Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nướcvai trò của quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.11 KB, 13 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trên phạm vi toàn cầu, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân
gây thương vong và tử vong nhiều nhất cho con người. Hàng năm, số vụ tai nạn giao
thông lại tăng thêm 10% (con số này ở các nước nghèo và đang phát triển, trong đó
có Việt Nam cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển). Phổ biến nhất ở phần
lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông đường bộ là tai
nạn giao thông xảy ra đối với những phương tiện giao thông đang tham gia giao
thông trên các tuyến đường bộ hay trên đường chuyên dùng và đối với người đi bộ.
Đây là loại tai nạn thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy 2 bánh, hậu quả là làm
cho nhiều người bị chết hoặc bị thương, kèm theo đó là các thiệt hại về tài sản, thời
gian, công sức của nhiều gia đình và cơ quan nhà nước khi tham gia giải quyết vụ
việc.
Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều, trong đó chủ yếu nhất là do ý
thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông còn chưa đầy đủ, cơ sở hạ
tầng và phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn…Hiện
nay, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra phổ biến, hàng ngày, hàng giờ trên phạm vi
cả nước. Vì vậy, quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ nhằm phòng
chống tai nạn giao thông một cách có hiệu quả luôn là vấn đề xã hội được Nhà nước
quan tâm giải quyết bằng nhiều biện pháp cụ thể như về nhận thức, thể chế, thanh tra,
kiểm tra, đôn đốc, truy cứu trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật…Tuy
nhiên, cho đến nay, tình trạng tai nạn giao thông đường bộ vẫn luôn là vấn đề nhức
nhối của toàn xã hội.
Để góp phần đánh giá đúng đắn, chính xác vai trò của quản lý nhà nước về giao
thông đường bộ và góp phần tìm ra giải pháp cho vấn đề này, trong phạm vi tiểu luận
tình huống quản lý nhà nước đề cập đến một vụ tai nạn giao thông do một cán bộ,
công chức nhà nước gây ra, trên cơ sở đó phân tích các hệ quả pháp lý kéo theo; việc
giải quyết của các cơ quan chức năng; phân tích nguyên nhân, hậu quả nhằm tìm ra
phương án hiệu quả nhất cho việc giải quyết tình huống đặt ra.
I. Mô tả tình huống



Vào hồi 20 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 2010, trước cổng trường Trung
học phổ thông T thuộc phường TST, thị xã ST, thành phố HN xảy ra một vụ tai nạn
giao thông nghiêm trọng giữa xe mô tô biển kiểm soát 33H-2478 do Phan Văn T (29
tuổi, là cán bộ của Phòng Tư pháp thị xã ST) điều khiển với xe mô tô biển kiểm soát
30Y-7302 do Nguyễn Thị P (35 tuổi, là giáo viên trường mầm non SL) điều khiển. T
và P đều cùng cư trú ở phường TST. Khi xảy ra tai nạn, cả T và P đều được người dân
đưa vào bệnh viện để cứu chữa kịp thời. Hậu quả: T chỉ bị thương nhẹ; hai xe mô tô
đều bị hư hỏng nặng, trong đó xe mô tô của P bị hư hỏng ước tính 20 triệu đồng; P bị
thương với tỷ lệ thương tật được xác định là 20%. Nguyên nhân tai nạn là do Phan
Văn T điều khiển phương tiện chuyển hướng mà không có tín hiệu báo hướng rẽ và
theo kết luận của cơ quan Công an trong hơi thở của T có nồng độ cồn vượt quá 0,4
miligam/1lít khí thở. Ngoài ra, tại địa điểm đó còn có rất nhiều quán ăn, biển hiệu,
phương tiện của khách để lấn ra hết phần đường dành cho người đi bộ và làm cản trở
tầm nhìn quan sát của người tham gia giao thông. Bên lề đường nơi xảy ra tai nạn còn
bề bộn đất đá được đào lên để cải tạo hệ thống thoát nước chưa kịp lấp. Về phía
người bị thiệt hại: P phải nằm viện 30 ngày do các vết thương ở phần tay, chân, đầu
và đặc biệt là chấn thương về tâm lý khiến chị thường xuyên rơi vào tình trạng hốt
hoảng. Gia đình P ở xa bệnh viện, chồng làm ở một đơn vị quân đội, hai con còn nhỏ,
không có người chăm sóc trong thời gian điều trị nên phải thuê người trông nom tại
bệnh viện và mẹ chị P ở quê phải đến nhà để trông nom và đưa hai cháu con chị P đi
học.
Vụ việc được cơ quan Công an thị xã ST thụ lý giải quyết. Ngày 7/5/2010,
Trưởng Công an thị xã ST ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 58/QĐXPHC xử phạt T với số tiền là 1.500.000 đồng. Về phía T đề nghị bồi thường cho P
số tiền là 20.000.000 đồng, gồm: 15 triệu đồng đền bù xe mô tô bị hư hỏng; 5 triệu
đồng cho các chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện (trên cơ sở chứng từ kê khai các
khoản viện phí trong thời gian P nằm viện). Từ khi xảy ra vụ việc cho đến khi có
quyết định xử phạt T vẫn được điều khiển xe mô tô. Theo như dư luận thì việc xử lý
T là chưa thoả đáng. Về phía gia đình P không chấp nhận mức bồi thường do T đặt ra
2



