BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
________________
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ LÊN MỨC GIÁ CỦA QUỐC GIA
TRONG CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
________________
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ LÊN MỨC GIÁ CỦA QUỐC GIA
TRONG CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã ngành: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính quốc tế lên
mức giá của quốc gia trong các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau” là công trình nghiên cứu
của riêng rôi và có sự hỗ trợ của Giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Khắc Quốc
Bảo. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực; các nội dung trích dẫn
đều được ghi rõ nguồn gốc, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa
được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 31 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Hà
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 4
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 6
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................... 8
1.6. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ......... 11
2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 11
2.1.1.
Tác động của chế độ tỷ giá lên mức giá quốc gia
11
2.1.2.
Tác động của hội nhập tài chính quốc tế lên mức giá quốc gia
13
2.1.3.
Sự tác động của hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá hối đoái lên mức
giá quốc gia
16
2.2. Các bằng chứng thực nghiệm ...................................................................... 19
2.2.1.
Yếu tố tỷ giá
19
2.2.2.
Yếu tố lạm phát
20
2.2.3.
Yếu tố hội nhập tài chính
21
2.2.4.
Sự kết hợp các yếu tố
23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
3.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 24
3.1.1.
NPL- Mức giá quốc gia
26
3.1.2.
Hô ̣i nhâ ̣p tài chính quố c tế (FIN)
26
3.1.3.
Phân loa ̣i chế đô ̣ tỉ giá hố i đoái (FLO)
30
3.2. Dữ liệu ............................................................................................................ 32
3.2.1.
Mẫu
32
3.2.1.1. Mối quan hệ giữa mức giá quốc gia (NPL) và hội nhập tài chính
(FIN) dưới chế độ tỷ giá cố định và thả nổi theo hai cách phân loại LYS và
RR
34
3.2.1.2. Tương quan kỳ vọng giữa các biến:
37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 41
4.1. Phân tích thống kê miêu tả .......................................................................... 41
4.2. Kiểm định ...................................................................................................... 44
4.2.1.
Kiểm định LM
44
4.2.2.
Kiểm định Heteroskedasticity: Breusch-Pagan-Godfrey
45
4.2.3.
Kiểm định Hausman
45
4.2.4.
Kiểm định Wald
46
4.3. Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................ 49
4.3.1.
Tất cả các nước gồm cả OECD và non OECD (42 nước) trong giai
đoạn 2001-2014
49
4.3.2.
Kết quả tại các nhóm nước
51
4.3.3.
Mô hình cho Việt Nam giai đoạn từ 2001-2014
55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ...................................................................... 59
5.1. Kết quả nghiên cứu....................................................................................... 59
5.2. Áp dụng thực tiễn của đề tài ........................................................................ 60
5.3. Hướng nghiên cứu mở rộng ......................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 63
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 66
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
CREDIT
DUR
FA
FIN
FL
LYS
NPL
OECD
OPEN
PPP
RR
SIZE
Đo lường mức đô ̣ phát triể n của hê ̣ thố ng tài chiń h
nô ̣i điạ
Đo lường cho số năm tồn tại của mô ̣t chế đô ̣ tỷ giá
hố i đoái
Tổ ng của tài sản nước ngoài của quốc gia
Hô ̣i nhâ ̣p tài chiń h quốc tế của quốc gia
Nơ ̣ nước ngoài của quốc gia
Cách phân loại tỷ giá hối đoái của Levy-Yayati và
Sturzenegger
Mức giá quốc gia
(Organisation for Economic Co-operation and
Development) Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Đo lường mức độ mở cửa thương ma ̣i
Sức mua tương đương
Cách phân loại tỷ giá hối đoái của Reinhart và
Rogoff
Dân số quố c gia
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.3 Tóm tắt cách phân loại tỷ giá theo LYS ................................................. 32
Bảng 3.2.1 Phân loại nước OECD và nước đang phát triển ..................................... 33
Bảng 3.2.1.2 Tóm tắt kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ............................... 40
Bảng 4.1.1 Thống kê miêu tả của 42 nước................................................................ 41
Bảng 4.1.2 Thống kê miêu tả của 30 nước OECD .................................................... 42
Bảng 4.1.3 Thống kê miêu tả của 12 nước không thuộc OECD ............................... 43
Bảng 4.2.1 Kết quả kiểm định LM ............................................................................ 44
Bảng 4.2.2 Kết quả kiểm định Heteroskedasticity: Breusch-Pagan-Godfrey........... 45
Bảng 4.2.3 Kết quả kiểm định Hausman .................................................................. 45
Bảng 4.2.4.1 Kết quả kiểm định Wald cho 42 nước ................................................. 46
Bảng 4.2.4.2 Kết quả kiểm định Wald cho 30 nước OECD ..................................... 47
Bảng 4.2.4.3 Kết quả kiểm định Wald cho 12 đang phát triển ................................. 48
Bảng 4.3.1 Kết quả hồi quy cho 42 nước .................................................................. 49
Bảng 4.3.2.1 Kết quả hồi quy cho 30 nước OECD ................................................... 52
Bảng 4.3.2.2 Kết quả hồi quy cho 12 nước không thuộc OECD .............................. 53
Bảng 4.3.3 Kết quả hồi quy cho Việt Nam ............................................................... 57
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.2.4.1. Tương quan của toàn bộ các nước trong mẫu nghiên cứu ................. 34
Hình 3.2.4.2. Tương quan của các nước OECD ...................................................... 35
Hình 3.2.4.3. Tương quan của các nước không thuộc OECD ................................ 36
1
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá hối đoái lên mức giá
quốc gia. Quá trình hội nhập tài chính quốc tế có ảnh hưởng khác nhau đến mức giá của
quố c gia trong các chế độ tỷ giá cố định và thả nổi. Dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi,
hội nhập tài chính sâu rộng hơn làm giảm mức giá của quốc gia. Hội nhập tài chính quốc
tế sẽ làm giảm mức giá quốc gia ở những nước cho phép thả nổi tỷ giá hối đoái. Ngược
lại, dưới chế độ tỷ giá hối đoái được quản lý, hội nhập tài chính làm tăng mức giá. Và
kết quả nghiên cứu được chính xác hơn, cần xem xét các yếu tố vĩ mô có thể làm tương
tác làm ảnh hưởng lên mức giá quốc gia như GDP, dân số, độ mở thương mại, thời gian
tồn tại của chế độ tỷ giá hối đoái và mức độ phát triển của tín dụng tư nhân tại các quốc
gia đang xem xét. Vậy hội nhập tài chính đang diễn ra đóng vai trò gì, chế độ tỷ giá hố i
đoái ảnh hưởng gì đến mức giá quốc gia trong quá trình này?
