Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt tại xã nam hồng – huyện nam trực – tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.47 KB, 68 trang )

TRƯỜNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH
HOẠT TẠI XÃ NAM HỒNG, HUYỆN NAM TRỰC,
TỈNH NAM ĐỊNH”
Người thực hiện

: ĐỖ THỊ HƯƠNG LAN

Lớp

: K57MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Môi trường

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS NGUYỄN VĂN DUNG

Địa điểm thực tập


: Trạm xử lý nước sinh hoạt xã Nam

Hồng,
Nam Trực

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

Khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Em tên là Đỗ Thị Hương Lan, sinh viên lớp K57MTB – chuyên ngành
Khoa học môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Em xin cam đoan thực hiện khóa luận dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Văn Dung một cách khoa học, chính xác và trung thực.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn có được từ quá trình
điều tra, nghiên cứu, chưa từng được công bố trong bất kỳ một tài liệu khoa
học nào.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Đỗ Thị Hương Lan

2

2



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cám ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Dung,
người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn,
những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã
giúp em vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong nhà
trường đã truyền thụ kiến thức, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và
làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Môi trường – trường Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về sự giúp
đỡ tạo điều kiện của các cán bộ tại Ủy ban nhân dân xã Nam Hồng, Trạm xử
lý nước sinh hoạt xã Nam Hồng – Nam Trực, các bạn và gia đình đã động
viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận.
Tuy nhiên, do trình độ có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những
sai sót. Em rất mong các thầy cô giáovà các bạn đóng góp ý kiến cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Thị Hương Lan

3

3


MỤC LỤC

4

4



DANH MỤC BẢNG

5

5


DANH MỤC HÌNH

6

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH
UBND
TNHHMTV
QCVN
BYT
VSMTNT
HVS
KHHGĐ
NTM
VLXD
CN – TTCN
HTX
CSXH

HVS
KSD
M3/ngđ

7

Trách nhiệm hữu hạn
Uỷ ban nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Quy chuẩn Việt Nam
Bộ y tế
Vệ sinh môi trường nông thôn
Hợp vệ sinh
Kế hoạch hóa gia đình
Nông thôn mới
Vật liệu xây dựng
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Hợp tác xã
Chính sách xã hội
Hợp vệ sinh
Không sử dụng
M3/ngày đêm

7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước sạch là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong đời sống hàng ngày của
mọi người. Hiện nay, nó đang trở thành một đòi hỏi hết sức cấp thiết trong việc
bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Việt Nam là một

nước tăng dân số nhanh, là quốc gia có số dân đông thứ 12 trên Thế giới, chủ
yếu tỉ lệ tăng dân số tập trung tại các thành phố lớn nên nhu cầu sử dụng nước
sinh hoạt ở các thành phố cũng như nông thôn là rất lớn.
Trong các diễn đàn về nước sạch và môi trường gần đây trên Thế Giới
cũng như ở Việt Nam thì chất lượng nước sạch đang trong giai đoạn báo động
đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên Thế
giới, trong đó Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại Việt Nam, hiện
chỉ có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung. Tại các vùng nông
thôn thì việc cung cấp nước sạch chỉ đạt ở mức hơn 30%, đây là con số quá nhỏ
so với một đất nước mà người dân nông thôn chiếm gần 2/3 dân số cả nước (Hồ
Thị Hải,2014).
Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình
cấp nước vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam nước sạch chưa tới
thì người dân phải sử dụng nước giếng cho dù chất lượng nguồn nước không
được đảm bảo, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống và cộng đồng dân cư nông thôn vùng sâu vùng xa, thường là nghèo nhất
đã bị tụt hậu. Nhiều nơi, nước giếng nhiễm phèn nặng, mà nước máy thì yếu hay
chưa tới thì người dân phải mua nước máy với giá rất cao.
Ngày nay cùng với tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao thì lượng chất
thải sinh hoạt cũng tăng cao và chất thải của những khu công nghiệp được dẫn ra
sông, suối, kênh rạch làm cho tình hình thiếu nước sạch đã thiếu càng thêm thiếu.
Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chủ
yếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với đời sống con người.

