HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
TẠI PHƯỜNG LỘC VƯỢNG, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH,
TỈNH NAM ĐỊNH
Người thực hiện
: NGÔ QUỐC HIẾU
Lớp
: K57 - MTB
Khóa
: 57
Chuyên ngành
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: TS.Phan Trung Quý
Địa điểm thực tập
: Bộ môn Hóa - Khoa Môi Trường
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khỏa sát
tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Trung Quý.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
công bố trong công trình luận văn nào trước đây. Những số liệu trong bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các
nguồn khác nhau, đều được ghi rõ nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. Ngoài ra, đề
tài còn sử dụng một số nhận xét đánh giá cũng như số liệu của tác giả, cơ
quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định viết khóa luận hay gian
trá tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Sinh viên
Ngô Quốc Hiếu
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu
trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, khoa Môi trường, bộ môn Hóa Học,
cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những
kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng
đường đại học trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Phan Trung Quý, người
đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi nhiệt tình về
phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K57-MTB, gia đình và
bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian
học tập và rèn luyện tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm cũng như thời gian,
nên quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được ý kiến đóng góp của qusy thầy cô và bạn bè để khóa luận ngày
càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Sinh viên
Ngô Quốc Hiếu
ii
MỤC LỤC
2.Kiến nghị............................................................................................................................................48
Hình 4.1: Vai trò của các tổ chức trong QLMT nước mặt trên địa bàn phường................................48
PHỤ LỤC................................................................................................................................................55
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LVS
: Lưu vực sông
BVMT
: Bảo vệ môi trường
ÔNMT
: Ô nhiễm môi trường
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
NĐ_CP
: Nghị định - Chính Phủ
TN & MT : Tài nguyên và môi trường
TP
: Thành Phố
NN & PTNT: Nông Nghiệp và phát triển nông thôn
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.Kiến nghị............................................................................................................................................48
Hình 4.1: Vai trò của các tổ chức trong QLMT nước mặt trên địa bàn phường................................48
PHỤ LỤC................................................................................................................................................55
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
2.Kiến nghị............................................................................................................................................48
Hình 4.1: Vai trò của các tổ chức trong QLMT nước mặt trên địa bàn phường................................48
PHỤ LỤC................................................................................................................................................55
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta không thể sống nếu
không có nước, vì nó cung cấp cho mọi hoạt động sống cho con người trong
sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, tưới tiêu.... Đất nước ta đang
trong thời kỳ phát triển, công nghiệp hóa thì nước càng trở nên là vấn đề sống
còn không chỉ của riêng quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả các tập thể, mọi
cá nhân, mọi vùng, mọi khu vực trên đất nước. Song song với việc phát triển
đó thì con người ngày càng thải ra nhiều chất thải vào môi trường làm cho
chúng bị suy thoái và ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
và sức khỏe cộng đồng trong đó vấn đề chất lượng nước là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Thành phố Nam Định là một thành phố miền bắc lớn đông dân chỉ sau
Hà Nội và Hải Phòng. Đây là một trong ba khu vực của đồng bằng sông Hồng
trù phú. Không chỉ là thành phố có nền nông nghiệp phát triển mà còn là một
tỉnh có nền công nghiệp tiên tiến với nhiều khu công nghiệp với vốn đầu
tư nước ngoài. Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông
Đào nối từ sông Hồng chảy qua giữa lòng thành phố đến sông Đáy trở thành
điểm nút giao thông quan trọng về đường thủy cũng như đường bộ. Chính vì
là một thành phố công nghiệp, nông nghiệp phát triển kéo theo đời sống sinh
hoạt của người dân đước nâng cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm và suy thoái
môi trường ngày càng tăng cao.
Hiện nay, Nam Định phải đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm môi
trường cần giải quyết. Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề và khu kinh tế
cũng đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều địa
phương, cơ sở sản xuất chưa quan tâm tới vấn đề môi trường, chưa thực hiện
nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như chưa xây
dựng các khu xử lý chất thải, nước thải tập trung…
1
Trên địa bàn thành phố Nam Định với diện tích chỉ chiếm 46.4 km2 có
25 xã, phường, số dân 352.108 người với mật độ 7589 người/km2 việc thu
gom xử lý chất thải vẫn còn nhiều khó khăn. Đáng báo động là đối với môi
trường nước, theo kết quả quan trắc môi trường nước tháng 3/2014, hầu hết
các điểm quan trắc ở các sông lớn đều có hàm lượng oxy hóa các chất hữu cơ
và sinh hóa do vi khuẩn, hàm lượng oxy hóa học và hàm lượng chất rắn có
trong nước đều vượt quy chuẩn cho phép. Phường Lộc Vượng là nơi tập trung
nhiều nước mặt nhất trong khu vực thành phố, hiện nay do sự gia tăng dân số
và sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, đời sống sinh hoạt của nhân dân
tăng cao, cộng thêm ảnh hưởng của các khu công nghiệp và các công trình
đường giao thông được mở rộng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
môi trường nước mặt tại khu vực phường Lộc Vượng.
Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên, và yêu cầu thực tế đánh giá
hiện trạng môi trường nước mặt của tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần
giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt của xã. Vì
thế tôi làm đề tài nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt
tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn phường Lộc
Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm phục vụ cho mục đích
tưới tiêu trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2016 tới tháng 5 năm 2016.
- Đưa ra biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng nước mặt phục vụ
cho đời sống nhân dân khu vực Phường Lộc Vượng
2
Phần I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nước là một tài nguyên qúy giá và được coi là vĩnh cửu, không có
nước thì không có sự sống trên hành tinh này. Nước là động lực chủ yếu chi
phối mọi hoạt động dân sinh, kinh tế của con người.
Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước mưa, nước ngầm và nước
biển. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy sản… Do
tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 23/3 làm ngày
nước thế giới.
Tài nguyên nước mặt tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên
trong các thủy vực ở trên mặt đất như song ngòi, ao hồ tự nhiên, hồ chứa nhân
tạo, đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.
Tài nguyên nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con
người, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của một
vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Chính vì thế trong luật tài nguyên nước của
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quy định: “Tài nguyên nước
bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh
thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Hòa chung với nhịp độ phát triển của đất nước. Thành phố Nam Định
là một thành phố miền bắc lớn đông dân chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng. Đây là
một trong ba khu vực của đồng bằng sông Hồng trù phú có nền nông nghiệp
phát triển mà còn là một tỉnh có nền công nghiệp tiên tiến với nhiều khu công
nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì thế nhu cầu sử dụng tài nguyên
nước càng tăng và việc kiểm tra đánh giá chất lượng nước mặt để giữ cho
nguồn nước sạch càng trở nên quan trọng.
3
1. Cơ sở pháp lý, lý luận
1.1.1 Cơ sở lý luận
Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ là sự
quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô
nhiễm là nguyên nhân lan truyền bệnh tật cho con người. Cuộc sống con người trở
nên khó khăn khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng
Bản đánh giá hiện trạng môi trường có vai trò như một bản “thông điệp”
về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người, thông qua việc
cung cấp thông tin tin cậy về môi trường được hỗ trợ quá trình ra quyết định
bảo vệ phát triền bền vững. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc
xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cung cấp thông tin nhằm nâng cao
nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường; khuyến khích
và thúc đẩy việc xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng
tham gia bảo vệ môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác bảo
vệ môi trường.
Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu vào những năm cuối
thập kỷ 70. Nó thực hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng
năm nhằm đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, công tác đánh giá hiện trạng môi
trường được bắt đầu thực hiện từ năm 1994, cho đến nay hầu hết các địa
phương đều phải thực hiện công tác này. Trong đó, đánh giá hiện trạng tài
nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng và chất lượng, tình
hình khai thác sử dụng, bào vệ tài nguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh
hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ lượng nước Quốc gia. Trên cơ sở các số liệu
đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các
biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài
nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho
nguồn nước. (Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2003).
4
Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ta cần tìm hiểu
một số khái niệm về ÔNMT, ÔNMT nước, nguyên nhân và các dạng ô nhiễm
môi trường nước mặt chủ yếu:
ÔNMT là sự thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi
trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc
hại.
TCMT là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, vè hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định dùng làm căn cứ để kiểm soát ô nhiễm môi
tnrờng nước.
ÔNMT nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và vi sinh vật. Khi sự
thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì
sự ô nhiềm nước đã một mức nguy hiểm gây ánh hưởng tới sức khỏe con
người.
Vấn đề ô nhiềm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự huỷ hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi
trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô
nhiễm nước, ảnh hưởng lớn tới con người và các sinh vật khác.
Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ, ao, đồng ruộng, nước các sông
suối, kênh rạch. Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô
thị, KCN và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm
cao. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt
động công nghiệp, giao thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước bị ô nhiễm có những dấu hiệu đặc trưng sau: Có xuất hiện
các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn.
5
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng nước tưới
STT
Chỉ tiêu
1
Nhiệt độ
Vai trò trong đánh giá chất lượng nước
Là một yếu tố rất quan trọng. Mỗi loại cây trồng, mỗi giai
đoạn phát triển của cây có yêu cầu về chế độ nhiệt, không
khí, nước, dinh dưỡng khác nhau và chúng có quan hệ
mật thiết với nhau
Là một trong những thông số quan trọng, dùng để đánh
2
pH
giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước
thải, độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn.
Là thông số biểu thị nồng độ oxy hoà tan có mặt trong
3
Oxy hoà tan
(DO)
nước. Khi DO trong nước thấp, khả năng sinh trưởng của
động vật thuỷ sinh giảm, thậm chí làm biến mất một số
loài nếu DO giảm đột ngột. Các sông hồ có hàm lượng
DO cao được coi là khoẻ mạnh.
Là nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa
4
Nhu cầu
oxy hoá học
(COD)
các hợp chất vô cơ và hữu cơ. COD là chỉ tiêu để đánh giá
mức độ ô nhiễm của nước kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ
và khó phân huỷ sinh học.
Là nhu cầu oxy sinh hóa biểu thị cho lượng oxy cần thiết
5
6
7
Nhu cầu
oxy sinh hoá
(BOD)
Amoni
(NH4+)
KL nặng Pb,
Fe, Cu, Zn…
để VSV OXH các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian
nhất định, nó biểu thị cho mức độ ô nhiễm hữu cơ của
nguồn nước.
Amoni không gây độc trực tiếp cho con người nhưng sản
phẩm chuyển hóa từ nó như nitrit và nitrat là yếu tố gây
độc.
Có ảnh hưởng trực tiếp tới sức sống của hệ cây trồng.
Chúng này có ích ở nồng độ thấp nhưng rất độc nếu ở
nồng độ cao.
6
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước,
mặt khác nước cũng có thể gây ra những tai họa cho con người và môi
trường. Do vậy việc quản lý tài nguyên nước đòi hòi một hệ thống các văn
bản trong bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công
tác này. Các biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính này
được áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát
triển bền vững tài nguyên nước.
Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước nằm ở 2
bộ là bộ TN & MT và bộ NN & PTNT. Các văn bản mang tính pháp lý trong
quản lý tài nguyên nước đang có hiệu lực:
Các văn bản mang tính Quốc gia: Luật bảo vệ môi trường nước
CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức
có hiệu lực từ ngày 1/07/2006. Luật tài nguyên nước do Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998.
Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam-các tiêu chuẩn chất lượng nước sông, hồ
(ban hành 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005)
Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 về việc qui định chi tiết thi
hành một số điều Luật Bảo Vệ Môi Trường
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP banh hành ngày 01/04/2015 nghị định
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược,đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 do quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 21/06/2012
Nghị định 201/2013 NĐ_CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật tài nguyên nước thông qua ngày 27/11/2013
7
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP đã quy định cụ thể về các biện pháp
BVMT nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên
LVS; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễmvà bảo vệ chất lượng nước trên lưu
vực; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn
nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông.
Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của thủ tướng
Chính phủ về quản lý lưu vực sông.
1.2. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt trên thế giới
Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: trên
mặt đất, trong lòng đất, trong biển, đại dương và trong không khí dưới 3 dạng
chính là rắn (băng tuyết) lỏng (nước sông, suối, ao, hồ) và khí (hơi nước).