Những bằ ng chứng thực nghiê ̣m của nhiều giả thuyết đưa ra nhằm làm rõ cho vấ n đề này
hiê ̣n nay vẫn còn rất mơ hồ . Chính vì thế mà việc quyết đinh
̣ thực hiê ̣n bài nghiên cứu
này dựa trên mô ̣t kế t quả nghiên cứu thực nghiê ̣m ở các nước OECD và các nước đang
phát triể n. Sử du ̣ng mô hiǹ h hồi quy Panel OLS kết hợp với các phương pháp kiể m đinh
̣
để đánh giá tác động của hô ̣i nhâ ̣p tài chính lên mức của giá của quố c gia dưới những
chế độ tỷ giá hố i đoái khác nhau.
Từ những kết quả ước lươ ̣ng, đánh giá đươ ̣c mức đô ̣ mà mức giá của mô ̣t quố c gia bi ̣
tác động khi có hô ̣i nhâ ̣p tài chính, đồng thời xem xét vai trò của những chế đô ̣ tỷ giá
hố i đoái khác nhau trong quá triǹ h tác đô ̣ng. Hy vo ̣ng kế t quả tìm đươ ̣c có thể giúp ích
cho những nhà hoa ̣ch đinh
̣ chiń h sách có những chin
́ h sách về tỷ giá hố i đoái thić h hơ ̣p
để đạt được một mức giá mà quố c gia mong muốn trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p tài chính.
Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa mức giá quốc gia, hội nhập tài chính
dưới một chế độ tỷ giá hối đoái. Quá trình hội nhập tài chính quốc tế có ảnh hưởng khác
2
nhau như thế nào đến mức giá của quố c gia trong các chế độ tỷ giá thực tế (có quản lý
và linh hoạt) như thế nào ở các quố c gia OECD, các quố c gia không thuộc OECD, cả
hai nhóm nước trên cũng như ở Việt Nam như thế nào. Từ việc xác định mối quan hệ
đó sẽ hướng ra các hướng đi cho các nhà hoạch định có thể sử dụng để đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế, hội nhập tài chính và ổn đinh mức giá quốc gia. Và làm sao để hài
hòa các điều kiện này, xác định chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp để đáp ứng mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, giảm mức giá quốc gia đặc biệt là ở các nước hội nhập tài chính
chưa cao.
Đánh giá được hội nhập tài chính có ảnh hưởng đến mức giá quốc gia tại Việt Nam hay
không, nếu ảnh hưởng thì ảnh hưởng đến mức độ nào?
Sử dụng phương pháp mô hình Random effect đối với phương trình để xác định mối
quan hệ giữa các yếu tố lên mức giá quốc gia:
Log NPLit = c + β0x FIN it + β1{FLOit x FIN it} + β2FLOit + Ґ’Xit + εit
Trong đó:
Vector Xit chứa một bô ̣ biến kiể m soát:
X’it = (log GDPit, OPEN it, log SIZE it, OPENit x log GDP it, DUR it, CREDIT it)
Log GDPit: log của GDP biǹ h quân đầu người.
OPEN đo lường mức độ mở cửa thương ma ̣i, đươ ̣c tin
́ h bằng cách lấ y xuấ t khẩu cộng
nhâ ̣p khẩ u chia cho GDP
SIZE đươ ̣c đo bằng dân số quốc gia
DUR: đo lường cho số năm tồn tại của mô ̣t chế đô ̣ tỷ giá hố i đoái.
3
CREDIT: đo lường mức độ phát triể n của hê ̣ thố ng tài chin
́ h nô ̣i đia,̣ được tính bằ ng
cách lấ y Log của tín dụng khu vực tư nhân chia cho GDP.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở tất cả các nước hay từng nhóm nước OECD và không
thuộc OECD, trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế, mức giá quốc gia tăng lên chỉ
trong trường hợp tỷ giá hối đoái được quản lý. Ngược lại, dưới chế độ tỷ giá thả nổi thì
quá trình hội nhập tài chính sẽ làm giảm mức giá quốc gia. Kết quả này đặc biệt rõ nét
ở nhóm nước không thuộc OECD. Tuy nhiên ở Việt Nam kết quả không thực sự thuyết
phục. Mức giá quốc gia Việt Nam ngoài hội nhập tài chính quốc tế còn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố vĩ mô khác.
