Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nướcMột số vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thuyên chuyển viên chức ngành giáo dục trong điều kiện phân cấp ở địa phương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.92 KB, 12 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có tốc độ phát triển cao
địi hỏi năng lực quản lý hành chính nhà nuớc cần được cải thiện và nâng cao hơn
nữa, trong đó tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương
nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội tại địa bàn là rất cần thiết.
Trên tinh thần đó, ngày 30/6/2004 Chính phủ ra Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP
về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, việc phân cấp quản lý nhà nước về
công tác tổ chức giữa trung ương và địa phương đã được triển khai và đạt được một
số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình trạng phân cấp quản lý chưa đồng bộ và thiếu
thống nhất giữa các địa phương đã gây nhiều trở ngại và khó khăn đối với một số mặt
công tác, đơn cử như việc thuyên chuyển viên chức ngành giáo dục giữa các tỉnh,
thành phố.
Hiện tại, việc phân cấp quản lý về thuyên chuyển viên chức ngành giáo dục ở
mỗi tỉnh, thành phố được thực hiện tuỳ theo phân cấp chung của tỉnh, thành phố đó
và phân cấp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại địa phương giữa UBND tỉnh, thành
phố với Sở Giáo dục và Đào tạo, giữa UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh với Phòng Giáo dục và Đào tạo. Mỗi địa phương triển khai phân cấp quản lý ở
những thời điểm khác nhau và mức độ phân cấp, nội dung phân cấp cũng khác nhau
đã gây nên tình trạng mất cân đối và thiếu đồng nhất ngay trên địa bàn tỉnh, thành
phố và giữa các tỉnh, thành phố với nhau. Điều này đã, đang và sẽ gây nên nhiều khó
khăn cho cơng tác thun chuyển viên chức ngành giáo dục tại nhiều địa phương. Vì
vậy, nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý đối với công tác thuyên chuyển viên chức
ngành giáo dục tại các địa phương là vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết hiện nay.
Với những vấn đề đặt ra, tiểu luận xác định: “Một số vấn đề nâng cao hiệu
quả công tác thuyên chuyển viên chức ngành giáo dục trong điều kiện phân cấp ở
địa phương hiện nay” là nội dung cơ bản để viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà
nước cuối khố.
I. Giới thiệu tình huống


Chị Nguyễn Thu H là giáo viên công tác đã 7 năm tại trường phổ thông dân
tộc nội trú PK thuộc xã LT, huyện LH, tỉnh LĐ. LH là huyện miền núi có nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Năm 2007, chị kết hôn với anh Vũ Mạnh H
(cư trú ở Quận X thành phố CT) là kỹ sư xây dựng đến thực hiện dự án cải tạo
trường lớp cho trường PK. Anh chị đã có 1 cháu trai hiện đang được ơng bà nội
ni dưỡng tại Quận X. Mặc dù rất tâm huyết và gắn bó với Nhà trường, nhưng do
hồn cảnh gia đình, chị có nhu cầu hợp lý hố cơng việc để bảo đảm hạnh phúc gia
đình. Tháng 4/2009, chị đã làm đơn gửi Lãnh đạo Nhà trường để xin chuyển công
tác về trường phổ thơng XM (trường phổ thơng có nhiều cấp học, trong đó có cấp
trung học phổ thơng) thuộc Quận X, thành phố CT. Lãnh đạo nhà trường đã xem
xét đơn và đồng ý cho chị chuyển đi để hợp lý hố về gia đình. Đơn của chị H
1


được gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ để tập hợp nhu cầu chuyển đi và xét
duyệt.
Theo Quyết định 711/QĐ-UB ngày 03/8/2008 của UBND tỉnh LĐ, thẩm
quyền cho phép viên chức công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú được
thuyên chuyển đi tỉnh khác thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ. Thời gian Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ nhận hồ sơ của viên chức xin chuyển công tác đi
tỉnh, thành phố khác là sau ngày 31/5 (khi năm học đã kết thúc). Thời gian giải
quyết tiếp nhận viên chức từ nơi khác xin về công tác tại các đơn vị trường học
của tỉnh là sau ngày 1/7. Sau khi xét duyệt tiêu chuẩn và đồng ý cho chuyển đi, cá
nhân viên chức sẽ phải tự mang hồ sơ của mình đi nộp tại cơ quan có thẩm quyền
tiếp nhận viên chức (tức là nơi đến). Tuy nhiên, theo Công văn số 97/GDĐT-TC
ngày 11/3/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT về việc giải quyết
thuyên chuyển cán bộ, công chức, viên chức năm học 2009-2010 yêu cầu các đơn
vị gửi danh sách trích ngang và hồ sơ xin thuyên chuyển công tác của cán bộ, công
chức, viên chức về phòng Tổ chức Cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất là
ngày 31 tháng 5 năm 2009, không nhận hồ sơ nộp trễ hạn và hồ sơ do cá nhân