nên hai bên gia đình đã nhiều lần có lời qua, tiếng lại, thậm chí còn đe doạ nhau giải
quyết bằng những biện pháp tiêu cực.
II. Nguyên nhân và hậu quả
1.

Nguyên nhân

a)

Nguyên nhân khách quan
Tai nạn giao thông và phương án xử lý của các cơ quan chức năng có nguyên
nhân khách quan từ các vấn đề sau:
Thứ nhất, hiện trạng đường giao thông tại địa điểm xảy ra tai nạn còn nhiều bất
cập như đường hẹp, không có phần đường dành cho các loại phương tiện thô sơ và
người đi bộ, nhiều quán ăn vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ
và trật tự an toàn giao thông đô thị để biển hiệu và phương tiện của khách lấn chiếm
lòng, lề đường khiến đường càng chật hẹp thêm, cản trở người và phương tiện tham
gia giao thông, tăng nguy cơ mất an toàn giao thông.
Thứ hai, công tác quản lý giao thông của chính quyền địa phương còn hạn chế.
Thường vào những đợt triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và trật
tự an toàn giao thông đô thị thì chính quyền địa phương (nòng cốt là lực lượng cảnh sát
giao thông thuộc Công an thị xã ST và Công an phường) mới tổ chức kiểm tra, dẹp được
các vi phạm lấn chiếm lòng, lề đường. Bên cạnh đó, việc tổ chức cải tạo hệ thống thoát
nước của địa phương được tiến hành rất thiếu trách nhiệm. Sau khi đào và cải tạo xong
thì các lực lượng bỏ lại đất đá, không san lấp lại mà người dân khi sau nhiều ngày không
thấy các lực lượng đó làm thì tự chủ động làm lấy hoặc phải thuê người san lấp. Hiện
tượng “đánh trống bỏ dùi” đã trở thành hành động thường xuyên của chính quyền địa
phương tại đây.
Thứ ba, chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính, đặc biệt là trong

trường hợp gây ra tai nạn của T chưa đủ sức răn đe, việc áp dụng chế tài còn chưa
đúng và chưa có biện pháp hữu hiệu để giám sát việc đảm bảo thực thi chế tài khi
được áp dụng. Hành vi vi phạm hành chính của T chỉ bị áp dụng phạt tiền là không
đúng mà theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định của Chính phủ số
34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tước quyền sử
3


dụng giấy phép lái xe (có thời hạn: 60 ngày, nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa
tới mức nghiêm trọng hoặc không có thời hạn, nếu gây tai nạn giao thông từ mức
nghiêm trọng trở lên). Tuy nhiên, mức độ như thế nào được coi là nghiêm trọng để
đánh giá hậu quả là “chưa tới mức nghiêm trọng” hay từ mức nghiêm trọng trở lên và
“trở lên” đến đâu thì truy cứu trách nhiệm hành chính thì chưa có hướng dẫn cụ thể.
Hiện chỉ có thể căn cứ vào nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao ngày 17/4/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật hình sự để xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính với tội phạm được
quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp nếu có áp dụng biện pháp
tước quyền sử dụng giấy phép thì cũng không có cơ chế để kiểm tra, giám sát hay
ngăn chặn hành vi tiếp tục sử dụng xe mô tô của T.
Ngoài ra, T là cán bộ, công chức vi phạm thì ngoài việc phải gánh chịu trách
nhiệm hành chính như các công dân khác thì còn phải gánh chịu trách nhiệm kỷ luật
vì đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, do ý thức chấp hành quy tắc về trật tự an toàn giao thông đường bộ và
trật tự an toàn giao thông đô thị của phần lớn người dân địa phương còn chưa cao,
nhất là các hộ kinh doanh khi việc lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh đã trở
thành phổ biến. Khách hàng đến ăn uống cũng không quan tâm đến việc phương tiện
của mình có thể gây mất an toàn giao thông cho người khác mà phó mặc cho nhà
hàng. Mặt khác, ý thức xây dựng dân chủ ở cơ sở của người dân chưa cao khi liên
tiếp trong nhiều năm, chính quyền địa phương có nhiều hoạt động về sửa chữa hệ