Từ khóa: mức giá quốc gia, hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá hối đoái.
4
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.
Lý do chọn đề tài
Trước đây khi so sánh giá cả hàng hóa giữa các quốc gia người ta thường sử dụng khái
niệm Ngang giá sức mua (PPP) Tuy nhiên, khó so sánh được giá của cùng một giỏ hàng
hóa giữa các quốc gia khi quy về cùng loại tiền tệ khi tỷ giá biến động và giỏ hàng hóa
của các quốc gia không hoàn toàn như nhau. Từ lâu đã có một nghi ngờ rằng ngang giá
sức mua tương đương (PPP) không tồn tại trong thực tế. Balassa (1964) và Kravis và
Lipsey (1983) cho rằng một độ lệch có hệ thống từ PPP đã được khẳng định bằng thực
nghiệm. Balassa cho rằng sự khác biệt thu nhập thực tế nắm bắt sự khác biệt về năng
suất giữa các quốc gia, trong khi Kravis và Lipsey dựa vào nguồn lực yếu tố khác nhau
để giải thích sự tương đối hệ thống. Imbs et al. (2005) và Crucini và Shintani (2004) bỏ
qua quan điểm của các nghiên cứu PPP tương đối, một số cuộc điều tra thực nghiệm đã
xem xét mức độ sai lệch so với pháp luật của-một giá sử dụng dữ liệu về hàng hóa cá
nhân trên khắp các thành phố ở châu Âu và Mỹ. Sau Balassa (1964) và Kravis và Lipsey
(1983), mức giá quốc gia được sử dụng để đo lường độ lệch tuyệt đối từ PPP. Do đó
khái niệm mức giá quốc gia ra đời. Mức giá quốc gia được định nghĩa là tỷ lệ giữa giá
tương đối giữa hai nước và tỷ giá hối đoái của họ. Đặc biệt, nó có liên hệ mật thiết với
tỷ giá hối đoái thực.
Các quốc gia thực hiện chính sách theo xu hướng hội nhập dẫn đến một sự đánh giá
cao tài sản tại các nước với chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Khi thay đổi chế độ tỷ giá
hối đoái đột ngột giải thích sự kết thực nghiệm giữa giá cả và chế độ tỷ giá hối đoái.
Các chế độ tỷ giá hối đoái đi kèm với một cuộc khủng hoảng tiền tệ ngụ ý rằng mức giá
quốc gia thấp được tạm thời kết hợp với chế độ linh hoạt (Frankel và Rose, 1996).
Tương tự như vậy, các nước neo tỷ giá hối đoái ổn định lạm phát thường phải chịu tỷ lệ
lạm phát (Cassel, và Kiguel và Liviatan, 1991. Ngụ ý rằng một quốc gia áp dụng một
tỷ giá hối đoái cố định để ổn định lạm phát sẽ dẫn tới việc có một mức giá quốc gia cao.
5
Broda (2006) cho rằng: có khả năng xem xét tác động của chế độ tỷ giá hối đoái lên
mức giá quốc gia: Các quốc gia áp dụng tỷ giá hối đoái cố định sẽ có mức giá quốc gia
cao hơn so với các quốc gia áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi.
Việc hội nhập tài chính toàn cầu của các thị trường vốn đã là một trong những vấn đề
được quan tâm nhất trong nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Giao dịch
tài sản quốc tế cung cấp một số lợi ích tiềm năng. Các nước có thể chia sẻ rủi ro thông
qua đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế; việc phân bổ vốn hiệu quả đến các địa điểm
hiệu quả nhất được phát huy; và tiêu thụ được cân bằng trên khoảng thời gian để đáp
ứng với những thay đổi trong nền tảng kinh tế vĩ mô. Hội nhập tài chính đo lường mức
độ mà quốc gia tiến hành kiểm soát vốn. Việc đo lường mức độ kiểm soát vốn của một
quốc gia rất phức tạp vì rất khó đề nhận diện và đo lường tất cả các cách thức kiểm soát
vốn trong thực tế. Dorrucci, Meyer-Circel và Santabarbara (2009) đã đánh giá mức độ
hội nhập tài chính bằng việc phát triển cơ sở dữ liệu bằng bảng dữ liệu của các khu vực
tài chính. Chỉ số độ mở tài khoản vốn KAOPEN do Chin và Ito đề xuất dựa trên thông
tin trong báo cáo AREAER hàng năm của IMF (Annual Report Exchange Arangements
and Exchange Restrictions).
Lane và Milesi-Frretti (2006) đề xuất đó lường hội nhập tài chính bằng tỷ lệ tổng tài sản
và tổng nợ nước ngoài trong cán cân thanh toán. Dữ liệu được lấy từ công bố chính thức
của IMF nên sẽ bớt việc phụ thuộc của hội nhập tài chính quốc tế theo tuyên bố độ mở
cửa của các quốc gia hay các biện pháp hạn chế của các quốc gia. Hội nhập tài chính
quốc tế sẽ được tính toán dựa trên dữ liệu của cán cân thanh toán nên sẽ minh bạch và
nhất quán hơn trong cách tính.
