung ương, mà nó tăng

sự minh bạch và tính giải trình của chính sách tiền tệ. Về mặt nào đó, lạm phát mục tiêu
là sự dung hòa trong cuộc tranh luận về quy tắc hay tùy nghi.
Tóm lại, Lạm phát mục tiêu là sự dung hòa giữa sự tùy nghi (tính phi nguyên tắc) và
sự nguyên tắc (tính cứng nhắc), cho phép Ngân hàng trung ương chọn một lãi suất mục
tiêu nằm trong một khoảng cho trước. Vì lẻ đó, vẫn đảm bảo được tính linh hoạt trong
một khuôn khổ cho phép.
III.

Kết luận.
Bài tiểu luận này đã sử dụng giác độ triết học, cụ thể là Quy luật thống nhất và đấu

tranh của các mặt đối lập để rút ra phương hướng phù hợp nhất để giải quyết một vấn đề
trong việc hoạch định chính sách tiền tệ: “Chính sách tiền tệ nên được thực hiện theo
nguyên tắc hay tùy nghi? ”. Trên cơ sở lý thuyết, chúng tôi đánh giá rằng cách thức sử
dụng Lạm phát mục tiêu là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Và trong thực tế, rõ ràng Lạm

 

9


phát mục tiêu đã làm tốt vai trò là “Cái mới” khi hoạch định chính sách tiền tệ, cụ thể là
tại Mỹ: Ben Bernanke, nguyên là một giáo sư kinh tế học và cũng là một người ủng hộ
về lạm phát mục tiêu nổi tiếng, đã trở thành Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
vào năm 2006. Vì vậy, nhiều khả năng FED có thể đã và đang hướng theo lạm phát mục
tiêu.


 


10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa, 2014. Triết học. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
2. TS. Bùi Văn Mưa, 2014. Lịch sử triết học. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh
3. TS. Trần Nguyên Ký – TS. Bùi Bá Linh, 2014. Triết học – Các chuyên đề tham
khảo. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
4. N. Gregory Mankiw, 2014, Principles of Macroeconomics, Harvard University
5. TS. Nguyễn Như Ý, ThS. Trần Thị Bích Dung, 2014, Kinh tế vĩ mô, Đại học kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh



×