mang đến.
Thẩm quyền tiếp nhận viên chức của ngành giáo dục từ nơi khác chuyển đến
thuộc về Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT. Tất cả các loại hồ sơ thực hiện 02
bộ, theo mẫu, ghi đầy đủ các cột mục, nếu là bản sao phải có chứng thực sao y, sắp
xếp hồ sơ đúng thứ tự đã hướng dẫn và cho vào 2 bìa sơ mi. Cán bộ, viên chức xin
thuyên chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về thành phố CT, sau khi xem xét hồ sơ,
đủ điều kiện và đúng đối tượng tiếp nhận, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Nội
vụ thành phố có cơng văn thỏa thuận gửi các đơn vị có liên quan, để tiến hành các
thủ tục điều động.
Chị H đã được sự đồng ý cho chuyển đi của hiệu trưởng trường phổ thông
dân tộc nội trú, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ nhưng không được Sở Giáo dục
và Đào tạo thành phố CT tiếp nhận vì 2 lý do: hồ sơ nộp chậm về thời gian và do
cá nhân mang đến. Chị đã có ý kiến phản ánh đến Sở Giáo dục và Đào tạo thành
phố nhưng được trả lời là vấn đề của chị thuộc cơ chế phân cấp của địa phương,
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT chỉ làm đúng theo những nội dung đã được
UBND thành phố CT phân cấp. Tháng 2/2010, chị tiếp tục có nguyện vọng được
thuyên chuyển công tác và kiến nghị đến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ đề nghị
được xem xét, giải quyết trước ngày 31/5/2010 và đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo
chuyển tồn bộ hồ sơ của chị đến Phịng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo thành phố CT chậm nhất là vào ngày 31/5/2010. Nhưng Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh LĐ cũng trả lời với chị tương tự như Sở Giáo dục và Đào tạo thành
phố CT khiến chị hết sức bức xúc và cho rằng các cơ quan có thẩm quyền của
thành phố CT cũng như tỉnh LĐ đã và đang gây khó khăn cho chị. Vậy thực chất
vấn đề này như thế nào ? Có phải các cơ quan trên đã gây khó khăn cho chị H hay
khơng ? Có hiện tượng nhũng nhiễu ở đây khơng ?
II. Phân tích tình huống

2



Các khó khăn do chị H gặp phải chính là do quy định về thuyên chuyển viên
chức ngành giáo dục giữa thành phố CT và tỉnh LĐ có sự thiếu thống nhất, xuất
phát từ đặc thù của mỗi địa phương.
Trên phương diện quản lý, tình huống được mơ tả trên là một trong rất nhiều
trường hợp phát sinh từ cơ chế phân cấp quản lý nói chung và phân cấp quản lý
trong lĩnh vực giáo dục nói riêng tại các địa phương trên phạm vi cả nước hiện
nay. Xét trên phương diện pháp lý, sự phân cấp quản lý giáo dục giữa Trung ương
và địa phương, giữa các cấp quản lý tại các địa phương đang là yêu cầu và đỏi hỏi
tất yếu để tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề
của địa phương.
Quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục năm
2005 đã xác định cơ chế phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Theo đó, UBND các cấp thực hiện
quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm
bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.
Vấn đề thuyên chuyển viên chức giữa các địa phương nói chung, trong đó có
thành phố CT và tỉnh LĐ được thực hiện trên cơ sở Nghị định của Chính phủ số
71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 về phân cấp quản lý biên chế hành
chính, sự nghiệp nhà nước. Tại các địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người
có thẩm quyền quản lý biên chế trong địa phương do mình quản lý; đồng thời chỉ
đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, UBND cấp huyện lập kế hoạch biên chế
theo quy định. Nghị định của Chính phủ số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục xác định phân cấp quản lý nhà
nước về giáo dục phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách
nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện được
các công việc được phân cấp. Xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm
của các Bộ, ngành, của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với sự nghiệp giáo dục đồng
thời bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ

quan quản lý giáo dục các cấp trong việc quyết định và thực hiện các nhiệm vụ
được phân công, phân cấp.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày
14 tháng 7 năm 2008 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Giáo
dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo có
nhiệm vụ: thực hiện việc tuyển dụng, hợp đồng lao động, điều động, luân chuyển
và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết phục
vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo quyết định điều động cán bộ, giáo viên của ngành sau khi được cấp có
thẩm quyền chấp thuận.
Các quy định pháp luật của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ
liên quan đến vấn về phân cấp trong lĩnh vực giáo dục nói chung và trong việc
3


thuyên chuyển viên chức ngành giáo dục tại địa phương nói riêng cịn rất chung
chung, dẫn đến việc triển khai thực hiện trên thực tế không thống nhất giữa thành
phố CT, tỉnh LĐ, gây khó khăn cho việc giải quyết nhu cầu chuyển cơng tác của
nhiều viên chức, trong đó có trường hợp của chị H. Mặc dù các quy định trên
không trái pháp luật nhưng lại mâu thuẫn, cản trở lẫn nhau, khiến những trường
hợp như của chị H khơng thể thực hiện được nguyện vọng của mình. Điều này
phản ánh năng lực tổ chức thực hiện, nhất là khâu ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân năm 2004 cịn thiếu và có
nhiều yếu kém. Nếu năng lực ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân hay Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh mà phù hợp với nội dung, phạm vi, nhiệm vụ được phân cấp
ở địa phương thì sẽ là cơ sở pháp lý vừa đảm bảo tính phù hợp với điều kiện địa
phương, vừa đảm bảo tính thống nhất chung với các địa phương khác. Mặt khác,

trong quá trình thực hiện phân cấp, tính chủ động vẫn cịn bị “lệ thuộc” bởi cơ chế
hành chính cơng truyền thống nên vẫn thường mang tính hình thức mà ít có tính
thực tiễn cao. Bởi lẽ, tính song trùng trực thuộc giữa cơ quan chun mơn với cơ
quan có thẩm quyền chung; giữa cấp trên với cấp dưới vẫn theo một chiều thẳng
đứng nên các quy định về phân cấp chức năng, nhiệm vụ dường như khơng có mơi
trường thực tế để cơ quan quản lý, người có thẩm quyền độc lập phát huy tính sáng
tạo, năng động của mình trong giải quyết những sự vụ cụ thể. Có lẽ, đây chính là
những dào cản lớn nhất trong thể chế và phương thức phân cấp ở nước ta nói
chung và trong tình huống cụ thể trên nói riêng.
Nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ thực tiễn công tác quản lý giáo dục trên
địa bàn mỗi địa phương có những điểm đặc thù riêng. Ở địa bàn thành phố CT,
hàng năm số hồ sơ xin chuyển đến nhiều và việc triển khai công tác tại các trường
trên địa bàn sớm (thông thường đến ngày 12 tháng 7 nhiều trường đã tổ chức các
hoạt động dạy và học hè cho học sinh) nên thời gian tiếp nhận hồ sơ xin chuyển
đến từ tỉnh khác được quy định sớm hơn. Trong khi đó, để chủ động về nguồn
nhân lực phục vụ cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương, nhất là những nơi vùng
sâu, vùng xa, miền núi nên tỉnh LĐ quy định thời gian giải quyết chuyển đi và tiếp
nhận chuyển đến muộn hơn. Địa phương nào cũng muốn thuận lợi cho cơng việc
của mình dẫn đến việc đặt ra quy định về vấn đề này cịn thiếu thống nhất, vơ tình
đã gây khó khăn cho các viên chức mà trường hợp của chị H là một ví dụ. Vậy,
phải chăng việc phân cấp cho các tỉnh chủ động trong việc xác định các vấn đề cho
phù hợp với thực tiễn ở từng địa phương lại trở thành sự bất nhất với các địa
phương khác, tạo nên những khó khăn, vướng mắc cho trường hợp của chị H như
tình huống đã nêu.
Các quy định về phân cấp quản lý giáo dục giữa UBND cấp tỉnh với Sở Giáo
dục và Đào tạo, giữa UBND cấp huyện với Phịng Giáo dục và Đào tạo hiện nay
có ưu điểm rất lớn là tăng quyền chủ động, sáng tạo cho cơ sở, cho ngành chuyên
môn trong quản lý các nguồn lực của ngành, nhất là nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do
các văn bản quy định về phân cấp quản lý giáo dục còn quá sơ sài, chưa thực sự
tạo ra hành lang và khuôn khổ pháp lý thống nhất cho quá trình phân cấp tại các