Mathias Hoffmann và Peter Tillmann (2012) đã đưa ra thêm một lời giải thích hợp lý
cho những khác biệt trên của Broda. Kết quả tìm ra cho hội nhập tài chính quốc tế sẽ
làm giảm mức giá quốc gia ở những nước cho phép thả nổi tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên,
trong chế độ tỷ giá cố định hoặc trung gian thì hội nhập tài chính nhiều hơn sẽ làm tăng
6
mức giá quốc gia. Tuy nhiên ngoài hai biến chính là hội nhập tài chính quốc tế và chế
độ tỷ giá hối đoái thì các yếu tố kinh tế vĩ mô vẫn có gây ảnh hưởng lên mức giá quốc
gia.
Quan hệ giữa mức giá quốc gia, hội nhập tài chính dưới một chế độ tỷ giá hối đoái luôn
là vấn đề được quan tâm. Do đó cần một nghiên cứu làm rõ mối tương quan, ảnh hưởng
của hội nhập tài chính đến mức giá quốc gia trong chế độ tỷ giá hối đoái mà quốc gia
đang áp dụng.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu
Mối quan hệ giữa mức giá quốc gia, hội nhập tài chính dưới một chế độ tỷ giá hối đoái
là đề tài được nghiên cứu ở nhiều nước, nhóm nước trên thế giới. Tuy nhiên chưa có
nhiều nghiên cứu làm rõ tác động của hội nhập tài chính lên mức giá quốc gia trong chế
độ tỷ giá hối đoái có quản lý ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây đã bàn luận về từng
tác động riêng lẻ: mức giá quốc gia, hội nhập tài chính ở Việt Nam như thế nào.
Nghiên cứu này nhằm giải thích tác động của hội nhập tài chính lên mức giá quốc gia
của Việt Nam như thế nào dưới ảnh hưởng của chế độ tỷ giá có quản lý. Từ việc xác
định mối quan hệ đó sẽ hướng ra các hướng đi cho các nhà hoạch định có thể sử dụng
để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, hội nhập tài chính và ổn đinh mức giá quốc
gia. Và làm sao để hài hòa các điều kiện này, xác định chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp
để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm mức giá quốc gia đặc biệt là ở các nước
hội nhập tài chính chưa cao. Nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ các vấn đề này.
Các câu hỏi cụ thể sẽ được giải đáp trong bài:
Mức giá quốc gia được xác định như thế nào?
7
Quá trình hội nhập tài chính quốc tế có ảnh hưởng khác nhau như thế nào đến mức giá
của quốc gia trong các chế độ tỷ giá thực tế (có quản lý và linh hoạt) như thế nào ở các
quố c gia OECD, các quố c gia không thuộc OECD và cả hai nhóm nước trên.
Đánh giá được hội nhập tài chính có ảnh hưởng đến mức giá quốc gia tại Việt Nam hay
không, nếu ảnh hưởng thì ảnh hưởng đến mức độ nào?
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá hối đoái lên mức giá
quốc gia. Mức giá của quố c gia là chỉ số PPP của quốc gia đó chia cho tỉ giá hố i đoái
giữa đồng tiề n của quốc gia đó và dollar Mỹ (theo đinh
̣ nghiã của hai tác giả Mathias
Hoffmann và Peter Tillmann (2012). Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hội nhập tài
chính, chế độ tỷ giá hối đoái.
Nghiên cứu áp dụng trên các nước OECD và các nước đang phát triển. Xem xét, đánh
giá được hội nhập tài chính có hay không ảnh hưởng đến mức giá của tất cả, các
nhómquốc gia, nếu có thì mức độ ảnh hưởng như thế nào.
Đề tài phân tích mối tương quan giữa biến mức giá quốc gia và các biến hội nhập tài
chính, trong chế độ tỷ giá hối đoái như thế nào, và các biến vĩ mô (GDP, dân số, độ mở
của nền kinh tế, mức độ phát triển của tín dụng tư nhân và thời gian tồn tại của một chế
độ tỷ giá hối đoái)
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng dữ liệu được thu thập từ World Development Indicators (WDI) dữ liệu
của World Bank từ năm 2001-2014, của 42 nước thuộc OECD và không thuộc OECD
(nước đang phát triển)
8
Dùng phương pháp chạy hồi quy Panel OLS để ước lượng tác động cũng như sự tương
quan của hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá hối đoái và các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng
đến mức giá quốc gia. Nhưng trước hết tác giả dùng các kiểm định LM, kiểm định
Heteroskedasticity: Breusch-Pagan-Godfrey để xác định loại mô hình sẽ sử dụng là Pool
hay Fix Effect Model. Sau đó dùng kiểm định Hausman để xác định sẽ dùng mô hình
Fix Effect hay là Random Effect. Cuối cùng, kiểm định Wald sẽ xác định độ vững của
mô hình hồi quy.
Giả thuyết nghiên cứu là: Trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế, mức giá quốc gia
tăng lên chỉ trong trường hợp tỷ giá hối đoái được quản lý. Ngược lại, dưới chế độ tỷ giá
thả nổi thì quá trình hội nhập tài chính sẽ làm giảm mức giá quốc gia.