thống thoát nước, cải tạo các công trình dân sinh nhưng thực hiện không đến nơi đến
chốn mà không hề có sự phản hồi từ phía người dân hoặc có nhưng không hữu hiệu
vì thiếu tính tập thể, tính tổ chức thông qua các tổ chức đoàn thể của nhân dân.
b)

Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, thói quen sinh hoạt uống rượu, bia trước khi điều khiển xe mô tô của
phần lớn cán bộ, công chức hiện nay. Phần lớn công dân Việt Nam, trong đó có đội
ngũ cán bộ, công chức hiện nay vẫn giữ thói quen uống rượu, bia sau giờ làm việc,
tiếp khách cơ quan, khách của cá nhân, sau khi tổ chức hội nghị…với truyền thống
“nam vô tửu như kỳ vô phong” và hiện tượng “quá chén” xảy ra như “cơm bữa”
4


khiến cho hành vi trở nên thiếu chuẩn mực, thiếu chính xác, là nguy cơ dẫn đến nhiều
biểu hiện tiêu cực, đặc biệt là sau khi uống rượu, bia điều khiển xe mô tô là nguy cơ
rất lớn dẫn đến tai nạn giao thông cho bản thân mình và cho những người tham gia
giao thông khác.
Thứ hai, do ý thức tham gia giao thông còn chưa cao do chưa hiểu biết đầy đủ
các quy tắc an toàn giao thông đường bộ, thậm chí một bộ phận không nhỏ còn coi
thường các quy tắc đó thể hiện ở các hành vi như không đội mũ bảo hiểm, không sử
dụng gương chiếu hậu, không kiểm tra tính năng an toàn của phương tiện một cách
thường xuyên,… nhất là sử dụng rượu, bia khi lái xe mô tô, không thực hiện các hành
vi để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông khác như chạy xe
quá tốc độ; vượt, chuyển hướng…không đúng quy định về an toàn giao thông.
Thứ ba, do tâm lý nể nang đối với đối tượng vi phạm. T là người làm việc tại
cơ quan tư pháp của thị xã ST nên có mối quan hệ cá nhân với những người làm việc
tại cơ quan Công an huyện T, việc áp dụng chế tài phạt thiếu đầy đủ theo quy định là
trái pháp luật.
2.


Hậu quả

a)

Về phía Nhà nước
Việc đặt ra các quy tắc giao thông đường bộ là yêu cầu không thể thiếu đối với
Nhà nước nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và ngăn ngừa tai nạn.
Khi ý thức người tham gia giao thông thấp, vi phạm và tai nạn xảy ra nhiều sẽ làm
cho kỷ cương Nhà nước, pháp luật trở nên thiếu hiệu quả trong điều chỉnh hành vi
của cá nhân, tổ chức; làm giảm hiệu lực quản lý và cơ chế quản lý nhà nước về giao
thông đường bộ. Việc Nhà nước phải tăng cường hiệu quả hoạt động của các lực
lượng cảnh sát giao thông (số lượng người, phương tiện, công cụ hỗ trợ, tài chính
đảm bảo), an ninh trật tự và trong những thời điểm nhất định phải huy động cả sự
tham gia của các tổ chức đoàn thể; tăng cường công tác xử lý vi phạm sẽ tốn kém
nhiều chi phí cho ngân sách nhà nước.

b)