địa phương nên đã dẫn đến những bất cập trên.
4


Như vậy, phân tích tình huống phân cấp trong thun chuyển giáo viên tại địa
bàn tỉnh LĐ và thành phố CT nhằm mục tiêu xác định tính hợp pháp và hợp lý
trong quyết định của chính quyền hai địa phương này, đồng thời làm rõ nguyên
nhân, đánh giá hoạt động phân cấp trong thuyên chuyển viên chức ngành giáo dục
để từ đó xây dựng phương án tối ưu cho việc giải quyết vấn đề trên.
III. Xây dựng phương án xử lý tình huống
1. Phương án 1. Huỷ bỏ quy định về thời hạn nộp hồ sơ và cách thức nộp
hồ sơ thuyên chuyển viên chức ngành giáo dục từ tỉnh khác về của Sở Giáo dục
và Đào tạo thành phố CT
- Mục tiêu của phương án là giải quyết điểm mâu thuẫn chính trong xác định
thời hạn nhận hồ sơ xin chuyển đến của thành phố CT với thời hạn giải quyết
nguyện vọng cho chuyển đi của tỉnh LĐ.
- Nội dung chính của phương án:
+ Chuẩn bị thực hiện phương án: Trên cơ sở phát hiện bất cập trong quy định
về thời hạn nộp hồ sơ thuyên chuyển viên chức ngành giáo dục từ tỉnh khác về của
địa phương mình, Sở Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố
CT để kiến nghị sửa đổi văn bản quy định về việc giải quyết thuyên chuyển cán
bộ, công chức, viên chức năm học 2009 - 2010. Khi có ý kiến của Chủ tịch UBND
thành phố đồng ý thì tiến hành các hoạt động tổ chức thực hiện phương án.
+ Tổ chức thực hiện phương án:
Mời lãnh đạo Sở Nội vụ thành phố CT đến tham dự cuộc họp để sửa đổi quy
định về thời hạn nhận hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ xin chuyển công tác từ nơi
khác đến của viên chức ngành giáo dục.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp nội bộ Sở gồm Giám đốc, các
Phó Giám đốc, lãnh đạo các phịng chun mơn, phịng Tổ chức cán bộ, Thanh tra,
phịng Kế hoạch tài chính, Văn phịng để thảo luận về yêu cầu sửa đổi một phần

quy định về việc giải quyết thuyên chuyển cán bộ, công chức, viên chức năm học
2009 – 2010 theo hướng: huỷ bỏ quy định về thời hạn nộp hồ sơ và chủ thể nộp hồ
sơ, để cho viên chức có nguyện vọng chuyển đến tự liên hệ nộp hồ sơ theo quy
định theo thời gian do họ tự sắp xếp.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất ý kiến, quyết định phương án và
giao cho Phòng Tổ chức cán bộ tiến hành soạn thảo văn bản bằng hình thức cơng
văn để sửa đổi quy định trên, trình lãnh đạo Sở ký.
Văn phịng Sở kiểm tra tính hợp pháp về hình thức của công văn, ghi số và ký
hiệu, ngày tháng năm ban hành văn bản, vào sổ văn bản đi, sau đó gửi văn bản đến
cho các đối tượng có liên quan là các trường học thuộc thẩm quyền quản lý của
Sở, gửi đến Văn phòng UBND thành phố để báo cáo và gửi cho Sở Nội vụ biết để
theo dõi.
Nguồn lực để thực hiện phương án:
+ Ngân sách: kinh phí công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ thành phố CT.
+ Thời gian thực hiện phương án: 2 ngày.
+ Phương tiện: văn bản bằng hình thức công văn.
5


Phương án 2. Huỷ bỏ quy định về thời hạn nhận hồ sơ xét cho giáo viên
thuyên chuyển đi các tỉnh, thành phố khác của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh LĐ,
đồng thời xác định rõ Phòng Tổ chức cán bộ của tỉnh LĐ phải tiến hành các
thủ tục liên hệ với Phòng Tổ chức cán bộ của tỉnh, thành phố theo nguyện vọng
xin thuyên chuyển của giáo viên
- Mục tiêu của phương án là tạo điều kiện thuận lợi cho chị H nói riêng và
những trường hợp xin thuyên chuyển công tác như chị H đến tỉnh, thành phố khác
mà khơng gặp khó khăn.
- Nội dung chính của phương án:

+ Chuẩn bị thực hiện phương án: Sở Giáo dục và đào tạo xin ý kiến lãnh đạo
UBND tỉnh LĐ về việc sửa đổi quy định về thời gian nhận hồ sơ xét cho giáo viên
thuyên chuyển đi tỉnh, thành phố khác và việc chuyển hồ sơ bằng con đường hành
chính chứ khơng do cá nhân tự liên hệ nữa. Nếu được sự đồng ý thì sẽ tiến hành
các bước để thực hiện phương án.
+ Thực hiện phương án:
Mời lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh LĐ đến tham dự cuộc họp để sửa đổi quy định
về thời hạn nhận hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ xin chuyển cơng tác ra ngồi tỉnh
của viên chức ngành giáo dục.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp lấy ý kiến các phịng chun
mơn, Phịng Tổ chức cán bộ, Văn phịng, Phịng kế hoạch tài chính, Thanh tra về
việc sửa đổi quy định thời hạn nhận hồ sơ xét thuyên chuyển giáo viên đi tỉnh khác
năm học 2009 – 2010 và việc nộp hồ sơ được thực hiện bằng con đường hành
chính chứ khơng do cá nhân tự liên hệ nữa.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất ý kiến, quyết định phương án và
giao cho Phòng Tổ chức cán bộ tiến hành soạn thảo văn bản bằng hình thức cơng
văn để sửa đổi quy định trên, trình lãnh đạo Sở ký.
Văn phịng Sở kiểm tra tính hợp pháp về hình thức của cơng văn, ghi số và ký
hiệu, ngày tháng năm ban hành văn bản, vào sổ văn bản đi, sau đó gửi văn bản đến
cho các đối tượng có liên quan là các trường học thuộc thẩm quyền quản lý của
Sở, gửi đến Văn phòng UBND tỉnh để báo cáo và gửi cho Sở Nội vụ biết để theo
dõi.
Nguồn lực để thực hiện phương án:
+ Ngân sách: kinh phí cơng tác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ tỉnh LĐ.
+ Thời gian thực hiện phương án: 2 ngày.
+ Phương tiện: văn bản bằng hình thức cơng văn.
Phương án 3. Phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT với Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ để giải quyết nguyện vọng cho chị H và thống

nhất giải quyết một số quy định còn mâu thuẫn giữa hai địa phương.
- Mục tiêu của phương án: Nhằm giải quyết nguyện vọng cho chị H một cách
nhanh chóng nhất mà khơng phải thay đổi các quy định đã được ban hành và đã
được gửi đến các đối tượng có liên quan, nhất là khi các quy định đó lại phù hợp
6


với các trường hợp xin thuyên chuyển khác do không có sự mâu thuẫn như trường
hợp của chị H. Đồng thời, tìm cách khắc phục ở năm học sau.
-Nội dung chính của phương án:
+ Tiến hành hướng dẫn chị H làm các thủ tục cần thiết theo quy định về hồ
sơ, đơn và các giấy tờ pháp lý khác.
+ Tiến hành các trình tự, thủ tục tại các cơ quan, người có thẩm quyền để
thun chuyển cơng tác cho chị H theo đúng quy định hiện hành.
Nguồn lực để thực hiện phương án:
+ Ngân sách: kinh phí cơng tác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ, Sở Giáo
dục và Đào tạo thành phố CT.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ, Sở Giáo dục và Đào tạo
thành phố CT.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ tỉnh LĐ, Sở Nội vụ thành phố CT.
+ Thời gian thực hiện phương án: 30 ngày đến 45 ngày làm việc.
+ Phương tiện công cụ: văn bản bằng hình thức cơng văn; thư cơng; phiếu
chuyển hồ sơ.
IV. Lựa chọn phương án xử lý tình huống
Mỗi phương án trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong việc
giải quyết những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, để xác định được phương án tối ưu
nhất cho tình huống này, cần phải xem xét, so sánh một cách cụ thể như sau:
Phương án
Ưu điểm
Nhược điểm