8

8


Trước tình trạng về nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt cũng như

về sản xuất của người dân nên cần phải có những giải pháp hữu hiệu để giải
quyết tình trạng trên.
Vì vậy, em chọn nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh
hoạt tại xã Nam Hồng – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định” nhằm phần nào
làm rõ hơn về thực trạng cung cấp nước sạch tại địa phương cũng như tìm ra các
giải pháp và nâng cao hiệu quả cho vấn đề trên.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

Điều tra, khảo sát hiện trạng về tình hình cấp nước sinh hoạt tại xã Nam Hồng –

-

huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định.
Đề xuất các giải pháp cung cấp nước sạch cho người dân tại xã Nam Hồng –
huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định.

9

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát chung về tài nguyên nước hiện nay
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nước: Một chất lỏng thông dụng, nước là một chất không màu, không
mùi, không vị. Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm 2 nguyên tử hydro và
một nguyên tử oxy, dưới áp suất khí trời một atmosphere, nước sôi ở 100ºC và
đông đặc ở 0ºC, nước có khối lượng riêng là 100 kg/m3.
Nước sinh hoạt: Là nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt của con

người. Ví dụ các hoạt động: Hoạt động của hộ gia đình, cá nhân (nấu ăn rửa bát,
lau nhà, tắm rửa, giặt quần áo,sử dụng cho nhà vệ sinh, nước rửa các bề mặt
khác). Hoạt động của các công trình công cộng (lau rửa bề mặt, vệ sinh công
cộng, nước phục vụ cảnh quan) (Phạm Ngọc Dũng và đồng nghiệp, 2005).
Nước cấp sinh hoạt:Là nước sau khi được xử lý tại cơ sở xử lý nước đi
qua các trạm cung cấp nước và từ các trạm này nước sẽ được cung cấp cho
người tiêu dùng.
1.1.2. Phân loại nguồn nước


Theo mục đích sử dụng được chia thành các loại nguồn nước: cấp cho sinh
hoạt, và các mục đích khác như giải trí, tiếp xúc với nguồn nước và nuôi trồng



các loại thuỷ sản.
Theo độ mặn, thường theo nồng độ muối trong nguồn nước được chia thành:



Nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Nước ngọt: Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các
muối hòa tan, đặc biệt là natriclorua (thường có nồng độ các loại muối hay còn
gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 – 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), nước chứa ít hơn 0,5
phần nghìn các loại muối hòa tan vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với



nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối.
Nước lợ: Khái niệm nước lợ cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận.

Về mặt kỹ thuật, người Anh-Mỹ cho rằng nước lợ chứa từ 0,5 – 30 gam
muối hòa tan trong mỗi lít nướcthông thường được biểu diễn dưới dạng 0,5/1 tới
10

10


17/30 phần nghìn (ppt hay ‰). Vì thế, nước lợ bao phủ một khoảng chế độ mặn
và nó không thể coi là một điều kiện có thể định nghĩa chính xác.
Nước lợ cũng có thể coi là hỗn hợp của nước biển và nước ngọt, và các
khu vực cửa sông là các vùng nước trong đó nước biển và nước ngọt từ sông đổ
ra pha trộn với nhau. Các môi trường sống nước lợ rộng lớn nhất trên thế giới vì


thế chính là các khu vực cửa sông, nơi các con sông tiếp giáp với biển.
Nước mặn: Nước mặn là nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao
hơn nước lợ, thường quy ước trên 10 g/l hoặc là các loại nước chứa lượng muối



NaCl cao hơn nước uống thông thường (> 1g/l).
Theo vị trí nguồn nước chia thành các nguồn nước mặt (sông, suối, ao, hồ...)



nước ngầm.
Nước mặt:Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất
ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng
mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.


Hình 1.1: Hồ Chungará và núi lửa Parinacotamiền bắc Chile


Nước ngầm: Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa
trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng
ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước
ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa.
Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn một cách tự nhiên hoặc do
tác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biển
11

11


mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm
cho nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất.
Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm
nó. Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể
chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.
1.1.3. Vai trò của tài nguyên nước đối với cuộc sống con người
1.1.3.1. Vai trò của tài nguyên nước đối với cuộc sống
Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người, nó
là khởi nguồn của sự sống. Vạn vật không có nước không thể tồn tại và con
người cũng không là ngoại lệ. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy con người
có thể nhịn đói được ba tuần nhưng sẽ chết khát nếu ba ngày không được uống
nước. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và
70% trọng lượng cơ thể người, con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh
hoạt…

Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa đa ngành, là nguồn nguyên liệu không
thể thiếu cho hoạt động của các ngành kinh tế. Hiện nay, Nông nghiệp vẫn là
ngành sử dụng nhiều nước nhất, chiếm khoảng 75 - 80% tổng lượng nước sử
dụng hàng năm, kế theo là nước dùng cho công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt.
Theo tính toán của tổng cục thống kê, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta
năm 2010 là 112 tỷ m3, trong đó có ngành nông nghiệp dùng 92 tỷ m 3,công
nghiệp dùng 17 tỷ m3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3. Ước tính đến năm 2040, tổng
lượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ m 3. Tỷ trọng của các ngành cũng có những
thay đổi đáng kể: nông nghiệp và dịch vụ dùng 134 tỷ m3, công nghiệp 40 tỷ m3.
Ngoài những chức năng trên, nước còn là chất năng lượng (hải triều, thủy
năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình
vật chất trong tự nhiên. Nước cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
của con người, số lượng cùng với chất lượng nguồn nước mà con người có và sử

12

12


dụng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá trình độ văn
minh, tiến bộ của con người hiện nay.
1.1.3.2. Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống
Nước đóng vai trò quan trọng đối với con người và mọi sinh vật, mà việc
sử dụng nước sạch càng quan trọng hơn. Vì nước sạch là một nhu cầu căn bản
nhất của con người và là trọng tâm của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nó
còn là yếu tố thiết yếu để xoá đói giảm nghèo. Nước sạch góp phần nâng cao sức
khoẻ, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao động, cải thiện điều kiện sống và mang
lại một cuộc sống văn minh đang là đòi hỏi bức bách của người dân sống trong
các khu dân cư nghèo và những vùng nông thôn hiện nay.
Nước sạch là một nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống hàng ngày, là vấn đề

đang ngày càng trở lên cấp thiết và cũng là trọng tâm của các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ.
Nước sạch góp phần vào việc nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật,
tăng sức lao động, và sản xuất cho con người.
Nước sạch cũng được coi là nhân tố thiết yếu góp phần vào công cuộc xóa
đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh,
tiến bộ cho con người.
1.1.4. Ảnh hưởng của nước sạch đến sức khỏe của con người
Trong quá trình tiếp cận nguồn nước người dân thành thị sử dụng nước
sạch cao hơn dân nông thôn, do đó khả năng xảy ra bệnh liên quan tới nước
người dân thành thị thấp hơn so với người dân nông thôn. Ở nông thôn phần lớn
người dân sử dụng nước sông, việc xử lý nước thì đơn giản như lắng phèn, phơi
nắng không thể loại bỏ hết chất độc hại, khi đem sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm cho ăn uống dễ phát sinh, phát triển bệnh cho con người. Bên cạnh đó,
nước bị ô nhiễm còn gây ra bệnh ngoài da như đau mắt hột, phụ khoa, ghẻ
ngứa…Nước vô trùng sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng
sức lao động mang lại cho người dân một cuộc sống thoải mái, văn minh. Các
13

13


bệnh liên quan tới nước thường do nước bị ô nhiễm có tác nhân gây bệnh từ
nguồn gốc con người và động vật. Nước là một phương tiện lan truyền các
nguồn bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyên
nhân gây ra bệnh tật và tử vong, nhất là các nước đang phát triển thì bệnh tật
làm tổn thất tới 35% tiềm năng sức lao động (Đoàn Bảo Châu, 2006).
1.2. Sự phân phối nước trong tự nhiên
Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97% nước biển (mặn) và chỉ 3%
nước ngọt. Trong 3% này chỉ có 0,9% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi

nước trong không khí; 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng băng
trải rộng ở Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong 0,9% nước mặt đó, có 87% nước
ao hồ, 2% sông ngòi, phần còn lại là 11% gồm các vùng đất ngập nước (Gleick,
P.H,1996).