Về phía xã hội
Các tai nạn giao thông đường bộ nói chung có thể kéo theo những thiệt hại
khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai tang người chết, chi phí y tế cho người bị
5


thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ
tai nạn giao thông đó, các thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị
tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Mặt khác, tai nạn giao thông gây
nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để
lại những di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của

người đó.
c)

Về phía người dân
Sống trong một quốc gia, một địa phương mà xảy ra quá nhiều tai nạn giao
thông thì sẽ gây nên hiện tượng tâm lý bất an cho người dân, nhất là những người
thường xuyên tham gia giao thông.
Các tai nạn giao thông không chỉ ảnh hưởng đến những người gây tai nạn và
người bị tai nạn mà còn cả gia đình, thân nhân, bạn bè, đồng nghiệp… của họ. Khi tai
nạn giao thông dẫn đến hậu quả thiệt hại về sức khoẻ, tài sản cho mỗi cá nhân, gia
đình – tế bào của xã hội, thì cũng tức là làm giảm sút các nguồn lực xã hội. Mặt khác,
khi việc xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng không nghiêm minh, không đúng
đắn hay lợi ích của các bên không được giải quyết một cách thoả đáng thì sẽ tiềm ẩn
nhiều tiêu cực như sự bất mãn của người dân với cơ quan nhà nước, các tranh chấp,
xích mích giữa các bên với nhau dẫn đến các mâu thuẫn mà có thể là nguyên nhân
dẫn đến các hành vi tiêu cực khác làm mất an ninh và trật tự an toàn xã hội.
III. Xác định mục tiêu tình huống
Mục tiêu của tình huống là xác định hành vi vi phạm hành chính của một cán
bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và kết quả xử lý của
cơ quan có thẩm quyền, để từ đó đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật
tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị tại địa phương,
nhằm tìm ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề đặt ra.
IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án
Để giải quyết vụ việc trên, trong phạm vi tiểu luận đề xuất một số phương án
sau:
Tên phương án
Ưu điểm
Nhược điểm
Ra quyết định áp Khắc phục quyếtViệc đảm bảo thực hiện chế tài về
6



dụng biện pháp định xử phạt hànháp dụng biện pháp khắc phục hậu
khắc

phục

hậu chính trái pháp luậtquả là tước quyền sử dụng giấy

quả là tước quyền về mặt nội dung,phép lái xe để buộc T không được
sử

dụng

giấy thể hiện sự cônglái xe trong thời gian bị tước quyền

phép lái xe của T. bằng, nghiêm minhsử dụng giấy phép không có cơ chế
của pháp luật vàgiám sát thực hiện. Mặt khác, xuất
quyền

lực

nhàphát từ những lý do mà như

nước, góp phần bảonguyên nhân về khách quan, chủ
đảm pháp chế xãquan đã phân tích thì việc sửa
hội chủ nghĩa.

quyết định xử phạt của Trưởng
Công an thị xã ST phải thông qua

chính hành vi của chủ thể đó là rất
khó khăn, cần phải thông qua hành
vi tố cáo của P hoặc của Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức thành viên
thị xã cùng thủ tục giải quyết tố
cáo theo quy định của Luật khiếu
nại, tố cáo. Như vậy, thời gian để
sửa quyết định xử phạt sẽ rất lâu
mà trong thời gian đó các bên có
thể nảy sinh những hành vi tiêu
cực do mâu thuẫn phát sinh.
Mặt khác, do vụ việc xảy ra vào
tháng 4, tức thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính chưa hết nên
không thể ban hành quyết định áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả

một cách độc lập.
Yêu cầu Ban hoà Tiết kiệm được thờiKiến thức pháp lý của các thành
giải của phường gian và công sứcviên trong Ban hoà giải còn hạn
7


TST hoà giải vụ giải quyết vụ việcchế nên không thể hướng dẫn các
việc trên.

bằng thủ tục tố tụngbên thoả thuận một phương án bồi
dân sự tại Toà án.