Phương án 1 Khơng cịn có sự khống chế Gây khó khăn cho công tác
về thời gian nhận hồ sơ xinxem xét, tiếp nhận giáo viên
chuyển công tác đến trườngtừ tỉnh khác chuyển về của Sở
phổ thông XM quận X thành Giáo dục và Đào tạo thành
phố CT. Vì vậy, dù tỉnh LĐ có phố CT bởi đây chỉ là một
quy định thời hạn xét duyệttrong số nhiều công việc mà
cho giáo viên chuyển công tácSở Giáo dục và Đào tạo thành
đi tỉnh khác thì cũng khơng phố CT phải thực hiện theo
ảnh hưởng gì đến việc giảithơng tư liên tịch số
quyết nguyện vọng của chị H. 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV.
Mặt khác, dẫn đến tình trạng
thiếu chủ động về nguồn nhân
lực cho năm học 2009 – 2010.
Tạo nên tình thế bị động trong
việc thường xuyên phải tiếp
nhận và giải quyết các trường
hợp xin chuyển công tác của
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Nội vụ thành phố CT, gây nên
các tốn kém về kinh phí và
cơng sức của các cơ quan
chức năng.
Phương án 2 Tạo điều kiện cho chị H cóViệc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục
7


thể chủ động làm các thủ tục, để xin chuyển đi của chị H sẽ
hồ sơ, giấy tờ để Sở Giáo dục làm ảnh hưởng đến công việc
và Đào tạo tỉnh LĐ xem xéthiện đang làm tại trường phổ
trước khi đến thời hạn phải thông dân tộc nội trú PK.

nộp hồ sơ xin tiếp nhận cơng Đồng thời, gây khó khăn cho
tác ở thành phố CT.
Phòng Tổ chức cán bộ của
tỉnh LĐ, Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh LĐ, Sở Nội vụ tỉnh
LĐ trong xem xét các tiêu
chuẩn, điều kiện, hồ sơ để cho
phép chuyển đi của chị H
cũng như các trường hợp khác
có nhu cầu. Việc này cũng sẽ
dẫn đến các khoản chi cho
công tác này bị trội lên rất
nhiều do công việc lẽ ra được
thực hiện chỉ trong một thời
gian cho các trường hợp thì
nay có thể phải rải ra thành
nhiều lần trong suốt cả năm.
Phương án 3 Giải quyết trường hợp của chị Có thể tạo ra tiền lệ và các
H mà không cần phải nhiềutiêu cực khác để giải quyết
hoạt động mang tính tổ chức được cơng việc từ phía người
nội bộ của Sở Giáo dục và có nhu cầu chuyển đi với nơi
Đào tạo, các hoạt động phốicho đi và với cơ quan tiếp
hợp với Sở Nội vụ, hoạt động nhận tại nơi chuyển đến.
thỉnh thị, xin ý kiến và báo
cáo UBND. Chủ thể thực hiện
chính ở đây chỉ là Phịng Tổ
chức cán bộ và lãnh đạo hai
Sở của hai địa phương.
Nhanh chóng giải quyết được
các bức xúc của chị H.

Bước đầu kiến nghị để xây
dựng được quy định thống
nhất về vấn đề thuyên chuyển
viên chức với các địa phương
khác.
Trong các phương án trên, phương án thứ ba được coi là hợp lý và tối ưu
hơn cả. Bởi lẽ một mặt giải quyết được nguyện vọng của chị H, không để xảy ra
khiếu nại, bức xúc, mặt khác, tạo ra nhu cầu, điều kiện để nghiên cứu, xem xét,
sửa đổi các quy định còn mâu thuẫn về vấn đề thuyên chuyển viên chức giữa các
địa phương. Một vấn đề khác, mặc dù phương án 1 và phương án 2 có thời gian
ngắn nhưng cách giải quyết này không chọn vẹn, mới chỉ dừng lại ở việc giải
8