Hồi quy để tìm ra mối tương quan dựa trên mô hình hồi quy Panel OLS các biến hội
nhập tài chính quốc tế và các chế độ tỷ giá hối đoái. Các biến kinh tế vĩ mô khác (tăng
trưởng quốc nội, dân số, độ mở cửa của nền kinh tế, dân số, thời gian tồn tại của các chế
độ tỷ giá hối đoái trong một nước) cũng được đưa vào mô hình như là một bộ biến kiểm
soát để tăng cường thêm tính giải thích của mô hình.
Sau đó dùng kiểm định Wald để tăng thêm sự tin tưởng vào kết quả chính xác của nghiên
cứu. Kiểm định Wald đánh giá giả thuyết H0:β0+β1=0 kết quả kiểm định Wald cho hai
bộ dữ liệu WDI theo hai cách phân loại LYS và RR đều bác bỏ giả thuyết H 0, cho thấy
rằng hội nhập tài chính có mô ̣t tác đô ̣ng khác nhau lên NPL dưới chế đô ̣ tỷ giá hố i đoái
cố định (hoặc trung gian)và chế độ tỷ giá hố i đoái thả nổi. Mức ý nghĩa 10% hoặc nhỏ
hơn thì càng có giá trị.
1.5.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ những kết quả ước lượng sẽ đánh giá đươ ̣c mức đô ̣ mà mức giá của mô ̣t quố c gia bi ̣
tác đô ̣ng khi có hô ̣i nhâ ̣p tài chin
́ h ở các quố c gia OECD và các quố c gia đang phát triể n,
9
đồng thời xem xét vai trò của những chế đô ̣ tỷ giá hố i đoái khác nhau trong quá trin
̀ h tác
đô ̣ng.
Nghiên cứu này nhằm giải thích tác động của hội nhập tài chính lên mức giá quốc gia
của Việt Nam như thế nào dưới ảnh hưowrng của chế độ tỷ giá có quản lý. Từ việc xác
định mối quan hệ đó sẽ hướng ra các hướng đi cho các nhà hoạch định có thể sử dụng
để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, hội nhập tài chính và ổn đinh mức giá quốc
gia.
Kế t quả tìm đươ ̣c hy vọng có thể giúp ích cho những nhà hoa ̣ch định chiń h sách có
những chiń h sách tỷ giá hố i đoái, hội nhập tài chính thích hơ ̣p để đa ̣t đươ ̣c mô ̣t mức giá
mà quố c gia mong muố n nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế. Và
làm sao để hài hòa các điều kiện này, xác định chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp để đáp
ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm mức giá quốc gia đặc biệt là ở các nước hội
nhập tài chính chưa cao nhất là tại Việt Nam
1.6.
Cấu trúc của đề tài
Bài nghiên cứu được sắp xếp như sau:
Phần một: mở đầu giới thiệu sự cần thiết của việc thực hiện bài nghiên cứu. Bài viết
nghiên cứu đối tượng nào, dùng phương pháp ra sao để đạt được mục tiêu gì.
Phần hai: tổng quan lý thuyết, trình bày các lý thuyết liên quan tới các nghiên cứu trước
đây đã có những ưu điểm gì có thể áp dụng, các giả định được đưa ra dựa trên lý thuyết
nào.
Phần ba: phương pháp nghiên cứu bao gồm việc chọn lọc dữ liệu, mô ta các biến sử dụng
trong nghiên cứu, đo lường tính toán các biến như thế nào.
10
Phần bốn: kết quả nghiên cứu, dựa vào kết quả kiểm định và kết quả hồi quy để đảnh giá
tương quan cũng như mối liên hệ của các biến. Từ đó có thể áp dụng tính toán cho trường
hợp Việt Nam hay không.
Phần năm: kết luận kết quả nghiên cứu, so với giả đinh ban đầu đặt ra có phù hợp hay
không, còn nhươc điểm nào cần khắc phục cũng như đưa ra hướng mở rộng trong thực
tiễn.
11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.1.
Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Tác động của chế độ tỷ giá lên mức giá quốc gia
Trước đây khi so sánh giá cả hàng hóa giữa các quốc gia người ta thường sử dụng khái
niệm: Ngang giá sức mua là lý thuyết được phát triển vào năm 1920 bởi Gustav Cassel.
Đây là một phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa hai tiền tệ để cân bằng sức mua
của hai đồng tiền này. Lý thuyết ngang giá sức mua chủ yếu dựa trên quy luật giá cả,
và giả định rằng trong một thị trường hiệu quả, mỗi loại hàng hoá nhất định chỉ có một
mức giá.
P=SxP*
(P là giá cả hàng hóa trong nước
P là giá cả hàng hóa ở nước ngoài
S là tỷ giá giao ngay)
Tuy nhiên, có một câu hỏi cơ bản về kinh tế quốc tế làm như thế nào so sánh được giá
của cùng một giỏ hàng hóa giữa các quốc gia khi quy về cùng loại tiền tệ khi tỷ giá biến
động và giỏ hàng hóa của các quốc gia không hoàn toàn như nhau. Câu hỏi này về sức
mua đã sinh ra các lý thuyết có ảnh hưởng nhất định của tỷ giá hối đoái lên sức mua.