thường hợp lý. Đặc biệt, bên gây

thiệt hại lại là người có kiến thức
pháp lý nhưng cố tình không thực
hiện bồi thường thoả đáng theo

quy định của pháp luật.
Đình chỉ thi hành Đảm bảo tính đúngQuá trình giải quyết vụ việc theo
và huỷ bỏ quyết đắn trong áp dụngthủ tục tố tụng dân sự phải tốn kém
định xử phạt vi chế tài xử phạt vivề thời gian, tiêu tốn công sức của
phạm hành chính phạm hành chínhcác bên khi tham gia vào các giai
số 58/QĐ-XPHC, đối với T.
ban hành quyết Ngăn

chặn

đoạn tố tụng.
các

định xử phạt vi hành vi tiêu cực có
phạm

vi

phạm thể phát sinh do

hành chính mới mâu thuẫn giữa các
và hướng dẫn P bên, giúp cho P tìm
các thủ tục cần kiếm phương tiện
thiết để khởi kiện bảo vệ quyền lợi
vụ án dân sự tại của mình một cách
Tòa án nhân dân hợp pháp.

thị xã ST.
Trong các phương án trên, phương án thứ 3 là tối ưu hơn cả bởi nó đáp ứng
được nhiều nhất các yêu cầu của pháp luật trong giải quyết vụ việc, đồng thời tạo nền
tảng vững chắc cho việc bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực
hiện các công việc của Nhà nước và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
V. Lập kế hoạch tổ chức phương án tối ưu
Để thực hiện phương án tối ưu, cần phải thực hiện một số bước cụ thể như sau:
STT

Các bước

Chủ thể thực
hiện
8


1

1.Giải quyết lại toàn bộ vụ việc theo quy định của Công an thị xã ST
pháp luật
a) Xem xét lại toàn bộ các bước trong trình tự
điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
theo quy định tại Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Công an số 18/2007/QĐ-BCA ngày 05/1/2007
ban hành quy trình điều tra giải quyết tai nạn
giao thông đường bộ do cán bộ thụ lý vụ việc
của mình thực hiện.
b) Ra quyết định huỷ bỏ Quyết định xử phạt vi Trưởng Công an
phạm hành chính số 58/QĐ-XPHC và ban hành


thị xã ST

quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới theo
hướng giữ nguyên mức phạt tiền 1.500.000 đồng
và bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả tước
quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn (60
ngày) vì theo quy định tại Nghị quyết của Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số
02/2003/NQ-HĐTP, trường hợp vi phạm của T
không thuộc một trong các tình tiết “gây thiệt hại
nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”,
“gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại
Điều 202 Bộ luật hình sự.
c)Trong thời gian 3 ngày, kể từ ngày ban hành Đội Cảnh sát giao
quyết định yêu cầu T đến Công an thị xã ST để thông Công an thị
nhận hai quyết định nói trên và thi hành ngay

xã ST

trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao
quyết định.
d)Thông báo vụ việc trên bằng công văn cho cơ Công an thị xã ST
quan (Phòng tư pháp) nơi T công tác để thực
hiện các biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định
của Luật cán bộ, công chức.
9


e)Hướng dẫn cho P liên hệ với Toà án nhân dân
thị xã ST để giải quyết việc bồi thường theo thủ

tục tố tụng dân sự.
Xử lý kỷ luật đối với T

2

Uỷ ban nhân dân

Phòng Tư pháp xem xét trách nhiệm của T với tư

thị xã ST
Bí thư chi bộ

cách là đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ vì đã
không chấp hành các quy định pháp luật về an
toàn giao thông đường bộ.
Xem xét trách nhiệm của cán bộ, công chức

Phòng Tư pháp

trong thực hiện pháp luật và cam kết đảm bảo an
toàn giao thông đường bộ đã ký kết.
Thành lập Hội đồng xem xét kỷ luật cán bộ, Uỷ ban nhân dân
công chức để xem xét kỷ luật đối với T.
thị xã ST.
Ra quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức được Chủ tịch UBND
quy định trong Luật cán bộ, công chức và tổ

thị xã ST

chức thực hiện quyết định.

Giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của P Toà án nhân dân

3

theo thủ tục tố tụng dân sự.
Căn cứ quy định tại Nghị quyết của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số
01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của T. Theo đó,
T phải trả cho P các chi phí do sức khoẻ bị xâm
phạm gồm:
-

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm
sút của P bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa P
đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua
các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang,
10

thị xã ST


chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền
máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ;
tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền
bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho P theo chỉ định
của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho

P (nếu có) …
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị
mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị, gồm: tiền tàu, xe đi lại , tiền
thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi
thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong
những người chăm sóc cho người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu
cầu của cả sở y tế.
Bên cạnh các khoản bồi thường thiệt hại nói
trên, T cũng phải bồi thường một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà P gánh
chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thần tối đa không quá ba mươi tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.
Bồi thường toàn bộ chi phí khắc phục tài sản là
xe mô tô của P đã bị hư hỏng trên cơ sở kết luân
giám định của cơ quan Công an.
VI. Kết luận và kiến nghị
1.