quyết một chiều, một địa phương mà chưa có sự phối hợp cần thiết để đảm bảo
cho việc thuyên chuyển của chị H được thực hiện. Do đó, có thể sẽ đẩy chị H đến
chỗ sẽ không được tiếp nhận ở địa phương mới. Như vậy, lựa chọn phương án 3 là
phương án tối ưu nhằm đảm bảo một cách đầy đủ nhất về quyền, lợi ích chính
đáng của chị H cả ở địa phương cũ và địa phương nơi chị chuyển đến cơng tác.
Đây cũng chính là u cầu rất quan trọng trong phân cấp quản lý hành chính nhà
nước nói chung và phân cấp trong quyết định thuyên chuyển, tiếp nhận viên chức
của ngành giáo dục các địa phương nói riêng.
V. Giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp
Để thực hiện được phương án tối ưu (phương án 3) mà tiểu luận lựa chọn,
cần phải tiến hành các bước, các trình tự cụ thể như sau:
Bước 1, chuẩn bị thực hiện phương án:
Người có thẩm quyền của Phịng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo của thành phố CT và tỉnh LĐ xin ý kiến lãnh đạo Sở về cách thức giải quyết
nguyện vọng cho chị H. Khi được sự đồng ý của lãnh đạo Sở thì tiến hành các

bước để thực hiện phương án. Thời gian tiến hành 05 ngày làm việc.
Bước 2, tổ chức thực hiện phương án:
- Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ yêu cầu và
hướng dẫn chị H nộp hồ sơ xin thuyên chuyển cơng tác ra ngồi tỉnh theo quy định
(2 bộ). Hồ sơ phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau:
+ Đơn xin thuyên chuyển có ý kiến cho đi của Hiệu trưởng trường phổ thông
dân tộc nội trú PK.
+ Lý lịch theo mẫu 2a có dán ảnh (chụp cách thời gian gửi không quá 06
tháng) và xác nhận của Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú PK.
+ Bản sao quyết định vào biên chế (Quyết định công nhận hết tập sự, Quyết
định bổ nhiệm ngạch viên chức).
+ Bản sao quyết định lương hiện hưởng.
+ Bản sao phiếu đánh giá công chức, viên chức năm học 2008-2009.
+ Bản sao văn bằng sư phạm.
+ Bản sao hộ khẩu của chồng nơi xin đến.
+ Bản sao giấy đăng ký kết hôn.
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Thời gian hướng dẫn 01 buổi làm việc và gia hạn cho chị H với thời gian từ 3
đến 5 ngày làm việc để hoàn tất cả thụ tục về hồ sơ trên.
- Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ, trên cơ sở hồ sơ
của chị H, tiền hành trình lãnh đạo Sở xét duyệt cho phép chị H được thuyên
chuyển công tác đến trường phổ thông XM. Thời gian tiến hành 01 ngày làm việc.
- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xem xét hồ sơ, nguyện vọng
của chị H, sau đó trình Sở Nội vụ xem xét và cho ý kiến. Thời gian nghiên cứu 01
ngày và thời gian làm văn bản trình lên Sở Nội vụ 01 ngày làm việc.
- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ đồng ý thì soạn thảo cơng văn
để cho phép chị H được thuyên chuyển công tác. Công văn được lập thành 2 bản,
gửi cho chị H để đưa vào hồ sơ. Thời gian tiến hành 02 ngày làm việc.
9



- Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ liên hệ với
Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT để gửi hồ sơ cho
chị theo đúng con đường hành chính mà phía thành phố CT quy định. Thời gian 01
buổi làm việc để liên và và thời gian gửi theo đường bưu điện.
Bước 3: Các cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và giải quyết vấn đề làm
việc của chị H
- Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LĐ chuyển hồ sơ
xin thuyên chuyển công tác của chị H cho Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục
và Đào tạo thành phố CT. Thời gian tiến hành 01 ngày làm việc.
- Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT trình lãnh
đạo Sở xem xét. Thời gian tiến hành 01 ngày làm việc.
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT căn cứ nhu cầu biên chế viên chức
của trường phổ thông XM để quyết định có tiếp nhận chị H về công tác tại trường
này theo nguyện vọng của chị được hay khơng. Nếu có đủ điều kiện để tiếp nhận
thì Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố CT làm văn bản trình Sở Nội vụ thành phố
xin tiếp nhận và phân công về trường phổ thông XM công tác. Thời gian tiến hành
05 ngày làm việc
2. Kiến nghị
Qua tình huống đã nêu và cách giải quyết, cho thấy tính phức tạp của vấn đề
giải quyết, trình tự giải quyết và thời gian giải quyết. Tuy nhiên, khơng có cách
nào khác để đảm bảo điều kiện cho giáo viên H trong trường hợp này. Để tránh
tình trạng này có thể nảy sinh trong thực tế và thủ tục tiến hành nhanh gọn hơn
trong việc thuyên chuyển cán bộ, công chức trong ngành giáo dục ở các địa
phương, tiểu luận mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị cụ thể như sau:
* Đối với Trung ương
Một là, Chính phủ cần có định hướng thống nhất thông qua việc ban hành
Nghị định hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị để hướng dẫn và tạo điều
kiện cho các địa phương chủ động hơn nữa trong việc phối hợp, hiệp đồng nhằm
khắc phục những mâu thuẫn khơng đáng có trong điều kiện khác biệt ở mỗi địa