Lý thuyết mua ngang giá sức khẳng định rằng tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định
bởi mức giá tương đối giữa hai nước, và do đó giá một đồng tiền chung phải giống nhau
trong nước. Nhưng từ lâu đã có một nghi ngờ rằng ngang giá sức mua tương đương
(PPP) không tồn tại trong thực tế.
Mặc dù các lý thuyết nghiên cứu sớm nhận ra trên độ chênh lệch của PPP, nhưng tới
tận khi các nghiên cứu của Balassa (1964) và Kravis và Lipsey (1983) mới cho rằng
một độ lệch có hệ thống từ PPP đã được khẳng định bằng thực nghiệm. Các tác giả thấy
rằng mức thu nhập thực tế bình quân đầu người ảnh hưởng đến hệ thống giá tương đối
giữa các nước. Balassa cho rằng sự khác biệt thu nhập thực tế nắm bắt sự khác biệt về
12
năng suất giữa các quốc gia, trong khi Kravis và Lipsey dựa vào nguồn lực yếu tố khác
nhau để giải thích sự tương đối hệ thống. Kể từ đó, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm
liên quan đến PPP đã tập trung vào PPP tương đối, tức là giá của cùng một giỏ hàng
hóa di chuyển cùng nhau theo thời gian giữa các quốc gia khi thể hiện một đồng tiền
chung. Các thử nghiệm PPP tương đối thường dễ dàng hơn để thực hiện vì họ chỉ cần
số liệu về chỉ số tỷ giá thực tế chứ không phải là dữ liệu về giá giữa các nước thực tế.
Imbs et al. (2005) và Crucini và Shintani (2004) đã sử dụng dữ liệu vi mô để đánh giá
sự khác biệt về tính bền bỉ của hàng hóa cá nhân liên quan đến các chỉ số tổng hợp. Bất
chấp sự quan điểm của các nghiên cứu PPP tương đối, một số cuộc điều tra thực nghiệm
đã xem xét mức độ sai lệch của quy luật một giá sử dụng dữ liệu về hàng hóa cá nhân
trên khắp các thành phố ở châu Âu và Mỹ (ví dụ như, Rogers, 2001; Goldberg và
Verboven, 2005 ). Các nghiên cứu tìm hiểu vai trò của các cơ chế tỷ giá hối đoái trong
việc giải thích sự khác biệt về giá tương đối của cùng một giỏ hàng hóa giữa các nước.
Sau Balassa (1964) và Kravis và Lipsey (1983), mức giá quốc gia được sử dụng để đo
lường độ lệch tuyệt đối từ PPP. Do đó khái niệm mức giá quốc gia ra đời.
Mức giá quốc gia được định nghĩa là tỷ lệ giữa giá tương đối giữa hai nước và tỷ giá
hối đoái của họ. Đặc biệt, nó có liên hệ mật thiết với tỷ giá hối đoái thực. Nghiên cứu
phát hiện ra một mối quan hệ thực nghiệm giữa hàm giá quốc gia và chế độ tỷ giá hối
đoái đã không được nghiên cứu trước đó. Cụ thể, các nước đang phát triển với tỷ giá
hối đoái cố định có các mức giá quốc gia cao hơn so với những người có mức linh hoạt.
Vậy mức giá quốc gia có liên quan tới chế độ tỷ giá hối đoái mà quốc gia đó đang áp
dụng. Công thức tính NPL:
𝐍𝐏𝐋𝐢 =
𝟏
𝐬𝐢,𝐔𝐒
NPLit : mức giá quốc gia i tại thời điểm t
j là tất cả hàng hóa
∑ 𝛚𝐣
𝐣
𝐩𝐢,𝐣
𝐩𝐔𝐒,𝐣
13
si,us là tỷ giá hố i đoái giữa đồ ng tiề n của quố c gia i và dollar Mỹ
ωj là khối lượng của hàng hóa j
p i,j là giá hàng hóa j ở quốc gia i.
Quốc gia áp dụng một tỷ giá hối đoái cố định để ổn định lạm phát sẽ dẫn tới việc có một
mức giá quốc gia cao. Các quốc gia thực hiện chính sách theo xu hướng phát triển kinh
tế mở rộng dẫn đến một sự đánh giá cao tài sản tại các nước với chế độ tỷ giá hối đoái
cố định, nhưng không phải ở chế độ linh hoạt. Xu hướng này được thể hiện đặc biệt rõ
rệt ở các nước đang phát triển. Sự thay đổi chế độ tỷ giá hối đoái đột ngột giải thích sự
kết thực nghiệm giữa giá cả và chế độ tỷ giá hối đoái. Các chế độ tỷ giá hối đoái đi kèm
với một cuộc khủng hoảng tiền tệ ngụ ý rằng mức giá quốc gia thấp được tạm thời kết
hợp với chế độ linh hoạt (Frankel và Rose, 1996). Tương tự như vậy, các nước neo tỷ
giá hối đoái ổn định lạm phát thường phải chịu tỷ lệ lạm phát (Cassel, và Kiguel và
Liviatan, 1991. Ngụ ý rằng một quốc gia áp dụng một tỷ giá hối đoái cố định để ổn định
lạm phát sẽ dẫn tới việc có một mức giá quốc gia cao.
Broda (2006) cho rằng: có khả năng xem xét tác động của chế độ tỷ giá hối đoái lên
mức giá quốc gia: Các quốc gia áp dụng tỷ giá hối đoái cố định sẽ có mức giá quốc gia
cao hơn so với các quốc gia áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi.