Hình 1.1 Phân bố tài nguyên nước trên Trái Đất
8
Bảng 1.2: Phân bố tài nguyên nước trên Trái Đất
Vị trí
Thể tích
Tỷ lệ
( x 1012 m3)
(%)
Hồ nước ngọt
125
0,009
Hồ nước mặn, Biển nội địa
104
0,008
Sông
1,25
0,00001
Độ ẩm trong đất
67
0,005
Nước ngầm (độ sâu dưới 4000m)
8350
0,61
Băng ở các cực
29200
2,14
Tổng vùng lục địa
37800
2,8
Khí quyển (hơi nước)
13
0,001
Các đại dương
1320000
97,3
Tổng cộng làm tròn
1360000
100
Từ biểu đồ và bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rằng lượng nước
dành cho con người sử dụng còn rất ít và nó không tự nhiên sinh ra. Với
nguồn nước sử dụng hạn hẹp như vậy, trong xã hội phát triển như hiện nay thì
nhu cầu dùng nước càng tăng, hoạt động sống của mình, con người cần một
lượng nước rất lớn
Bảng 1.3 Nhu cầu của một số loại sản phẩm
Lượng nước cần
Loại sản xuất
dùng (m3)
1 lít dầu lửa
0,01
1 hộp rau quả
0,04
1 tấn tơ nhân tạo
4100
1 kilogam giấy
0,2
1 tấn xi măng
4,5
1 tấn len nhân tạo
4200
1 trạm nhiệt điện công suất 1 triệu KW/năm
1,2-1,6 (tỷ m3)
1 trạm điện nguyên tử 1900MW/giây
30
1 ha lúa
10000 – 50000
1 ha bông
6500 - 10500
9
Con người với các hoạt động phát triển KT-XH đã ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng môi trường nước. Một lượng lớn nước thải thường xuyên được
xả vào nguồn nước mặt gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày
càng mạnh mẽ với tốc độ lan rộng khá nhanh.
Ví dụ: Ta có thể kể đến như ở Anh đầu thế kỉ 19, sông Tamise rất sạch
nhưng cho tới nay nó trở thành ống cống lộ thiên.
Bảng 1.4: Các chất ô nhiễm có trong nước thải của một số ngành
công nghiệp
Ngành Công Nghiệp
Chế biến sữa
Lò mổ
Sản xuất hóa chất
Sản xuất pin - Acquy
Chất ô nhiễm trong nước thải
Nồng độ (mg/l)
Tổng chất rắn (TSS)
4.516
Chất rắn lơ lửng (SS)
560
Nito hữu cơ
73.2
Natri (Na)
807
Canxi (Ca)
112
Kali (K)
116
Photpho (P)
59
BOD5
1.890
Chất rắn lơ lửng (SS)
820
Nito hữu cơ
154
BOD5
996
Ph
2-3
COD
120-350
BOD
<50
SS
1000-1400
SO42500-1200
Ph
2-4
Chất rắn lơ lửng
<20
2SO4
50-130
(Nguồn: Lê Trinh, 1997)
Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch
và tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng. Tính trung bình mỗi ngày trên thế
giới khoảng 12.000 m3 nước bị ô nhiễm, dự báo đến năm 2050 thế giới sẽ có
khoảng 18.000 m3 nước bị ô nhiễm mỗi ngày. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi
10
trường nước và đặc biệt là nguồn nước mặt không còn là riêng của mỗi quốc
gia mà là của nhân loại.
1.3. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt tại Việt Nam
Theo báo cáo môi trường nước mặt quốc gia: Quá trình phát triển kinh
tế - xã hội cùng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều áp
lực đối với môi trường nước mặt. Hiện trạng môi trường nước mặt vẫn đang
diễn biến khá phức tạp. Tại một số nơi chất lượng nước bị suy thoái chủ yếu
do nước thải sinh hoạt, một số nơi khác lại do hoạt động sản xuất công
nghiệp, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản...
Giai đoạn 2006 - 2011, ô nhiễm các chất hữu cơ vẫn tiếp tục là vấn đề
nóng tại 3 LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, Hệ thống sông Đồng Nai, thậm chí còn có
xu hướng gia tăng cả về mức độ ô nhiễm và mở rộng ra nhiều LVS khác. Ở
hầu hết các sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị, các thông số đặc
trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước
loại B. Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn tương đối tốt, nhưng
phần trung lưu và hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do nước thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp,
sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp vào các con sông. Nhiều
nơi chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều thông số như BOD 5, COD,
Coliform, tổng N, tổng P cao hơn QCVN nhiều lần.
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước mặt là những tác động tổng hợp tới
sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm nguồn nước cũng là nguyên nhân gây ra những
xung đột xã hội giữa các cộng đồng sử dụng chung nguồn nước. Ô nhiễm
nguồn nước còn gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng xấu tới các
hệ sinh thái tự nhiên, làm giảm khả năng sử dụng tài nguyên nước.