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện nước trên trái đất

14

14


Đa số lượng nước là nước mặn không sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp được. Nước mặn có thể gây ngộ độc muối cho cơ
thể sinh vật và gây ăn mòn các thiết bị kim loại trong công nghiệp.
Lượng nước ngọt ở trong lòng đất và băng hà ở 2 cực là lượng nước ngọt
khá tinh khiết, chiếm trên 1,6 % tổng lượng nước trên trái đất, tuy nhiên do xa
nơi ở của loài người, vị trí thiên nhiên khắc nghiệt nên chi phí khai thác rất lớn.
Con người và các loài thực và động vật khác tập trung chủ yếu ở khu vực
sông ngòi nhưng lượng nước sông chỉ chiếm 0,0001 % tổng lượng nước, không
đủ cho cả nhân loại sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất công nông nghiệp. Ô
nhiễm nguồn nước thường là ô nhiễm nước sông.
Thêm nữa, sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông
nghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ
làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Trước mắt, các quốc gia đang phát
triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng ngăn chặn mức
sinh sản của người dân, các nước này sẽ là những nạn nhân đầu tiên của nạn
khan hiếm nguồn nước. Để có khái niệm rõ thêm về vấn đề nước, thiết nghĩ
cũng cần nên biết về những yêu cầu đòi hỏi cho nước “sạch” và tiêu chuẩn cần
có để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Bảng 1.1: Bên dưới giải thích một cách chi tiết nước trái đất có ở đâu.
Bảng 1.1: Ước tính phân bố nước toàn cầu
Ứớc tính phân bố nước toàn cầu:
Nguồn nước

Thể tích
nước tính
bằng km3

Thể tích nước Phần trăm Phần trăm
tính bằng dặm của nước
của tổng
khối
ngọt
lượng nước

Đại dương, biển,
1.338.000.000 321.000.000
và vịnh
Đỉnh
sông
15

núi băng, 24.064.000
băng, và

5.773.000

15


--

96,5

68,7

1,74


vùng tuyết
vĩnh cửu

phủ

Nước ngầm

23.400.000

5.614.000

--

1,7

Ngọt

10.530.000

2.526.000


30,1

0,76

Mặn

12.870.000

3.088.000

--

0,94

Độ ẩm đất

16.500

3.959

0,05

0,001

Băng chìm và
băng tồn tại vĩnh
cửu

300.000


71.970

0,86

0,022

Các hồ

176.400

42.320

--

0,013

Ngọt

91.000

21.830

0,26

0,007

Mặn

85.400


20.490

--

0,006

Khí quyển

12.900

3,095

0,04

0,001

Nước đầm lầy

11.470

2.752

0,03

0,0008

Sông

2.120


509

0,006

0,0002

Nước sinh học

1.120

269

0,003

0,0001

-

100

Tổng số

1.386.000.000 332.500.000

Nguồn: Gleick, P. H., 1996
1.3. Các thông số đánh giá chất lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt
1.3.1. Thông số vật lí
1.3.1.1. Nhiệt độ của nước
Nguồn nhiệt chính làm cho nước trong các thủy vực ấm lên là do năng
lượng mặt trời cung cấp. Ngoài ra còn có thể do năng lượng sinh ra bởi các quá

trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước và nền đáy của thủy vực,
nhưng năng lượng sinh ra bởi các quá trình oxy này không đáng kể so với năng
lượng mặt trời cung cấp.
Nhiệt độ ít được coi là thông số ô nhiễm môi trường tự nhiên, nhiệt độ của
nước trong tự nhiên chỉ được quan tâm do nó ảnh hưởng đến các chất khí và một
số chất hóa học khác, nhiệt độ ảnh hưởng tới chất lượng nước và mức độ ô
nhiễm thông qua các quá trình sinh học. Các sinh vật khác nhau có sự thích nghi
khác nhau với nhiệt độ. Thông thường nhiệt độ tối ưu cho các quá trình sinh học
16

16


là 20-250C. Nhiệt độ của nước thải có thể cao hoặc thấp so với nhiệt độ nước tự
nhiên (nước thải quá trình làm mát, xử lí khí thải, nước thải sau làm lạnh....).
Thông thường, nhiệt độ nước thải được chấp nhận trong khoảng nhỏ hơn hoặc
bằng 4oC.
1.3.1.2. Độ đục/ độ trong của nước
Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời và độ trong của nước là
khả năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước. Hai tính chất này của nước tỷ lệ
nghịch với nhau và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự
phát triển của các vi tảo, sóng gió thủy triều và lượng nước mưa đổ vào thủy
vực. Ở những thủy vực khác nhau nguyên nhân gây ra độ đục vẫn khác nhau.
Đối với nước sông độ đục của nước là do sự có mặt của các chất không hòa tan
như phù sa (kích thước khoảng 2-50µm), các hạt keo (<2µm ) có nguồn gốc vô
cơ hoặc hữu cơ. Do đó độ đục thay đổi theo mùa, độ đục cao thường xuất hiện
sau những trận mưa lớn.
1.3.1.3. Độ màu của nước
Nước tự nhiên không có màu, lớp nước đủ dày sẽ có màu xanh lơ của da
trời. Hầu hết nước trong các thủy vực đều có màu do ảnh hưởng của các hợp