2.1.2. Tác động của hội nhập tài chính quốc tế lên mức giá quốc gia
Việc hội nhập tài chính toàn cầu của các thị trường vốn đã là một trong những vấn đề
được quan tâm nhất trong nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Giao dịch
tài sản quốc tế cung cấp một số lợi ích tiềm năng. Các nước có thể chia sẻ rủi ro thông
qua đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế; việc phân bổ vốn hiệu quả đến các địa điểm
hiệu quả nhất được phát huy; và tiêu thụ được cân bằng trên khoảng thời gian để đáp
ứng với những thay đổi trong nền tảng kinh tế vĩ mô. Trong khi chia sẻ rủi ro có thể
được thực hiện chủ yếu thông qua thương mại quốc tế tài sản gộp, dòng vốn ròng.
14
Hội nhập tài chính đo lường mức độ mà quốc gia tiến hành kiểm soát vốn. Việc đo
lường mức độ kiểm soát vốn của một quốc gia rất phức tạp vì rất khó đề nhận diện và
đo lường tất cả các cách thức kiểm soát vốn trong thực tế. Nhiều quốc gia trên tinh thần
là mở của hoàn hoàn nhưng lại kiểm soát vốn bằng nhiều biện pháp gián tiếp kèm theo.
Có nhiều cách đo lường hội nhập tài chính như:
Dorrucci, Meyer-Circel và Santabarbara (2009) đã đánh giá mức độ hội nhập tài chính
bằng việc phát triển cơ sở dữ liệu bằng bảng dữ liệu của các khu vực tài chính. Do đó
không phản ảnh chính xác mức độ mở cửa và không đúng mức độ áp đặt các biện pháp
kiểm soát vốn của các quốc gia. Vì vậy thước đó này không phản ánh hết mức độ hội
nhập tài chính trong thực tế.
Chỉ số độ mở tài khoản vốn KAOPEN do Chin và Ito đề xuất dựa trên thông tin trong
báo cáo AREAER hàng năm của IMF (Annual Report Exchange Arangements and
Exchange Restrictions). KAOPEN chỉ cho thấy một quốc gia có tiến hành kiểm soát
vốn hay không về mặt pháp lý. KAOPEN đã đo lường số lượng và phạm vi các biện
phát kiểm soát vốn nhưng vẫn chưa đo lường được cường độ tác động của kiểm soát
vốn.
Lane và Milesi-Frretti (2006) đề xuất đó lường hội nhập tài chính bằng tỷ lệ tổng tài sản
và tổng nợ nước ngoài trong cán cân thanh toán. Dữ liệu được lấy từ công bố chính thức
của IMF nên sẽ bớt việc phụ thuộc của hội nhập tài chính quốc tế theo tuyên bố độ mở
cửa của các quốc gia hay các biện pháp hạn chế của các quốc gia. Hội nhập tài chính
quốc tế sẽ được tính toán dựa trên dữ liệu của cán cân thanh toán nên sẽ minh bạch và
nhất quán hơn trong cách tính. Hội nhập tài chính được tính toán theo công thức sau
𝐅𝐈𝐍𝐢𝐭 =
𝐅𝐀 𝐢𝐭 +𝐅𝐋𝐢𝐭
𝐆𝐃𝐏𝐢𝐭
(3)
FINit : Hô ̣i nhâ ̣p tài chính quố c tế của quốc gia i tại thời điểm t
15
FAit: tổ ng của tài sản nước ngoài của quốc gia i tại thời điểm t
FLi và nơ ̣ nước ngoài của quốc gia i tại thời điểm t
Cùng với cách thức mà các giao dịch được ghi nhận trong sự cân bằng của số liệu thống
kê thanh toán, phân loại tài sản và nợ phải trả không thuộc sở hữu trong nước thành ba
loại chính: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn chủ sở hữu danh mục đầu tư (EQ), và
các công cụ nợ (DEBT). Dự trữ ngoại hối (FX) thuộc nhóm phân loại cuối cùng này.
Chữ cái A sẽ đại diện cho nhóm tài sản và L đại diện cho nhóm nghĩa vụ nợ. (Philip R
Lane and Gian Maria Milesi-Ferretti,2001)
FAit: tổ ng của tài sản nước ngoài của quốc gia i tại thời điểm t
FAit=FDIAit+EQAit+DEBTAit+FXAit
FLit: nơ ̣ nước ngoài của quốc gia i tại thời điểm t
FLi =FDILit+EQLit+DEBTLit+FXLit
Vậy
𝐅𝐈𝐍𝐢𝐭 =
𝐅𝐀𝐢𝐭 + 𝐅𝐋𝐢𝐭
𝐆𝐃𝐏𝐢𝐭
Tương đương
FINit= (FDIAit+EQAit+DEBTAit+FXAit+ FDILit+EQLit+DEBTLit+FXLit)/GDPit
Đối với hầu hết các nước phát triển, ước lượng của các cổ phiếu của các tài sản và nợ
phải trả bên ngoài được công bố bởi cơ quan quốc gia và thu IMF và OECD. Đối với
các nước đang phát triển, tuy nhiên, dữ liệu chứng khoán toàn diện nói chung là chỉ có
nợ và ngoại hối dự trữ bên ngoài. Ngoài ra, các phương pháp sử dụng để ước tính các
cổ phiếu khác nhau của phương trình (1) thường khác nhau giữa các quốc gia (ví dụ,
16
giá trị sổ sách hoặc giá thị trường đối với cổ phần và FDI) làm so sánh giữa các nước
khó khăn hơn.