Công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến và cố gắng hơn so
với giai đoạn trước. Chiến lược đã được ban hành, luật pháp cơ bản hoàn
chỉnh, các chính sách, mục tiêu quốc gia đã được xây dựng, nhiều biện pháp,
11
giải pháp nhằm ngăn chặn xu thế ô nhiễm môi trường nước đã được triển
khai. Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường nước vẫn còn nhiều thách thức
và hạn chế: thiếu thống nhất trong tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT nước;
quản lý môi trường nước theo LVS còn nhiều yếu kém; các Ủy ban bảo vệ
môi trường LVS và Văn phòng LVS chưa phát huy được vai trò; triển khai các
quy hoạch BVMT LVS còn chậm, thiếu quy hoạch phân vùng sử dụng nước,
quy hoạch sử dụng nước của các ngành còn chồng chéo; các công cụ pháp lý,
công cụ kinh tế, công cụ thông tin chưa hiệu quả; xử lý nước thải chưa được
quan tâm đúng mức cả về kinh phí đầu tư và công nghệ, chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tế. Các hạn chế này cần được nghiên cứu và khắc phục trong
thời gian tới.
Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình
trên thế giới và có nhiều yếu tố không bền vững. Ở nước ta có khoảng 830 tỷ
m3 nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m3 được tạo ra do mưa trong lãnh thổ Việt
Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào.
Trên lãnh thổ Việt Nam có 2360 sông dài trên 10km có dòng chay
thường xuyên, 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 1000 km 2 đó là: Mê
Koong, Hồng, Cả, Mã, Đồng Nai, Ba, Bắc Giang, Kỳ Cùng và Vũ Gia-Thu
Bồn.
Mặc dù co tài nguyên nước dồi dào nhưng bị phụ thuộc vào các nước ở
vùng thượng lưu và do tình trạng phân bố nước thất thường nên tài nguyên
nước của Việt Nam vẫn bị xếp vào loại thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á,
với chỉ số tài nguyên nước tính theo đầu người là 4.170 m 3/người so với mức
trung bình là 4.900 m3/người của khu vực Đông Nam Á và 3.300 m 3/người
của châu Á.
Ở nước ta có khoảng 60% dân số đang được cung cấp nước sạch, tỷ lệ
này ở thành phố lớn là hơn 80 % và ở nông thôn khoảng 40%. Ngoài nước
12
cấp cho sinh hoạt, lượng nước cần thiết cho các ngành khác để phát triển kinh
tế xã hội cũng chiếm một lượng rất lớn
Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng nước theo vùng của các ngành kinh tế
Vùng
Nuôi
Tưới
Sinh
Công
Nuôi
trồng
(%)
hoạt
nghiệp
trồng thủy
Đông Bắc
(%)
2,0
88,9
(%)
1,1
(%)
4,0
Tây Bắc
Đồng bằng
2,5
0,6
88,7
84,7
5,6
2,1
Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
3,1
89,2
Duyên Hải
1,2
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Dịch vụ Tổng nhu
(%)
cầu (tỷ m3
sản (%)
0,8
3,3
/năm)
5,06
1,3
6,2
0,5
1,4
1,4
5,1
3,95
17,42
2,3
2,3
0,7
2,1
10,72
90,5
1,4
4,4
0,9
1,6
11,47
0,8
85,4
1,7
1,0
10,4
0,7
4,81
Đông Nam Bộ
1,5
37,2
4,4
41,6
0,8
14,5
7,42
Đồng Bằng
0,9
89,4
1,3
2,5
4,0
1,9
30,44
SCL
(Nguồn: Chương trình KC12, Hồ sơ ngành nước)
Ở Việt Nam, nông nghiệp vẫn là ngành tiêu dùng nước nhiều nhất,
trong khi đó sử dụng nước sinh hoạt và công nghiệp cũng ngày một tăng với
sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số. Từ bảng ta nhận thấy nhu cầu sử dụng
cho nông nghiệp lớn gấp mấy lần tổng lượng nước tiêu dùng trong các ngành
khác.
Hiện nay cùng với nhu cầu nước tăng cao thì vấn đề nổi cộm là việc
thải bỏ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp với số lượng lớn, tải lượng ô
nhiễm cao vào nguồn nước, môi trường nước của hệ thống các sông mà còn
bị tắc động mạnh bởi việc khai thác sử dụng đất trên lưu vực như việc phát
triển thủy điện - thủy lợi, các hoạt động nông nghiệp, sử dụng ngày càng
13
nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, việc khai thác tài nguyên
khoáng sản, quản lí yếu kém các bãi rác...
Ví dụ: Sông Đồng Nai lượng nước thải đô thị vào các con sông rất lớn.