chất hòa tan, không tan, sự phát triển của sinh vật, ảnh hưởng bởi nền đáy. Màu
thực của nước là màu do các hợp chất hòa tan trong nước gây ra, màu giả là màu
của các hợp chất không hòa tan (lơ lửng) gây ra.
1.3.1.4. Độ mùi của nước
Nước tự nhiên trong các thủy vực thường có mùi do có sự hiện diện của
các vi khuẩn, các hợp chất vô cơ, hữu cơ hòa tan hay không hòa tan gây ra. Các
hợp chất hữu cơ đang bị phân hủy sẽ hình thành các hợp chất có mùi rất khó
chịu.
-

Mùi tanh và hôi: có vi khuẩn phát triển.
Mùi tanh: nước có nhiều sắt.
17

17


-

Mùi chlorine: do quá trình khử khuẩn.
Mùi trứng thối: do có nhiều khí H2S.
Mùi bùn: do tảo lục phát triển mạnh.
1.3.1.5. Vị của nước
Nước tự nhiên có vị là do sự có mặt một số muối hay các khí hòa tan
trong nước gây ra. Vị của nước phụ thuộc vào số lượng và thành phần hóa học
của các chất chứa trong nước, nhiệt độ của nước, độ nhạy cảm của người thử.
Có thể phân biệt 4 vị cơ bản của nước: mặn, ngọt, chua, đắng.

-


Vị chua do muối nhôm và sắt.
Vị đắng, chát: do nhiều Mg2+.
Vị mặn: do muối NaCl hòa tan >500mg/l.
Vị ngọt: do nhiều khí CO2.

18

18


1.3.2. Các thông số hóa học
1.3.2.1. Thế pH
Giá trị pH của các nguồn nước thải có thể gây ra sự thay đổi pH của môi
trường nước trong tự nhiên khi tiếp nhận các nguồn thải này. Giá trị pH của
nguồn thải bị thay đổi trực tiếp do việc sử dụng và sử dụng dư thừa các hợp chất
mang tính axit hoặc bazơ trong các quá trình sản xuất, sử dụng.
1.3.2.2. Độ kiềm của nước
Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi sự hiện diện của các ion
silicat, bonat, phosphat......và một số axit hoặc bazơ hữu cơ trong nước, nhưng
hàm lượng của những ion này thường rất ít so với các ion HCO 3-, CO32-, OH- nên
thường được bỏ qua.
1.3.2.3. Độ cứng của nước
Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước.
Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây
nên độ cứng của nước. Trên thực tế vì các ion Ca2+ và Mg2+ chiếm hàm lượng
chủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước được xem như là tổng
hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Các ion Ca2+ và Mg2+ có thể tạo kết tủa với
một số chất khoáng trong nước, tạo lắng cặn trong nồi hơi, bình đun nước hoặc
hệ thống dẫn nước.
1.3.2.4. Nhóm các chất khí trong nước

Có nhiều thành phần khí hòa tan trong môi trường nước, trong đó các chất
khí quan trọng liên quan đến hoạt động sống trong môi trường nước là oxi và
cacbonic, các chất khí độc hại quan trọng là: amoniac, hydro sunphit và metan.
Hầu hết các khí đều có thể hòa tan hoặc phản ứng với nước trừ khí metan
(CH4). Các khí hòa tan trong nước có thể từ nhiều nguồn: sự hấp thụ của không
khí vào nước (O2 và CO2) hoặc do các quá trình sinh hóa của nước. Sự hòa tan
của các chất khí vào nước chỉ đến một giới hạn nhất định, giới hạn này gọi là

19

19


độbão hòa. Giá trị độ bão hòa trong một đối tượng nước nhất định sẽ quyết định
khoảng nồng độ của chất khí đó trong môi trường nước.
1.3.3. Thông số sinh học môi trường nước
Nước là phương tiện lan truyền các nguồn bệnh và trong thực tế các bệnh
lây lan qua môi trường nước là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong,
nhất là ở các nước đang phát triển. Các tác nhân gây bệnh thường được bài tiết
trong phân của người bệnh, bao gồm các nhóm chính: các vi khuẩn, virus, động
vật đơn bào, giun kí sinh. Ba bệnh do các vi khuẩn của nguồn nước thường gặp
nhất là sốt thương hàn, bệnh tả Châu Á và lỵ khuẩn que. Quá trình lan truyền
bệnh có thể trực tiếp từ người bệnh hay gián tiếp qua côn trùng không gian hoặc
qua thực phẩm, qua sử dụng nước bị nhiễm bẩn. Thành phần và mật độ các cơ
thể sống trong nguồn nước phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm, thành phần hóa học
của nguồn nước, chế độ thủy văn và địa hình nơi cư trú. Các loại sinh vật tồn tại
trong nguồn nước tự nhiên chủ yếu là vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, cây cỏ, động
vật nguyên sinh, động vật đa bào, các loài nhuyễn thể và các động vật có xương
sống. Tuy nhiên, theo vị trí phân bố trong cột nước từ bề mặt đến đáy sông, hồ
có các loài sinh vật sau:

-

Phiêu sinh trong đó có động vật phiêu sinh và thực vật phiêu sinh. Nhiều loài
sinh vật có giá trị làm nguồn thức ăn cho tôm, cá đồng thời một số loài có khả

-

năng chỉ thị ô nhiễm nước, chất lượng nước.
Sinh vật bám trong đó bao gồm cả động vật ví dụ các loài ốc thuộc nhóm chân
bụng và thực vật, ví dụ tảo bám,sinh vật đáy. Một số sinh vật đáy có giá trị kinh
tế đồng thời chỉ thị ô nhiễm và xử lí ô nhiễm.
Sự xuất hiện các sinh vật gây bệnh trong nước mặt cần được lưu tâm đối
với những nơi nước mặt được sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Các vi sinh vật
có thể đi vào nước mặt qua các cống nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ các
bệnh viện, lò mổ .....tại nhiệt độ 37 oC, nước cung cấp các điều kiện không thuận
lợi và cá sinh vật khó phát triển hơn. Tuy nhiên, tính lây nhiễm có thể vẫn được duy
20

20


trì bởi các dạng còn sống sót. Trong các nhà máy xử lí bùn thải sinh học thông
thường, các sinh vật gây bệnh có thể không bao giờ bị loại bỏ bởi vậy nước thải
luôn gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với nước mặt.
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác,
nước thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết sinh vật chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh
nhất là bệnh đường ruột.
1.4. Hiện trạng cấp nước sạch trên Thế Giới
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nên công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo ước tính,

bình quân trên toàn thế giới có khoảng 4% lượng nước cung cấp được sử dụng
cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 46% lượng nước cung cấp được sử
dụng cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào
sự phát triển của mỗi quốc gia. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử
dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và
giải trí (chiras, 1991). Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho nông nghiệp,
87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí (chiras, 1991). Ngày
nay do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước
sinh hoạt và giải trí cũng ngày càng tăng theo, nhất là ở các thị trấn và các đô thị
lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục hàng trăm lần.
Hiện nay trên thế giới lượng nước sạch không đủ cung cấp cho nhu cầu
của con người và các ảnh hưởng xấu của nó đến cuộc sống ngày càng trở nên
đáng báo động. Năm 2010, trên thế giới có gần 800 triệu người không có nước
sạch sinh hoạt để sử dụng và khoảng 2,5 tỷ người không được tiếp cận với
những điều kiện vệ sinh tối thiểu (Lê Hải Anh, 2013). Các mầm bệnh có liên
quan đến nước phát sinh rất nhanh và mạnh, bất cứ lúc nào trên thế giới cũng có
khoảng 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đều có
liên quan đến vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Trên đây là
những con số báo động được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các báo cáo của tổ
21

21


chức Y tế Thế giới (WHO), Unicef và các cơ quan khác của Liên hiệp quốc công
bố. Ngày 12/4/2015, tại Daegu (Hàn Quốc) khai mạc diễn đàn thế giới về nước
lần thứ 7 nhằm thảo luận, trao đổi để tìm ra các giải pháp tốt nhất đảm bảo cho
toàn nhân loại được tiếp cận sử dụng nước sạch và được sống trong các điều
kiện vệ sinh tiêu chuẩn. Trong khi, các nguồn nước trên thế giới đang có nguy
cơ suy giảm vì thay đổi khí hậu và ô nhiễm.