Để khắc phục những hạn chế trong dữ liệu hiện có, Lane và MilesiFerretti đã xây dựng
dữ liệu về tài sản và các khoản nợ bên ngoài cho các quốc gia phát triển và đang phát
triển. Dựa trên dữ liệu chứng khoán, ngay khi sẵn sàng, bổ sung bởi các luồng dữ liệu
đã được tích lũy, với sự điều chỉnh giá phù hợp. Cái sau này được đặc biệt quan trọng
cho vai trò tăng do vốn chủ sở hữu danh mục đầu tư và dòng vốn FDI trong suốt thập
kỷ qua.
2.1.3. Sự tác động của hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá hối đoái lên mức giá quốc gia
Có thể xem xét tác động của chế độ tỷ giá hối đoái lên mức giá quốc gia: Các quốc gia
áp dụng tỷ giá hối đoái cố định sẽ có mức giá quốc gia cao hơn so với các quốc gia áp
dụng tỷ giá hối đoái thả nổi.
Mathias Hoffmann và Peter Tillmann (2012) đã đưa ra thêm một lời giải thích hợp lý
cho những khác biệt trên của Broda. Kết quả tìm ra cho thấy rằng quá trình hội nhập tài
chính quốc tế có ảnh hưởng khác nhau đến mức giá của quố c gia trong các chế độ tỷ giá
cố định và linh hoạt.
Bằng chứng thực nghiệm này cũng giống với Lee (2007), người đã chỉ ra rằng tài sản
nước ngoài ròng là một yếu tố quyết định mạnh mẽ đối với các mức giá quốc gia hơn
là sự khác biệt về năng suất.
Sự dich
̣ chuyển từ thị trường phân khúc sang thi trươ
̣
̀ ng tài sản quố c tế hoàn chỉnh được
xem như là hội nhập thị trường tài chính quốc tế. (Thị trường phân khúc là nơi mà chỉ
có một lượng nhỏ các đại diện tham gia mua bán trên thị trường tài sản. Thi ̣trường tài
sản quố c tế hoàn chỉnh là thị trường có đầy đủ những công cụ phòng ngừa cho mỗi tình
huống có thể xảy ra trong tương lai, nhằm đối phó với các loại rủi ro khác nhau, chúng
17
được thanh toán phụ thuộc vào tình huống sẽ xảy ra trong tương lai như thế nào. Những
công cụ này có thể được mua bán dễ dàng giữa các đại diện trong và ngoài nước.)
Những tác động này được thể hiện rõ rệt nhất đối với các nước OECD và ít rõ ràng cho
các nước đang phát triển. Khi một quốc gia hội nhập thị trường tài chính, các đơn vị
kinh doanh trong nước được hưởng lợi từ hội nhập thị trường tài chính quốc tế bằng
cách gia tăng tiêu dùng của họ trong thị trường hội nhập chứ không phải là thị trường
tài chính được phân khúc do khả năng phòng ngừa của các tài sản được giao dịch quốc
tế. Việc sử dụng phòng ngừa gây nên những điều chỉnh giá tương đối và những thay đổi
của mức giá của quốc gia. Tuy nhiên, hướng của những điều chỉnh giá tương đối phụ
thuộc vào mức độ mà phòng ngừa được sử dụng dưới những chế độ tỷ giá khác nhau.
Dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, hội nhập tài chính sâu rộng hơn làm giảm mức giá
của quốc gia. Ngược lại, dưới chế độ tỷ giá hối đoái được quản lý, hội nhập tài chính
làm tăng mức giá.
Ảnh hưởng chế độ tỷ giá hối đoái trong sự tác đô ̣ng của hội nhập tài chính lên mức giá
quốc gia là kết quả của mô ̣t phầ n bù rủi ro theo yêu cầu của những nhà sản xuất hàng
hoá có giá cố định cùng vớisự tương tác của nó với mức giá quốc gia và tiêu dùng. Nhà
sản xuất hàng hoá có giá cố định muốn điều chỉnh giá của họ bất cứ khi nào nền kinh tế
bị ảnh hưởng bởi một sự xáo trộn kinh tế. Tuy nhiên, dưới chế độ tỷ giá cố định họ
không thể làm như vậy và do đó họ đòi hỏi mô ̣t phần bù rủi ro như là một sự bù đắp.
Phần bù rủi ro càng cao thì giá hàng hóa càng cao và tiêu dùng càng giảm. Khi thị trường
tài sản hội nhập quốc tế, đơn vị kinh doanh cá thể có thể bảo đảm cho chính họ chống
lại rủi ro tiêu dùng bằng cách sử dụng đầu cơ trên thị trường tài chính quốc tế. Để sử
dụng đầu cơ trên thị trường tài chính và có được tiêu dùng tương đối cao hơn trong thị
trường tài chính hoàn chỉnh, quốc gia nội địa phải “bồi thường cho nước bạn” để có
được sự phòng ngừa. Mức bồi thường này được phản ánh qua mức giá quốc gia tương
đối cao hơn trong thị trường tài chính hoàn chỉnh.