Bảng 1.6: Phân bố lưu lượng nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống
S.Đồng Nai
Tiểu lưu vực
Lưu lượng nước
Tỉ lệ phân bố lưu
thải đô thị
lượng nước thải (%
(m3/ngày)
tổng số)
3006.423
26.153
2,64
236.289
157.218
5.751.596
476.028
17.774
10.733
756.240
32.019
1,79
1,08
76,21
3,23
1.471.784
149.437
15,03
Dân số đô thị
năm 2004
Thượng lưu sông
Đồng Nai
Sông La Ngà
Sông Bé
Sông Sài Gòn
Sông Vàm Cỏ
Hạ lưu sông
Đồng Nai
Tổng cộng
8.399.338
992.356
100,00
(Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005)
14
Bảng 1.7: Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực hệ
thống S.Đồng Nai
Tiểu lưu vực
Thượng lưu
sông Đồng Nai
Sông La Ngà
Sông Bé
SÔng Sài Gòn
Sông Vàm Cỏ
Hạ lưu sông
Đồng Nai
Tổng Cộng
TSS
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
BOD5
COD
N-NH4+
Ptổng
Dầu mỡ
1.482
9.881
18.261
647
352
1.734
12.632
9.688
237.28
28.222
7.92
5.825
162.4
17.155
14.562
10.577
305.85
31.256
532
414
9.631
1.202
292
231
5.075
668
1.345
910
31.938
2.742
71.911
46.399
86.013
2.992
1622
8.302
375.22
243.75 455.94 15.004 8.009
46.061
(Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005)
Hệ thống các đô thị này hàng ngày thải vào nguồn nước hệ thống sông
Đồng Nai trung bình khoảng 992.356 m3 nước thải sinh hoạt (Bảng 1.5), trong
đó có khoảng 375 tấn TSS, 244 tấn BOD 5, 456 tấn COD, 15 tấn Nitơ Amonia,
8 tấn photpho tổng và 46 tấn dầu mỡ động thực vật (Bảng 1.6) những con số
đã nói lên tình trạng đáng báo động về thực trạng nước mặt các sông lớn tại
VIệt Nam.
Nước ta lại là nước có nền nông nghiệp phát triển. Ngành nông nghiệp
là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới tiêu hoa màu và lúa chủ yếu
là ở vùng đồng bằng.
Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học ngày càng góp thêm phần ô
nhiễm môi trường nước nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm,
ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe con người.
Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình
kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với
việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng
15
thủy sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi
trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật
gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc.
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn...
1.4. Hiện trạng môi trường nước mặt tại các sông, hồ trên địa bàn TP
Nam Định và phường Lộc Vượng.
Tại thành phố Nam Định
Nguồn nước mặt tại Nam Định khá phong phú, hệ thống sông ngòi khá
dày đặc với ba sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ.
Nam Định còn có sông Đào nối liền sông Hồng với sông Đáy chảy qua
thành phố Nam Định có giá trị lớn trong nông nghiệp, cung cấp nước tưới tiêu
và giao thông trong vùng. Ngoài ra trên lãnh thổ Nam Định còn có rất nhiều
ao hồ được phân bố rộng khắp trên địa bàn.
16
Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn 1.700 - 1.800 mm.
Nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa thường gây úng lụt, mùa khô
thường thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt và có ảnh hưởng đến hoạt động
du lịch.
Trải qua hai cuộc kháng chiến, vai trò của thành phố Nam Định lại có
thêm những lần thay đổi năm 1998 thành phố Nam Định được công nhận là
đô thị loại II và ngày nay trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Nam Định, đã
được thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là đô thị loại I ngày
28/11/2011 → Tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng hàng năm, nhiều tuyến cống
thoát nước ở khu vực thường xuyên ngập úng trước kia được cải tạo nâng cấp
như Hàng Thao, Tô Hiệu, Đồng Tháp Mười, Quang Trung...một số hồ,
mương thoát nước được nạo vét, hiện tượng ngập úng nhiều giờ gây ô nhiễm
môi trường khu dân cư ở nhiều tuyến phố đã từng bước được khắc phục.