phương.
Hai là, đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ.
Ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể vấn đề thuyên chuyển giáo viên về
thẩm quyền, trình tự, thủ tục, quy trình, thời hạn, hồ sơ để các địa phương triển
khai thực hiện thống nhất. Sửa đổi thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGD &
ĐT-BNV theo hướng quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở
Giáo dục và Đào tạo, Phịng Giáo dục và Đào tạo.
* Đối với chính quyền dịa phương
Một là, tăng cường phân cấp quản lý giáo dục một cách mạnh mẽ hơn nữa
đến các đơn vị trường học. Từng bước thực hiện lộ trình giao quyền chủ động cho
Hiệu trưởng của các trường với việc cho phép thuyên chuyển và tiếp nhận giáo
viên để chủ động về nguồn nhân lực, đồng thời kiểm soát hữu hiệu chất lượng của
giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt sự nghiệp giáo dục trên địa
bàn của cơ sở.
10


Hai là, chủ động phối hợp, hiệp đồng với các địa phương trong việc ban
hành các văn quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian,... nhằm tạo ra tính thống
nhất chung. Đồng thời, có quy chế phối hợp giải quyết khi có những vướng mắc
nảy sinh tránh tình trạng các địa phương khơng tìm ra tiếng nói chung trong quản
lý làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức khi được luân chuyển,
thuyên chuyển.
Ba là, cần tiến hành tổ chức tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục các
quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo. Trong đó, tập trung giáo dục, động
viên khuyến khích cán bộ, cơng chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, biên giới và hải
đảo. Tránh tình trạng luân chuyển, thuyên chuyển làm ảnh hưởng đến tâm lý, thái
độ và ý thức trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức.
Bốn là, cần thường xuyên quan tâm đến đời sống của giáo viên, động viên

để phát huy sức lực của họ cho công tác giáo dục, đào tạo của trường. Đồng thời,
với các trường hợp có nhu cầu chuyển đi để hợp lý hố gia đình mà gặp các khó
khăn thì kịp thời đề đạt đến cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết thoả đáng,
không để giáo viên bức xúc dẫn đến khiếu kiện.
KẾT LUẬN
Mỗi địa phương có đặc thù riêng, vì vậy hoạt động thuyên chuyển giáo viên
tại các địa phương được xác định ở những thời điểm khác nhau, nội dung khác
nhau, quy trình, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ khác nhau. Điều này đã và đang gây nhiều
khó khăn cho chính các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục, đào
tạo tại địa phương và cho giáo viên. Thậm chí trong khơng ít trường hợp có thể
dẫn đến cách hiểu khơng đúng về hoạt động quản lý của các cơ quan có thẩm
quyền, dễ dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện và các bức xúc khác, ảnh hưởng đến chất
lượng công việc của người giáo viên, đến sản phẩm mà họ cung ứng cho xã hội. Vì
vậy, vấn đề này cần được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết, nhất là chính
quyền các địa phương tích cực phối hợp với nhau để khắc phục các mâu thuẫn, cản
trở trong giải quyết thuyên chuyển giáo viên đi địa phương khác và tiếp nhận giáo
viên ở địa phương khác về cơng tác tại địa phương mình. Các cấp chính quyền địa
phương và cơ quan chun mơn quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo phải thực
sự nghiêm túc trong vấn đề này bởi muốn nâng cao chất lượng quản lý nhà nước
về giáo dục, đào tạo tại địa phương thì phân cấp quản lý giáo dục nói chung và
thun chuyển cơng tác của giáo viên nói riêng phải lấy hiệu quả làm đầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLTBGD&ĐT-BNV ngày 14/7/2008 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,
Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
11


2.

3.
4.
5.
6.
7.

Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/ 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Nghị định số 48/2008/NĐCP ngày 17/4/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Nội vụ;
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 38/2005/QH11
ngày 14/6/2005 về giáo dục.

12



×