Diễn đàn thế giới về nước mở ra lần đầu vào năm 1997, theo sáng kiến
của Hội đồng thế giới về nước, một cơ quan hợp tác giữa tổ chức phi chính phủ
với các chính phủ và tổ chức đa phương khác, với mục tiêu đánh giá hiện trạng
tiếp cận nước sạch trên thế giới. Từ đó đến nay cứ 3 năm diễn đàn lại tổ chức
một lần. Trong chương trình mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc từ năm
2000 đến năm 2015, việc tiếp cận nguồn nước sạch cho người dân trên thế giới
đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Đến cuối năm 2010, 89% dân số thế giới tức là
khoảng 6,1 tỷ người đã được sử dụng các nguồn nước sạch. Phấn đấu đến năm
2015, đưa tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh là 96%; 98%
dân số thành thị được sử dụng nước sạch; 70% các khu công nghiệp, khu chế
xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, như vậy đã
vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trên thế giới vẫn còn 2,5 tỷ người không có các
thiết bị vệ sinh tối thiểu. WHO và Unicef cũng nhấn mạnh chất lượng nước trên
quy mô toàn cầu vẫn chưa được cải thiện.
Theo ông Gesrard Payen (cố vấn về vấn đề nước cho Tổng thư ký Liên
hiệp quốc) thì hiện nay có tới một tỷ người không được sử dụng nguồn nước
sạch mỗi ngày, nguyên nhân một phần do thiếu nước thêm vào đó mạng lưới
ống dẫn cấp nước xuống cấp khiến cho nước bị ô nhiễm.
Tính trên quy mô khu vực, sự bất bình đẳng thể hiện rõ nét tại vùng nam
sa mạc Sahara của châu Phi, khu vực các nước mới trỗi dậy ở Mỹ Latin và châu
Á thì 97% người dân nghèo nông thôn ở các vùng này vẫn không được sử dụng
nước sạch. Thậm chí có tới 14% dân số vẫn phải uống nước sông ngòi, ao hồ.
22

22


Tài liệu của Liên hiệp quốc còn cho biết nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
cá nhân sẽ tăng là tại các đô thị, khi mà từ nay đến năm 2050 dân số đô thị trên
hành tinh này sẽ lên tới con số 6 tỷ người. Hiện tại nhu cầu sử dụng nước trên

phương diện vệ sinh của một bộ phận dân thành thị vẫn không được bảo đảm.
Bên cạnh những quốc gia thiếu nguồn nước đáp ứng cho người dân vẫn
có nhiều quốc gia có nguồn nước dồi dào nhưng năng lực khai thác và sử dụng
hợp lý nguồn nước còn chưa cao dẫn đến lãng phí nguồn nước, tiêu biểu như
Lào và Indonesia


Lào là một quốc gia có nguồn nước phong phú bao gồm nước mặt (sông
Mekong) và nguồn nước ngầm cộng với dân số ít chỉ khoảng 5,9 triệu người nên
dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của người dân. Hầu hết không có tình trạng thiếu
nước sinh hoạt xảy ra do đó không có sự cạnh tranh giữa những người sử dụng.
Từ trước năm 1982 phương pháp truyền thống để khai thác nước ngầm là
giếng đào. Nước mặt sử dụng với mức độ ít hơn và chủ yếu ở vùng núi có suối.
Từ năm 1992 bơm tay được lắp đặt với giếng đào được che đậy, nhưng việc cải
thiện chất lượng nước theo quan điểm của Chính phủ là ít thành công và nhiều
nơi chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Từ năm 1985 đến năm
1995 Thủ tướng Chính phủ đã kí dự án cấp nước cho người dân vùng nông thôn
nhờ đó khoảng 15% số dân đã có nước sinh hoạt. Từ năm 1994-1995 nhiều máy
khoan công suất lớn đã được đưa vào để thực hiện nhưng không cung cấp đủ
thiết bị thay thế bảo dưỡng chúng. Thiếu tài liệu địa chất thủy văn dẫn đến các
máy khoan không được sử dụng ở các nơi thích hợp nên nhiều máy móc bị
hỏng. Do đó, kết quả của dự án không được như mong đợi.
Indonesia: Ở nhiều vùng nông thôn nước ngầm là nguồn nước chủ yếu để
cung cấp nước sinh hoạt trừ những nơi nước ngầm quá nghèo không đủ về lưu
lượng hoặc không phù hợp về chất lượng do nước bị nhiễm mặn. Trong tương
lai nước ngầm vẫn là nguồn nước chính cung cấp cho khoảng 70% dân số.