Từ năm 2003 khi nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt đi vào hoạt động
đã giải quyết được tình trạng ùn đọng rác trên các đường phố, khoảng 70-80%
lượng rác được thu gom hàng ngày. Tuy nhiên tình trạng hiện nay các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn, nhỏ, vừa và các bệnh viện vẫn còn nằm xen kẽ
trong khu dân cư nhiều đã và đang gây ô nhiễm môi trường khí thải, bụi, tiếng ồn
nhất là nước thải với số lượng lớn không được xử lý đổ thải thẳng vào cống thành
phố sau đó chảy ra sông Đào gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Số liệu quan trắc nguồn nước hàng năm cho thấy nguồn nước mặt tại
các sông lớn như sông Hồng, sông Đào, sông Đáy các chỉ số về hữu cơ và
kim loại nặng có tăng về mùa mưa song có thể sử dụng làm nguồn nước cấp
cho các công trình nước sạch được chất lượng, nước các sông nội đồng và ao
hồ cả 3 vùng của Tp đều bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ và VS vượt
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần do đó chỉ có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu
thủy lợi nhưng khi sử dụng cho các hộ cấp nước quy mô thôn xã phải hết sức
chú ý.
17
Về nguồn nước ngầm tại thấu kính phía Nam tỉnh qua phân tích cho
thấy chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên hàm lượng Fe + còn tương đối cao, nguồn
nước khu vực phía Tây và Tây Bắc của TP bị nhiễm mặn, hàm lượng Fe + vượt
tiêu chuẩn nhiều lần, các giếng khoan dưới 20 m khu vực thành phố Nam
Định chỉ số NO2, NO3- khá cao, không thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.
Tại phường Lộc Vượng: Nguồn nước mặt tại khu vực thuộc địa bàn
phường Lộc Vượng đang có các dấu hiệu bị ô nhiễm. Tại các ao, hồ, kênh,
mương trên địa bàn phường có dấu hiệu vẩn đục, một số con sông có màu da
cam và cũng có dấu hiệu nhiễm bẩn bởi sinh vật, các chất vô cơ, dầu mỡ và
cặn lơ lửng.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước như này. Điển hình như sự gia tăng dân số, mặt trái
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu,
nhận thức của người dân về vấn đề môi trường chưa cao... Đáng chú ý là sự
bất cập trong hoạt động quản lí, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ
quan quản lí, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là
loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời
sống con người cũng như sự phát triển bền vững của Thành phố nói riêng và
của cả đất nước nói chung.
Các hoạt động của con người đã và đang gây ra những áp lực khác nhau
làm ảnh hưởng đến trữ lượng cũng như chất lượng của các thủy vực như:
- Hoạt động công nghiệp.
- Hoạt động sản xuất Nông Nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi.
- Hoạt động của trạm y tế phường, bệnh viện đa khoa.
- Hoạt động sinh hoạt của người dân.
- Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ.
18
Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh của Thành Phố,
các khu công nghiệp và cụm công nghiệp mọc lên san sát, điển hình là khu đô
thị Hòa Vượng thuộc địa bàn Phường Lộc Vượng của tập đoàn Nam Cường là
một trong những khu đô thị đi đầu và lớn nhất của thành phố những vẫn xuất
hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý xả thải và xử lý rác thải, nước thải
ra môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn ngước mặt phục vụ cho tưới
tiêu của khu vực lân cận.
Bên cạnh sự phát triển của nhà máy Dệt thì Nam Định là một thành phố
phát triển nhờ ngành Nông Nghiệp, đặc biệt khu vực phường Lộc Vượng là
nơi tập trung đất đai cho nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi nhất. Với việc
tưới tiêu, sử dụng thuốc sâu, chất bảo vệ thực vật cộng thêm chất thải chăn
nuôi như phân thải, nước vệ sinh chuồng trại đã làm ô nhiễm nguồn nước ở
các ao hồ, sông ngòi tại địa bàn phương một cách trầm trọng.
Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường
học thải ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nước dùng trong sinh hoạt của
người dân ngày càng tăng nhanh, do có sự tăng dân số về các đô thị. Từ nước
thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu
dân cư là đặc trưng của sự ô nhiễm của các đô thị hiện nay.
Mức độ gia tăng của các nguồn thải từ các hoạt động này ngày càng
lớn, theo kết quả quan trắc môi trường nước tháng 9/2014 của trung tâm quan
trắc và phân tích tài nguyên môi trường tỉnh Nam Định, hầu hết các điểm
quan trắc ở các ao hồ sông lớn đều có hàm lượng oxy hóa các chất hữu cơ và
sinh hóa do vi khuẩn (BOD5) và hàm lượng oxy hóa học (COD) đều vượt quy
chuẩn cho phép.
19