Kết luận
Kể từ năm 1896 khi mà chiếc ô tô chạy thử đầu tiên xuất xưởng tại Anh cán
chết 2 người và 3 năm sau ở Mỹ mới có một người chết do ô tô gây nên thì từ đó
những cái chết và thương tích do phương tiện giao thông gây nên ngày một nhiều.
Ngày nay, tai nạn giao thông đã trở nên phức tạp, đa dạng hơn rất nhiều, nhất là tai
nạn giao thông đường bộ do ô tô, xe 2 bánh gây ra. Theo đánh giá của các chuyên gia
11



kinh tế thì đây là một hiểm hoạ không chỉ cho riêng Việt Nam mà của nhiều quốc gia
khác trên thế giới, bởi nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho
người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử vong vì TBGTĐB và hàng
chục triệu người khác bị thương tích. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh
tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại
về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ TNGT đó cùng
với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của những
người chăm sóc người đó. Mặt khác TNGT gây nên những tác động tâm lý cả trước
mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại nhũng di chứng về tâm lý hết
sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa
phương, một quốc gia xảy ra TNGT quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư
dân ở đó.
2.

Kiến nghị
Để hạn chế và giải quyết tốt tai nạn giao thông trong những tình huống tương
tự như trên, trong phạm vi tiểu luận kiến nghị một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, đối với Bộ Giao thông vận tải: cần tích cực triển khai tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho nhân dân, cho đội ngũ cán
bộ, công chức ở các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Kiến nghị với
Chính phủ sửa đổi Nghị định số 34/2010/NĐ-CP về việc khi đã tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe thì phải tạm giữ phương tiện trong thời gian đó, đồng thời khi phát
hiện người bị xử phạt tiếp tục điều khiển xe mô tô trong thời gian bị tước quyền sử
dụng giấy phép thì sẽ tịch thu phương tiện của người đó đang bị tạm giữ, chứ không
chỉ xử phạt vi phạm hành chính mới có tình tiết tăng nặng kèm theo. Mặt khác, cần
sớm ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 34/2010/NĐ-CP để tạo điều kiện cho
các cơ quan chức năng áp dụng đúng chế tài xử phạt. Tích cực triển khai các dự án
cải tạo hệ thống giao thông đáp ứng yêu cầu thực tế.
Thứ hai, đối với chính quyền thị xã ST: đề cao trách nhiệm trong kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn và xử lý nghiêm

minh các hộ dân lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh , đặc biệt là tránh tái diễn
“đánh trống bỏ dùi” trong cải tạo các công trình dân sinh như thời gian qua.
12


Mặt khác, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ
trên địa bàn, phát huy vai trò của các Tổ hoà giải ở địa phương nhằm người bị tai nạn
giao thông hoà giải, thoả thuận mức bồi thường hợp lý, không để phải giải quyết theo
thủ tục tố tụng dân sự, tạo gánh nặng cho các cơ quan tư pháp.
Tai nạn giao thông và việc giải quyết tai nạn giao thông vốn dĩ rất phức tạp,
đặc biệt là với những vụ việc gây nên hậu quả nghiêm trọng như chết người, tổn hại
cho sức khoẻ của người tham gia giao thông, hư hại tài sản…Chính vì vậy, đây không
chỉ là vấn đề mà các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm mà là
nỗi lo lắng của toàn xã hội khi mà ý thức tham gia giao thông của đại bộ phận quần
chúng nhân dân còn thấp, ngay cán bộ, công chức nhà nước - những người làm việc
cho Nhà nước, thường xuyên thực hiện pháp luật cũng không am hiểu và không
gương mẫu trong chấp hành các quy tắc an toàn giao thông đường bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.

Bộ Công an, Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA ngày 05/01/2007 ban hành quy trình
điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ;

4.

Chính phủ, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

5.


Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng;

6.

Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự;

7.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh xư lý vi phạm hành chính năm 2002;

13



×