23

23



Indonesia do kinh tế khó khăn và nguồn nước có sẵn nên chủ yếu sử dụng công
nghệ khai thác giếng nông để lấy nước.
Khoảng 50% dân số nông thôn và 20% dân số đô thị của Indonesia sử
dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước mặt ko được xử lý, giếng
không nắp đậy vì vậy thường xảy ra các dịch bệnh do nguồn nước gây nên. Gần
14% số hộ gia đình phải gánh nước xa khoảng 100m và 4% số hộ phải đi xa hơn
500m để lấy nước (Nguyễn Quốc Quân, 2012).
Hiện nay chính phủ Indonesia đã lập kế hoạch phát triển cung cấp nước
bằng đường ống với mục tiêu 50% dân số sẽ được cấp nước bằng vòi nước công
cộng và phần còn lại là nối nước vào nhà. Nối nước vào nhà có thể đáp ứng nhu
cầu về nước cho từng gia đình với mục tiêu: trung bình 5 người/nhà với lượng
nước từ 90-210 l/người /ngày. Phụ thuộc vào tiêu chuẩn quy mô của thị trấn,
ngược lại mỗi vòi công cộng sẽ đáp ứng cho 100 người với tiêu chuẩn cấp nước
là 30 l/người/ngày. hệ thống cấp nước bằng đường ống chủ yếu tập trung ở các
vùng đô thị và nông thôn (Nguyễn Quốc Quân, 2013).
Nước giờ đây đang là nguồn tài nguyên chung cho sự sống của cả hành
tinh. Nó đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách thích hợp. Nước cũng là
một thách thức không nhỏ cho tương lai của nhân loại.
1.5. Hiện trạng cấp nước sạch tại Việt Nam
1.5.1. Thực trạng về tình hình cấp nước tại các đô thị
Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước tại đô thị Việt Nam đã được Đảng,
Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình cấp
nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhiều dự án với vốn đầu tư trong
nước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế đã và đang được triển
khai ở nhiều đô thị trên toàn quốc tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã được giảm
đáng kể.
Hiện nay toàn bộ 64 thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đã có các dự án
cấp nước ở các mức độ khác nhau. Tổng công suất thiết kế đạt 3,42 triệu m 3/ngđ

(m3/ngày đêm). Nhiều nhà máy được xây dựng trong thời gian gần đây có dây
24

24


truyền công nghệ xử lý và thiết bị khá hiện đại có thể xử lí và cung cấp nước sinh
hoạt với khối lượng lớn đáp ứng cho nhu cầu của người dân. Trong 670 đô thị vừa
và nhỏ (loại IV và loại V) đã có khoảng 200 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tập
trung quy mô từ 500 đến 2000, 3000 m3/ngđ được xây dựng từ nhiều nguồn vốn và
do nhiều cơ quan, doanh nghiệp quản lý (Nguyễn Vũ Hoan và đồng nghiệp, 2005).
Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập:


Tỷ lệ dân số được cấp nước còn rất thấp: trung bình đạt 45% tổng dân số đô thị
được cấp nước, trong đó đô thị loại I và loại II đạt tỷ lệ 67%, các đô thị loại IV
và loại V chỉ đạt 10-15% (Nguyễn Vũ Hoan và đồng nghiệp, 2005).



Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi không đủ
nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai
thác hết công suất, cá biệt tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15-20% công
suất thiết kế.



Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước còn cao: Các nhà quản lý cho biết tỷ lệ cấp nước ở
các đô thị mới đạt 80% trong khi tỷ lệ thất thoát, thất thu chiếm tới 26-27%. Sau
Hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ III, các công ty cấp nước địa phương đã có

nhiều cố gắng giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước đã được Bộ Xây dựng đề ra. có
khá nhiều đường ống cũ, chất lượng kém tại các đô thị như tại Thành phố Hồ
Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Do vậy, khi các nhà máy nước lớn mới như Tân
Hiệp, sông Đà phát nước vào mạng lưới nước với biến động về áp lực dòng chảy
cao thì phần lớn các mối nối của tuyến ống cũ đều bị vỡ. Từ khi hoàn thành và
đi vào hoạt động đến nay đường ống nước sông Đà đã vỡ 13 lần làm thất thoát
một lượng nước lớn và chất lượng nước không đảm bảo. Tỷ lệ thất thu cao
không chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản lý (cả tài chính và kỹ
thuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình đầu tư không đồng bộ giữa việc
tăng công suất với công tác phát triển mạng lưới đường ống. Bộ Xây dựng đã đề
ra chỉ tiêu đến năm 2016: Đối với các đô thị tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch
giảm xuống còn 24%.

25

25


×